Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển tỉ...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh đồng nai

.PDF
95
75
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------TRẦN THỊ THANH THỦY HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đồng Nai – Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------TRẦN THỊ THANH THỦY HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Ngô Thị Ánh Đồng Nai – Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Thị Ánh. Các số liệu trong bài là trung thực, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. TÁC GIẢ TRẦN THỊ THANH THỦY MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do thực hiện đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 3 5. Kết cấu luận văn .................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG............................................. 4 1.1. Quỹ Đầu tư phát triển địa phương ................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm Quỹ Đầu tư phát triển địa phương ............................................................ 4 1.1.2. Các hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương .............................................. 4 1.1.3. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương.................................. 5 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương ................................. 5 1.1.5. Đặc điểm hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương..................................... 6 1.1.6. Vai trò của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương ........................................................... 6 1.2. Cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương ................................ 7 1.2.1. Khái niệm cho vay đầu tư ............................................................................................. 7 1.2.2. Đặc điểm cho vay đầu tư ............................................................................................. 7 1.2.3. Đối tượng cho vay đầu tư ............................................................................................ 7 1.2.4. Phân loại cho vay đầu tư .............................................................................................. 8 1.3. Rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển địa phương .................................. 8 1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng .............................................................................................. 8 1.3.2. Đặc điểm rủi ro tín dụng ............................................................................................... 9 1.3.3. Phân loại rủi ro tín dụng .............................................................................................. 10 1.4. Quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển địa phương ................. 11 1.4.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) .............................................................. 11 1.4.2. Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng ..................................................................... 11 1.4.3. Các nội dung cơ bản của Quản trị rủi ro tín dụng .................................................... 11 1.4.3.1. Nhận diện rủi ro ...................................................................... 11 1.4.3.2. Đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng ...................................... 12 1.4.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng ......................................................... 15 1.4.3.4. Tài trợ rủi ro tín dụng .............................................................. 15 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng .................... 16 1.5.1 Nhóm nhân tố vĩ mô..................................................................................................... 16 1.5.1.1. Cơ chế, chính sách của Nhà nước ................................................ 16 1.5.1.2. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ......................................... 16 1.5.1.3 Hệ thống thông tin .................................................................... 17 1.5.2 Nhóm nhân tố đặc trưng của Quỹ............................................................................... 17 1.5.2.1. Chính sách tín dụng ................................................................. 17 1.5.2.2. Năng lực quản trị của lãnh đạo ............................................... 18 1.5.2.3. Quy trình tín dụng ................................................................... 18 1.5.2.4. Năng lực, đạo đức của cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng ... 18 1.5.2.5. Công nghệ thông tin ................................................................ 19 1.5.2.6. Tài sản bảo đảm ...................................................................... 19 1.5.3 Nhóm nhân tố khách hàng ........................................................................................... 20 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH ĐỒNG NAI ............................................... 21 2.1. Tổng quan về Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai .................................... 21 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.............................................................................. 21 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động ............................................................................. 22 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ. ............................................................................................. 24 2.1.4. Đối tượng cho vay đầu tư ........................................................................................... 24 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh ................................................................................ 25 2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai.................................................................................................. 26 2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay giai đoạn 2015-2019 ............................................... 26 2.2.1.1. Kết quả hoạt động cho vay ...................................................... 26 2.2.1.2. Cơ cấu tín dụng giai đoạn 2015-2019 ...................................... 28 2.2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai.................................................................................................... 32 2.2.2.1. Nhận diện rủi ro ...................................................................... 32 2.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng .......................................................... 33 2.2.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng ......................................................... 38 2.2.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng .............................................................. 39 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ................................... 40 2.3.1. Các nhân tố vĩ mô ....................................................................................................... 41 2.3.2. Các nhân tố đặc trưng của Quỹ ................................................................................. 42 2.3.3. Nhân tố khách hàng.................................................................................................... 44 2.4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai ........................................................................................................... 46 2.4.1 Thành tựu....................................................................................................................... 46 2.4.2. Hạn chế ......................................................................................................................... 48 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................................... 51 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 53 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH ĐỒNG NAI .................. 54 3.1. Định hướng phát triển Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai đến năm 2025. ................................................................................................................................... 54 3.1.1. Định hướng phát triển Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai đến năm 2025........ 54 3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ đến năm 2025 ............................. 54 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai. ................................................................................... 55 3.2.1 Giải pháp nhóm công tác nhận diện rủi ro ................................................................. 55 3.2.2 Giải pháp nhóm công tác đo lường rủi ro .................................................................. 57 3.2.3 Giải pháp nhóm công tác kiểm soát rủi ro ................................................................. 58 3.2.4 Giải pháp nhóm công tác tài trợ rủi ro ........................................................................ 62 3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ công tác QTRRTD................................................................... 63 3.3. Kiến nghị ........................................................................................................... 68 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 69 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBCNV Cán bộ công nhân viên CBTD Cán bộ tín dụng CNTT Công nghệ thông tin CP Chính phủ DN Doanh nghiệp DNTN, DNNN ĐTPT GĐ Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp nhà nước Đầu tư phát triển Giám đốc HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc nhà nước KT-XH Kinh tế - Xã hội NĐ Nghị định NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHPT Ngân hàng phát triển NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách nhà nước QTRRTD Quản Trị rủi ro tín dụng ROA Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TM-DV Thương mại – Dịch vụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS TSBĐ TT Tài sản Tài sản bảo đảm Thông tư UBND Ủy ban nhân dân VCSH Vốn chủ sở hữu DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình tài sản, VCSH, lợi nhuận ròng của Qũy ĐTPT tỉnh Đồng Nai 2015-2019.................................................................................................................. 25 Bảng 2.2: Tình hình cho vay của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai 2015-2019 ................ 27 Bảng 2.3: Tình hình thu nợ cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai 2015-2019 ................................................................................................................................... 28 Bảng 2.4: Tình hình cơ cấu tín dụng theo loại hình DN của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai 2015-2019 ........................................................................................................... 29 Bảng 2.5: Tình hình cơ cấu tín dụng theo lĩnh vực ngành của QTPT tỉnh Đồng Nai 2015-2019.................................................................................................................. 30 Bảng 2.6: Tình hình thu nhập từ lãi cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai 2015-2019.................................................................................................................. 31 Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai 2015-2019.................................................................................................................. 34 Bảng 2.8: Hệ số RRTD của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai 2015-2019 ......................... 35 Bảng 2.9: Tỷ lệ DPRRTD của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai 2015-2019 ..................... 36 Bảng 2.10: Khả năng bù đắp RRTD của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai 2015-2019 ..... 36 Bảng 2.11: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai 2015-2019 .. 37 Bảng 2.12: Tỷ trọng các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến QTRRTD theo đánh giá của các chuyên gia tại Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai .......................................................... 41 Bảng 2.13: Tỷ trọng nhân tố đặc trưng của Quỹ ảnh hưởng đến QTRRTD theo đánh giá của các chuyên gia tại Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai ............................................... 43 Bảng 2.14: Tỷ trọng nhân tố khách hàng ảnh hưởng đến QTRRTD theo đánh giá của các chuyên gia tại Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai ........................................................... 45 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai ..................................... 22 TÓM TẮT LUẬN VĂN Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai là tổ chức tài chính địa phương do UBND tỉnh Đồng Nai thành lập. Qua gần 20 năm hoạt động, Quỹ cũng đã từng bước khẳng định vai trò là công cụ tài chính đắc lực của địa phương thu hút nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư, cho vay nhằm phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Hoạt động chủ yếu của Quỹ là hoạt động cho vay mà đa phần cho vay các dự án đầu tư có tổng mức đầu tư lớn nên số vốn vay mỗi dự án chiếm tỷ trọng lớn do đó khi có dự án bị nợ quá hạn thì Quỹ sẽ có tỷ trọng nợ quá hạn lớn. Vì vậy, tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm hoàn thiện công tác QTRRTD tại Quỹ. Mục tiêu đề tài là nghiên cứu phân tích thực trạng hoạt động QTRRTD trong cho vay đầu tư tại Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD đầu tư tại Quỹ. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là sử dụng tổng hợp các số liệu thứ cấp của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai, kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và lấy ý kiến chuyên gia. Luận văn đã đưa ra một số hạn chế của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị RRTD tại Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai. Luận văn là tài liệu tham khảo cho Ban Lãnh đạo Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai nói chung và các Quỹ ĐTPT nói chung. Tiền đề nghiên cứu ở các Quỹ khác. Từ khóa: Tín dụng; Rủi ro tín dụng; Quản trị rủi ro tín dụng. ABSTRACT Dong Nai Development Investment Fund is a local financial institution established by the People's Committee of Dong Nai Province. After nearly 20 years of operation, the Fund has also gradually affirmed its role as an effective financial tool of the locality to attract capital from organizations and individuals to invest and lend for socio-economic development. The principal activities of the Fund are lending activities, which mostly lends investment projects with a large total investment so the loan capital of each project accounts for a large proportion, so when a project is overdued debt, the Fund will have a proportion of debt. Therefore, the author researches this topic to improve credit risk management at the Fund. The objective of the dissertation is to analyze the current situation of credit risk management activities in lending at Dong Nai Development Investment Fund and proposing some solutions and recommendations to complete the management of credit risk investment at the Fund. The research method used in the dissertation is the synthesis of secondary data of Dong Nai Development Investment Fund, combined with statistical methods, comparison, analysis and consultation with experts. The dissertation has introduced some limitations of Dong Nai Development Investment Fund to propose solutions to improve credit risk management activities at Dong Nai Provincial Development Investment Fund. The dissertation is a reference for the Board of Directors of Dong Nai Development Investment Fund in general and Development Investment Funds in general. Research premise in other Development Investment Funds. Keywords: Credit; Credit risk; Credit risk management. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Quỹ Đầu tư phát triển địa phương (ĐTPT) là một tổ chức tài chính nhà nước của địa phương; thực hiện chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển. Quỹ nhận vốn ngân sách của địa phương, huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để cho vay đầu tư, đầu tư trực tiếp vào các dự án, góp vốn thành lập DN trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng KT-XH của địa phương. Hoạt động cho vay đầu tư là một trong những hoạt động chủ yếu của Quỹ ĐTPT địa phương. Tuy nhiên, cùng với việc đem lại thu nhập thì hoạt động tín dụng cũng có rủi ro lớn nhất. Hậu quả của rủi ro tín dụng (RRTD) đối với các TCTD cũng như đối với Quỹ Đầu tư phát triển thường rất lớn sẽ làm giảm thu nhập, tăng chi phí và không thu hồi được nợ làm tình hình tài chính của Quỹ xấu đi. RRTD gắn liền với hoạt đ ộng tín dụng, tuy nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn RRTD mà chỉ có thể phòng ngừa, hạn chế rủi ro xảy ra. Do đó, khi quản lý hoạt động tín dụng, nhà quản trị phải xác định tỷ lệ tổn thất dự kiến trong chiến lược hoạt động chung, khi tỷ tệ tổn thất thực tế thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công trong quản lý rủi ro. Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư của Tỉnh, huy động các nguồn vốn từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để có nguồn vốn cần thiết phục vụ cho các dự án phát triển hạ tầng KT-XH của tỉnh; là tổ chức tài chính trung gian, tự chủ tài chính, đảm bảo và phát triển vốn, tự bù đắp các khoản chi phí và chịu rủi ro. Hoạt động tín dụng hiện nay đang là hoạt động chính và chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn hiện có của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai. Do vậy, trong bối cảnh các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt, hoạt động cho vay của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai hiện nay cũng gặp một số khó khăn do một số doanh nghiệp không có khả năng trả nợ vay dẫn đến nợ quá hạn. Ngoài ra, Quỹ cho vay chủ yếu là các dự án đầu tư có tổng mức đầu tư lớn nên số vốn vay mỗi dự án chiếm tỷ trọng lớn do đó nếu có dự án bị nợ quá hạn thì Quỹ sẽ có tỷ trọng nợ quá hạn lớn. Do đó, Lãnh đạo của Quỹ đã 2 nhận thấy tầm quan trọng của công tác QTRRTD, nhằm giảm những rủi ro có khả năng xảy ra đối với Quỹ để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Quỹ. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình hình nợ quá hạn luôn biến động năm 2015 là 1,6 tỷ đồng đến năm 2016 là 7,6 tỷ đồng và năm 2019 là 6,4 tỷ đồng cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng đầu tư của Quỹ chưa hiệu quả. Nguyên nhân nợ quá hạn chủ yếu là do công tác nhận diện rủi ro của Quỹ chưa tốt. Cán bộ thẩm định dự án ban đầu chưa nhận diện hết các rủi ro từ khách hàng vay vốn, đánh giá chưa chính xác về năng lực của khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng; chưa đánh giá kỷ hiệu quả các khoản vay dựa trên các quy định của pháp luật, các thông tin về môi trường kinh tế, các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án. Ngoài ra, do công tác kiểm soát sau khi cấp tín dụng chưa chặt chẽ từ đó dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn thời gian qua chiếm 2% tuy không cao nhưng nguy cơ phát sinh nợ xấu, rủi ro tín dụng có xu hướng tăng. Vì vậy, yêu cầu cấp bách là phải quản lý, kiểm soát RRTD thật chặt chẽ và có hiệu quả, đảm bảo RRTD ở mức thấp nhất, góp phần nâng cao uy tín và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của Quỹ. Khi Quỹ hoạt động có hiệu quả và có tình hình tài chính tốt sẽ có được vị thế trên thị trường và uy tín với khách hàng. Từ thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích thực trạng hoạt động QTRRTD trong cho vay đầu tư tại Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai nhằm xác định những mặt còn tồn tại và nguyên nhân cụ thể. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác QTRRTD đầu tư tại Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công tác QTRRTD đầu tư của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 - Về thời gian: khoảng thời gian được chọn nghiên cứu là từ năm 2015-2019. - Về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là tổng hợp các số liệu thứ cấp của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai, kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh, phân tích,… đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai nói chung và hoạt động QTRRTD đầu tư nói riêng. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng phương pháp chuyên gia qua thảo luận nhóm và qua bảng câu hỏi để lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị rủi ro tín dụng đầu tư của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện QTRRTD đầu tư tại Quỹ. 5. Kết cấu luận văn Phần mở đầu Chương 1. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương. Chương 2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai. Kết luận 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Quỹ Đầu tư phát triển địa phương 1.1.1. Khái niệm Quỹ Đầu tư phát triển địa phương Theo NĐ số 138/2007/NĐ-CP, Quỹ ĐTPT địa phương là một tổ chức tài chính Nhà nước của địa phương; thực hiện chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển. Quỹ ĐTPT địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại KBNN và các NHTM tại Việt Nam. 1.1.2. Các hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương Theo NĐ số 138/2007/NĐ-CP, các hoạt động của Quỹ gồm: *Huy động vốn. Quỹ ĐTPT địa phương thực hiện huy động vốn trung và dài hạn gồm: - Quỹ thực hiện hợp đồng vay vốn với các cá nhân, tổ chức. - Quỹ thực hiện phát hành trái phiếu theo đúng quy định của pháp luật. - Ngoài ra, Quỹ còn có thể huy động vốn theo các hình thức khác đúng theo quy định của pháp luật. * Đầu tư trực tiếp. Quỹ ĐTPT địa phương là chủ đầu tư hoặc tham gia góp vốn với các tổ chức khác để thực hiện đầu tư trực tiếp các dự án ưu tiên phát triển của địa phương do UBND tỉnh ban hành hàng năm hoặc từng thời kỳ. * Cho vay đầu tư. Quỹ ĐTPT địa phương thực hiện cho vay đối với các dự án thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH ưu tiên phát triển của địa phương do UBND tỉnh ban hành hàng năm hoặc trong từng thời kỳ. * Đầu tư góp vốn. Quỹ ĐTPT địa phương được tham gia góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế như: công ty cổ phần, công ty TNHH theo quy định của Luật DN để thực hiện đầu tư 5 trực tiếp vào các công trình, dự án kết cấu hạ tầng KT-XH do UBND tỉnh ban hành theo từng thời kỳ. * Nhận ủy thác và ủy thác. - Nhận ủy thác: Quỹ ĐTPT địa phương được nhận ủy thác quản lý nguồn vốn đầu tư, cho vay đầu tư và thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư cho các công trình, dự án từ NSNN, NHPT Việt Nam, các DN và các cá nhân, tổ chức. Quỹ ĐTPT địa phương được nhận ủy thác quản lý hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DN vừa và nhỏ; quỹ phát triển nhà ở, quỹ phát triển đất, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và các quỹ tài chính địa phương khác. - Ủy thác: Quỹ ĐTPT địa phương được ủy thác cho các TCTD và NHPT Việt Nam thực hiện cho vay và thu hồi nợ một số dự án thuộc đối tượng vay vốn của Quỹ. 1.1.3. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương Theo NĐ số 138/2007/NĐ-CP, nguồn vốn hoạt động của Quỹ bao gồm VCSH, vốn huy động. * Vốn chủ sở hữu Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu của Quỹ gồm: - Vốn điều lệ: nằm trong dự toán chi ngân sách hoặc nguồn tăng thu ngân sách địa phương hàng năm và được bổ sung từ Quỹ. - Tiền đóng góp tự nguyện, các khoản viện trợ, tài trợ của các cá nhân, tổ chức và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. * Vốn huy động Quỹ được huy động vốn trung và dài hạn gồm: - Các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước. - Phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật. - Các hình thức huy động vốn khác. 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương Theo NĐ số 37/2013/NĐ-CP, Quỹ có các nguyên tắc hoạt động sau: 6 - Hoạt động theo mô hình ngân hàng chính sách, tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn. - Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn VCSH của mình. 1.1.5. Đặc điểm hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Về mô hình quản lý: Quỹ được tổ chức theo mô hình tự quản lý, với cơ cấu đầy đủ như một DN, chịu sự chi phối và chỉ đạo từ chính quyền địa phương. - Về vốn: Chính quyền các địa phương sở hữu 100% vốn, chưa có sự tham gia của công chúng đầu tư. Ngoài nguồn vốn NSNN, các Quỹ còn có thể vay từ ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác. - Phạm vi hoạt động: Hoạt động của Quỹ được thực hiện với các giới hạn về phạm vi hoạt động, về đầu tư trực tiếp, về cho vay đầu tư, về huy động vốn...theo quy định của Nhà nước và theo điều lệ của Quỹ. 1.1.6. Vai trò của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương Quỹ có vai trò đối với chính quyền địa phương, đa dạng hóa phương thức huy động, bổ sung tín dụng đầu tư của Nhà nước, góp phần phát triển thị trường vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, cụ thể: * Đối với chính quyền địa phương Quỹ tạo ra cơ chế mềm dẻo, linh hoạt để huy động các nguồn vốn trung và dài hạn của các cá nhân và tổ chức nhằm đầu tư tài chính và phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH. Quỹ là công cụ quan trọng thực hiện xã hội hoá đầu tư tại địa phương và Quỹ có vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tư. Quỹ huy động vốn phục vụ cho mục tiêu phát triển KT - XH địa phương. Quỹ là định chế tài chính trung gian mới thúc đẩy thị trường vốn trong nước phát triển. * Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn Quỹ là công cụ tài chính của địa phương nên hoạt động huy động vốn của Quỹ gắn liền với các mục tiêu phát triển KT - XH của địa phương. 7 Quỹ có uy tín nên sẽ thu hút các nhà đầu tư, các TCTD, ngân hàng tham gia đầu tư. Quỹ ĐTPT địa phương còn có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn. * Bổ sung vào kênh tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Kênh tín dụng ĐTPT của Nhà nước thực hiện thông qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là NH phát triển) sẽ chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang gián tiếp thông qua hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hay bảo lãnh tín dụng đầu tư. * Góp phần phát triển thị trường vốn Quỹ thực hiện góp vốn mua cổ phần của các DN và huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu trên thị trường vốn. * Sử dụng vốn có hiệu quả Hoạt động của Quỹ vừa đảm bảo các chủ trương, định hướng phát triển của địa phương vừa phù hợp với nhu cầu thực tế nên tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.2. Cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương 1.2.1. Khái niệm cho vay đầu tư Theo quy chế cho vay của Quỹ ĐTPT tỉnh Đồng Nai, cho vay đầu tư là hình thức cấp tín dụng, theo đó Quỹ giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích đầu tư trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 1.2.2. Đặc điểm cho vay đầu tư Đặc điểm cho vay đầu tư là hình thức tín dụng trung và dài hạn, đầu tư vào các dự án đầu tư ưu tiên phát triển của địa phương đã được UBND cấp tỉnh ban hành. Cho vay đầu tư có chức năng phân phối và phân bổ các nguồn lực tài chính cho sự phát triển KT – XH của đất nước. 1.2.3. Đối tượng cho vay đầu tư Theo NĐ số 37/2013/NĐ-CP, đối tượng cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPT địa phương là các dự án đầu tư được ưu tiên phát triển của địa phương được UBND cấp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng