Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp việt nam...

Tài liệu Hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp việt nam

.PDF
239
8
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG -----o0o----- LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM XANH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh ĐỖ HƢƠNG GIANG Hà Nội - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG -----o0o----- LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM XANH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 Nghiên cứu sinh: Đỗ Hƣơng Giang Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thái Phong Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Tiến sỹ “Hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam” là công trình nghiên cứu do chính tôi hoàn thành. Các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê được sử dụng trong Luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành bằng sự nỗ lực và nghiêm túc nghiên cứu của tác giả, nhưng không thể thiếu được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm và động viên, chia sẻ của rất nhiều người. Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Lê Thái Phong, người Thầy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu cũng như luôn động viên, chỉ bảo, khuyến khích để tác giả sớm hoàn thành Luận án. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm và các đồng nghiệp trong Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Ngoại thương đã luôn động viên, những người đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ, tạo điều kiện trọng suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Sau đại học – Trường Đại học Ngoại thương đã hỗ trợ và tận tình giúp đỡ các thủ tục hành chính trong suốt quá trình tác giả học tập và bảo vệ Luận án. Đồng thời, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các doanh nghiệp tại Việt Nam, lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia phỏng vấn và khảo sát, giúp tác giả thu thập được các dữ liệu, thông tin một cách chính xác nhất. Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ tình cảm sâu sắc nhất tới gia đình, bố mẹ hai bên, chồng, con và bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ, thông cảm và hỗ trợ những lúc tác giả khó khăn, mệt mỏi và bận rộn nhất. Sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình chính là động lực giúp tác giả hoàn thành Luận án. Tác giả rất mong muốn tiếp tục nhận được sự hướng dẫn, góp ý, hỗ trợ từ các Thầy, Cô, các Chuyên gia và các Doanh nghiệp trên bước đường nghiên cứu khoa học tiếp theo của mình. Tác giả luận án MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu ................................................ 3 2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3 2.2. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................... 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 5 5. Những đóng góp mới của luận án .............................................................. 6 5.1. Ý nghĩa về lý luận............................................................................................. 6 5.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 7 6. Kết cấu của luận án ..................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 9 1.1. Nghiên cứu về hoạt động mua sắm của doanh nghiệp ............................. 9 1.2. Nghiên cứu về hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp .................. 13 1.3. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp ......................................................................................... 17 1.4. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................... 22 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM XANH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP ................................................... 24 2.1. Lý luận chung về hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp ............................................................................................................ 24 2.1.1. Khái niệm về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp......................................... 24 2.1.2. Khái niệm về mua sắm và mua sắm xanh trong doanh nghiệp...................... 25 2.1.3. Vai trò của hoạt động mua sắm xanh đối với các doanh nghiệp.................... 34 2.1.4. Lịch sử phát triển hoạt động mua sắm xanh..................................................... 36 2.2. Lý thuyết nền tảng giải thích hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp ............................................................................................................ 38 2.2.1. Lý thuyết thể chế (Institutional theory) .............................................................. 38 2.2.2. Lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực (Resource based view) ........................ 41 2.2.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)............................................. 43 2.3. Nội dung hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp ............................................................................................................ 44 2.3.1. Quy trình mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.................... 44 2.3.2. Các nguyên tắc để thực hiện hoạt động mua sắm xanh .................................. 46 2.3.3. Các hoạt động mua sắm xanh cơ bản ................................................................ 48 2.4. Một số quan điểm về các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp ........................................................................................... 49 2.4.1. Các nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua sắm xanh...................................................................................................................50 2.4.2. Các rào cản đối với doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua sắm xanh ....... 53 2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp và giả thuyết nghiên cứu trong luận án .................. 55 2.5.1. Các quy định môi trường.............................................................................. 56 2.5.2. Áp lực từ phía khách hàng........................................................................... 59 2.5.3. Áp lực cạnh tranh......................................................................................... 60 2.5.4. Rào cản từ phía nhà cung cấp ..................................................................... 62 2.5.5. Trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp............................................. 63 2.5.6. Cam kết của ban lãnh đạo............................................................................ 64 2.5.7. Lợi ích kỳ vọng ............................................................................................. 65 2.5.8. Rào cản về chi phí ........................................................................................ 67 2.5.9. Rào cản về nhân lực ..................................................................................... 67 2.5.10. Các biến kiểm soát ...................................................................................... 68 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 70 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 70 3.1.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................. 70 3.1.2. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 70 3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 73 3.2.1. Mô hình nghiên cứu............................................................................................. 73 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 74 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 75 3.3.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................................... 75 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ ..................................................... 77 3.3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức.................................................................... 78 3.4. Xây dựng thang đo lần 1 và thang đo lần 2 .......................................... 79 3.4.1. Thang đo hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp . 80 3.4.2. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp ............................................................................................. 81 3.4.3. Thang đo đặc điểm doanh nghiệp (biến kiểm soát) .......................................... 84 3.5. Thiết kế bảng hỏi ................................................................................... 85 3.6. Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu.................................. 85 3.6.1. Chọn điểm nghiên cứu......................................................................................... 85 3.6.2. Chọn mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 85 3.7. Kiểm định thang đo sơ bộ ...................................................................... 86 3.7.1. Kết quả kiểm định thang đo................................................................................. 87 3.7.2. Kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo ............................... 88 3.8. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu chính thức ................... 92 3.9. Nghiên cứu chính thức ........................................................................... 94 3.9.1. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 94 3.9.2. Phương pháp khảo sát và thu thập số liệu......................................................... 94 3.9.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................................... 95 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 96 4.1. Bối cảnh chung về hoạt động mua sắm xanh và vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy hoạt động mua sắm xanh tại Việt Nam ....................... 96 4.2. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................... 99 4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................ 101 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................... 102 4.5. Phân tích nhân tố khẳng định CFA .................................................... 104 4.5.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ................................................................. 104 4.5.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo............................................................................. 105 4.6. Kiểm định độ phù hợp của mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................................................... 110 4.6.1. Kiểm định độ phù hợp của mô hình lý thuyết ................................................. 110 4.6.2. Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết .......................................................... 113 4.7. Thực trạng hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................. 114 4.8. Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam .............................................. 125 4.8.1. Các quy định môi trường ................................................................................... 125 4.8.2. Áp lực từ phía khách hàng ................................................................................ 126 4.8.3. Áp lực cạnh tranh ............................................................................................... 127 4.8.4. Rào cản từ phía nhà cung cấp .......................................................................... 128 4.8.5. Cam kết của ban lãnh đạo ................................................................................. 129 4.8.6. Trách nhiệm xã hội của DN .............................................................................. 130 4.8.7. Lợi ích kỳ vọng .................................................................................................... 131 4.8.8. Rào cản về chi phí............................................................................................... 132 4.8.9. Rào cản về nhân lực ........................................................................................... 133 4.9. Sự khác biệt về mua sắm xanh các yếu tố đầu vào theo đặc điểm của doanh nghiệp........................................................................................................... 134 CHƢƠNG 5: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MUA SẮM XANH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI137 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu................................................................. 137 5.2. Kết quả và đóng góp chính của nghiên cứu ........................................ 138 5.2.1. Đóng góp về mặt lý thuyết .................................................................................. 138 5.2.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 139 5.3. Hàm ý và đề xuất giải pháp đối với các doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào ..................................................... 140 5.3.1. Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý môi trường và đăng ký chứng nhận quản lý môi trường ISO 14001 .................................................................................... 140 5.3.2. Tăng cường liên kết giữa các nhà cung cấp – nhà sản xuất – nhà phân phối – khách hàng ................................................................................................................. 142 5.3.3. Nâng cao nhận thức và cam kết của ban lãnh đạo đối với hoạt động trách nhiệm xã hội và hoạt động mua sắm xanh ................................................................ 143 5.4. Hàm ý và đề xuất giải pháp đối với các cơ quan quản lý để thúc đẩy hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp .............. 145 5.4.1. Hoàn thiện khung chính sách, thể chế hỗ trợ và hướng dẫn toàn diện, hiệu quả về việc thực hiện mua sắm xanh.......................................................................... 145 5.4.2. Thay đổi hành vi tiêu dùng, xây dựng lối sống xanh, thân thiện với môi trường ............................................................................................................................. 147 5.5. Hạn chế của luận án và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.......................... 149 KẾT LUẬN CHUNG......................................................................................... 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phân biệt “purchasing” và “procurement”.............................................. 27 Bảng 2.2: Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả/ nhóm tác giả chỉ ra các nhân tố thúc đẩy DN thực hiện hoạt động mua sắm xanh ................................................... 50 Bảng 2.3: Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả/ nhóm tác giả chỉ ra các nhân tố là rào cản đối với DN khi thực hiện hoạt động mua sắm xanh ................................... 53 Bảng 2.4: Các nhân tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua sắm xanh .... 55 Bảng 2.5: Các nhân tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động trách nhiệm xã hội của DN 56 Bảng 3.1: Tổ chức nghiên cứu ............................................................................... 70 Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................. 77 Bảng 3.3: Thang đo hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào .......................... 80 của doanh nghiệp (thang đo lần 1 và thang đo lần 2) ............................................. 80 Bảng 3.4: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của DN (thang đo lần 1 và thang đo lần 2) ................................................ 81 Bảng 3.5: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh.................. 83 các yếu tố đầu vào của DN (thang đo lần 1 và thang đo lần 2) ................................... 83 Bảng 3.6: Đặc điểm DN (Biến kiểm soát) .............................................................. 85 Bảng 3.7: Độ tin cậy của các thang đo (nghiên cứu sơ bộ) .................................... 88 Bảng 3.8: Kết quả phân tích EFA cho thang đo hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của DN ..................................................................................................... 89 Bảng 3.9: Kết quả phân tích EFA cho thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ........... 90 hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp ............................. 90 Bảng 3.10: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của DN .................................................................................................................. 91 Bảng 4.1: Phân loại theo đặc điểm DN .................................................................. 99 Bảng 4.2: Thông tin cá nhân của người trả lời khảo sát ...................................... 101 Bảng 4.3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 ................................... 103 Bảng 4.4: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu ... 104 Bảng 4.5: Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích các nhân tố............... 105 Bảng 4.6: Các hệ số chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa .......................................... 105 Bảng 4.7: Đánh giá giá trị phân biệt..................................................................... 107 Bảng 4.8: Tổng phương sai rút trích (AVE) của các nhân tố ............................... 108 Bảng 4.9: Ma trận tương quan giữa các khái niệm ............................................... 108 Bảng 4.10: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 1 ................. 111 Bảng 4.11: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 2 ................. 112 Bảng 4.12: Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu .................................. 112 được chấp nhận ở mức ý nghĩa 95% ...................................................................... 112 Bảng 4.13: Kết quả ước lượng bootstrap so với ước lượng .................................. 114 Bảng 4.14: Kết quả phân tích sự tác động của biến kiểm soát .............................. 135 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu về sự khác biệt trong hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào theo đặc điểm doanh nghiệp................... 135 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Tổ chức là một hệ thống mở .................................................................. 24 Hình 2.2: Quản lý chuỗi cung ứng xanh................................................................. 29 Hình 2.3: Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh ................................................ 30 Hình 2.4: Các cấp độ của trách nhiệm xã hội (CSR)................................................ 33 Hình 2.5: Quy trình mua sắm xanh của doanh nghiệp……..………………………44 Hình 2.6: Mô hình phân tích các nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp có chứng nhận EMS14001 tại Malaysia thực hiện hoạt động mua sắm xanh ................................. 51 Hình 2.7: Mô hình phân tích các nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp tại Đài Loan thực hiện hoạt động mua sắm xanh ........................................................................ 52 Hình 2.8: Mô hình phân tích các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động tới hoạt động mua sắm thân thiện với môi trường ............................................................... 52 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 71 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp tại Việt Nam ................................................ 74 Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu chính thức.............................................................. 92 Hình 4.1: Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA (chuẩn hóa) ..................... 109 Hình 4.2: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 1 .................... 110 Hình 4.3: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 2 .................... 111 Hình 4.4: Mức độ thực hiện hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp ............. 115 Hình 4.5: Mô hình hệ thống quản lý môi trường .................................................. 117 Hình 4.6: Xác định các yếu tố của khía cạnh môi trường ..................................... 121 Hình 4.7: Mức độ ảnh hưởng của các quy định môi trường ................................. 126 Hình 4.8: Mức độ ảnh hưởng của khách hàng ...................................................... 127 Hình 4.9: Mức độ ảnh hưởng bởi áp lực cạnh tranh ............................................. 127 Hình 4.10: Mức độ ảnh hưởng của rào cản từ phía nhà cung cấp ......................... 129 Hình 4.11: Mức độ ảnh hưởng của cam kết của ban lãnh đạo .............................. 130 Hình 4.12: Mức độ ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............ 131 Hình 4.13: Mức độ ảnh hưởng của lợi ích kỳ vọng .............................................. 131 Hình 4.14: Mức độ ảnh hưởng của rào cản về chi phí .......................................... 132 Hình 4.15: Mức độ ảnh hưởng của rào cản về nhân lực ....................................... 133 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên chữ viết tắt Các thuật ngữ Tiếng Việt BHXH BTNMT BVTV DN ĐBSCL HTQLMT KCN LĐTB&XH MSX NCC NVL QCVN TNHH TP.HCM Các thuật ngữ Tiếng Anh AMOS Analysis of MOment Structures CFA Confirmatory Factor Analysis CFI Comparative Fit Index CSR Corporate Social Responsibility DF EFA EMS FDI F&B GDP GFI Degrees of freedom Exploratory Factor Analysis Environmental Management System Foreign Direct Investment Food & Beverage Service Gross Domestic Product Goodness of fit index International Organization for Standardization Structural Equation Model Statistical Package for the Social Sciences Tucker-Lewis index Waste Electrical and Electronic Equipment World Trade Organization ISO SEM SPSS TLI WEEE WTO Diễn giải Bảo hiểm xã hội Bộ Tài nguyên và Môi trường Bảo vệ thực vật Doanh nghiệp Đồng bằng song Cửu Long Hệ thống quản lý môi trường Khu công nghiệp Lao động thương binh và xã hội Mua sắm xanh Nhà cung cấp Nguyên vật liệu Quy chuẩn Việt Nam Trách nhiệm hữu hạn Thành phố Hồ Chí Minh Phân tích cấu trúc mô măng Phân tích nhân tố khẳng định Chỉ số thích hợp so sánh Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Bậc tự do Phân tích nhân tố khám phá Hệ thống quản lý môi trường Đầu tư trực tiếp nước ngoài Ẩm thực và đồ uống Tổng sản phẩm quốc nội Chỉ số thích hợp tốt Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa Mô hình cấu trúc tuyến tính Phần mềm thống kê phân tích dữ liệu Chỉ số Tucker & Lewis Cộng đồng châu Âu về chất thải thiết bị điện và điện tử Tổ chức Thương mại Thế giới 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Theo đánh giá của Liên hợp quốc, ô nhiễm môi trường là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người thế kỉ XXI. Sự nóng lên của toàn cầu, biến đổi khí hậu và suy giảm hệ sinh thái đã và đang tác động trực tiếp tới mọi quốc gia, mọi vùng lãnh thổ và đặc biệt là các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Khí thải từ các phương tiện giao thông, các ngành công nghiệp sản xuất cũng như từ cháy rừng và nhiệt điện là nguyên nhân gây ra cái chết của 7 triệu người hàng năm1. Có khả năng đến năm 2050 hàng triệu người tại Châu Á, Trung Đông và Châu Phi có nguy cơ chết sớm vì những vấn đề ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước. Cuộc khủng hoảng an ninh năng lượng, khủng hoảng môi trường đã đặt con người trước sự lựa chọn. Tiếp tục tăng trưởng bằng mọi giá, bất chấp những hệ lụy và nhanh chóng đẩy nền kinh tế thế giới đến điểm tới hạn cùng kiệt; hay tìm kiếm cách thức tăng trưởng khác, vừa đảm bảo có tăng trưởng nhanh, vừa đảm bảo hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường trong phạm vi nguồn lực có hạn. Và, cách thức lựa chọn đúng đắn là phát triển bền vững. Việt Nam cũng chịu tác động to lớn của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đến hầu hết các trụ cột của phát triển bền vững. Tính trung bình trong 20 năm qua, Việt Nam nằm trong nhóm sáu nước chịu thiệt hại nặng nề nhất thế giới do biến đổi khí hậu theo nghiên cứu và khảo sát của tổ chức phi chính phủ về môi trường Germanwatch (Đức). Năm 2018, Việt Nam có 71.000 người chịu tác động của ô nhiễm môi trường, trong đó 50.000 người tử vong vì ảnh hưởng bởi không khí độc hại. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ở thời điểm này ước tính 10,82-16,63 tỷ USD, tương đương 240.000 tỷ đồng, chiếm 4,45-5,64% GDP cả nước2. Tháng 9 năm 2019, tổ chức Airvisual toàn cầu nhận xét, Hà nội là một trong 10 thành phố hàng đầu có chất lượng không khí kém với chỉ số AQI luôn trên mức trên 200. Nồng độ bụi PM2.5 trong không khí tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là từ 28 đến trên 50,5 vượt mức cho phép từ hai đến ba lần theo khuyến nghị của WHO và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao. 1 2 https://asianngo.org/upload/e-magazine/pdf/279/premature.html https://moitruong.net.vn/viet-nam-thiet-hai-khoang-12-ty-usd-moi-nam-do-o-nhiem-khong-khi/ 2 Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này đã được Liên hợp quốc chỉ ra là do sự gia tăng quá mức hoạt động của con người, trong đó có hoạt động sản xuất và tiêu dùng tạo ra chất thải gây ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiệt độ bề mặt trái đất nóng dần lên. Đặc biệt là các hoạt động của doanh nghiệp (DN) như khai thác tài nguyên thiên nhiên, tìm kiếm, mua sắm nguyên liệu đầu vào, hoạt động sản xuất và hoạt động logistics đã gây tác động tiêu cực đến môi trường. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo (như: than đá, dầu mỏ), tài nguyên đất, nước và khoáng sản (như: sắt, thép, nhôm, cacbon, silic, kẽm và đồng) dần bị cạn kiệt do quản lý thiếu đồng bộ, công nghệ khai thác lạc hậu, khai thác quá mức và sử dụng chưa hợp lý. Lượng nước thải, rác thải (đặc biệt là rác thải nhựa) và khí thải (như khí CO2, CO, SO2,NOx...) từ các nhà máy, các khu công nghiệp và từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày nếu không được xử lý tốt cũng gây ô nhiễm nặng nề tới đất, nước và không khí. Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018, tại Việt Nam, một số lưu vực sông bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, nhiều đoạn sông chất lượng nước ở mức kém và rất kém, điển hình là lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Hầu hết các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam đều có giá trị TSS và độ đục trong nước khá cao, ở mức vượt QCVN 08MT:2015/BTNMT (A2), nhiều khu vực còn vượt mức B1 của QCVN nhiều lần, đặc biệt là vào mùa lũ. Cùng với sự gia tăng dân số và sự gia tăng về tiêu dùng của xã hội, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang đứng trước những thách thức to lớn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Vì vậy, việc triển khai và áp dụng các chính sách tiêu dùng xanh, mua sắm xanh (MSX) ở Việt Nam nhằm khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững là một nhu cầu bức thiết. Việt Nam cần thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và thực hiện xanh hóa nền kinh tế, bao gồm xanh hóa sản xuất, xanh hóa tiêu dùng và xanh hóa lối sống để đảm bảo phát triển bền vững. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của Chương trình là từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu (NVL), sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh 3 thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm (Lê Minh Ánh, 2016). Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã và đang tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn liền với việc bảo vệ môi trường và coi đó là chiến lược trọng tâm quyết định đến sự phát triển bền vững của họ trong những năm gần đây. Các kết quả nghiên cứu tại các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Nhật Bản và các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Malaysia cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu tích hợp nhiều loại chiến lược phát triển bền vững vào hệ thống quản lý của công ty. Điển hình là một số doanh nghiệp đã thực hiện các hoạt động nghiên cứu về tái chế và tái sử dụng, một số doanh nghiệp khác lại cố gắng giải quyết các vấn đề trọng tâm xuất phát từ khâu đầu tiên của vòng đời sản phẩm như tiêu thụ năng lượng sạch hoặc sử dụng nguyên vật liệu xanh. Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu về hoạt động mua sắm thân thiện với môi trường của các cá nhân; hoạt động mua sắm công xanh, hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh và logistics xanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn rất hạn chế và chưa có tác giả nào nghiên cứu về hoạt động mua sắm xanh, đặc biệt là hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào. Vì vậy, nghiên cứu hoạt động mua sắm xanh với mục tiêu phát hiện thực trạng, đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp trong cuộc sống hiện đại có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam” để có thể đem lại một cái nhìn tổng quát, đánh giá thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam; đồng thời, đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp, góp phần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận án là nghiên cứu về hoạt động MSX yếu tố đầu vào của các DN, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX yếu tố đầu vào của các DN sản xuất Việt 4 Nam, đánh giá thực trạng hoạt động MSX và đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động MSX các yếu tố đầu vào cho các DN. 2.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và xây dựng khung lý thuyết về hoạt động MSX và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN - Hoàn thiện thang đo hoạt động MSX và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX của DN - Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài DN tới hoạt động MSX. - Đánh giá thực trạng hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN sản xuất Việt Nam và sự khác biệt về hoạt động MSX theo đặc điểm DN. - Đưa ra một số đề xuất cho DN và hàm ý cho các cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy hoạt động MSX các yếu tố đầu vào cho các DN Việt Nam. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Luận án cần làm rõ được các câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1) Nội hàm của hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN là gì? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN sản xuất Việt Nam? Nhân tố nào có ảnh hưởng tích cực, nhân tố nào có ảnh hưởng tiêu cực? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào? (2) Mức độ tham gia của các DN sản xuất Việt Nam vào hoạt động MSX các yếu tố đầu vào hiện nay như thế nào? Có sự khác biệt về hoạt động MSX các yếu tố đầu vào theo đặc điểm của DN hay không? (3) Những giải pháp nào có thể thúc đẩy hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của các DN Việt Nam? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hoạt động mua sắm xanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX yếu tố đầu vào của các DN sản xuất Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tác giả đi sâu phân tích hoạt động MSX của DN và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX yếu tố đầu vào của DN sản xuất Việt Nam. 5 - Phạm vi về yếu tố đầu vào: Để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, một DN cần có rất nhiều yếu tố đầu vào, như: vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu và thông tin. Tuy nhiên, trong Luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố đầu vào, đó là: (1) các nguyên liệu, vật liệu chính phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của từng DN; (2) các nguyên liệu, vật liệu phụ như: chất phụ gia, sản phẩm dùng để đóng gói (bao bì, túi, thùng carton). - Về không gian: Luận án nghiên cứu trên các DN sản xuất Việt Nam. Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam”. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam được nghiên cứu trong luận án bao gồm các DN nhà nước, DN tư nhân và DN FDI bởi các DN này có đăng lý thành lập theo pháp luật Việt Nam, hoạt động theo luật pháp tại Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam3. DN sản xuất và DN thương mại đều cần có các yếu tố đầu vào trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, DN sản xuất có sử dụng các yếu tố đầu vào đặc trưng như: nguyên liệu, vật liệu, trang thiết bị… có thể dự trữ4 và hoạt động dựa trên một chuỗi kết hợp giữa NVL, nhân công và các trang thiết bị để tạo nên sản phẩm. Do vậy, để nội dung của luận án được tập trung và các nhận định đủ sâu, luận án chỉ nghiên cứu tại các DN sản xuất Việt Nam. Các DN được nghiên cứu chủ yếu là các DN trong một số ngành phổ biến trong lĩnh vực sản xuất, ví dụ như: ngành dệt may, da giày, sản xuất giấy, và sản xuất linh kiện điện tử. - Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của Luận án là trong giai đoạn 2017 – 2020, thời gian điều tra là năm 2019. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Luận án sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu, đó là: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Bên cạnh đó, Luận án cũng sử dụng các phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa, thống kê, phân tích, so sánh và đối chiếu. Tác giả nghiên cứu tổng quan về hoạt động MSX qua các tài liệu trong nước và quốc tế. Từ các kết quả phân tích tài liệu sẽ hình thành khung lý thuyết, các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và thang đo lần 1. 3 Ví dụ: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam có trụ sở chính tại KCN Yên Phong 1, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 4 https://www.bravo.com.vn/vi/Tin-tuc/Quan-tri-doanh-nghiep/Su-khac-nhau-cua-doanh-nghiep-san-xuat-vadoanh-nghiep-thuong-mai 6 - Phương pháp nghiên cứu định tính: tác giả tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động MSX. Đối tượng được phỏng vấn là các giám đốc/ phó giám đốc doanh nghiệp, trưởng/ phó phòng mua hàng - họ là những người am hiểu và/ hoặc thực làm các hoạt động mua sắm NVL đầu vào của DN, biết được bản chất của công việc, do đó sẽ có những đánh giá chính xác về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX. Sau đó, dựa vào kết quả thu được, tác giả tiến hành hiệu chỉnh thang đo lần 1, bổ sung các biến quan sát và phát triển thang đo hoàn chỉnh cho các yếu tố này. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: tác giả thực hiện phát phiếu khảo sát để nhận diện và kiểm định tác động của các yếu tố thông qua đánh giá độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, xác định mức độ tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động MSX. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu định lượng cũng được thực hiện nhằm kiểm định có hay không sự khác biệt về sự tham gia của các doanh nghiệp và hoạt động MSX theo đặc điểm của doanh nghiệp. Ngoài ra, tác giả kết hợp với phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) để nghiên cứu thực trạng hoạt động MSX của các DN tại Việt Nam. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án có những đóng góp về lý luận và thực tiễn thông qua việc xây dựng, kiểm định mô hình, giả thuyết và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động MSX các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể như sau: 5.1. Ý nghĩa về lý luận - Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đóng góp vào hệ thống các nghiên cứu về hoạt động MSX của DN. Cụ thể, kết quả nghiên cứu đã xác định có bảy nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN, bao gồm ba nhân tố bên ngoài và bốn nhân tố nội tại DN. Trong đó, có hai nhân tố bên ngoài DN có tác động tích cực và mạnh nhất đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN là áp lực khách hàng và các quy định môi trường. Hai nhân tố có tác động trực tiếp và ngược chiều đến hoạt động MSX của DN đó là rào cản từ phía nhà cung cấp và rào cản về chi phí. - Thứ hai, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra bốn nhân tố ảnh hưởng gián tiếp và tích cực đến hoạt động MSX của DN thông qua nhân tố trách nhiệm xã hội (TN), đó là: áp lực từ phía khách hàng, các quy định môi trường, áp lực cạnh tranh và cam kết của ban 7 lãnh đạo. Phát hiện này đã củng cố thêm ý nghĩa của lý thuyết thể chế về vai trò của chính phủ, và lý thuyết các bên liên quan trong hoạt động thúc đẩy DN áp dụng các sáng kiến xanh và thực hiện trách nhiệm xã hội. - Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam theo đặc điểm của doanh nghiệp như: quy mô DN, loại hình của DN và thị trường của DN. Cụ thể, theo loại hình DN thì các DN FDI thực hiện mua xanh nhiều nhất, sau đó đến DN tư nhân và thấp nhất ở nhóm DN nhà nước. Về thị trường: các DN có thị trường xuất khẩu mua xanh nhiều hơn các DN có thị trường trong nước. Về quy mô DN: các DN lớn mua xanh nhiều hơn các DN có quy mô vừa và nhỏ, hoặc siêu nhỏ. Kết quả nghiên cứu bổ sung cho nguồn dữ liệu tham khảo về MSX tại Việt Nam, kết quả khảo sát về MSX của các DN tại một số thành phố lớn tại Việt Nam trong nghiên cứu này có thể là một nguồn dữ liệu tốt, có tính chất tham khảo và bổ sung, giúp các nhà hoạch định chính sách định hướng tốt hơn về MSX. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn MSX các yếu tố đầu vào của DN có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn phát triển kinh tế bền vững. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam nhận định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX của doanh nghiệp. Đây là điều kiện để tiếp tục triển khai những nghiên cứu ứng dụng và đưa ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào hoạt động mua xanh trong tương lai. Luận án đã đề xuất được một số giải pháp hợp lý, dựa trên bằng chứng nghiên cứu nghiêm túc nhằm thúc đẩy hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN. Các giải pháp nếu được thực thi có thể có hiệu quả thiết thực, giảm thiểu lãng phí trong các chương trình chính sách kinh tế có liên quan. Cụ thể, các yếu tố quan trọng cần thúc đẩy như được gợi ý từ nghiên cứu này là Chính phủ cần triển khai và hoàn thiện các quy định về môi trường, khuyến khích và hỗ trợ các DN sản xuất theo công nghệ sạch. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về ý nghĩa của việc mua sắm sản phẩm xanh, thực hiện lối sống xanh hóa. MSX có thể mang lại những lợi ích như bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, tiết kiệm năng lượng và cải thiện hình ảnh của DN. Do đó, các DN có thể xem hoạt động mua xanh như một trong những công cụ chiến lược để cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện cam kết của DN về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất