Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất g...

Tài liệu Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở việt nam

.PDF
187
112
117

Mô tả:

bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé tµi chÝnh häc viÖn tµi chÝnh  ơ ®µo phan cÈm tó HOµN THIÖN C¥ CHÕ PH¢N Bæ, Sö DôNG TµI CHÝNH §Ó §ÇU T¦ X¢Y DùNG C¥ Së VËT CHÊT GI¸O DôC PHæ TH¤NG C¤NG LËP ë VIÖT NAM Chuyªn ngµnh: tµi chÝnh - ng©n hµng M· sè: 62.34.02.01 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: 1. PGS,TS. §Æng V¨n Du 2. TS. TrÇn Duy T¹o Hµ néi -2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đào Phan Cẩm Tú ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i MỤC LỤC..............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ................................................................vii 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ..........................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .....................................................4 6. Kết cấu của luận án.......................................................................................5 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CHẾ PHÂN BỔ, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH ĐỂ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP .......................................................................................... 13 1.1. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP .................................................................... 13 1.1.1. Giáo dục phổ thông công lập................................................................. 13 1.1.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ................ 15 1.2. CƠ CHẾ PHÂN BỔ, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH ĐỂ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP....................... 19 1.2.1. Tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập 19 1.2.2. Cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ................................................................................... 23 1.2.3. Các yếu tố tác động đến cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ............................................ 40 iii 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÂN BỔ, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH ĐỂ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP ...................................................................................................... 44 1.3.1. Cơ chế phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở một số nước ....................................... 44 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 57 Chương 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ PHÂN BỔ, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH ĐỂ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM.............................................................................................. 58 2.1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM.. 58 2.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ PHÂN BỔ, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH ĐỂ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM .......................................................................................... 64 2.2.1. Thực trạng cơ chế phân bổ .................................................................... 65 2.2.2. Thực trạng cơ chế sử dụng .................................................................... 98 2.3. TỔNG HỢP NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CHẾ PHÂN BỔ, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH ĐỂ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ................................................... 107 2.3.1. Những thành quả điển hình ................................................................... 107 2.3.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân.............................................. 109 Kết luận chương 2 ............................................................................................. 113 Chương 3: HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN BỔ, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH ĐỂ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM............................................................................................ 114 3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN BỔ, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH ĐỂ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM............................................................. 114 3.1.1. Định hướng phát triển và dự báo nhu cầu tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam..................................... 114 iv 3.1.2. Quan điểm hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam ....................... 117 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN BỔ, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH ĐỂ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ............................................................ 121 3.2.1. Hoàn thiện thể chế về phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập................................................. 121 3.2.2. Cơ cấu lại các khoản tài chính phân bổ để đầu tư cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập trên cơ sở xây dựng các tiêu chí xác định các ưu tiên đầu tư ...... 135 3.2.3. Nâng cao năng lực bộ máy làm công tác quản lý tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập........................................... 138 3.2.4. Tăng cường công khai, minh bạch tài chính gắn với trách nhiệm giải trình.... 143 3.3. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP......................................... 148 3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ....................................... 150 KẾT LUẬN........................................................................................................ 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ............................viii CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................viii DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................ix PHỤ LỤC............................................................................................................ xiv v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSVC : Cơ sở vật chất CTMTQG : Chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDPT : Giáo dục phổ thông HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc nhà nước KH&ĐT : Kế hoạch và Đầu tư KT-XH : Kinh tế - xã hội NCS : Nghiên cứu sinh NSNN : Ngân sách nhà nước PTCS : Phổ thông cơ sở PTDT : Phổ thông dân tộc QLDA : Quản lý dự án TC-KH : Tài chính - Kế hoạch THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TPCP : Trái phiếu chính phủ UBND : Ủy ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1- Cơ cấu các trường phổ thông công lập năm học 2008-2009 đến 2012 - 2013 . 61 Bảng 2.2- Trường chuẩn các cấp năm học 2008-2009 đến 2012-2013 ................... 63 Bảng 2.3a- Kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập từ nguồn vốn CTMTQG GD-ĐT giai đoạn 2008-2010......................................................... 81 Bảng 2.3b- Kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập từ nguồn vốn CTMTQG GD-ĐT giai đoạn 2011-2013......................................................... 84 vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ 1. Hình vẽ: Hình 1.1- Các yếu tố của CSVC GDPT ................................................................. 15 Hình 1.2- Các thành tố cấu thành quá trình giáo dục.............................................. 16 2. Sơ đồ: Sơ đồ 2.1- Các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân ..................................... 59 Sơ đồ 2.2- Số lượng các trường phổ thông công lập............................................... 60 năm học 2008-2009 đến 2012 - 2013..................................................................... 60 Sơ đồ 2.3- Số trường PTDT nội trú năm học 2008-2009 đến 2012-2013 ............... 62 Sơ đồ 2.4- Phòng học bán kiên cố và phòng học tạm GDPT công lập.................... 64 năm học 2008-2009 đến 2012-2013....................................................................... 64 Sơ đồ 2.5. Cơ cấu chi NSNN cho GDPT giai đoạn 2008-2012 .............................. 71 Sơ đồ 2.6- Mô hình phối hợp trong quản lý ODA .................................................. 95 Sơ đồ 2.7- Tổng hợp các nguồn tài chính chủ yếu để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập giai đoạn 2008-2012.............................................................................. 107 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống GD&ĐT tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học, trong đó CSVC, thiết bị GD&ĐT được cải thiện rõ rệt và từng bước được hiện đại hóa. Là cấp học thứ hai trong hệ thống giáo dục quốc dân nên GDPT, với nòng cốt là GDPT công lập, có nhiệm vụ tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, do đó có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng. CSVC là một trong 6 thành tố cơ bản (cùng với mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức, đánh giá) tạo thành chỉnh thể, vận hành trong môi trường giáo dục của GDPT và môi trường KT-XH của cộng đồng, có ảnh hưởng không nhỏ trong việc tổ chức các hoạt động giảng dạy và học tập của nhà trường, góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động giáo dục. Chính vì vậy, khoa học giáo dục của các quốc gia trên thế giới rất quan tâm đến việc phát triển CSVC GDPT. Để nâng cao chất lượng GDPT công lập, xây dựng và chuẩn hóa nội dung GDPT công lập theo hướng hiện đại thì cần đầu tư rất lớn về CSVC. Trong điều kiện đất nước còn nghèo, ngân sách quốc gia hạn hẹp thì yêu cầu tìm kiếm các giải pháp để phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam một cách hiệu quả là hết sức cần thiết. Đề tài: “Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam” được NCS lựa chọn nghiên cứu làm luận án tiến sĩ xuất phát từ tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn nêu trên, với mong muốn những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp vào việc nâng cao chất lượng GDPT công lập để nó thực sự là nền tảng vững chắc cho một nền giáo dục quốc dân tiên tiến, hiện đại. 2. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài luận án là cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT 2 công lập ở Việt Nam thời gian qua như thế nào, có những ưu điểm, hạn chế gì? Cần phải có những quan điểm, giải pháp nào để hoàn thiện? Để trả lời câu hỏi đó, đề tài đã đặt ra các mục đích nghiên cứu cụ thể như sau: - Hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận về GDPT, CSVC GDPT và cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập. - Tổng kết kinh nghiệm của một số nước về cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập; rút ra được một số bài học kinh nghiệm có giá trị có thể nghiên cứu áp dụng cho Việt Nam. - Hệ thống hóa, phân tích thực trạng CSVC GDPT công lập; cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam giai đoạn 5 năm gần đây (2008-2012). Trên cơ sở đó, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng nêu trên. - Đề xuất quan điểm và các giải pháp hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam phù hợp với những thay đổi về hoàn cảnh kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận án: - Về nội dung: Tài chính đầu tư CSVC GDPT được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Với mỗi nguồn tài chính đầu tư CSVC GDPT lại có cơ chế quản lý riêng khó có thể gộp để nghiên cứu và phản ánh trong phạm vi một luận án. Do đó, phạm vi nghiên cứu về tài chính của luận án này chỉ giới hạn về lý luận và thực tiễn của cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) để đầu tư xây dựng CSVC cho GDPT công lập ở Việt Nam nhìn từ góc độ của cơ quan tài chính tổng hợp. Mặt khác, hợp thành CSVC GDPT theo quan niệm của các nhà quản lý giáo dục hiện nay, bao gồm nhiều yếu tố, như: đất đai, khuôn viên, các công trình xây dựng, các công trình ngầm, các hệ thống công nghệ - kỹ thuật, .v.v… Song trong 3 phạm vi của luận án này, tác giả cũng chỉ đi sâu nghiên cứu về CSVC là các vật kiến trúc được hình thành từ kết quả của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó, cũng chủ yếu tập trung vào việc đánh giá kết quả đầu tư xây dựng các phòng học, phòng bộ môn, nhà công vụ, và nhà ở cho giáo viên. - Về không gian và thời gian: Trên cơ sở vận dụng lý luận, kinh nghiệm quốc tế để khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế phân bổ, sử dụng NSNN để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam giai đoạn 5 năm gần đây (2008-2012); từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng NSNN để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam phù hợp với những thay đổi về hoàn cảnh kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu; trong đó lấy phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương pháp luận cơ bản, đồng thời kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh, qui nạp, diễn dịch... để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Trong số các phương pháp nêu trên, thì phương pháp tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh và phương pháp quy nạp, diễn dịch là các phương pháp chủ đạo để giúp tác giả hoàn thành luận án. Phương pháp tổng hợp, thống kê, được sử dụng để xử lý các số liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau: Các tỉnh, thành phố; Vụ NSNN- Bộ Tài chính, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, thông tin còn được thu thập trên các phương tiện thông tin đại chúng như các tạp chí khoa học, sách chuyên khảo, internet... Phương pháp đối chiếu, so sánh: sau khi thu thập số liệu từ các nguồn khác nhau, tác giả tiến hành đối chiếu, so sánh để chọn được các thông tin có độ tin cậy phục vụ cho nghiên cứu, đánh giá phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Những phân tích định lượng đã giúp cho việc đánh giá và đưa ra kết luận có căn cứ khoa học và tin cậy hơn. 4 Phương pháp qui nạp, diễn dịch: dựa trên những số liệu, thông tin thực tế thu thập được, tác giả tiến hành phân tích thực trạng CSVC GDPT công lập và thực trạng cơ chế phân bổ, sử dụng NSNN để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam; từ đó rút ra nhận xét về kết quả thực hiện, những hạn chế, nguyên nhân còn tồn tại. Trên cơ sở những kết luận rút ra từ phương pháp quy nạp, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế cơ chế phân bổ, sử dụng NSNN để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam phù hợp với những thay đổi về hoàn cảnh KT-XH trong nước và quốc tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Các giải pháp chính đưa ra lại được sử dụng phương pháp diễn dịch để phân tích, diễn giải. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Luận án đã hệ thống hóa và phát triển thêm những vấn đề lý luận về GDPT công lập, CSVC GDPT công lập và cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập. Luận án cũng tập trung phân tích nhằm làm sáng tỏ vị trí của CSVC trong hoạt động GDPT công lập hướng tới mục tiêu chất lượng cao và toàn diện, đặt trong bối cảnh sự hội nhập giáo dục quốc tế ngày càng sâu rộng; những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở nước ta những năm qua. Điểm nổi bật về ý nghĩa thực tiễn của luận án về đề tài này chính là ở những kết quả đích thực về việc chỉ ra được những mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế trong cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập từ góc độ các văn bản pháp lý và quá trình tổ chức thực hiện các văn bản này. Đây là những luận cứ quan trọng để tác giả đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở nước ta. 5 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành 3 chương (141 trang): Chương 1: Lý luận chung về cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập (45 trang). Chương 2: Thực trạng cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam (56 trang). Chương 3: Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở Việt Nam (40 trang). 6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò của giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”, và “phải coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”; phát triển CSVC nhà trường – với vai trò là yếu tố đầu vào quan trọng tác động đến chất lượng dạy học cũng được đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX chủ trương: “… Tăng cường CSVC và từng bước hiện đại hoá nhà trường như: lớp học, sân chơi, phòng bộ môn, máy tính nối mạng, Internet, thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại, thư viện, ký túc xá…”, và khẳng định “… Đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học…”. Chính từ những chủ trương này đã gợi mở cho hàng loạt các nghiên cứu về phát triển giáo dục theo các quy mô và cấp độ khác nhau. Trên giác độ nghiên cứu và sử dụng tài chính như là một trong các phương tiện góp phần thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đã có các công trình với các quy mô và các phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề cũng rất khác nhau; cụ thể là: Thứ nhất, ở cấp độ luận án Tiến sĩ kinh tế: NCS Trần Thị Thu Hà đã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án về đề tài: "Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý hệ thống ngân sách, hệ thống giáo dục quốc dân" (1993) [18]. Luận án đã phân tích và khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa hệ thống ngân sách nhà nước (NSNN) và hệ thống giáo dục quốc dân. Đặt trong bối cảnh Việt Nam đã và đang từng bước thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, thì hệ thống NSNN cần phải có sự đổi mới cả về cơ cấu tổ chức; mà đặc biệt là về cơ chế quản lý của hệ thống đó. Mặt khác, cơ chế kinh tế thị trường mặc dù mới từng bước hiện diện trong nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng đã làm bộc lộ những bất cập của hệ thống giáo dục quốc dân. Những bất cập của hệ 7 thống giáo dục quốc dân càng lộ diện rõ hơn trong bối cảnh Việt Nam bắt tay vào việc thực hiện những thí điểm cải cách đầu tiên trong quản lý tài chính công sau khi thoát ra được giai đoạn lạm phát phi mã. Những lập luận về mối quan hệ giữa đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN với đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân là khá chặt chẽ và có sức thuyết phục. Thành công đáng kể nữa của luận án là ở hệ thống các giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN, hệ thống giáo dục quốc dân phù hợp với lộ trình đổi mới quản lý nền kinh tế nước ta những năm 1993 – 2000 và định hướng cho những năm đầu của thế kỷ XXI. Tuy nhiên, theo thời gian những biến đổi về hoàn cảnh kinh tế, xã hội đã làm cho các giải pháp của luận án dần bộc lộ những yếu tố bất ổn; đặc biệt là những đề xuất về cấu trúc của hệ thống giáo dục quốc dân. Năm 2008 NCS Nguyễn Mạnh Cường đã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án về đề tài: "Phát triển trường trung học phổ thông theo quan điểm nhà trường hiệu quả” (2008) [14] tại trường Đại học Quản lý giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Sự thành công của luận án trên là: (i) Phân tích các cơ sở lý luận để tiến tới kết luận rằng: phát triển các trường trung học phổ thông là nhu cầu cần thiết khách quan trong bối cảnh kinh tế - xã hội những năm 2001- 2010; (ii) phân tích đánh giá được thực trạng hoạt động của các trường trung học phổ thông ở nước ta những năm 2001- 2005 và chỉ ra được những bất cập trong quản lý và tổ chức hoạt động của các trường này so với mục tiêu nghiên cứu mà tác giả của bản luận án đang theo đuổi; (iii) đề xuất được các giải pháp khá phù hợp nhằm gắn kết các nguồn lực hiện có trong các trường trung học phổ thông để thúc đẩy hoạt động của chính các trường này hướng tới các mục tiêu mà luận án đã đề ra. Điểm hạn chế của bản luận án này bộc lộ là: hầu như không biết khai thác thế mạnh của nguồn lực tài chính trong việc thu hút và thúc đẩy sử dụng có hiệu quả hai nguồn lực (nhân lực, vật lực) trong mỗi loại trường đó. Chính vì vậy, tính khiên cưỡng của các giải pháp đã dần bị bộc lộ. Người đọc vẫn thấy bóng dáng của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp chi phối khá nhiều trong mỗi nội dung của các 8 giải pháp. Những đòn bẩy lợi ích có liên quan đến các chủ thể tham gia vào hoạt động của mỗi loại trường này hầu như chưa thấy xuất hiện nên động lực để làm nên sự cải biến mạnh mẽ cho mỗi nhà trường thuộc bậc học này so với mục tiêu mà luận án theo đuổi chưa được khơi dậy. Vì vậy, sự ì ạch trong cải biến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các trường trung học phổ thông ở nước ta cho đến tận những năm 2013 này vẫn đang còn là thách thức đối với mỗi trường và đối với toàn ngành giáo dục Việt Nam. NCS Bùi Tiến Hanh đã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án về đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam” (2007) [19]. Luận án đã luận giải và khẳng định sự cần thiết khách quan phải thực hiện xã hội hóa giáo dục ở nước ta trong tiến trình tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Và để thực hiện xã hội hóa giáo dục thành công, thì một trong những đầu vào rất quan trọng cần phải quan tâm hoàn thiện là cơ chế quản lý tài chính. Những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính đối với xã hội hóa giáo dục ở nước ta cũng đã được tác giả của bản luận án này luận giải một cách khá đầy đủ và chặt chẽ. Từ các vấn đề lý luận đã nêu, luận án đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với xã hội hóa giáo dục ở nước ta những năm trước 2006 và chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu của chính cơ chế này. Trên cơ sở thực trạng và gắn kết với những yêu cầu, những quan điểm đổi mới cơ chế quản lý tài chính xã hội hóa giáo dục những năm tiếp theo kể từ năm 2007, luận án đã đề xuất một hệ thống các giải pháp có tính khả thi cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính xã hội hóa giáo dục Việt Nam giai đoạn 2007- 2010 và định hướng đến 2015. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng, gắn với các biến số kinh tế vĩ mô đã có nhiều biến động đột ngột không chỉ ở nước ta, mà còn diễn ra trên phạm vi toàn thế giới nên ở những khía cạnh nhất định của từng giải pháp cũng rất cần phải có những nghiên cứu điều chỉnh lại. Tham gia nghiên cứu về tài chính đối với sự phát triển của giáo dục, nhưng chỉ giới hạn ở cấp giáo dục đại học lại thấy xuất hiện số lượng luận án tiến sĩ nhiều hơn; cụ thể: 9 NCS Trần Xuân Hải đã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án về đề tài: "Giải pháp tạo vốn đầu tư phát triển sự nghiệp đào tạo trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam" (2001) [20], tại Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Nhà nước tổ chức tại Đại học Tài chính kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính) năm 2001. NCS Nguyễn Thị Kim Dung đã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án về đề tài: “Thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư cho GD đại học nhằm phát triển kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010”(2002) [16], tại Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Nhà nước tổ chức tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 2002. NCS Đặng Văn Du đã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án về đề tài: "Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học" (2004) [15], tại Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Nhà nước tổ chức tại Học viện Tài chính năm 2004. NCS Trần Đức Cân đã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án về đề tài: "Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam"(2012) [13], tại Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Trường tổ chức tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 2012. Khảo lược qua các luận án trên cho thấy: Mặc dù mỗi luận án có phạm vi và đối tượng nghiên cứu cụ thể khác nhau; nhưng điểm chung nhất của cả 05 luận án đó chính là bàn về các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học – cấp học cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta, từ năm 2001 đến nay. Một điểm chung nổi trội nữa là hầu như các tác giả của 05 bản luận án bàn về quản lý tài chính ở cấp giáo dục đại học đều là các giảng viên của các trường đại học công lập. Nên vấn đề mà họ chọn nghiên cứu nhằm giải quyết những bức xúc trong sử dụng tài chính như là một trong những công cụ để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học công lập hướng tới những giá trị đích thực được xã hội thừa nhận không chỉ trong nước mà còn phải hướng tới các chuẩn được thừa nhận rộng rãi trong giáo dục đại học mang tầm quốc tế. Điều đó cũng thật dễ hiểu bởi thị trường giáo dục đại học ở nước ta thời gian qua đã phát triển "quá nóng"đặc biệt là về số lượng các trường, và "phong trào đại chúng hóa giáo dục đại học" 10 đã dẫn đến sự lệch chuẩn chất lượng của bậc học này quá nhanh và quá xa. Cũng trong bối cảnh đó, chúng ta đã dần dần nhận ra không thể đồng nhất dịch vụ giáo dục ở tất cả các cấp học đều gọi chung là hàng hóa công cộng như nhau. Thay vào đó, dịch vụ giáo dục cần phải phân ra ít nhất làm 2 loại (hàng hóa công cộng và hàng hóa khuyến dụng); trong đó: Dịch vụ giáo dục ở những cấp, bậc học mà Nhà nước là người có trách nhiệm cung ứng và không thu phí do yêu cầu phổ cập, thì xếp vào hàng hóa công cộng; còn lại thì nên xếp vào hàng hóa khuyến dụng và người tiêu dùng phải có nghĩa vụ chi trả khi sử dụng dịch vụ. Và cũng theo đó chủ trương xã hội hóa trong giáo dục- xét trên giác độ huy động và sử dụng các nguồn tài chính, mới có điều kiện triển khai và thực hiện. Với những lập luận như trên, hầu hết các luận án đều ủng hộ cho việc triển khai "áp giá dịch vụ" đối với cấp giáo dục đại học; bởi nó vừa là con đường tạo nguồn tài chính quan trọng cho các cơ sở giáo dục đại học, vừa buộc người tiêu dùng phải quan tâm đến góp phần nâng cao chất lượng đào tạo- phải học vì đã phải đóng tiền nhiều. Nhìn trên giác độ kinh tế việc áp giá dịch vụ cho giáo dục đại học mang lại hiệu quả rất tốt. Nhưng trên thực thế chúng ta đang vấp phải trở lực đòi công bằng theo kiểu thời bao cấp. Nên các đề xuất giải pháp hoặc các khuyến nghị của các luận án trên cũng không dễ dàng phát huy tác dụng. Thứ hai, từ các nguồn tư liệu khác Những nghiên cứu tuy không dài nhưng có chiều sâu về vấn đề quản lý tài chính đối với giáo dục lại được thể hiện dưới hình thức là các bài viết, chuyên đề tham gia các cuộc hội thảo cấp quốc gia, cấp ngành. Trong số đó phải kể đến các bài của các Giáo sư, các nhà khoa học, hay các nhà quản lý có uy tín, như: GS.,TS Nguyễn Đình Hương – nguyên ủy viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, với bài: “Một số vấn đề liên quan đến ngân sách trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo qua hoạt động giám sát của Quốc hội”, trong Kỷ yếu hội thảo đổi mới Giáo dục, Hà Nội 2006. Dưới giác độ của người được quyền giám sát và đưa ra các nhận xét về quản lý ngân sách trong giáo dục và đào tạo, tác giả đã chỉ ra những bất cập điển hình, như: Kết quả đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục vẫn còn bất ổn “…Nhưng nhìn chung, tốc độ xây dựng trường học vẫn còn nhiều vướng mắc trong 11 tất cả các khâu, từ giải phóng mặt bằng, thiết kế, thi công, phương thức đấu thầu, đến mua sắm thiết bị…”. Hay những khiếm khuyết trong quản lý các chương trình mục tiêu cho giáo dục cũng vẫn có nhiều bất ổn “…Việc tổ chức thực hiện quản lý vốn đầu tư có nơi, có lúc còn lúng túng, hiệu quả chưa cao…”. Cuối cùng, tác giả đưa ra 07 đề xuất nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý ngân sách cho giáo dục xuyên suốt từ khâu lập dự toán đến thực chấp hành dự toán, và phê chuẩn quyết toán chi ngân sách cho giáo dục, ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất cần phải được thực hiện thường xuyên hơn, toàn diện hơn ở tất cả các vị đại biểu của chính cơ quan này. Nguyễn Tiến Hùng- Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục, với bài: “Phân cấp quản lý giáo dục Việt Nam: Hiện trạng và khuyến nghị” đăng trên Tạp chí Phát triển giáo dục, số 8(56) 2003 đã phân tích khá thấu đáo và chỉ ra những bất cập của phân cấp quản lý giáo dục ở địa phương nước ta những năm đầu thế kỷ XXI. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất 05 khuyến nghị về phân cấp quản lý giáo dục ở địa phương rất cụ thể, như: những việc do UBND tỉnh quyết định; những việc do UBND tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của Bộ GD&ĐT; những việc do UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định; .v.v… Trên các báo điện tử thời gian gần đây – khi chuẩn bị cho ngày khai trường năm học mới, thường xuất hiện những bài viết ngắn về kết quả đầu tư cơ sở vật chất trong các trường học. Quang Cường – Thông tấn xã Việt Nam với bài: “Tuyên Quang đầu tư cơ sở vật chất cho năm học mới”, Vietnam Plus - 23/08/2013 10:14. Hay bài: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” phản ánh kết quả đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục trên địa bàn quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh tính đến trước ngày khai giảng năm học mới với nhiều thành quả đáng kể. Ví như: “Đến nay trong toàn quận đã có 17 trường Tiểu học công lập, 1 trường Tiểu học cho trẻ khuyết tật, 9 trường Trung học cơ sở, 3 trường Trung học phổ thông rất khang trang, trong đó có 5 trường đạt chuẩn Quốc gia.” Những loạt bài kiểu này chỉ là các phóng sự ngắn có tác dụng chuyển thông tin nhanh phục vụ cho tuyên truyền vận động xã hội hướng tới đầu tư cho giáo dục nhiều hơn cả về cơ sở vật chất và các nguồn lực khác. 12 Tóm lại: Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu dưới các hình thức khác nhau, hay những bản tin sốt dẻo phục vụ cho công tác tuyên truyền cho sự phát triển giáo dục, cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội tới phát triển giáo dục ngày càng sâu rộng. Mặc dù vậy, cũng chưa thấy xuất hiện những công trình, hay sản phẩm nào có mục tiêu và hướng đi trùng hợp với mục tiêu và hướng đi của đề tài luận án mà tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan