Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở việt nam trong quá trình hộ...

Tài liệu Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

.DOCX
123
4
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------- NGUYỄN THỊ VÂN ANH HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội - Năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------NGUYỄN THỊ VÂN ANH HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VIỆT KHÔI Hà Nội – Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vân Anh LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, phòng đào tạo, các bạn chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. TÓM TẮT Luận văn « Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế » xây dựng cái nhìn, sự đánh giá chung nhất có tính cập nhật cao về hoạt động M&A ở các NHTM Việt Nam thời gian qua, đặc biệt đặt trong bối cảnh tác động của quá trình hội nhập KTQT và việc Việt Nam gia nhập WTO tới hoạt động M&A ở hệ thống NHTM Việt Nam, từ đó đưa ra những biện pháp phát triển hoạt động M&A trong hệ thống NHTM Việt Nam như một phương thức hữu hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập KTQT. Kết cấu của luận văn bao gồm 4 chương cũng là 4 nội dung chính của nghiên cứu : Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu Chương 3. Thực trạng hoạt động sáp nhập và mua lại NHTM ở Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT Chương 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập và mua lại NHTM ở Việt Nam MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Tóm tắt Trang Danh mục các ký hiệu viết tắt.................................................................................................................i Danh mục bảng biểu....................................................................................................................................ii Danh mục hình...............................................................................................................................................iv LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................................6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu...................................................................................................6 1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng...........................................11 1.2.1. Khái niệm về sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực ngân hàng..................................11 1.2.2. Đặc điểm sáp nhập và mua lại TCTD.................................................................................13 1.2.3. Các hình thức sáp nhập và mua lại (M&A).....................................................................14 1.2.4. Các đối tượng tham gia vào hoạt động M&A.................................................................16 1.2.5. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng.............17 1.2.6. Các phương thức thực hiện M&A........................................................................................18 1.2.7. Tiến trình thực hiện thương vụ M&A cụ thể...................................................................20 1.2.8. Các tác động và vai trò của hoạt động M&A đối với ngân hàng trong quá trình hội nhập KTQT...................................................................................................................................21 1.2.9. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động M&A và thách thức đặt ra đối với hệ thống NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT....................................................26 1.3. Cơ sở thực tiễn về hoạt động M&A trong các NHTM trên thế giới.............................28 1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản: Ngân hàng Mitsubishi Tokyo sáp nhập ngân hàng Mitsubishi UFJ...................................................................................................................................28 1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ: Ngân hàng Bank of America mua lại ngân hàng Merrill Lynch..................................................................................................................................................30 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP SỐ LIỆU........32 2.1. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................32 2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................................................33 2.3. Xây dựng và ứng dụng ma trận SWOT.....................................................................................34 CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NHTM Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KTQT...............................35 3.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam.........35 3.1.1. Thời kỳ trước đổi mới kinh tế (từ 1951 đến trước 1986)...........................................35 3.1.2. Thời kỳ đổi mới kinh tế đến trước khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.........................................................................................................................................36 3.1.3. Hệ thống NHTM Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Từ năm 2007- hiện nay)......................................................................................................................................................................37 3.2. Hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) NHTM ở Việt Nam..........................................50 3.2.1. Bối cảnh chung.............................................................................................................................50 3.2.2. Thực trạng khung khổ pháp lý cho hoạt động M&A ở Việt Nam.........................53 3.2.3. Thực trạng hoạt động sáp nhập và mua lại NHTM Việt Nam................................59 3.2.4. Đánh giá chung hoạt động M&A NHTM ở Việt Nam...............................................82 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NHTM Ở VIỆT NAM.............................................................................................89 4.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về M&A NHTM ở Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT..............................................................................................................................................89 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động M&A ở NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT...................................................................................................................................90 4.2.1. Giải pháp về phía Nhà nước...................................................................................................90 4.2.2. Giải pháp về phía các NHTM ở Việt Nam......................................................................92 KẾT LUẬN....................................................................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................97 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 ii SWOT khi phân tích : điểm yếu, điểm mạnh, thời cơ, thách thức của hoạt động M&A trong lĩnh vực NHTM trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập KTQT iii DANH MỤC HÌNH STT 1 2 3 4 5 6 7 8 iv LỜI MỞ ĐẦU 1. Về tính cấp thiết của đề tài: 1.1. Lý do chọn đề tài « Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế » : Từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu khách quan của thời đại. Nó giúp cho hoạt động kinh tế của các nước xích lại gần nhau, vượt qua những rào cản về địa lý, chính trị, thể chế pháp luật, văn hóa…Từ đó, thúc đẩy kinh tế của mỗi nước phát triển, đưa nền kinh tế thế giới dần trở thành một chỉnh thể thống nhất. Trong xu thế đó, Việt Nam đã tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Một trong những điểm nhấn quan trọng có tính chất bước ngoặt lịch sử đó là việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (11/1/2007). Điều này đã đặt ra rất nhiều thách thức và cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, một trong những xu hướng nổi lên những năm gần đây ở Việt Nam đó là xu hướng “Sáp nhập và mua lại NHTM Việt Nam”. Xu hướng này đã góp phần mở ra những hướng mới có tính chất chủ động hơn để hội nhập, tạo ra những lợi ích to lớn về kinh tế, chính trị, giảm thiểu đáng kể những rủi ro từ cạnh tranh khốc liệt trong hệ thống các NHTM cả trong và ngoài nước cũng như những cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây tác động đến bản thân các NHTM trong nước và cho cả nền kinh tế nước nhà nói chung. Đề tài « Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế » được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu vì tính cấp thiết của nó với một số lý do sau: and Trên thế giới, hoạt động Sáp nhập và mua lại (M&A- Merger Acquisition) có từ khá lâu và cho đến ngày nay, hoạt động này vẫn luôn là một xu thế tất yếu khách quan của thời đại khi tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp giữa 1 các quốc gia trên thế giới nói chung và trong hệ thống Ngân hàng nói riêng ngày càng khốc liệt. - Cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ 2008 và những hệ lụy của nó là bài học cảnh tỉnh cho các NHTM cần nhìn lại mình và có chiến lược, bước đi phù hợp trong thời gian tới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế, có sức đề kháng cao ngăn chặn tác động của các cuộc khủng hoảng diễn ra với ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. M&A có thể là một trong những phương thuốc hữu hiệu giúp cho các ngân hàng có được sức mạnh cần thiết vượt qua những thách thức đặc biệt trong bối cảnh hội nhập KTQT sâu rộng diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng đẩy mạnh quá trình hội nhập KTQT sâu rộng, cột mốc quan trọng là việc Việt Nam gia nhập WTO (2007) đã khiến cho xu hướng mở cửa thị trường trong đó có mở cửa ngành ngân hàng trở thành một xu thế tất yếu khách quan của tiến trình hội nhập. Quá trình hội nhập KTQT và trọng tâm là việc Việt Nam gia nhập WTO đã thúc đẩy hoạt động M&A ở các NHTM Việt Nam. - Mặc dù ra đời và phát triển khá lâu trên thế giới với những ý nghĩa và tác động hết sức to lớn, nhưng hoạt động M&A trong các NHTM Việt Nam diễn ra vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, bất cập và hạn chế. Hệ thống chính sách pháp luật về M&A của Việt Nam còn chưa đồng bộ và phù hợp với tiến trình phát triển chung của thế giới và khu vực. - Các nghiên cứu về hoạt động M&A không nhiều và chưa thực sự đi sâu nghiên cứu hoạt động M&A ở các NHTM Việt Nam đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập KTQT- Một xu thế vốn có những tác động không nhỏ đến hoạt động M&A, đồng thời, phân tích những lợi ích và thách thức đem lại hậu WTO đối với việc sáp nhập & mua lại ngân hàng, từ đó dự báo đánh giá xu hướng của hoạt động này trong thời gian tới, góp phần đưa ra những nhận định và giải pháp thúc đẩy hoạt động M&A trong lĩnh vực Ngân hàng trên cơ sở bám sát bối cảnh thực tiễn sau khi Việt nam gia nhập WTO và hội nhập KTQT sâu rộng. 2 Với những ý nghĩa có tính thực tiễn và thời đại, tác giả đã chọn đề tài « Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế » làm đề tài nghiên cứu với mong muốn phần nào xây dựng cái nhìn, sự đánh giá chung nhất có tính cập nhật cao về hoạt động M&A ở các NHTM Việt Nam thời gian qua, đồng thời, đặc biệt đặt trong bối cảnh tác động của quá trình hội nhập KTQT và việc Việt Nam gia nhập WTO tới hoạt động M&A ở hệ thống NHTM Việt Nam, từ đó đưa ra những biện pháp phát triển hoạt động M&A trong hệ thống NHTM Việt Nam như một phương thức hữu hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập KTQT. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu 1. Bối cảnh hội nhập KTQT và việc Việt Nam gia nhập WTO có những tác động như thế nào đối với hoạt động M&A của các NHTM ở Việt Nam ? 2. Hoạt động M&A trong hệ thống NHTM ở Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT diễn ra như thế nào ? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục đích nghiên cứu : Đề tài « Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế » với mục đích tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng : mặt đạt được và hạn chế, thời cơ và thách thức, khó khăn và thuận lợi của hoạt động M&A trong lĩnh vực NHTM ở Việt Nam đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập KTQT sâu rộng đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO từ đó cho thấy xu hướng tất yếu khách quan của hoạt động này đối với sự tồn tại và phát triển vững mạnh của các NHTM Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của quá trình hội nhập KTQT đối với hoạt động M&A nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng tính hội nhập toàn diện của các NHTM Việt Nam trước bối cảnh toàn cầu hóa. Qua đó, đưa ra những bài học kinh nghiệm, những giải pháp ý nghĩa góp phần hoàn thiện hoạt động M&A lĩnh vực NHTM Việt Nam trong thời gian tới. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu : Để đạt được những mục đích, mục tiêu nghiên cứu cho đề tài « Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế » ở trên, tác giả định hướng nhiệm vụ xây dựng khung khổ lý thuyết về hoạt động M&A, những đặc điểm, vai trò, tác động tích cực và tiêu cực, cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động này đặt trong bối cảnh hội nhập KTQT sâu rộng. Đồng thời, với định hướng sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và thu thập dữ liệu từ các nguồn thông tin có chất lượng, đặc biệt là thực hiện vận dụng xây dựng mô hình phân tích ma trận SWOT về điểm yếu, điểm mạnh, thời cơ, và thách thức đối với hoạt động M&A cũng như ứng dụng mô hình này trong việc phân tích, đánh giá tình huống cụ thể của thương vụ M&A tiêu biểu giữa một số ngân hàng năm 2015, qua đó phục vụ cho việc phân tích hoạt động Sáp nhập và mua lại NHTM ở Việt Nam trong thời gian qua và dự báo xu hướng này trong tương lai thêm phần sâu sắc và thuyết phục. Thêm vào đó, đề tài sẽ chú trọng phân tích những thay đổi của hoạt động này trước bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và đặc biệt kể từ khi gia nhập WTO, từ đó cho thấy xu hướng tất yếu khách quan của hoạt động này đối với sự phát triển vững mạnh của các NHTM Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Để làm rõ những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đặt ra đối với hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng, đề tài sẽ tập trung đi sâu phân tích tổng thể những hạn chế về mặt luật pháp Việt Nam đối với hoạt động M&A trong NHTM ; những cam kết liên quan đến hoạt động này của Việt Nam đối với khu vực và thế giới như một bước ngoặt thúc đẩy sự phát triển M&A trong hệ thống ngân hàng diễn ra mạnh mẽ. Mặt khác đề tài định hướng phân tích những bài học M&A trong hệ thống ngân hàng trên thế giới, liên hệ với Việt Nam nhằm đưa ra những đề xuất, những hướng giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển hiệu quả, đem lại một ngân hàng hậu M&A phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ hoạt động M&A của NHTM ở Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Phạm vi nghiên cứu : khung thời gian nghiên cứu chủ yếu là những số liệu và các sự kiện về hoạt động M&A của NHTM ở Việt Nam từ năm 2007 (kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO) cũng là mốc cho thấy quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu này cũng được so sánh với giai đoạn trước đó nhằm nêu bật tác động của hội nhập KTQT đối với hoạt động M&A trong NHTM ở Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện nghiên cứu đề tài « Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế » tác giả đã dùng một số phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu như sau : + Thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn nghiên cứu uy tín. + Phương pháp phân tích: phương pháp phân tích định tính kết hợp với sử dụng mô hình ma trận SWOT để làm nổi bật hướng đề tài nghiên cứu. 5. Kết cấu của luận văn: Lời mở đầu Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu Chương 3. Thực trạng hoạt động sáp nhập và mua lại NHTM ở Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT Chương 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập và mua lại NHTM ở Việt Nam Kết luận 5 CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Để có cơ sở nghiên cứu, tác giả đã thu thập các nguồn thông tin, số liệu, dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu uy tín, tạp chí tài chính, các báo cáo tổng hợp số liệu, các bài viết phân tích về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng của các chuyên gia hàng đầu về kinh tế, tài chính, ngân hàng…. Đồng thời luận văn chú trọng việc kế thừa và phát triển một số công trình nghiên cứu trước về hoạt động M&A trong hệ thống NHTM Việt Nam. Tham khảo một số thể chế, chính sách, văn bản pháp luật mới nhất của Việt Nam quy định về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng… trong đó đặc biệt chú trọng những nguồn tài liệu sau khi Việt Nam gia nhập WTO làm cơ sở để đánh giá hoạt động này hậu WTO. Sau đây là tổng thuật những tài liệu có tính chất tham khảo quan trọng, góp phần làm cho đề tài « Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế» được hoàn thiện hơn : + Tác giả Ngô Đức Huyền Ngân (2009) với nghiên cứu “Sáp nhập và mua lại NHTM tại Việt Nam” (Luận văn thạc sỹ, trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh) đã có khái quát được cơ sở lý luận về sáp nhập và mua lại NHTM làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích thực trạng hoạt động M&A của hệ thống NHTM Việt Nam, qua đó thấy được điểm mạnh điểm yếu của các ngân hàng cũng như nêu ra được động cơ sáp nhập của các ngân hàng. Luận văn cũng đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM cũng như cách thức thực hiện để có một thương vụ M&A hiệu quả. Với phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin và dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu, luận văn đã sử dụng nghiên cứu định tính như phân tích, tổng hợp so sánh để xử lý số liệu trên nền tảng lý luận từ kiến thức kinh tế học, tài chính- ngân hàng… Từ đó, góp phần phác họa bức tranh M&A trong hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn trước năm 2009. Tuy nhiên, luận văn phân tích hoạt động M&A trong NHTM Việt Nam với khung thời 6 gian nghiên cứu từ năm 2009 về trước. Do vậy, số liệu nghiên cứu chưa được đầy đủ, đa dạng, phản ảnh sâu sắc toàn cảnh hoạt động M&A của NHTM Việt Nam qua các thời kỳ và đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO cũng như tham gia hội nhập KTQT ngày càng sâu rộng. Luận văn cũng chưa phân tích sâu sắc tác động của quá trình hội nhập KTQT sâu rộng và việc Việt Nam gia nhập WTO tới hoạt động M&A về mặt thể chế pháp lý vĩ mô cũng như yếu tố vi mô trong bản thân các NHTM. Đây là yếu tố vốn không thể thiếu, là xu thế tất yếu khách quan và là nhân tố nòng cốt thúc đẩy hoạt động M&A nói chung và M&A trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam nói riêng phát triển. Do đó, tác giả đã chưa thể tái hiện làn sóng M&A gắn kết với xu thế hội nhập KTQT đang diễn ra từng giờ và dự đoán xu hướng này trong tương lai như là một xu thế tất yếu khách quan của thời đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trên trường quốc tế. + Nguyễn Thanh Huyền (2013) với nghiên cứu về “Xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam” (Luận văn thạc sỹ, trường đại học Quốc gia Hà Nội), bằng phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình hội nhập KTQT đã tiếp cận hoạt động M&A trong lĩnh vực NHTM & TCTD dưới góc độ khung khổ pháp luật Việt Nam, những điểm tích cực và còn hạn chế của hành lang pháp lý Việt Nam liên quan đến hoạt động M&A nói chung và trong lĩnh vực TCTD nói riêng, qua đó đề tài đã làm rõ sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về M&A đối với các TCTD ở Việt Nam, đồng thời đề tài cũng phân tích các quy định về pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động M&A của các TCTD và nghiên cứu về một số thương vụ thực tế đối với mua bán, sáp nhập TCTD tại Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về mua bán và sáp nhập các TCTD ở Việt Nam. + Tác giả Phan Diên Vỹ, (2013) với nghiên cứu “Sáp nhập, hợp nhất và mua bán Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” (Luận án tiến sỹ, trường đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh), bằng cách tiếp cận phương pháp nghiên 7 cứu duy vật biện chứng, luận án đã tìm ra những tác động của sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng đem lại lợi ích như hiệu quả kinh tế do quy mô, do phạm vi kinh doanh, lợi ích có được từ hiệu ứng kế toán và hiệu ứng quản lý; những tác động đem lại lợi ích cho nền kinh tế và xã hội; Mặt khác cho thấy được toàn cảnh mặt trái của hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng tác động ảnh hưởng đến một số lợi ích của những cổ đông thiểu số về xung đột lợi ích với cổ đông lớn, khó duy trì văn hóa ngân hàng do bị xáo trộn văn hóa khi hội nhập lại với nhau, xuất hiện tập trung độc quyền trong cạnh tranh, xu hướng dịch chuyển nhân sự giữa các bên hoặc chuyển qua các ngân hàng khác cũng là một vấn đề đặc biệt cần quan tâm. Luận án đã phân tích một cách khá sâu sắc, toàn diện về hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua bán NHTM của Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp ý nghĩa thúc đẩy hoạt động này được phát triển và giảm thiểu những hạn chế mang lại khi NHTM thực hiện sáp nhập và mua bán. + Nghiên cứu của VPBank securities (2014) về “Báo cáo ngành Ngân hàng Việt Nam”, bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp từ những tổng hợp của Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác và phân tích định tính dựa trên những số liệu đã có để đánh giá hoạt động của NHTM Việt Nam thời gian qua và dự báo triển vọng của ngành trong thời gian tới. Nghiên cứu đã phân tích, tổng hợp sâu sắc toàn cảnh bức tranh ngành ngân hàng Việt Nam tính đến năm 2014. Báo cáo cũng đã nêu bật quá trình phát triển lịch sử của ngành Ngân hàng Việt Nam, những tăng trưởng ấn tượng trong quá khứ, những phân tích bối cảnh thị trường sâu sắc, và kết quả hoạt động của các NHTM dựa trên một số tiêu chí như: Chỉ số ROA & ROE; Phân tích Dupont; Bảng cân đối kế toán; Đánh giá chất lượng tín dụng….Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra một số nhận định về triển vọng của ngành trong thời gian tới. Liên quan đến hoạt động M&A trong lĩnh vực NHTM, báo cáo cũng khái quát sơ bộ thực trạng của hoạt động này trong một số năm gần đây (từ năm 2012-2014). + Đào Minh Tú (2011) trong nghiên cứu « Sáp nhập và hợp nhất ngân hàng - Quan điểm và cách thức tiến hành » (Tạp chí khoa học & Đào tạo ngân 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan