Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợ...

Tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên việt nam nghiên cứu trường hợp các trường đại học thành viên tại đại học quốc gia hà nội

.PDF
175
4
81

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ iv DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................v MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG SINH VIÊN .................................................................................5 1.1. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................5 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về chính sách tín dụng sinh viên ...........................5 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của sinh viên ........................................................................................................9 1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về hoàn thiện chính sách tín dụng sinh viên có sự tham gia của các ngân hàng thương mại. .........................................................16 1.1.4. Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan .................17 1.2. Cơ sở lý luận về chính sách tín dụng đối với sinh viên ..................................20 1.2.1. Cơ sở lý luận về tín dụng sinh viên ..........................................................20 1.2.2. Tổng quan về chính sách tín dụng đối với sinh viên................................26 1.2.3. Đánh giá chính sách tín dụng đối với sinh viên ......................................31 1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tín dụng đối với sinh viên .......................42 1.3.1. Kinh nghiệm triển khai tín dụng sinh viên tại một số nước trên thế giới 42 1.3.2. So sánh tín dụng sinh viên Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới ..45 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thực hiện và hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên ................................................................47 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................49 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................51 2.1. Phương pháp luận, phương pháp thu thập số liệu ..........................................51 2.2. Quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu ....................................................53 2.2.1. Quy trình nghiên cứu ...............................................................................53 2.2.2. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của sinh viên .....................................................................................................................54 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................60 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN Ở VIỆT NAM ...............................................................................................................61 3.1. Nội dung chương trình tín dụng sinh viên Việt Nam .....................................61 3.1.1. Đặc điểm chương trình tín dụng sinh viên Việt Nam ..............................61 3.1.2. Tổng quan về đơn vị triển khai chương trình tín dụng sinh viên Việt Nam – Ngân hàng chính sách xã hội..........................................................................67 3.1.3. Dư nợ chương trình Tín dụng sinh viên qua các năm .............................71 3.2. Thực trạng chính sách tín dụng đối với sinh viên Việt Nam..........................71 3.2.1. Thực trạng hiệu lực của chính sách tín dụng đối với sinh viên Việt Nam ......71 3.2.2. Thực trạng hiệu quả của chính sách tín dụng đối với sinh viên Việt Nam .....78 3.2.3. Thực trạng tính bền vững của chính sách tín dụng đối với sinh viên Việt Nam ............................................................................................................84 3.3. Đánh giá thực trạng chính sách tín dụng sinh viên Việt Nam ........................91 3.3.1. Những thành tựu đạt được .......................................................................91 3.3.2. Những hạn chế, bất cập của chính sách tín dụng sinh viên Việt Nam ....92 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.............................................................93 3.4. Kết quả nghiên cứu quyết định vay vốn tín dụng sinh viên .........................101 3.4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................101 3.4.2. Kết quả kiểm định thang đo ...................................................................104 3.4.3. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................107 3.5. Thực trạng tín dụng sinh viên với sự tham gia của các ngân hàng thương mại Việt Nam .............................................................................................................112 3.5.1. Các trường đại học Việt Nam và nhu cầu mở rộng Tín dụng sinh viên 112 3.5.2. Các ngân hàng thương mại Việt Nam và mức độ sẵn sàng mở rộng tín dụng sinh viên. .................................................................................................114 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..........................................................................................119 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN VIỆT NAM .......................................................................................120 4.1. Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên Việt Nam .............................................................................................................120 4.1.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên Việt Nam120 4.1.2. Mục tiêu hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên Việt Nam ...123 4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên Việt Nam ........124 4.2.1. Giải pháp nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả và bền vững của chính sách tín dụng đối với sinh viên. ................................................................................124 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện tín dụng sinh viên với sự tham gia của ngân hàng thương mại .......................................................................................................135 4.3. Một số đề xuất, kiến nghị .............................................................................144 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4..........................................................................................148 KẾT LUẬN .............................................................................................................149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................158 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt STT Giải thích 1 CBTD Cán bộ tín dụng 2 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 3 GDĐH Giáo dục đại học 4 GDĐT Giáo dục đào tạo 5 HSSV Học sinh sinh viên 6 HCKK Hoàn cảnh khó khăn 7 NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 9 NHTM Ngân hàng thương mại 10 NCS Nghiên cứu sinh 11 NSNN Ngân sách nhà nước 12 TDSV Tín dụng sinh viên 13 Tổ TK&VV Tổ tiết kiệm và vay vốn 14 UBND Ủy ban nhân dân 15 XĐGN Xóa đói giảm nghèo i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung 1 Bảng 1.1 2 Bảng 1.2 3 Bảng 2.1 4 Bảng 3.1 5 Bảng 3.2 Tình hình dư nợ chương trình tín dụng sinh viên 71 6 Bảng 3.3 Khảo sát sinh viên không vay vốn Tín dụng sinh viên 72 7 Bảng 3.4 Tình hình dư nợ, số sinh viên còn dư nợ 73 8 Bảng 3.6 9 Bảng 3.7 10 Bảng 3.8 11 Bảng 3.9 Tóm tắt một số nghiên cứu có liên quan So sánh tín dụng theo Chương trình 157 với tín dụng sinh viên các quốc gia trên thế giới Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu Tình hình dư nợ các chương trình tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Tỷ lệ sinh viên thuộc diện hộ nghèo/cận nghèo không vay vốn Tín dụng sinh viên Thu nhập bình quân mỗi tháng khu vực thành thị theo trình độ đào tạo của người lao động Số tiền NSNN cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý trên mỗi sinh viên tốt nghiệp Thu nhập bình quân mỗi tháng khu vực thành thị theo tuổi của người lao động giai đoạn 2013-2017 Trang 19 46 58 70 77 80 81 82 Chênh lệch tiền thuế thu nhập cá nhân giữa người trên 45 12 Bảng 3.10 tuổi có bằng đại học và người trên 45 tuổi thuộc hệ đào tạo 83 khác Lợi ích ước tính trên mỗi sinh viên vay vốn và thời gian hoàn 13 Bảng 3.11 14 Bảng 3.12 Tỷ lệ sinh viên vay vốn tốt nghiệp đúng hạn 85 15 Bảng 3.13 Tình hình việc làm của HSSV vay vốn 87 chi phí cấp bù cho NSNN ii 84 Thống kê kết quả khảo sát theo tình hình việc làm sau tốt 16 Bảng 3.14 17 Bảng 3.15 Tỷ lệ dư nợ và số HSSV vay vốn trên số lượng CBTD 89 18 Bảng 3.16 Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn 90 19 Bảng 3.17 Tỷ lệ nợ khoanh và tỷ lệ thu hồi nợ khoanh 91 20 Bảng 3.18 Thống kê mẫu khảo sát 102 21 Bảng 3.19 Cronbach's Alpha của các thang đo trong nghiên cứu 104 22 Bảng 3.20 Kiểm định KMO and Barlett's Test 106 23 Bảng 3.21 Ma trận nhân tố xoay EFA 107 24 Bảng 3.22 Ma trận hệ số tương quan 108 25 Bảng 3.23 26 Bảng 3.24 27 Bảng 3.25 28 Bảng 3.26 Chi phí cá nhân - lợi ích của GDĐH Việt Nam 118 29 Bảng 4.1 Đề xuất mức cho vay tối đa (thời gian học từ 36-48 tháng) 137 30 Bảng 4.2 Hỗ trợ và hoàn hỗ trợ lãi suất 138 31 Bảng 4.3 32 Bảng 4.4 33 Bảng 4.5 34 Bảng 4.6 nghiệp. Hệ số hồi quy nhân tố ảnh hưởng tới quyết định vay vốn Tín dụng sinh viên Kiểm định ANOVA hồi quy nhân tố ảnh hưởng tới quyết định vay vốn Tín dụng sinh viên Cho vay sinh viên tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam Giải thích sơ đồ hoạt động Quỹ tín dụng sinh viên và tín dụng sinh viên tại các NHTM Giả định phân bổ tỷ lệ cho vay Ước tính quy mô quỹ tín dụng sinh viên với thời gian đào tạo đại học 40 tháng Quy mô quỹ TDSV và một số chỉ tiêu theo thời gian đào tạo iii 88 109 110 116 140 141 142 143 DANH MỤC HÌNH VẼ TT Hình 1 Hình 1.1 2 Hình 2.1 Nội dung Mô hình đánh giá chính sách của ESCAP Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tín dụng của sinh viên iv Trang 34 57 DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1.1 Thuyết hành động hợp lý 10 1 Sơ đồ 1.2 Thuyết hành vi dự định 11 1 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu chính sách tín dụng sinh viên 54 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội 69 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ 4.1 Quy trình cho vay của chương trình tín dụng sinh viên Nội dung hoạt động của Quỹ tín dụng sinh viên và Tín dụng sinh viên tại các NHTM v 75 139 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. Đó là đòi hỏi tất yếu, khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Trong kinh tế tri thức, tri thức là yếu tố chủ yếu của sản xuất, là lợi thế của cạnh tranh, là chất lượng của nguồn nhân lực, là sức mạnh của nội lực và là sức hút chủ yếu của ngoại lực. Tri thức con người chỉ được hình thành thông qua giáo dục và đào tạo, trong đó giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng. Do vậy, nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người Việt Nam trên cơ sở phát triển giáo dục đại học là động lực phát triển kinh tế tri thức, là vấn đề có ý nghĩa sống còn trước xu thế toàn cầu hoá [80]. Giáo dục đại học Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cải cách toàn diện, đây là vấn đề cấp bách, được Chính phủ định hướng, chỉ đạo (Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005) và được toàn xã hội quan tâm. Nhiều nghiên cứu đưa ra quan điểm về các đề mục cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam đều có đồng quan điểm như sau: - Hướng đến tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với các trường đại học với nội dung quan trọng là tự chủ tài chính [80] - Tăng đầu tư toàn xã hội vào hệ thống giáo dục đại học [81] - Tăng chất lượng giáo dục đại học công bố hàng năm [81] Để thực hiện các đề mục trên, các trường đại học ở Việt Nam đã bước vào lộ trình tăng học phí nhằm chia sẻ chi phí đào tạo với xã hội để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo [82]. Việc tăng học phí không phải là giải pháp toàn diện bởi nó hạn chế cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của người nghèo, có thể gây ảnh hưởng đến nhiều chính sách xã hội mà Đảng và Chính phủ đang theo đuổi như: xóa đói giảm nghèo, giải quyết bất bình đẳng xã hội .v.v. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, để giải quyết cùng một lúc các vấn đề nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô giáo dục đại học mà vẫn đảm bảo các mục tiêu xã hội thì Chính phủ cần phải ban hành một cơ chế chia sẻ chi phí tài chính. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng chương trình Tín dụng sinh viên, qua đó cho vay vốn ưu đãi đối với sinh viên trong quá trình học, việc trả nợ chỉ bắt đầu sau 1 khi sinh viên kết thúc chương trình. Kết quả cho thấy, Tín dụng sinh viên không chỉ giải quyết vấn đề công bằng xã hội mà còn giúp các trường đại học chia sẻ chi phí đào tạo, tiếp nhận đầu tư xã hội, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo [81]. Tín dụng sinh viên ở Việt Nam đã được thực hiện từ năm 1994 nhưng chỉ đến năm 2007 mới thực sự được triển khai rộng rãi. Ngày 27/09/2007, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, giao cho Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NHCSXH) triển khai thực hiện. Chương trình thực sự thành công và có tiếng vang với hai sự thay đổi lớn: Cách tiếp cận người vay, và nguồn cho vay từ Chính Phủ. Các trường đại học phối hợp với NHCSXH thực hiện tốt công tác hỗ trợ sinh viên vay vốn, điển hình Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là một trong các cơ sở giáo dục có số lượng sinh viên viên vay vốn khá cao trong tổng số sinh viên vay vốn trên cả nước. Với mô hình đại học nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, được tự chủ cao, ĐHQGHN không chỉ hỗ trợ sinh viên vay vốn từ Chính Phủ mà còn huy động các nguồn lực khác để sinh viên trang trải chi phí học tập và sinh hoạt phí. Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình, bên cạnh những thành tựu, còn bộc lộ một số tồn tại và hạn chế, cụ thể: - Tín dụng sinh viên ở Việt Nam mới chỉ hướng tới các mục tiêu xã hội (tín dụng chính sách), chưa thực sự góp phần cải cách, nâng cao chất lượng giáo dục đại học. - Với vai trò thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, chương trình Tín dụng sinh viên ở Việt Nam đang dần kém hiệu quả với các biểu hiện như: còn nặng tính bao cấp, năng lực trả nợ của người cho vay còn thấp; quy trình thủ tục rườm rà [3]; sinh viên ra trường gặp nhiều khó khăn trong quá trình trả nợ [3] .v.v. Để giải quyết những hạn chế nêu trên, tạo điều kiện cho Tín dụng sinh viên không những thực hiện tốt vai trò xã hội mà còn góp phần cho công cuộc cải cách giáo dục đại học, cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách Tín dụng sinh viên ở Việt Nam. Một hướng tiếp cận hoàn thiện chính sách tín dụng sinh viên đó là nghiên cứu đối tượng đi vay vốn: sinh viên Việt Nam. Việc nghiên cứu quyết định vay vốn tín dụng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tín dụng của sinh viên 2 Việt Nam có thể đưa ra kết quả có giá trị để hoàn thiện chính sách tín dụng sinh viên. Từ những lý do đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với sinh viên Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp các trường đại học thành viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội” làm luận án tiến sỹ. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu và hệ thống hóa lý luận về chính sách tín dụng sinh viên, quyết định vay vốn tín dụng sinh viên. - Đánh giá thực trạng về Chính sách tín dụng sinh viên Việt Nam, chỉ ra những tồn tại. - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của sinh viên. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách Tín dụng sinh viên ở Việt Nam, định hướng đến năm 2030. 3. Câu hỏi nghiên cứu Với hướng nghiên cứu trên đề tài giải quyết các câu hỏi sau đây: - Thực trạng chính sách tín dụng sinh viên ở Việt Nam hiện nay?; Đặc thù của tín dụng sinh viên Việt Nam tại Ngân hàng Chính sách xã hội ? - Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của sinh viên và mức độ ảnh hưởng? - Chính sách tín dụng sinh viên ở Việt Nam cần hoàn thiện như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Tín dụng sinh viên với nội hàm là cấp tín dụng cho sinh viên, cho vay sinh viên. Trong đó, chủ thể cấp tín dụng là tổ chức tín dụng, chủ thể được cấp tín dụng là sinh viên. - Chính sách tín dụng đối với sinh viên ở Việt Nam. - Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tín dụng sinh viên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đại học Quốc gia Hà Nội, bao gồm các trường thành viên (dự kiến): Trường Đại học KHXH&NV, Trường Đại học KHTN, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Công nghệ, Trường Đại học Giáo dục, Trường Đại học Ngoại ngữ. 3 - Phạm vi về thời gian: Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2013 – 2018, trong đó: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2013 đến 2017, dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2018. Các giải pháp đề xuất có định hướng đến năm 2030 5. Những đóng góp mới của đề tài NCS mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra gợi ý giải thích thực trạng những tồn tại, hạn chế của chính sách tín dụng sinh viên ở Việt Nam, từ đó gợi ý các nghiên cứu mới về giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng sinh viên, căn cứ vào chính bản thân, nhu cầu vay vốn của sinh viên chứ không xuất phát xuất phát từ các điều kiện xã hội. Luận án đưa ra hướng nghiên cứu mới nhằm giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình đổi mới giáo dục đại học. Cụ thể: - Khẳng định vai trò của tín dụng sinh viên, đặt vấn đề nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng sinh viên có sự tham gia của các NHTM. - Hướng nghiên cứu cải cách giáo dục đại học từ các giải pháp liên quan đến tín dụng sinh viên có sự tham gia của các NHTM. 6. Bố cục của luận án Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và Cơ sở lý luận về chính sách tín dụng sinh viên Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng chính sách tín dụng sinh việt ở Việt Nam Chương 4: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách tín dụng sinh viên ở Việt Nam 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG SINH VIÊN 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về chính sách tín dụng sinh viên 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Chính sách tín dụng đối với sinh viên (sau đây gọi tắt là Chính sách tín dụng sinh viên) được các học giả trên thế giới quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu dưới các tên gọi: chương trình tín dụng sinh viên, chính sách cho vay sinh viên, chính sách tín dụng cho học sinh sinh viên, tín dụng sinh viên .v.v. Nghiên cứu về hình thức của tín dụng sinh viên, từ kinh nghiệm nghiên cứu tại Ngân hàng Thế giới, Jamil Salmi (2003) giới thiệu hai hình thức hỗ trợ tài chính cho sinh viên là (1)thông qua học bổng và (2)thông qua các chương trình cho vay từ các quỹ có sẵn với đối tượng là tất cả những sinh viên có nhu cầu. Đánh giá về mức độ thành công của chương trình tín dụng sinh viên ở một số quốc gia Châu Phi, Maureen Woodhall (2001) có những so sánh quốc tế về tín dụng sinh viên từ đó chỉ ra những triển vọng và bài học kinh nghiệm. Tác giả nghiên cứu một số kinh nghiệm của các nước đang phát triển ở Châu Phi để khẳng định sự cố gắng của chính phủ trong việc tạo ra các chương trình tín dụng sinh viên. Hầu hết các chương trình tín dụng sinh viên đều không thành công, tỷ lệ thu hồi vốn thấp. Tác giả đưa ra bài học về quản lý các khoản vay của sinh viên một cách hiệu quả. Tác giả Hua Shen và Adrian Ziderman (2018) nghiên cứu thực nghiệm các chương trình cho sinh viên vay đang hoạt động tại hơn 70 quốc gia trên thế giới, cho rằng hầu hết các chương trình này được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp chính phủ. Các tác giả quan tâm đến hai vấn đề là khoản vay ban đầu cho một sinh viên là bao nhiêu và tỷ lệ thu hồi khi khảo sát 44 dự án vay vốn tại 39 quốc gia cho thấy sự thay đổi đáng kể về tỷ lệ trả nợ và thu hồi của các dự án. Tuy vậy cũng có nhiều khách hàng sinh viên vay nhưng tỷ lệ thu hồi chỉ khoảng 40% hoặc thấp hơn. Hai tác giả cũng đưa ra đề xuất phải xem xét các bước thực hiện để cải thiện kết quả tài chính 5 của các chương trình cho vay này. Quý Tuấn Kiệt (2010), tác giả nghiên cứu Quản lý thực hiện chính sách lãi suất cho sinh viên vay ở Trung Quốc - vấn đề và giải pháp đã chỉ ra rằng gánh nợ của sinh viên vay vốn có giảm bớt phần nào khi có các quy định về quản lý giảm mức lãi suất trần. Tuy nhiên, hệ quả của nó là gây ra những thiếu hụt về nguồn cung cấp các khoản cho vay. Việc sử dụng nợ cấp gián tiếp để cấp bù cho sự thiếu kiểm soát lãi suất dẫn đến sự lãng phí tiền bạc và làm giảm hiệu quả của khoản vay. Nếu mở rộng chế độ lãi suất bằng cách chuyển cơ chế bù đắp gián tiếp sang trực tiếp là chính sách tốt nhất để giảm gánh nặng nợ cho sinh và đảm bảo nguồn cung các khoản vay. Thương mại hóa lãi suất cho vay sinh viên ở Trung Quốc có thể thực hiện theo ba bước: điều chỉnh mức trần lãi suất, hủy bỏ chế độ quản lý lãi suất và thương mại hóa lãi suất [89]. Browne (2010) chỉ ra lợi ích của chính sách tín dụng sinh viên. Ông cho rằng chính phủ phải dành khoản ngân sách cho sinh viên vay đổi lại tấm bằng đại học sẽ giúp người vay đóng góp nhiều hơn cho xã hội và có thu nhập cao hơn đồng thời mang lại lợi ích quốc gia thông qua việc giúp tăng trưởng kinh tế cao hơn và cải thiện môi trường xã hội tốt hơn. Logic của lập luận đơn giản là nếu Nhà nước và sinh viên cùng có lợi thì cả hải bên sẽ cùng gánh chịu chi phí trong việc mưu cầu lợi ích đó. Tác giả Hee KyungHong và Jae-Eun Chae (2011) có nghiên cứu về những chính sách cho sinh viên Hàn Quốc vay vốn. Các tác giả đã chỉ ra những cơ hội và thách thức của chính sách này trong hoạch định chính sách về mối quan hệ giữa hỗ trợ sinh viên vay vốn với nhu cầu phát triển hệ thống giáo dục đại học. Sự phát triển của hệ thống cho vay đã tạo ra hiệu ứng tích cực với sự mở rộng nhanh chóng của giáo dục đại học tại Hàn Quốc: từ năm 1950 đến đầu những năm 1980 sinh viên vay vốn không lãi suất, từ 1985 đến 2005 lãi suất trợ cấp các khoản vay chương trình, từ năm 2005 đến nay chứng khoán sinh viên vay vốn hậu thuẫn chương trình. Các tác động đằng sau cải cách này là áp lực xã hội về tăng khả năng giáo dục đại học cho tất cả và sự cần thiết để đảm bảo một cơ chế tài chính bền vững tương ứng với sự gia tăng các khoản vay của sinh viên. Tim Leunig và Gill Wyness (2011) cho rằng chính phủ nên miễn phí, miễn các 6 hình thức phạt đối với việc trả nợ trước hạn các khoản vay của chương trình tín dụng sinh viên. Nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên luôn muốn trả nợ trước hạn nhiều nhất có thể trong thời gian trả nợ để giảm áp lực nợ lãi. Điều này ảnh hưởng đến kỳ vọng hiệu quả tài chính của các khoản tín dụng sinh viên. Tuy nhiên, từ nghiên cứu thực tiễn, các tác giả cho rằng ảnh hưởng này là rất nhỏ. Vì thế biện pháp áp đặt hình phạt trả nợ trước hạn là không thích hợp. Nguyên nhân chủ yếu là sinh viên lo ngại dư nợ chứ không phải do nghĩa vụ trả nợ tăng theo thu nhập sau khi tốt nghiệp ra trường. Ngoài ra các các nghiên cứu của Chapman về tín dụng cho sinh viên tùy theo thu nhập của Thái Lan (Chapman, B & Lounkaew, K (2010a), So sánh mức độ ảnh hưởng tín dụng sinh viên ở Thái Lan và Châu Âu (Chapman, B & Lounkaew,K (2011), Gánh nặng trả nợ của tín dụng sinh viên trong GDĐH Việt Nam (Chapman, B & Amy Y.C. Liu (2013) cho thấy việc xây dựng một hệ thống cho vay theo lý thuyết và tính toán gánh nặng trả nợ của sinh viên phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố: Hỗ trợ chính sách của Chính phủ, thu nhập của một người tốt nghiệp cần để trả nợ cho nam và nữ, mức độ sống ở các khu vực tại một đất nước. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Một số vấn đề về chính sách tín dụng sinh viên cũng được thảo luận qua các bài báo, tạp chí và một số đề tài luận văn, luận án đã công bố trong nước. Đỗ Thanh Hiền (2007) đã nêu ý nghĩa quan trọng của chính sách tín dụng cho học sinh sinh viên bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế của quá trình thực hiện chính sách này tại ngân hàng chính sách xã hội ở Hà Nội như một số trường đại học chưa quan tâm vào cuộc, công tác ủy thác cho vay còn mới mẻ, vấn đề quản lý vốn vay không tốt dẫn đến thất thoát. Từ đó tác giả cũng đưa ra một số đề xuất đối với các cấp, ngành, nhà trường và gia đình. Nguyễn Thị Minh Hường (2008) cho rằng việc đầu tư cho giáo dục như miễn giảm học phí gặp rất nhiều khó khăn do ngân sách hạn hẹp. Tác giả đề xuất cần điều chỉnh mức cho vay vốn cho học sinh sinh viên mà trước hết là các học sinh sinh viên ở các thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, nguồn vốn nên sử dụng từ nguồn vốn cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. 7 Trần Hữu Ý (2010) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra những thành tựu và hạn chế của chương tín dụng cho sinh viên và đưa ra một số đề xuất như bố trí nguồn vốn ổn định từ nguồn vốn ODA chuyển cho ngân hàng chính sách xã hội, rà soát lại đối tượng cho vay để cho vay đúng đối tượng, cần phải kiểm soát thông tin của sinh viên vay vốn để theo dõi việc vay vốn và hoàn vốn, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan (ngân hàng, nhà trường, địa phương, doanh nghiệp sử dụng sinh viên…) trong việc thu hồi vốn. Một nghiên cứu tại tỉnh Lâm Đồng của Nguyễn Thị Huệ (2012) về tín dụng sinh viên tại địa phương này đã phân tích nguyên nhân và đề ra giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cho học sinh sinh viên như: ủy ban nhân dân xã cấp xã/phường kết hợp với ngân hàng chính sách thu hồi nợ đến hạn, quá hạn; nâng cao chất lương hoạt động của phòng chức năng trong ngân hàng chính sách thường xuyên nhắc nhở về nghĩa vụ đối với khoản vay; các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên tuyên truyền chủ trương của chính phủ về việc giảm lãi khi trả nợ trước hạn đối với chương trình tín dụng sinh viên; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của các cấp ngành đặc biệt là sau mỗi lần giải ngân; tuyên truyền sâu rộng trong học sinh sinh viên về mục đích và ý nghĩa của chương trình, nhà trường yêu cầu sinh viên viết giấy cam kết trả nợ và sinh viên phải thông báo với nhà trường khi có việc làm; các cơ quan tuyển dụng lao động nên thường xuyên cập nhật các thông tin về nhân sự nếu có sử dụng tín dụng sinh viên để kết hợp với ngân hàng chính sách giúp người vay hoàn vốn một cách nhanh nhất. Trần Thị Minh Trâm (2016) đã chỉ ra một số hạn chế của tín dụng sinh viên trên địa bàn Hà Nội như: quy mô tín dụng chưa tương xứng với nhu cầu và số lượng các đối tượng vay vốn, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, một số sinh viên sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích, cơ cấu cho vay còn có sự chênh lệch lớn giữa các hệ đào tạo, mức cho vay còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên và tồn tại hiện tượng cào bằng về mức vay, công tác thông tin tuyên truyền còn hạn chế dẫn đến mức độ nhận thức về chương trình chưa đầy đủ chính xác, công tác tổ chức thực hiện bộc lộ nhiều hạn chế gây khó khăn cho công tác tín dụng và giảm hiệu quả của chương trình, tiêu chí bình xét hộ nghèo chưa phù hợp với tình hình hiện nay của thành phố Hà Nội. Nguyễn Văn Đức (2016) đã đánh giá chương trình tín dụng sinh viên Việt Nam 8 trong giai đoạn 2007-2014 và chỉ ra một số hạn chế về quy trình, thủ tục cho vay như: quy định về chuyển nợ quá hạn và giảm lãi tiền vay khi khách hàng trả nợ trước hạn, quy định về thời gian gia hạn nợ đối với người vay, quy định về mức cho vay .v.v.. 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của sinh viên Trên cơ sở mục đích nghiên cứu là đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng sinh viên ở Việt Nam căn cứ vào kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của sinh viên, chương 1 của luận án trình bày hai học thuyết quan trọng đối với ý định và hành vi của mỗi cá nhân, đã được kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu, đó là thuyết hành vi dự định và thuyết nguồn vốn con người. 1.1.2.1. Thuyết hành vi dự định Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) là sự phát triển và cải tiến của Thuyết hành động hợp lý. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1975, được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội theo Eagly & Chaiken (1993). Thuyết hành động hợp lý cho rằng hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi đã được đưa ra và kiểm chứng thực nghiệm trong nhiều nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau (Ajzen, 1988; Ajzen & Fishben, 1980; Canary & Seibold, 1984; Sheppard, Hartwick, & Warshaw, 1988, trích trong Ajzen, 1991, tr. 186). Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định là thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan. Trong đó, thái độ của một cá nhân được đo lường bằng niềm tin và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó. Ajzen (1991, tr. 188) định nghĩa chuẩn chủ quan (Subjective Norms) là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi. 9 Niềm tin đối với những thuộc tính của đối tượng Thái độ Đo lường niềm tin đối với những thuộc tính của đối tượng QUYẾT ĐỊNH Niềm tin về những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng tôi nên thực hiện hay không thực hiện hành vi Chuẩn chủ quan Sự thúc đẩy làm theo ý muốn của những người ảnh hưởng Sơ đồ 1.1. Thuyết hành động hợp lý Nguồn: [39] Thuyết hành động hợp lý tiếp tục được phát triển thành thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior). Theo Ajzen (1991), sự ra đời của thuyết hành vi dự định xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm soát. Nhân tố thứ ba mà Ajzen cho là có ảnh hưởng đến ý định của con người là yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control). Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế hay không (Ajzen, 1991, tr. 183). 10 Thái độ QUYẾT ĐỊNH Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Sơ đồ 1.2. Thuyết hành vi dự định Nguồn: [66] Mohd Azizi Ibrahim, Wan Nazjmi Mohamed Fisol và Yusuf Haji-Othman (2017) đã ứng dụng thuyết hành vi dự định để giải thích ý định sử dụng các sản phẩm tài chính gia đình theo luật hồi giáo (Islamic home financing product). Joseph Mbawuni và Simon Gyasi Nimako (2014) cũng ứng dụng lý thuyết này để nghiên cứu, dự báo quyết định vay vốn và sử dụng các công cụ tín dụng tại thị trường tài chính Ghana. Ngoài ra, thuyết hành vi dự định cũng được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu về quyết định vay vốn, quyết định sử dụng các sản phẩm tín dụng cá nhân. 1.1.2.2. Lý thuyết nguồn vốn con người Khi một sinh viên quyết định vay vốn, bản thân sinh viên và nhiều khả năng là cả gia đình sinh viên đó đã thực hiện một khoản đầu tư vào tương lai của người vay. Đó là một khoản đầu tư vào nguồn vốn con người. Lý thuyết nguồn vốn con người có thể coi là tiền đề cho những vấn đề lý thuyết liên quan đến quyết định vay vốn của sinh viên. Lý thuyết nguồn vốn con người (Becker, 1993; Becker & Tomes, 1979; Mincer, 1962; Schultz, 1960) đưa ra một giả định hợp lý về việc các bậc cha mẹ luôn tìm cách 11 đầu tư thời gian và nguồn lực cho con cái của họ. Lý thuyết cho rằng một gia đình sẽ quyết định đầu tư vào nguồn nhân lực nếu lợi ích tiềm năng lớn hơn chi phí liên quan đến giáo dục. Liên quan đến các quyết định đầu tư tài chính vào nguồn vốn con người, lý thuyết về hiệu quả nguồn nhân lực đầu tư khẳng định rằng viện trợ tài chính từ cha mẹ làm tăng trình độ học vấn của những đứa trẻ mà cha mẹ không trực tiếp hoặc có ít đóng góp trong giáo dục con cái (Brown, Scholz, & Seshadri, 2012). Ngoài ra, các tác giả còn chỉ ra rằng: những sinh viên không được đáp ứng mong muốn, định hướng của cha mẹ hoặc không đáp ứng được yêu cầu đóng góp cho gia đình, sẽ gặp khó khăn tài chính nhiều hơn ở bậc đại học. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với viện trợ tài chính từ các nguồn bên ngoài, một trong số đó là nhu cầu vay vốn tín dụng sinh viên. Hầu hết các nghiên cứu đều ủng hộ quan điểm tích cực về lợi ích mà giáo dục đem lại. Các nghiên cứu đồng thuận rằng: giáo dục đại học là một sự đầu tư quan trọng đối với con trẻ, đem lại triển vọng công việc và tiềm năng thu nhập tốt hơn (Brown, Haughwout, Lee, Scally, & van der Klaaw, 2014). Hoekstra (2009) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng đào tạo bậc đại học và mức thu nhập, tiến hành điều tra những người ở độ tuổi 28-33, chỉ ra rằng học đại học ở những trường hàng đầu có mức độ ảnh hưởng 20% đến thu nhập tăng thêm. Một số nghiên cứu đã khám phá ra những lợi ích của giáo dục đại học không chỉ tác động tích cực tới thị trường lao động mà còn có phạm vi rộng hơn. Hout (2012) nghiên cứu sự tương quan giữa giáo dục đại học và lợi ích kinh tế xã hội sử dụng dữ liệu điều tra dân số và dữ liệu về học phí đại học của Bộ Giáo dục Hoa kỳ. Các kết quả của nghiên cứu khẳng định kết quả xã hội tích cực đối với giáo dục; nghiên cứu nhận thấy rằng những người theo đuổi giáo dục đại học báo cáo chất lượng cuộc sống cao hơn. Sử dụng Khảo sát Xã hội chung, Oreopoulos và Salvanes (2011) phát hiện ra rằng việc đi học gắn liền với khả năng thất nghiệp thấp hoặc phúc lợi, thành công trong cả thị trường lao động và hôn nhân, quyết định sức khoẻ tốt hơn kỹ năng, hôn nhân hạnh phúc, thành công hơn trẻ em, công dân hơn tham gia và giảm các hành vi nguy hiểm Tác giả Dynarski và Scott-Clayton (2008) đề cập tới nhân tố "Chi phí giao dịch" 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan