Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển cnht ở việt nam...

Tài liệu Hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển cnht ở việt nam

.PDF
74
278
131

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................ 1 LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ................................................................................ 7 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ........................................ 7 1.1.1 Khái niệm công nghiệp hỗ trợ................................................................ 7 1.1.2 Đặc điểm công nghiệp hỗ trợ ............................................................... 11 1.1.3 Vai trò của CNHT trong nền kinh tế quốc dân.................................. 12 1.1.4 Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của CNHT ............................... 15 1.1.4.1 Nhóm nhân tố về tài nguyên............................................................... 16 1.1.4.2 Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng. ......................................................... 17 1.1.4.3 Nhóm nhân tố về chính sách. ............................................................. 17 1.2 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CNHT..................................................................................................... 18 1.2.1 Chính sách ưu đãi về thuế. ................................................................... 18 1.2.2 Chính sách hỗ trợ tín dụng. ................................................................. 19 1.2.3 Chính sách tài chính hỗ trợ đầu tư khoa học công nghệ. .................. 19 1.2.4 Chính sách tài chính hỗ trợ về mặt bằng sản xuất. ........................... 19 1.2.5 Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. ................................................................................................................... 20 1.3 Kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển CNHT. .......................................................................................................................... 20 1.3.1 kinh nghiệm về phát triển CNHT. ....................................................... 20 1.3.2 Kết luận tham khảo cho Việt Nam ...................................................... 24 1.3.2.1 Từ phía chính phủ .............................................................................. 24 1.3.3.2 Từ phía doanh nghiệp ........................................................................ 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: ................................................................................ 26 -1- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM...................................................... 27 2.1. TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM. .................................................................................................... 27 2.1.1. Khái quát thực trạng nền công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. ......... 27 2.1.2. Thực trạng công nghiệp hỗ trợ phục vụ một số ngành công nghiệp điển hình của Việt Nam ................................................................................. 33 2.1.2.1 Ngành công nghiệp hỗ trợ lắp ráp ..................................................... 33 2.1.2.2 Ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may và da-giày .................................. 34 2.1.2.3 Ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử ..................................................... 37 2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM..................................... 41 2.2.1 Chính sách ưu đãi về thuế .................................................................... 41 2.2.2 Chính sách hỗ trợ tín dụng .................................................................. 46 2.2.3 Chính sách tài chính hỗ trợ mặt bằng sản xuất ................................. 48 2.2.4 Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ cho CNHT. ............................................................................................................. 51 2.2.5 Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao .................................................................................................................... 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 : ............................................................................... 56 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM ..... 57 3.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CẦN QUÁN TRIỆT TRONG VIỆC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ........................................................... 57 3.1.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội toàn cầu và khu vực. ................................... 57 3.1.2 Môi trường kinh doanh của Việt Nam. ............................................... 58 3.1.3 Quan điểm cần quán triệt trong quá trình hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. .................................................. 59 3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM. ....................... 63 3.2.2 Một số đề xuất hoàn thiện chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. ............................................................................. 63 -2- 3.2.2.1 Giải pháp tài chính............................................................................. 63 3.2.2.2 Giải pháp phi tài chính ...................................................................... 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: ................................................................................ 71 KẾT LUẬN: ....................................................................................................... 72 Tài liệu tham khảo: ............................................................................................ 73 Danh mục viết tắt .............................................................................................. 74 -3- LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Ngày nay, các nhà sản xuất lớn trên thế giới, các tập đoàn công ty đa quốc gia chỉ nắm giữ các hoạt động như nghiên cứu và triển khai, xúc tiến thương mại, phát triển sản phẩm, còn các công đoạn sản xuất, những phần công việc trước đây vẫn nằm trong dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, hầu hết được giao cho các doanh nghiệp bên ngoài. Như vậy, các sản phẩm công nghiệp không còn được sản xuất tại một không gian, địa điểm mà được phân chia thành nhiều công đoạn, ở các địa điểm, các quốc gia khác nhau. Thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là cách tiếp cận sản xuất công nghiệp trong bối cảnh mới này. Sau 20 năm đổi mới (1986-2006), công nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, chuyển sang cơ chế thị trường, bước đầu hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy vậy, tỷ lệ giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp đang có dấu hiệu đi xuống. Theo Bộ Công Thương, năm 1995, VA/GO toàn ngành công nghiệp là 42.5%, năm 2000 chỉ còn 38.45%, năm 2005 còn 29.63%, năm 2007 đạt 26.3%, năm 2010 là 12.3%, năm 2011 chỉ còn 6.37%. Theo đó, tốc độ tăng giá trị gia tăng (GDP công nghiệp) cũng liên tục giảm sút, từ hơn 15%/năm giai đoạn 1995-2000, sang giai đoạn 2001-2005 còn 11%, đến năm 2009 chỉ còn 3,9%, năm 2010, tốc độ tăng trưởng 14% ứng với giá trị gia tăng là 7.7%, năm 2011,giá trị gia tăng công nghiệp là 13%. Có thể nói, công nghiệp vẫn phát triển theo hướng gia công, lắp ráp là chủ yếu. Một trong những lý do quan trọng của tình trạng suy giảm này là dự yếu kém của các ngành CNHT. CNHT giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nói chung cũng như ngành công nghiệp nói riêng của các nước phát triển trên thế giới, mỗi quốc gia có những giải pháp khác nhau nhằm phát triển CNHT của họ. Chính sách phát triển CNHT quốc gia cần phải phù hợp với xu hướng toàn cầu và hội nhập có hiệu quả với đời sống kinh tế quốc tế. Cùng với việc nâng cao năng lực sản xuất, nền CNHT phát triển sẽ là yếu tố mạnh nhất để thu hút và giữ chân các nhà -4- đầu tư nước ngoài một cách bền vững. Như vậy, phát triển CNHT không chỉ nhằm mục tiêu gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, mà còn là công cụ quan trọng để VN hội nhập kinh tế quốc tế nhanh chóng. Mặc dù xác định công nghiệp hỗ trợ là một mắt xích quan trọng trong phát triển kinh tế, gia tăng giá trị sản xuất và thúc đẩy công nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng các chính sách dành cho công nghiệp hỗ trợ của nước ta hiện vừa thiếu lại vừa yếu. Do đó, Việt Nam cần phải xây dựng một chính sách hợp lý để thúc đẩy phát triển, tạo tiền đề cho phát triển nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nước nhà nói riêng. Một trong những chính sách quan trọng hỗ trợ thúc đẩy CNHT đó là các chính sách tài chính. Trước tình hình trên, đề tài “Hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển CNHT ở Việt Nam” đã được chúng em lựa chọn nghiên cứu. 2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đề tài tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau: - Làm rõ khái niệm về công nghiệp hỗ trợ và vai trò của chính sách tài chính thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển. - Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách tài chính hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu là vấn đề lý luận và thực tiễn chính sách tài chính áp dụng thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: thực trạng công nghiệp hỗ trợ và các chính sách tài chính hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. 4.Phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp thống kê, phương pháp mô tả, phương pháp phân tích, dự báo,… -5- 5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ lý luận về công nghiệp hỗ trợ và các chính sách tài chính, cũng như tác động của các chính sách tài chính đó tới sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời đề tài cũng đưa ra một số gợi ý cho việc hoàn thiện chính sách tài chính cho công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. 6.Kết cấu của đề tài nghiên cứu: Chương 1: Tổng quan về CNHT và tác động của chính sách tài chính đối với sự phát triển của CNHT. Chương 2: Thực trạng chính sách tài chính phát triển CNHT ở Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển CNHT ở Việt Nam. -6- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 1.1.1 Khái niệm công nghiệp hỗ trợ Công nghiệp hỗ trợ (Supporting Industry) là một khái niệm mới xuất hiện ở Đông Á, cùng với trào lưu đầu tư trực tiếp (chủ yếu là hoạt động lắp rápassembly industry) của Nhật Bản vào các nước ASEAN (chủ yếu ở Thái Lan, Malaysia, Indonexia) giữa thập kỷ 80 và được sử dụng rộng rãi ở Đông Á từ đầu thập kỷ 90. Về mặt nội dung, thuật ngữ “supporting industry” - là một khái niệm đối xứng với “assembly industry”. Một bên là “công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện” và một bên là “công nghiệp lắp ráp”. Bản thân cụm từ “Supporting Industry” được dịch trực tiếp từ thuật ngữ gốc trong tiếng Nhật là “Suso-no Sangyou” (suso-no nghĩa là chân núi, san-gyou là công nghiệp). Nếu hình dung cấu trúc toàn bộ qui trình sản xuất một sản phẩm như một quả núi, thì các ngành công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò chân núi, còn “công nghiệp lắp ráp” đóng vai trò đỉnh núi. “Chân núi” là những ngành sử dụng tất cả các kỹ thuật gia công cơ bản (đúc, dập, gò, hàn, cắt gọt, khoan đột, uốn kéo, cán ép, tạo hình, dệt lưới, in ấn bao bì...) gia công các loại vật liệu từ các loại kim loại, tới cao su, nhựa, gốm, gỗ và các loại vật liệu tổng hợp khác, nhằm chế tạo ra các linh kiện, phụ tùng phục vụ lắp ráp. Supporting Industry ở đây được hiểu không bao hàm chế tạo vật liệu cơ bản (như các loại sắt thép, nguyên vật liệu thô). Cùng một phần chân núi (sản xuất phụ tùng linh kiện) muốn sản xuất sản phẩm gì, chỉ cần thay đổi phần đỉnh (lắp ráp). Có thể hình dung vị trí của công nghiệp hỗ trợ trong tổng thể ngành công nghiệp theo mô hình sau: -7- Ôtô Xe máy Đồ gia dụng Đồ điện tử Các nhà lắp ráp có yêu cầu về linh phụ kiện tương tự nhau Phụ tùng, linh kiện: Kim loại, nhựa, cao su, điện… Công nghiệp hỗ trợ Dập Mạ Đúc Gia công cơ khí Rèn Khuôn mẫu Hàn Xử lý nhiệt Các công đoạn sản xuất cơ bản Hình1.1: phạm vi của công nghiệp hỗ trợ (nguồn: ohno 2004) Hiện nay, ở Nhật Bản, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được hiểu là “một nhóm các hoạt động công nghiệp cung ứng các đầu vào trung gian (không phải nguyên vật liệu thô và các sản phẩm hoàn chỉnh) cho các ngành công nghiệp hạ nguồn”. Nói cách khác, CNHT nằm ở phần giữa của quá trình sản xuất, từ thượng nguồn xuống đến hạ nguồn. Đặc biệt là CNHT nên dựa vào một số công đoạn sản xuất nhất định, phục vụ một số ngành công nghiệp nhất định tương đối tương đồng nhau (hình 1.1). Việc tương đồng này làm cho chi phí sản xuất giảm, tăng dung lượng thị trường, gia tăng nguồn khách hàng và giúp CNHT phát triển nhanh hơn. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đều xác định CNHT theo cách này, bằng cách dựa trên các công đoạn sản xuất như dập, đúc, rèn, hàn, gia công cơ khí, khuôn mẫu…và bao gồm các sản phẩm chủ yếu liên quan đến 3 -8- lĩnh vực chính: các linh kiện kim loại, các linh kiện nhựa và cao su, các linh kiện điện- điện tử. Bộ Năng lượng Mỹ định nghĩa CNHT bao gồm những ngành cung cấp các quy trình cần thiết để sản xuất và hình thành sản phẩm trước khi chúng được đưa đến các ngành công nghiệp cuối cùng. Chương trình phát triển ngành CNHT hiện nay ở Mỹ bao gồm 07 ngành: các thiết bị làm nóng công nghiệp; xử lý nhiệt; rèn; hàn; luyện kim bột và các vật liệu dạng hạt; sứ cao cấp; các sản phẩm các-bon. Các nước châu Âu không sử dụng cụm từ công nghiệp hỗ trợ mà thường gọi lĩnh vực này là “các ngành cung ứng” (Supplier Industries), chỉ việc cung cấp sản phẩm từ các doanh nghiệp bên ngoài. Như vậy, có thể thấy rằng công nghiệp hỗ trợ là một khái niệm rộng, có tính chất tương đối. Dù có rất nhiều cách định nghĩa, các khái niệm CNHT đều có các điểm chung như sau: Thứ nhất, CNHT cung ứng các linh phụ kiện cho mục đích sản xuất sản phẩm cuối cùng. Thứ hai, các ngành CNHT bao gồm các công đoạn chủ yếu để sản xuất các linh kiện kim loại, nhựa và cao su, điện và điện tử, nhằm phục vụ một số ngành công nghiệp chế tạo như xe máy, ô tô, điện tử, chế tạo máy móc. Thứ ba, việc cung ứng này chủ yếu được đáp ứng bởi hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa có trình độ công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm có độ chính xác lớn, thực hiện các cam kết hợp đồng với khách hàng một cách chuẩn mực. Thứ tư, khách hàng cuối cùng của các ngành CNHT là nhà lắp ráp, do vậy, thị trường của CNHT không rộng như sản xuất sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. Thị trường hàng hoá của họ thu hẹp hơn, có những nhóm sản phẩm nằm ở phần thị trường rất hẹp và chỉ dành cho một số khách hàng nhất định. Đây chính là khó khăn lớn nhất của phát triển CNHT. Mặc dù vậy, sản -9- xuất CNHT lại trở nên hấp dẫn và tương đối ổn định nếu doanh nghiệp phụ trợ đó tìm được khách hàng dài hạn, hoặc tìm được thị trường “ngách” cho mình. Ở Việt Nam, cụm từ “công nghiệp phụ trợ” bắt đầu được nhắc tới một cách tương đối rộng rãi từ năm 2003. Tuy nhiên, thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” đã được chính thức hoá để chỉ vấn đề này, lần đầu ở Việt Nam từ năm 2007, trong “Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến 2010, tầm nhìn đến 2020” Bộ Công Thương soạn thảo và Thủ tướng phê duyệt. Trong đó, CNHT được định nghĩa: “Hệ thống công nghiệp hỗ trợ là hệ thống các nhà sản xuất (sản phẩm) và công nghệ sản xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng… cho khâu lắp ráp cuối cùng”. Trong bản quy hoạch này, CNHT được phân chia thành hai thành phần chính, phần cứng liên quan đến sản xuất và phần mềm là hệ thống dịch vụ công nghiệp và marketing. Năm nhóm ngành đã được Chính phủ chỉ định ưu tiên phát triển CNHT và được hoạch định kế hoạch phát triển cụ thể, đó là: điện tử, cơ khí chế tạo, ô tô, dệt may, da giày. Hình 1.2: Khái niệm CNHT của Việt Nam( Nguồn: Bộ Công nghiệp 2007) - 10 - Như vậy, có thể thấy khái niệm của Việt Nam có nét khác biệt so với các khái niệm ở các quốc gia khác: Thứ nhất, CNHT được xác định rộng hơn, từ khâu sản xuất nguyên vật liệu đến cả các dịch vụ công nghiệp. Có thể thấy khái niệm này làm cho các ngành CNHT mở rộng ra rất nhiều, không chỉ bao gồm một số lĩnh vực công nghiệp,không chỉ tập trung các DNNVV mà cả các doanh nghiệp lớn, và điều này đồng nghĩa với việc rất khó có thể tạo ra được trọng tâm trong CNHT; Thứ hai, Các ngành CNHT không xác định trên đặc thù sản phẩm của ngành sản xuất hỗ trợ (cơ khí chế tạo, nhựa, điện tử…)- phần tạo ra giá trị gia tăng lớn mà xác định dựa trên cơ sở của các ngành lắp ráp- có giá trị gia tăng không đáng kể. 1.1.2 Đặc điểm công nghiệp hỗ trợ Thứ nhất, CNHT là ngành công nghiệp thâm dụng vốn. Ngành công nghiệp hỗ trợ đòi hỏi trang bị những máy móc thiết bị hiện đại, chi phí cao. Không giống như những ngành công nghiệp hình thành sản phẩm cuối cùng, ngành CNHT đòi hỏi sự đầu tư tốn kém về nhân lực chất lượng cao và trang thiết bị yêu cầu hiện đại, đổi mới.Ví dụ, một máy ép nhựa có giá tới hàng trăm nghìn USD và đòi hỏi ít lao động với trình độ cao với chức năng điều khiển thiết bị, kiểm tra kỹ thuật là chính. Thứ hai, CNHT là ngành công nghiệp có độ phủ rộng, bao quát một phạm vi rộng lớn các lĩnh vực sản xuất. Sản phẩm của CNHT có mối liên hệ mật thiết với các ngành công nghiệp khác như công nghiệp lắp ráp, chế tạo,… Một sản phẩm đầu ra cuối cùng bao gồm các chi tiết, linh kiện khác nhau- là sản phẩm của nhiều bộ phận, lĩnh vực của ngành công nghiệp hỗ trợ. Một doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ có thể cung cấp linh kiện cho nhiều loại sản phẩm khác nhau, ví dụ, doanh nghiệp chế biến đồ nhựa có thể phục vụ cho công nghiệp sản xuất đồ điện, công nghiệp ô tô, xe - 11 - máy, đóng tàu,….Vì vậy, yêu cầu của CNHT là sự nghiêm ngặt về công nghệ và tính chính xác trong tiêu chuẩn kỹ thuật. Thứ ba, CNHT có tính hiệu quả tăng theo quy mô. Chi phí đầu tư ban đầu tương đối lớn do đó quy mô sản xuất phải đủ lớn để có thể trang trải các chi phí đó. Nếu sản xuất với quy mô nhỏ thì khả năng cạnh tranh thấp và khó có thể tồn tại trong điều kiện môi trường kinh doanh khắc nghiệt hiện nay. 1.1.3 Vai trò của CNHT trong nền kinh tế quốc dân. Thứ nhất, CNHT là nền tảng cho nền kinh tế. CNHT đảm bảo tính chủ động cho nền kinh tế, việc cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện, bán thành phẩm ngay trong nội địa làm cho nền công nghiệp chủ động hơn, không bị lệ thuộc vào nước ngoài và sự biến động của kinh tế toàn cầu. CNHT phát triển đồng nghĩa với việc hạn chế tỷ lệ nhập siêu. Phải nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện cho sản xuất lắp ráp khiến cho hầu hết các nước đang phát triển lâm vào tình trạng nhập siêu. Phát triển CNHT giúp khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có trong nước, giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu , giảm xuất khẩu tài nguyên từ đó ổn định cán cân xuất nhập khẩu, đồng thời hạn chế được sự biến động của tý giá hối đoái, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ hai, CNHT là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh và đầy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước. Mỗi sản phẩm có thể chia thành ba giai đoạn chính: thượng nguồn gồm các công đoạn nghiên cứu - triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện chính; trung nguồn là công đoạn lắp ráp, gia công; hạ nguồn là thương hiệu, tiếp thị, xây dựng mạng lưới lưu thông, khai thác và tiếp cận thị trường. Các giai - 12 - đoạn thượng nguồn và các hạ nguồn là khu vực tạo ra giá trị gia tăng cao. Đây chính là công đoạn của các ngành CNHT. Như vậy, một quốc gia có thể tạo ra giá trị gia tăng của các sản phẩm công nghiệp khi khu vực thượng nguồn với nguyên phụ liệu, linh kiện được cung ứng ngay trong nước. Chi phí của sản phẩm giảm do cắt giảm được chi phí lưu kho, vận chuyển, bảo hiểm, tận dụng nhân công ngay trong nước, thay vì nhập khẩu các yếu tố sản xuất làm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp trong ngành CNHT có xu hướng chuyên môn hóa vào một công đoạn của quá trình sản xuất đồng thời cũng thực hiện hợp tác với nhau nhằm hoàn thiện và tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, sự chuyên sâu vào một lĩnh vực góp phần nâng cao năng suất sản xuất và hiệu quả hoạt động. CNHT tăng trưởng nhanh thúc đẩy toàn bộ ngành công nghiệp phát triến, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp trong tổng thể nền kinh tế, đầy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước. Thứ ba, CNHT phát triển có hiệu quả tạo điều kiện thu hút được đầu tư nước ngoài FDI và tạo tăng trưởng bền vững. Những vấn đề được các công ty đa quốc gia (MNCs) cân nhắc trước khi quyết định đầu tư vào một quốc gia nào đó là sự ổn định về chính trị, nhân công sẵn có với giá rẻ và sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ. Vai trò của nhân công giá rẻ ngày càng giảm đi bởi trong tổng chi phí tạo ra một sản phẩm thì chi phí lao động là rất nhỏ so với chi phí về linh kiện phụ tùng. Ví dụ như trong sản xuất sản phẩm điện gia dụng thì chi phí lao động chỉ chiếm 10% trong đó chi phí về linh kiện, phụ tùng chiếm tới 70%. Nếu như chi tiết linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài sẽ phải gánh thêm các khoản chi phí vận chuyển, bảo quản và rủi ro do chậm trễ từ đó làm hạn chế tốc độ tăng trưởng của MNCs đó. Muốn thu hút đầu tưu nước ngoài, CNHT phải đi trước một bước, tạo cơ sở hạ tâng để cung cấp sản phẩm đầu vào cần thiết cho công nghiệp lắp ráp, bởi lẽ các tập đoàn, các công ty lớn về lắp ráp cũng chỉ giữ lại trong quy trình của mình các khâu nghiên - 13 - cứu, phát triển sản phẩm và lắp ráp thay vì tất cả gói gọn trong một công ty hay một nhà máy. Điều này đặc biệt đúng trong các ngành sản xuất các loại máy móc, là những ngành đang phát triển mạnh ở Đông Á. Các mặt hàng này thường có hàng trăm hàng ngàn các bộ phận, linh kiện ở nhiều tầng lớp từ giản đơn đến những loại công nghệ cao. Đối với các công ty nước ngoài đầu tư vào ngành sản xuất này thì tỷ lệ nội địa hóa càng cao càng có lợi. Trên thực tế, phí tổn về linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian trong những sản phẩm thuộc ngành này chiếm trên 70% tổng giá thành do đó khả năng nội địa hóa quyết định đến thành quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, tỷ lệ của chi phí công nghiệp hỗ trợ càng cao thì môi trường đầu tư cang hấp dẫn. Chừng nào CNHT còn chưa phát triển thì công ty đầu tư nước ngoài còn dè chừng trong việc quyết định đầu tư , thì tiềm năng phát triển của FDI còn hạn chế. Thứ tư, CNHT là cơ sở thực hiện hội nhập toàn cầu. Các tập đoàn công nghiệp đa quốc gia ngày càng có vai trò chi phối và có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ hệ thống kinh tế thế giới, các quốc gia đang và kém phát triển cũng không nằm ngoài sự chi phối đó. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, khi các quan hệ hợp tác được thiết lập, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sẽ là một bộ phận hiện hữu trong các sản phẩm của các MNCs. Phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là cách tốt nhất để các nước đang phát triển nâng cao sức mạnh của mình và tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế vì giá trị sản xuất của CNHT sẽ được nằm trong chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực cũng như toàn cầu. Hội nhập kinh tế quan trọng hơn cả là ở giai đoạn thượng nguồn, đó chính là giai đoạn nghiên cứu - triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện chính. CNHT là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Nếu như CNHT không phát triển sẽ làm cho các công ty thực hiện khâu lắp ráp và hoàn thiện thành phẩm sẽ bị ngừng trệ, không có sản phẩm đầu ra đồng nghĩa với việc không có doanh thu, lợi nhuận, không đạt được mục tiêu cuối cùng. - 14 - Thứ năm, CNHT phát triển khuyến khích ứng dụng và sử dụng công nghệ cao, góp phần bảo vệ môi trường. Lao động trong CNHT sẽ khuyến khích, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, trong khi công nghiệp lắp ráp là những công việc đơn thuần không đòi hỏi tay nghề cao và công nhân không có cơ hội tiếp cận đổi mới khoa học kỹ thuật. CNHT đòi hỏi công nghệ cao bởi là ngành công nghiệp sản xuất ra từng chi tiết, linh kiện nên các yêu cầu về thông số kỹ thuật rất khắt khe. Khi áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất cùng với áp dụng các trang thiết bị cần thiết xử lý rác thải công nghiệp, bảo vệ môi trường. Cuối cùng, phát triển CNHT là điều kiện đủ đề phát triển các cụm liên kết ngành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế vùng thông qua việc xây dựng mạng lưới các nhà cung ứng sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp khác. 1.1.4 Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của CNHT Sự phát triển của CNHT phụ thuộc vào các nhân tố theo sơ đồ: - 15 - Nhân lực Tài nguyên Tài nguyên thiên nhiên Vị trí địa lý Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của CNHT Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng xã hội Chính sách Ưu đãi và chính sách của chính phủ Sơ đồ 1.1.4: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của CNHT 1.1.4.1 Nhóm nhân tố về tài nguyên. Thứ nhất, nguồn nhân lực có tay nghề cao, trình độ chuyên môn, tính chủ động sáng tạo là những yếu tố cần thiết quyết định tới sự phát triển của CNHT. CNHT là ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao trong việc sản xuất các phụ tùng linh kiện bởi tính chính xác cao của nó, vì thế yếu tố về con người rất quan trọng, đây là nhân tố tạo ra những thành tựu trong khoa học công nghệ và là nhân tố thực hiện, điều khiển mọi quy trình hoạt động trong CNHT. Thứ hai, sự dồi dào về tài nguyên thiên nhiên là nhân tố tích cực thúc đầy sự phát triển của CNHT. - 16 - Sự phát triển của các công ty đa quốc gia, các tổ chức kinh tế, tài chính làm đầy mạnh hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm tận dụng những lợi thế so sánh của nước nhận đầu tư về nhân công giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú từ đó mà giảm được những chi phí cần thiết, tối đa hóa lợi nhuận. Hoạt động đầu tư nước ngoài phát triển đồng nghĩa với việc các MNCs đó hay chính các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội mở rộng hoạt động cung ứng các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, chi tiết, linh kiện, bán thành phẩm thay vì nhập khẩu các yếu tố đó từ nước đầu tư làm gia tăng giá trị cho ngành công nghiệp hỗ trợ. Thứ ba, vị trí địa lý cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của CNHT. Vị trí địa lý giúp hình thành các cụm công nghiệp hỗ trợ, liên kết chặt chẽ giữa các khu công nghiệp hỗ trợ mà từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của CNHT trong nước. Ngoài ra với vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện dễ dàng cho việc thiết lập các mối quan hệ, các đơn đặt hàng với đối tác, giảm thiểu các chi phí vận chuyển, đi lại. 1.1.4.2 Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng. Thứ nhất là nhân tố về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Hệ thống cơ sỏ hạ tâng kỹ thuật bao gồm đường sá, cầu cống, kho tàng, bến bãi, hệ thống dịch vụ ngân hàng, tư vấn, thiết kế và sự phát triển của khoa học kỹ thuật là yếu tố cần thiết cho tổng thể ngành công nghiệp nói chung và CNHT nói riêng. Các yếu tố trong hệ thống cơ sở hạ tầng giúp các hoạt động của CNHT diễn ra đều đặn, thường xuyên từ đó góp phần làm tăng tỷ trọng của CNHT trong nền kinh tế. Thứ hai là nhân tố về cơ sở hạ tầng xã hội. Sự ổn định về kinh tế chính trị và các dịch vụ đảm bảo như chăm sóc sức khỏe, giáo dục y tế cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của CNHT 1.1.4.3 Nhóm nhân tố về chính sách. Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ của chính phủ là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của bất cứ ngành nghề nào, bao gồm các chính sách quản lý và điều - 17 - hành, chính sách tài chính như các chính sách về thuế, về tín dụng, chính sách kích cầu, chính sách về hoạt động hỗ trợ kinh phí, hoạt động bảo lãnh, xây dựng các quỹ phát triển ý tưởng đồi mới công nghệ,chính sách khuyến khích sử dụng lao động, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách phát triển ngành vùng… Các chính sách tích cực từ phía chính phủ giúp doanh nghiệp có được nhiều cơ hội hơn để phát triển, mở rộng quy mô, thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. 1.2 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CNHT 1.2.1 Chính sách ưu đãi về thuế. Thứ nhất, chính sách thuế thúc đầy đầu tư phát triển CNHT. Ngoài việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, chính sách ưu đãi thuế còn tập trung thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất vào CNHT thông qua ưu đãi thuế suất nhập khẩu nguyên vật liệu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ ở nước có nền CNHT tương đối phát triển như Thái Lan, nhà nước thực hiện hỗ trợ bằng cách đưa ra các mức thuế suất nhập khẩu thấp đối với thiết bị điện tử và những bộ phận dùng để sản xuất hàng xuất khẩu hay như ở Malaysia, các chính sách ưu đãi thuế của Malaysia đối với các doanh nghiệp trong nước được chia là 3 loại: loại 1 là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong khoảng từ 70% đến 100% thu nhập hợp pháp trong vòng từ 5 tới 10 năm; loại 2 là trợ cấp thuế đầu tư 60% đến 100% chi phí vốn hợp lệ trong vòng 5 đến 10 năm có thể được bù bằng 70% đến 100% thu nhập hợp pháp; loại 3 là trợ cấp tái đầu tư: 60% chi phí vốn hợp lệ có thể được bù bằng 70% đến 100% thu nhập hợp pháp. Nhà đầu tư lần đầu tiên có thể lựa chọn hoặc loại 1 hoặc loại 2. Thứ hai, những chính sách ưu đãi về thuế trong thu hút FDI. Thực tế cho thấy, hầu hết các quốc gia muốn phát triển CNHT đều bằng cách thực hiện các chính sách thu hút FDI. Các chính sách thuế ưu đãi như giảm thuế xuất nhập khẩu, tạo lập các khu thương mại tự do từ đó mà việc chuyển dịch vốn và công - 18 - nghệ dễ dàng hơn. Ví dụ, ở Singapore, thu hút FDI vào những ngành công nghiệp hỗ trợ bằng cách áp dụng miện thuế trong vòng 5 năm và sau đó đưa ra mức thuế suất ưu đãi 10% trong 5 năm tiếp theo, hay ở Malaysia cũng khuyến khích thu hút FDI bằng cách đưa ra những chính sách ưu đãi về mặt bằng và thuế như miễn thuế trong 5 năm đầu hoạt động và sau đó giảm tiếp 30% thuế thu nhập doanh nghiệp nếu công ty đặt trụ sở tại Hành lang Đông bán đảo Malaysia và 15% đối với khu vực khác. 1.2.2 Chính sách hỗ trợ tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là tiền đề cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi phối rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh mà nguồn vố tín dụng vẫn là nguồn vốn cơ bản. Do đó, những chính sách tín dụng của chính phủ có tác dộng tích cực đối với các doanh nghiệp CNHT trong việc huy động vốn đề thực hiện hoạt dộng sản xuất kinh doanh, thông qua các hình thức bảo lãnh tín dụng, hợp đồng thuê mua tài chính,..Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho quá trình vay vốn của các doanh nghiệp CNHT được diễn ra thuận lợi hơn, đưa ra các chính sách hỗ trợ về lãi suất, cam kết với ngân hàng Nhà nước trong việc cho các doanh nghiệp này vay vốn, hay cho phép gia hạn các khoản tín dụng một các hợp lý nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 1.2.3 Chính sách tài chính hỗ trợ đầu tư khoa học công nghệ. Chính phủ nhiều nước đã áp dụng các biện pháp để thúc đầy các doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới thiết bị và công nghệ. Ngoài các biện pháp giúp đỡ như tư vấn, cung cấp thông tin kỹ thuật và công nghệ, chính phủ còn hỗ trợ về thuế, tín dụng, trợ cấp cụ thể để đầu tư trang thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng khuyến khích phát triển CNHT. Việc hỗ trợ đầu tư khoa học công nghệ có ý nghĩa to lớn trong việc giúp quốc gia đó tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật mà từ đó rút ngắn khoảng cách lạc hậu, tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm ngành, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hoàn thiện chính sách vĩ mô của chính phủ. 1.2.4 Chính sách tài chính hỗ trợ về mặt bằng sản xuất. - 19 - Chính sách hỗ trợ về hạ tầng cơ sở có tác động khá lớn tới sự phát triển của CNHT. CNHT là ngành còn non trẻ vì thế nên điều kiện tiếp cận vị trí địa lý thích hợp cho việc phát triển đồng bộ về khoa học, lao động, vận chuyển là rất cần thiết. Những ưu tiên về dành quỹ đất để phát triển các khu công nghiệp phụ trợ, xây dựng các trung tâm nguyên vật liệu đầu vào là những ưu tiên đúng đắn của chính phủ đối với CNHT. Các dự án đầu tư khu, cụm công nghiệp sẽ thực sự có hiệu quả nếu được hưởng các ưu đãi như tiền sử dụng đất, tiền thuê mặt bằng, các ưu tiên trong việc thực hiện phê duyệt, thẩm định dự án. 1.2.5 Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực cho CNHT là vô cùng cần thiết. Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực ở mọi địa phương, xem xét khả năng hỗ trợ doanh nghiệp kinh phí trong việc thuê chuyên gia kỹ thuật nước ngoài trong một số năm đầu; xây dựng mô hình liên kết chặt chẽ giữa các khu công nghiệp hỗ trợ với các viện nghiên cứu nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho đối tượng lao động từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 1.3 Kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển CNHT. 1.3.1 kinh nghiệm về phát triển CNHT. Thứ nhất, miễn thuế, giảm thuế thúc đầy đầu tư. Thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp hỗ trợ, Thái Lan đưa ra mức thuế suất nhập khẩu thấp đối với các thiết bị điện tử và những bộ phận dùng để sản xuất hàng xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan đưa ra các ưu đãi như miễn thuế đất 8 năm bất kể vị trí, giảm 50% thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập khẩu đối với các dự án nằm ở khu vực bên trong và gần Bangkok, khu vực nông thôn và loại bỏ hạn chế vốn đầu tư nước ngoài năm 1996. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho nền công nghiệp Thái Lan có thể cạnh tranh với thị trường quốc tế. - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan