Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân hồ xá, huy...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân hồ xá, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

.DOC
122
123
84

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HỒNG HẠNH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN HỒ XÁ, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số : 8 31 01 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NỮ MINH PHƯƠNG HUẾ, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Hạnh i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Nữ Minh Phương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học và quý thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Trị; Ban lãnh đạo và các cán bộ QTDND Hồ Xá; sự hỗ trợ, động viên từ phía đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Trong quá trình thực hiện Luận văn, tuy tác giả đã rất cố gắng và nỗ lực nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý thầy (cô) và đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Quảng Trị, ngày tháng 4 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Hạnh ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên : NGUYỄN HỒNG HẠNH Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 83 10 110 Niên khóa : 2017-2019 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ NỮ MINH PHƯƠNG Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN HỒ XÁ, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ. 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu Trong những năm gần đây, QTDND Hồ Xá đã rất nỗ lực tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng đi cùng với tăng trưởng tín dụng là vấn đề quản lý rủi ro tín dụng của QTDND Hồ Xá. Xuất phát từ thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá, đồng thời xác định được tính cấp thiết của việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng hiệu quả, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Để phân tích thực trạng nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá, luận văn đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh. 3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng; phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá trong thời gian tới. Đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp một phần nhỏ giúp QTDND Hồ Xá hoàn thiện hơn công tác quản lý rủi ro tín dụng, nhằm kiểm soát được các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện được sớm những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển bền vững. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii MỤC LỤC iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU xvi DANH MỤC CÁC BẢNG xvii DANH MỤC HÌNH xviii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..............................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3 5. Kết cấu của luận văn.....................................................................................5 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 6 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về Quỹ tín dụng nhân dân............................6 1.1.1. Sự ra đời của hệ thống QTDND..............................................................6 1.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của QTDND.......................................7 1.1.3. Mô hình tổ chức hoạt động của QTDND................................................8 1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của QTDND...........................................8 1.2. Lý luận về rủi ro tín dụng...........................................................................9 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng........................................................................9 1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng........................................................................10 1.2.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.......................................................11 1.2.4. Tác động của rủi ro tín dụng.................................................................13 1.3. Công tác quản lý rủi ro tín dụng...............................................................14 1.3.1. Khái niệm công tác quản lý rủi ro tín dụng...........................................14 iv 1.3.2. Vai trò của công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các TCTD...................15 1.3.3. Bộ máy quản lý RRTD của các NHTM................................................16 1.3.4. Nội dung công tác quản lý rủi ro tín dụng.............................................20 1.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng..........................28 1.4. Một số rủi ro đã xảy ra trong hệ thống QTDND và bài học kinh nghiệm đối với hệ thống QTDND nói chung và QTDND Hồ Xá nói riêng: 30 1.4.1. Một số rủi ro đã xảy ra trong hệ thống QTDND 30 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho hệ thống QTDND nói chung và QTDND Hồ Xá nói riêng 32 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 35 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QTDND HỒ XÁ 36 2.1. Tổng quan về QTDND Hồ Xá.................................................................36 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của QTDND Hồ Xá...........36 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của QTDND Hồ Xá......................................................37 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của QTDND Hồ Xá 2.1.2.2. Tổ chức bộ máy của QTDND Hồ Xá 37 37 2.1.2.3. Quy trình tín dụng của QTDND Hồ Xá 40 2.1.3. Tình hình hoạt động của QTDND Hồ Xá giai đoạn 2015-2017...........42 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 42 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng43 2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 45 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng của QTDND Hồ Xá qua 3 năm 2015-2017.........47 2.2.1. Dư nợ tín dụng phân theo mục đích vay vốn của khách hàng..............47 2.2.2. Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn........................................................49 2.2.3. Phân tích chất lượng tín dụng................................................................51 2.2.4. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn.............................................................54 2.2.5. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu..........................................................................55 2.2.6. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (Hiệu suất sử dụng vốn)......................56 v 2.3. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá giai đoạn 20152017 57 2.3.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng 57 2.3.2. Đo lường và lượng hóa rủi ro tín dụng 59 2.3.3. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 61 ĐVT: Triệu đồng 64 2.3.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng 65 2.3.5. Tài trợ rủi ro tín dụng 66 2.4. Đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá thông qua số liệu khảo sát 69 2.4.1. Thông tin về đối tượng điều tra 69 2.4.2. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về công tác quản lý RRTD tại QTDND Hồ Xá hiện nay 71 2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá giai đoạn 2015-2017 74 2.5.1. Những kết quả đạt được 2.5.2. Một số hạn chế 74 75 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 77 2.5.3.1. Nguyên nhân từ nội bộ QTDND 77 2.5.3.2. Nguyên nhân bên ngoài QTDND 79 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 83 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN HỒ XÁ 84 3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá..............................................................84 3.1.1. Định hướng chung.................................................................................84 3.1.2. Định hướng cho công tác quản lý rủi ro tín dụng của QTDND Hồ Xá trong thời gian tới 84 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý RRTD tại QTDND Hồ Xá..........85 3.2.1. Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng......................................86 vi 3.2.2. Hoàn thiện công tác phân tích và thẩm định tín dụng...........................86 3.2.3. Tăng cường công tác bảo đảm tín dụng 88 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát tín dụng 89 3.2.5. Tăng cường các biện pháp phân tán rủi ro 90 3.2.6. Tăng cường công tác tài trợ rủi ro tín dụng 91 3.2.7. Hoàn thiện công tác quản lý và xử lý nợ...............................................91 3.2.8. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của QTDND Hồ Xá....................93 TÓM TẮT chương 3.......................................................................................95 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ96 I. Kết luận 96 II. Kiến nghị 97 2.1. Kiến nghị với Chính phủ..........................................................................97 2.1.1. Hoàn thiện và ổn định các chính sách kinh tế xã hội............................97 2.1.2. Tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng cho các hoạt động tín dụng...........................................................................................................97 2.1.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật...............................................................98 2.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam.........................................98 2.2.1. Đưa ra hệ thống pháp luật ngân hàng hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế.............................................................................................................98 2.2.2. Nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát.....................99 2.2.3. Tăng cường khả năng dự báo và hoạch định chính sách.....................100 2.3. Kiến nghị với Ngân hàng hợp tác...........................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 102 Quyết định hội đồng chấm luận văn Nhận xét của phản biện 1 và 2 Biên bản hội đồng chấm luận văn Bản giải trình chỉnh sửa Xác nhận hoàn thiện vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Các chữ viết tắt và ký hiệu Chữ viết đầy đủ BCH Ban chấp hành BKS Ban kiểm soát CBTD Cán bộ tín dụng CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa DN Doanh nghiệp DPRR Dự phòng rủi ro HĐQT Hội đồng quản trị HTX Hợp tác xã KD Kinh doanh KH Khách hàng NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại QTDND Quỹ tín dụng nhân dân QTDND TW Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương RRTD Rủi ro tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh SXNN Sản xuất nông nghiệp TCTD Tổ chức tín dụng THPT Trung học phổ thông TSCĐ Tài sản cố định TSĐB Tài sản đảm bảo viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Mức trích lập dự phòng 30 Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của QTDND Hồ Xá Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại QTDND Hồ Xá giai đoạn 2015 - 2017 39 42 Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng tại QTDND Hồ Xá giai đoạn 2015 - 2017 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của QTDND Hồ Xá 44 giai đoạn 2015-2017 45 Bảng 2.5: DNTD phân theo mục đích vay vốn của khách hàngtại QTDND Hồ Xá giai đoạn 2015-2017 48 Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn tại QTDND Hồ Xá giai đoạn 2015 - 2017 50 Bảng 2.7: Tình hình chất lượng tín dụng của QTDND Hồ Xá giai đoạn 2015 – 2017 51 Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn của QTDND Hồ Xá giai đoạn 2015-2017 54 Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu của QTDND Hồ Xá giai đoạn 2015-2017 55 Bảng 2.10: Hiệu suất sử dụng vốn tại QTDND Hồ Xá giai đoạn 2015-2017 56 Bảng 2.11: Kết quả phân tích, đánh giá khách hàng tại QTDND Hồ Xá giai đoạn 2015-2017 60 Bảng 2.12: Giá trị TSĐB của khách hàng tại QTDND Hồ Xá giai đoạn 2015-2017. 62 Bảng 2.13: Trích lập dự phòng RRTD tại QTDND Hồ Xá giai đoạn 2015-2017 64 Bảng 2.14: Lãi suất cho vay đối với khách hàng tại QTDND Hồ Xá 67 Bảng 2.15: Kết quả miễn, giảm lãi tiền vay cho khách hàng tại QTDND Hồ Xá giai đoạn 2015-2017 68 Bảng 2.16: Thống kê về đối tượng điều tra ix 70 Bảng 2.17: Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về công tác quản lý RRTD tại QTDND Hồ Xá hiện nay 71 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Mô hình tổ chức hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân 8 Hình 1.2. Cơ cấu rủi ro tín dụng 10 Hình 1.3. Mô hình quản lý RRTD của các NHTM Hình 1.4. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng 20 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của QTDND Hồ Xá 37 16 Hình 2.2: Quy trình xét duyệt cho vay của QTDND Hồ Xá 41 Hình 2.3: Tình hình huy động vốn tại QTDND Hồ Xá giai đoạn 2015-2017 43 Hình 2.4: Dư nợ tín dụng tại QTDND Hồ Xá giai đoạn 2015 - 2017 x 45 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính câp thiết củ̉a đê tài nghiên cứu Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển kinh tế tập thể nói chung, hệ thống QTDND nói riêng và tạo nhiều điều kiện khuyến khích mô hình này phát triển. Điều này được thể hiện rõ trong chủ trương, định hướng xây dựng và phát triển hệ thống QTDND Chỉ thị 57-CT/TW của Bộ Chính trị, đó là: “Quán triệt nhận thức việc xây dựng và phát triển QTDND là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông nghiệp và nông thôn”. Ngày 27/07/1993, Thủ Tướng Chính Phủ đã có quyết định số 390/QĐ-TTg về việc triển khai đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân. Đến ngày 9/12/1994, Chính phủ có công văn số 6901/KTTH về việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương trong đó ghi rõ “Việc thành lập một tổ chức cổ phần kinh doanh về tiền tệ, thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty tài chính. Tên gọi của tổ chức này là Quỹ tín dụng Trung ương hay Ngân hàng Hợp tác xã…”. Căn cứ vào 2 văn bản trên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định số 162/QĐ-NH5 ngày 8/6/1995 về việc cho phép thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và Quyết định số 200/QĐ-NH5 về việc cấp giấy phép hoạt động cho Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. Sau gần 25 năm cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống QTDND ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt, kể cả số lượng, quy mô, nội dung và chất lượng; đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc CNH- HĐH nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của các thành phần kinh tế, nâng cao đời sống ở khu vực nông thôn nói riêng. QTDND xứng đáng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho Nhà nước trong việc ổn định và phát triển kinh tế ở khu vực nông nghiệp- nông thôn, góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. 1 Tuy nhiên, do hệ thống QTDND có phạm vi hoạt động hẹp chỉ trong phạm vi xã, liên xã, phường cho nên dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như thay đổi về chính sách, điều kiện khách quan. Khách hàng của QTDND thường sống ở các vùng nông thôn, xa xôi, đi lại gặp nhiều khó khăn, điều kiện sinh hoạt còn nhiều hạn chế. Khả năng tài chính khách hàng yếu kém, năng lực sản xuất nhỏ bé, sản xuất kinh doanh theo tập quán, phong trào, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, vì vậy việc tổ chức sản xuất kinh doanh, vận dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất chưa đạt hiệu quả cao. Đặc điểm này phần nào ảnh hưởng đến kết quả sử dụng vốn vay của khách hàng, đưa đến rủi ro tín dụng cho các QTDND. Ngoài ra, hoạt động của QTDND đơn thuần chỉ là hoạt động cho vay với trình độ quản lý thấp, công nghệ lạc hậu, hạn chế trong phát hiện và ngăn ngừa xử lý rủi ro. Quy trình quản lý thiếu hiệu quả tại một số QTDND cùng những lỗ hổng trong kiểm soát rủi ro tại các QTDND ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của QTDND. Xuất phát từ thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đồng thời xác định được tính cấp thiết của việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của QTDND, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” để nghiên cứu làm luận văn và từ đó có nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của công tác quản lý RRTD đối với sự an toàn và vững mạnh của hệ thống QTDND Việt Nam nói chung và QTDND Hồ Xá nói riêng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Trên cơ sở lý luận về công tác quản lý rủi ro tín dụng và thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá. 3. Đối tượng và phạ̣ vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá. 3.2. Phạ̣ vi nghiên cứu: Nội dung trọng tâm: Phân tích thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá. Không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại QTDND Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá từ năm 2015 đến 2017 và đề xuất giải pháp đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu a. Số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ dữ liệu tại QTDND Hồ Xá từ năm 2015-2017 như: tình hình huy động vốn, cho vay và hoạt động kinh doanh; kết quả phân loại nợ của khách hàng (KH); tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu; các quy trình chính sách về cho vay... Báo cáo chuyên ngành: Các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu, bài viết về quản lý rủi ro tín dụng trên tập chí Ngân hàng và tin học Ngân hàng. b. Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách xây dựng bảng khảo sát các ý kiến 3 đánh giá về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá hiện nay, phát phiếu khảo sát đến các đối tượng được điều tra sau đó thu lại phiếu điều tra để tổng hợp thông tin. Thông tin số liệu sơ cấp thu thập được sẽ là cơ sở để tác giả làm căn cứ cho việc đánh giá công tác quản lý RRTD tại QTDND Hồ Xá. * Mẫu khảo sát a. Đối tượng khảo sát: Tác giả đề xuất bảng câu hỏi khảo sát với mong muốn tìm hiểu ý kiến đánh giá của các cán bộ QTDND Hồ Xá và các cán bộ thanh tra giám sát NHNN Quảng Trị về công tác quản lý RRTD của QTDND Hồ Xá hiện nay. Phiếu khảo sát được thực hiện với mẫu khảo sát là 30 cán bộ (20 cán bộ QTDND Hồ Xá và 10 cán bộ thanh tra giám sát NHNN Quảng Trị). b. Phương pháp khảo sát Trong nghiên cứu định lượng, do đối tượng về hiện tượng kinh tế - xã hội rất phức tạp nên việc đánh giá đòi hỏi phải có những thang đo chuẩn xác với độ tin cậy nhất định. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng tại QTDND Hồ Xá. 4.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liêụ - Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định xu hướng, mức biến đô ̣ng của các chỉ tiêu phân tích. So sánh tuyê ̣t đối nhằm so sánh mức tăng giảm của các số liê ̣u phân tích qua các năm để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp. So sánh tương đối nhằm chỉ rõ mức đô ̣ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số. Đề tài sử dụng phương pháp trên để tính tỷ trọng, cơ cấu tín dụng, nguồn vốn huy đô ̣ng… - Phương pháp thống kê ̣ô tả: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp, xử lý số liệu từ phiếu điều tra sau đó thống kê và chỉ lấy giá trị Frequency (Tần suất), Valid percent (% phù hợp), Mean (Giá trị trung bình), Std.Deviation (Độ lệch chuẩn) Sau đó lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính như: giới tính, độ tuổi, trình độ… 4 5. Kết câu củ̉a luận văn Kết cấu nội dung của luận văn gồm ba phần: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (gồm có 3 chương) Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng. Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Hồ Xá. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Hồ Xá. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1. Một số vân đê lý luận chung vê Quỹ tín dụng nhân dân 1.1.1. Sự ra đời của hệ thống QTDND Do yêu cầu phát triển kinh tế, mở rộng thị trường, đổi mới đất nước đòi hỏi phải có nhiều vốn để đầu tư phát triển. Các tổ chức tín dụng đã và đang hoàn thành và phát triển với nhiều loại hình phong phú, nhiều thành phần kinh tế. Trong đó, có cố gắng to lớn của Nhà nước như: nhanh chóng ổn định tiền tệ, tổ chức và mở rộng hoạt động của các NHTM quốc doanh, Nhà nước cũng mạnh dạn cho phép thành lập các NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh với nước ngoài... mặt khác còn có một số biện pháp tín dụng dùng vốn ngân sách phục vụ nhân dân như quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ tạo việc làm... Ngoài ra nhiều đoàn thể xã hội cũng tích cực tham gia nhiều quỹ trợ giúp cộng đồng. Tuy nhiên, các NHTM phần nhiều kinh doanh vốn ở khu vực kinh tế tập trung, chủ yếu là đô thị. Một số NH hướng vào dân cư nông thôn đã cho vay tới hộ nông dân, thợ thủ công, nhưng không có điều kiện bám sát địa bàn từng ngày từng giờ nên khó cung ứng vốn kịp thời. Để hạn chế và ngăn chặn các hoạt động cho vay nặng lãi ở khu vực nông nghiệp- nông thôn chỉ có một tổ chức tín dụng do nhân dân tự nguyện lập nên, tiến hành thu hút vốn tại chổ để cho vay lại trên tinh thần hợp tác tương trợ cộng đồng mới đáp ứng được vốn kịp thời, tiện lợi và nhanh chóng đến từng người dân, đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân... Các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 390/TTg ngày 27/07/1993 của Thủ tướng Chính Phủ về thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân, cả nước ta đã xây dựng được một hệ thống tổ chức hợp tác theo mô hình mới. Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo 6 nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, bảo đảm bù đắp đủ chi phí và có tích luỹ để phát triển. QTDND được tổ chức và hoạt động theo luật Hợp tác xã, các Pháp lệnh Ngân hàng (nay là Luật NHNN và Luật các Tổ chức tín dụng) và các luật khác có liên quan. Mục tiêu hoạt động của QTDND là nhằm thu hút các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội để cho vay phục vụ sản xuất, dịch vụ và cải thiện đời sống của thành viên đồng thời thực hiện chủ trương đa dạng hoá các TCTD trên địa bàn dân cư. 1.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của QTDND Căn cứ vào điều 4 Quyết định số 05/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thông qua ngày 20/01/2006 và xuất phát từ đặc điểm kinh doanh tiền tệ, QTDND phải được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc như sau: - Tự nguyện: Mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân và các đối tượng khác có đủ điều kiện theo luật định và tán thành điều lệ của tổ chức, đều có quyền gia nhập QTDND, thành viên cũng có quyền ra khỏi tổ chức theo quy định của điều lệ QTDND. - Dân chủ, bình đẳng và công khai: Thành viên QTDND có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát QTDND và có quyền ngang nhau khi biểu quyết. - Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: QTDND tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình, tự quyết định về phân phối thu nhập. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của QTDND, lãi được trích một phần vào các Quỹ của QTDND, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của thành viên, phần còn lại chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của QTDND. - Hợp tác và phát triển cộng đồng: Thành viên phải có ý thức phát huy tinh 7 thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong QTDND, trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các QTDND ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Mô hình tổ chức hoạt động của QTDND Khác với các Hợp tác xã tín dụng trước đây là những đơn vị hoạt động riêng lẽ, khi gặp khó khăn trong hoạt động thường không khắc phục được nên dẫn đến đổ vỡ. Hệ thống QTDND được tổ chức thành một hệ thống thống nhất trong cả nước, thực hiện theo cơ chế thống nhất, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thuận lợi, có sự hỗ trợ nhau mỗi khi gặp khó khăn trong kinh doanh. (I) (II) Hình 1.1. Mô hình tổ chức hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân Giải thích sơ đồ: (I). Các thành viên tự nguyện gia nhập QTDND cơ sở, QTDND cơ sở là một pháp nhân được cấp giấy phép hoạt động. (II). Các QTDND cơ sở tự nguyện gia nhập vào QTDND Trung ương. QTDND Trung ương là một pháp nhân. Hệ thống QTDND liên kết với nhau để hoạt động hỗ trợ cho nhau theo nguyên tắc bình đẳng, dân chủ đôi bên cùng có lợi. 1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của QTDND - Cũng giống như các tổ chức tín dụng khác, các QTDND phải áp dụng nhiều hình thức, biện pháp linh hoạt thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, của 8 mọi tổ chức tập thể để tập trung thành một khối lượng vốn tín dụng ngày càng lớn, nhằm cung ứng cho các nhu cầu vay vốn trong nội bộ thành viên của tổ chức mình. - Cùng với việc tự nguyện góp vốn qua hình thức đóng góp cổ phần và tổ chức huy động tiền gửi, các QTDND cần tranh thủ tiếp nhận vốn từ các nguồn khác như đi vay, nhận vốn uỷ thác... để không ngừng mở rộng quy mô nhằm mở rộng cung ứng vốn tín dụng cho thành viên. - Tổ chức cho vay vốn đối với các thành viên QTDND nhằm trợ giúp các hộ gia đình phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống nhất là tham gia tích cực vào việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo tại địa phương. - Góp phần ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi trên địa bàn dân cư. 1.2. Lý luận vê rủi ro tín dụng 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Theo hai nhà kinh tế A. Saunder và H. Lange [Financial Institutions Management – A Modern Perpective] thì rủi ro tín dụng được định nghĩa là “khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian”. Theo khái niệm này thì rủi ro tín dụng có phạm vi khá rộng, không chỉ trong quan hệ tín dụng giữa khách hàng với ngân hàng mà trong cả các hoạt động khác như đầu tư, phái sinh mà ngân hàng thực hiện. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của Tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh NH nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Từ nhiều định nghĩa khác nhau có thể tóm lược nội dung về rủi ro tín dụng như sau: Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan