Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại chi cục quản lý thị trường tỉnh phú...

Tài liệu Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại chi cục quản lý thị trường tỉnh phú thọ

.PDF
105
76
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN SỸ HƯNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT THỊ TRƯỜNG TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂNTHẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN SỸ HƯNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT THỊ TRƯỜNG TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂNTHẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Hợp THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Học viên Phan Sỹ Hưng ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới thày giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Quang Hợp, người đã tận tình hướng dẫn và cho tôi những ý kiến định hướng quý báu giúp tôi thực hiện Luận văn. Tôi gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong phòng Đào tạo, các thầy, cô giáo và toàn thể cán bộ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã dìu dắt, truyền đạt những kiến thức quý báu để tôi áp dụng trong thực tiễn và quá trình hoàn thiện Luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo, các phòng ban tại Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Phú Thọđã tạo điều kiện cho tôi được đi học để nâng cao trình độ, động viên khích lệ và cung cấp số liệu quý báu. Tôi xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ và ủng hộ trong suốt quá trình học tập vừa qua. Học viên Phan Sỹ Hưng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ....................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3 Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNGKIỂM TRA, KIỂM SOÁT THỊ TRƯỜNG TẠICHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG ............................................................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát thịtrường ....... 4 1.1.1. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường ............................................... 4 1.1.2. Vai trò của hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường ........................... 12 1.1.3. Quy trình hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường.............................. 13 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường ... 27 1.2. Cơ sở thực tiễn về chất lượng hoạt dộng kiểm tra, kiểm soát thị trường ....... 31 1.2.1. Kinh nghiệm về chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát thịtrường ...... 31 1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ ........................................................................................................... 34 iv Chương 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 36 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 36 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 36 2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin ............................................. 37 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 38 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 39 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ kiểm tra, kiểm soát thịtrường ..................................................................... 39 Chương 3.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁTTHỊ TRƯỜNG CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ............................................................................................. 40 3.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu tỉnh Phú Thọ ........................................... 40 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ .................................. 40 3.1.2. Tổng quan về chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ ........................ 43 3.2. Thực trạng hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ ...................................................................... 49 3.2.1. Thu thập, xử lý thông tin và xây dựng kế hoạch kiểm tra .................... 49 3.2.2. Tổ chức kiểm tra ................................................................................... 54 3.2.3. Xử lý vi phạm hành chính ..................................................................... 58 3.2.4. Hoạt động sau xử lý vi phạm hành chính.............................................. 62 3.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ .................................................. 63 3.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan .......................................................................... 63 3.3.2. Nhóm yếu tố khách quan....................................................................... 66 3.4. Đánh giá hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ ............................................................................... 70 3.4.1. Thành tựu .............................................................................................. 70 3.4.2. Hạn chế .................................................................................................. 72 3.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 74 v Chương 4.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA,KIỂM SOÁTTHỊ TRƯỜNG TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ ........................................................................................77 4.1. Định hướng và mục tiêu nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ ........................................ 77 4.1.1. Định hướng............................................................................................ 77 4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 79 4.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ ......................................................... 80 4.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra .............. 80 4.2.2. Tăng cường phối hợp với các cơ quan ban ngành ................................ 81 4.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ..................................................... 82 4.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về kiểm tra, kiểm soát thị trường ................................................................................................ 84 4.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ............................................. 86 4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 91 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ : Ban chỉ đạo DN : Doanh nghiệp HĐND : Hội đồng nhân dân KD : Kinh doanh KT : Kinh tế NSNN : Ngân sách nhà nước QLTT : Quản lý thị trường TBCN : Tư bản chủ nghĩa TM-DL : Thương mại - Du lịch UBND : Ủy ban nhân dân VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm XHCN : Xã hội chủ nghĩa vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra,kiểm soát thị trường của chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ ................................. 51 Bảng 3.2: Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường của chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ theo từng loại hình sai phạm ............................................................................... 53 Bảng 3.3: Thực trạng tổ chức kiểm tra tại chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ ...... 54 Bảng 3.4: Thực trạng tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường của chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ theo từng loại hình sai phạm....................... 56 Bảng 3.5: Đánh giá của cán bộ về chất lượng việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường ..................................................................... 58 Bảng 3.6: Kết quả xử lý vi phạm hành chính tạichi cục QLTT tỉnh Phú Thọ ..... 59 Bảng 3.7: Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường ..................................................................... 73 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục Quản lý thị trường ....... 44 Biểu đồ 3.1: Thực trạng lập kế hoạch kiểm tra dựatrên các nguồn thông tin .................................................................................. 50 Biểu đồ 3.2: Kết quả kiểm tra, phát hiện vi phạm tại chi cục QLTTtỉnh Phú Thọ ................................................................................... 55 Biểu đồ 3.3: Kết quả xử phạt hành chính thu vào NSNN theo từng loại hình vi phạm ............................................................................ 60 Biểu đồ 3.4: Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng xử lý sau kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ ........... 61 Biểu đồ 3.5: Đánh giá của doanh nghiệp về việc giải quyết khiếu nại của chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ.............................................. 62 Biểu đồ 3.6: Đánh giá của cán bộ về chất lượng tổ chức bộ máy ............... 65 Biểu đồ 3.7: Đánh giá của cán bộ về chính sách pháp luật áp dụng trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tại chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ................................................................. 67 Biểu đồ 3.8: Đánh giá của cán bộ chi cục về ý thức của doanh nghiệp và người dân ............................................................................ 70 Biểu đồ 3.9: Doanh nghiệp trả lời về việc thực hiện thu thập thông tin của chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ.............................................. 71 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán, giao thương giữa người mua và người bán, là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Hiện nay, thị trường ngày càng phát triển, các hoạt động giao thương diễn ra ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này đã giúp thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế mang lại thì kinh tế thị trường cũng có không ít những tiêu cực gây ra những tác hại nghiêm trọng tới đời sống của người tiêu dùng và tổn thất nặng nề cho nền kinh tế, đặc biệt có thể kể đến như: nạn buôn lậu, làm hàng giả, hàng kém chất lượng…. những hành vi này trong những năm gần đây đã gia tăng về cả số lượng và hình thức vi phạm. Chống buôn lậu hàng giả, hàng nhái đã được đề cao nhằm mục đích giảm thiểu tình trạng vi phạm cũng như nâng cao đời sống của người dân và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ là tổ chức trực thuộc Sở Công thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở quản lý nhà nước về công tác quản lý thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hóa theo pháp luật. Chi cục quản thị trường còn cónhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp, các lĩnh vực khác được pháp luật quy định và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.Tỉnh sở hữu vị trí địa lý thuận lợi có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng những lợi thế về địa lý, tiềm năng này để thực hiện các hành vi buôn lậu, chung chuyển hàng giả hàng nhái tới nhiều nơi khác nhau. Sự phát triển của các đối tượng vi phạm ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ vi phạm, 2 nhưng đội ngũ kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục chưa thực sự hoàn thiện, vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Điều này dẫn tới nhiều trường hợp vượt xa tầm kiểm soát của Chi cục, gây nhiều tổn thất cho thị trường tỉnh Phú Thọ nói riêng và thị trường cả nước nói chung. Với tình hình diễn biến khó lường của những đối tượng vi phạm đòi hỏi công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường phải phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật cũng đảm bảo nền kinh tế thị trường phát triển ổn định. Trong những năm qua, Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ đã chú trọng thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường song chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Nhận thức được thực trạng của thị trường kinh tế hiện nay và tầm quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tác giả lựa chọn đề tài: "Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ"làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ. - Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ. Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn tới. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ - Phạm vi về thời gian: Phân tích thực trạng của hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn - Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường. Những nội dung lý thuyết được tác giả đề cập gồm: lý luận chung về chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường; khái niệm và nội dung hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường; những yếu tố ánh hưởng tới chất lượng hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường. - Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 5. Bố cục của luận văn Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Thực trạng hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ Chương 4. Giải pháp hoàn thiện chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNGKIỂM TRA, KIỂM SOÁT THỊ TRƯỜNG TẠICHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG 1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát thịtrường 1.1.1. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường 1.1.1.1. Khái niệm về thị trường Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về thị trường, theo C.Mác:“Hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra không phải cho người sản xuất tiêu dùng mà người sản xuất ra để bán. Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hoá và được hình thành trong lĩnh vực lưu thông. Người có hàng hoá hoặc dịch vụ đem ra trao đổi gọi là bên bán, người mua có nhu cầu chưa thoả mãn và có khả năng thanh toán được gọi là bên mua.”[4] Trong kinh tế học và kinh doanh, thị trường là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó. Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Theo định nghĩa này, thị trường bao gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau như: thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, v.v... Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi 5 nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường miền Trung… Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiềntệ. Dựa trên các khái niệm có thể rút ra: Thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ … nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu ở bất kỳ thời gian và địa điểm nào. 1.1.1.2.Khái niệm về kiểm tra, kiểm soát thị trường Kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”, để chỉ hoạt động của chủ thể tác động vào đối tượng kiểm tra (có thể trực thuộc hoặc không trực thuộc). Tuy nhiên, khái niệm kiểm tra (control) có thể được hiểu theo 2 nghĩa: Theo nghĩa rộng, để chỉ hoạt động của các tổ chức xã hội, các đoàn thể và của công dân kiểm tra hoạt động bộ máy của nhà nước. Theo nghĩa hẹp hơn, kiểm tra là hoạt động của chủ thể nhằm tiến hành xem xét, xác định một việc gì đó của đối tượng bị quản lý xem có phù hợp hay không phù hợp với trạng thái định trước (kiểm tra mang tính nội bộ của người đứng đầu cơ quan, kiểm tra phương tiện giao thông…).[12] Xét về chủ thể thì phạm vi chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra rất đa dạng và phức tạp. Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặc cũng có thể là một chủ thể phi Nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Đảng, Công đoàn, Mặt trận, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…), hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp: kiểm tra của Giám đốc đối với các phòng, ban, kiểm tra của Quản đốc đối với người lao động. Trên một bình diện rộng hơn nữa, kiểm tra có thể là sự xem xét thực tế để đánh giá, nhận xét của bất kỳ một cá nhân nào trong xã 6 hội trong bất cứ một hoạt động nào. Khi con người biết lao động một cách có ý thức thì đã xuất hiện yêu cầu tất yếu là phải kiểm tra. Ăng ghen đã nói “mỗi hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người đều chứa đựng trong đó những yếu tố của kiểm tra” và “đối với mỗi con người tự nhiên, mỗi cộng đồng nguyên thuỷ, kiểm tra được xem như là phương thức hành động để thực hiện mục đích”. Như vậy, kiểm tra xuất hiện trước khi có sự ra đời của Nhà nước đầu tiên trong lịch sử. Có thể nói, kiểm tra sẽ tồn tại cùng với loài người. Khi Nhà nước tự tiêu vong, thì kiểm tra vẫn còn tồn tại cùng với “chức năng quản lý đơn thuần là chăm lo đến lợi ích của xã hội” như Ăng ghen đã chỉ ra[4]. Kiểm tra gắn liền với công việc của một tổ chức, một cán bộ, công chức nhất định, trong thị thường nó gắn với các hộ kinh doanh, doanh nghiệp, thương lái….. Hoạt động này thường theo một số hướng sau: (i) Theo dõi để cho hoạt động của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp phù hợp với quy định mà Nhà nước quy định; (ii) Quan sát để đảm bảo rằng mọi hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanhlà đúng quy định, đủ điều kiện tiếp tục hoạt động. Hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trongthị trường là tốt;(iii) Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của các hoạt động theo kế hoạch đặt ra. Đối với thị trường, kiểm tra là hoạt động nhằm kiểm tra mọi hoạt động xảy ra trên thị trường bao gồm: các hoạt động mua bán, quy trình sản xuất, chế biến… Mọi hoạt động kiểm tra được căn cứ trên quy định mà Nhà nước đã đề ra. Kiểm soát là hoạt động dựa trên những thông tin sẵn có từ đó đánh giá nhằm phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định và được đặt trong phạm vi quyền hành của đối tượng nào đó. Kiểm soát được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau bởi những nguồn khác nhau. Theo nguyên tắc quản trị cổ điển, kiểm soát là“control”, trong đó nhấn mạnh chữ kiểm soát bao hàm ý nghĩa“bạo lực”. Theo Đại Từ Điển Tiếng Việt do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo - Trung Tâm Ngôn Ngữ và 7 Văn Hoá Việt Nam do Nguyễn Như Ý chủ biên (1999) thì “kiểm soát” là kiểm tra, xem xét, nhằm ngăn ngừa những sai phạm các qui định. Cụ thể hơn đây là công tác phát hiện các hoạt động không đúng quy định, không được hoàn tất từ đó làm căn cứ để đưa ra các mức xử phạt đối với người chịu trách nhiệm thi hành hoạt động này. Trong thời đại kinh tế mở hiện nay, từ “control”mang ý nghĩa kiểm soát nhưng được hiểu theo ý nghĩa nhẹ hơn hay còn được gọi là kiểm tra. Cũng theo Đại Từ Điển trên, “kiểm tra” được định nghĩa là xem xét thực chất, thực tế. Kiểm tra, như vậy, bao hàm sự hướng dẫn và huấn luyện nhiều hơn là trừng phạt[16]. Kiểm soát có chức năng là bao quát mọi hoạt động của thị trường theo những kế hoạch đã được đề ra. Hiệu quả của công tác kiểm soát được đánh giá khi các tiêu chuẩn (standards) được thiết lập, các thông tin (information) cần thiết để đo lường tiêu chuẩn được cung cấp đầy đủ, và đối tượng có hành động sửa sai (corrective action) khi cần thiết. Kiểm tra, kiểm soát là hoạt độngđánh giá các hoạt động thông qua các thông tin kỹ thuật, phương tiện, phương pháp và các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng của các hoạt động trong phạm vi quản lý theo đúng chuẩn mực nhất định. Nhiệm vụ chính của kiểm tra, kiểm soát là thực hiện đánh giá các sản phẩm, hoạt động có đạt theo chuẩn mực đã được đề ra trước đó hay không hoặc đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế của tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kiểm tra, kiểm soát còn là hoạt động so sánh giữa chất lượng thực tế và chất lượng dựa theo tiêu chuẩn để phát hiện những sai lệch không phù hợp trong các hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức từ đó làm căn cứ đưa ra những biện pháp khắc phục sai lệch đó. Khi thực hiện kiểm tra, kiểm soát các kết quả thực hiện kế hoạch cần đánh giá một cách độc lập những vấn đềsau: + Kế hoạch có được tuân theo một cách đúng quy định không? + Kế hoạch đề ra đã đạt được hiệu quả hay chưa? 8 Nếu mục tiêu không đạt được có nghĩa là một trong hai hoặc cả hai điều trên đều không được thoảmãn Từ phân tích trên, ta có khái niệm “kiểm tra, kiểm soát thị trường là hoạt động xem xét tình hình thực tế thị trường, đánh giá, nhận xét về thị trường, qua đó phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định về quản lý thị trường và là một chức năng thiết yếu và quan trọng nhất trong công tác Quản lý thịtrường”. Theo Luật Thương mại thì kiểm tra, kiểm soát thị trường chính là hoạt động phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, vi phạm sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm và gian lận thương mại. Vậy,Chấtlượngkiểmtra,kiểmsoátthịtrườnglàkhảnăngcủahoạtđộngxem xét, đánh giá, phát hiện, ngăn chặn, xử lý những gì trái với quy định về thị trường nhằmđápứngcácyêucầucủaCơquanquảnlýthịtrườngvàcácbênliênquan. Trên thực tế hai khái niệm kiểm tra và kiểm soát không tách rời nhau, chúng ta thường dùng chung một cụm từ kiểm tra, kiểm soát thị trường để chỉ một hoạt động giám sát của cơ quan quản lý thị trường đối với các hoạt động, giao dịch trên thị trường như sản suất, kinh doanh mua bán, trao đổi hàng hóa, giao dịch thương mại…, nhằm bảo đảm những quy định về pháp luật thương mại, thị trường được thực thi nghiêm minh trong đời sống kinh tế - xã hội. 1.1.1.3. Mục tiêu của hoạt động kiểm tra, kiểm soát thịtrường Nền kinh tế phát triển theo xu hướng hội nhập thế giới, điều này giúp mở rộng quan hệ giữa các doanh nghiệp trong nước với các tập đoàn quốc gia cũng như là các hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Xu hướng này đã mang lại những lợi ích như làm đa dạng hóa, phong phú mặt hàng, mua bán trở nên dễ dàng hơn, nguồn cung và nguồn cầu đều tăng. Bên cạnh những lợi ích trên, xu hướng hội nhập này cũng mang theo không ít mặt trái như: tình trạng buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, gian lận thương mại… và một số tệ nạn khác. Đây là những vấn đề mà tất cả quốc gia đều phải đối mặt và song hàng trong suốt quá trình phát triển nền kinh tế thị trường. 9 Nền kinh tế của nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mọi hoạt động của nền kinh tế đề có sự quản lý của nhà nước nhằm mục đích phát huy tính ưu việt của thị trường, phát huy tiềm năng sẵn có của đất nước và nội lực của nền kinh tế, tranh thủ kinh nghiệm và vốn của các nước phát triển để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Quản lý thị trường là một trong những nội dung nằm trong hoạt động Quản lý nhà nước,quản lý thị trường là công cụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong kinh tế thị trường nhằm đảm bảo mọi hoạt động kinh tế của nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủnghĩa mà nhà nước đã đề ra. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường thuộc trong lĩnh vực quản lý thị trường. Vai trò của hoạt động này nhằm ngăn chặn và hạn chế mặt trái của nền kinh tế thị trường; Kiểm tra, kiểm soát thị trường còn có vai trò là phối hợpvới các cơ quan chức năng của bộ máy nhà nước đấu tranh chống các hành vi sai phạm trong kinh tế: đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép; bảo vệ nền sản xuất trong nước, quyền lợi chính đáng của người sản xuất, kinh doanh hợp pháp và của người tiên dùng; góp phần chống thất thu cho ngân sách Nhà nước. Ngày nay với sự phát triển chóng mặt của các nền kinh tế riêng lẻ trên thế giới, nhà nước ta đã đổi mới chủ trương đường lối chính trị,chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường như một chiến lược lâu dài. Khi chuyển sang cơ thế này, Đảng ta đã thấy rõ hai mặt đối lập của cơ chế này: về mặt tích cực cơ chế này có tác dụng tích cực to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, mặt tiêu cực là cơ chế này mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Từ đó, một trong những quan điểm cơ bản của Đảng ta là: vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, nhằm phát huy tác dụng tích cực đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế này. 10 Những tiêu cực của cơ chế này đã được Trung ương Đảng chỉ ra ngay trong những thời kỳ đầu áp dụng cơ chế đổi mới. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá VI trước Đại hội đại biểu lần thứ VII (tháng 6/1991) đã nêu rõ: "Công tác quản lý thị trường có nhiều sơ hở, nạn buôn lậu, làm hàng giả trầm trọng và kéo dài…", "… trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực đã xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực mới mà chúng ta chưa lường hết, chậm phát hiện và chưa xử lý tốt. Đó là lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế …".Theo những quan điểm nhận định nêu trên, nhằm hạn chế tiêu cực của cơ chế mới, Đảng ta đã đề ra chủ trương: "Kiên quyết chống buôn lậu và các hiện tượng tiêu cực khác trong lưu thông…"[2]. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện các văn bản phát luật và tổ chức thực hiện theo đúng các quan điểm, chủ trương của Đảng về tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường trong cơ chế kinh tế thị trường. Từ đó có thể thấy, mục tiêu của hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường được nêu rõ trong chức năng của cơ quan quản lý thị trường đólà: - Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường từng thời kỳ báo cáo Sở công thương quyết định; tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật thương mại đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh; áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý các vi phạm hành chính; - Kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm quy định về thương nhân và hoạt động thương mại theo Luật Thương mại; - Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thương mại; kiến nghị với UBND tỉnh, thành phố các biện pháp đảm bảo việc thi hành pháp luật thương mại và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý thịtrường.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan