Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động kiểm soát tài chính tại bảo hiểm tiền gửi việt nam...

Tài liệu Hoạt động kiểm soát tài chính tại bảo hiểm tiền gửi việt nam

.DOCX
131
4
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THỊ THU HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - Năm 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THỊ THU HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị các tổ chức tài chính Mã số: Chuyên ngành thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM BẢO KHÁNH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - Năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Hoạt động kiểm soát tài chính tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ng ƣời khác. Các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc đúc kết trong quá trình làm việc, nghiên cứu và học tập. Tài liệu sử dụng trong luận văn đƣợc trích dẫn rõ ràng, chính xác theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và nội dung trong luận văn của mình. Học viên Nguyễn Thị Thu LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành tài chính ngân hàng với đề tài “Hoạt động kiểm soát tài chính tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và đƣợc sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và ngƣời thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến giáo viên h ƣớng dẫn khoa học TS. Phạm Bảo Khánh đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn của mình, giúp tác giả trang bị thêm đ ƣợc nhiều kiến thức cũng nh ƣ phƣơng pháp nghiên cứu khoa học đểhoàn thiện luận văn của mình. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể đồng nghiệp, các thầy cô giáo trong Hội đồng Khoa học và Khoa Tài chính Ngân hàng tr ƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………….i DANH MỤC HÌNH…………………………………………………...…………….ii DANH MỤC BẢNG BIỂU………………………………………………….……..iii LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIẾM SOÁT TÀI CHÍNH.......................................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................... 5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu đƣợc công bố tại nƣớc ngoài................................ 5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc............................................................ 6 1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát tài chính................................................... 7 1.2.1. Khái niệm về hoạt động kiểm soát tài chính.................................................... 7 1.2.2. Vai trò của hoạt động kiểm soát tài chính..................................................... 10 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động kiểm soát tài chính............................. 12 1.2.4. Mô hình hệ thống kiểm soát tài chính........................................................... 16 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về hoạt động kiểm soát tài chính.................................... 21 1.3.1. Cơ cấu một số tổ chức bảo hiểm tiền gửi thế giới.........................................21 1.3.2. Các nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển hệ thống BHTG hiệu quả.........23 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 28 2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................... 28 2.1.1. Nguồn thu thập số liệu................................................................................... 28 2.1.2. Cách thức thu thập số liệu............................................................................. 28 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 28 2.2.1. Phƣơng pháp thống kê và phân tích dữ liệu.................................................. 28 2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn................................................................... 29 2.2.4. Phƣơng pháp so sánh.................................................................................... 30 2.2.5. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu......................................................................... 31 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM................................................................................ 33 3.1. Khái quát về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam........................................................ 33 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BHTGVN......................................... 33 3.1.2. Các chức năng, nhiệm vụ chính của BHTGVN............................................. 34 3.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của BHTGVN...................................................... 35 3.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát tài chính tại BHTGVN..................................... 38 3.2.1. Hoạt động chính của BHTGVN..................................................................... 38 3.2.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát tài chính tại BHTGVN.................................39 3.3. Đánh giá hệ thống kiểm soát tài chính tại BHTGVN........................................ 78 3.3.1. Các kết quả đạt đƣợc của hệ thống kiểm soát tài chính................................. 78 3.3.2. Những hạn chế của hệ thống kiểm soát tài chính.......................................... 81 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM.......................................... 84 4.1. Đề xuất hoàn thiện hoạt động kiểm soát tài chính tại BHTGVN......................84 4.1.1. Tiếp cận từng bƣớc với những quy định của COSO 2013............................84 4.1.2. Phù hợp với đặc điểm hoạt động BHTGVN.................................................. 84 4.2. Một số giải pháp đối với hoạt động kiểm soát tài chính tại BHTGVN.............86 4.2.1. Môi trƣờng kiểm soát.................................................................................... 86 4.2.2. Hoạt động kiểm soát...................................................................................... 88 4.2.3. Thông tin và truyền thông............................................................................. 89 4.2.4. Giám sát........................................................................................................ 89 4.4. Đóng góp của đề tài nghiên cứu....................................................................... 91 4.5. Hạn chế của đề tài nghiên cứu.......................................................................... 92 4.6. Một số đề xuất cho các nghiên cứu tƣơng lai................................................... 92 KẾT LUẬN............................................................................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 95 PHỤ LỤC STT 1 2 3 4 Ký hiệu BHTG BHTGVN BIS CN 5 COSO 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 DNNN HĐQT HTKSNB IADI IIA KSNB KTNB NSNN NHNN QLTP&CT TC-KT TGĐ TSC i DANH MỤC HÌNH STT Hình 1 Hình 1.1 2 Hình 1.2 3 Hình 1.3 4 Hình 3.1 5 Hình 3.2 6 Hình 3.3 7 Hình 3.4 8 Hình 3.5 9 Hình 3.6 ii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 iii LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tài chính - ngân hàng là một trong những hoạt động chủ chốt của nền kinh tế nhƣng lại luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây ra những hậu quả khó lƣờng. Sự bất ổn của hệ thống tài chính - ngân hàng sẽ gây ra những bất ổn về mặt xã hội do vậy cần cân bằng giữa sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngân hàng và sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Để đảm bảo đ ƣợc mục tiêu đó, các quốc gia trên thế giới đã sử dụng công cụ tài chính là BHTG để bảo vệ ng ƣời gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Sau quá trình thực hiện đổi mới, số lƣợng các tổ chức tín dụng tăng, hoạt động ngân hàng dần thể hiện tính thị trƣờng, tính cạnh tranh trong huy động tiền gửi và cho vay càng trở lên quyết liệt; yếu tố rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng trở nên phức tạp và cần có giải pháp phòng ngừa kịp thời. Đứng tr ƣớc yêu cầu đó, BHTGVN đƣợc thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg, ngày 09/11/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ và đi vào hoạt động từ ngày 07/7/2000. Sau 20 năm đi vào hoạt động, BHTGVN đã khẳng định đƣợc vai trò trong việc bảo vệ ng ƣời gửi tiền và góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn của hệ thống ngân hàng, ổn định an ninh chính trị và đời sống xã hội. Đây là tổ chức duy nhất ở Việt Nam triển khai hoạt động BHTG nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền, hỗ trợ các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng. BHTGVN là một định chế tài chính đặc biệt trong hệ thống tài chính quốc gia, cùng với các cơ quan giám sát tài chính quốc gia thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hợp nhất liên quan tới rủi ro quốc gia, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ng ƣời gửi tiền, góp phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng. Vai trò nổi bật của hoạt động BHTG là tác động thúc đẩy nâng cao chất lƣợng hoạt động ngân hàng hƣớng tới thu hút tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong cộng đồng xã hội trên cơ sở các bên cùng có lợi.Đối với ng ƣời gửi tiền, hoạt động của BHTGVN góp phần củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống 1 ngân hàng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hàng chục triệu ng ƣời gửi tiền.Đối với hệ thống ngân hàng, BHTGVN tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh, an toàn và thúc đẩy huy động tiền gửi cho đầu t ƣ phát triển. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động BHTGVN vẫn còn một sốbất cập nh ƣ: hạn mức chi trả khá thấp, phí BHTG áp dụng đồng nhất đối với các tổ chức tham gia BHTG, vai trò cũng nhƣ cơ chế phối hợp giữa BHTGVN với các cơ quan giám sát tài chính (mạng an toàn tài chính) trong việc xử lý các tổ chức tín dụng có vấn đề chƣa đƣợc thiết lập rõ ràng và chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế, v.v. Ngoài ra, với sự hợp nhất sâu rộng trong lĩnh vực kinh tế cũng nhƣ tài chính, hệ thống ngân hàng Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro mới khi gia nhập thị tr ƣờng toàn cầu. Do đó, để giảm thiểu những rủi ro này, việc xây dựng một hệ thống kiểm soát tài chính hiệu quả là điều hết sức cần thiết cho BHTGVN. BHTGVN cũng nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát tài chính đối với sự phát triển bền vững của tổ chức. Mặc dù vậy, những tồn tại trong hoạt động của BHTGVN nhƣ công tác thu hút ngƣời lao động; việc quản lý rủi ro trong hoạt động BHTG; những hạn chế của thủ tục kiểm soát trong các hoạt động của BHTG, việc giám sát theo dõi hoạt động tài chính nhằm có những điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của hoạt động BHTG chƣa đƣợc đề cao…cho thấy hệ thống kiểm soát tài chính hoạt động chƣa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tế vận hành hệ thống kiểm soát tài chính là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động kiểm soát tài chính tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Tác giả nghiên cứu lý luận chung về hoạt động kiểm soát tài chính theo mô hình bốn tuyến phòng thủ. Từ đó, thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát tài chính và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát tài chính tại BHTGVN. 3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Hoạt động kiểm soát tài chínhtại BHTGVN bao gồm những nội dung cơ 2 bản nào? (2) Thực trạng hoạt động kiểm soát tài chính tại BHTGVN nhƣ thế nào? (3) Làm thế nào để hoàn thiện hoạt động kiểm soát tài chính tại BHTGVN? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu hoạt động kiểm soát tài chính tại BHTGVN trên cơ sở lý thuyết tuyến phòng thủ từ đó đ ƣa ra một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát tài chính tài BHTGVN. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Tại BHTGVN. Thời gian: Đề tài giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2016 đến năm 2018. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Dữ liệu đƣợc sử dụng chủ yếu bao gồm: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu sau khi thu thập đƣợc tác giả tổng hợp, phân tích và đánh giá để đ ƣa ra kết luận về thực tiễn nghiên cứu. - Dữ liệu sơ cấp do tác giả trực tiếp thu thập thông qua quan sát và nghiên cứu tài liệu về hoạt động kiểm soát tài chính tại đơn vị. - Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài BHTGVN, nhƣ các báo cáo thƣờng niên, các công trình nghiên cứu của các tác giả khác về lĩnh vực BHTG, tài liệu của các tổ chức BHTG trên thế giới. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng các phƣơng pháp thống kê, phân tích, đồng thời trình bày sơ đồ bảng biểu để hệ thống hóa lý luận về hoạt động kiểm soát tài chính trong hoạt động BHTG và mô tả thực trạng hoạt động kiểm soát tài chính tại BHTGVN. 6. Một số đóng góp của đề tài Về mặt lý luận: Luận văn đi sâu tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát tài chính. Về mặt thực tiễn: Luận văn phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát tài chính tại BHTGVN thông qua khảo sát các yếu tố: môi trƣờng kiểm soát, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro và hệ thống thông tin và truyền thông. Từ đó, đƣa ra các 3 kết quả đạt đƣợc và những hạn chế của hoạt động kiểm soát tài chính tại BHTGVN; đề xuất những giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát tài chính của BHTGVN. 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn bao gồm 04 chƣơng sau: Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu và cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát tài chính Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động kiểm soát tài chính tại BHTGVN Chƣơng 4: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát tài chính tại BHTGVN. 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIẾM SOÁT TÀI CHÍNH 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới và trong nƣớc đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực kiểm soát và BHTG. Tuy nhiên, chƣa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động kiểm soát tài chính hay hoạt động kiểm soát tài chính tại tổ chức BHTG. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu được công bố tại nước ngoài Môi trƣờng kiểm soát đƣợc cho là một một yếu tố quan trọng trong HTKSNB của đơn vị, môi trƣờng kiểm soát cấu thành văn hóa của một đơn vị, nó có tác động đến ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị, là yếu tố hạt nhân cho các yếu tố khác của HTKSNB (Ramos, 2004). Tác giả Ramos cũng cho rằng môi trƣờng kiểm soát đƣợc cấu thành từ nhiều nhân tố, bao gồm: yếu tố văn hóa doanh nghiệp, yếu tố phân cấp quyền lực, yếu tố chất l ƣợng của các ủy ban kiểm toán, yếu tố tính liêm chính và đạo đức (D"Aquyla, 1998 & Ramos, 2004). Tác giả Subramaniam và cộng sự (2006) đã nêu ra các yếu tố thuộc môi trƣờng kiểm soát bao gồm: yếu tố tính liêm chính và các giá trị đạo đức; yếu tố thẩm quyền của con ngƣời trong tổ chức; yếu tố triết lý lãnh đạo và phong cách điều hành; yếu tố cách thức nhà quản lý giao quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức và phát triển con ngƣời. Ngoài ra, Subramaniam và cộng sự, (2006) còn nhận định rằng: “giá trị tổ chức không thể vƣợt lên trên tính liêm chính và đạo đức của những ngƣời sáng lập, điều hành và giám sát họ”. Nghiên cứu của tác giả Jenkinson (2008) cho rằng để đạt đƣợc các mục tiêu của đơn vị một cách hiệu quả thì các hoạt động kiểm soát phải đ ƣợc thiết lập và thực thi. Hoạt động kiểm soát đƣợc định nghĩa là các chính sách và thủ tục mà nhà quản lý thiết kế ra để đảm bảo rằng các chỉ thị của nhà quản lý đ ƣợc thực hiện một cách triệt để. Các hoạt động kiểm soát bao gồm: hoạt động phê duyệt, hoạt động ủy quyền, hoạt động xác minh, hoạt động đối chiếu, hoạt động đánh giá hiệu suất hoạt động, hoạt động phân công nhiệm vụ... 5 Giám sát là công việc thƣờng xuyên để khẳng định rằng các thủ tục kiểm soát đƣợc thực hiện theo đúng yêu cầu đề ra (Muhota, 2005). Nhằm đảm bảo tính chính xác của các giao dịch đƣợc thể hiện trong báo cáo tài chính về giám sát các khoản vay, các công cụ giám sát đƣợc sử dụng nhiều trong các tổ chức là: đối chiếu, kiểm tra nội bộ và kiểm toán (Diamond, 1984). Hoạt động kiểm soát tài chính cần phải đƣợc theo dõi, đánh giá chất lƣợng hoạt động theo thời gian. Để thực hiện điều này thì đơn vị sử dụng các hoạt động giám sát liên tục, đánh giá riêng biệt hay sử dụng phƣơng thức kết hợp hai hoạt động trên. Một hệ thống giám sát tốt thì phải chỉ ra những thiếu sót của hoạt động kiểm soát còn mắc phải và phản hồi cho các nhà quản trị cấp cao để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời (Calomiris & Khan,1991). 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả đã đƣợc tiếp xúc với các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả đối với lĩnh vực BHTG, cụ thể: - Tác giả Nguyễn Minh Phƣơng (2011) với luận văn “Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa của BHTGVN đối với tổ chức tham gia BHTG”. Luận văn đã khái quát hóa hoạt động giám sát từ xa của các tổ chức BHTG nói chung và BHTGVN nói riêng. Phân tích cụ thể nghiệp vụ giám sát từ xa của BHTGVN và so sánh với các tổ chức BHTG khác trên thế giới. Từ đó đ ƣa ra nhận xét đánh giá và các giải pháp để hoàn thiện nghiệp vụ giám sát từ xa của BHTGVN đối với các tổ chức tổ chức tham gia BHTG. - Tác giả Trần Quốc Huy (2015) với luận văn “Hoàn thiện công tác giám sát và cảnh báo sớm rủi ro ngân hàng tại BHTGVN”. Luận văn đã nghiên cứu các quy trình và ph ƣơng pháp giám sát và cảnh báo sớm rủi ro ngân hàng tại BHTGVN thông qua phân tích các nhóm chỉ tiêu định tính nhƣ: Các chỉ tiêu an toàn vốn; Các chỉ tiêu về lợi nhuận; Chỉ tiêu đánh giá thanh khoản; Chỉ số đánh giá chất lƣợng tài sản có. Từ đó, tác giả chỉ ra những kết quả đạt đƣợc và hạn chế của công tác giám sát và cảnh báo sớm rủi ro ngân hàng. Đồng thời đi sâu phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến giám sát và cảnh báo sớm rủi ro ngân 6 hàng tại BHTGVN để lãm rõ những vấn đề bất cập mà yếu tố tác động đến hoạt động giám sát rủi ro của BHTGVN nhƣ: Yếu tố pháp lý, mô hình hoạt động, chất l ƣợng đội ngũ, cơ cấu tổ chức, công nghệ, thị trƣờng. Trên cơ sở những nghiên cứu này, tác giả đƣa ra giải pháp khắc phục hạn chế, đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác giám sát và cảnh báo sớm rủi ro ngân hàng tại BHTGVN. Tuy nhiên, những giải pháp khắc phục hạn chế tác giả đƣa ra vẫn mang tính tổng quan, ch ƣa bám sát với những hạn chế và mà yếu tố tác động đến hoạt động giám sát rủi ro của BHTGVN. Bên cạnh đó, có thể kể tới một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác về lĩnh vực kiểm soát, nhƣ: Tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016) với luận án tiến sĩ “Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng th ƣơng mại Việt Nam”. - Tác giả Đinh Hoài Nam (2016) với luận án tiến sĩ “Hoàn thiện HTKSNB tại các doanh nghiệp trong Tổng công ty đầu tƣ phát triển nhà và đô thị”. - Tác giả Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh (2018) với luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại BHTGVN”. Nhƣ vậy, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực kiểm soát và BHTG. Tuy nhiên, chƣa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động kiểm soát tài chính tại BHTGVN. Đồng thời, qua thời gian tìm hiểu thực tế, tác giả nhận thấy hoạt động kiểm soát tài chính tại BHTGVN vẫn còn một số vấn đề ch ƣa hợp lý và cần hoàn thiện. Do vậy, đề tài “Hoạt động kiểm soát tài chính tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” là đề tài độc lập, không trùng tên và nội dung với các công trình khoa học đã công bố mà tác giả đƣợc biết. 1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát tài chính 1.2.1. Khái niệm về hoạt động kiểm soát tài chính Hoạt động tài chính là nội dung cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá vốn chủ sở hữu. Thông thƣờng, mục tiêu của hoạt động tài chính hƣớng tới các nội dung:(i) Giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế thể hiện thông qua việc thanh toán với ngân hàng và các đơn vị liên quan khác, (ii) Đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, nghĩa là tối đa hoá sử dụng các nguồn 7 vốn nhƣng vẫn đảm bảo việc sản xuất kinh doanh hoạt động bình thƣờng và có hiệu quả cao, (iii) Chấp hành và tuân thủ pháp luật về hoạt động tài chính tín dụng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nƣớc, kỷ luật với các đơn vị có liên quan. Theo quan điểm của Hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accountants – AICPA) thì: “KSNB gồm kế hoạch tổ chức và tất cả những phương pháp biện pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của tổ chức, kiểm tra sự chính xác và độ tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ bám sát những chủ trương quản lý đã đề ra”. Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (The International Federation of Accountant – IFAC) thì: “HTKSNB là kế hoạch của đơn vị và toàn bộ các phương pháp, các bước công việc mà các nhà quản lý doanh nghiệp tuân theo. HTKSNB trợ giúp cho các nhà quản lý đạt được mục tiêu một cách chắc chắn theo trình tự và kinh doanh có hiệu quả kể cả việc tôn trọng các quy chế quản lý; giữ an toàn tài sản, ngăn chặn, phát hiện sai phạm và gian lận; ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác, lập báo cáo tài chính kịp thời, đáng tin cậy”. Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (CMKiT) cũng đề cập đến khái niệm về KSNB. Cụ thể, theo hƣớng dẫn tại Chuẩn mực kiểm toán 315 – Xác định đánh giá rủi ro thì: “KSNB là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. Thuật ngữ “kiểm soát” được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của KSNB”. Luật Kế toán năm 2015: “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra” [Điều 39 Luật Kế toán số 88/2015/QH13, có hiệu lực từ 01/01/2017] 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan