Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lâm đồng ...

Tài liệu Hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh lâm đồng

.DOCX
107
4
77

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THU HÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Đà Lạt, 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THU HÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Tài Chính và Ngân Hàng Mã số: 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THỊ THANH VÂN Đà Lạt, 2012 MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT ABSTRACT MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1 1- Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1 2- Tình hình nghiên cứu................................................................................................. 2 3- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................3 4- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 4 5- Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................................4 6- Dự kiến những đóng góp mới của luận văn...............................................................4 7- Bố cục của luận văn................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH......6 1.1. Những vấn đề về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo.............................................. 6 1.1.1. Khái niệm đói nghèo và giảm nghèo....................................................................6 1.1.2. Đo lƣờng đói nghèo............................................................................................. 7 1.1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến tình trạng nghèo đói......................................... 10 1.1.4. Sự cần thiết phải hỗ trợ ngƣời nghèo.................................................................13 1.2. Tín dụng và vai trò của tín dụng đối với hộ nghèo.............................................. 13 1.2.1. Tổng quan về tín dụng........................................................................................14 1.2.2. Tín dụng đối với ngƣời nghèo........................................................................... 16 1.2.3. Các chiến lƣợc cấp tín dụng cho hộ nghèo........................................................19 1.2.4. Kinh nghiệm một số nƣớc về tín dụng đối với ngƣời nghèo............................ 19 1.2.5. Đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách.............................................................. 21 1.3. Tóm tắt chƣơng 1.................................................................................................25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NHCSXH TỈNH LÂM ĐỒNG.......................................................................................... 26 2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH Lâm đồng..................26 2.1.1. Tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Lâm Đồng.........................................................26 2.1.2. Thực trạng công tác giảm nghèo tại tỉnh Lâm Đồng..........................................26 2.1.3. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội..........................28 2.1.4. Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH Lâm Đồng................29 2.2. Các vấn đề quản lý rủi ro tín dụng tại NHCSXH tỉnh Lâm Đồng....................... 42 2.2.1. Những khó khăn, tồn tại, hạn chế.......................................................................43 2.2.2. Nguyên nhân tồn tại........................................................................................... 47 2.3. Tóm tắt chƣơng 2:................................................................................................51 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG.................................................................................52 3.1. Định hƣớng hoạt động của NHCSXH Việt Nam và NHCSXH tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2020...................................................................................................... 52 3.1.1. Định hƣớng hoạt động của NHCSXH Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.........52 3.1.2. Định hƣớng hoạt động của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2020. 57 3.2. Nhóm giải pháp về phía ngân hàng......................................................................58 A. Nhóm giải pháp cơ bản............................................................................................58 3.2.1. Giải pháp về chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo và việc làm................................ 58 3.2.2. Giải pháp về phía ngân hàng..............................................................................58 B. Nhóm giải pháp đối với nợ xấu khó có khả năng thu hồi........................................70 3.3. Chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo và việc làm của tỉnh Lâm Đồng..................75 3.4. Kiến nghị..............................................................................................................77 3.4.1. Đối với Bộ tài chính...........................................................................................77 3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam...........................................................78 3.4.3. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam...............................................78 3.4.4. Đối với UBND Tỉnh và UBND cấp huyện........................................................ 79 3.4.5. Kiến nghị với Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp...................................... 80 3.4.6. Kiến nghị với các tổ chức Chính trị – xã hội các cấp........................................ 80 3.4.7. Kiến nghị khác................................................................................................... 81 3.5. Tóm tắt chƣơng 3.................................................................................................81 KẾT LUẬN.........................................................................................................................83 I. II. Những đóng góp của đề tài...................................................................................... 83 Những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp...........................................................84 Tài liệu tham khảo............................................................................................................. 86 PHỤ LỤC............................................................................................................................89 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐD HĐQT : Ban đại diện Hội đồng quản trị. CVGQVL : Cho vay giải quyết việc làm. CVHSSV có HCKK : Cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. CT GN-VL : Chƣơng trình giảm nghèo và việc làm. CVHN : Cho vay hộ nghèo. CVNS & VSMTNT : Cho vay nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn CVXKLĐ : Cho vay xuất khẩu lao động. GDP : Tổng sản phẩm trong nƣớc. GQVL : Giải quyết việc làm. HĐND : Hội đồng nhân dân. HSSV : Học sinh sinh viên. NHCS : Ngân hàng Chính sách. NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội. NHNg : Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo. NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. NHTM : Ngân hàng thƣơng mại. NS & VSMT : Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng PGD NHCSXH : Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội. LĐ-TB&XH : Lao động – Thƣơng binh và Xã hội. TC CT-XH : Tổ chức Chính trị – xã hội. TCTD : Tổ chức tín dụng TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn. UBND : Ủy ban nhân dân. XHCN : Xã hội chủ nghĩa. XKLĐ : Xuất khẩu lao động. XĐGN : Xóa đói giảm nghèo. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ STT Mục lục 1 Bảng 1.1 2 Hình 2.1 3 Hình 2.2 4 Hình 2.3 5 Hình 2.4 6 Hình 2.5 7 Bảng 2.1 8 Bảng 2.2 9 Bảng 2.3 10 Bảng 2.4 11 Bảng 2.5 12 Bảng 2.6 MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng, nền kinh tế đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, tuy nhiên cũng còn phải đƣơng đầu với nhiều thách thức lớn. Trong đó có vấn đề nghèo đói và sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra sâu sắc với khoảng cách ngày càng giãn rộng, đặc biệt là vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ dân cƣ đang chịu cảnh nghèo đói, không có công ăn việc làm, không đảm bảo đƣợc những điều kiện tối thiểu của cuộc sống… Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách của nền kinh tế, Đảng và Nhà n ƣớc ta đã xác định để giải quyết thực trạng đói nghèo thì tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế, hình thành kênh phân phối vốn hợp lý gọi là cấp tín dụng đến với đối t ƣợng là ng ƣời nghèo, xoá đói giảm nghèo, giảm gánh nặng cho xã hội. Ngày 04/10/2002 Ngân hàng Chính sách Xã hội ra đời với nhiệm vụ cho vay ƣu đãi đối với các đối t ƣợng nghèo, đối tƣợng chính sách nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, ổn định xã hội. Đối tƣợng đƣợc vay vốn ƣu đãi gồm : Hộ nghèo; Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; Các đối tƣợng cần vay vốn để giải quyết việc làm; Hộ gia đình vay vốn để thực hiện chƣơng trình quốc gia về n ƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; Các đối tƣợng chính sách đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài; Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh thuộc vùng khó khăn; Các đối tƣợng khác theo quy định. Mặc dù NHCSXH hoạt động với100% vốn Nhà nƣớc và không vì lợi nhuận, nhƣng sẽ thật sai lầm khi cho rằng không có những khó khăn tồn tại cần khắc phục, không có rủi ro trong đầu tƣ, đặc biệt đây lại là hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác đang thiếu vốn. Trong quá trình cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề là hiệu quả vốn tín dụng còn thấp làm ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng ƣu đãi, nguồn vốn còn bị xâm tiêu, chiếm dụng, sử dụng sai mục đích, không đúng đối t ƣợng đ ƣợc vay... 1 Vì vậy, một vấn đề lớn đƣợc đặt ra là làm thế nào để hộ nghèo và các đối t ƣợng chính sách nhận đƣợc và sử dụng có hiệu quả vốn vay; hoạt động tín dụng đ ƣợc nâng cao nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, đồng thời hộ nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói là vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm của ngân hàng và của các cấp, các ngành. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng hoạt động tín dụng chính sách cũng nhƣ từ hoạt động tín dụng thực tiễn của NHCSXH tại Lâm Đồng, tôi chọn đề tài “Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2- Tình hình nghiên cứu NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đƣợc thành lập và đi vào hoạt động hơn chín năm qua đã triển khai tốt các chƣơng trình tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và giải quyết việc làm của tỉnh. Tuy hiệu quả chính sách tín dụng của NHCSXH trong những năm qua là rất lớn, song mới chỉ là bƣớc đầu, vốn đầu t ƣ ch ƣa nhiều còn dàn trải, công tác phối hợp khuyến nông, khuyến lâm chƣa thật sự hiệu quả. Cơ chế, chính sách trong điều tiết mối quan hệ tín dụng chính sách và xóa đói giảm nghèo vẫn còn nảy sinh nhiều bất cập. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn ỷ lại nhiều vào chính sách, chậm thay đổi nên vẫn còn nhiều vùng ch ƣa thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có điểm xuất phát thấp, điều kiện tự nhiên khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, công tác xóa đói giảm nghèo chƣa bền vững, kinh tế - xã hội phát triển chậm, khoảng cách chênh lệch với các vùng trong tỉnh khá lớn. Cho đến nay việc đánh giá tác động của tín dụng đến công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam đã đƣợc tiến hành bởi nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài n ƣớc. Đầu tiên, có thể nói đến một nghiên cứu rất công phu của tác giả Quach, Mullineuw và Murinde (2004) với nội dung “ Rural credit and household poverty reduction in Vietnam: Evidence using panel data from household surveys” (Tín dụng nông thôn và vấn đề ở Việt Nam: bằng chứng qua việc sử dụng chuỗi số liệu từ các cuộc điều 2 tra hộ gia đình Việt Nam). Nghiên cứu đã đƣa ra kết luận là có tác động tích cực của tín dụng nông thôn đến giảm nghèo, nhƣng tác động là rất yếu. Song, nghiên cứu chƣa đề cập cụ thể đến góc độ hiệu quả của việc cấp tín dụng. Hay một nghiên cứu gần đây của Võ Thị Thúy Anh (2009) về: “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của chƣơng trình tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – khảo sát trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, đã chứng minh đ ƣợc mối liên hệ mật thiết giữa việc cấp tín dụng chính sách và xóa đói giảm nghèo. Đồng thời nghiên cứu cũng đánh giá đƣợc cụ thể những yếu tố tác động của tín dụng chính sách đối với hộ nghèo. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ xem xét mối liên hệ dựa trên xác suất thoát nghèo kỳ vọng chứ không phải xác suất thoát nghèo thực tế của hộ vay. Bên cạnh đó Lâm Đồng là một trong những tỉnh miền núi, địa bàn khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và có tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Nh ƣng trong những năm qua công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã đ ƣợc các cấp, các ngành triển khai có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo từ 23,4% năm 2006 giảm xuống còn 4,97% vào đầu năm 2011, trong đó có vai trò không nhỏ của kênh tín dụng chính sách. Nhƣng hiện nay chƣa có đề tài nào nghiên cứu đánh giá hiệu quả tác động của kênh tín dụng này đối với công tác xóa đói giảm nghèo. Do vậy việc nghiên cứu đánh giá tác động liên quan đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng đồng thời đƣa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả, chất lƣợng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối t ƣợng chính sách là cần thiết và phù hợp. 3- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích luận văn: Nhằm đóng góp những luận cứ khoa học, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả, chất lƣợng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác tại NHCSXH. Thực tiễn cho thấy chính sách tín dụng ƣu đãi hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội, khẳng định chủ trƣơng, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc về chƣơng trình quốc gia xóa đói giảm nghèo, từ đó thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng trong ngân hàng và ý nghĩa của việc nâng 3 cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác tại địa phƣơng Lâm Đồng. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về Chính sách tín dụng, tín dụng ngân hàng. Xác định các yếu tố của chƣơng trình tín dụng chính sách ƣu đãi tác động đến hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách vay vốn. Đánh giá tác động của tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách vay vốn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 – 2011. Đƣa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với công tác xóa đói giảm nghèo tại Lâm Đồng. 4- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng: Hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng, các đối tƣợng là hộ nghèo đƣợc vay vốn từ NHCSXH tỉnh Lâm Đồng. Phạm vi nghiên cứu: Quá trình thực hiện tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng từ năm 2006 đến 2011. 5- Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp biện chứng duy vật và phƣơng pháp duy vật lịch sử đƣợc sử dụng xuyên suốt trong đề tài làm cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận. - Vận dụng phƣơng pháp thống kê kinh tế kết hợp khảo sát thực tế để thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu. - Các phƣơng pháp phân tích kinh tế, phƣơng pháp chuyên gia kinh tế đƣợc vận dụng để tìm hiểu, chuyên sâu các nội dung nghiên cứu. - Phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp đối chiếu so sánh đ ƣợc sử dụng để rút ra các kết luận khoa học và xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lƣợng tín dụng. 6- Dự kiến những đóng góp mới của luận văn triển Từ việc đánh giá tác động của các chƣơng trình tín dụng chính sách đã khai, ngân hàng sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu cũng nhƣ hiệu quả, chất lƣợng đầu tƣ của các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi mà mình đang đƣợc cung cấp. 4 - Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách sẽ có cái nhìn chính xác hơn, tổng quát hơn về tác động của hoạt động tín dụng chính sách đối với công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, ổn định an sinh xã hội và tạo đà phát triển kinh tế xã hội tại địa ph ƣơng. Đây là cách đánh giá khách quan và khái quát đo lƣờng hiệu quả hoạt động tín dụng của NHCSXH trong việc giảm nghèo, giải quyết việc làm tại địa phƣơng. - Luận văn sẽ đi sâu, nghiên cứu phân tích đánh giá hiệu quả, chất l ƣợng hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Lâm Đồng để đƣa ra những kiến nghị và đề xuất nâng cao hiệu quả chất lƣợng hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Lâm Đồng. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở phục vụ cho việc kiến nghị với NHCSXH cấp trên xem xét trình Chính phủ điều chỉnh cơ chế, chính sách hoặc bổ sung thêm các chƣơng trình tín dụng chính sách đáp ứng nhu cầu của ng ƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. - Nghiên cứu này là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách để có những giải pháp hiệu quả nhằm thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011-2020. 7- Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu đƣợc chia thành 3 chƣơng. Chƣơng 1 trình bày về cơ sở lý luận và vai trò của tín dụng chính sách. Chƣơng 2 trình bày về thực trạng hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH tỉnh Lâm Đồng. Chƣơng 3 tóm tắt các giải pháp mở rộng tín dụng chính sách tại NHCSXH tỉnh Lâm Đồng. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH Chƣơng 1 này sẽ đi sâu vào phần cơ sở lý thuyết của đề tài liên quan đến các vấn đề về xóa đói giảm nghèo, tín dụng và vai trò của tín dụng đối với ngƣời nghèo. Trong chƣơng này cũng giới thiệu một số mô hình nghiên cứu đã thực hiện về lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và tín dụng đối với ngƣời nghèo. Chƣơng này đ ƣợc thiết kế gồm hai phần chính, nội dung cụ thể nhƣ sau: 1.1. Những vấn đề về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo 1.1.1. Khái niệm đói nghèo và giảm nghèo Nghèo đói là một vấn đề xã hội bức xúc và nóng bỏng của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Đây cũng là vấn đề đ ƣợc Chính phủ các nƣớc, các nhà lãnh đạo, các tổ chức quốc tế rất quan tâm nhằm tìm ra những giải pháp hạn chế và tiến tới xóa bỏ nạn đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay trên thế giới vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất về đói nghèo, tuy nhiên tồn tại một số quan niệm phổ biến đƣợc nhiều quốc gia sử dụng tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu xóa đói giảm nghèo cụ thể. * Quan niệm về đói: Đói là tình trạng một bộ phận dân cƣ nghèo có mức sống dƣới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống (Lê Quốc hội, 2009). * Quan niệm về nghèo: Trong chiến lƣợc về tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo, Việt Nam sử dụng khái niệm nghèo do Hội nghị về chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu đó được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Hộ nghèo: Ở Việt Nam tồn tại nhiều cách xác định hộ nghèo tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo của từng địa ph ƣơng trong mỗi thời kỳ khác nhau. Do đó, để phân loại hộ nghèo cần xem xét các đặc trƣng cơ bản nhƣ: thiếu ăn từ 3 tháng trở lên trong năm, nợ sản lƣợng khoán, nợ 6 thuế triền miên, vay nặng lãi, trẻ em không có điều kiện đến trƣờng (mù chữ hoặc bỏ học), thậm chí phải cho con hoặc tự bản thân đi làm thuê cuốc m ƣớn để kiếm sống hoặc đi ăn xin... Hiện nay, khái niệm nghèo ở Việt Nam đã đ ƣợc mở rộng theo nhiều khía cạnh và ngày càng tiếp cận gần hơn với quan niệm chung của thế giới và khu vực. Khái niệm nghèo không chỉ dựa trên mức thu nhập đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày mà đã quan tâm tới những nhu cầu khác của con ngƣời nh ƣ quyền đƣợc tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, các dịch vụ cơ bản khác, quyền đƣợc tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng... * Quan niệm về giảm nghèo Ở góc độ nƣớc nghèo, giảm nghèo là từng b ƣớc thực hiện quá trình chuyển từ trình độ sản xuất cũ lạc hậu sang trình độ sản xuất mới, hiện đại. Ở góc độ ngƣời nghèo, giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ ng ƣời nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển, trên cơ sở đó từng b ƣớc thoát ra khỏi tình trạng nghèo (Lê Quốc Hội, 2009) 1.1.2. Đo lƣờng đói nghèo 1.1.2.1. Đo lƣờng đói nghèo của thế giới Đo lƣờng đói nghèo là một vấn đề rất phức tạp. Đói nghèo có thể đ ƣợc thể hiện theo khía cạnh thu nhập cũng nhƣ là theo khía cạnh phi thu nhập. Bốn phƣơng pháp về đo lƣờng đói nghèo theo các khía cạnh khác nhau đ ƣợc thế giới sử dụng nhƣ sau (Lê Quốc Hội, 2009) : *Đo lƣờng đói nghèo bằng thu nhập hoặc bằng chi tiêu cho tiêu dùng Trong phƣơng pháp này, đói nghèo đƣợc đo bằng một đƣờng đói nghèo. Đƣờng đói nghèo sẽ tính ra chi phí tối thiểu cần thiết cho các mặt hàng l ƣơng thực thiết yếu và nhiên liệu tiêu dùng cho việc chế biến các mặt hàng l ƣơng thực này. Số ngƣời mà rơi xuống dƣới đƣờng này đƣợc coi là những ngƣời nghèo. Ph ƣơng pháp này chỉ tính đƣợc qui mô số ngƣời nghèo nhƣng không nói lên đ ƣợc chất lƣợng của mức sống dƣới dạng các nhu cầu cơ bản khác. *Phương pháp đo lường đói nghèo theo dinh dưỡng Đói nghèo đƣợc đo lƣờng bằng việc đƣa ra một đƣờng đói nghèo dựa trên 7 nhu cầu calo cơ bản và tối thiểu (dinh dƣỡng). Một nhóm chuyên gia của FAO và WHO ƣớc tính rằng lƣợng calo tối thiểu một ngƣời một ngày xấp xỉ 2100 K.calo. Phƣơng pháp này cũng chỉ đƣa ra đƣợc qui mô của ngƣời nghèo, không đ ƣa ra đƣợc một bức tranh thực sự về sự mất đi các nhu cầu cơ bản. * Phương pháp đo lường đói nghèo bằng nhân trắc Đói nghèo có thể đƣợc đo lƣờng bằng phƣơng pháp nhân trắc thông qua đo cân nặng theo tuổi hoặc chiều cao theo tuổi của trẻ em từ 0 đến 6 tuổi hoặc cân nặng theo chiều cao của tất cả mọi ngƣời. * Phương pháp đo lường đói nghèo bằng nhu cầu cơ bản Đo lƣờng đói nghèo bằng nhu cầu cơ bản đề cập tới 2 loại của nhu cầu về vật chất của con ngƣời. Một là nhu cầu tối thiểu của một hộ gia đình; hai là các nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân. Nhu cầu tối thiểu bao gồm: Đủ lƣơng thực, nhà ở, quần áo, các dụng cụ và đồ dùng gia đình. Các dịch vụ thiết yếu cung cấp bởi cộng đồng bao gồm: Nƣớc sạch, vệ sinh, giao thông công cộng, y tế, giáo dục, các ph ƣơng tiện văn hóa. 1.1.2.2. Phƣơng pháp xác định chuẩn đói nghèo ở Việt Nam Phƣơng pháp của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội: Đây là phƣơng pháp xác định chuẩn đói nghèo dựa trên thu nhập của hộ gia đình. Các hộ gia đình đƣợc xếp vào diện nghèo nếu mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của họ dƣới mức chuẩn đƣợc xác định, mức này đƣợc quy định khác nhau giữa khu vực thành thị, nông thôn và miền núi hải đảo do những đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội. Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo hiện nay sử dụng chuẩn nghèo theo phƣơng pháp này. * Giai đoạn 2001-2005 (Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000): Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời trong hộ đạt từ mức thu nhập sau trở xuống: + Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/ngƣời/tháng + Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/ngƣời/tháng 8 + Vùng thành thị: 150.000 đồng/ngƣời/tháng * Giai đoạn 2006-2010 (Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/01/2005) Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời trong hộ đạt từ mức thu nhập sau trở xuống: + Khu vực nông thôn: 200.000 đồng/ngƣời/tháng + Khu vực thành thị: 260.000 đồng/ngƣời/tháng * Giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/01/2011) Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời trong hộ đạt từ mức thu nhập sau trở xuống: + Khu vực nông thôn: 400.000 đồng/ngƣời/tháng + Khu vực thành thị: 500.000 đồng/ngƣời/tháng Phƣơng pháp của Tổng cục Thống kê: Tổng cục Thống kê dựa trên cả khía cạnh thu nhập và chi tiêu theo đầu ngƣời để xác định chuẩn nghèo. Theo đó, hai chuẩn nghèo đƣợc xác định nhƣ sau: - Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm: Đƣợc xác định là số tiền cần thiết để mua một số lƣợng lƣơng thực, thực phẩm hàng ngày đảm bảo cung cấp l ƣợng kalory tiêu dùng bình quân là 2.100 kalory/ngƣời/ngày. Những ngƣời có mức chi tiêu dƣới mức chuẩn này đƣợc gọi là ng ƣời nghèo về lƣơng thực thực phẩm. Đây là phƣơng pháp xác định đ ƣờng đói nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế do Ngân hàng thế giới xác định và đã đƣợc thực hiện trong các cuộc khảo sát mức sống dân cƣ và thực trang đói nghèo ở Việt Nam. - Chuẩn nghèo chung: Đƣợc xác định bằng cách lấy chuẩn nghèo về lƣơng thực, thực phẩm cộng thêm chi phí cho các mặt hàng phi l ƣơng thực, thực phẩm. Dựa trên phƣơng pháp này, chuẩn nghèo về lƣơng thực, thực phẩm và chuẩn nghèo chung ở Việt Nam đƣợc tính cụ thể nhƣ bảng 1.1 sau đây. Bảng 1.1: Chuẩn nghèo ở Việt Nam qua các năm 9 Chuẩn nghèo theo lƣơng thực, thực phẩm (đồng) Chuẩn nghèo chung (đồng) Nguồn: Tổng cục Thống kê 1.1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến tình trạng nghèo đói Có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến nghèo đói, nó không chỉ đơn thuần là nhân tố về kinh tế hoặc thiên tai, địch họa gây ra. Mà tình trạng đói nghèo có sự đan xen của nhiều yếu tố cả tất yếu lẫn ngẫu nhiên, cả chủ quan lẫn khách quan, cả tự nhiên lẫn kinh tế xã hội. Rất nhiều nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về nghèo đói đã chỉ ra rằng, có rất nhiều nguyên nhân làm cho ng ƣời ta lâm vào cảnh nghèo đói, sau đây xin giới thiệu một số nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói. 1.1.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội - Vị trí địa lý: Những vùng xa xôi hẻo lánh, địa hình phức tạp, không có đƣờng giao thông, điều kiện đi lại khó khăn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo. Bởi vì, do điều kiện nhƣ vậy họ dễ rơi vào thế bị cô lập, tách biệt với bên ngoài, khó tiếp cận đƣợc các nguồn lực nh ƣ tín dụng, khoa học kỹ thuật,công nghệ, thị trƣờng,...làm cho cuộc sống của họ lạc hậu, khó phát triển. tác Đất canh tác: Diện tích đất canh tác ít, đất cằn cỗi, ít màu mỡ, canh khó, năng suất thấp, dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp khó khăn, thu nhập thấp, việc tích luỹ và tái sản xuất bị hạn chế hoặc hầu nhƣ không có. - Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt: Những vùng thƣờng xuyên có thiên tai xảy ra đặc biệt nhƣ bảo lụt, hạn hán,... thƣờng có ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống nhân dân. Tác hại của chúng là khá lớn và chúng luôn là kẻ thù đồng hành với những ngƣời nghèo đói. 10 - Môi trường kinh tế không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thấp: Cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm chậm sự phát triển kinh tế-xã hội và dẫn đến nghèo đói. Theo UNDP (2001), đây là một trong ba nguyên nhân cơ bản dẫn đến nghèo đói còn tồn tại ở Việt Nam cùng với khả năng tiếp cận các nguồn vốn sản xuất, đất đai, công nghệ còn hạn chế; và rủi ro về thiên tai đi liền với tình trạng phát triển thấp kém, sự thiếu vắng các cơ chế thích ứng dự phòng để giảm thiểu các rủi ro đó. 1.1.3.2. Nhóm nhân tố liên quan đến cộng đồng - An ninh, trật tự: Thực tế cho thấy, tệ nạn xã hội thƣờng đồng hành với nghèo đói. Nếu ở nơi nào tệ nạn xã hội gia tăng, trật tự an ninh xã hội không đảm bảo thì ở đó khó có sự phát triển kinh tế nói chung và của ngƣời nghèo nói riêng. Khi an ninh, trật tự không đảm bảo sẽ làm cho ngƣời nghèo cảm thấy không yên tâm sản xuất, lao động, điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới cuộc sống của họ và làm cho những cố gắng xóa đói giảm nghèo gặp nhiều khó khăn. Tập quán: Về một mặt nào đó, tập quán, lối sống cũng là một trở lực tới sự phát triển của ngƣời nghèo. Chẳng hạn nhƣ tập quán du canh du c ƣ của một số vùng đồng bào dân tộc đã làm cho tình trạng nghèo đói về lƣơng thực, thực phẩm xảy ra thƣờng xuyên. Chính tập quán này đã đẩy họ rơi vào cái vòng luẩn quẩn “nghèo đói phải du canh du cƣ và vì du canh du cƣ càng thêm nghèo đói”. 1.1.3.3. Nhóm yếu tố liên quan đến cá nhân, hộ gia đình + Các yếu tố nhân khẩu Quy mô và cơ cấu hộ gia đình: Gia đình đông nhân khẩu cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến nghèo đói. Theo Võ Ngọc Ánh (2008) cho thấy nhóm hộ nghèo có số nhân khẩu đông chiếm 4,93 ngƣời/hộ cao hơn so với các nhóm hộ khác và ng ƣợc lại số ngƣời lao động chính lại thấp, trong khi đó số ng ƣời đ ƣợc nuôi nhiều hơn số ngƣời lao động. Mặt khác, khi số nhân khẩu càng cao thì cơ hội tìm kiếm việc làm càng khó, từ đó dẫn đến đời sống của ngƣời nghèo ngày càng khó khăn hơn. + Tỷ lệ ngƣời sống phụ thuộc: Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao. Do đó, những hộ này có ít lao động, đồng nghĩa với việc có nhiều ngƣời ăn theo hơn, vì thế mà còn 11 phải chịu những chi phí lớn hơn nhƣ chi cho việc đi học hay chi cho việc khám chữa bệnh, những khoản chi thƣờng gây bất ổn cho đời sống kinh tế gia đình (Báo cáo phát triển Việt Nam, 2000). - Các nhân tố kinh tế + Nghề nghiệp và việc làm: theo Nguyễn Trọng Hoài (2005), nghề nghiệp và việc làm có những ảnh hƣởng nhất định tới sự nghèo đói của ng ƣời dân. Việc làm là nguồn cung cấp thu nhập cho gia đình, vì vậy tính chất của việc làm đó quyết định đến mức thu nhập và tính ổn định của thu nhập. Thông thƣờng, ngƣời dễ rơi vào tình trạng nghèo đó là những ngƣời chỉ làm những công việc có thu nhập thấp, tính rủi ro cao dẫn đến sự bất ổn định về thu nhập. Mặt khác, ng ƣời nghèo th ƣờng là những ngƣời không có việc làm ổn định và công việc của họ th ƣờng dựa vào việc làm thuê và công việc này thƣờng không ổn định, từ đó dẫn đến thu nhập thấp và cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn. + Cơ cấu chi tiêu: Cơ cấu chi tiêu của hộ nghèo thƣờng rất eo hẹp. Họ chỉ có khả năng trang trải với mức hạn chế, tối thiểu các chi phí lƣơng thực, vì vậy khẩu phần ăn của họ không đảm bảo lƣợng Calo cần thiết cho cuộc sống bình thƣờng nhằm tái sản xuất sức lao động. Mặt khác, họ thƣờng ít có cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ y tế. Chính đều này ảnh hƣởng đến sức khoẻ của họ. Tình trạng sức khoẻ kém cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới nghèo đói, nó cũng làm ngƣời nghèo khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo. + Nghèo do thiếu vốn: Thiếu hoặc không có vốn là nguyên nhân mà ng ƣời nghèo cho rằng có ảnh hƣởng lớn nhất đến sự nghèo khó của họ. Không có vốn để sản xuất kinh doanh chính là trở lực rất lớn đối với ngƣời lao động khi tham gia vào kinh tế thị trƣờng. Mặt khác, hộ nghèo thƣờng không có hoặc có ít đất canh tác, tài sản giá trị cũng không, do vậy, không có tài sản thế chấp nên khó tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng, buộc họ phải vay tƣ nhân với lãi suất cao để phục vụ cho quá trình sản xuất và họ dễ rơi vào tình cảnh mắc nợ không trả đ ƣợc. Không có nguồn lực để đầu tƣ, ngƣời nghèo lại càng nghèo hơn. Do đó, họ th ƣờng rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thiếu nguồn lực (Nguyễn Trọng Hoài, 2005). 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan