Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng th...

Tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam

.DOCX
168
2
141

Mô tả:

BOÄ GIAÙO DUÏCVAØÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH ---------- ÑAËNG TRAÀN VAÂN ANH HOAØN THIEÄN HEÄ THOÁNG KIEÅM SOAÙT NOÄI BOÄ ÑOÁI VÔÙI HOAÏT ÑOÄNG TÍN DUÏNG TAÏI NGAÂN HAØNG TMCP ÑAÀU TÖ VAØ PHAÙT TRIEÅN VIEÄT NAM LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ TP.HCM – Năm 2013 BOÄ GIAÙO DUÏCVAØÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH ---------- ÑAËNG TRAÀN VAÂN ANH HOAØN THIEÄN HEÄ THOÁNG KIEÅM SOAÙT NOÄI BOÄ ÑOÁI VÔÙI HOAÏT ÑOÄNG TÍN DUÏNG TAÏI NGAÂN HAØNG TMCP ÑAÀU TÖ VAØ PHAÙT TRIEÅN VIEÄT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340310 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Hƣng TP.HCM – Năm 2013 - i- LÔØI CAM ÑOAN  Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013 Tác giả Đặng Trần Vân Anh - ii- MUÏC LUÏC  Lời cam đoan.................................................................................................................................................i Mục lục...........................................................................................................................................................ii Danh mục các chữ viết tắt.....................................................................................................................v Danh mục các bảng và biểu đồ.........................................................................................................vi MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................................................1 2. Một số công trình bài viết liên quan đến đề tài.....................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài......................................................................................................4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................................5 5. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................................5 6. Kết cấu luận văn...................................................................................................................................6 CHƢƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG.................................................7 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KSNB VÀ KSNB TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM.....................................................................................................................................8 1.1.1. Hệ thống KSNB theo Coso.................................................................................................8 1.1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển lý luận về kiểm soát nội bộ......................................8 1.1.1.2. Định nghĩa hệ thống KSNB..........................................................................................10 1.1.1.3. Các thành phần của hệ thống KSNB theo Coso 2004........................................13 1.1.2. Hệ thống lý luận KSNB trong ngân hàng theo Báo cáo Basle........................17 1.1.2.1. Sự hình thành và hoạt động của Ủy ban Basel.....................................................17 1.1.2.2. Mục tiêu và vai trò của nguyên tắc KSNB trong ngân hàng...........................19 1.1.2.3. Các nguyên tắc KSNB trong ngân hàng..................................................................20 1.1.2.4. Thực tiễn vận dụng Báo cáo Basle trong một số NH trên thế giới...............23 - iii- 1.2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG..........................................................................................................25 1.2.1. Khái niệm hoạt động tín dụng ngân hàng..................................................................25 1.2.2. Khái niệm rủi ro tín dụng..................................................................................................26 1.2.2.1. Định nghĩa rủi ro tín dụng............................................................................................26 1.2.2.2. Các yếu tố tạo nên rủi ro tín dụng.............................................................................28 1.2.2.3. Quản lý rủi ro tín dụng...................................................................................................30 1.2.3. Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng trong ngân hàng.......................31 1.2.3.1. Thiết lập quy trình tín dụng chặt chẽ........................................................................35 1.2.3.2. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả 35 Kết luận chương 1....................................................................................................................................39 CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KSNB ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV.......................................................................................................40 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG BIDV............................................................................41 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV..............................................................41 2.1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng BIDV Việt Nam qua các năm  ....Chỉ  ....Chỉ 44 tiêu hoạt động kinh doanh 44 tiêu hoạt động tín dụng 46 2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KSNB ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG...................................................................................................49 2.2.1. Khảo sát việc quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV...............................49 2.2.1.1. Môi trường quản lý........................................................................................................49 2.2.1.2. Thiết lập mục tiêu...........................................................................................................56 2.2.1.3. Nhận diện sự kiện tiềm tàng.......................................................................................58 2.2.1.4. Đánh giá rủi ro................................................................................................................61 2.2.1.5. Phản ứng rủi ro................................................................................................................67 - iv- 2.2.1.6. Hoạt động kiểm soát......................................................................................................68 2.2.1.7. Thông tin truyền thông.................................................................................................78 2.2.1.8. Hoạt động giám sát........................................................................................................79 2.2.2. Đánh giá tồn tại của KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại BIDV.................81 2.2.2.1. Bài học từ các vụ án tín dụng lớn xảy ra tại BIDV.........................................81 2.2.2.2. Một số sai phạm do kiểm toán phát hiện thông qua kiểm tra tín dụng hàng năm 84 2.2.2.3. Nhận xét về các tồn tại hiện hữu, đánh giá những tồn tại của KSNB đối với hoạt động tín dụng tại BIDV 85 Kết luận chương 2....................................................................................................................................87 CHƢƠNG 3 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV......................................................................................88 3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV...........................................................................................89 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV..........................................................89 3.2.1. Hoàn thiện môi trường quản lý của BIDV................................................................89 3.2.2. Nâng cao việc nhận dạng các sự kiện tiềm tàng.....................................................93 3.2.3. Nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro tín dụng.........................................................93 3.2.4. Nâng cao hoạt động kiểm soát........................................................................................95 3.2.5. Nâng cao hiệu quả của thông tin và truyền thông..................................................97 3.2.6. Nâng cao hoạt động giám sát..........................................................................................99 Kết luận chương 3.................................................................................................................................104 KẾT LUẬN............................................................................................................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................107 - v- DANH MUÏCCAÙC CHÖÕ VIEÁT TAÉT 1. Basel 2. BIDV 3. CAR 4. CBTD 5. COSO 6. DN 7. DPRR 8. HĐQT 9. HTXHTDNB 10. KQKD 11. KSNB 12. NH 13. NHNN 14. NHTM 15. No&PTNT 16. QLRR 17. QTRR 18. RRTD 19. SXKD 20. TSĐB - vi- DANH MUÏC CAÙC BAÛNGVAØBIEÅU ÑOÀ   Danh mục Bảng 1. Bảng 2.1 : Chặng đường phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 41 2. Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV qua 2 năm 2011-2012 ................................................................................. 3. Bảng 2.3 : Cơ cấu tín dụng của BIDV theo nhóm nợ 2009-2012 ............. 4. Bảng 2.4 : Triết lý của Ban lãnh đạo BIDV về quản trị rủi ro tín dụng 50 5. Bảng 2.5 : Nhiệm vụ của phòng quản lý rủi ro tại BIDV..................................55 6. Bảng 2.6 : Mục tiêu của BIDV......................................................................................57 7. Bảng 2.7 : Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ...............................................................63 8. Bảng 2.8 : Cách thức phản ứng với rủi ro tín dụng tại BIDV..........................67 9. Bảng 2.9 : Thủ tục kiểm soát tại BIDV......................................................................68 10. Bảng 3.1 : Báo cáo kiến nghị hoạt động giám sát..............................................101  Danh mục Hình 1. Hình 2.1 2. Hình 2.2. - vii-  Danh mục Lƣu đồ 1. Lưu đồ 2.1 2. Lưu đồ 2.2  Danh mục Sơ đồ 1. Sơ đồ 2.1 : Mô hình tổ chức tín dụng tại chi nhánh..............................................52 2. Sơ đồ 2.2 : Mô hình tổ chức tín dụng tại Hội sở chính........................................53 3. Sơ đồ 2.3 : Quy trình nhận biết rủi ro tín dụng tại BIDV...................................60 4. Sơ đồ 2.4 : Chấm điểm của hệ thống xếp hạng nội bộ.........................................62 5. Sơ đồ 2.5 : Quy trình vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng.............................64 6. Sơ đồ 3.1 : Mô hình tổ chức của bộ phận quản lý rủi ro.....................................91 -1- MÔÛ ÑAÀU  1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh rủi ro và có tác động lớn đến tình hình kinh tế và an ninh trật tự. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, tự do hóa tài chính, loại bỏ các rào cản thương mại, tài chính và ranh giới toàn cầu đã dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng, đa dạng, phức tạp trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động ngân hàng đang phải đối mặt ngày càng nhiều rủi ro gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và các rủi ro khác...với nhiều mức độ khác nhau, nhưng có ảnh hưởng sâu rộng và trầm trọng nhất vẫn là rủi ro tín dụng bởi hoạt động tín dụng là hoạt động căn bản và chủ yếu tạo ra khối lượng lợi nhuận lớn nhất cũng như tổn thất lớn nhất cho ngân hàng. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu ngày càng tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực và ngành ngân hàng - tài chính là ngành chịu tác động đầu tiên. Điển hình cuộc khủng hoảng tài chính-ngân hàng toàn cầu khởi đầu từ Mỹ những năm gần đây đã và đang cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ lớn kỷ lục, trong đó có rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới bị phá sản, kể cả những ngân hàng lớn tầm cỡ thế giới với bề dày hoạt động hàng trăm năm. Vì vậy vấn đề nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại đang và ngày càng trở nên cấp thiết. Để hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng, ngoài các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng thì việc thiết kế một hệ thống KSNB hiệu quả dành cho hoạt động tín dụng sẽ góp phần quan trọng trong việc kiểm soát, giám sát rủi ro tín dụng, đưa hoạt động này phát triển bền vững trong tương lai. Xuất phát từ thực tế trên -2- tôi chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam” làm đề tài thạc sỹ. 2. Tổng quan các nghiên cứu Quản lý rủi ro tín dụng và hoàn thiện hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng đang là vấn đề được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các lãnh đạo Ngân hàng. Hiện tại có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động tín dụng điển hình như: 2.1. “Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” - Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Diệu Hiền năm 2009. Luận văn khảo sát hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng No&PT NT VN thông qua thảo luận với một số nhà quản lý, kiểm soát viên nội bộ và một số cán bộ tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Gia Định đồng thời tổng hợp báo cáo các số liệu liên quan đến tình hình dư nợ tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Gia Định. Tác giả đã tập trung vào hoạt động kiểm soát trong ngân hàng đối với hoạt động tín dụng: môi trường kiểm soát, vấn đề thông tin truyền thông, bộ phận kiểm soát, các hoạt động kiểm soát. Tác giả đã chỉ rõ ra nguyên nhân của rủi ro tín dụng, các ưu điểm, nhược điểm của hoạt động kiểm soát trong ngân hàng từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện về môi trường kiểm soát, chính sách nhân sự, các hoạt động kiểm soát. Tuy nhiên hướng hoàn thiện của đề tài tập trung vào các thủ tục hơn là đưa ra cho người đọc có một cái nhìn toàn diện hơn về hệ thống KSNB tại Ngân hàng No& PTNT Gia Định theo Coso và Basel. -3- 2.2. “Giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh” - Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Thái Trúc Lam năm 2010. Luận văn đề cập đến công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích số liệu đồng thời sử dụng bảng câu hỏi về các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Chi nhánh để khảo sát thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Luận văn đã chỉ ra được những yếu kém của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng như: chi nhánh chưa có một quy định cụ thể về tài sản đảm bảo, bộ máy kiểm soát chưa có sự phân định rõ ràng giữa các chức năng, công tác thu thập, lưu trữ thông tin khách hàng còn mang tính tự phát, quy trình tín dụng thiếu chặt chẽ..để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh. 2.3. “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NH TMCP Đông Á-Chi nhánh Bình Định” - Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Lê Thị Thanh Mỹ năm 2010. Dựa trên nghiên cứu lý thuyết liên quan đến hoạt động tín dụng, KSNB và KSNB đối với hoạt động tín dụng kết hợp với khảo sát thực tế thực trạng KSNB tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Bình Định, tác giả đã làm rõ những mục tiêu nghiên cứu đề tài:  Nghiên cứu nội dung và phân tích vai trò của KSNB đối với hoạt động tín dụng trong ngân hàng.  Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Bình Định.  Đưa ra các biên pháp thực tiễn nhằm hoàn thiện KSNB bao gồm các nhóm giải pháp liên quan đến nhà nước và các nhóm giải pháp lên quan đến ngân hàng như: -4- hoàn thiện về môi trường kiểm soát, hoàn thiện chức năng giám sát, hoàn thiện quy trình tín dụng cũng như nâng cao chất lượng thông tin trong ngân hàng. Tuy đề tài đã đề cập đến tất cả các yếu tố của hệ thống KSNB nhưng các nhóm giải pháp lại mang tầm vĩ mô, không cụ thể hóa tại ngân hàng Đông Á nói chung và chi nhánh Bình Định nói riêng. 2.4. “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh” - Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thảo năm 2010. Tác giả tập trung nghiên cứu về hệ thống KSNB của các ngân hàng trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh để đánh giá chung về ưu nhược điểm của từng mô hình quản lý của từng ngân hàng. Tử đó đánh giá các mặt nhược điểm còn tồn tại chung của các ngân hàng để đưa ra kiến nghị các giải pháp:  Đối với Ngân hàng nhà nước: đưa ra những kiến nghị đối với NHNN cải thiện hơn nữa môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng, những biện pháp về thanh tra, giám sát đối với các NHTM, tạo các kênh thông tin cho các NHTM.  Đối với các ngân hàng thương mại: đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa hệ thống KSNB nói chung và KSNB đối với hoạt động tín dụng nói riêng. Trên cơ sở những ưu và nhược điểm của các đề tài đã tham khảo, tác giả viết đề tài “Hoàn thiện HTKSNB đối với hoạt động tín dụng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển VN” theo nguyên tắc kế thừa những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của các đề tài trên, cụ thể: Hệ thống hóa các văn bản quy định của BIDV liên quan đến hoạt động tín dụng, lựa chọn đối tượng khảo sát là toàn bộ những nhân viên có liên quan đến hoạt động tín dụng tại các chi nhánh của BIDV, đề tài mà mang tính chất ứng dụng cho BIDV gồm tất cả các thành phần của HTKSNB theo COSO 2004 và Basel. 3. Mục tiêu nghiên cứu -5- Việc nghiên cứu đề tài này hướng đến các mục đích sau:  Luận văn nghiên cứu lý thuyết về kiểm soát nội bộ trong ngân hàng nhằm tín dụng tại ngân hàng BIDV. hoàn thiện hệ thống KSNB đối với hoạt động  Luận văn phản ánh và đánh giá thực trạng hoạt động KSNB của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đối với hoạt động tín dụng, nhận biết những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế của hệ thống KSNB tại ngân hàng này.  Trên cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại BIDV Việt Nam.  Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: 1) Các nội dung cần để thiết lập được một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với hoạt động tín dụng trong ngân hàng? 2) Những nhược điểm còn tồn tại của hệ thống kiểm soát nội đối với hoạt động tín dụng tại BIDV cần phải khắc phục? 3) Các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB để ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại BIDV? 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng , cụ thể: Định tính:  Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến KSNB, KSNB đối với hoạt động tín dụng.  Nghiên cứu quy trình KSNB đối với hoạt động tín dụng, quy trình cho vay của BIDV nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng. Định lượng: -6-  Sử dụng bảng câu hỏi về hệ thống KSNB để khảo sát thực trạng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại BIDV.  Tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát để đánh giá những ưu và nhược điểm của HTKSNB. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng dựa trên 8 yếu tố của Coso 2004 là: Môi trường quản lý, thiết lập các mục tiêu, nhận dạng các sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, ứng xử với rủi ro, hoạt động kiếm soát, thông tin truyền thông và giám sát. Phạm vi giới hạn của đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hệ thống KSNB, quan điểm về rủi ro tín dụng và cách thức quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. 6. Kết cấu luận văn • Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng trong ngân hàng. • Chương 2: Thực trạng hệ thống KSNB liên quan đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng BIDV. • Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB liên quan đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng BIDV. -7- CHÖÔNG 1 NHÖÕNG VAÁN ÑEÀ CHUNG VEÀ KIEÅM SOAÙT NOÄI BOÄ ÑOÁI VÔÙI HOAÏT ÑOÄNG TÍN DUÏNG TRONG NGAÂN HAØNG -8- 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KSNB VÀ KSNB TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 1.1.1. HỆ THỐNG KSNB THEO COSO 1.1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển lý luận về kiểm soát nội bộ Khái niệm KSNB xuất hiện đầu thế kỷ XX, trong các tài liệu về kiểm toán với ý nghĩa rất đơn giản: các biện pháp nhằm bảo vệ tiền không bị nhân viên biển thủ. Sau đó khái niệm này được mở rộng và đề cập chính thức trong Federal Reserve Bulletin năm 1992, người ta cho rằng KSNB không dừng lại ở việc bảo vệ tài sản mà còn đảm bảo việc ghi chép kế toán chính xác, nâng cao hiệu quả hoạt động và tuân thủ các chính sách của nhà quản lý. Từ thập niên 1940, các tổ chức kế toán công và kiểm toán nội bộ tại Hoa Kỳ đã xuất bản một loạt báo cáo, hướng dẫn và tiêu chuẩn về tìm hiểu KSNB trong các cuộc kiểm toán. Đến giữa thập niên 1970, kiểm soát nội bộ được quan tâm đặc biệt trong các lĩnh vực thiết kế hệ thống và kiểm toán, chủ yếu hướng vào cách thức cải tiến hệ thống KSNB và vận dụng trong các cuộc kiểm toán. Đạo luật chống hành vi hối lộ ở nước ngoài 1977 được ban hành, các báo cáo của Cohen Commission và Hiệp hội các nhà quản trị tài chính FEI đều đề cập đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán và KSNB. Năm 1979 Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đưa ra các điều luật bắt buộc các nhà quản trị phải báo cáo về hệ thống KSNB của tổ chức. Cũng trong năm này, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) đã thành lập uỷ ban tư vấn đặc biệt về KSNB nhằm đưa ra hướng dẫn về việc thiết lập và đánh giá hệ thống KSNB. Từ năm 1980 đến 1985, trước sự sụp đổ của công ty cổ phần có niêm yết thì KSNB được quan tâm nhiều hơn. Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến KSNB được phát triển và sàn lọc thông qua các ban hành và sửa đổi như: -9- Năm 1980, Hiệp hội Kiểm toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) đã  ban hành chuẩn mực về đánh giá KSNB của kiểm toán viên độc lập. Năm 1982, AICAP ban hành và sửa đổi hướng dẫn về trách nhiệm của  kiểm toán viên độc lập trong việc nghiên cứu và đánh giá KSNB khi kiểm toán báo cáo tài chính . Từ năm 1985 trở đi, sự quan tâm tập trung vào KSNB với cường độ mạnh mẽ hơn. Năm 1985 Hội đồng quốc gia chống gian lận về báo cáo tài chính còn gọi là Uỷ 1 ban Treadway (National Commission of Financial Reporting hay còn gọi là Treadway Commission) được thành lập nhằm khảo sát các nguyên nhân dẫn đến việc gian lận về báo cáo tài chính và tìm cách khắc phục. Năm 1987, báo cáo của Hội đồng có liên quan đến nhiều tổ chức nghề nghiệp đã đưa ra hàng loạt vấn đề về KSNB, nhấn mạnh vai trò của môi trường kiểm soát, các quy tắc về đạo đức, và các vấn đề có liên quan đến các ủy ban kiểm toán và chức năng của kiểm toán nội bộ. Ủy ban tổ chức đồng bảo trợ 2 COSO thuộc Hội đồng quốc gia về chống gian lận báo cáo tài chính đã được thành lập nhằm nghiên cứu về kiểm soát nội bộ, cụ thể là:  Thống nhất định nghĩa về KSNB để phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng khác nhau.  Cung cấp đầy đủ một hệ thống tiêu chuẩn để giúp các đơn vị có thể đánh giá hệ thống KSNB để tìm giải pháp hoàn thiện. 1 Ủy ban Treadway là Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận báo cáo tài chính (National Commission on Financial Reporting), được liên kết trách nhiệm bởi Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA) American Accounting Association, Hiệp hội quản trị viên tài chính (FEI), Hiệp hội kế toán viên nội bộ (IIA) và Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA) Institule of Management Account; được thành lập, khảo sát các nguyên nhân dẫn đến việc gian lận báo cáo tài chính và tìm cách khắc phục. 2 COSO-Committee of Sponsoring Organizations – là một ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về báo cáo tài chính (thuộc Treadway Commision). -10- Báo cáo COSO năm 1992 chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng đã tạo lập một cơ sở lý thuyết rất cơ bản về KSNB. Trên cơ sở Báo cáo COSO 1992, hàng loạt các nghiên cứu phát triển về KSNB trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã ra đời, chẳng hạn như:  Phát triển theo hướng công nghệ thông tin: Năm 1996, báo cáo COBIT nhấn mạnh kiểm soát trong môi trường máy tính.  Phát triển theo hướng quốc gia: COSO 1992 là một báo cáo của Hoa Kỳ, vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới có khuynh hướng xây dựng một khuôn khổ lý thuyết riêng về KSNB, điển hình như Báo cáo COSO 1995 của Canada, Báo cáo Turnbull 1999 của Anh. Các báo cáo này không có dự khác biệt lớn so với Báo cáo Coso 1992.  Phát triển theo hướng chuyên sâu vào ngành nghề cụ thể: Báo cáo Basel 1998 của Ủy ban Basel các Ngân hàng Trung Ương đã công bố khuôn khổ KSNB trong ngân hàng. Báo cáo Basel 1998 không đưa ra những lý luận mới mà là sự vận dụng các lý luận cơ bản của COSO vào các ngân hàng.  Phát triển theo hướng quản trị: Năm 2001, COSO tiếp tục triển khai nghiên cứu hệ thống đánh giá rủi ro doanh nghiệp trên cơ sở Báo cáo COSO 1992. Năm 2004 COSO công bố báo cáo tổng thể dưới tiêu đề: Quản trị rủi ro doanh nghiệp-khuôn khổ hợp nhất. Báo cáo năm 2004 được xây dựng trên cơ sở phát triển báo cáo năm 1992 và tích hợp với quản trị rủi ro tại các đơn vị. Mặt khác báo cáo COSO năm 2004 cũng đã xác định được những tiêu chuẩn làm cơ sở để đánh giá rủi ro cũng như đề xuất xây dựng chu trình quản lý rủi ro hiệu quả trong công tác quản lý. 1.1.1.2. Định nghĩa hệ thống KSNB Theo báo cáo COSO năm 1992, kiểm soát nội bộ được hiểu như sau: -11- Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây:  Báo cáo tài chính đáng tin cậy.  Các luật lệ và quy định được tuân thủ.  Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả. Trong định nghĩa trên, kiểm soát nội bộ phản ánh các khái niệm chủ yếu sau: Kiểm soát nội bộ là một quá trình. Kiểm soát nội bộ bao gồm một chuỗi ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau hoạt động kiểm soát hiện diện trình kiểm soát là phương tiện để giúp cho đơn vị đạt thành một thể thống nhất. Quá được mục tiêu của chính mình. - Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người. Kiểm soát nội bộ không chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu…mà phải bao gồm cả những con người trong tổ chức như Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên khác…Chính con người định ra mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng. - Kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, mà không phải đảm bảo tuyệt đối là các mục tiêu sẽ được thực hiện. Vì khi vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ, những yếu kém có thể xảy ra do các sai lầm của con người nên dẫn đến không thể thực hiện được các mục tiêu. Kiểm soát nội bộ có thể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm nhưng không thể đảm bảo là chúng không bao giờ xảy ra. Hơn nữa một nguyên tắc cơ bản trong việc đưa ra quyết định quản lý là chi phí cho quà trình kiểm soát không thể vượt quá lợi ích mong đợi từ quá trình kiểm soát. Do đó tuy người quản lý có thể nhận thức đầy đủ về các rủi ro nhưng nếu chi phí cho quá trình kiểm soát quá cao thì họ vẫn không áp dụng các thủ tục để kiểm soát rủi ro…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan