Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàng công chất với công cuộc tiêu diệt giặc pẻ giải phóng vùng tây bắc năm 1751...

Tài liệu Hoàng công chất với công cuộc tiêu diệt giặc pẻ giải phóng vùng tây bắc năm 1751 - 1769

.PDF
48
192
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC QUÀNG THỊ TUÂN HOÀNG CÔNG CHẤT VỚI CÔNG CUỘC TIÊU DIỆT GIẶC PẺ GIẢI PHÓNG VÙNG TÂY BẮC NĂM 1751 - 1769 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC QUÀNG THỊ TUÂN HOÀNG CÔNG CHẤT VỚI CÔNG CUỘC TIÊU DIỆT GIẶC PHẺ GIẢI PHÓNG VÙNG TÂY BẮC NĂM 1751 - 1769 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Phạm Văn Lực SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành khóa luận này, em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - Tiến sĩ Phạm Văn Lực đã giúp đỡ em để hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Sử - Địa, thư viện trường Đại học Tây Bắc cùng tập thể lớp K51 ĐHSP Lịch Sử đã giúp đỡ và động viên em hoàn thành khóa luận này. Do hạn chế về thời gian và tài liệu nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy (cô) và các bạn sinh viên để Khóa luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Quàng Thị Tuân MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài ...................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 3.3. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu ......................................................... 3 4.1 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 4.2 Cơ sở tài liệu ................................................................................................ 4 5. Bố cục khóa luận ............................................................................................ 4 CHƢƠNG 1: VÀI NÉT VỀ THÂN THẾ SỰ NGHIỆP HOÀNG CÔNG CHẤT ................................................................................................................ 5 1.1. Khái quát tình hình Đại Việt từ thế kỉ XV - XVIII ...................................... 5 1.2. Vài nét về nguồn gốc xuất thân.................................................................... 8 1.3. Hoàng Công Chất tập hợp nông dân khởi nghĩa ........................................ 10 CHƢƠNG 2: HOÀNG CÔNG CHẤT KÉO QUÂN LÊN TÂY BẮC TIÊU DIỆT GIẶC PẺ GIẢI PHÓNG VÙNG TÂY BẮC ...................................... 18 2.1. Hoàng Công Chất tiêu diệt giặc Pẻ giải phóng vùng Tây Bắc .................... 18 2.2 Hoàng Công Chất xây dựng chính quyền địa phương ................................. 26 CHƢƠNG 3: HOÀNG CÔNG CHẤT XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC Ở TÂY BẮC VÀ ĐOÀN KẾT XUÔI - NGƢỢC ............. 32 3.1. Hoàng Công Chất củng cố khố i đoàn kế t giữa các dân tô ̣c và tính kế lâu dài ở Tây Bắc ......................................................................................................... 32 3.2. Hoàng Công Chất xây dựng khối đoàn kết Kinh-Thượng .......................... 35 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử dân tộc ta từ thời Hừng vương, dựng nước và giữ nước cho đến nay đã trải qua khoảng 4.000 năm lịch sử. Khoảng thời gian dài hàng chục thế kỉ ấy đã chứng kiến bao thăng trầm biến động của lịch sử, khổng phải ngẫu nhiên dân tộc Việt Nam được mạnh danh là dân tộc trận mạc. Hơn hai thế kỉ qua dân tộc Việt Nam phải liên kết đứng lên chống lại các thế lực ngoại xâm, kẻ thù phương Bắc với tư tưởng đại hãn cho đến các thế lực tư bản phương Tây. Tất cả các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm ấy đều tô thắm cho lịch sử Việt Nam. Từ sau triều đại Lê Thánh Tông (1460-1490), quốc gia phong kiến tập quyền Việt Nam bước vào thời kỳ phân liệt: Nam - Bắc triều, Đàng trong và Đàng ngoài. Sự lục đục của các tập đoàn phong kiến đã để lại hậu quả trầm trọng, ruộng đất bị bỏ hoang, mùa màng thất bát, dân tình đói khổ, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra, tiêu biểu là: Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu, Lê Duy Mật, Hoàng Công Chất...; đặc biệt, cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất có địa bàn rộng lớn từ vùng Sơn Nam hạ, đến Tây Thanh Hóa và Tây Bắc. Từ khi kéo quân vào đất Mường Thanh (Điện Biên) tiêu diệt giặc Pẻ giải phóng Tây Bắc, Hoàng Công Chất còn cho xây thành Bản Phủ tính kế lâu dài ở Tây Bắc... Nghiên cứu và tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa nông dân nói chung và cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất nói riêng sẽ giúp chúng ta có tấm lòng tri ân và vinh danh những người con ưu tú của lịch sử dân tộc. Qua đó để lại nhiều bài học lịch sử cho thế hệ trẻ sau này trước vân mệnh của lịch sử dân tộc. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này một cách hoàn chỉnh và hệ thống. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Hoàng Công Chất với công cuộc tiêu diệt giặc Pẻ giải phóng vùng Tây Bắc năm 1751 - 1769” làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lịch sử Tây Bắc luôn là những đề tài thu hút nhiều người nghiên cứu, tìm hiểu. Cho đến nay nghiên cứu về Hoàng Công Chất cũng được sự quan tâm nghiên cứu ở Trung ương và địa phương, về đóng góp vai trò của Hoàng Công Chất. Tuy nhiên khi nghiên cứu về vấn đề này chưa có công trình nào đi sâu làm rõ được vai trò của Hoàng Công Chất. Nhiều công trình nghiên cứu cũng đã được công bố: - Tiêu biểu là bài viết của Nguyễn Thị Lâm Hảo “vài nét khởi nghĩa Hoàng Công Chất” đề cập đến hoạt động của Hoàng Công Chất trên Tây Bắc và khởi nghĩa ở các vùng lân cận. - Cuốn “lịch sử Việt Nam” tập 1, cũng có đề cập đến khởi nghĩa của Hoàng Công Chất. - Nguyễn Phan Quang (1996) phong trào nông dân và dân tộc miền núi dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. - Cuốn Khâm định Việt sử thông giám cương mục (tập 2) cũng có đề cập đến khởi nghĩa của Hoàng Công Chất. - Cuốn Quam tô mương (chuyện kể bản mường) có ngợi ca công trạng của Hoàng Công Chất gắn liền với tinh thần giữ mường, giữ bản. - Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam cũng viết về nguồn gốc xuất thân của Hoàng Công Chất. - Tiến trình lịch sử Việt Nam khởi nghĩa Hoàng Công Chất cũng được đề cập đến. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Lịch sử Tây Bắc là vấn đề rộng lớn bao gồm nhiều nội dung, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu làm rõ “Hoàng Công Chất với công cuộc tiêu diệt giặc Pẻ giải phóng vùng Tây Bắc 1751 - 1769”. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vào khoảng thời gian thế kỉ XVII - XVIII, khởi nghĩa Hoàng Công Chất kết thúc vào năm 1769, là khoảng thời gian gắn liền với quá trình hoạt động và chiến đấu của Hoàng Công Chất. Về không gian: Đề tài nghiên cứu những hoạt động của nhân vật Hoàng Công Chất trong công cuộc tiêu diệt giặc Pẻ ở Tây Bắc ngoài ra còn ở Hưng Hóa, Thanh Hóa và các vùng lân cận khác. 3.3. Đóng góp của đề tài - Về mặt khoa học: + Đề tài xây dựng một cách có hệ thống bức tranh mang tính tổng thể, toàn diện về chân dung người anh hùng khởi nghĩa nông dân Hoàng Công Chất trong phong trào chống thế lực xâm lược của bên ngoài và chống chế độ phong kiến thối nát. + Không chỉ vậy đề tài còn đi sâu phân tích những đóng góp của Hoàng Công Chất cả về lí luận và thực tiễn vấn đề xây dựng căn cứ địa cho cuộc khởi nghĩa và xây dựng chính quyền. - Về mặt thực tiễn: + Đề tài là công trình khoa học, tài liệu tham khảo có giá trị giúp học sinh, sinh viên tìm hiểu sự nghiệp đánh giặc. + Đề tài còn là nguồn tư liệu quan trọng để biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường phổ thông. + Trên cơ sở đó đề tài thiết thực góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu 4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài chủ yếu được thực hiện bằng hai phương pháp lịch sử và phương pháp lô gic, ngoài ra còn kết hợp với một số phương pháp chuyên ngành khác như: so sánh, đối chiếu, thẩm định tư liệu. 3 4.2 Cơ sở tài liệu Để hoàn thành chuyên khảo này, tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau: Các tài liệu đã được công bố ở Trung ương và địa phương có liên quan đến đề tài. 5. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận được kết cấu thành ba chương: Chương 1. Vài nét về thân thế của Hoàng Công Chất Chương 2. Hoàng Công Chất kéo quân lên Tây Bắc tiêu diệt giặc Pẻ giải phóng Tây Bắc Chương 3. Hoàng Công Chất xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc và đoàn kết xuôi - ngược 4 CHƢƠNG 1 VÀI NÉT VỀ THÂN THẾ SỰ NGHIỆP HOÀNG CÔNG CHẤT 1.1. Khái quát tình hình Đại Việt tƣ̀ thế kỉ XV - XVIII Chế độ phong kiến Việt Nam cực thịnh vào thế kỷ XV. Sang thế kỷ XVI - XVII chế độ này đã bộc lộ những dấu hiệu của sự suy yếu. Mầm mống của cuộc khủng hoảng nội bộ đã xuất hiện. Ðây là hai thế kỷ nội chiến phong kiến. Ðến nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX thì sự suy yếu này không còn là dấu hiệu nữa. Có thể nói chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào thời kỳ khủng hoảng, suy vong trầm trọng, chuẩn bị cho sự sụp đổ toàn diện của chế độ này vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Sự khủng hoảng này được bộc lộ trên nhiều phương diện nhưng nổi bật nhất là tính chất thối nát, suy thoái trong toàn bộ cơ cấu của chế độ phong kiến . Kinh tế: Thành phần kinh tế chính của đất nước giai đoạn này vẫn là kinh tế nông nghiệp. Nền kinh tế này bị đình đốn. Kinh tế sản xuất hàng hóa cũng bị kìm hãm. Chính trị: Như một quy luật, kinh tế đình đốn thường dẫn đến sự hỗn loạn về chính trị. Những mâu thuẫn vốn có, chứa chất lâu ngày trong lòng chế độ phong kiến Việt Nam đến đây đã có dịp bùng nổ dữ dội. Văn hóa: Nhà Nguyễn cấm dùng chữ Nôm, cấm đoán về mặt tư tưởng rất nghiệt ngã. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa cuối thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Sự khủng hoảng này còn được biểu hiện ở sức trỗi dậy mãnh liệt với một khí thế chưa từng có của phong trào nông dân khởi nghĩa.Nhân dân vùng lên mãnh liệt có lúc giành được thắng lợi vẻ vang nhưng rồi lại thất bại.Giai đoạn này được mang vinh hiệu là Thế kỷ nông dân khởi nghĩa. Có thể nói đây là thời kỳ đấu tranh liên tục, mạnh mẽ, rộng khắp của quần chúng mà chủ yếu là nông dân. 5 Tính chất mạnh mẽ thể hiện ở chỗ có những cuộc khởi nghĩa tập trung hàng vạn người, kéo dài hàng chục năm như cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751); cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương ( 1740 - 1750); cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1736 - 1769) Tính chất rộng khắp thể hiện ở chỗ các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp mọi miền đất nước. Ðỉnh cao của phong trào khởi nghĩa lúc này là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn Cuộc khởi nghĩa này đã dành được những thắng lợi vẻ vang: Ðánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị trong nước; đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh xâm lược , lập nên một vương triều phong kiến mới với nhiều chính sách tiến bộ. Nhưng đáng tiếc là Quang Trung chỉ ở ngôi được mấy năm. Sau khi Quang Trung mất, nhà Tây Sơn lại trở nên lục đục. Nhân cơ hội ấy , Nguyễn Anh đã trở lại tấn công nhà Tây Sơn, lập nên triều đại nhà Nguyễn (1802). Triều Nguyễn là một tân triều, nhưng triều Nguyễn không đại diện cho cái mới. Buổi đầu, để củng cố địa vị thống trị của mình nhà Nguyễn còn thực hiện được một số chính sách tiến bộ nhưng càng về sau nhà Nguyễn càng đi vào con đường phản động để rồi trở thành một triều đại phản động nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Vì thế dưới triều Nguyễn các cuộc khởi nghĩa của nông dân vẫn liên tiếp xảy ra. Tuy nhiên khởi nghĩa nông dân trong hoàn cảnh của xã hội đương thời không thể đi đến thắng lợi hoàn toàn và triệt để. Khởi nghĩa của nông dân chỉ mới là động lực thúc đẩy xã hội phát triển chứ chưa thể làm thay đổi chế độ xã hội. Lực lượng thị dân trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến. Nền kinh tế hàng hóa vốn xuất hiện từ thế kỷ XVI, thế kỷ XVII đã có nhiều bước phát triển đáng kể, đến giai đoạn này lại bị nhiều chính sách kinh tế phản động của chính quyền phong kiến kìm hãm cho nên nó chưa phát triển thành một cơ cấu kinh tế mới để rồi tạo ra một giai cấp tư sản, nhưng cùng với sự đi lên của thành phần kinh tế này thì tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông đảo tập trung ở các thương cảng, đô thị. Tầng lớp này do sinh hoạt kinh tế của họ đã li khai phần nào với quan hệ sản xuất phong kiến, cuộc sống của họ là cuộc sống đi đây đi đó nhiều, giao tiếp rộng rãi kể cả giao tiếp với người nước ngoài cho 6 nên về mặt tư tưởng, tình cảm, họ trở nên phóng khoáng hơn người nông dân vốn bị trói buộc vào làng quê, hơn cả nho sĩ vốn bị rập khuôn theo trăm nghìn thể chế, giáo điều chính thống cứng nhắc. Sự có mặt của tầng lớp này cũng đã tạo ra những làn gió mới lan tỏa vào đời sống tư tưởng, tinh thần thời đại. Tóm lại: lịch sử dân tộc ta giai đoạn này là lịch sử đau thương nhưng quật khởi, có bi kịch nhưng cũng có anh hùng ca. Nhìn về phía giai cấp thống trị là cả một sự sụp đổ, tan rã toàn diện của kỷ cương, của lễ giáo phong kiến, của bộ máy quan liêu và nói chung là của toàn bộ cơ cấu xã hội. Song nhìn về phía quần chúng thì đây là thời kỳ quật khởi, thế kỷ bão táp của các phong trào nông dân khởi nghĩa, thời đại đấu tranh tháo cũi sổ lồng. Trải qua nhiều biến động nhưng cuối cùng xã hội Việt Nam vẫn lâm vào tình trạng bế tắc không lối thoát. Tuy vậy phong trào đấu tranh rầm rộ của quần chúng liên tiếp nổ ra trong suốt thế kỷ cũng đã làm bùng dậy nhiều khát vọng lành mạnh, làm quật cường thêm tinh thần dân tộc, tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột, cổ vũ cho sự vươn dậy của tài năng, trí tuệ của con người. Sự phá sản nghiêm trọng của ý thức hệ phong kiếnGiai cấp phong kiến Việt Nam vốn lấy Nho giáo làm ý thức hệ chính thống, lấy Nho giáo làm quốc giáo, dựa vào Nho giáo để thống trị nhân dân. Trong mấy thế kỷ trước, khi chế độ phong kiến đang đi lên thì Nho giáo có uy lực của nó. Nhưng đến thời kỳ này chế độ phong kiến đã bước vào thời kỳ suy vong, khủng hoảng thì Nho giáo cũng bị đả kích, bị lung lay dữ dội. Nguyên nhân: Sự phá sản này chủ yếu phát sinh từ sức công phá của trào lưu tư tưởng nhân văn của thời đại và từ hàng ngũ giai cấp thống trị kẻ đã khẳng định, tôn sùng và nuôi dưỡng ý thức hệ này. Biểu hiện: Những cái được gọi là tam cương, ngũ thường của Nho giáo đều bị sụp đổ một cách thảm hại. Sự sụp đổ cuả ý thức hệ nho giáo có hưởng đến tầng lớp nho sĩ - lực lượng sáng tác văn học của thời đại. Sống trong thời đại Nho giáo bị sụp đổ thảm hại như vậy, một tầng lớp nhà nho chân chính bị khủng hoảng về mặt lý tưởng. Họ không tìm ra con đường đi, họ hoang mang trước thời cuộc. Một số nhà nho bị bế tắc thực sự, Nguyễn Du đã từng thốt lên: 7 Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên Xuân lan thu cúc thành hư sự Hạ thử, đông hàn đoạt thiếu niên (Tạp thi) Họ mất hết niềm tin vào chính quyền, vào minh chúa. Số đông đã lui về ở ẩn, hoặc đang làm quan lui về ở ẩn để giữ gìn khí tiết, nhân cách của mình. Sự trỗi dậy cuả truyền thống nhân văn.Trong khi Nho giáo bị sụp đổ như vậy thì một khuynh hướng tư tưởng, bảo vệ, khẳng định quyền sống và giá trị, phẩm chất con người đã phát triền thành một khuynh hướng mạnh mẽ. 1.2. Vài nét về nguồn gốc xuất thân Hoàng Công Chất sinh năm 1706, tên thật là Hoàng Công Thư, xuất thân trong một gia đình nghèo (gốc họ Mạc) người làng Hoàng Xá, huyện Thư Trì, trấn Nam Sơn Hạ, nay thuộc xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình [12, tr.53]. Ông là một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, dựng cờ khởi nghĩa chống lại triều đình Lê - Trịnh cứu dân nghèo vì nghĩa lớn “Bảo Quốc an dân” diệt cường hào ác bá, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, với hoài bão xóa bỏ bất công, lập lại kỉ cương, phục hưng đất nước thống nhất giang sơn, thái bình muôn thủa. Từ năm 1739, Hoàng Công Chất đã tập hợp nông dân nghèo nổi dậy hoạt động ở vùng Sơn Nam. Nghĩa quân có biệt tài về chiến thuật đánh du kích “Khi tan, khi hơp”. Để tăng cường lực lượng và dẫy binh chống lại triều đình Lê Trịnh từ năm 1739 đến 1741, Hoàng Công Chất đã liên kết với các lãnh tụ khởi nghĩa nông dân khác như: Vũ Đình Dung, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ hoạt động khắp vùng hạ lưu Sông Hồng. Năm 1740, triều đình Lê - Trịnh cử các tướng Hoàng Công Kỳ, Phạm Trần Tông mang quân đánh dẹp Hoàng Công Chất, Trịnh Doanh chia quân ra làm 3 đạo và cử Cao Quận công Trịnh Kinh tiến đánh theo đường bộ, Trịnh Quận công Hoàng Công Kỳ và nhạc thọ Phạm Trần Tông cầm đầu đánh hai cánh thủy binh, tiến dọc hai bờ Sông Hồng về sau họ Trịnh lại cử Nguyễn Trọng Cảnh thống lĩnh cả đạo quân đóng đồn ở huyện Thượng Nguyên (nay thuộc 8 Nam Định) để chế ngự các mặt. Cùng năm ấy, Trịnh Doanh lại phái đốc trán Vũ Tà Liên và Đõ Doãn Thành hợp binh đánh vào Đông An, huyện Khoái Châu (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) nhưng không thắng nổi nghĩa quân. Đến năm 1743, Trịnh Doanh sai thống lĩnh Trương Nhiêu tập trung quân đánh vào nghĩa quân, nhưng không thành. Cuối năm ấy (1743), Hoàng Công Chất trá hàng, tạo thời cơ chấn chỉnh lực lượng. Trịnh Doanh bằng lòng ban quân tước cho Hoàng Công Chất quản lĩnh một khu vực Sơn Nam nhưng với điều kiện Chất phải giải binh và về triều yết bái. Tuy nhiên, Hoàng Công Chất không nghe và chiếm lấy Khoái Châu, tiếp tục chống chúa Trịnh. Hoàng Công Chất vẫn chiếm giữ Khoái Châu suốt hai năm 1744 - 1745. Cuối năm 1745, Hoàng Công Chất cho quân tập kích bắt sống Hoàng Công Kỳ. Chiến thắng này cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chống chúa Trịnh của nông dân Sơn Nam. Từ năm 1746 - 1748, Hoàng Công Chất phối hợp với Nguyễn Hữu Cầu (tức quận He) hoạt động ở vùng Sơn Nam, có lần đã bao vây chiếm phủ Ngự Thiên (tức huyện Hưng Nhân sau này, thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Đến cuối năm 1748, sau khi tấn công vào thành Thăng Long bị thất bại, Nguyễn Hữu Cầu về Sơn Nam hợp lực với nghĩa quân Hoàng Công Chất cùng chiến đấu. Chúa Trịnh tập trung quân đánh vào Sơn Nam. Trịnh Doanh sai Hoàng Ngũ Phúc, Phạm Đình Trọng tấn công vào Mã Não và Hương Nhi. Trước sự tấn công mạnh mẽ của triều đình, nghĩa quân bị thất bại. Hoàng Công Chất cùng con là Hoàng Công Toản đến Mỹ Lương theo thủ lĩnh khởi nghĩa tên là Tương. Sau đó quân Tương bị đánh tan cha con Hoàng Công Chất phải chạy vào Thanh Hoá, liên kết với phong trào Lê Duy Mật (một hoàng thân của nhà Lê bất mãn với chúa Trịnh chống lại Triều đình), còn Nguyễn Hữu Cầu thì vào Nghệ An. Triều đình ban thưởng ai bắt được Hoàng Công Chất thì được phong tước Quận công, hàm tam phẩm. Tuy nhiên, năm 1750, Hoàng Công Chất theo đường núi tiến ra vùng Hưng Hóa. Đến đây Hoàng Công Chất liên kết với một thủ lĩnh khởi nghĩa giáp biên giới Vân Nam (Trung Quốc) là Thành, quân triều đình do Đinh Văn Thản tới đánh không nổi, Thản chết, Lê Đình Châu được cử thay. 9 Đến năm 1751, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương bị quân triều đình bắt được và bị tử hình, phong trào nông dân tạm lắng xuống. Cuộc khởi nghĩa Lê Duy Mật ở vào thế khó khăn, buộc phải chuyển địa bàn lên miền Trung du và Thượng Du. Hoàng Công Chất từ miền Thượng Du Thanh Hoá tiến lên hoạt động ở Tây Bắc. 1.3. Hoàng Công Chất tập hợp nông dân khởi nghĩa Vài nét Điện Biên trong lịch sử: Theo các tư liệu lịch sử Việt Nam và “Điện Biên trong lịch sử” (của Đặng Nghiêm Vạn - Đinh Xuân Lâm - Nhà xuất bản khoa học xã hội - Hà Nội 1979) thì tên đất Điện Biên hay Điện Biên Phủ là một từ ghép trên một đỉnh nơi tận cùng Tây Bắc. Theo Trần Lê Văn thì “về tên đất mà nói thì Điện Biên là cái tên đứng vào bậc hay nhất trong các tên đất của nước ta. Nó nói được một ý chí, một nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta từ lâu đời. Điện là “vững”, Biên là “Biên giới”. Điện Biên là “Biên giới vững vàng”. Nếu điện dùng làm tính từ dùng để hiểu như thế, nếu điện dùng làm động từ để hiểu là “giữ vững vàng nơi biên giới”. “Cái tên ấy tuy được dặt ra trong thời kỳ phong kiến, nhưng nó chứa đựng cả sức nặng của một nguyện vọng cố hữu của nhân dân ta lại thêm cả sự lẫy lừng của một danh hiệu chiến thắng, cái tên ấy chúng ta tin rằng sẽ không bao giờ thay đổi” [7, tr. 8]. Điện Biên Phủ xưa kia có tên gọi bằng tiếng Thái là “Mường Thanh”. Tên gọi đó được gọi theo cách phổ thông, còn nếu gọi theo tiếng Thái ở địa phương là “Mường Theng”, “Mường Theng” có nghĩa là “Mường Trời”, một cái tên thật huyền thoại. Không rõ Mường Thanh là tên gọi có từ bao giờ, nhưng Mường Thanh là tên gọi xưa nhất và phổ biến nhất của Điện Biên. Theo “truyện kể bản mường” của người Thái thì con người được Trời (Then) cử xuống trần gian để dựng bản, lập mường. Mường Thanh như một nơi khởi tổ, phát sinh ra loài người, đó là quả núi hình giống quả bầu (Tẩu Pung) ở xã Nà Tấu và hồ U Va thuộc xã Noong Luống, huyện Điện Biên và nhiều chuyện thần thoại khác như chuyện ông Khổng Lồ mà người Thái vẫn gọi là “Ải Lậc Cậc’. Vợ chông Ải làm ruộng, đánh cá, khai phá ruộng nương, bốn nơi đồng ruộng: Thanh, Lò, Than, Tấc đều do Ải Lậc Cậc khai phá. 10 Trong sử sách còn ghi: Về đời Hùng Vương, vùng Tây Bắc nước ta trong đó có Mường Thanh - là đất của nước Văn Lang. Về thời Lý đất Mường Thanh nằm trong đại hạt châu Lâm Tây. Đời Trần: nước ta có 15 lộ thì Mường Thanh thuộc Phụ Lễ, Trấn Gia Hưng (châu Phục Lễ tức Mường Lễ, tức Lai Châu cũ). Năm 1469, khi Lê Thánh Tông đặt nước thành 12 thừa tuyên thì Mường Thanh thuộc phủ An Tây, thừa tuyên Hưng Hóa. Phủ An Tây nguyên là châu Phục Lễ, từ khi gọi An Tây thì chữ “Phủ” mới xuất hiện. Năm 1775, chúa Trịnh đặt châu Ninh Biên thì Mường Thanh là trung tâm, là phủ của Ninh Biên, mãi đến năm 1841, đời Thiệu Trị (nhà Nguyễn) Ninh Biên mới được đổi thành Điện Biên hay Điện Biên Phủ. Tên Điện Biên Phủ xuất hiện từ thời Thiệu Trị nguyên niên, tức là năm Tân Sửu 1841. Ngày 24/9/1955, chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban Sắc lệnh số 230/SL thành lập khu tự trị Thái Mèo sau đổi thành khu tự trị Tây Bắc; tất cả các châu huyện trước đây trong đó có châu Điện Biên trước thuộc sự chỉ đạo của khu Tây Bắc, không có cấp hành chính tỉnh. Ngày 27/10/1962, tại kỳ họp thứ V Quốc hội khoa II quyết định thành lập 3 tỉnh là Sơn La, Nghĩa Lộ, Lai Châu. Tỉnh Lai Châu lúc đó gồm 7 huyện và một thị trấn trong đó có huyện Điện Biên. Đến tháng 12/1975, khu tự trị Tây Bắc giải thể. Huyện Điện Biên trước đây có 30 xã và 2 thị trấn. Theo Quyết định 130 ngày 18/4/1992, của Hội Đồng Bộ trưởng đã nâng cấp xã Thanh Minh và thị trấn Điện Biên thành Thị xã Điện Biên Phủ, là đơn vị thứ 9 của tỉnh Lai Châu. Huyện Điện Biên có 29 xã và một thị trấn, được chia làm 3 vùng khác nhau: vùng thấp có 10 xã và một thị trấn, vùng cao có 10 xã và vùng ngoài có 9 xã. Ngày 7/10/1995, huyện Điện Biên lại được chia thành 2 huyện: Huyện Điên Biên và Huyện Điện Biên Đông. Ngày 10/10/2003, Thị xã Điện Biên đã tổ chức lễ công Nghị định của Chính phủ về thành lập Thành phố Điện Biên Phủ. Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 4, ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI về việc chia cắt tỉnh Lai Châu thành 2 tỉnh là Điện Biên và Lai Châu. Ngày 18/1/2004, tỉnh Điện Biên đã tổ chức lễ ra mắt các cơ quan lãnh đạo tỉnh. 11 Là một tỉnh biên giới lại mới tách; mặc dù tình hình Kinh tế - Xã hội còn bề bội khó khăn phức tạp, nhưng dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của các Bộ, Ngành Trung ương; dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, đặc biệt có sự đầu tư, điều chỉnh về chính sách Kinh tế - Văn hóa - Xã hội đã và đang tác động tốt trên các lĩnh vực; dân chủ hóa được mở rộng, giá cả ổn định, sản xuất gia tăng, đời sống đại bộ phận các dân tộc được nâng cao, lòng tin của quần chúng nhân dân với sự nghiệp đổi mới được củng cố. Trong quá trình phát triển và hội nhập đời sống kinh tế xã hội của Điện Biên tiếp tục phát triển trên nền tảng ổn định và vững chắc qua các chương trình dự án đầu tư xây dựng sự nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Về địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên vùng Điện Biên: Tỉnh Điện Biên sau khi thực hiện chia tách từ tỉnh Lai Châu thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên tháng 1/2004, tỉnh Điện Biên hiện có 8 đơn vị hành chính, diện tích 9.563,4 km2. Tính đến năm 2004, dân số có 444.866 người với 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Thái chiếm 44,4%; dân tộc Mông 28,8%; dân tộc Kinh chiếm 19,7%; còn lại là các dân tộc khác. [7, tr.14] Địa hình: Tỉnh Điện Biên khá phức tạp. Điện Biên phía Bắc giáp với Lai Châu; phía tây bắc giáp Trung Quốc; phía tây, phía Nam giáp nước Cộng hòa Dân Chủ Nhân dân Lào; phía đông giáp Sơn La. Tỉnh Điện Biên gồm có các huyện: Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên Đông, huyện Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ và thị xã Mường Lay. Đất đai: Nhìn vào bản đồ ta thấy vùng Điện Biên có hình con thoi dựng ngược trên đất Điện Biên. Thung lũng Điện Biên vùng núi có diện tích khoảng 200.000 ha; vùng thung lũng có diện tích 25.700 ha. Đặc biệt có cánh đồng Mường Thanh rộng hơn 4000 ha ruộng lúa nước. Sông Nậm Rốm chảy ở gần chính giữa chia phần lòng chảo ra thành hai nửa gần đều nhau và là vùng trọng điểm lương thực của tỉnh. Vùng Điện Biên còn còn có tên gọi là Mường Then, Mường Then có nghĩa là “Mường Trời”, bao gồm rừng núi bao la trùng điệp với những thung lũng nhỏ hẹp, màu mỡ vây quanh cánh đồng Mường Thanh, trấn 12 ngự con đường từ Lào sang Điện Bên, xuống Sơn La, lên Lai Châu, và từ tây nam Trung Quốc xuống miền Trung Lào, sang miền núi tỉnh Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh. Trong lưu vực ba con sông Mã, Nậm Núa, Nậm Mấc và dẫy núi Pu Xam Xao. Đó cũng là miền “gà gáy ba nước đều nghe tiếng”; có đồng bào 21 dân tộc sinh sống: Thái, Hmông, Kinh, Lự, Hoa, Mường, Tày, Nùng, Dao, La Ha, Khơ Mú, Kháng, Mảng, Lào, La Hủ...Nhiều tiếng nói, nhiều phong tục khác nhau; miền xưa kia trong lịch sử đã từng có thời kì “ai mạnh làm chúa, ai yếu làm tôi”, luôn xảy ra loạn lạc, tranh chấp, gươm đao. Vùng Điện Biên vừa có núi non hùng vĩ, vừa có cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay, cảnh yêu người mến. Thực tế những dãy núi ở đây cao thấp khác nhau, muôn màu, muôn vẻ nằm trên độ cao so với mặt biển từ 500 đến 1.000 mét. Dãy núi Pu Xam Xao chạy theo biên giới Việt - Lào chắn ngang như một tường thành thiên nhiên với đỉnh núi cao nhất 1.897 mét ôm chặt lấy cả miền Điện Biên. Phía bắc dãy núi là lớp núi đá vôi, cây cối phủ kín um tùm với nhiều hang động đẹp đẽ tạo thành một khối lớp nọ nổi tiếp lớp kia. Đó là dãy Tây Trang, cửa ngõ của đất Điện Biên qua nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Sang phía đông, sừng sững một dãy núi cao từ 1.200 đến 1.700 mét, từ đó xòe ra như một chiếc quạt thành ba dãy bao vay lấy cánh đồng Điện Biên, chỗ cao, chỗ thấp, chỗ chìa ra những khối đá hoa cương, rắn chắc, bướng bỉnh; chỗ lại tạo ra dãy núi hiền lành, chịu để cây cối phủ kín um tùm. Dãy thứ nhất tỏa ra chạy theo hướng tây nam như muốn đuổi dòng sông Nậm Mấc, quanh năm nước chảy từ từ, ít thác hiếm ghềnh, dãy thứ hai chạy theo hướng bắc nam dọc theo phía đông cánh đồng Mường Thanh. Khi tới Mường Phăng dãy núi sa thạch và vôi này lan rộng thành một cao nguyên hoa cương kèm bên dãy núi sa thạch nằm phía bên cánh đồng. Dãy núi thứ ba ngắn nhất chạy theo hướng đông nam chỉ vươn đến cánh đồng Tuần Giáo là dừng lại. Chen vào giữa những dãy núi xanh thẳm là những cánh đồng xinh xắn nép kín trong những thung lũng nhỏ hẹp, có nơi chỉ rộng chừng vài trăm mét. Cánh đồng được tô điểm cho thêm bởi những dòng sông, suối nhỏ chạy một mình, khi lại quyệt với nhau môt cách thân thương. Trông từ trên cao đằng xa, 13 chúng giống như những tấm lụa màu sáng, trải tự nhiên trên những thảm mạ xanh rờn. Chính những chi nhánh của con sông Mã, Nậm Mấc, Nậm Núa đã đem lại cho những cánh đồng Điên Biên những lớp đất màu mỡ, và nhờ đó mảnh đất gần biên cương này trở nên trù phú. Nằm gọn giữa những dãy núi kể trên bao bọc xung quanh hơn hai ngọn núi to nhỏ, cao thấp khác nhau - vùng lòng chảo Điện Biên có chiều dài khoảng 9 km. Khoảng giữa lòng chảo là cánh đồng Mường Thanh phì nhiêu nhất của Tây Bắc với bề rộng 6,5 km, bề dài 13 km. Ở Tây Bắc có bốn vựa lúa, thứ nhất là Mường Thanh; gạo, nước nuôi sống được vài chục vạn con người; thứ nhì là Mường Lò, tức là cánh đồng Nghĩa Lộ thuộc huyện Văn Chấn; thứ ba là Mường Than, tức cánh đồng Than Uyên (thuộc tỉnh Lai Châu ngày nay); thứ tư là Mường Tấc tức cánh đồng Phù Yên, phía nam tỉnh Sơn La, trên con đường từ Sơn La lên Yên Bái. Cuối cánh đồng Mường Thanh có con sông Nậm Núa tỏa ra chi nhánh của nó là sông Nậm Rốm khi hiền lành nước chảy lờ đờ, lúc hung dữ nước như con ngựa tuột cương lồng lộn gây ra lũ lụt. Dòng sông bất kham này là đầu đề cho nhiều câu chuyện khủng khiếp truyền miệng trong nhân dân, là hình ảnh của nạn hồng thủy xa xưa của con người. Từ dòng sông mẹ hung ác này tỏa ra nhiều dòng suối tưới khắp cho cánh đồng Điện Biên. Những dòng suối con như muốn ban ơn cho con người, ngoan ngoãn chảy trong những dòng khe đưa nước vào ruộng hai bên bờ, đền bù cho sự tàn phá của sông mẹ những khi tức giận. Ngày nay, thay thế cho những dòng suối nhỏ là hệ thống kênh mương kiên cố hóa bốn mùa đảm bảo tưới tiêu cho cánh đồng Mường Thanh trù phú. Khí hậu: vùng khí hậu Điện Biên chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc và đầu tháng 5 dương lịch. Trong những thung lũng, sáng sớm sương mù bao phủ, người ta chỉ có thể nhìn thấy những ngọn núi trước mặt vào buổi trưa, khi mặt trời lên cao. Mùa này mưa ít, khí hậu khô hanh. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 9, tháng 10 dương lịch. Khí hậu ẩm thấp, có nhiều mưa bất thần kéo đến như xối nước đổ xuống suốt 14 mấy giờ liền, lại có khi mưa rả rích lê thê kéo dài hàng tuần. Lũ lụt gây nên tai họa vào lịch Thái (tức tháng bảy, tháng tám dương lịch): “Tháng một nước lũ về Ngày mười hai nước dâng Ngày rằm nước đục ngầu Nước ngập đỏ ngọn cây, ngọn cỏ Hai con cào cào ôm cổ nhau khóc Nước ngập rừng “chay” rừng “chọt” Ngập rừng “bông” rừng tre bên suối Nước cuộn trôi xuôi xa xa tít. [7, tr. 22, 23] Trong mùa mưa, có khi hàng tuần, trời bị bao phủ bởi một màu chỉ ảm đạm. Nhưng ở miền Điện Biên, ít thấy có những cơn dông to, bão lớn. Gió thổi đều theo hướng tây nam, chỉ đôi khi gió chuyển hướng đột ngột từ đông bắc lại vào mùa khô lạnh. Khoáng sản: Vùng Điện Biên lắm đất, lại của nhiều. Lê Qúy Đôn trong “kiến văn tiểu lục” đã nhận xét rất tinh tường: “Châu này, thế núi vòng quanh, nước sông bao bọc, đồn sở ở giữa, ruộng đất bằng phẳng, mầu mỡ, bốn bên đến chân núi, đều đi bộ một ngày đường, công việc làm ruộng bằng nửa các châu khác, mà số hoa lợi thu hoạch lại gấp đôi. Thổ sản có sa nhân, sáp vàng, diêm tiêu, lưu hoàng và sắt sống. Có một quả núi nước suối rất mặn, thú rừng thường đến uống, người địa phương dùng nỏ bắn được rất nhiều, tục gọi là “mỏ thịt” ở xã Luân Giói huyện Điện Biên Đông. Điên Biên có hồ Pá Khoang diện tích mặt nước hơn 600 ha với chiều dài 12 km, rộng trên 3 km, trữ lượng nước sử dụng 38 đến 43 triệu khối, có tác dụng dự trữ nước cho ba nhà máy thủy điện thác Bay, Nà Lơi, Thác Trắng và bổ sung nguồn nước cho công trình thủy lợi Huổi Phạ, Nậm Rốm tưới tiêu cho toàn bộ đồng ruộng vùng lòng chảo Điện Biên; nuôi hải sản, bảo vệ môi trường và còn là một điểm tham quan, du lịch sinh thái hấp dẫn. Điện Biên xưa là nơi qua lại của nhân dân miền tây bắc Đông Dương, miền tây nam Trung Quốc và Việt Nam. 15 Thật vậy, xưa kia đó là nơi nằm giữa con đường giao lưu văn hóa. Nếu ta chấp nhận, giả thuyết được nhiều nhà thực vật học đồng tình là cây lúa được thuần dưỡng bởi những cư dân cổ đại cư trú ở miền đông núi Hymalaya. Với điều kiện sinh thái vô cùng thuận lợi, thứ cây lương thực quý giá đó đã dần thay thế các cây lương thực có từ trước ở vùng này như các loại thân củ, rễ củ, cây bột báng, cây kê. Sự có mặt của văn hóa lúa ở xứ sở của văn hóa Đông Sơn đã góp phần làm cho khu vực Đông Nam Á trở thành một những nơi văn minh cổ của thế giới, đã làm cho văn hóa lục địa Đông Dương và Đông Nam Á nói chung đến thời kim khí trở thành thống nhất, với một thời kì hoàng kim rực rỡ, mà cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đánh giá thật đầy đủ. Ngày nay cánh đồng Mường Thanh vẫn là vựa lúa với những giống lúa mới có chất lượng cao - thơm ngon nhất vùng. Điện Biên lại chứng kiến những vùng giao lưu giữa văn hóa của các cư dân trồng trọt bản địa với các cư dân mục xa xôi miền Trung Á, làm cho các dân tộc ở hai vùng này có những mối quan hệ gắn bó, làm cho tác dụng của việc trao đổi thêm mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy văn hóa của cư dân trong vùng. Chính vì vậy trong các di chỉ khảo cổ học, cũng như các tàn tích văn hóa phản ánh qua các tư liệu dân tộc học, còn thấy những văn hóa Trung Á trong văn hóa Đông Nam Á và ngược lại Điện Biên trong lịch sử lại là đường vận tải văn hóa Ấn Độ qua Việt Nam với ảnh hưởng của đạo Bà la môn và Phật giáo. Ngược lại cũng qua đây, các cư dân bản địa ở Đông Dương đã chuyển sang Ấn Độ và tây nam Trung Quốc những thành tựu văn hóa của mình. Cho đến những năm cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, thậm chí đến tận những năm 40 của thế kỉ XX, căn cứ vào những tài liệu còn khá in đậm nét trong trí nhớ của những người già, căn cứ vào những sách vở lưu truyền như nhật kí của Mác cô Pô lô; “kiến văn tiểu lục” của Lê Qúy Đôn, và các sách của Trung Quốc và đặc biệt là cuốn sách của người Thái Lan, Lào viết trên lá cọ hay giấy bản, và gần đây sách của các tác giả thời thực dân Pháp hồi buổi đầu mới sang xâm chiếm Việt Nam, ngày nay vẫn có thể mường tượng khá cụ thể những con đường xưa tỏa ra từ Điện Biên đi các địa phương trong lục địa Đông Nam Á. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất