Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ tạ...

Tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ tại tỉnh phú thọ

.PDF
122
118
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THỊ THU HỒNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THỊ THU HỒNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH PHÚ THỌ Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Yến THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ tại tỉnh Phú Thọ là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, do tác giả thu thập từ kết quả điều tra và các tài liệu thứ cấp. Các kết quả nghiên cứu không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Thị Thu Hồng ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều tập thể và cá nhân. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Yến người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin trân trọng cảm ơn PhòngĐào tạo - Bộ phận Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Tập thể cán bộ công chức Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan mà tôi tiến hành thu thập thông tinđể tôi có thể hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học. Do thời gian có hạn nên luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Thị Thu Hồng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC .....................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................viii MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu ..................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn............................................................ 3 5. Kết cấu của luận văn .................................................................................................. 4 Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ............................................................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN............................ 5 1.1.1. Ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước....................................... 5 1.1.2. Khoa học Công nghệ và quản lý hoạt động Khoa học công nghệ .................. 8 1.1.3. Quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN ............................ 12 1.1.4. Nội dung của quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN ..... 15 1.1.5. Những nhân tố ảnh hướng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN ...................................................................................................... 19 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ............................................................... 20 1.2.1. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý chi NSNN cho hoạt động KHCN .................................................................................................. 20 iv 1.2.2.Kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN ............................................................................................... 23 1.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN cho tỉnh Phú Thọ ................................................................................................................. 29 Chương 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 32 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 32 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 32 2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu .......................................................................... 33 2.2.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu............................................................... 34 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 36 Chương 3.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCCHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ ................................................................................................... 37 3.1. Tình hình hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .............. 37 3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ ....................... 37 3.1.2. Hoạt động quản lý KH&CN tại tỉnh Phú Thọ ................................................ 42 3.2. Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN tỉnh Phú Thọ................................................................................................. 48 3.2.1. Thực trạng chi NSNN cho hoạt động KH&CN tại tỉnh Phú Thọ ................. 48 3.2.2. Thực trạng quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN tại tỉnh Phú Thọ ........................................................................................................................ 55 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN tại tỉnh Phú Thọ................................................................................ 77 3.4. Đánh giá chung ..................................................................................................... 81 3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................................ 81 3.4.2. Tồn tại, hạn chế .................................................................................................. 83 3.4.3. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế ..................................................................... 87 v Chương 4.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHCN TỈNH PHÚ THỌ .......................... 89 4.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN tỉnh Phú Thọ................................................................................................. 89 4.1.1. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN tỉnh Phú Thọ .................................................................................................... 89 4.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển KH&CN tỉnh Phú Thọ ............. 90 4.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN tỉnh Phú Thọ .................................................................................... 92 4.1.4. Các văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN .................................................. 93 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN cho hoạt động KHCN tỉnh Phú Thọ........................................................................................ 94 4.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi ngân sách cho hoạt động Khoa học và Công nghệ ............................................................................................ 94 4.2.2. Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán chi ngân sách cho hoạt động Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ ................................................... 96 4.2.3. Hoàn thiện công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN tỉnh Phú Thọ ........................................................................... 98 4.2.4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác quản lý các nhiệm vụ/dự án nghiên cứu KHCN ................................................................ 99 4.2.5. Các giải pháp khác .............................................................................. 100 4.3. Một số kiến nghị đề xuất ........................................................................ 104 4.3.1. Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ ................................................... 104 4.3.2. Đối với Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ............................... 104 KẾT LUẬN .................................................................................................. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 108 vi DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CNH- HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa QLNN quản lý nhà nước SXTN sản xuất thử nghiệm NSNN ngân sách nhà nước SHTT sở hữu trí tuệ TCĐLCL tiêu chuẩn đo lường chất lượng TW trung ương ĐT đề tài DA dự án UBND Ủy ban nhân dân KH&CN Khoa học và Công nghệ KHCN Khoa học và công nghệ KT- XH Kinh tế- Xã hội GDP Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Danh mục các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ........ 44 Bảng 3.2. Kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN tỉnh Phú Thọ,giai đoạn 2015 - 2017 ......................................................................... 51 Bảng 3.3. Tổng hợp chi cho KHCN từ ngân sách từ năm 2015 - 2017 ....... 54 Bảng 3.4. So sánh định mức chi giữa Thông tư Liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN và Quyết định 307/QĐUBND tỉnh Phú Thọ ................................................................... 56 Bảng 3.5. Tình hình NSNN chi cho hoạt động sự nghiệp KH&CNcủa tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2015 - 2017 ........................................... 63 Bảng3.6. Bảng tổng hợp đề tài, dự án KH&CNgiai đoạn 2015 - 2017 ...... 64 Bảng 3.7. Tổng hợp các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2015 - 2017 ...... 66 Bảng 3.8. Số liệu dự toán, quyết toán và tỷ lệ % chi sự nghiệp KHCN,giai đoạn 2015 - 2017 ...................................................... 66 Bảng 3.9. Quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KHCNsử dụng NSNN tỉnh Phú Thọ, từ năm 2015 - 2017 ................................... 69 Bảng 3.10. Kết quả kiểm soát, quyết toán chi hoạt độngnghiên cứu khoa học, từ năm 2015 - 2017 .............................................................. 70 Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra, giám sát đề tài/dự án KH&CN,giai đoạn 2015-2017 .................................................................................... 75 Bảng 3.12. Kết quả thanh tra, xử lý vi phạm đối với các đề tài/dự án KH&CN, giai đoạn 2015-2017 .................................................... 76 Bảng 3.13. Tổng hợp ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng đến công tácquản lý chi NSNN cho KH&CN tại tỉnh Phú Thọ ............................... 79 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Tổng hợp vốn đầu tư phát triển KH&CN giai đoạn 2015 - 2017 ..... 51 Hình 3.2. Tỷ lệ phân bổ ngân sách chi cho hoạt độngsự nghiệp KH&CN từ năm 2015 - 2017 ....................................................... 63 Hình 3.3. Cơ cấu lĩnh vực đề tài, dự án KH&CN giai đoạn 2015 - 2017.... 65 Hình 3.4. Cơ cấu kinh phí sự nghiệp KH&CN cấp thực hiện đề tài, dự án KH&CN giai đoạn 2015 - 2017 .............................................. 65 Hình 3.5. Biểu đồ so sánh số dự toán với quyết toán chi sự nghiệp KHCN giai đoạn 2015 - 2017 ...................................................... 66 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu Khoa học và Công nghệ (KH&CN)là nền tảng, động lực thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước. KH&CN là lực lượng sản xuất quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển và các quốc gia trên thế giới đều luôn quan tâm và cho đầu tư phát triển KH&CN. Nhận thức được vai trò của KH&CN, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” (Điều 62 Hiến pháp 2013). Như vậy, đầu tư cho KH&CN là cần thiết nhất hiện nay. Từ năm 2000, Quốc hội nước ta đã rất quan tâm và duy trì phân bổ đầu tư cho KH&CN là 2% trong tổng chi ngân sách. Các khoản chi ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến lĩnh vực khoa học công nghệ, nó quyết định điều kiện phát triển khoa học, phát triển con người. KH&CN phát triển thì con người hoạt động trong đó tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho đất nước. Đánh giá kết quả những năm gần đây của tỉnh Phú Thọ về chi Ngân sách nhà nước (NSNN) cho KH&CN cho thấy các cấp, các ngành đã ngày càng quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho KH&CN. Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác trong lĩnh vực KH&CN đã chuyên nghiệp hơn, đáp ứng yêu cầu công việc. Tiềm lực KH&CN của địa phương được tăng cường rõ rệt, đã đạt được không ít thành tựu về phát triển và ứng dụng KH&CN trong nền kinh tế và đời sống xã hội. Song so với cả nước, những gì Phú Thọ đã làm được trong lĩnh vực này còn rất khiêm tốn, dưới mức tiềm năng của tỉnh. Nguyên nhân do hạn hẹp của Ngân sách; việc phân bổ kinh phí cho hoạt động KH&CN của tỉnh còn chưa đáp ứng yêu cầu; việc sử dụng kinh phí vẫn còn dàn trải, chưa thực sự tập trung và có trọng điểm; Công tác quản lý tạm ứng, thanh toán còn nhiều bất cập, giải ngân còn chậm, còn tình trạng lãng phí; Việc kiểm tra, kiểm soát các nhiệm vụ khoa 2 học chưa có phương thức phù hợp… làm giảm hiệu quả các khoản chi. Do đó, việc quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN tại tỉnh Phú Thọ phải được tăng cường và hoàn thiện hơn nữa cho phù hợp với tình hình mới. Ngân sách nhà nước là một trong những công cụ cơ bản để phát triển KH&CN. Việc tuân theo quy luật phát triển và quy luật phát triển kinh tế để tăng cường quản lý ngân sách cho KH&CN, phát huy tác dụng của nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để KH&CN thực sự là nền tảng vững chắc, là quốc sách hàng đầu, là động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Phú Thọ, đòi hỏi phải có những giải pháp toàn diện trong việc hoàn thiện quản lý chiNSNN cho hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài: "Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nướccho hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN và đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở địa phương từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN tại tỉnh Phú Thọ. 2.1. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN cấp tỉnh. - Làm rõ vai trò, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN tỉnh Phú Thọ. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN tại tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2015 -2017 chỉ rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN tại tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Nộidungnghiêncứu Luận văn được nghiên cứu trên góc độ quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN của tỉnh Phú Thọ được UBND tỉnh Phú Thọ cân đối giao trong kế hoạch chi ngân sách hàng năm. 3.2.2. Khônggiannghiêncứu Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cụ thể là công tác quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN do Sở Khoa học và Công nghệ quản lý. 3.2.3. Vềthờigiannghiêncứu Tài liệu, số liệu được thu thập từ năm 2015-2017, đề xuất phương hướng cho giai đoạn 2018-2020. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Hệ thống hóa có chọn lọc để làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ.Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý chi ngân sách cho KH&CN và rút ra bài học cho tỉnh Phú Thọ. Phân tích, đánh giánhững ưu điểm, tồn tại và kết quả đạt được của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn từ năm 2015÷ 2017, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế cần khắc phục trong quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN tỉnh Phú Thọ. Đề xuất một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN tại tỉnh Phú Thọ. 4 Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo giúp Sở KH&CN tỉnh Phú Thọ đưa ra những quyết định, tham mưu, đề xuất đúng đắn và hiệu quả trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước lĩnh vực KH&CN, nâng cao hiệu quả, chất lượng nghiên cứu của các nhiệm vụ KH&CN. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, tài liệu tham khảo, luận văn có chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN cấp tỉnh. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015÷ 2017. Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiệnquản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CNtại tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCCHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN 1.1.1.Ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước Khái niệm ngân sách nhà nước: Điều 1 Luật số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Ngân sách nhà nước: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân. Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương (Điều 4 Luật Ngân sách). Thu Ngân sách nhà nước: Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động, nhà nước đãđặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là 6 việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Ở Việt Nam, về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm:Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;Các khoản viện trợ;Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.Theo Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính chỉ tính vào thu NSNN các khoản viện trợ không hoàn lại; còn các khoản viện trợ có hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi không được tính vào thu NSNN. Chi ngân sách nhà nước: là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đảm bảo cho hoạt động bộ máy nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 7 Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước: Quản lý ngân sách Nhà nước là hoạt động của cácchủ thể quản lý ngân sách Nhà nước thông quaviệc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lývà các công cụ quản lý để tác động và điều khiểnhoạt động của ngân sách Nhà nước nhằm đạtđược các mục tiêu đã định. Nội dung trọng yếu của quản lý tài chính quốc gia,củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệuquả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tíchlũy nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đápứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng caođời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh,đối ngoại. Khái niệm quản lý chi NSNN Quản lý chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung một cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của nhà nước trên cơ sở sử dụng hệ thống chính sách, pháp luật. Chi ngân sách mới thể hiện ở khâu phân bổ ngân sách còn hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào thì phải thông qua các biện pháp quản lý. Rõ ràng quản lý chi ngân sách sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Quản lý chi NSNNlà quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹtiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước. Thực chất quản lý chi NSNNlà quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nước từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng ngân sách đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của nhà nước phục vụ các mục tiêu KT-XH.Vấn đề quan trọng trong quản lý chi NSNN là việc tổ chức quản lý giám sát các khoản chi sao cho tiết kiệm và có hiệu quả cao, muốn vậycần phải quan tâm các mặt sau: Quản lý chi phải gắn chặt với việc bố trí các khoản chi làm cơ sở cho việc quản lý xây dựng quy chế kiểm tra, kiểm soát. 8 Bảo đảm yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí và quản lý các khoản chi tiêu ngân sách nhà nước. Quản lý chi phải thực hiện các biện phápđồng bộ,kiểmtragiám sát trước, trong và sau khi chi. Phân cấp quản lý các khoản chi cho các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức trên cơ sở phải phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển KT-XHcủa các cấp theo luật ngân sách để bố trí các khoản chi cho thích hợp. Quản lý chi ngân sách phải kết hợp quản lý các khoản chi ngân sách thuộc vốn nhà nước với các khoản chi thuộc nguồn của các thành phần kinh tế để tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả chi. 1.1.2. Khoa học Công nghệ và quản lý hoạt động Khoa học công nghệ Khoa học: Lúc đầu, thuật ngữ “khoa học” được sử dụng để chỉ một phương hướng nghiên cứu triết lý tự nhiên (natural philosophy) trong Triết học. Đến đầu thế kỷ XIX, phương hướng nghiên cứu triết lý tự nhiên mới thực sự tách khỏi triết học để hình thành khái niệm tương tự khái niệm “khoa học” ngày nay. Từ đó đến nay có rất nhiều khái niệm về “khoa học” đã xuất hiện. Trong khuân khổ luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm “khoa học” được định nghĩa trong Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. “Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy” [11]. “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” [11]. Hoạt động khoa học và công nghệ: “Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo nhằm phát triển khoa học và công nghệ” [11]. 9 Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải phápnhằm ứng dụng vào thực tiễn [11]. Phát triển công nghệ làhoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới [11]. Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trên thực tế, quản lý hoạt động khoa học công nghệ diễn ra ở nhiều cấp khác nhau. Chỉ các cơ quan quản lý nhà nước mới được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động khoa học công nghệ và được cấp ngân sách để thực hiện nhiệm vụ. Trong phạm vi luận văn chỉ đề cập về hoàn thiện quản lý ở cấp tỉnh, cụ thể là các đề tài dự án cấp tỉnh ở Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ. Quản lý hoạt động khoa học công nghệ Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ là sự tác động của Nhà nước tới mọi hoạt động KH&CN của đất nước. Như vậy, hoạt động KH&CN là đối tượng quản lý của Nhà nước. Mục đích của QLNN về KH&CN là đảm bảo cho hoạt động KH&CN diễn ra theo chiến lược phát triển KT- XH và phục vụ cho chiến lược đó đạt hiệu quả cao, khơi dậy mọi tiềm năng KH&CN của đất nước để xây dựng đất nước giàu mạnh. Về phân cấp quản lý, hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN bao gồm cơ quan lập pháp, các cơ quan hành pháp và tư pháp. Cơ quan lập pháp: Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là Quốc hội, có quyền ban hành các văn bản pháp luật về KH&CN như Luật KH&CN, các Luật về quản lý KH&CN như Luật Đo lường; Luật Chất lượng sản phẩm, 10 hàng hóa; Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Sở hữu trí tuệ;... Có quyền quyết định những vấn đề hệ trọng đến KH&CN như xây dựng các công trình, các dự án KH&CN trọng điểm; có quyền giám sát tối cao về KH&CN. Để giúp Quốc hội thực hiện chức năng QLNN về KH&CN, trong Quốc hội có Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chuyên trách nghiên cứu thẩm định các văn bản pháp luật về KH&CN và phản biện các dự án Luật về KH&CN để trình Quốc hội thông qua. Khối các cơ quan hành pháp và tư pháp: Chính phủ thống nhất QLNN về KH&CN. Hàng năm, Chính phủ báo cáo với Quốc hội về việc thực hiện các chính sách, biện pháp để phát triển KH&CN; việc sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển KH&CN; kết quả hoạt động KH&CN. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về KH&CN trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ. Trách nhiệm của Bộ KH&CN [6], bao gồm: Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ, quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Xây dựng và phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ 05 năm và hằng năm; Thống nhất quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp; hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước các cấp, trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong chương trình, đề án khoa học và công nghệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan