Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện vị trí việc làm tại sở nội vụ tỉnh cà mau đến năm 2020...

Tài liệu Hoàn thiện vị trí việc làm tại sở nội vụ tỉnh cà mau đến năm 2020

.PDF
148
862
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN HẢI HOÀN THIỆN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN HẢI HOÀN THIỆN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Thạc sĩ điều hành cao cấp) Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. LÊ NHẬT HẠNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngày 10 tháng 12 năm 2016 Tác giả Lê Văn Hải TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng công tác xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau, là căn cứ để xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và phát triển nhân lực của Sở Nội vụ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Trên cơ sở lý thuyết và các bước trong quy trình xây dựng vị trí việc làm theo quy định tại Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, đề tài sử dụng phương pháp khảo sát đối với toàn bộ cán bộ quản lý và công chức, viên chức thuộc các phòng ban Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau. Mục đích khảo sát nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và các công chức, viên chức phòng ban về đề án vị trí việc làm, tầm quan trọng của đề án vị trí việc làm đối với công tác quản lý, sử dụng công chức, viên chức; Mức độ thực hiện đề án vị trí việc làm tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác ban hành kế hoạch xây dựng cũng như hoàn thiện đề án VTVL được đánh giá khá tốt, từ bước thành lập ban chỉ đạo đến việc xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai đề án. Các biện pháp tuyên truyền cho công chức, viên chức về đề án VTVL đã có tác động đến nhận thức của cán bộ quản lý và nhân viên. Ngoài ra, công tác triển khai đề án đã từng bước được chuyên nghiệp hóa, mặc dù đề án còn mới đưa vào triển khai thực hiện, nhưng bước đầu đã có phương pháp xác định đúng theo quy định của pháp luật. Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa đối với các nhà quản trị tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau trong việc đề ra các chính sách và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG GIỚI THIỆU............................................................................................................. 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .....................................................................................3 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3 5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ..............................................................3 5.1. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3 5.2. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu ..........................................................4 6. KHUNG PHÂN TÍCH CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................5 7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ........................................................................................6 8. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................................6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ................................................................................ 8 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ................................................................................8 1.1.1. Khái niệm về việc làm, vị trí việc làm, nguyên tắc xác định vị trí việc làm.....8 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của xác định VTVL trong cơ quan nhà nước .................10 1.2. PHÂN LOẠI VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ NỘI DUNG HOÀN THIỆN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC .......................................................11 1.2.1. Phân loại vị trí việc làm ..................................................................................11 1.2.2. Nội dung triển khai xây dựng VTVL ..............................................................12 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC .................................................................................................16 1.3.1. Yếu tố từ chủ thể quản lý ................................................................................16 1.3.2. Yếu tố từ khách thể quản lý ............................................................................17 1.3.3. Các yếu tố khác ...............................................................................................17 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................17 Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM SỞ NỘI VỤ TỈNH CÀ MAU ........................................................................................................................ 18 2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH CÀ MAU..........................................................................................................................18 2.1.1. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................18 2.1.2. Chức năng .......................................................................................................18 2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ...........................................................20 2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng, ban và tương đương .................................21 2.2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH CÀ MAU ..................................................................23 2.2.1. Các tiêu chí đánh giá xây dựng vị trí việc làm................................................23 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá hoàn thiện vị trí việc làm ..............................................24 2.3. THỰC TRẠNG ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM SỞ NỘI VỤ TỈNH CÀ MAU 2013 – 2015 ...............................................................................................................25 2.3.1. Hạn chế trong xây dựng và triển khai Đề án vị trí việc làm Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau............................................................................................................................25 2.3.2. Đặc điểm mẫu khảo sát ...................................................................................28 2.3.3. Sự cần thiết phải thông tin tuyên truyền và hội nghị triển khai xây dựng đề án vị trí việc làm ............................................................................................................30 2.3.4. Công tác tuyên truyền về đề án vị trí việc làm................................................31 2.3.5. Kế hoạch xây dựng đề án vị trí việc làm .........................................................36 2.3.6. Tổ chức thực hiện đề án vị trí việc làm ...........................................................38 2.3.7. Những kết quả đạt được và hạn chế ................................................................40 2.4. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM SỞ NỘI VỤ TỈNH CÀ MAU 2013 – 2015 ..............................................................................................41 2.4.1. Quản lý kế hoạch hoàn thiện đề án vị trí việc làm ..........................................41 2.4.2. Tổ chức hoàn thiện đề án vị trí việc làm .........................................................42 2.4.3. Quy trình tổ chức thực hiện đề án ...................................................................44 2.4.4. Khai thác sử dụng nguồn lực đảm bảo hoàn thiện đề án vị trí việc làm .........45 2.4.5. Phối hợp nội bộ trong hoàn thiện đề án VTVL ...............................................47 2.4.6. Kiểm tra đánh giá kết quả hoàn thiện đề án vị trí việc làm ............................47 2.4.7. Vị trí việc làm, số lượng biên chế gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch ....49 2.4.8. Đánh giá chung về hoàn thiện vị trí việc làm tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau ......51 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................52 Chương 3. HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM HOÀN THIỆN VỊ TRÍ VIỆC LÀM SỞ NỘI VỤ TỈNH CÀ MAU................................................................................. 53 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC SỞ NỘI VỤ TỈNH CÀ MAU ĐẾN 2020 ..........53 3.1.1. Về chức năng, nhiệm vụ ..................................................................................53 3.1.2. Về cơ cấu tổ chức ............................................................................................53 3.1.3. Về trình độ chuyên môn ..................................................................................53 3.1.4. Mô tả công việc ...............................................................................................54 3.1.5. Biên chế ...........................................................................................................54 3.1.6. Nhận xét đánh giá công chức, viên chức ........................................................54 3.1.7. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................55 3.1.8. Xác định trình độ chuyên môn gắn với VTVL ...............................................57 3.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM SỞ NỘI VỤ TỈNH CÀ MAU ĐẾN 2020 .......................................................57 3.2.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp ............................................................................57 3.2.2. Các nhóm giải pháp .........................................................................................58 KẾT LUẬN ...............................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ LỤC 4: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHỤ LỤC 5: MÔ TẢ CÔNG VIỆC THEO TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM HIỆN TẠI PHỤ LỤC 6: ĐỊNH HƯỚNG VTVL TẠI SỞ NỘI VỤ CÀ MAU PHỤ LỤC 7: ĐỊNH HƯỚNG YÊU CẦU VỀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI TỪNG VTVL PHỤ LỤC 8: ĐỊNH HƯỚNG BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC THEO TỪNG VTVL CÁC TỪ VIẾT TẮT CP Chính phủ CBCC Cán bộ công chức BNV Bộ Nội vụ GDP Tổng sản phẩm nội địa NĐ Nghị định NSNN Ngân sách nhà nước SNV Sở Nội vụ UBND Ủy ban nhân dân VTVL Vị trí việc làm DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Quy định về trình độ chuyên môn đối với các vị trí việc làm ..................26 Bảng 2.2: Đặc điểm mẫu khảo sát .............................................................................29 Bảng 2.3: Sự cần thiết thông tin tuyên truyền hội nghị triển khai xây dựng đề án VTVL tại Sở Nội vụ Tỉnh Cà Mau ...........................................................................30 Bảng 2.4: Thực trạng công tác tuyên truyền VTVL tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau ......32 Bảng 2.5: Mức độ hiểu biết về đề án VTVL của CBNV Sở Nội vụ Tỉnh Cà Mau ..33 Bảng 2.6: Đánh giá mức độ hiểu biết VTVL của CBNV Sở Nội vụ Cà Mau ..........35 Bảng 2.7: Đánh giá của CCVC về kế hoạch xây dựng đề án VTVL..........................36 Bảng 2.8: Đánh giá của CCVC về tổ chức thực hiện đề án VTVL ..........................38 Bảng 2.9: Thực trạng về quản lý kế hoạch hoàn thiện đề án VTVL ........................41 Bảng 2.10: Thực trạng về tổ chức hoàn thiện hoàn thiện đề án VTVL ....................43 Bảng 2.11: Thực trạng về quy trình tổ chức hoàn thiện hoàn thiện đề án VTVL ....44 Bảng 2.12: Thực trạng về sử dụng các nguồn lực hoàn thiện đề án VTVL..............46 Bảng 2.13: Thực trạng về kiểm tra đánh giá kết quả hoàn thiện đề án VTVL .........48 Bảng 2.14: Số lượng VTVL và biên chế gắn với VTVL Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau ..49 Bảng 3.1: Số lượng VTVL và biên chế gắn với VTVL đến năm 2020 ....................68 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Thực trạng cơ cấu tổ chức Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau ..................................19 Hình 2.2: Điểm đánh giá của CCVC về kế hoạch xây dựng đề án VTVL ...............37 Hình 2.3: Điểm đánh giá của CCVC về tổ chức thực hiện đề án VTVL ..................39 Hình 3.1: Định hướng cơ cấu tổ chức Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau.................................56 Hình 3.2: Mức độ cần thiết của các giải pháp hoàn thiện đề án VTVL ....................58 1 GIỚI THIỆU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Theo Luật Công chức 2010 thì vị trí việc làm (VTVL) là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh, nghề nghiệp hoặc chức vụ lãnh đạo, quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu công chức, viên chức cơ cấu ngạch để thực hiện việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng và quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước. VTVL là căn cứ đầu tiên để xác định biên chế công chức, viên chức, xác định số người làm việc trong các cơ quan Nhà nước, làm cơ sở để tuyển dụng, bố trí, sử dụng, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và quản lý công chức, viên chức. Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cà Mau có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh Cà Mau quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; Vị trí việc làm; Biên chế công chức, viên chức cơ cấu ngạch công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập; Tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; Cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng và công tác thanh niên. Năm 2013, Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau đã triển khai xây dựng và thực hiện Đề án VTVL theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ (2013). Sau 3 năm triển khai Đề án VTVL, theo đánh giá của Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau (2015) thì công tác xây dựng và triển khai Đề án VTVL rất được quan tâm nhưng kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế: Một là, đội ngũ công chức của Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau hiện nay vừa thiếu, vừa thừa xác định chưa rõ ràng về chức danh công việc của từng bộ phận, từng phòng, 2 ban và từng vị trí việc làm cụ thể của mỗi người, nên việc bố trí, phân công nhiệm vụ chưa gắn với trình độ chuyên môn đã được đào tạo, do đó không phát huy được năng lực sở trường, trình độ đào tạo của công chức. Hai là, kỹ năng hành chính của đội ngũ công chức, viên chức chưa ngang tầm với nhiệm vụ mới; Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ chưa phù hợp với công việc được phân công, cơ cấu ngạch và vị trí ngạch của công chức chưa phù hợp với nhiệm vụ được giao. Ba là, chỉ tiêu biên chế giao chưa đáp ứng được yêu cầu của khối lượng công việc và chưa có cơ sở xác định được số lượng biên chế cần giao cho từng đơn vị. Giao chỉ tiêu biên chế theo khối lượng công việc cụ thể của từng thời điểm, khi khối lượng công việc nhiều thì tăng biên chế, khi khối lượng công việc giảm thì biên chế không giảm. Để có thể đảm đương vai trò, vị trí là cơ quan tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh trên các lĩnh vực được giao, đòi hỏi Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau phải có đội ngũ nhân lực đủ mạnh, có tài năng, đạo đức, tâm huyết, trách nhiệm. Việc hoàn thiện xây dựng vị trí việc làm Sở Nội vụ là hết sức cần thiết, là căn cứ để xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và phát triển nhân lực của Sở Nội vụ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện vị trí việc làm tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau đến năm 2020” để nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Hoàn thiện vị trí việc làm của từng người theo từng chức danh, công việc cụ thể đảm bảo đội ngũ công chức của Sở Nội vụ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao đến năm 2020. 2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích, đánh giá thực trạng vị trí việc làm tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau giai đoạn 2013 - 2015; 3 Mục tiêu 2: Đánh giá hoàn thiện VTVL Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau. Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện VTVL tại Sở Nội vụ Cà Mau đến năm 2020. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Vị trí việc làm tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau hiện tại như thế nào? Những ưu điểm và hạn chế VTVL Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau là gì? Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện VTVL Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau đến năm 2020? 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Là những công việc cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ và vị trí việc làm của từng người, trong từng phòng, ban. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: chỉ thực hiện tại các phòng, ban và tương đương thuộc và các đơn vị trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau. Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2015, đây là giai đoạn Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau xây dựng xong VTVL. Số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 5 - 9/2016. 5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 5.1. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài vận dụng các phương pháp sau đây: - Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung. Nhóm thảo luận gồm: Phó Giám đốc và Trưởng các phòng ban tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu định tính nhằm xác định các nội dung của hoàn thiện VTVL và các tiêu chí đánh giá hoàn thiện VTVL. 4 - Phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phiếu khảo sát; thu thập dữ liệu, sàng lọc dữ liệu, thực hiện phân tích số liệu để đánh giá những mặt được và chưa được khi triển khai xây dựng và hoàn thiện VTVL tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau. Nội dung khảo sát: Nhận thức của công chức, viên chức phòng ban về VTVL, tầm quan trọng của VTVL đối với công tác quản lý, sử dụng công chức, viên chức; Mức độ thực hiện công tác xây dựng và triển khai VTVL tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau. Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý và công chức, viên chức thuộc các phòng ban Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau. Bao gồm cán bộ quản lý là Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và Trưởng, Phó Trưởng Phòng ban trực thuộc và công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ. - Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh Sử dụng để phân tích số liệu thu thập được từ phương pháp khảo sát và các số liệu, dữ liệu khác trong quá trình thực hiện đề tài. - Phương pháp phân tích và tổng hợp Sử dụng để phân tích và tổng hợp kết quả phân tích từ thực trạng vị trí việc làm tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau giai đoạn 2013 - 2015 để rút ra tồn tại và nguyên nhân làm căn cứ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện VTVL tại Sở Nội vụ Cà Mau đến năm 2020. 5.2. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: các thông tin về văn bản, chính sách của nhà nước, tác giả thu thập thông tin bằng cách tra cứu các tài liệu, các văn bản, sách và cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, đề tài đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài; Các thông tin về số lượng và thực trạng VTVL được thu thập từ Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau. Dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua khảo sát công chức, viên chức đang làm việc tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau bằng bảng câu hỏi in sẵn. Phiếu khảo sát được trình bày tại phần phụ lục của đề tài. 5 6. KHUNG PHÂN TÍCH CỦA ĐỀ TÀI Khung phân tích của đề tài được thể hiện ở hình 1, gồm các bước chủ yếu sau: Bước một, Tổng hợp các lý thuyết về vị trí việc làm. Kết quả của bước này là các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí việc làm tại cơ quan nhà nước. Mục tiêu nghiên cứu - Câu hỏi nghiên cứu Cơ sở lý thuyết p mô hình nghiên cứu và thang đo Nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm tập trung) Hệ thống chỉ tiêu đánh giá Nghiên cứu định lượng Phân tích dữ liệu sơ cấp kết hợp với số liệu thứ cấp Hàm ý chính sách Hình 1: Khung phân tích nghiên cứu Bước hai, Nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm tập trung nhằm xác định các tiêu chí đánh giá công tác xây dựng và hoàn thiện vị trí việc làm. Dàn bài thảo luận nhóm (Phụ lục 1) sẽ được gửi đến các thành viên trước khi thảo luận 5 ngày để có thời gian nghiên cứu trước. Tác giả - đóng vai trò là người điều phối - sẽ gợi ý và điều chỉnh các tiêu chí để đi đến thống nhất giữa các thành viên tham gia thảo luận nhóm. Trong buổi thảo luận, lần lượt các câu hỏi được đưa ra cho những người tham gia thảo luận và khi thống nhất được ý kiến trên 70% thì kết quả đó sẽ được ghi nhận. Nếu các ý kiến chưa đạt thống nhất trên 70% sẽ thảo luận lại cho đến khi đạt được kết quả mong muốn. Kết quả thảo luận nhóm như sau: 6 Nhìn chung, các thành viên tham gia thảo luận thống nhất cao với các tiêu chí do tác giả đề xuất, chỉ bổ sung thêm tiêu chí “Tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của mỗi viên chức phòng ban so với VTVL trong đề án” tại mục “1.3. Công tác tổ chức triển khai xây dựng vị trí việc làm”. Kết quả thảo luận nhóm được trình bày tại Phụ lục 2. Kết quả thảo luận nhóm được sử dụng để thiết lập phiếu khảo sát để thực hiện nghiên cứu định lượng. Bước ba, tiến hành nghiên cứu định lượng. Dữ liệu thu thập sẽ được sàng lọc, mã hóa nhập liệu trên phần mềm SPSS. Tiến hành xử lý và phân tích số liệu sơ cấp, thứ cấp bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh. Cuối cùng, dựa trên kết quả phân tích ở các bước trên, đề tài đề xuất hàm ý chính sách hoàn thiện VTVL Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau đến năm 2020. 7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng VTVL Sở Nội vụ của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2013 - 2015, đề tài sẽ làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong xây dựng và triển khai VTVL Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau làm căn cứ cho các giải pháp được hướng tới. Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện công tác xây dựng và triển khai VTVL Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020 góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Sở Nội vụ trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực được giao. 8. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Đề tài được kết cấu thành với các nội dung cụ thể như sau: Phần mở đầu: Chương 1: Giới thiệu. Phần này giới thiệu sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng và triển khai vị trí việc làm trong cơ quan nhà nước. Trình bày các khái niệm, đặc điểm, vai trò của vị trí việc làm trong cơ quan nhà nước; Phân loại vị trí việc làm, nội dung hoàn thiện vị trí việc làm và 7 các yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện vị trí việc làm trong cơ quan quản lý nhà nước. Chương 2: Thực trạng xây dựng và hoàn thiện vị trí việc làm Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau giai đoạn 2013 - 2015. Trình bày Thực trạng xây dựng và hoàn thiện vị trí việc làm tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau giai đoạn 2013 - 2015; Đánh giá chung về xây dựng và hoàn thiện trí việc làm tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện vị trí việc làm Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020. Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu; Khuyến nghị chính sách để hoàn thiện vị trí việc làm tại Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau đến năm 2020; đồng thời, chỉ ra những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. Phần kết luận: Tổng kết lại các nội dung đã nghiên cứu. 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1.1.1. Khái niệm về việc làm, vị trí việc làm, nguyên tắc xác định vị trí việc làm 1.1.1.1. Việc làm Có những cách hiểu khác nhau về việc làm. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa việc làm gồm những người trên một độ tuổi xác định nào đó, trong một khoảng thời gian cụ thể, có thể là một tuần hoặc một ngày, làm việc được trả lương hay tự trả lương cho mình (ILO, 1988). Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm (Bộ Luật Lao động, 2012). Nếu như trước đây, trong các văn bản pháp luật vấn đề việc làm chủ yếu được đề cập ở góc độ cơ chế, chính sách bảo đảm việc làm cho người lao động thì đây là lần đầu tiên khái niệm việc làm được ghi nhận trong văn bản pháp luật quan trọng của Nhà nước. Theo đó, Bộ luật Lao động năm 2012, tại Điều 9 thì “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. 1.1.1.2. Vị trí việc làm Cũng giống như các khái niệm khác, VTVL được tiếp cận nghiên cứu từ nhiều khía cạnh các cấp độ khác nhau theo đó có những nhận thức tương ứng: VTVL là một chế độ công vụ. Trên thế giới cho đến nay đã có các chế độ công vụ khác nhau như: nha lại, chức nghiệp, cán bộ, việc làm, phối hợp. Theo đó chế độ công vụ việc làm không thuần túy chỉ là các quy định mà là một chỉnh thể với nhiều nội dung từ quy định đến thực tế quản lý, sử dụng, đào tạo, đánh giá, đãi ngộ… Sự khác biệt cơ bản giữa chế độ công vụ việc làm với các chế độ công vụ khác thể hiện ở chỗ đòi hỏi người làm việc phải có các năng lực thực tế để đảm nhận được VTVL mà họ đảm nhiệm theo khung năng lực chung của VTVL đó; không bắt buộc người 9 làm việc phải gắn với công việc mà họ đảm nhiệm như một chức nghiệp - cả đời làm công chức và cũng vì điều này mà chế độ VTVL còn được gọi là chế độ công vụ mở để phân biệt với chế độ chức nghiệp, cán bộ. Tính mở của chế độ công vụ này còn thể hiện ở việc người làm việc có thể thi tuyển ngay vào vị trí lãnh đạo, quản lý với điều kiện họ đạt được yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng và thể chất để đảm nhiệm VTVL và cơ quan, tổ chức có nhu cầu tuyển dụng đối với vị trí đó. VTVL là một trong số các nguyên tắc của pháp luật công chức, công vụ. Với ý nghĩa như vậy VTVL thể hiện trong các quy định chung của pháp luật công chức, công vụ với nội hàm và ý nghĩa là cơ sở để quản lý, sử dụng công chức. Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì VTVL là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị từ việc tuyển dụng, bố trí sử dụng, nâng ngạch, đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá (Quốc hội, 2008). Theo Luật Viên chức năm 2010 thì VTVL là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (Quốc hội, 2010). Mặc dù được tiếp cận theo các khía cạnh khác nhau nhưng các bộ phận tạo thành vị trí việc làm gồm bốn bộ phận chính (Luật Cán bộ, công chức 2008): (1) Chức vị: tên gọi vị trí việc làm; (2) Chức trách: nhiệm vụ và quyền hạn mà người đảm nhiệm vị trí việc làm phải thực hiện; (3) Tiêu chuẩn: yêu cầu về trình độ, kỹ năng chuyên môn mà người đảm nhiệm vị trí việc làm phải đáp ứng; (4) Tiền lương: tiền lương được trả tương xứng với chức vị, chức trách, tiêu chuẩn của người đảm nhiệm công việc. Trong phạm vi của luận văn này, nghiên cứu VTVL Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau sẽ đi theo hướng khái niệm VTVL trong Luật Công chức năm 2008. VTVL là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị từ việc tuyển dụng, bố trí sử dụng, nâng ngạch, đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá. 10 1.1.1.3. Biên chế Biên chế là số lượng người cần có để làm việc trong một đơn vị, được xác định bởi vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền giao. Giữa số lượng biên chế được cấp có thẩm quyền giao và số người làm việc thực tế trong đơn vị chưa hẳn bằng nhau vì số biên chế được xác định trên cơ sở vị trí việc làm, nếu vị trí đó chưa có người làm thì nó không bằng với số biên chế giao. Trên cơ sở từng vị trí, chức danh xác định số lượng biên chế, mỗi một biên chế có thể đảm trách một công việc; một biên chế có thể đảm trách nhiều công việc; một người có thể phụ trách nhiều công việc; mỗi công việc chỉ một người phụ trách. 1.1.1.4. Nguyên tắc xác định VTVL Theo Bộ Nội vụ (2012), xác định và quản lý VTVL dựa trên 04 nguyên tắc: (1) Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý công chức; (2) VTVL được xác định và điều chỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; (3) VTVL phải gắn với chức danh, nghề nghiệp, chức vụ quản lý tương ứng; (4) Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch và phù hợp với thực tiễn. 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của xác định VTVL trong cơ quan nhà nước 1.1.2.1. Đặc điểm của xác định VTVL trong cơ quan nhà nước Xác định VTVL trong cơ quan nhà nước có các đặc điểm sau: Thứ nhất, xác định VTVL xem xét xem trong hệ thống khối phòng, ban có bao nhiêu VTVL và cần bao nhiêu người để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của khối phòng, ban đó. Thức hai, là cơ sở xây dựng kế hoạch phân bổ, điều chỉnh, bổ sung nguồn nhân lực, bố trí biên chế phù hợp với từng đối tượng gắn với VTVL, chức danh nghề nghiệp cán bộ, công chức, viên chức cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức. Thứ ba, là cơ sở đổi mới khâu tuyển dụng, chỉ tuyển dụng đúng VTVL còn thiếu và đảm bảo người được tuyển dụng đáp ứng được năng lực của VTVL đó. Thứ tư, là cơ sở quan trọng trong công tác quản lý đánh giá cán bộ, công chức,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan