Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng tmcp đại dương ...

Tài liệu Hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng tmcp đại dương

.DOCX
121
5
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- TRẦN THU HẰNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Hà Nội - Năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- TRẦN THU HẰNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS MAI THU HIỀN Hà Nội - Năm 2015 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.........3 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................................3 1.2. Những vấn đề cơ bản về thẻ...................................................................................................7 1.2.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển của thẻ ngân hàng...............................7 1.2.2. Khái niệm và đặc điểm cấu tạo thẻ....................................................................9 1.2.3. Phân loại thẻ...........................................................................................................10 1.2.4. Vai trò của thẻ........................................................................................................12 1.2.5. Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ............................................................19 1.3. Hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM.................................................................................22 1.3.1. Chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán thẻ..........................................22 1.3.2. Quy trình phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng.....................................23 1.3.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động thanh toán thẻ......................28 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng hiện nay.....................................................................................................................................30 1.4. Kinh nghiệm phát triển hoạt động thanh toán thẻ của một số ngân hàng thương mại.........................................................................................................................................33 1.4.1. Kinh nghiệm của Citigroup – Citibank tại Việt Nam.................................33 1.4.2. Kinh nghiệm của HSBC.......................................................................................35 1.4.3. Kinh nghiệm của ANZ..........................................................................................36 CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU....................................38 2.1. Thiết kế nghiên cứu khoa học..............................................................................................38 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................38 2.2.1. Phương pháp lý luận............................................................................................38 2.2.2. Phương pháp trực quan.......................................................................................38 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu tại bàn.....................................................................39 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................39 i 2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu..........................................................................39 2.2.6. Phương pháp phân tích thông tin.....................................................................40 2.2.7. Phương pháp tổng hợp thông tin......................................................................40 2.3. Kế hoạch nghiên cứu..............................................................................................................40 2.4. Tiến hành nghiên cứu.............................................................................................................41 2.5. Kết luận, đánh giá....................................................................................................................41 CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG..............................................................................42 3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đại Dương...................................................................42 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..................................................................42 3.1.2. Hoạt động kinh doanh những năm gần đây..................................................42 3.2. Thực trạng thanh toán thẻ tại Ngân hàng Đại Dương...................................................44 3.2.1. Thực trạng hoạt động phát hành thẻ...............................................................45 3.2.1.1. Phát hành thẻ tín dụng............................................................................45 3.2.1.2. Phát hành thẻ ghi nợ................................................................................46 3.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ..............................................................49 3.2.2.1. Dịch vụ thanh toán tại máy ATM......................................................49 3.2.2.2. Dịch vụ thanh toán tại POS..................................................................52 3.2.2.3. Các dịch vụ giá trị gia tăng...................................................................56 3.2.3. Các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy thanh toán thẻ.............................................58 3.2.3.1. Mạng lưới thanh toán thẻ......................................................................58 3.2.3.2. Hoạt động phát triển sản phẩm, dịch vụ .......................................61 3.2.3.3. Hoạt động Marketing cho thẻ và hợp tác với các đối tác......62 3.2.3.4. Hoạt động quản lý rủi ro và xử lý tra soát khiếu nại................64 3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán thẻ của Ngân hàng Đại Dương.. 68 3.3.1. Những kết quả đạt được......................................................................................68 3.3.2. Những hạn chế.......................................................................................................72 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.....................................................................74 ii 3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan......................................................................74 3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan...........................................................................76 CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẠI DƯƠNG..................................................................................78 4.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đại Dương.......................................................78 4.1.1. Triển vọng dịch vụ thẻ của Ngân hàng Đại Dương....................................78 4.1.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Đại Dương........................................................................................................................................80 4.2. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng Đại Dương...........................................81 4.2.1. Bối cảnh chung về hoạt động Thẻ....................................................................81 4.2.2. Những thuận lợi, khó khăn.................................................................................83 4.2.2.1. Những thuận lợi.........................................................................................83 4.2.2.2. Khó khăn......................................................................................................84 4.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Đại Dương...........85 4.3.1. Nhóm giải pháp chung.............................................................................................85 4.3.1.1. Về chỉ đạo điều hành....................................................................................85 4.3.1.2. Về tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán thẻ............86 4.3.1.3. Về phát triển sản phẩm, dịch vụ..............................................................87 4.3.1.4. Về công nghệ....................................................................................................89 4.3.1.5. Về công tác marketing sản phẩm............................................................89 4.3.1.6. Về công tác đào tạo cán bộ........................................................................91 4.3.1.7. Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ......91 4.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể đối với hoạt động thanh toán thẻ.............................94 4.3.2.1. Phát triển mạng lưới thanh toán thẻ.......................................................94 4.3.2.2. Hoạt động thanh toán thẻ............................................................................95 4.3.2.3. Xử lý khiếu kiện, khiếu nại.......................................................................96 4.4. Kiến nghị....................................................................................................................................97 4.4.1. Kiến nghị với nhà nước.......................................................................................97 iii 4.4.1.1. Nới lỏng sự can thiệp của nhà nước vào thị trường tài chính tiền tệ.....................................................................................................................................97 4.4.1.2. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đối với các dịch vụ thanh toán điện tử ngân hàng.....................................................................................97 4.4.2. Kiến nghị với chính phủ......................................................................................97 4.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.........................................................98 KẾT LUẬN........................................................................................................................................99 iv STT Ký hiệu 1 ĐVCNT 2 HTCMLNH 3 NH 4 NHPH 5 NHTM 6 NHTT 7 TCTQT 8 TMCP 9 TTKDTM v DANH MỤC SƠ ĐỒ & BẢNG BIỂU STT Bảng 1 Sơ đồ 1.1 2 Sơ đồ 1.2 3 Sơ đồ 1.3 4 Bảng 3.1 5 Bảng 3.2 6 Bảng 3.3 7 Bảng 3.4 8 Bảng 3.5 9 Bảng 3.6 10 Bảng 3.7 11 Bảng 3.8 12 Bảng 3.9 13 Bảng 3.10 14 Bảng 3.11 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT 1 2 3 4 5 6 7 vii LỜI MỞ ĐẦU 1. Về tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu ngày càng được mở rộng. Các quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng. Do đó các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành thiết yếu và chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Mỗi hình thức thanh toán đều có công dụng riêng thích hợp cho từng đối tượng và loại hình giao dịch đa dạng, phong phú. Thẻ ngân hàng xuất hiện là sự kết hợp của khoa học kỹ thuật với công nghệ quản lý ngân hàng đã nhanh chóng trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng ở các nước phát triển cũng như trên thế giới. Ở Việt Nam, khi đời sống người dân ngày càng nâng cao, thêm vào đó là xu thế hội nhập phát triển với nền kinh tế thế giới, việc xuất hiện của một phương tiện thanh toán mới là rất cần thiết. Nắm bắt được nhu cầu này, Ngân hàng Đại Dương đã chủ trương đưa dịch vụ thẻ vào ứng dụng tại Việt Nam. Là một trong những ngân hàng năng động hiện nay, Ngân hàng Đại Dương đã bắt kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của thanh toán thẻ. Năm 2013, số lượng phát hành thẻ của ngân hàng Đại Dương đạt gần 350.000 thẻ, tăng hơn 3 lần so với năm 2012. Và đến cuối năm 2014, số lượng thẻ đã đạt đến con số 573.349 thẻ, hứa hẹn một tương lai phát triển các sản phẩm thẻ thanh toán. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít những khó khăn hạn chế để có thể phát triển dịch vụ thẻ khi mà thị phần cũng như thương hiệu của các sản phẩm dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng Đại Dương chưa cao. Bởi vậy, để hiểu rõ hơn về thực trạng thanh toán thẻ tại ngân hàng Đại Dương, nhận thấy những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, hạn chế cần khắc phục, từ đó đánh giá xu hướng và đưa ra những giải pháp để đẩy mạnh hoạt động này, tác giả quyết định chọn đề tài "Hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đại Dương - Oceanbank " làm đề tài cho chương trình nghiên cứu của mình. 2. - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Thông qua việc nghiên cứu thực trang hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng Đại Dương, luận văn chỉ ra những thành công, hạn chế, tìm ra nguyên nhân , từ đó đề xuất một số biện pháp để đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Đại Dương. 1 + Nhiệm vụ: Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây dựng và phát triển hoạt động thanh toán thẻ. + Phân tích thực trạng của hoạt động thanh toán thẻ ở Ngân hàng Đại Dương, đưa ra những đánh giá cần thiết làm cơ sở để đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ theo yêu cầu khách quan. + Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng Đại Dương có hiệu quả. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Tại sao Ngân hàng Đại Dương cần đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ. Câu hỏi 2: Thực trạng tại Ngân hàng Đại Dương đã đạt được những kết quả gì, hạn chế ở đâu ? Nguyên nhân của những hạn chế đó là gì? Câu hỏi 3: Những biện pháp nào có thể giúp ngân hàng Đại Dương đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng thương mại - Phạm vi nghiên cứu Phân tích số liệu về hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng Đại Dương trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2014. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài mục lục và các danh mục luận văn gồm các chương chính sau: Phần mở đầu Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại. Chương 2 : Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chương 3 : Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Đại Dương Chương 4 : Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Đại Dương Kết luận. 2 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, thẻ thanh toán có sự phát triển bùng nổ và trở nên phổ biến trong đời sống xã hội như một phương thức thanh toán tiện lợi, văn minh, hiện đại. Cùng với đó, có nhiều tài liệu, công trình khoa học trong và ngoài nước đề cập đến dịch vụ thanh toán thẻ. Trên thế giới, thẻ thanh toán và việc nghiên cứu về thanh toán thẻ không còn nhiều mới mẻ. Các tổ chức quốc tế như Visa, Mastercard, American Express, JCB, Dinner Club đã tổ chức nhiều chương trình nghiên cứu, tổ chức nhiều diễn đàn, chương trình đào tạo và phát hành nhiều tài liệu về thẻ thanh toán như: “The Acquiring Business”, Visa school “The Issuing Business”, Visa school “The Chargeback Guide”, Mastercard International “The Business of risk Management”, Mastercard University “International Finance”, Keith Pilbeam, Mac. Millan Business Press Limited, 1998... Nhưng những tài liệu này mới dừng ở việc hướng dẫn nghiệp vụ thẻ thanh toán, tổng kết hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán. Tại Việt Nam, pháp luật hiện hành cũng đã có quy định về lĩnh vực này. Trước hết đó là những văn bản pháp luật của nhà nước về thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ thanh toán thẻ, trả lương qua tài khoản. Trong đó cở sở pháp lý qui định trực tiếp đối với dịch vụ thanh toán thẻ của các NHTM là “Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng” ban hành năm 2007. Tuy chỉ dừng ở việc đề ra mục tiêu, chiến lược phát triển hay những quy định về nghiệp vụ, kỹ thuật của hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ như phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia...nhưng đã tạo điều kiện pháp lý cho việc hình thành và phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam. Các cuộc hội thảo về thẻ thanh toán cũng thường xuyên được tổ chức như: Hội thảo: ”Công nghệ thông tin với mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam” do Cục Công nghệ Tin học Ngân hàng (Ngân hàng nhà nước) và Tập đoàn 3 dữ liệu Quốc tế (IDG) phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 15-16/6/2004, Hội thảo: “ Quản lý rủi ro và giả mạo thẻ” do Hội thẻ Ngân hàng phối hợp với Tổ chức thẻ Quốc tế MasterCard ngày 14/12/2005, Hội thảo “ Quản lý rủi ro trong thời đại thanh toán điện tử” do Ngân hàng nhà nước phối hợp với Tổng cục Cảnh sát tổ chức vào tháng 8/2005, Hội thảo “ Thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực Chính phủ: Giải pháp thẻ thương mại” do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 24/32006, Hội thảo “ Các biện pháp phòng ngừa gian lận thẻ” do Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam ngày 7/4/2006... Tuy nhiên các cuộc hội thảo này mới chỉ tập trưng thảo luận các khía cạnh kĩ thuật của hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ. Bên cạnh các văn bản pháp luật của Nhà nước, các hội thảo còn có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu khai thác các vấn đề liên quan đến dịch vụ thanh toán thẻ. Qua phân tích, tác giả nhận thấy có 4 vấn đề chủ yếu được tập trung nghiên cứu: Thứ nhất, các nghiên cứu đề cập nhiều đến kiến thức nghiệp vụ, kỹ thuật về thẻ thanh toán, dịch vụ thanh toán thẻ như khái niệm, lợi ích, các yếu tố trên thẻ thanh toán, vai trò, phân loại thẻ thanh toán, các chủ thể tham gia dịch vụ thanh toán thẻ, quy trình phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ, các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng. Có thể kể đến các tài liệu sau: “Thẻ ATM: Quan hệ giữa chủ thẻ và Ngân hàng”, Nguyễn Phương Linh, Tạp chi Ngân hàng, số 18/2006; “ Thẻ thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam”, Lê Văn Tề, Trương Thị Hồng, Nhà xuất bản Trẻ, 1999; “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Lê Văn Tề, Ngô Hướng, Đỗ Linh Hiệp, Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, Nhà xuất bản Thống kê, 2007; “Giáo trình Tín dụng Ngân hàng”, Phan Thị Cúc, Nhà xuất bản Thống kê, 2008; “Nghiên cứu phương pháp định vị dịch vụ thẻ ngân hàng thông qua biểu đồ nhập thức và lược đồ Radar về giá trị thỏa mãn khách hàng”, Lê Thế Giới, Lê Văn Huy (2007), Tạp chí Ngân hàng, số 05, tháng 3, 2007. Các nghiên cứu trên đã góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học, lý luận về thẻ thanh toán và dịch vụ thanh toán thẻ. 4 Thứ hai, nhiều công trình đi sâu phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam, đánh giá những kết quả đạt được cũng như hạn chế tồn tại. Từ đó, đưa ra định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp. Tiêu biểu như: “Một số giải pháp góp phần phát triển thị trường thẻ thanh toán”, Phạm Cao Hồng Hạnh, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 169, tháng 11/2004; “ Những giải pháp nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ ở Việt Nam”, Nguyễn Danh Lương, Luận án Tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, 2003; “ Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam” Nguyễn Thị Mai Sinh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2002; “Phát triển kinh doanh dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội”, Phạm Thị Phương Thảo, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - ĐHQG HN, Hà Nội, 2007; “Những giải pháp phát tiển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Công thương Việt nam”, Nguyễn Thị Tú Quỳnh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thanh phố Hồ Chí Minh, 2006; “Định hướng phát triển thẻ thanh toán trong nền kinh tế Việt Nam”, Phạm Thị Bích Hạnh, Tạp chí phát triển Kinh tế số 215, tháng 9/2008; “ Chiến lược phát triển thẻ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Thương maij Việt Nam đến năm 2010”, Đại học Kinh tế TP HCM, 2004; “Phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập”, Nguyễn Thị Cẩm Bình, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2007... Thứ ba, vấn đề rủi ro, gian lận trong hoạt động thanh toán thẻ cũng được nhiều công trình quan tâm khai thác. Đây là thách thức không chỉ đối với các NHTM Việt Nam và của cả thế giới, cản trở sự phát triển của dịch vụ thanh toán thẻ. Bởi vậy rất nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu tổng kết các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động thẻ đưa ra các giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro như: “Những giải pháo hạn chế rủi ro trong hoạt động thẻ tại ngân hàng”, NCC, Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro, ngày 18/11/2005; “Những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các Ngân hàng thương mại”, Lê Hữu Nghị, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố HCM, 2007; “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm về thẻ thanh toán ở Việt 5 Nam hiện nay”, Trần Cảnh Hưng và Hoàng Thị Thu Hà, tạp chí Kiểm sát, số 23/2006; “Hạn chế rủi ro trong kinh doanh hoạt động thẻ Ngân hàng”, Tạp chí Tin học Ngân hàng, ngày 24/10/2005; “Nhận dạng và phòng chống rủi ro về sử dụng thẻ ngân hàng”, Lê Thị Kim Anh, Phó GĐ Trung tâm thẻ BIDV; “Phòng ngừa rủi ro để phát triển dịch vụ thẻ”, Tạp chí Tin học Ngân hàng, ngày 20/6/2008; “Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro khi thanh toán bằng thẻ thanh toán trong thương mại điện tử”, Ths. Phạm Tuấn Anh, đề tài nghiên cứu cấp trường của trường Đại học Thương mại; “Cuộc chiến đương đầu với thẻ giả và gian lân trong thanh toán thẻ”, Tạp chí Tin học Ngân hàng, ngày 12/9/2005; “Tiện ích và an ninh trong thanh toán thẻ ngân hàng”, Trần Hoàng Ngân, đề tài cấp Bộ, trường Đại học Kinh tế TP HCM, 2006... Thứ tư, đã có một số công trình đề cập đến vấn đề chính sách, pháp lý đối với dịch vụ thanh toán thẻ như: “Một số khía cạnh pháp lý về thẻ thanh toán và thực tiễn điều chình pháp luật về thẻ thanh toán ở Việt nam hiện nay”, Phạm Danh Chương, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2006; “Một số vấn đề pháp lý về dịch vụ thẻ ATM ở Việt Nam” Đặng Thị Thanh Hoa, Đại học Luật Hà Nội, 2008; “Những kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Phạm Ngọc Ngoạn, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, 2006... Các tác giả đã phân tích, đánh giá, chỉ ra những bất cập cần tháo gỡ và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách và hành lang pháp lý cho dịch vụ thanh toán thẻ. Tóm lại, qua phần tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể giúp cho luận văn trong việc định hình và phát triển đề tài, cụ thể là: Các nghiên cứu đã đưa ra những thông tin tổng quát về dịch vụ thanh toán thẻ, tạo tiền đề giúp tác giả nghiên cứu thực hiện đề tài. Cũng theo đó, như tác giả tìm hiểu trong các nghiên cứu đã công bố, chưa có nghiên cứu hay đề tài thạc sĩ, tiến sĩ nào nghiên cứu về "Hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đại Dương Oceanbank ". Chính vì vậy, đây là đề tài mới, không bị trùng lặp với các tài liệu, công trình đã nghiên cứu trước đó. 6 1.2. Những vấn đề cơ bản về thẻ. 1.2.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển của thẻ ngân hàng  Sự ra đời và phát triển của thẻ ngân hàng. Nhiều người trong chúng ta hẳn đã từng gặp những tình huống khó xử khi trong người không có tiền mặt. Chiếc thẻ đầu tiên đánh dấu cuộc cách mạng về thẻ tín dụng ra đời trong một tình huống tương tự thế. Đó là vào một buổi tối năm 1949, sau khi ăn tối ở một nhà hàng, ông Frank Mc Namara, một doanh nhân người Mỹ, bỗng phát hiện ra mình không mang theo tiền và buộc phải gọi điện về nhờ người nhà mang tiền đến trả. Cũng trong thời gian này ở Mỹ người ta đã sử dụng khá phổ biến các loại thẻ để mua hàng, mua xăng nhưng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch. Từ những bất cập đó, Frank Mc Namara đã sáng tạo ra thẻ ‘’Diner Club ‘’ một loại thẻ tín dụng đầu tiên trên thế giới. Với lệ phí hàng năm là 5USD, những người mang thẻ ‘’ Diner Club ‘’ có thể ghi nợ khi đi ăn ở 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phố New York. Đến năm 1951, hơn 1 triệu USD được chi tiêu bằng thẻ này tại Mỹ. Cũng trong năm 1951, ngân hàng Franklin National bank ở Long Island, New York phát hành thẻ tín dụng đầu tiên của mình. Thẻ này được dùng để thanh toán cho các thương vụ bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Chính vì sự tiện lợi của thẻ Diner Club cũng như sự ưa thích của chủ thẻ cũng như các điểm bán hàng mà đến năm 1955, hàng loạt các loại thẻ tương tự ra đời như : Trip Charge, Goldenkey, Gourmet, Guest Club, Esquire Club, … Năm 1958, thẻ Carte Blanche và American Express ra đời và thống lĩnh thị trường. Ngày càng có nhiều người sử dụng thẻ, từ tầng lớp giàu có đến những người bình dân và việc kinh doanh thẻ của các tổ chức phát hành thẻ vì thế mà ngày càng phát đạt, các ngân hàng theo nhau học hỏi phát hành thẻ. Năm 1960, thẻ Bank Americard do ngân hàng Bank of America ra đời và được đông đảo công chúng tầng lớp bình dân sử dụng. Chẳng bao lâu sau, năm 1967, thẻ Bank Americard đã gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của Mastercharge ( do tổ chức Western States Bankcard Association phát hành). Từ đây, loại hình kinh doanh dịch vụ này phát triển rầm rộ không chỉ trên đất 7 Mỹ mà lan rộng ra khắp nơi. Để phù hợp với sự phát triển này, Bank Americard đã trở thành Visa USA ( 1977 ) và sau đó là tổ chức Visa quốc tế còn Mastercharge trở thành tổ chức Mastercard quốc tế ( 1979 ). Ngày nay, doanh số giao dịch bằng thẻ Mastercard và Visacard chỉ đứng sau tiền mặt và Séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Cùng với nó, thẻ JCB, Diner Club và Amex cũng chiếm lĩnh thị trường rộng lớn. Hiện nay, trên thế giới, thẻ tín dụng quốc tế được xem như một công cụ thanh toán hiện đại, văn minh, thuận tiện, đặc biệt là ở các nước phát triển. Sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ đã liên tục cải tiến và hoàn thiện những tính năng của thẻ tín dụng, giúp cho thẻ tín dụng trở thành phương tiện thanh toán nhanh, gọn, an toàn và tiện lợi.  Sự ra đời và phát triển thẻ của Việt Nam. Năm 1990 hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa giữa ngân hàng Pháp BFCE và Ngân hàng Ngoại thương VN đã mở đầu cho sự du nhập của thẻ thanh toán vào Việt Nam. Sự liên kết này chủ yếu là nhằm phục vụ cho lượng khách du lịch quốc tế đang đến Việt Nam ngày càng nhiều. Sau Ngân hàng Ngoại Thương, Sài Gòn Thương Tín cũng liên kết với trung tâm thanh toán thẻ Visa để làm đại lý thanh toán. Có lẽ chính sách mở cửa thông thoáng đã đem lại cho Việt Nam một bộ mặt kinh tế – xã hội nhiều triển vọng. Các dự án đầu tư nước ngoài tăng từ số lượng đến quy mô, các định chế tài chính lớn đã chú ý đến Việt Nam và đi theo những tập đoàn này là các dịch vụ song hành trong đó thẻ thanh toán là không thể thiếu được. Năm 1995 cùng với Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Ngân hàng Liên doanh First-Vina-Bank và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Eximbank được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép chính thức gia nhập tổ chức thẻ quốc tế Mastercard. Năm 1996, Ngân hàng Ngoại thương chính thức là thành viên của tổ chức Visa International. Tiếp sau đó là Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng lần lượt là thành viên chính thức của tổ chức Visa Card, trong đó Ngân hàng Ngoại thương và Á Châu thực hiện thanh toán trực tiếp với tổ chức này. Cũng trong 8 năm này Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phát hành thí điểm thẻ ngân hàng đầu tiên, đồng thời Hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam cũng được thành lập với bốn thành viên sáng lập gồm Vietcombank, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) và First Vinabank. Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ lúc ấy chỉ là quyết định số 74 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành ngày10/4/1993, qui định “thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán”. Việc ứng dụng thẻ ở Việt Nam vào thời điểm đó còn bị giới hạn rất nhiều về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật… Trên cơ sở thỏa thuận của Ngân hàng Nhà Nước, ngân hàng thương mại thí điểm phát hành thẻ tự xây dựng qui chế, hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ, tức tính pháp lý chỉ dừng ở mức điều chỉnh “nội bộ” giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ. Thị trường thẻ năm 2006, 2007 trở lên sôi động vì Việt Nam đã bước vào sân chơi rộng là WTO, thị trường tài chính Việt Nam càng cạnh tranh quyết liệt hơn khi có thêm nhiều ngân hàng nước ngoài đầu tư vào đây và dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ATM là một loại “vũ khí” đắc lực để ngân hàng thâm nhập thị trường. Hàng loạt sản phẩm thẻ thanh toán ra đời, mở ra một cuộc “so tài” phát hành thẻ giữa các ngân hàng trong nước. 1.2.2. Khái niệm và đặc điểm cấu tạo thẻ  Khái niệm. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do các ngân hàng hay các tổ chức phi tài chính phát hành và cung cấp cho khách hàng. Khách hàng có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, các máy rút tiền tự động(ATM) hoặc thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ. Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khái niệm về thẻ được quy định tại quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 như sau: Thẻ ngân hàng là “phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận”. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan