Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hội họp ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hội họp ở việt nam hiện nay

.PDF
101
61
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NGỌC QUÝ HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN Tù DO HéI HäP ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NGỌC QUÝ HOµN THIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN Tù DO HéI HäP ë VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐĂNG MINH TUẤN HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Ngọc Quý MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO HỘI HỌP .................. 7 1.1. Khái quát về quyền tự do hội họp ...................................................... 7 1.2. Pháp luật về quyền tự do hội họp trên thế giới ................................ 22 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI QUYỀN....... 47 TỰ DO HỘI HỌP Ở VIỆT NAM ................................................................ 47 2.1. Khung pháp luật hiện hành về quyền tự do hội họp ........................ 47 2.2. Thực trạng thực thi quyền tự do hội họp ......................................... 61 2.3. Xây dựng các dự thảo Luật về quyền tự do hội họp ........................ 69 Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO HỘI HỌP .......................................................................... 82 3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hội họp ................ 82 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hội họp .................. 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự GRTTCC Gây rối trật tự công cộng ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 ILO Tổ chức lao động quốc tế TAND Tòa án nhân dân UDHR Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hội họp được xem là một sự thể hiện công khai ý chí của cá nhân có thể là sự ủng hộ hoặc phản kháng đối với một chủ trương, chính sách, sự kiện hay một quyết định nào đó. Chủ trương, chính sách, sự kiện, quyết định đó không chỉ là của nội bộ quốc gia mà còn có thể là của quốc gia khác. Đã có nhiều văn kiện quốc tế công nhận Quyền hội họp là một quyền cơ bản của con người; tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã có những quy định về quyền Hội họp hòa bình của công dân trên phương diện là một quyền cơ bản của con người; ở Việt Nam, Quyền hội họp hòa bình được quy định tại Điều 25 Hiến pháp 2013: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Trước đó, quyền biểu tình cũng được quy định tại Điều 25 Hiến pháp năm 1959; Điều 67 Hiến pháp năm 1980; Điều 69 Hiến pháp năm 1992. Tuy đã có nhưng quy định về quyền biểu tình ngay từ những bản Hiến pháp đầu tiên đến bây giờ nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa xây dựng được một bộ luật trực tiếp để bảo vệ quyền Biểu tình của con người tại Việt Nam. Hiện nay, chỉ có một số điều khoản nhỏ tại một số Nghị định 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng để giải tán các cuộc “tập trung đông người ở nơi công cộng”, Thông tư 09/2005/TT-BCA để hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 38/2005/NĐ-CP. Tuy nhiên, các quy định này không điều chỉnh trực tiếp quyền Hội họp của con người và các quy định này cũng chỉ đơn thuần hướng đến giới hạn Quyền mà chưa có các quy định để bảo vệ quyền Hội hợp hòa bình. Do không có những quy định rõ ràng về quyền Hội họp nên vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện quyền Hội họp của 1 người dân. Hiện nay, để đưa quyền hội họp hòa bình được quy định trong hiến pháp ra với đời sống thực tiễn, Quốc hội đã lên chương trình xây dựng các luật chuyên ngành để quy định cụ thể hơn các quy phạm chứa đựng trong Quyền Hội họp hòa bình. Cụ thể như: “Luật về Hội – Đã có dự thảo trình Quốc Hội”, “Luật Biểu tình – Đang xây dựng dự thảo”. Trên thực tế, Quyền hội họp đã được người dân nước ta tiếp thu và thực hiện quyền một ngay từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp cũng như kháng chiến chống Mỹ. Ngay như, cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 cũng có thể xem như một cuộc Hội họp hòa bình đòi quyền độc lập của dân tộc của người dân Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta để thể hiện thái độ trước các chính sách của nhà nước hay các vấn đề của đất nước cũng như quốc tế như: Các cuộc mít tinh phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ với Iraq năm 2004; Các cuộc tuần hành của người dân tại Hà Nội yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền trên Biển của Việt Nam sau sự kiện Trung Quốc đưa trái phép dàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam; Hay gần đây có một số cuộc tuần hành phản đối việc Trung quốc cải tạo trái phép các đảo chiếm được tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam… Tuy nhiên, vì chưa có những quy định rõ ràng về quyền hội họp của người dân nên một số hình thức hội họp hòa bình thường bị hạn chế. Trong tình hình hiện nay khi nhận thức cũng như tiếng nói của người dân ngày càng có ý nghĩa quan trọng, thì việc tôn trọng và thúc đẩy thực thi quyền hội họp hòa bình ở Việt Nam là cần thiết và cấp bách. Do tình hình lý luận cũng như thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, nên quyền Hội họp của người dân còn bị hạn chế; trước tình hình đó nhằm góp phần nâng cao nhận thức về đảm bảo quyền biểu tình ở Việt Nam thì việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hội họp ở Việt Nam hiện nay” là hết sức cần thiết. 2 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian gần đây nên chỉ có một số ít công trình nghiên cứu khoa học pháp lý đề cập tới đề tài này như: - PGS.TS. Vũ Công Giao, "Hội và tự do hiệp hội ở Việt Nam: Lịch sử phát triển và một số vấn đề đặt ra hiện nay", "Bảo đảm quyền tự do lập hội theo Hiến pháp 2013 – lý luận và thực tiễn" do PGS.TS. Vũ Công Giao chủ biên, tr. 11-29. - Nhóm tác giả Lã Khánh Tùng, Nghiêm Hoa và Vũ Công Giao; "Hội và tự do hiệp hội - một cách tiếp cận dựa trên quyền", Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản năm 2015. - GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, "Mối quan hệ giữa xã hội dân sự và hội và dự thảo Luật hội ở Việt Nam", "Bảo đảm quyền tự do lập hội theo Hiến pháp 2013 – lý luận và thực tiễn" do PGS.TS. Vũ Công Giao chủ biên, tr. 30-42. - ThS.NCS. Nguyễn Anh Đức, "Luật về Hội: Công cụ giới hạn hay quản lí thực hiện quyền?", "Bảo đảm quyền tự do lập hội theo Hiến pháp 2013 – lý luận và thực tiễn" do PGS.TS. Vũ Công Giao chủ biên, tr. 104-112 - PGS.TS. Đặng Minh Tuấn – ThS.NCS. Nguyễn Anh Đức, "Quyền tự do hiệp hội trong công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 và sự tương thích trong dự thảo Luật về Hội", "Bảo đảm quyền tự do lập hội theo Hiến pháp 2013 – lý luận và thực tiễn" do PGS.TS. Vũ Công Giao chủ biên, tr. 122-135. - ThS.Lê Thị Thúy Hương – PGS.TS.Vũ Công Giao, "Tự do hiệp hội trong luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam.", "Bảo đảm quyền tự do lập hội theo Hiến pháp 2013 – lý luận và thực tiễn" do PGS.TS. Vũ Công Giao chủ biên, tr.135.157. - PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, "Mối quan hệ giữa nhà nước và hiệp hội ở Cộng hòa Pháp và gợi mở cho việc hoàn thiện dự thảo Luật về Hội ở 3 Việt Nam", "Bảo đảm quyền tự do lập hội theo Hiến pháp 2013 – lý luận và thực tiễn" do PGS.TS. Vũ Công Giao chủ biên, tr.264-288. - ThS.NCS. Nguyễn Minh Tâm, "Pháp luật về quyền tự do lập hội ở Trung Quốc", "Bảo đảm quyền tự do lập hội theo Hiến pháp 2013 – lý luận và thực tiễn" do PGS.TS. Vũ Công Giao chủ biên, tr.302-311. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài đi sâu phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng Pháp luật cũng như thực thi Quyền tự do hội họp ở Việt Nam trong góc nhìn tương quan với thế giới. Chỉ ra được những ưu điểm và nhược điểm của pháp luật cũng như việc thực thi Quyền tự do hội hợp ở Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế và một số quốc gia tiêu biểu. Lý giải được những ưu điểm, nhược điểm đó dựa trên tiêu chí về bối cảnh chính trị, lịch sử, kinh tế, xã hội, quan điểm lập pháp…để có thể đánh giá vấn đề một các khách quan nhất. Qua đó đưa ra một số biện pháp nhắm hoàn thiện Pháp luật về Quyền tự do hội họp để từ đó thúc đẩy việc thực thi Quyền tự doi hội họp Một cách hợp lý, toàn diện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Quyền tự do hội họp được nghiên cứu trong luận văn này bao gồm quyền hội họp và quyền biểu tình. Cách tiếp cận này phù hợp với pháp luật quốc tế và các quốc gia trên thế giới. Về nội dung, với mục tiêu đã nêu trên, trọng tâm của luận văn này sẽ là những phân tích về vấn đề quyền tự do hội họp ở Việt Nam để đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hội họp ở Việt Nam. Cụ thể, luận văn sẽ góp phần trả lời các câu hỏi sau: - Quyền tự do hội họp là gì? - Mối quan hệ của quyền tự do hội họp với các quyền khác? 4 - Pháp luật về quyền tự do hội họp trên thế giới. - Thực trạng pháp luật về quyền tự do hội họp ở Việt Nam - Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hội họp Về phạm vi, để phục vụ cho việc phân tích từ tổng quát đến cụ thể nên phạm vi nghiên cứu không chỉ là pháp luật Việt Nam. Luận văn có sự nghiên cứu tới pháp luật quốc tế, và một số quốc gia khác như liên bang Nga, Hoa Kỳ, Pháp. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Luận văn này là kết quả của một nghiên cứu định tính, được thực hiện trên cơ sở phân tích các văn bản pháp luật quốc gia, các văn bản pháp luật quốc tế và những văn bản liên quan khác. Luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, so sánh. Qua đó nhìn nhận, đánh giá một cách có hệ thống và sâu sắc về những cái được và chưa được về pháp luật về tự do hội họp. Do giới hạn về thời gian và nguồn lực của dự án, việc khảo sát thực tế và phỏng vấn các đối tượng liên quan không có điều kiện thực hiện. Điều đó có nghĩa là có thể cần có thêm những công trình khác sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và điều tra xã hội học để bổ sung, làm rõ hơn hoặc xác thực một số nhận định, đánh giá được nêu ra trong luận văn này. 5. Ý nghĩa của đề tài Luận văn xây dựng cơ sở lý luận về quyền Tự do hội họp ở Việt Nam hiện nay. Xây dựng hệ thống các định nghĩa liên quan đến quyền Tự do hội họp. Đưa ra bức tranh tổng thể về quá trình phát triển, thực trạng pháp 5 luật về quyền Tự do hội họp ở Việt Nam hiện nay, đề xuất một số biện pháp khả thi để nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền Tự do hội họp ở Việt Nam hiện nay. 6. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận về quyền tự do hội họp. - Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực thi quyền tự do hội họp ở Việt Nam. - Chương 3. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hội họp. Với kiến thức lý luận còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không dài nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. Xin chân thành cảm ơn. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO HỘI HỌP 1.1. Khái quát về quyền tự do hội họp 1.1.1. Khái niệm quyền tự do hội họp Hội họp là một vấn đề phức tạp. Hiện nay, trên thế giới chưa có một định nghĩa về hội họp thật sự thống nhất. Các nước khác nhau có những quan điểm khác nhau về hội họp. Luật pháp của nhiều quốc gia thừa nhận quyền hội họp nhưng hầu hết lại không định nghĩa rõ ràng thế nào là hội họp. Hội họp được hiểu là việc nhiều người tập hợp lại, tại nơi công cộng hoặc cơ sở tư nhân, trong nhà hoặc ngoài trời, nhằm thực hiện một mục đích chung nhất định. Theo nghĩa phổ thông, “hội họp” là việc “họp nhau lại để bàn công việc chung” [21]. Có một số từ gần gũi với hội họp là “họp hành”, “hội nghị” (cuộc họp được tổ chức với quy mô lớn, có nhiều người tham dự, để bàn bạc hoặc giải quyết một công việc có tính chất chung nào đó), “hội thảo” (họp rộng rãi để thảo luận, bày tỏ, trao đổi ý kiến về một vấn đề chung [21])… Hội họp có thể vì mục đích riêng tư, gia đình (như đám cưới, sinh nhật, đám giỗ…), hoặc vì mục đích công (cầu nguyện, hội thảo, tập huấn, sự kiện…). Như vậy, hội họp hiểu theo một nghĩa chung nhất đó là việc một cá nhân hay một nhóm người tập hợp lại để bàn về một vấn đề chung nhất định. Luật nhân quyền quốc tế chỉ bảo vệ những cuộc hội họp nào mang tính ôn hòa, nghĩa là những cuộc hội họp phi bạo lực, và khi nào các thành viên tham dự có mục đích ôn hòa – đây là nguyên tắc giả định. Theo Tòa Nhân quyền Châu Âu, “một cá nhân không phải ngừng thụ hưởng quyền hội họp ôn hòa như là hệ quả của bạo lực rải rác, hay các hành vi khác do các cá nhân khác gây ra có thể trừng phạt được trong quá trình biểu tình, nếu cá nhân ấy vẫn ôn hòa trong mục đích hoặc ứng xử của anh ta hoặc cô ta” [33]. 7 Hội họp hòa bình hay hội họp ôn hòa là việc mọi người tụ họp lại bàn bạc, thảo luận một vấn đề chung nào đó mà không nhằm mục đích gây bao loạn hay gây rối, mất trật tự công cộng, an ninh khu vực. Hiện nay, trên thế giới có tồn tại một hình thức hội họp nữa đó là hội họp bạo lực. Hội họp bạo lực là hình thức tập hợp mọi người có cùng mục đích với nhau, nhưng mục đích này là bạo loạn, là gây rối, áp đảo. Thậm chí còn có sử dụng bạo lực với những vũ khí nguy hiểm mà pháp luật không cho phép. Theo Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị có cho rằng: Tự do hội họp là quyền cơ bản của con người, được công nhận và được bảo vệ nhằm thúc đẩy các quyền con người khác cũng như thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia. Hiện nay, Việt Nam có ghi nhận tự do hội họp trong các bản Hiến pháp nhưng vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào hay sự giải thích từ ngữ nào định nghĩa thế nào là tự do hội họp. Theo quan điểm của các nhà luật gia, các nhà ngôn ngữ học thì họ hiểu tự do hội họp thông qua việc bóc tách các cụm từ “tự do” “hội” “họp”. “Tự do” theo Từ điển Tiếng Việt thì đây là phạm trù triết học chỉ khả năng biểu hiện ý chí, làm theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức được quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. Khái niệm “Hội” về mặt ngôn ngữ, thuật từ "hội" dùng để chỉ: i) cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người tham dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt; ii) tổ chức quần chúng rộng rãi của những người cùng chung một nghề nghiệp hoặc có chung một hoạt động [21]. Khái niệm “Họp”, về mặt ngữ pháp, “họp” là một động từ chỉ sự tụ tập, ở một nơi để làm việc gì đó, ngoài ra họp còn nghĩa là một danh từ trong cụm “cuộc họp” để chỉ sự tập trung một nhóm người có cùng mục đích với nhau, 8 ngồi lại thảo luận, giao lưu, đưa ra để ý kiến về một vấn đề nào đó cũng như thỏa thuận, tự nguyện giao kết thể hiện ý chí của mình về vấn đề chung. Như vậy có thể hiểu quan điểm của các nhà ngôn ngữ Việt Nam coi tự do hội họp là việc cá nhân có thể tụ tập người đông đảo ở một nơi làm việc gì đó theo ý chí của mình mà không bị ai ép buộc hay cấm đoán. Qua đây, có thể thấy nhìn chung khoa học Việt Nam vẫn còn khá mơ hồ về khái niệm tự do hội họp. Chưa có một nhận định cụ thể thế nào là tự do hội họp. Vì thế bản thân tác giả xin đưa ra những nhận định riêng về tự do hội họp một cách khái quát nhất như sau: Như vậy, “Quyền Tự do hội họp là quyền mà các chủ thể được tụ họp lại với nhau để bàn bạc, thảo luận một vấn đề chung nào đó hay thể hiện sự đồng tình hay phản đối một vấn đề chung. Cá nhân được pháp luật bảo hộ khi gặp gỡ, trao đổi với nhau mà không bị bất kỳ một thế lực nào cản trở, xâm hại”. Hiện nay Hiến pháp nước Việt Nam đã và đang bảo về quyền hội họp là một quyền công dân thiết yếu để bảo vệ công dân, bảo vệ con người một cách toàn diện. Như vậy, quyền tự do hội họp là quyền của con người, quyền của công dân được nhà nước bảo vệ và bảo đảm thực hiện. Nhà nước thông qua các công cụ của mình tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện tốt nhất quyền hội họp cũng như quyền biểu tình của mình. 1.1.2. Vị trí, vai trò của tự do hội họp Tự do hội họp (hay quyền tự do hội họp - freedom of association) là một quyền cơ bản của con người, được ghi nhận và bảo vệ trong Điều 20 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (UDHR, 1948) và được tái khẳng định trong Điều 22 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966). Quyền tự do hội họp có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thúc đẩy các quyền con người khác cũng như đối với sự phát triển của các 9 quốc gia. Mặc dù vậy, tự do hội họp không phải là một quyền tuyệt đối. Khoản 2 Điều 22 ICCPR xác định, tự do hội họp có thể bị hạn chế bằng pháp luật nếu như điều đó là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khoẻ hoặc đạo đức của công chúng hay các quyền và tự do của người khác. Là một quyền con người cơ bản, tự do hiệp hội được ghi nhận trong hiến pháp của hầu hết quốc gia. Đồng thời, để bảo đảm tự do hội họp, nhiều quốc gia còn ban hành một đạo luật riêng, tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của luật về hội của các quốc gia rộng hẹp khác nhau. Chẳng hạn, Luật về Hội của Pháp (1901) và Hungary (1989) điều chỉnh hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, và cả các tổ chức công đoàn và đảng phái chính trị [16]. Trong khi đó, luật về hội của một số quốc gia khác lại chỉ điều chỉnh hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ, còn các tổ chức công đoàn và các đảng chính trị được điều chỉnh bằng các luật về đảng phái chính trị, luật doanh nghiệp, luật công ty,... Những cuộc họp đóng vai trò rất quan trọng, vì đó là nơi mà bầu không khí và văn hoá của tổ chức được duy trì, là một trong những cách thức để các tổ chức nói với đội ngũ nhân viên của mình rằng: “Bạn là một thành viên của tập thể”. Các cuộc họp còn là nơi để bản thân những thành viên tham gia trao đồi đưa ra những ý kiến của mình, nêu lên quan điểm, ý tưởng đóng góp cho tập thể. Những cuộc họp cũng là nơi cái “tôi” được thể hiện tương đối lớn khi các vấn đề được đưa ra. Hội họp góp phần phổ biến thông tin, thành tựu mới trong nhiều lĩnh vực. Góp phần xây dựng mối quan hệ trao đổi giữa các thành phần liên quan đến hoạt động thư viện thông tin. Hội họp, hội nghị là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của doanh 10 nghiệp. Đây là phương pháp tốt nhất để lấy được tư tưởng, ý kiến, quan điểm của nhiều người cùng một lúc. Là cơ hội cho các thành viên thảo luận các vấn đề chung và cùng tham gia quyết định. Tuy nhiên, các cuộc họp thường làm tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc - là hai thứ rất quí đối với chúng ta. Bởi vì đôi khi các cuộc họp mang tính chất hình thức, “điểm danh”, “lấy số lượng”,... Do đó, chỉ nên tổ chức cuộc họp khi cần thiết và đảm bảo rằng các cuộc họp đó phải ngắn gọn và mang lại hiệu quả. Như vậy, thế nào là cuộc họp? Một cuộc họp gồm những người có liên quan hợp lại để bàn bạc, thảo luận và giải quyết hay quyết định vấn đề nào đó. Để cuộc họp có kết quả, cần phải tiến hành một cách nghiêm túc, có ấn định thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và nội dung... (nếu cần thiết, những nội dung chính có thể được gửi trước cho những người tham dự). Tự do hội họp còn thể hiện sự quan tâm của pháp luật tới quyền con người. Cá nhân có quyền tự do hội họp, không ai có quyền được tước bỏ hay xâm phạm tới quyền tự do hội họp của người khác. Ngoài ra tự do hội họp còn có vai trò quan trọng đối với Nhà nước. Dựa vào việc hội họp của các cá nhân, các nhóm biểu hiện ra thì Nhà nước có thể biết được rằng các chính sách điều chỉnh các quan hệ pháp luật của mình có phù hợp không, pháp luật đã đi vào thực tiễn chưa, khả năng áp dụng pháp luật đã phù hợp chưa,.. Và từ đó Nhà nước có thể điều chỉnh pháp luật và các công cụ quản lý khác sao cho phù hợp. Tự do hội họp cũng như một cái “gương” phản ánh cuộc sống đang diễn ra như thế nào, xã hội đang vận động ra sao và Nhà nước sẽ có được cái nhìn thực tế từ chiếc “gương” đó. 1.1.3. Tự do lập hội – Quyền có mối quan hệ mật thiết với quyền Tự do hội họp. Dựa vào khái niệm “hội họp” do Đại từ tiếng Việt đưa ra, có thể hiểu quyền hội họp là quyền được họp mặt với nhau để bàn công việc nói chung. 11 Như vậy sẽ có các cuộc hội họp có tính chất gia đình, giữa thân thuộc, bè bạn, các buổi sinh hoạt của các hội hợp pháp, tổ chức trong trụ sở của hội, các cuộc hành lễ thường lệ của các tôn giáo tổ chức trong những nơi thờ cúng, các cuộc hội họp còn được sử dụng để thảo luận, giải quyết các công việc nội bộ trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hay ở khu vực dân sư. Quyền hội họp cũng là quyền của công dân được họp mặt để thảo luận, bàn bạc góp ý kiến về các vấn đề chung của Nhà nước, của xã hội. Có thể hiểu quyền tự do lập hội là quyền của công dân có thể tự do tham gia vào các hội, hội liên hiệp, liên hiệp hội, tổng hội, câu lạc bộ…theo quy định của pháp luật.Quyền tự do lập hội là quyền mà pháp luật trao cho mỗi cá nhân và được pháp luật bảo vệ, bảo đảm thực hiện. Như vậy, tự do lập hội là một đặc tính tự nhiên của con người. Những người theo quan điểm pháp luật tự nhiên cũng coi tự do lập hội là một quyền tự nhiên của con người, có trước bất kỳ sự chấp thuận nào của nhà nước. Từ góc độ pháp lý, quyền tự do lập hội từng bước, đặc biệt là từ sau năm 1945, được pháp luật các quốc gia và luật nhân quyền quốc tế ghi nhận và bảo vệ [16]. Quyền tự do lập hội là quyền của công dân hội họp với nhau để đảm bảo các quyền học tập trao đổi thông tin, quyền trao đổi thông tin nhằm nâng cao dân trí, giúp nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… với mục đích ích nước lợi nhà. Quyền tự do lập hội với mục đích để phản đối thì thường trái luật bảo vệ sự an toàn công cộng, ngay cả ở những nước dân chủ: ở nhiều thành phố, cảnh sát có quyền giải tán bất cứ đám đông nào (ngay cả những đám đông những người phản đối chính trị) đe dọa sự an toàn công cộng hoặc những đám đông mà cảnh sát không kiểm soát được. Đó là ý tưởng nhằm ngăn ngừa bạo động. Thông thường, luật địa phương yêu cầu các nhà tổ chức phản đối phải được sự cho phép trước nếu cuộc diễu hành đã được định liệu. Tuy nhiên, đơn 12 xin cho phép đó có thể bị từ chối. Quyền này thường bị các nhà làm luật lạm dụng nếu các cuộc phản đối nếu nó không phổ biến trong cộng đồng hay ở chính quyền địa phương. Quá trình cho phép ở một số thành phố tốn rất nhiều thời gian, việc tổ chức, và ngay cả tiền bạc trước khi có được sự cho phép và lúc đó thì các giới hạn về vấn đề, thời gian và địa điểm cho phép cũng có thể được thêm vào. Quyền tự do lập hội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân, mỗi nhóm, mỗi tổ chức cũng như mỗi quốc gia và toàn thế giới. Quyền tự do lập hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thúc đẩy các quyền con người khác cũng như đối với sự phát triển của các quốc gia. Quyền tự do lập hội đảm bảo quyền con người của mỗi cá nhân, đảm bảo sự công bằng cũng như bình đẳng của xã hội. Mặc dù vậy, tự do lập hội không phải là một quyền tuyệt đối. Khoản 2 Điều 22 ICCPR xác định, tự do lập hội có thể bị hạn chế bằng pháp luật nếu như điều đó là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khoẻ hoặc đạo đức của công chúng hay các quyền và tự do của người khác. Là một quyền con người cơ bản, tự do lập hội được ghi nhận trong hiến pháp của hầu hết quốc gia. Đồng thời, để bảo đảm tự do lập hội, nhiều quốc gia còn ban hành một đạo luật riêng quy định về tự do lập hội, tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của luật về hội của các quốc gia rộng hẹp khác nhau. Quyền tự do hội họp và quyền tự do lập hội có mối quan hệ khăng khít và là những quyền không thể tách rời nhau. Mối quan hệ này chặt chẽ đến mức là trong các văn kiện quốc tế, hai quyền này thường được quy định liền nhau. Tuy nhiên, cách thức quy định về hai quyền này cũng không giống nhau. Công ước Châu Âu về quyền con người quy định cả hai quyền tự do này: “Mọi cá nhân đều có quyền tự do hội họp và tự do lập hội, bao gồm cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ lợi ích của mình” 13 (Điều 11 Công ước châu Âu về quyền con người). Tuy nhiên trong Hiến pháp Hoa Kỳ, cụ thể là Tu chính án thứ nhất lại chỉ đề cập đến quyền hội họp hòa bình. Dường như hai quy phạm này có phần nào giới hạn nhau. Nếu như trong công ước về quyền con người thì mọi hoạt động hội họp đều được cho phép và được coi là hợp pháp vì đó là quyền thì đến Hiến pháp của Hoa Kỳ đã giới hạn sự hợp pháp đó bằng việc quy định chỉ có hội họp hòa bình mới được coi là hợp pháp còn những hình thức hội họp khác thì không. Đây chính là một minh chứng rất rõ ràng cho luận điểm “tự do hội họp là không tuyệt đối” ở trên. Tự do lập hội là quyền tự do kết giao, tổ chức bất kỳ các nhóm, tập hợp, câu lạc bộ, hay các tổ chức mà con người muốn. Đây là một quyền quan trọng của chế độ dân chủ tự do, nơi công dân có thể thành lập hay gia nhập bất kỳ đảng chính trị, nhóm có chung sở thích, hay công đoàn nào mà không bị chính quyền ngăn cản hay giới hạn. Trong những hệ thống pháp luật không có quyền tự do lập hội thì các đảng hay nhóm chính trị nào đó có thể bị cấm bằng những hình phạt tàn bạo đối với các thành viên. Các cuộc phản đối của nhân dân chống lại chính phủ cũng thường bị cấm. Tự do hội họp và tự do lập hội là những quyền quan trọng giúp thực thi nhiều quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác. Hai quyền này là "những thành tố thiết yếu của một xã hội dân chủ" vì nó cho phép các thành viên "bày tỏ quan điểm chính trị, tham gia vào các mục tiêu văn học và nghệ thuật và các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa khác, tham gia vào việc thờ phụng tôn giáo và các niềm tin khác, hình thành và gia nhập các tổ chức công đoàn và hợp tác xã, bầu chọn những người lãnh đạo đại diện cho mình và buộc họ phải chịu trách nhiệm" (Lời nói đầu của Nghị quyết 15/21 của Hội đồng Nhân quyền [30]). Quyền tự do hội họp và quyền tự do lập hội có mối quan hệ mật thiết và khăng khít với nhau. Cụ thể: Tự do lập hội chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở của một số quyền – 14 trong đó có tự do hội họp. Lý do là các cá nhân chỉ có thể liên kết lại với nhau khi họ có quyền tự do hội họp. Hay nói một cách khác, khi hội họp hòa bình được thừa nhận thì khả năng lập hội, khả năng tham gia vào hội đoàn mới thành hiện thực. Ngược lại, khi các cá nhân liên kết với nhau trong một hiệp hội thì hội họp hòa bình chính là phương tiện để hiệp hội có thể triển khai các hoạt động cụ thể. Về bản chất sâu xa, tự do lập hội cũng là một biểu hiện của tự do hội họp. Hội họp là việc nhiều người tập trung lại để cùng trao đổi, chia sẻ mối quan tâm, cùng biểu đạt quan điểm, niềm tin,... Hội họp có thể diễn ra tại nơi công cộng hoặc tại nhà riêng với nhiều hình thức khác nhau như tọa đàm, hội thảo, biểu tình,... Nhưng tự do hội họp sẽ không liên tục, tức là nó chỉ có tính chất nhất thời, diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và có thể những người tham gia sẽ không bao giờ gặp lại nhau. Sự liên kết tụ hội của các cá nhân ở mức độ cao, thường xuyên và gắn kết hơn – đó là tiền đề của lập hội. Tự do hội họp có mức độ đơn giản hơn chỉ dừng lại ở việc gặp gỡ đơn thuần. Tự do lập hội còn đi xa hơn thế: khi các cá nhân tham gia hiệp hội, hiệp hội tạo ra thể chế bảo đảm cho các hành vi và các thành tố của cuộc gặp. Chính mối quan hệ mật thiết giữa quyền tự do hội họp và quyền tự do lập hội với các quyền khác khiến chúng trở thành những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ nhà nước tôn trọng việc hưởng thụ các quyền con người khác. 1.1.4. Quyền biểu tình – Quyền quan trọng trong tự do hội họp Quyền biểu tình là một quyền dân sự, chính trị quan trọng của con người, được ghi nhận trong Hiến pháp của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, quyền biểu tình được ghi nhận trong các bản Hiến pháp từ năm 1959 đến năm 2013. Hiến Pháp năm 1959 có ghi nhận tại Điều 25 Chương III 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan