Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế “hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong cô...

Tài liệu “hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong công ty tnhh chế biến gỗ và ván ép cao cấp an phú

.PDF
77
95
61

Mô tả:

Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay xu hướng khu vực hóa và quốc tế hóa các nền kinh tế đã được khẳng định. Bị cuốn trong vòng xoáy cạnh tranh, các doanh nghiệp phải củng cố cũng như hoàn thiện bộ máy sản xuất, quy trình quản lý…để có thể tạo cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Hòa nhịp với sự phát triển của các ngành kinh tế khác ngành công nghiệp gỗ và quảng cáo đã có những bước phát triển mới, nhanh chóng trở thành ngành quan trọng cho sự phát triển của ngành khác và nó cũng đóng góp một phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Là một doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa, với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều bước nối tiếp nhau, chủng loại gỗ đa dạng do đó vấn đề đặt ra là làm sao phải sử dụng vật tư, lao động có hiệu quả, khắc phục tình trạng thất thoát lãng phí trong quá trình sản xuất qua các khâu đồng thời giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính vì vậy cùng với sự phát triển của xã hội loài người và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, kế toán - một môn khoa học cũng đã có sự thay đổi, phát triển không ngừng về nội dung, phương pháp… đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao của nền sản xuất xã hội là lấy thu bù chi và hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi. Để đạt được yêu cầu này, các doanh nghiệp luôn luôn phải xác định hạch toán chi phí và giá thành là khâu trung tâm của công tác kế toán, do đó đòi hỏi công tác kế toán phải tổ chức sao cho khoa học, kịp thời, đúng đối tượng theo chế độ quy định nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết đồng thời đưa ra các biện pháp, phương hướng hoàn thiện để nâng cao vai trò quản lý chi phí và tính giá thành, thực hiện tốt chức năng “là công cụ phục vụ đắc lực cho quản lý” của kế toán. Chi phí được tập hợp một cách chính xác kết hợp với việc tính đúng, đầy đủ chi phí giá thành sản phẩm sẽ góp phần tích cực vào việc sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ý thức được tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong việc tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường gỗ và ván ép. Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú đã cải tiến công tác kế toán sao cho vừa phù hợp với chính sách chế độ kế toán của Nhà nước vừa mang lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn thực tập tại Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú và sự hướng dẫn của cô Nguyễn Ngọc Hiền tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. SV: Nguyễn Thị Xuyến 1 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nội dung luận văn gồm những phần sau: Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú. Chương 3: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú. SV: Nguyễn Thị Xuyến 2 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, với những kiến thức được trang bị và qua tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, và công tác kế toán chi phí, giá thành của Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú tác giả thấy rõ vai trò và tính cấp thiết của việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty sản xuất là vô vùng quan trọng. Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”. Do trình độ chuyên môn và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không thể tránh được những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh hơn và trong thực tế công việc sau này em sẽ tiếp tục tìm hiểu. nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn. Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa, trong bộ môn, đặc biệt là giảng viên đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tác giả cũng xin cảm ơn các cán bộ trong Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả tiếp cận với thực tế, tạo điều kiện cho tác giả thu thập số liệu và hoàn thành bản luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Nguyễn Thị Xuyến 3 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ SV: Nguyễn Thị Xuyến 4 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TNHH LĐPT ĐV NSLĐ ĐVT TSCĐ CCDC CPSX CĐKT CNV CT CPSX CP QLDN NVL NVLTT NCTT SXC DD SP TP PC PX PKT GTGT BHXH BLĐTBXH Trách nhiệm hữu hạn Lao động phổ thông Đơn vị Năng suất lao động Đơn vị tính Tài sản cố định Công cụ dụng cụ Chi phí sản xuất Cân đối kế toán Công nhân viên Công ty Chi phí sản xuất Chi phí quản lý doanh nghiệp Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Sản xuất chung Dở dang Sản phẩm Thành phẩm Phiếu chi Phiếu xuất Phiếu kế toán Giá trị gia tăng Bảo hiểm xã hội Bộ lao động thương binh xã hội SV: Nguyễn Thị Xuyến 5 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ VÀ VÁN ÉP CAO CẤP AN PHÚ 1.1. Quá trình Sơ đồ thành và phát triển Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú 1.1.1. Tên, địa chỉ của công ty Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH Mã số doanh nghiệp: 0302000635 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 10 tháng 9 năm 2003. Giấy chứng nhận đăng ký thuế - Mã số thuế: 0101023370 Tên công ty: Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú Địa chỉ: Thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội Điện thoại: (04) 33829325, (04) 33943527 Fax: (04) 33552633 Tài Khoản: 04500013481009 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SEABANK) – Chi nhánh Đống Đa – Hà Nội. 1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép An Phú, còn gọi tắt là công ty TNHH An Phú, tiền thân là một cơ sở sản xuất chế biến gỗ dán, hoạt động từ năm 1999 đến năm 2003 thì thành lập công ty. Tuy là một doanh nghiệp nhỏ nhưng công ty vẫn đang từng bước đi lên và phát triển vững chắc. Công ty TNHH An Phú chuyên sản xuất chế biến các loại ván nhân tạo như ván dán, ván miếng và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các loại ván đó. Ngoài ra còn sản xuất, chế biến các loại lâm sản từ song mây, tre, nứa và sản xuất các đồ nội thất... Là công ty chuyên sản xuất kinh doanh chế biến gỗ. Từ năm 2006 đến nay đang mở rộng thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ chính của công ty là: Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Oxtralia... Từ một nhà xưởng nhỏ bé với thiết bị, công nghệ lạc hậu, trải qua bao thăng trầm, Công ty Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú đã không ngừng phấn đấu đưa Công ty trở thành một đơn vị vững mạnh với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề luôn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh cũng như chuẩn bị tốt để chủ động trong thời kỳ đất nước hội nhập kinh tế. 1.1.3. Quy mô của công ty 1.1.3.1.Lao động Lao động là một trong những yếu tố đầu vào có vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Song lao động lại là yếu tố đặc biệt, vì nó liên quan đến con người nên việc sử dụng lao động trong các doanh nghiệp còn có ảnh hưởng lớn về mặt xã hội trên địa bàn. Việc bố trí sắp SV: Nguyễn Thị Xuyến 6 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp xếp lao động trong Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú ngoài việc đáp ứng mục tiêu kinh tế, còn vì cả mục đích chính trị, đó là góp phần cùng với chính quyền địa phương giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn. Đó cũng là một vấn đề nan giải đòi hỏi Công ty phải cân nhắc. Bảng 1.1: Bảng thống kê trình độ văn hóa của lao động năm 2015 Năm 2015 Trình độ STT Số lượng Tỷ trọng % 1 Đại học 8 16 2 Cao đẳng 5 10 3 4 5 Trung cấp Công nhân kỹ thuật, sơ cấp LĐPT được đào tạo tại ĐV Tổng cộng 7 12 18 50 14 24 36 100 Qua bảng 1.1 cho ta thấy đối với một doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa trình độ văn hóa của lao động như trên là có thể chấp nhận được với lượng công nhân kỹ thuật, sơ cấp và LĐPT được đào tạo tại đơn vị chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên Công ty cần nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên hơn nữa để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất. 1.1.3.2.Vốn Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Các tài sản này được Sơ đồ thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay – nợ. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề cốt yếu, bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. SV: Nguyễn Thị Xuyến 7 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bảng 1.2: Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2015 Số cuối năm 2015 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số đầu năm 2015 Số tiền Tỷ trọng (%) So sánh cuối năm 2015/ đầu năm 2015 +/- (%) +/- tỷ trọng (%) TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 6.379.966.027 68,24 9.665.390.191 74,87 -3.285.424.164 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 2.969.592.240 31,76 3.243.322.325 25,13 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 9.334.358.267 -33,99 -6,64 -273.730.085 -8,44 6,64 100,00 12.908.712.516 100,00 -3.559.154.249 -27,57 0,00 -34,30 -7,62 74.365.062 3,21 7,62 100,00 12.908.712.516 100,00 -3.559.155.249 27,57 0,00 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 6.961.139.764 74,45 10.594.659.075 82,07 -3.633.519.311 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 2.388.418.503 25,55 17,93 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 9.334,357.267 2.314.053.441 a. Phần tài sản: Tài sản của Công ty được chia thành hai phần: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Giá trị tổng tài sản cuối năm 2015 là 9.334.357.267 đồng, giảm so với năm 2015 là 3.559.145.249 đồng, tương ứng giảm 27,57%.Để đánh giá chính xác hơn về biến động của chỉ tiêu này, ta đi phân tích sự biến động của các chỉ tiêu chi tiết và tác động của nó đến tổng tài sản: Tài sản ngắn hạn : Cuối năm 2015 tài sản ngắn hạn là 6.379.966.027 đồng giảm so với đầu năm 2015 là 3.285.424.164 đồng tương ứng giảm 33.99%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm của hàng tồn kho cho thấy trong tổng tài sản tỷ trọng hàng tồn kho giảm là tốt vì tránh được khoản ứ đọng vốn thay vào đó đầu tư vào các tài sản khác. Tài sản dài hạn: So với đầu năm 2015 cuối năm 2015 tài sản dài hạn tăng 273.730.085 đồng tương đương tăng 8,99%. Tài sản dài hạn tăng là do nguyên nhân chủ yếu là tài sản cố đinh tăng do Công ty mua sắm máy móc cho phân xưởng sản xuất và phục vụ cho công tác quản lý với một khoản khoản tăng bằng đúng lượng tăng lên của tổng tài sản dài hạn do khoản tài sản dài hạn khác của Công ty trong năm là không đổi. Qua việc phân tích tài sản của công ty ta thấy trong năm 2015 tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm đi và tài sản dài hạn có xu hướng tăng cuối năm so với đầu năm cho thấy kết cấu tài sản hợp lý hơn. SV: Nguyễn Thị Xuyến 8 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp b. Phần nguồn vốn Tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm 2015 là 9.334,357.267 đồng giảm một lượng là 3.559.155.249 đồng, tương đương giảm 27,57% so với đầu năm. Cụ thể như sau: Nợ phải trả: Thường các công ty đều có khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Tại Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú năm 2015 ở thời điểm cuối năm nợ phải trả là 6.961.139.764 đồng và thời điểm đầu năm là 10.594.659.075 đồng. Ta thấy nợ phải trả đã giảm mạnh một lượng là 3.633.519.311 đồng tương đương giảm 34,3%. Đây là dấu hiệu tích cực đối với công ty, nguyên nhân là do nợ ngắn hạn giảm, trong năm 2015 công ty làm ăn tốt nên có thể trả được 3.633.519.311 đồng vay ngắn hạn, trong đó có 1.505.331.466 đồng do người mua trả tiền trước. Vốn chủ sở hữu: Nguồn chủ sở hữu là vốn quan trọng hình thành và phát triển của Công ty. Cuối năm 2015 vốn chủ sở hữu tăng nhẹ là 74.365.062 đồng tương đương là 3,21% so với giá trị đầu năm. Trong năm 2015, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra khá tốt công ty không những trả được các khoản vay ngắn hạn mà còn làm tăng vốn chủ sở hữu. 1.1.4. Khái quát về kết quả kinh doanh của công ty TNHH An Phú Bảng 1.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 và 2015 STT Chỉ tiêu ĐVT 2014 SS 2015 / 2014 ± % 2015 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ VNĐ 24.028.275.038 41.346.153.583 17.317.878.545 72,07 2 Tổng quỹ lương VNĐ 2.544.800.700 2.752.652.200 207.851.500 8,17 48 50 2 4,17 4.418.056 4.587.754 -169.698 -3,84 500.589.063 826.923.072 326.334.008 65,19 VNĐ 76.632.400 112.571.721 35.939.321 46,90 VNĐ 59.773.272 87.805.942 28.032.670 46,90 3 4 5 6 7 Tổng số lao động bình quân Tiền lương bình quân NSLĐ bình quân Tổng lợi nhuận trước thuế Tổng lợi nhuận sau thuế Người VNĐ/ngtháng VNĐ/ngnăm . Qua các số liệu tính toán ở bảng 1.3 có thể đưa ra những nhận xét sau: Tổng doanh thu năm 2015 là 41.346.153.583 đồng tăng 15.782.051.193 đồng tăng so với năm 2014 là 17.317.878.545 đồng tương ứng tăng 72,07%. Điều này thể hiện trong năm 2015 có nhiều hợp đồng, đơn đặt hàng được hoàn thành. Tổng doanh thu tăng lên cũng là một tín hiệu mừng chứng tỏ khả năng sản xuất kinh SV: Nguyễn Thị Xuyến 9 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp doanh được mở rộng của công ty. Nhưng để khẳng định được điều đó lại phụ thuộc rất nhiều giá vốn hàng bán. Tổng quỹ lương năm 2015 là 2.752.652.200 đồng, tăng so với năm 2014 là 207.851.500 đồng tương ứng với 8,17% hủ yếu là do trong năm 2015 công ty nhận được nhiều hợp đồng nên sản xuất nhiều sản phẩm hơn làm cho tổng tiền lương của toàn công ty tăng. Tổng số lao động thực tế năm 2015 là 50 người số lao động này tăng 2 người so với năm 2014, tương ứng tăng 4,17% so với năm 2013 vì Công ty đang có kế hoạch mở rộng sản xuất nên năm 2015 tăng 2 số công nhân viên bên bộ phận lao động trực tiếp. Điều này chứng tỏ công tác kế hoạch nhân sự của công ty cũng thực hiện khá tốt. Tiền lương bình quân năm 2015 là 4.418.056 đồng/tháng, giảm 169.698 đồng/tháng so với 2014 tương ứng giảm 3,84% do trình độ tay nghề của công nhân sản xuất không ngừng tăng cùng một thời gian lao động nhưng tạo ra được nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên Công ty cần đưa ra các chính sách tốt hơn nữa để cải thiện cho người lao động để tạo động lực cho người lao động hơn nữa mà đem lại hiệu quả cao cho Công ty. Năng suất lao động bình quân năm 2015 là 826.923.072 đồng/ng.năm tăng so với 2014 là 326.334.008 đồng/ng.năm tương đương tăng 65,19%. Việc tăng năng suất lao động là công ty đã có những chính sách tích cực cho người lao động trong việc đãi ngộ, thi đua khen thưởng, làm tăng ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong công ty. Lợi nhuận trước thuế năm 2015 là 87.805.942 đồng, tăng 35.939.321 đồng tương ứng tăng với 46,9% so với năm 2014. Lợi nhuận tăng cho thấy tình Sơ đồ kinh doanh của công ty có chuyển biến tích cực mặc dù nền kinh tế công gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, công ty cũng cần chú trọng đến chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy Công ty cũng cần xem xét tất cả các khoản mục chi phí để đem lại hiệu quả tốt hơn cho doanh nghiệp. Cùng với sự tăng của lợi nhuận trước thuế nên tổng lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo, tổng lợi nhuận sau thuế năm 2015 là 87.805.942 đồng, tăng 28.032.670 đồng tương ứng tăng 46,9% so với năm 2014. Tóm lại năm 2015 công ty làm ăn khả quan hơn trước, năng suất ngày một tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên dần được cải thiện. Đó là những điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Bên cạnh đó lại tồn tại nhiều điều kiện khó khăn trong việc hạ giá thành sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh công ty ở thị trường gỗ ở nước ngoài. SV: Nguyễn Thị Xuyến 10 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của của Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú 1.2.1. Chức năng Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú cung cấp các sản phẩm từ gỗ: gỗ dán, gỗ lạng, ván ép , gỗ xây dựng và gỗ sản xuất… 1.2.2. Nhiệm vụ - Cam kết cung cấp những sản phẩm có Sơ đồ thức hấp dẫn, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, tất cả vì sự thỏa mãn của khách hàng. - Luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng và chuyển những ý kiến thiện trí của khách hàng thành hiện thực. - Tạo dụng môi trường làm việc ở đó mọi công nhân có thể phát huy đầy đủ năng lực của mình đóng góp cho sự phát triển chung của công ty. - Hoàn thành kế hoạch năm 2015 mà giám đốc đã phê duyệt. - Đảm bảo 100% sản phẩm đạt chất lượng trước khi xuất xưởng. 1.2.3. Ngành nghề kinh doanh - Chế biến lâm sản, đóng đồ mộc dân dụng. - Trang trí nội ngoại thất. - Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép, gỗ công nghiệp, gỗ xây dựng và sản xuất các sản phấm từ song, mây, tre, trúc, nứa. - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. 1.3. Công nghệ sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú - Tổ chức sản xuất: Các sản phẩm của Doanh nghiệp chủ yếu là các mặt hàng ván ép. Việc thực hiện tổ chức được bố trí theo các tổ sản xuất và có chức năng riêng biệt, quy trình công nghệ riêng. - Quy trình công nghệ sản xuất gỗ dán Đối với Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú thì quy trình công nghệ sản xuất là quy trình sản xuất phức tạp, kiểu liên tục. Nguyên vật liệu chính mà công ty sử dụng để sản xuất sản phẩm đó là gỗ, bột sắn, đạm, formalin... SV: Nguyễn Thị Xuyến 11 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Gỗ tròn làm từ gỗ rừng trồng Tờ ván bóc Phơi sấy Tráng keo Xếp ván Ép thủy lực Tấm ván ép KCS Hoàn thiện Sơ đồ 1.1 : Quy trình sản xuất sản phẩm Từ những cây gỗ tròn, tổ cưa thực hiện cắt thành từng khúc gỗ theo định Sơ đồ phù hợp với loại hàng sản xuất. Tổ bóc có tránh nhiệm bóc từng khúc gỗ đó thành từng tờ ván, rồi chuyển sang tổ phơi, phơi sấy những tờ ván cho khô. Sau khi tờ ván được phơi khô, tổ ép thực hiện công việc tráng keo, rồi xếp những tờ ván được tráng keo lại với nhau thành tấm ván có kích thước và độ dày phù hợp, sau đó cho vào máy ép thủy lực với áp suất phù hợp, thì được tấm gỗ dán. Bộ phận KCS thực hiện kiểm tra các tấm gỗ dán, chọn những tấm gỗ dán đạt tiêu chuẩn xuất kho rồi chuyển cho bộ phận hoàn thiện cưa cắt, đánh bóng hoàn thiện tấm ván. SV: Nguyễn Thị Xuyến 12 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.4. Tổ chứa bộ máy quản lý của Công ty TNHH An Phú 1.4.1.Mô Sơ đồ tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý Để đáp ứng việc quản lý sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phú đã tổ chức bộ máy lãnh đạo gọn nhẹ, có trình độ quản lý sản xuất kinh doanh theo sơ đồ: Giám đốc Phòng Kế hoạch Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Xưởng sản xuất Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH An Phú Chúng ta đã thấy Công ty TNHH chế biến gỗ và ván ép cao cấp An Phúđã áp dụng cơ cấu quản lý kết hợp trực tuyến và chức năng, nó phù hợp với doanh nghiệp là doanh nhiệp vừa và nhỏ. Đó là sự kết hợp các quan hệ điều khiển – phục tùng và quan hệ phối hợp – cộng tác tạo nên bộ khung vững chắc cho tổ chức quản lý doanh nghiệp có hiệu lực, đảm bảo thể chế quản lý. Phù hợp với môi trường kinh doanh ổn định của Công ty ngành gỗ với chuyên môn, công nghệ đa dạng. 1.4.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban * Ban giám đốc: 01 người. - Giám đốc là người có quyền hành cao nhất, có quyền quyết định phương hướng kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủ trương lớn của công ty. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động của công ty theo luật định hiện hành. Trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn các phòng ban nghiệp vụ thực hiện theo kế hoạch sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ, chủ trương, những định hướng chung toàn công ty đã đề ra. * Phòng kế toán tài chính: Có 04 cán bộ công nhân viên, có chức năng và nhiệm vụ: SV: Nguyễn Thị Xuyến 13 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Tổ chức thực hiện đúng luật kết toán, thống kê và điều lệ tổ chức kế toán của Nhà nước hiện hành, các quy định về nghiệp vụ của công ty. + Quản lý, sử dụng tài sản và hoạt động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin, số liệu kế toán giúp lãnh đạo công ty điều hành hoạt động kinh doanh. + Hạch toán phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch tài chính, cuối kì lập báo cáo quyết toán. + Thực hiện chức năng kiểm tra giám sát về tài chính đối với tất cả các hoạt động của công ty , hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán thống kê tại các đơn vị trực thuộc. * Xưởng sản xuất: Có 40 công nhân , có chức năng và nhiệm vụ: + Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục + Sản xuất các loại ván ép thông qua việc chế biến gỗ * Phòng kinh doanh: Có 01 cán bộ công nhân viên, có chức năng và nhiệm vụ: + Chịu trách nhiệm giao nhận và bảo quản hàng hoá từ công ty đến khách hàng. + Tiếp nhận và vận chuyển hàng hoá nhập khẩu, mua bán từ cảng, nơi mua về công ty. Cập nhật sổ sách rõ ràng, đúng quy định. + Thực hiện nghiệp vụ bán hàng, quản lý đại lý… + Chịu trách nhiệm mua các loại vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. + Quản lý và theo dõi hàng hoá, công nợ, hợp đồng, khiếu nại của khách hàng. * Phòng kế hoạch : 01 người + Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. + Lập và theo dõi kế hoạch sản xuất của công ty. +Tổng hợp và báo cáo chi tiết tình Sơ đồ thực hiện với giám đốc của công ty. 1.5. Tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH An Phú 1.5.1.Tổ chức bộ máy kế toán SV: Nguyễn Thị Xuyến 14 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Kế toán trưởng Kế toán quỹ tiền mặt, tiền gửi, thủ quỹ Kế toán TSCĐ, NVL, CCDC Kế toán tổng hợp Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH ván ép An Phú ❖ Nhiệm vụ của phòng kế toán Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác tổ chức, vận hành bộ máy kế toán của Doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và Giám đốc doanh nghiệp. Có nhiệm vụ quản lý điều hành toàn bộ phòng kế toán, kiểm tra chỉ đạo công tác quản lý vật tư, tiền vốn và giám sát tình Sơ đồ hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình nộp cho ngân sách nhà nước, đảm bảo cho hoạt động của Công ty về tính hợp pháp, hợp lý của các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính của Công ty. Kế toán quỹ tiền mặt, tiền gửi, thanh toán: Mở sổ theo dõi, kiểm tra đối chiếu các khoản về tiền mặt, tiền đang chuyển, tiền gửi ngân hàng. Hằng ngày phản ánh thu, chi và tồn quỹ tiền mặt, thường xuyên đối chiếu tiền mặt thực tế tồn quỹ với sổ sách, phát hiện và sử lý kịp thời sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt. Kiểm tra giám sát chặt chẽ các quy định trong chế độ quản lý lưu thông tiền tệ hiện hành. Đồng thời, có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng : Đối với các khoản phải trả : Mọi khoản nợ phải trả của doanh nghiệp đều phải được kế toán ghi chi tiết theo từng đối tượng, từng nghiệp vụ thanh toán. Số nợ phải trả của doanh nghiệp trên tài khoản tổng hợp phải bằng tổng hợp phải trả trên tài khoản chi tiết của người bán.Thanh toán kịp thời đúng hạn các công nợ cho các chủ nợ, tránh tình trạng kéo dài thời gian trả nợ. Đối với các khoản phải thu: Kế toán phải theo dõi chi tiết cho từng đối tượng phải thu, từng khoản phải thu, từng đơn đặt hàng và từng lần thanh toán. Mọi khoản nợ phải thu của doanh nghiệp phải được kế toán ghi chi tiết theo từng đối tượng, từng nghiệp vụ phải thu của khách hàng. Số nợ phải thu doanh nghiệp trên tài khoản SV: Nguyễn Thị Xuyến 15 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tổng hợp phải bằng tổng hợp phải thu trên tài khoản chi tiết của người mua. Trong kế toán chi tiết, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ phải thu theo từng đối tượng và thời hạn thanh toán để có biện pháp thu hồi kịp thời. Thủ quỹ: Thủ quỹ do giám đốc doanh nghiệp chỉ định và chịu trách nhiệm giữ quỹ. Thủ quỹ không được nhờ người khác làm thay. Trường hợp cần thiết phải làm thủ tục uỷ quyền cho người làm thay và được sự đồng ý bằng văn bản của giám đốc doanh nghiệp.Thủ quỹ phải thường xuyên kiểm tra quỹ, đảm bảo tiền mặt tồn quỹ phải phù hợp với số dư trên sổ quỹ. Hàng ngày sau khi thu, chi tiền quỹ phải được ghi vào sổ quỹ, cuối tháng phải lập báo cáo quỹ nộp cho kế toán trưởng. Mỗi một người có nhiệm vụ chức năng của mình nhưng lại có quan hệ hữu cơ với nhau, giữ vai trò then chốt không thể thiếu đối với việc hạch toán chính xác đầy đủ các nghiệp phát sinh và góp phần không nhỏ tạo nên hiệu quả của thông tin kế toán cung cấp cho các nhà quản lý. Kế toán tài sản cố định, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Về TSCĐ Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình Sơ đồ tăng giảm và di chuyển tài sản cố định trong nội bộ công ty nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng tài sản cố định. Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn tài sản cố định trong qua trình sử dụng, tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, phân bổ chính xác số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa tài sản cố định.Phản ánh chính xác chi phí sửa chữa tài sản cố định, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa tài sản cố định. Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường tài sản cố định khi cần thiết, tổ chức phân tích tình Sơ đồ bảo quản và sử dụng tài sản cố định ở xí nghiệp. Về NVL, CCDC Thực hiện ghi chép, tính toán, phản ánh trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành của nguyên vật liệu, CCDC nhập kho và xuất kho. Kiểm tra tình Sơ đồ chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu, CCDC sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu, CCDC tồn kho, phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra. SV: Nguyễn Thị Xuyến 16 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Kế toán tổng hợp Theo dõi trên sổ tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng tài khoản. Hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí phát sinh, tính giá thành sản phẩm. Thực hiện phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán và lập báo cáo tài chính kế toán. Ghi chép kế toán quản trị chi phí sản xuất trực tiếp và tính giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm (ghi chép hàng ngày). Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản xuất của sản phẩm đánh giá sản phẩm dở dang (ghi chép hàng tuần, tháng, quý). Thống kê các chỉ tiêu liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản xuất (ghi chép hàng tuần, tháng, quý). Lập các báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm (ghi chép hàng tháng, quý, năm). Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của kế toán trưởng (khi có yêu cầu) 1.5.2. Cơ sở lý luận về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.5.2.1 Khái niệm, phân loại, ý nghĩa và đặc điểm của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 1.5.2.1.1. Chi phí sản xuất a. Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định. b. Phân loại. ý nghĩa. đặc điểm của chi phí Tùy theo việc xem xét chi phí ở góc độ khác nhau, mục đích quản lý chi phí khác nhau mà chúng ta lựa chọn tiêu thức phân loại chi phí cho phù hợp. Công tác phân loại CPSX nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Trong doanh nghiệp sản xuất người ta thường phân loại CPSX theo các cách sau: ❖ Phân loại CPSX kinh doanh theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí không phân biệt chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì để chia thành các yếu tố chi phí, bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu (NVL) gồm chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí NVL khác. SV: Nguyễn Thị Xuyến 17 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Chi phí nhân công là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo tiền lương. + Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. + Chi phí dịch vụ mua ngoài là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Chi phí bằng tiền khác là toàn bộ chi phí khác bằng tiền, chi cho hoạt động của doanh nghiệp (ngoài các loại chi phí đã đề cập ở trên). Việc phân loại chi phí sản xuất sản phẩm thành các yếu tố nói trên giúp doanh nghiệp: - Biết được tỷ trọng từng yếu tố chi phí để phân tích, đánh giá tình Sơ đồ thực hiện dự toán chi phí. - Cung cấp số liệu để lập báo cáo tài chính phần chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố ở thuyết minh báo cáo tài chính. - Cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương cho kỳ sau. ❖ Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng của chi phí Theo cách phân loại này, kế toán căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí, nơi phát sinh chi phí, đối tượng gánh chịu chi phí để chia toàn bộ CPSX thành các khoản mục sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) bao gồm toàn bộ chi phí NVL được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ. + Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lương theo quy định của pháp luật. + Chi phí sản xuất chung bao gồm 6 yếu tố: chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí vật liệu; chi phí dụng cụ sản xuất; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí bằng tiền khác. Cách phân loại này có ý nghĩa: - Là cơ sở để doanh nghiệp tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục và tính giá thành theo khoản mục. - Là cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất theo địa điểm phát sinh chi phí giúp doanh nghiệp lập báo cáo chi phí sản xuất theo định mức. - Là cơ sở để kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành, từ đó để có các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. ❖ Phân loại CPSX theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành SV: Nguyễn Thị Xuyến 18 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Theo cách này CPSX được chia thành: chi phí khả biến (biến phí) và chi phí bất biến (định phí). Biến phí là những chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động, thường gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT. Dựa trên mức độ hoạt động biến phí chia làm hai loại biến phí tỷ lệ (những chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với hoạt động của mức độ hoạt động căn cứ như chi phí NVLTT, chi phí NCTT) và biến phí cấp bậc (những chi phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều, rõ ràng như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì). Định phí là chi phí mà sự biến đổi về quy mô chi phí không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như chi phí khấu hao, chi phí thuê nhà xưởng... Tổng định phí được giữ nguyên trong phạm vi phù hợp, khi không có trong phạm vi phù hợp thì định phí thay đổi theo cấp bậc. Định phí được chia làm hai loại là định phí cố định (chi phí không dễ dàng thay đổi theo yêu cầu quản lý như tiền lương phải trả cán bộ quản lý, chi phí khấu hao) và định phí biến đổi (những định phí nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý như chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo cán bộ). Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí, ở mức độ hoạt động căn bản chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó lại thể hiện đặc tính của biến phí. Chi phí hỗn hợp bao gồm chí phí điện thoại, chi phí điện lưới... Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh để phân tích điểm hòa vốn, mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận và phục vụ cho các quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. ❖ Phân loại CPSX theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. CPSX được chia thành 2 loại: chi phí cơ bản và chi phí chung. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định đúng phương hướng và biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí đối với từng loại, nhằm hạ giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ. ❖ Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí. Toàn bộ CPSX được chia thành: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp là chi phí có thể tách biệt, phát sinh một cách riêng biệt trong một hoạt động cụ thể của đơn vị như một phân xưởng, một sản phẩm... Chi phí gián tiếp là chi phí chung hay chi phí kết hợp có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Kế toán sẽ tập hợp chung chi phí sau đó phân bổ theo các SV: Nguyễn Thị Xuyến 19 Lớp: Đ9LT-KT1(T) Trường đại học Điện Lực Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tiêu thức hợp lý. Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CPSX cho các đối tượng một cách đúng đắn và hợp lý. 1.5.2.1.2. Giá thành sản phẩm. a. Khái niệm giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. b. Phân loại. ý nghĩa và đặc điểm của giá thành sản phẩm. Cũng như chi phí sản xuất, tùy theo mục đích quản lý và yêu cầu hạch toán mà giá thành sản phẩm được phân thành các loại sau: ❖ Phân loại theo thời điểm tính và cơ sở số liệu để tính giá thành. Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia làm 3 loại: - Giá thành kế hoạch: Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Đây được xem là mục tiêu phấn đấu trong kỳ của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, đánh giá tình Sơ đồ thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: Giống như giá thành kế hoạch, việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm và được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và tính cho từng đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ. - Giá thành thực tế: Khác với 2 loại giá thành trên, giá thành thực tế của sản phẩm chỉ có thể tính toán được sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm và dựa trên cơ sở các CPSX thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng thực tế và tiêu thụ trong kỳ. Giá thành thực tế được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. ❖ Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí cấu thành trong giá thành. Theo cách này, giá thành sản phẩm bao gồm: - Giá thành sản xuất(hay giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung) tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành. Đây là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước cũng như với các bên liên quan. SV: Nguyễn Thị Xuyến 20 Lớp: Đ9LT-KT1(T)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan