Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc n...

Tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đắk song, tỉnh đắk nông

.PDF
27
30
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  NGUYỄN HỒ KHÁNH VI HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng – Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS.ĐINH BẢO NGỌC Phản biện 1: TS. Đặng Hữu Mẫn Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Phi Hoài Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài NSNN là một bộ phận quan trọng của tài chính Nhà nước trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN không chỉ duy trì toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và bộ máy Nhà nước nói riêng mà còn là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện quản lý chi NSNN dựa vào yếu tố đầu vào, đây là phương thức mang nặng tính chủ quan, duy ý chí, áp đặt từ phía các cấp được phân bổ ngân sách, vốn ngân sách có quy mô nhỏ lại phải dàn trải nên việc sử dụng và quản lý sẽ không hiệu quả, các đơn vị sử dụng ngân sách luôn ở thế bị động. Để khắc phục tình trạng này và phù hợp với xu hướng hội nhập toàn cầu, Việt Nam cần đổi mới phương thức quản lý chi NSNN từ dựa vào yếu tố đầu vào sang quản lý chi NSNN trong trung hạn và kết quả đầu ra, đây là hai phương thức quản lý tiên tiến được các nước trên thế giới chủ yếu áp dụng. Theo Quyết định số 2610/QĐ-BTC ngày 21/12/2017 của Bộ Tài chính về việc công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, tỷ trọng chi thường xuyên năm 2018 chiếm tỷ trọng trên 64% tổng chi ngân sách nhà nước. Dự kiến sắp tới nguồn thu từ thuế sẽ giảm mạnh trong ngắn hạn do thực hiện yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do và bội chi ngân sách nước ta ở mức cao. Vì vậy, việc kiểm soát chặt các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN phải đúng chế độ, quy định, định mức; thực hiện tiết kiệm chi nhằm đảm bảo việc sử dụng NSNN đúng mục đích và hiệu quả. Nhờ đó góp phần giảm bớt một phần gánh nặng cho ngân sách nhà nước; nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước trong quản lý tài 2 chính công. Trong điều kiện hiện nay, cả nước chỉ có 17/63 tỉnh, thành phố có nguồn thu đóng góp cho NSTW, số các tỉnh, thành còn lại hàng năm phải nhờ vào trợ cấp từ NSTW, trong đó có tỉnh Đắk Nông, cụ thể là huyện Đắk Song. Huyện Đắk Song là một trong tám đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Đắk Nông, được thành lập vào ngày 21/6/2001. Đây là một huyện miền núi, điều kiện phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, tập trung nhiều đồng bào thiểu số. Quá trình thực hiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đắk Song còn bộc lộ nhiều hạn chế, sai phạm. Năm 2018, theo báo cáo kết quả của thanh tra chuyên ngành tại KBNN Đắk Song thực hiện kiểm tra chọn mẫu 03 đơn vị có sử dụng vốn NSNN đã phát hiện 17 lỗi sai phạm về chi không đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức theo quy định, chưa khắc phục được với tổng số tiền là 142.570.021 đồng. Việc khắc phục các sai phạm, thu hồi các chi không đúng quy định còn rất chậm, các đơn vị sử dụng ngân sách trì hoãn, để kéo dài từ năm này sang năm khác; chưa làm theo đúng các quy định tạm ứng và thanh toán tạm ứng. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý ngân sách của nước ta vẫn còn chồng chéo, chưa rõ ràng. Các cơ quan, đơn vị thực hiện kiểm soát và cấp phát, thanh toán còn bộc lộ hạn chế nên thường xuyên phải thực hiện điều chỉnh, chưa thường xuyên cập nhập các văn bản hiện hành. Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu nào đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đắk Song một cách cụ thể. Đồng thời với vị trí là một giao dịch viên của KBNN Đắk Song, được trực tiếp tham gia vào hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN, tác giả sẽ gặp thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, thu thập dữ liệu, đưa ra các phân tích 3 nhận định, từ đó đề xuất các khuyến nghị phục vụ cho công tác chuyên môn phù hợp với tình hình hoạt động của KBNN Đắk Song. Cho nên tác giả lựa chọn nghiên cứu vấn đề này và hoàn thiện hoạt động này là cần thiết và giúp ích cho công việc bản thân cũng như cho việc quản lý NSNN của huyện. Từ những cơ sở trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Song, tỉnh Đắk Nông” nhằm đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN Đắk Song. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là phân tích hoạt động của KSC thường xuyên NSNN để chỉ ra những hạn chế trong hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đắk Song. Từ cơ sở đó xác định nguyên nhân của hạn chế và đề xuất các khuyến nghị để hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. b. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, nội dung của luận văn phải giải quyết được các câu hỏi sau: - Những nội dung nghiên cứu trong hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN là gì? - Thực trạng KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đắk Song giai đoạn 2015-2018 được hoạt động như thế nào? - Những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đắk Song? 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực tiễn hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đắk Song. Cụ thể, nghiên cứu trực tiếp hoạt động của bộ phận giao dịch tại KBNN Đắk Song và các đơn vị sử dụng ngân sách. Nghiên cứu khảo sát, thu thập dữ liệu từ các đối tượng là công chức tại KBNN Đắk Song và một số giao dịch viên ở KBNN huyện thuộc địa bàn tỉnh Đắk Nông, trưởng phòng Thanh tra KBNN Đắk Nông, kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch tại KBNN Đắk Song. b. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động KSC thường xuyên NSNN tại huyện, không nghiên cứu về hoạt động KSC liên quan đến các khoản chi thuộc danh mục bí mật Nhà nước và các khoản chi có tính đặc thù ở địa phương. - Không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại KBNN Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. - Thời gian: Số liệu nghiên cứu, phân tích thực trạng được thực hiện trong giai đoạn 2015-2018 và đưa ra các khuyến nghị cho thời gian tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu - Phương pháp phân tích thống kê - Phương pháp so sánh - Phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn 5. Bố cục đề tài Ngoài nội dung mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia làm ba chương với các nội dung cụ thể như sau: 5 Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu - Bài báo khoa học + Bài báo “Tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của Hà Quốc Thái, tháng 9 năm 2018. Bài viết chưa nêu được thực trạng KSC tại tỉnh Thái Nguyên để có cơ sở chỉ ra vướng mắc và đề xuất ý kiến. Bài viết chưa đề xuất được các giải pháp tăng cường KSC gắn liền với KBNN huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. + Bài báo “Giải pháp triển khai sử dụng dịch vụ công trực tuyến Kho bạc Nhà nước” của Nguyễn Thị Ngân Hoa, tháng 5 năm 2018. Bài viết chưa làm rõ giải pháp giúp cho các đơn vị giao dịch nhận thức được những tiện ích khi sử dụng dịch vụ công, chỉ mới tập trung rà soát lại lộ trình áp dụng. + Bài báo “Thực hiện kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước Bến Tre: Kết quả và kiến nghị” của Võ Thị Thu Thủy và Phan Thị Thanh Thảo, tháng 6 năm 2017. Bài viết chủ yếu đề cập đến những kiến nghị ở khía cạnh các văn bản pháp luật quy định, chứ chưa bao quát hết được những kiến nghị để hoàn thiện công tác KSC NSNN. 6 + Bài báo “Trao đổi về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước” của Dương Công Trinh, tháng 12 năm 2016. Bài viết đưa ra các khái niệm, quy định căn cứ theo Luật NSNN năm 2002, tuy nhiên, hiện nay đã được thay thế bằng Luật NSNN năm 2015 nên các nội dung không còn sát với các quy định hiện nay. + Bài báo “Kinh nghiệm quản lý ngân sách của một số nước” của Trần Thị Lan Hương, tháng 12 năm 2015. Tác giả chưa phân tích kĩ tình hình kinh tế, khuôn khổ pháp lý, thực trạng hiện nay của Việt Nam khi các dụng các phương thức quản lý này. Bên cạnh đó, dẫn chứng các nước trên thế giới về việc thực hiện chưa sát với bộ máy tổ chức của Việt Nam và chưa thể hiện trong khu vực Châu Á đã thực hiện quản lý như thế nào. Trong quá trình tổng hợp từ các tạp chí khoa học như: Tạp chí Kinh tế phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân), Tạp chí Phát triển Kinh tế (Đại học Kinh tế TP Hồ Chí minh), Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Đại học Đà Nẵng),… thì chưa có những bài báo cụ thể nào về hoạt động KSC giai đoạn 2015 – 2018. - Luận văn + Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Đắk Glong – Đắk Nông” của tác giả Trần Phạm Tuân, năm 2017. Một số vấn đề nghiên cứu trong luận văn đã không còn phù hợp với các quy định về chi thường xuyên hiện nay, do việc thay đổi quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng, nên cần nghiên cứu bổ sung thêm theo đúng quy định hiện hành. + Luận văn thạc sĩ “Quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai” của tác giả Nguyễn Thị Thu 7 Ngân, năm 2017. Luận văn tiếp cận dưới góc độ cấp quản lý NSNN, chủ yếu về lập dự toán chi thường xuyên NSNN. Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN chưa được rõ ràng, dẫn đến các giải pháp, kiến nghị chưa được cụ thể. + Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk” của tác giả Nguyễn Quốc Thắng, năm 2017. Luận văn đưa ra cơ sở pháp lý để thực hiện KSC là căn cứ Luật NSNN năm 2002, nay đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật NSNN năm 2015 nên cần nghiên cứu thêm để phù hợp với tình hình hiện nay. + Luận văn thạc sĩ “Phân tích tình hình kiểm soát chi Ngân sách thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Thành phố Đà Nẵng” của tác giả Phạm Thị Hạnh, năm 2016. Trong luận văn phần tổng quan về KSC thường xuyên NSNN, luận văn chưa nêu được các tiêu chí đánh giá tình hình KSC hiện nay để có cơ sở phân tích thực trạng KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đà Nẵng. + Luận văn thạc sĩ “Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” của tác giả Lê Xuân Tuấn, năm 2015. Luận văn chưa làm rõ ràng các khái niệm, nguyên tắc và căn cứ kiểm soát chi, các nhân tố tác động đến công tác KSC thường xuyên, các giải pháp cụ thể đối với KSC qua KBNN tỉnh Đắk Nông. - Đề tài liên quan tới đơn vị: Đến nay, tại KBNN Đắk Song chưa có đề tài liên quan đến hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đắk Song. - Khoảng trống nghiên cứu + Về nội dung: Những đề tài nghiên cứu và bài viết trên đã đề cập về KSC thường xuyên NSNN và quản lý rủi ro trong kiểm soát 8 chi dưới những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, còn những khoảng trống chưa nghiên cứu, cụ thể như: Một là, Văn bản, chế độ liên quan đến hoạt động KSC thường xuyên NSNN liên tục thay đổi. Hai là, Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động KSC thường xuyên NSNN. + Về không gian: Đến hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào về hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN ở Kho bạc Nhà nước Đắk Song. + Về thời gian: Những nghiên cứu vẫn chưa cập nhập số liệu đến năm 2017 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1.1. Chi ngân sách nhà nƣớc 1.1.2. Chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc a. Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của NSNN nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. 9 b. Đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách nhà nước c. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước d. Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước e. Điều kiện cấp phát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước 1.2. KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.2.1. Khái niệm kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc KSC thường xuyên NSNN qua KBNN là việc KBNN sử dụng các công cụ, nghiệp vụ của mình để tổ chức kiểm soát, xem xét từng khoản chi thường xuyên qua KBNN với mục đích ngăn ngừa những sai phạm, đảm bảo thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, phù hợp với quy định của Nhà nước. 1.2.2. Đặc điểm của kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc 1.2.3. Mục tiêu kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc 1.2.4. Nguyên tắc kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc 1.2.5. Nội dung kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc a. Kiểm soát việc lập dự toán chi thường xuyên NSNN b. Kiểm soát quyết toán chi thường xuyên NSNN c. Kiểm soát việc chấp hành chi thường xuyên NSNN 10 1.2.6. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc a. Doanh số chi thường xuyên NSNN qua KBNN b. Tỷ lệ hồ sơ KBNN giải quyết trước, đúng hạn và quá hạn c. Số lượng hồ sơ bị KBNN từ chối cấp phát, thanh toán d. Tỷ lệ số dư tạm ứng chi thường xuyên NSNN qua KBNN e. Kết quả thanh tra chuyên ngành về chi thường xuyên NSNN tại đơn vị sử dụng NSNN f. Chất lượng phục vụ của KBNN 1.2.7. Các nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc a. Các nhân tố bên ngoài - Khung pháp lý - Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng - Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng NSNN b. Các nhân tố bên trong - Cơ cấu bộ máy - Trình độ của đội ngũ công chức KSC - Cơ sở vật chất - kỹ thuật công nghệ KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 11 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐẮK SONG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ a. Chức năng b. Nhiệm vụ 2.1.3. Cơ cấu bộ máy và nhiệm vụ cụ thể Cơ cấu bộ máy của KBNN Đắk Song từ tháng 7/2018 đến nay gồm ban Giám đốc, giao dịch viên, kế toán trưởng, thủ quỹ, bảo vệ. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐẮK SONG 2.2.1. Bối cảnh môi trƣờng ảnh hƣởng đến hoạt động KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Đắk Song a. Đặc điểm tự nhiên b. Đặc điểm kinh tế - xã hội c. Tình hình chính trị, an ninh – quốc phòng 2.2.2. Quy trình Kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Đắk Song 2.2.3. Nội dung hoạt động KSC thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Đắk Song a. Kiểm soát việc lập dự toán chi thường xuyên NSNN b. Kiểm soát việc chấp hành chi thường xuyên NSNN 12 c. Kiểm soát quyết toán chi thường xuyên NSNN 2.2.4. Kết quả hoạt động KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Đắk Song a. Doanh số chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đắk Song * Doanh số chi thường xuyên NSNN theo cấp ngân sách qua KBNN Đắk Song giai đoạn 2015-2018 Bảng 2.1. Doanh số chi thƣờng xuyên NSNN theo cấp ngân sách Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng chi thƣờng xuyên NSNN NSTW NSĐP 2015 292.603 20.912 38.221 185.241 48.229 271.691 2016 328.343 24.417 44.101 204.537 55.288 303.926 2017 371.511 26.144 49.366 236.272 59.729 345.367 2018 396.891 30.363 53.221 245.352 67.955 366.528 Tổng 1.389.348 Tỉnh Huyện Xã Tổng chi NSĐP 101.836 184.909 871.402 231.201 1.287.512 Qua số liệu tại Bảng 2.1 trên, quy mô chi tăng dần ở cả 4 cấp ngân sách trong giai đoạn 2015-2018. Tổng chi NSNN năm 2018 tăng 104.288 triệu đồng, tương ứng tăng 36%, tốc độ tăng bình quân là 9.08%/năm so với năm 2015. Trong đó, NSTW tăng 9.451 triệu đồng, tương ứng tăng 45%; NSĐP tăng 94.837 triệu đồng, tương ứng tăng 35%. Trong đó, chủ yếu tăng chi cho sự nghiệp giáo dục- đào tạo, y tế, đảm bảo xã hội, quản lý hành chính, đoàn thể, chi cho an ninh quốc phòng của và chi sự nghiệp môi trường. * Doanh số chi thường xuyên NSNN theo nhóm chi qua KBNN Đắk Song giai đoạn 2015-2018 13 Bảng 2.2. Doanh số chi thƣờng xuyên NSNN theo nhóm chi Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng Chi thanh Chi nghiệp Chi mua sắm, Chi khác chi toán cá nhân vụ chuyên sửa chữa thƣờng môn xuyên Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số tiền trọng trọng Số tiền trọng trọng tiền tiền (%) (%) (%) (%) 2015 292.603 133.427 45,6 33.649 11,5 104.167 35,6 21.360 7,3 2016 328.343 156.948 47,8 38.416 11,7 103.428 31,5 29.551 9 2017 371.511 186.870 50,3 50.525 13,6 110.710 29,8 23.405 6,3 2018 396.891 209.162 52,7 56.755 14,3 117.083 29,5 13.891 3,5 Qua số liệu tại Bảng 2.2, ta thấy cơ cấu các khoản chi theo nhóm chi trong giai đoạn 2015-2018 tương đối ổn định. Chi cho cá nhân có tỷ trọng cao nhất, tăng dần qua các năm và lần lượt 45,6%; 47,8%; 50,3% và 52,7% trên tổng chi thường xuyên. Chi mua sắm, sửa chữa chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, qua bốn năm lần lượt là 35,6%; 31,5%; 29,8% và 29,5% trên tổng chi thường xuyên. Chi cho chuyên môn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi thường xuyên NSNN, qua các năm là 11,5%; 11,7%; 13,6% và 14,3%. Nhóm chi khác có tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi thường xuyên, lần lượt các năm là 7,3%; 9%; 6,3% và 3,5%. b. Tỷ lệ hồ sơ KBNN Đắk Song giải quyết trước, đúng hạn và quá hạn 14 Bảng 2.3. Tỷ lệ hồ sơ KBNN Đắk Song giải quyết Đơn vị tính: hồ sơ Tổng số Số hồ sơ giải quyết Số hồ sơ giải quyết quá hạn Năm hồ sơ giải trƣớc, đúng hạn quyết Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 2015 16.435 15.993 97,3 442 2,7 2016 19.079 18.864 98,9 215 1,1 2017 22.067 21.968 99,6 99 0,4 2018 25.373 25.288 99,7 85 0,3 Kết quả đánh giá nội bộ tại Bảng 2.3 cho thấy số hồ sơ giải quyết trước, đúng hạn có xu hướng tăng, chiếm tỷ lệ rất cao qua các năm lần lượt là 97,3%; 98,9%; 99,6% và 99,7% trên tổng số hồ sơ giải quyết trong năm. Số hồ sơ quá hạn đang giảm, có tỷ lệ rất thấp qua các năm lần lượt là 2,7%; 1,1%; 0,4% và 0,3%. Số lượng hồ sơ KBNN Đắk Song từ chối cấp phát, thanh toán Bảng 2.4. Số lƣợng hồ sơ KBNN Đắk Song từ chối cấp phát, thanh toán Năm Tổng số tiền từ chối (triệu đồng) Tổng số hồ sơ từ chối Số hồ sơ chi vƣợt dự toán 2015 2016 2017 2018 Tổng 2.062 3.198 4.356 5.751 15.367 381 419 542 697 2.039 98 72 53 40 263 Đơn vị tính: hồ sơ Trong đó Số hồ sơ Số hồ sơ sai không chế độ, tiêu hợp chuẩn, định pháp, mức, hạch toán hợp lệ mục lục NSNN 85 198 96 251 107 382 143 514 431 1.345 Hồ sơ bị từ chối chủ yếu là do không phù hợp quy định, thiếu hợp đồng, thiếu chữ ký, không có hóa đơn, sai mẫu quy định, chi vượt định mức cho phép, sai tiêu chuẩn, hạch toán không đúng mục 15 lục NSNN. Số lượng này vẫn còn ở mức cao do các đơn vị không thường xuyên nghiên cứu các văn bản, chế độ mới nên hồ sơ, chứng từ chưa đầy đủ và các định mức chi tiêu không có trong quy chế chi tiêu nội bộ, vượt quy định pháp luật. d) Tỷ lệ số dư tạm ứng chi thường xuyên NSNN qua KBNN Đắk Song Bảng 2.5. Tỷ lệ số dƣ tạm ứng chi thƣờng xuyên NSNN Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2015 Tỷ lệ % so Số dƣ với chi Tháng tạm thƣờng ứng xuyên BQ 1 tháng 1 3.987 16 2 3.386 14 3 2.475 10 4 1.946 8 5 989 4 6 1.677 7 7 1.398 6 8 786 3 9 816 3 10 1.034 4 11 1.968 8 12 - Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ Tỷ lệ % so % so Số dƣ với chi Số dƣ với chi tạm thƣờng tạm thƣờng ứng xuyên ứng xuyên BQ 1 BQ 1 tháng tháng 3.579 13 5.477 18 4.572 17 5.852 19 4.751 17 4.231 14 2.341 9 2.226 7 954 3 2.333 8 1.293 5 941 3 782 3 1.025 3 1.238 5 1.179 4 499 2 915 3 876 3 1.985 6 1.005 4 2.167 7 - Năm 2018 Tỷ lệ % so Số dƣ với chi tạm thƣờng ứng xuyên BQ 1 tháng 6.253 19 5.196 16 4.238 13 3.991 12 2.670 8 896 3 982 3 854 3 1.025 3 1.198 4 1.569 5 - 16 Nhìn chung qua các năm tỷ lệ số dư tạm ứng chi thường xuyên NSNN hàng tháng so với tổng chi thường xuyên bình quân ở mức thấp. Số dư tạm ứng thường cao vào các tháng đầu năm, do tháng đầu năm là tháng chuẩn bị nghỉ tết Nguyên đán nên các đơn vị thường có nhu cầu tạm ứng để chi hỗ trợ tết, tổ chức đại hội, tổng kết,... và các đơn vị giao dịch chậm trễ trong thanh toán tạm ứng nên số dư tạm ứng kéo dài qua các tháng tiếp theo. e) Kết quả thanh tra chuyên ngành về chi thường xuyên NSNN tại đơn vị sử dụng NSNN Kết quả thanh tra chuyên ngành được thể hiện qua các chỉ tiêu số lỗi vi phạm về chi thường xuyên; số tiền chi không đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức quy định; số tiền thu hồi nộp tài khoản tạm giữ và hạch toán giảm chi NSNN; số tiền xử phạt vi phạm hành chính. Bảng 2.6: Kết quả thanh tra chuyên ngành KBNN Đơn vị tính: Đồng Kết quả thanh tra chuyên ngành KBNN Số lỗi Số tiền chi Xử lý về kinh tế (đồng) Đơn vị sử dụng vi phạm không đúng Thu hồi nộp Hạch toán Xử phạt vi ngân sách về tiêu chuẩn, chếtài khoản giảm chi phạm hành chi độ, định mức tạm giữ chính NSNN thƣờng quy định (đồng) xuyên (đồng) 1. Trường 8 37.166.231 0 37.166.231 6.000.000 THPT Đắk Song 2. Trung tâm Y tế huyện Đắk 5 3.887.195 3.887.195 0 4.500.000 Song 3. Bệnh viện Đa khoa huyện Đắk 4 101.516.595 0 101.516.595 6.000.000 Song Tổng cộng 17 142.570.021 3.887.195 138.682.826 16.500.000 Các khoản chi sai quy định có số lượng hồ sơ và số tiền được thanh tra phát hiện là không nhiều so với tổng chi thường xuyên 17 NSNN. Nhưng đây là sai sót chủ yếu do đơn vị sử dụng ngân sách nên Đoàn thanh tra đã yêu cầu đơn vị truy thu các khoản sai chế độ trên, nộp vào tài khoản tạm giữ và hạch toán giảm chi NSNN, cũng như thực hiện xử phạt vi phạm vi phạm hành chính. f) Chất lượng phục vụ của KBNN Đắk Song Đánh giá chất lượng phục vụ của KBNN Đắk Song, nhằm mục đích tìm hiểu các vấn đề còn tồn tại, những điểm mạnh, điểm yếu xung quanh việc giao dịch giữa giao dịch viên làm KSC và các đơn vị, để đề xuất các khuyến nghị để hoàn thiện và nâng cao chất lượng phục vụ cũng như hoàn thiện hoạt động KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Đắk Song. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐẮK SONG 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc - Quản lý điều hành chi NSNN trên địa bàn huyện tương đối tốt nhờ KBNN Đắk Song quán triệt tốt cho công chức chấp hành đúng quy định KSC NSNN. - Hiệu quả quản lý chi NSNN được tăng cường, góp phần răn đe, chấn chỉnh, ý thức chấp hành quy định về chi tiêu công được nâng cao. - Thời gian giải quyết chứng từ nhanh chóng, giảm bớt chi phí và thời gian, công sức đi giao dịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chi NSNN. - Chất lượng phục vụ của KBNN Đắk Song được đánh giá khá tốt và ngày được nâng cao. 18 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế a. Những hạn chế - Hoạt động KSC thường xuyên còn để xảy ra nhiều sai sót Các sai sót trong hoạt động KSC thường xuyên được phát hiện qua công tác thanh tra chuyên ngành và tự kiểm tra. Một số khoản chi đã được KBNN Đắk Song kiểm soát nhưng thực tế vẫn chưa đúng với quy định, làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động KSC. Tình trạng một số giao dịch viên khó chịu, hạch sách trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, chứng từ còn xảy ra. Tình trạng quá hẹn trả kết quả xử lý hồ sơ, chứng từ và chuyển đi thanh toán chậm còn để xảy ra. - Chưa thực hiện KSC theo kết quả đầu ra Hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đắk Song được kiểm soát theo kết quả đầu vào, chưa thực hiện theo kết quả đầu ra, khiến các đơn vị ít có động lực chi tiêu hợp lý và sử dụng sao cho hiệu quả nhất, tránh gây lãng phí NSNN. b. Nguyên nhân của những hạn chế * Nguyên nhân bên trong: - Trình độ, năng lực chuyên môn của các giao dịch viên còn hạn chế - Công tác lãnh đạo ở KBNN Đắk Song chưa sâu sát - Khối lượng công việc và hồ sơ, chứng từ ngày càng tăng - Chưa kiên quyết thực hiện lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. - Cơ sở vật chất, công nghệ chưa đảm bảo * Nguyên nhân bên ngoài: - Chính sách và chế độ pháp luật chưa phù hợp - Ý thức chấp hành chi của đơn vị chưa tốt KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng