Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế “hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo...

Tài liệu “hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán và tư vấn thuế avina iafc”.

.PDF
91
92
145

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Lê Ngọc Tấn SV:Lê Ngọc Tấn i Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH .............................................................................................................. 4 1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ. .................... 4 1.1.1 Khái niệm và vai trò của khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương. 4 1.1.2 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương.................................................................................................................. 6 1.1.3 Đặc điểm của khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương ảnh hưởng tới quá trình kiểm toán. .......................................................................... 8 1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH. ............................................................. 9 1.2.3 Khảo sát kiểm soát nội bộ về tiền lương và các khoản trích theo lương11 1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG NHÂN SỰ TRONG KIỂM TOÁN BCTC ........................................................................ 12 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán ......................................................................... 13 1.3.2 Thực hiện kiểm toán............................................................................... 15 1.3.3 Kết thúc kiểm toán ................................................................................. 21 1.4.NHỮNG SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ................................... 23 SV:Lê Ngọc Tấn ii Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính CHƯƠNG 2:QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AVINA-IAFC ..................................................................... 25 2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AVINA-IAFC ...................................................................................... 25 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 25 2.1.2 Cơ cấu tổ chức, điều hành và đội ngũ nhân sự ...................................... 26 2.1.3 Dịch vụ .................................................................................................. 30 2.1.4 Khái quát quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán AVINA-IAFC. ........................................ 33 2.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VỀ KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY AVINA-IAFC ........................................................................................... 41 2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán ................................................................................ 41 2.2.2 Quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong BCTC tại Công ty TNHH ABC tại Công ty AVINA-IAFC. .................................................... 44 CHƯƠNG 3:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AVINAIAFC ................................................................................................................ 70 3.1 ĐANH GIA VỀ THỰC TRẠNG QUY TRINH KIỂM TOAN CHU KỲ LƯƠNG VA NHAN SỰ TẠI CONG TY KIỂM TOAN VA TƯ VẤN THUẾ AVINA-IAFC.................................................................................................. 70 3.1.1 Ưu điểm .................................................................................................. 70 3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 72 3.1.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng.................................... 74 SV:Lê Ngọc Tấn iii Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính 3.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN .................................................. 75 3.2.1 Định hướng phát triển của AVINA-IAFC trong thời gian tới ............... 75 3.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện ................................................................... 76 3.3 NHỮNG NGUYEN TẮC VA YEU CẦU HOAN THIỆN ..................... 77 3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiện............................................................................ 77 3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện ................................................................................. 78 3.4 NHỮNG Ý KIẾN DỀ XUẤT NHẰM HOAN THIỆN QUY TRINH KIỂM TOAN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VA CAC KHOẢN TRICH THEO LƯƠNG TẠI CONG TY KIỂM TOAN VA TƯ VẤN THUẾ AVINAIAFC. 79 3.4.1 Hoàn thiện quy trình kiểm toán cho một cuộc kiểm toán ...................... 79 3.4.2 Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương........................................................................................................ 80 3.5 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ................... 82 3.5.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng ........................................ 82 3.5.2 Về phía Hiệp hội kế toán và kiểm toán .................................................. 82 3.5.3 Về phía công ty kiểm toán ..................................................................... 83 3.5.4 Về phía khách hàng được kiểm toán ...................................................... 84 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 86 SV:Lê Ngọc Tấn iv Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Báo cáo kết quả kinh doan BCKQKD Báo cáo tài chính BCTC Chuẩn mực kế toán Quốc tế IAS Công cụ dụng cụ CCDC Công ty TNHH ABC Công ty ABC Công ty Kiểm toán và tư vấn thuế AVINA-IAFC AVINA-IAFC Hàng tồn kho HTK Hệ thống kiểm soát nội bộ Hệ thống KSNB Kiểm soát nội bộ KSNB KTV KTV SV:Lê Ngọc Tấn v Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ trước đến nay, Báo cáo tài chính luôn là đối tượng chủ yếu của kiểm toán độc lập. Báo cáo tài chính là tấm gương phản ánh kết quả hoạt động cũng như mọi khía cạnh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các thông tin đưa ra trên Báo cáo tài chính phải luôn đảm bảo tính trung thực, hợp lý, chính xác. Trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những khoản chi quan trọng. Nó là một khoản chi phí chủ yếu của các doanh nghiệp nhất là đối với các đơn vị sản xuất và dịch vụ. Đặc biệt, tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản liên quan đến thu nhập của người lao động, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động. Do đó nó không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế đơn thuần mà còn mang ý nghĩa về mặt xã hội. Mà trong thực tế hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp thường có sự vi phạm các quy định về tiền lương và các khoản trích theo lương. Thêm vào đó, tiền lương của đơn vị có thể bị lãng phí do công tác quản lý không hiệu quả hay do biển thủ thông qua các hình thức gian lận. các sại phạm xảy ra đối với khoản mục tiền lương có ảnh hưởng tới rất nhiều chỉ tiêu khác nhau trên BCTC của doanh nghiệp. Chính vì vậy, kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự được đánh giá là một trong những phần hành quan trọng trong kiểm toán BCTC. Nhận thức được vấn đề này, bằng những kiến thức được học tại Học viện và quá trình thực tập tại Công ty Kiểm toán và tư vấn thuế AVINA-IAFC, em đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán Chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và tư vấn thuế AVINA-IAFC”. SV:Lê Ngọc Tấn 1 Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính 2. Mục Đích Nghiên Cứu Đề tài nghiên cứu với 3 mục đích: - Hệ thống hóa làm rõ những vấn đề lý luận về quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính. - Làm rõ thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty Kiểm toán và tư vấn thuế AVINA-IAFC. Qua đó làm rõ những ưu, nhược điểm và tìm ra nguyên nhân của thực trạng. - Thông qua lý luận và thực trạng quy trình kiểm toán tiền lương tại Công ty Kiểm toán và tư vấn thuế AVINA-IAFC để đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty Kiểm toán và tư vấn thuế AVINA-IAFC. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này tập trung đi sâu vào thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự tại AVINA-IAFC và giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau: Phương pháp chung: - Phương pháp duy vật biện chứng; - Phương pháp duy vật lịch sử; Phương pháp cụ thể: SV:Lê Ngọc Tấn 2 Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính - Phương pháp tổng hợp; - Phương pháp so sánh; - Phương pháp khảo sát thực tiễn; -… 5. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần: Mở đầu, Danh mục từ tham khảo, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của đề tài gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG KIỂM TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KÌ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AVINA-IAFC. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AVINA-IAFC. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên – PGS.TS Giang Thị Xuyến và Ban giám đốc Học viện Tài chính cùng tất cả các anh chị KTV trong Công ty Kiểm toán và tư vấn thuế AVINA-IAFC đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều nên bài viết của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SV:Lê Ngọc Tấn 3 Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ. 1.1.1 Khái niệm và vai trò của khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương. Lao động của con người cùng với đối tượng lao động và tư liệu lao động hợp thành ba yếu tố của quá trình sản xuất. Trong ba yếu tố đó thì lao động của con người là yếu tố có vai trò quan trọng nhất, vì không có lao động của con người thì tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ là những vật vô dụng. Muốn cho quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp tiến hành thường xuyên liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Mác từng nói: “Lao động sáng tạo ra giá trị hàng hóa nhưng bản thân nó không phải là hàng hóa và không có giá trị”. Cái mà người ta gọi là “giá trị lao động” thực tế là “giá trị sức lao động”. Trong nền kinh tế hàng hóa, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương. Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doạnh nghiệp phải trả cho nguời lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng, chất lượng công việc mà họ đã đóng góp cho doanh nghiệp. Nhận thức rõ vai trò của tiền lương trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân, tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW khóa VIII đã khẳng định: “Tiền lương gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trả lương đúng cho người lao động chính là thực hiện đầu tư cho phát triển, đóng góp phần quan trọng làm lành mạnh, trong sạch đội ngũ cán bộ, đảm bảo giá trị thực của tiền lương và từng bước cải thiện theo sự phát triển kinh tế - xã hội”. SV:Lê Ngọc Tấn 4 Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Tiền lương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó mang ý nghĩa về mặt kinh tế, đó là khoản chi phí sản xuất chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, nhất là đối với cá đơn vị sản xuất và dịch vụ, doanh nghiệp cần quản lí tốt sao cho giảm chi phí tiền lương, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả lao động. Bên cạnh đó, đây còn là khoản doanh nghiệp trả cho nguời lao động, là nguồn thu nhập chính của người lao động, do vậy mà nó quyết định lũy tiến tới sự làm việc và cống hiến của người lao động đối với công việc. Như vậy tiền lương mang cả ý nghĩa về mặt kinh tế và mặt xã hội. Do vậy, các nhà quản lí luôn phải cân nhắc hai vấn đề: Thứ nhất, tiền lương phải đảm bảo nhu cầu của người lao động; Thứ hai, chi phí tiền lương phải phù hợp với chi phí sản xuất, đảm bảo đem lại lợi nhuận cho đơn vị. Nghị định 103/2014/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng mới đối với NLĐ làm việc ở DN, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có thuê mướn lao động. Cụ thể như sau: - Vùng I tăng lên thành: 3.100.000 đồng/tháng - Vùng II tăng lên thành: 2.750.000 đồng/tháng - Vùng III tăng lên thành: 2.400.000 đồng/tháng - Vùng IV tăng lên thành: 2.150.000 đồng/tháng Bên cạnh tiền lương còn có những khoản trích theo lương đó là: Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế ( BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Theo chế độ tài chính hiện hành, tỷ lệ trích các khoản này như sau: - Bảo hiểm xã hội: được tính theo tỷ lệ 26% trên lương cơ bản. Trong đó, người sử dụng lao động phải nộp 18% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động chịu 8%). Qũy BHXH dùng để trợ cấp cho người lao động tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp bị mất khả năng lao động như: ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hưu trí, mất sức… SV:Lê Ngọc Tấn 5 Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính - Bảo hiểm y tế: tính theo tỷ lệ 4,5% trên lương cơ bản. Trong đó, người sử dụng lao động chịu 3% tính vào chi phí, người lao động chịu 1,5%. Qũy BHYT được sử dụng để trợ cấp cho lao động tham gia đóng góp quỹ trong hoạt động khám chữa bệnh. - Kinh phí công đoàn: tính theo tỷ lệ 2% theo lương thực tế tại đơn vị. Khoản này do người sử dụng lao động chịu toàn bộ và tính vào chi phí. Số KPCĐ này một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. - Bảo hiểm thất nghiệp: đây là khoản mới được đưa vào áp dụng. Theo quy định, tỷ lệ trích BHTN là 2% trên lương cơ bản; trong đó, người sử dụng lao động chịu 1% và người lao động chịu 1%. 1.1.2 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương. Đặc thù của khoản mục tiền lương là phát sinh khá thường xuyên. KSNB về tiền lương và các khoản trích theo lương đóng một vai trò quan trọng vì nó không chỉ nhằm mục đích ngăn chặn và phát hiện ra những sai phạm về nghiệp vụ, mà còn góp phần đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và hiệu quả kinh tế cho các hoạt động về tiền lương cũng như các khoản trích theo lương. Bởi vậy các doanh nghiệp rất chú trọng KSNB về khoản mục này. Mặt khác, kiểm soát khoản mục tiền lương còn có các chức năng như: Tiếp nhận và quản lý nhân sự; Theo dõi và ghi nhận thời gian lao động, khối lượng công việc, sản phẩm lao vụ hoàn thành; Tính lương và lập bảng lương; Thanh toán lương và các khoản khác cho công nhân viên; Giải quyết chế độ lương, khoản trích theo lương và chấm dứt hợp đồng lao động. Nội dung công việc KSNB cụ thể là không như nhau nhưng đều có thể khái quát ở những việc chính sau đây: SV:Lê Ngọc Tấn 6 Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính - Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nói chung và KSNB nói riêng đối với các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương. Những quy định gồm: Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người hay bộ phận có liên quan đến xử lý các công việc và quy định về trình tự, thủ tục KSNB thông qua trình tự thủ tục thực hiện xử lý các công việc liên quan đến các nghiệp vụ về tiền lương và các khoản trích theo lương. Các quy định cụ thể về quản lý và kiểm soát đối với tiền lương và các khoản trích theo lương có thể kế đến như: + Ban hành chính sách/ quy chế để quản lý và kiểm soát các hoạt động liên quan đến việc khen thưởng, tăng lương thời gian, tăng phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp ăn ca, phụ cấp thai sản… + Ban hành chính sách/ quy chế để quản lý và kiểm soát các khoản chi đối với tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp trong chi phí quản lý chung, chi phi hoạt động của doanh nghiệp. + Các quy định, thủ tục đối với việc ghi nhận và xác định các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương. Việc thực hiện các thủ tục KSNB của doanh nghiệp sẽ đảm bảo được các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra khi xây dựng HTKSNB: đảm bảo tính tuân thủ pháp luật; đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả trong mọi hoạt động của đơn vị; đảm bảo tính đáng tin cậy của thông tin tài chính trên cả hai phương diện thiết kế và vận hành. Vì vậy khi tiến hành kiểm toán, KTV phải kiểm tra để biết và đánh giá được sơ bộ tính hiệu lực và hiệu quả của HTKSNB của doanh nghiệp và mức độ tin cậy của hai khoản mục này trên BCTC. SV:Lê Ngọc Tấn 7 Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính - Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát nói trên: Tổ chức phân công, bố trí nhân sự thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động bán hàng và hoạt động quản lý doanh nghiệp; phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận có liên quan đến hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp; kiểm tra đôn đốc các cá nhân, bộ phận thực hiện các quy định đã ban hành; xử lý các hành vi vi phạm các chính sách, quy chế nội bộ mà đơn vị đã ban hành… 1.1.3 Đặc điểm của khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương ảnh hưởng tới quá trình kiểm toán. Như đã nói ở trên, khoản mục tiền lương là khoản mục đặc biệt vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa mang ý nghĩa về mặt xã hội. Khoản mục này có những đặc điểm riêng có ảnh hướng tới quá trình kiểm toán. Mỗi doanh nghiệp có một chính sách tiền lương riêng, mặt khác các chứng từ liên quan tới tiền lương của nhân viên đều phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Do đó, khi kiểm toán chu kỳ tiền lương các KTV cần tìm hiểu chính sách lương của đơn vị, từ đó xây dựng thủ tục kiểm toán phù hợp đặc điểm kinh doanh và hình thức lương áp dụng trong doanh nghiệp. Chi phí tiền lương là cơ sở để trích lập BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN và thuế thu nhập cá nhân mà doanh nghiệp và nguời lao động phải nộp cho cơ quan chức năng nhằm tái phân phối thu nhập, đảm bảo cuộc sống và các chính sách cho người lao động. Do đó, khi kiểm toán khoản mục tiền lương, KTV cần phải xem xét việc áp dụng các chính sách bảo hiểm, thuế của doanh nghiệp, khẳng định việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước tại đơn vị là đầy đủ hợp lý. Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương luôn được đánh giá là khoản mục chứa đựng các rủi ro tiềm tàng. Tiền lương của đơn vị có thể bị lãng phí do công tác quản lý không hiệu quả hay do biển thủ thông qua các hình thức SV:Lê Ngọc Tấn 8 Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính gian lận (lập hợp đồng lao động khống, chấm công khống…). Trong thực tế phần lớn các doanh nghiệp thường vi phạm các quy định về tiền lương như xác định mức lương, hệ số lương, đơn giá lương, các thời điểm tăng lương, trích lập dự phòng tiền lương, trích lập các khoản trích theo lương… Do đó KTV cần thực hiện kết hợp nhiều thủ tục kiểm toán, đặc biệt là thủ tục phân tích tỷ suất, ước tính và kiểm tra chi tiết chi phí lương và các khoản trích theo lương của doanh nghiệp. Kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ giúp KTV phát hiện ra những sai sót trọng yếu nếu có đối với các chỉ tiêu nói trên. Đồng thời cũng phát hiện ra những lãng phí hay sai phạm trong quản lý và sử dụng lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương đã gây ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp và người lao động cũng như tính toán không đúng khoản thuế và các khoản phải nộp khác của người lao động, không tuân thủ đúng pháp luật… 1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN SỰ TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH. 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự: ❖ Mục tiêu chủ yếu: - Thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp cho các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương trên các khía cạnh: tính có thật, tính toán, đánh giá, đã ghi chép cộng dồn. - Qua đó KTV có đầy đủ căn cứ để đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lí của các chỉ tiêu liên quan trên BCTC như các khoản chi phí về lương và các khoản phải nộp tính trên lương và các khoản phải thanh toán cho công nhân viên, thuế. SV:Lê Ngọc Tấn 9 Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính - Đồng thời làm cơ sở tham chiếu để kết luận về các chỉ tiêu có liên quan khác như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nhân viên quản lý, nợ phải trả công nhân viên… khi kiểm toán các khoản mục khác có liên quan. ❖ Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá mức độ hiệu lực và yếu kém của hệ thống KSNB đối với các hoạt động liên quan tới khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, bao gồm: + Đánh giá việc xây dựng (thiết kế) hệ thống KSNB trên các khía cạnh tồn tại, đầy đủ, phù hợp. + Đánh giá việc thực hiện (vận hành) hệ thống KSNB trên các khía cạnh hiệu lực và hiệu lực liên tục. - Xác nhận độ tin cậy của thông tin có liên quan đến chu kỳ tiền lương và nhân sự, bao gồm: + Các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương trên các khía cạnh phát sinh, tính toán đánh giá và ghi chép. + Các thông tin liên quan đến số dư tiền lương và các khoản trích theo lương trên các khía cạnh hiện hữu, nghĩa vụ, cộng dồn, trình bày và công bố. 1.2.2 Căn cứ kiểm chu kỳ tiền lương và nhân sự - Các quy định, quy chế và thủ tục KSNB như quy chế tuyển dụng lao động; quy định về tiền lương; Quy định về quản lý và lưu trữ hồ sơ nhân viên… - Các tài liệu về định mức lao động, tiền lương; Kế hoạch (dự toán) chi phí nhân công… SV:Lê Ngọc Tấn 10 Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính - Các chứng từ, tài liệu kế toán có liên quan như: + Bảng cân đối kế toán + Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết tài khoản + Các chứng từ hạch toán lao động, tính lương và trợ cấp BHXH như: bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương… 1.2.3 Khảo sát kiểm soát nội bộ về tiền lương và các khoản trích theo lương 1.2.3.1 Mục tiêu khảo sát KTV cần áp dụng các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng đánh giá về HTKSNB của đơn vị đối với chi phí hoạt động trên các khía cạnh: - Tính hiện hữu: tức là đơn vị phải có các quy chế kiểm soát nội bộ áp dụng đối với tiền lương và các khoản trích theo lương; - Tính hiệu lực: tức là quy chế kiểm soát nội bộ đối với tiền lương và các khoản trích theo lương của đơn vị xây dựng phải có hiệu lực; - Tính hiệu quả: tức là quy chế kiểm soát nội bộ đối với tiền lương và các khoản trích theo lương của đơn vị phải có hiệu lực liên tục. 1.2.3.2 Nội dung khảo sát - Thứ nhất, khảo sát việc thiết kế, xây dựng về quy chế kiểm soát nội bộ có khoa học, chặt chẽ, đầy đủ và phù hợp về kiểm soát chi phí tiền lương hay không? Bao gồm: Đơn vị có ban hành các chính sách, chế độ, quy định cụ thể để quản lý, theo dõi tiền lương không? Người phê duyệt chi các khoản chi về tiền lương có đúng thẩm quyền, trách nhiệm không?... - Thứ hai, khảo sát sự vận hành (thực hiện) các quy chế kiểm soát nội bộ đã xây dựng ở trên xem có được thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu lực hay SV:Lê Ngọc Tấn 11 Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính không thông qua sự phân công, hướng dẫn thực hiện công việc, kiểm tra thực hiện các công việc duyệt chi,… - Thứ ba, khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ xem chúng có được thực hiện liên tục không. 1.2.3.3 Phương pháp khảo sát Để thu thập các thông tin về KSNB, KTV áp dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ thông qua vận dụng các thủ tục kiểm toán chủ yếu sau: - Kiểm tra: KTV thu thập, tìm hiểu và kiểm tra các chính sách và quy định mà đơn vị áp dụng đối với hoạt động liên quan đến chi phí tiền lương như các nghị quyết về tiền lương trong đại hội cổ đông, các công văn về việc khen thương, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên, các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành… - Quan sát: KTV tiến hành quan sát thực tế ở đơn vị có làm đúng như quy định không; - Phỏng vấn: KTV thực hiện kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi bảng câu hỏi đối với những người có liên quan xem đơn vị có thực hiện đúng như quy định không; - Yêu cầu các bộ phận có liên quan tiến hành làm lại để KTV kiểm tra. 1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG NHÂN SỰ TRONG KIỂM TOÁN BCTC Việc tổ chức quy trình kiểm toán cho chu kỳ tiền lương và nhân sự cũng như đối với các khoản mục khác trên BCTC. Các phương pháp kiểm toán được áp dụng kết hợp chặt chẽ trong quy trình kiểm toán, giúp KTV hạn chế được các rủi ro kiểm toán, tăng tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho cuộc SV:Lê Ngọc Tấn 12 Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính kiểm toán.Việc xây dựng được quy trình kiểm toán khoản mục này một cách khoa học và hợp lý là vấn đề rất quan trọng mà KTV cần quan tâm. Quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương bao gồm 3 bước cơ bản: - Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán - Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán - Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán được coi là bước đầu tiên và căn bản của quá trình kiểm toán, nó quyết định tới chất lượng cuộc kiểm toán, thời gian và chi phí thực hiện. Thông thường, đối với các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, cần lập cả kế hoạch kiểm toán tổng thể và kế hoạch chiến lược. Trong phạm vi bài luận văn của mình, em chỉ xin trình bày kế hoạch kiểm toán tổng thể. Trước khi tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, KTV thực hiện công việc chuẩn bị kiểm toán, bao gồm: Xử lý thư mời kiểm toán và ký kết hợp đồng kiểm toán; Bố trí nhân sự của tổ (nhóm) kiểm toán và phương tiện làm việc. ❖ Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Thu thập thông tin cơ sở: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, những thông tin này được thu thập thông qua việc tìm hiểu các tài liệu như: Giấy phép thành lập, điều lệ, quy chế của công ty, các biên bản họp hội đồng cổ đông, hợp đồng giao khoán, quyết định thay đổi đơn giá tiền lương, các BCTC, báo cáo kiểm tra… Đánh giá trọng yếu và rủi ro: Dựa trên kết quả việc đánh giá mức trọng yếu của toàn cuộc kiểm toán, từ đó KTV xác định mức trọng yếu cho khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, nhằm ước lượng những sai sót của khoản mục này có thể chấp nhận được. SV:Lê Ngọc Tấn 13 Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Dựa trên những thông tin thu thập ban đầu, KTV xác định rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát cho khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, từ đó xác định phạm vi và quy mô của việc kiểm toán khoản mục này. Nếu KTV cho rằng, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương là cao thì sẽ tiến hành nhiều thủ tục kiểm soát chi tiết nhằm giảm rủi ro kiểm toán; và ngược lại, nếu KTV cho rằng rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp thì sẽ thu hẹp phạm vi kiểm toán, giảm bớt các thủ tục kiểm tra chi tiết nhưng vẫn đảm bảo sai sót có thể chấp nhận được vẫn nằm trong mức trọng yếu đã được xác định từ trước, khi đó chất lượng kiểm toán khoản mục này vẫn được đảm bảo và tiết kiệm được thời gian chi phí cho việc kiểm toán. ❖ Chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán thực chất là một tập hợp các thủ tục kiểm toán chỉ dẫn cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán theo các cơ sở dẫn liệu cụ thể, trong đó xác định cả quy mô mẫu, phần tử lựa chọn, thời gian thực hiện cho mỗi thủ tục kiểm toán và cả sự phân công lao động giữa các KTV. Chương trình kiểm toán của khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm các phương pháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ, được KTV thực hiện thông qua các phương pháp kiểm toán tuân thủ (thử nghiệm kiểm soát) và kiểm toán cơ bản (thử nghiệm cơ bản). Thứ nhất: Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát: Trong quá trình xây dựng chương trình kiểm toán, KTV cần xem xét việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng về khả năng ngăn chặn các sai phạm của hệ thống KSNB liên quan tới khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương. Thứ hai: Thiết kế các thử nghiệm cơ bản: Các thử nghiệm này được thiết kế để thu thập các bằng chứng về sự hoàn chỉnh, chính xác và hiệu lực của SV:Lê Ngọc Tấn 14 Lớp:CQ50/22.02 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý. Thử nghiệm cơ bản được thiết kế cho khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương thông qua các thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tiền lương cùng các nghiệp vụ trích theo lương và thủ tục kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản. Thủ tục phân tích: là việc phân tích các số liệu, thông tin, tỷ suất để tìm ra xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương: mục tiêu là để xác nhận các nghiệp vụ này có thực sự phát sinh và hoàn thành không; có được tính toán đánh giá đúng giá trị nghiệp vụ ghi sổ không; việc ghi sổ các nghiệp vụ có đầy đủ, đúng loại, đúng kỳ và cộng dồn, chuyển sổ đúng hay không. Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản: là cách thức kết hợp các phương pháp cân đối, phân tích, đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và điều tra thực tế để xác định độ tin cậy của số dư cuối kỳ (hoặc tổng số phát sinh) các tài khoản 334, 338, các tài khoản liên quan tới chi phí nhân công như: tài khoản 622, 627, 641, 642… 1.3.2 Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán thích hợp ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lí của BCTC trên cơ sở những bằng chứng đầy đủ và tin cậy. Với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, KTV thường sử dụng các thủ tục trong giai đoạn thực hiện kiểm toán như sau: ❖ Khảo sát KSNB SV:Lê Ngọc Tấn 15 Lớp:CQ50/22.02
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan