Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng người phụ nữ trong thơ nguyễn bính...

Tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong thơ nguyễn bính

.PDF
69
862
121

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN ĐẶNG VŨ TRƯ ỜNG MSSV: 6106366 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Ngữ Văn CBHD: ThS.GV. NGUYỄN THỊ KIỀU OANH Cần Thơ, năm 2013 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái quát về phong trào Thơ mới 1.2 Cuộc đời - sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bính 1.2.1 Cuộc đời Nguyễn Bính 1.2.2 Sự nghiệp sáng tác 1.2.3 Quan điểm và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bính 1.3 Vấn đề hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm văn học Việt Nam CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 2.1 Hình tư ợng người mẹ tảo tần khuya sớm với những cung bậc tình cảm trong cuộc sống đời thường 2.2 Hình tư ợng người vợ với những nét đẹp truyền thống 2.3 Hình tư ợng người con gái với vẻ đẹp trong sáng trong tình yêu CHƯƠNG 3: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 3.1 Hình tượng người mẹ tinh thần của cách mạng 3.2 Hình tư ợng người chinh phụ 3.3 Hình tượng người nữ chiến sĩ anh hùng KẾT LUẬN MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vấn đề con nguời từ lâu đã trở thành một trong những thước đo quan trọng trong việc đánh giá giá trị của một tác phẩm văn học nói riêng, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá vị trí các hiện tượng văn học trong tiến trình văn học nói chung. Vì vậy, để phân tích một tác phẩm thơ ca, truớc hết phải chú ý đến quan niệm và tư tưởng chi phối nghệ thuật sáng tác cũng như hình tư ợng nhân vật trong tác phẩm của tác giả. Hình tuợng nhân vật là một điểm mấu chốt để khám phá tài năng đích thực của tác giả cũng như những đóng góp của họ trong nền văn học. Ngoài ra hình tượng nhân vật chính là yếu tố trung tâm trong thế giới nghệ thuật của một tác phẩm văn học, góp phần bộc lộ quan niệm nghệ thuật của một tác giả hay một truờng phái, trào lưu văn học. Trong suốt tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta không thể không đề cập tới phong trào Thơ mới, một phong trào đã đánh dấu sự phát triển rực rỡ của thể loại thơ ca với các tên tuổi như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử…. Trong đó, Nguyễn Bính hiện lên như một vì sao sáng lạ với một phong cách nghệ thuật “Chân quê”. Các sáng tác của ông thể hiện hình ảnh làng quê mộc mạc, những cảnh sinh hoạt giản dị, những con người quê mùa, chất phác và thân thiện. Có thể nói, thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính khá phong phú và đa dạng trong đó, thi nhân dành nhiều tình cảm ưu ái cho con người và nổi bật hơn hết là hình ảnh người phụ nữ. Nhìn nhận một cách tổng thể, hầu hết các nhân vật trữ tình được đề cập trong tác phẩm của Nguyễn Bính đa số là hình ảnh người phụ nữ. Đó là những vần thơ mang dáng hình của người mẹ hiền luôn yêu thương con, tảo tần khuya sớm vất vả để nuôi con và luôn sẵn sàng hi sinh vì con. Cũng t ừ những vần thơ mượt mà ấy hiện lên hình ảnh của những người vợ thủy chung son sắt, hình ảnh người con gái từ những cô thôn nữ quê mùa mộc mạc đến những cô gái thị thành khuê các. Trong chiến đấu thì đó l ại là hình ảnh của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, người mẹ tinh thần của cách mạng, người vợ hiền dịu nơi hậu phương có chồng đi chiến đấu, ngoài ra còn là hình ảnh của những nữ chiến sĩ anh hùng luôn s ẵn sàng chiến đấu và hi sinh vì sự nghiệp của Tổ quốc. 1 Từ những lí do đó đã tạo sự hứng thú và thôi thúc người viết chọn vấn đề “Hình tuợng nguời phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. Với đề tài này, người viết hướng vào tìm hiểu, phân tích hệ thống hình tượng người phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính để góp phần làm sáng tỏ hơn sự đổi mới về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật trong việc khắc họa hình tuợng nguời phụ nữ trong thơ của ông. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Bính là một cây bút tên tuổi trong phong trào Thơ mới Việt Nam. Thơ ông đặt ra nhiều vấn đề và cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về những sáng tác của ông. Vấn đề “Hình tượng người phụ nữ trong thơ nguyễn Bính” là một đề tài không phải hoàn toàn mới mẻ và cũng đã có những bài viết, những công trình nghiên cứu đề cập đến nhưng chỉ mới dừng lại ở sự khơi gợi, khái quát vấn đề. Xoay quanh vấn đề nghiên cứu thơ ca của Nguyễn Bính đã có r ất nhiều công trình nghiên cứu gắn liền với nhiều tên tuổi lớn như: Về một cuộc cách mạng trong thơ ca - Phong trào thơ mới của Phan Cự Đệ, công trình Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân, công trình Nguyễn Bính – Về tác gia và tác phẩm của Hà Minh Đức, công trình Tinh hoa Thơ mới – Thẩm bình và suy ngẫm của Lê Bá Hán , với công trình “Nguyễn Bính – Tác giả, tác phẩm và tư liệu” của Nguyễn Bích Thuận, công trình “Nguyễn Bính – Tác phẩm và dư luận” của Tôn Thảo Miên, công trình “Nguyễn Bính nhà thơ chân quê” của Đoàn Thị Đặng Hương … Nhìn chung các tác giả đã khai thác, phân tích khá cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca, phong cách sáng tác, những hình ảnh – hình tượng…trong thơ của Nguyễn Bính. Các tác giả đều nghiên cứu với mục đích khám phá những hình ảnh, giá trị trong thơ Nguyễn Bính và cũng góp phần đem đến cho người đọc những thông tin, sự hiểu biết rõ và sâu rộng hơn về Nguyễn Bính và thơ của ông từ nhiều góc độ. Sau đây là những phân tích, nhận xét tiêu biểu của các tác giả trong các công trình nghiên cứu: Xét về góc độ bình đẳng giới trong xã hội, Hà Minh Đức trong quyển “Nguyễn Bính – Tác gia và tác phẩm” đã nh ận xét: “Sự bất bình đ ẳng trong quan hệ nam nữ, thói đời tráo trở, bạc tình và những định kiến nặng nề trong cuộc đời cũ với người phụ nữ đã tư ớc đi của họ quyền được yêu đương và sống hạnh phúc. Nguyễn Bính đã viết những câu thơ giàu cảm thương với cô hàng xóm bạc phận, với cảnh đời “Lỡ bước sang ngang” và sự chờ đợi vô vọng của cô lái đò. Những người con gái trong thơ 2 Nguyễn Bính thật đáng yêu. Họ có nhiều nét hiền lành, duyên dáng của người phụ nữ truyền thống như cô gái quê bên khung cửi, cô lái đò, cô hái mơ.” [7; tr.31]. Như vậy, có thể thấy rằng, Hà Minh Đức đã tiếp cận hình tượng người phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính trên bình diện xã hội học. Nhà nghiên cứu đã đi sâu vào v ấn đề thân phận của người phụ nữ, cụ thể, họ phải chịu những bất công ngang trái từ những định kiến của xã hội cũ trong v ấn đề tình yêu và hạnh phúc cá nhân. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cũng đã không quên khám phá nh ững vẻ đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ. Tất cả những điều đó cho thấy, thân phận người phụ nữ không chỉ là mối quan tâm của các nhà văn, nhà thơ mà còn là nguồn cảm hứng, mối suy tư, trăn trở của các nhà nghiên cứu. Khảo sát về thế giới nhân vật trong thơ Nguyễn Bính, trong quyển Tinh hoa Thơ mới – Thẩm bình và suy ngẫm, Lê Quang Hưng đã nhận định: “Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính thật đầy ắp sự việc và phong phú nhân vật. Không một thi sĩ Thơ mới nào đem lại cho ta cảm giác đầy đủ, sung mãn trên phương diện này như Nguyễn Bính... Ngoài một cái tôi “chân quê” rồi “đa đoan nhuốm bụi kinh thành”, rồi “xuân tha hương”, ấy là những con người ruột thịt yêu dấu như bà mẹ vất vả “lo liệu đủ trăm chiều”, như người chị từng bảo ban, chia sẻ tâm tình, ngư ời em – người bạn gái thuở nhở với những trò chơi “hoa với rượu” thật hồn nhiên. Thơ Nguyễn Bính là tiếng lòng của bà mẹ nuốt nước mắt vào trong để động viên con gái đi lấy chồng, là lời thổn thức đắng cay của người chị “lỡ bước sang ngang”, “Một đi bảy nổi ba chìm, Trăm cay nghìn đ ắng con tim héo dần”, là tâm trạng nhớ nhung của những cô gái bên thoi tơ, khung cửi… Ông ngậm ngùi xót xa với cô lái đò “đành lỗi hẹn với tình quân” “Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông” [8; tr.155]. Không chỉ dừng lại ở việc ca ngợi thơ Nguyễn Bính bằng một đánh giá chung chung, Lê Quang Hưng đã chỉ ra rất cụ thể những hình ảnh của “thế giới nhân vật đa dạng” bao gồm những hình ảnh của người mẹ, người chị, người con gái với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Và đó cũng là những hình tượng mà chúng tôi sẽ khảo sát trong luận văn này. Xoay quanh vấn đề vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính có bài viết Tình yêu trong thơ Nguy ễn Bính của Thanh Việt trong “Nguyễn Bính tác giả trong nhà trường”: “Nguyễn Bính luôn nghĩ đến mối tình thủy chung, đến với những người con gái biết chung tình với những mối tình không dứt, với cuộc sống đoàn viên [13; tr.71]: 3 Cùng vấn đề này, trong công trình “Nguyễn Bính – Tác phẩm và dư luận”, Lê Tiến Dũng nhận định: “Chuyện tình duyên của Nguyễn Bính đều là chuyện không thành cả. Nên mùa xuân của ông cũng là mùa xuân “tính sổ” sự lỡ làng của tình duyên. Trong Mưa xuân, tác giả kể chuyện hẹn hò của đôi trai gái đêm xuân nghe hát chèo. Nhưng chàng trai lỡ hẹn. Tiếng trống chèo càng náo nức bao nhiêu thì nỗi buồn bâng khuâng của cô gái càng thấm thía bấy nhiêu”: Chờ mãi anh sang anh chẳng sang Thế mà hôm nọ hát bên làng Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng (Mưa xuân) Cái giọng có chút hờn trách, nhưng đầy thương cảm. Đó là giọng trách yêu, trách mà không nỡ giận. Đấy cũng là cái đôn h ậu của tâm hồn người phụ nữ Việt Nam”[15; tr.179]. Nhìn chung, đối với hình tượng người phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính, hai tác giả trên đã có sự phân tích, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu, nhưng đó chỉ là một trong những vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính. Về phương diện nghệ thuật, trong công trình Nguyễn Bính – Tác giả, tác phẩm và tư liệu do Nguyễn Bích Thuận biên soạn có bài viết Lỡ bước sang ngang của Hoàng Như Mai, ông nhận xét: “Những từ ngữ, hình ảnh, tình huống Nguyễn Bính đưa vào trong bài thơ hòa âm hòa đi ệu với những gì đã s ẵn có trong các tâm hồn Việt Nam thuấn nhuần ca dao dân ca và các truyện Nôm nổi tiếng của dân tộc (như Truyện Kiều). Khi Nguyễn Bính nói “Lỡ bước sang ngang”, “Cách mấy mươi sông sâu” thì thể hiện trong tâm trí đọc giả cái hình ảnh mười hai bến nước, “Chiếc bách giữa dòng” thường được ví với thân phận người phụ nữ…. Nguyễn Bính tỏ ra rất mực tài tình trong nghệ thuật diễn tả. Nhưng trước hết và trên hết, yếu tố quyết định giá trị của tác phẩm lừng danh này là chất nhân văn của nó, là tình thương, lòng trắc ẩn thực sự của nhà thơ đối với thân phận người phụ nữ trong bài thơ, nó cũng là chung cho đông đảo phụ nữ trong xã hội cũ và c ả không ít phụ nữ ngày nay” [21; tr.39]. Tác giả Hoàng Như Mai phân tích khá cụ thể các khía cạnh ngôn từ, hình ảnh, tình huống trong bài thơ Lỡ bước sang ngang Nguyễn Bính, đây sẽ là vấn đề rất hữu dụng cho người viết trong quá trình tìm hiểu phân tích các tác phẩm của Nguyễn Bính. 4 Nhìn chung, những công trình nghiên cứu, các ý kiến đánh giá trên đã nhìn nhận hình tượng người phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính ở nhiều góc độ khác nhau. Dù mới chỉ dừng lại ở sự khơi gợi, khái quát nhưng đó là những gợi ý có giá trị, hữu ích cho việc nghiên cứu đề tài “Hình tư ợng người phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính” của chúng tôi. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, người viết hướng tới những mục đích sau: Thứ nhất: chúng tôi muốn tìm hiểu, khám phá những đặc điểm về nội dung và đặc sắc nghệ thuật thể hiện hình tượng người phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính. Từ đó làm bật lên tâm tư, tình cảm mà tác giả đã g ửi gắm vào trong tác phẩm của mình. Thứ hai: chúng tôi mong muốn đề tài này sẽ góp phần vào việc nghiên cứu về nhà thơ Nguyễn Bính nói chung. Từ đó có thể thấy được những đóng góp của Nguyễn Bính trong tiến trình phát triển thơ ca Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Thứ ba: từ việc nghiên cứu đề tài, người viết có điều kiện hiểu sâu hơn, hiểu rõ hơn về những nét đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam thông qua hình tượng những người phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính. 4. Phạm vi nghiên cứu Do có sự giới hạn về đề tài nghiên cứu nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu sâu vào vấn đề “Hình tư ợng người phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính”. Vì vậy, người viết chỉ đi vào phân tích làm nổi bật hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam dưới nhiều khía cạnh khác nhau trong thơ ông để nhằm làm toát lên vẻ đẹp hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính. Bên cạnh đó, để đề tài mang tính khách quan hơn, người viết có sự tham khảo, mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các tác phẩm của các tác giả khác để có sự so sánh, đối chiếu cụ thể hơn. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện việc nghiên cứu vấn đề này, người viết đã sử dụng một số phương pháp và thao tác nghiên cứu chủ yếu như sau: 5 Phương pháp lịch sử: vận dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu lịch sử vấn đề, nghiên cứu tiểu sử của tác giả và lịch sử phê bình về thơ của Nguyễn Bính…để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu đề tài luận văn một cách khoa học và chính xác, phù hợp với từng giai đoạn của từng tác phẩm và cũng như để góp phần đánh giá đúng hơn những giá trị văn hóa, nhân văn mà nhà thơ mang đến cho người đọc thông qua tác phẩm. Phương pháp hệ thống: người viết sử dụng phương pháp hệ thống trong quá trình nghiên cứu nhằm có được một cái nhìn hệ thống về vấn đề hình tư ợng người phụ nữ Việt Nam trong thơ của Nguyễn Bính cũng như quan đi ểm của ông về con người và số phận con người. Để từ đó có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về phong cách, quan điểm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bính. Phương pháp so sánh, đối chiếu: là đối chiếu với những tài liệu nghiên cứu khác để có được kết quả nghiên cứu thật chính xác và mang tính khách quan hơn. Đồng thời, có sự so sánh với những vần thơ viết về người phụ nữ trong thơ của các thi nhân cùng thời với Nguyễn Bính để thấy được nét riêng trong cảm quan về người phụ nữ của Nguyễn Bính. Ngoài ra, người viết còn kết hợp sử dụng các thao tác khác như chứng minh, phân tích, bình giảng… để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái quát về phong trào Thơ mới Những năm đầu của thập kỉ 30, cuộc sống xã hội có nhiều thay đổi do ảnh hưởng văn hóa phương Tây dẫn đến hình thành ý thức cá nhân trong giới trí thức Tây học, từ đó cái “Tôi” cá nhân trong văn học ra đời với ý thức khẳng định cá nhân và đòi hỏi những quyền tự do cá nhân tuyệt đối. Nhưng đã gặp phải trở ngại do sự ngăn cản, phản đối quyết liệt của chế độ và lực lượng nho giáo cũ. Phong trào Thơ mới được hình thành trong giai đoạn này, kể từ năm 1932 và phát triển mạnh mẽ cho đến Cách mạng tháng Tám 1945. Phong trào mở đầu bằng cuộc tranh luận sôi nổi, gay gắt giữa Thơ mới – Thơ cũ. “Thơ mới” thể hiện cái tôi cá nhân trong sáng tác, thoát khỏi sự ràng buộc của thi pháp Đường luật trong thơ, tác giả có quyền đem quan điểm tình yêu cá nhân lãng mạn của mình vào trong tác phẩm, mở ra một khuynh hướng thẩm mĩ và tư duy nghệ thuật mới của các nhà thơ mới. Ý thức về cái “Tôi” đã đem đ ến một sự đa dạng và phong phú trong cách thể hiện của Thơ mới. Cái “Tôi” với tư cách như là một bản thể, một đối tượng nhận thức và phản ánh của thơ ca, nên được xem như là một yếu tố tất yếu của văn học. Đó là con người cá tính, con người bản năng chứ không phải là con người với ý thức nghĩa vụ. Vì vậy, nội dung cốt lõi của Thơ mới chính là cái “Tôi” cá nhân trong thơ. Thơ mới đề cao cái “Tôi” như một sự vận động tất yếu của ý thức con người trong đời sống xã hội nói chung chứ không riêng gì của các nhà thơ mới nói riêng. Tuy nhiên, đó lại là điều cấm kị đối với “Thơ cũ”. Vì vậy, các nhà nho cũ không thể chấp nhận được và họ coi đó là điều sỉ nhục trong văn học. Trường phái “Thơ cũ” chống trả quyết liệt và đưa ra những lí luận gay gắt để phản đối “Thơ mới”, nhưng cuối cùng “Thơ mới” vẫn thắng thế và đã khẳng định được vị trí của mình trên diễn đàn Văn học Việt Nam. Tuy còn khá non trẻ trên diễn đàn văn học nói chung và thi ca nói riêng nhưng lực lượng sáng tác của phong trào Thơ mới khá đông đảo gồm: Nguyễn Bính, Thái Can, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Đoàn Văn Cừ, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh, Kiên Giang, Tế Hanh, Nguyễn Xuân Huy, Bàng Bá Lân, Vũ Đình Liên, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Huy Thông, Hàn Mạc Tử, Mộng Tuyết, Anh Thơ, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Chế Lan Viên…. 7 Ngoài việc thể hiện cái “Tôi” cá nhân trong sáng tác, nội dung của thơ mới còn đề cập đến nhiều vấn đề khác như: tình yêu đối với quê hương đất nước, nỗi buồn cô đơn, cảm hứng về thiên nhiên và tình yêu… Trước cách mạng, các nhà thơ gửi gắm cái buồn thế sự vào trong những trang sáng tác của mình, nội dung tuy buồn nhưng không bạc nhược, ủy mị mà chính là nỗi buồn cho những hoài bão lớn nhưng chưa được thực hiện, những tâm huyết chưa thể hoàn thành. Chính sự cô đơn, buồn tủi đó lại là cảm hứng lãng mạn cho các trang thơ, đó là cách nhà thơ giải thoát tâm hồn mình, là niềm mong ước được trải lòng mình với đời, với chính mình. Hơn nữa, vấn đề nỗi buồn cho ta thấy được sự bế tắc của các nhà thơ trước tình hình xã hội thời bấy giờ. Bên cạnh sự cô đơn buồn bã, cảm hứng về thiên nhiên và tình yêu được các nhà thơ mới đặc biệt quan tâm. Đó là tình yêu đối với mỗi tấc đất quê hương, tình yêu đối với những hình ảnh thân thuộc như: giếng nước, gốc đa, mái đình, yêu tiếng mẹ ru, những nét đẹp truyền thống của quê hương…được các nhà thơ thể hiện đầy cảm xúc và rất thành công. Chính cảm hứng này đã tạo nên một bộ mặt riêng cho phong trào Thơ mới. Mỗi người một cách thể hiện khác nhau, tạo nên những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhiều màu sắc và những cung bậc tình yêu da diết, du dương, ngọt ngào và tha thiết… Thơ mới tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học nước nhà những năm đầu thế kỷ XX không những chỉ bằng việc đề cập đến những nội dung mới mẻ mà còn bằng những cách tân nghệ thuật mới lạ. Vẫn với các thể thơ thất ngôn, ngũ ngôn hay lục bát truyền thống…nhưng cách hiệp vần trong thơ rất phong phú và ít sử dụng một vần nhất định. Sự kết hợp hoàn hảo giữa vần và thanh điệu cộng thêm cách ngắt nhịp và ngôn ngữ linh hoạt đã tạo nên một nhạc điệu riêng cho thơ mới, giúp thơ mới thoát khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ dày đặc của “Thơ cũ”. Đặc biệt, bên cạnh tiếp thu và phát huy những thể thơ truyền thống, “Thơ mới” đã sáng tạo nên những thể thơ mới lạ phù hợp với việc thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của các nhà thơ, trong đó nổi bật là thể thơ tự do. Tóm lại, phong trào Thơ mới ra đời đã t ạo một sự thay đổi mạnh mẽ trong thơ ca dân tộc theo hướng hiện đại hóa sáng tác cả về nội dung lẫn nghệ thuật, giúp hồn thơ thoát khỏi những thi pháp Đường luật cổ điển, góp phần đáng kể cho sự phát triển của thơ ca những giai đoạn sau này. 8 1.2 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bính 1.2.1 Cuộc đời Nguyễn Bính Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh ngày 13.2.1918 (năm Mậu Ngọ) tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đ ồng Đội (xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình nhà nho nghèo . Cha Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Đạo Bình làm nghề dạy học và mẹ là bà Bùi Thị Miện, xuất thân trong một gia đình khá giả. Nguyễn Bính có hai người anh trai là: Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường) và Nguyễn Ngọc Thụ, mẹ của ông mất năm 1918 do bị rắn độc cắn khi bà 24 tuổi, lúc đó Nguyễn Mạnh Phác được sáu tuổi, Nguyễn Ngọc Thụ ba tuổi và Nguyễn Bính vừa tròn ba tháng tuổi. Vài năm sau, cha của nhà thơ Nguyễn Bính đi thêm bước nữa, cưới bà Phạm Thị Duyên và sinh được bốn người con, hai trai hai gái. Bà cả Giần và ông Bùi Trình Khiêm là dì và cậu ruột của Nguyễn Bính, đã đón ba anh em Nguy ễn Bính về nuôi nấng và cho ăn học. Năm Nguyễn Bính 13 tuổi, Trúc Đường đã thi đ ỗ Thành chung thuộc loại giỏi ở Hà Nội, rồi dạy học trong một trường tư thục ở Hà Đông, sau đó Trúc Đường bắt đầu viết văn và làm thơ. Trúc Đường đón Nguyễn Bính ra Hà Nội và cho Nguyễn Bính theo học văn học Pháp. Cuộc đời của Nguyễn Bính gắn bó với Trúc Đường cả về văn chương cũng như đời sống, kể từ đây Nguyễn Bính bắt đầu dấn thân vào sự nghiệp sáng tác văn học. Năm 1933, Nguyễn Bính dạy học ở thôn Vân thuộc Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Năm 1940, với tập thơ “Tâm hồn tôi” ông được giải khuyến khích do Tự lực văn đoàn trao tặng. Khoảng năm 1943, Nguyễn Bính đến Hà Tiên để thăm Đông Hồ, Kiên Giang và Mộng Tuyết, đây là lần thứ ba ông vào miền Nam. Chuyến đi lưu lạc này được xem như là một bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp làm thơ của Nguyễn Bính. Vì có lúc Nguyễn Bính lâm vào cuộc sống cực kì nghèo khổ, phải ra ở nhờ tại đình th ờ Nguyễn Trung Trực, ngủ sàn gạch, không có quần áo lành lặn để mặc, không có tiền mua thuốc hút, ăn uống bữa rau bữa cháo, có khi bụng đói meo, cả tháng chưa được tắm sạch sẽ một lần, thiếu thốn đủ thứ…. Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông tham gia kháng chiến ở Nam Bộ. Lúc đầu, ông tham gia phụ trách Văn hóa cứu quốc tỉnh Rạch Giá, sau đó chuyển về công tác tại cơ quan Văn hóa kháng chiến khu VIII. Trong giai đoạn này, Nguyễn Bính 9 vẫn sáng tác đều đặn và đáp ứng nhu cầu kháng chiến kịp thời, góp phần động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Nhờ sự mai mối của ông Lê Duẩn, Nguyễn Bính kết hôn với bà Nguyễn Hồng Châu sinh được một người con gái tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu. Do bất đồng quan điểm, lối sống nên ông và bà Nguyễn Hồng Châu li hôn. Sau đó ông lại kết hôn với bà Mai Thị Mới, ở ấp Hương Mai, xã Khánh Lâm, huy ện U Minh và bà Mới đã sinh cho ông một cô con gái đặt tên là Nguyễn Hương Mai. Con đường tình duyên của ông còn nhiều bóng hồng khác nữa và với ai cũng g ặp nhiều trắc trở. Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, sau đó ông quay về công tác ở Hội nhà văn Việt Nam và đến năm 1956, ông tiếp quản báo Trăm hoa. Năm 1958, báo Trăm hoa giải thể, văn nghệ sĩ chỉnh huấn và đi thực tế dài ngày ở các địa phương sau vụ án “Nhân văn Giai phẩm”. Trước tình hình đó, Nguyễn Bính về cư trú tại thành phố quê hương Nam Định và công tác tại công ty Văn hóa thông tin Nam Định. Đây là thời kì Nguyễn Bính gặp nhiều khó khăn và vất vả trong đời sống riêng, nhưng niềm đam mê thơ văn vẫn thôi thúc ông và ông vẫn không ngừng sáng tác. Nguyễn Bính mất đột ngột vào ngày cuối năm 1966 (năm Ất Tỵ). Năm 2000, ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt II. 1.2.2 Sự nghiệp sáng tác Nguyễn Bính là một người có tài năng văn thơ bẩm sinh, ông biết làm thơ từ khi còn là thiếu niên lúc mới mười ba tuổi. Bài thơ được đăng báo đầu tiên của Nguyễn Bính là bài thơ Cô hái mơ. Năm 1937, ông gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và đã đư ợc giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bính có thể được chia làm hai giai đoạn: trước và sau cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng tháng Tám: người đọc biết đến ông với phong cách một nhà thơ đậm chất chân quê và lãng mạn. Cảm hứng sáng tác chủ yếu của ông giai đoạn này là viết về con người và làng quê tươi đẹp. Cuộc sống sinh hoạt và tình yêu của những người dân quê mộc mạc đã hòa quy ện và gắn liền với quê hương, đặc biệt là hình ảnh về người phụ nữ: người mẹ, người vợ, người chị, người con gái… Những tác phẩm tiêu biểu giai đoạn này gồm có: Mưa xuân, Lòng m ẹ, Chân quê, Những bóng người trên sân ga, Nhớ (1940)…; Không ngủ, Đôi khuyên bạc, 10 Thơ xuân, Xây lại cuộc đời (1941)…; Thanh đạm, Trưa hè, Tết của Mẹ Tôi, Làm dâu (1942)…; Sao chẳng về đây (1944)… Sau cách mạng tháng Tám: những trang sáng tác của ông không còn dày như trước cách mạng tháng Tám, nhưng không vì thế mà thơ ca của ông mất đi vị trí của nó trong lòng ngư ời đọc. Giai đoạn này, Nguyễn Bính tập trung sáng tác phục vụ cho cách mạng. Hình tư ợng người phụ nữ trong thơ ông không còn là nh ững bà mẹ, những người vợ hay những cô gái quanh năm chỉ biết tất bật chăm lo cho cuộc sống gia đình. Những hình ảnh đó đã đư ợc đưa đến một vị trí khác, đó là hình ảnh của những người mẹ Việt Nam anh hùng, người chinh phụ, người nữ chiến sĩ anh hùng... Những tác phẩm tiêu biểu: Mẹ, Đồng Tháp Mười, Chung một lời thề (1955)...; Trưa hè, Đêm sao sáng, Xây nhà máy (1962)...; Đôi mắt, Một chiến công, Thư tết, Buổi sáng lên đường, Trở về quê cũ... Bảng tổng hợp các tác phẩm chính của Nguyễn Bính Thể loại Trước cách mạng 8.1945 Lỡ bước sang ngang; Tâm hồn tôi; Hương cố nhân; Các tập thơ Một nghìn cửa sổ; Người con gái lầu hoa; Mây tần; Mười hai bến nước... Truyện thơ Sau cách mạng 8.1945 Ông lão mài gươm; Những dòng tâm huyết; Mừng Đảng ra đời; Trả ta về; Đồng Tháp Mười; Gửi người vợ miền Nam; Giếng nước khơi; Tình nghĩa đôi ta; Đêm sao sáng… Cô gái Ba Tư (1943); Trông bóng cờ bay (1957) ; Cây đàn tỳ bà (1944)… Tiếng trống đêm xuân (1958); Bức thư nhà; Túi ba gang… Ngậm miệng (1943); Thạch Truyện Sang máu (1947) xương bồ (1944); Không đất cắm dùi (1944) Kịch Bóng giai nhân (1942); Cô Son (1961); Người lái đò Nguyễn Trãi (1943)… sông Vị (1964)… Lý luận văn học Cách làm thơ lục bát (1955). 11 1.2.3 Quan điểm và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bính Quan điểm sáng tác của Nguyễn Bính ảnh hưởng từ ca dao – dân ca, từ những hình ảnh làng quê nghèo khó nhưng mộc mạc, đơn sơ nhưng đầy ấp tình yêu thương. Vì vậy, quan niệm sáng tác của ông cũng đơn sơ không quá c ầu kì, đó là một quan niệm sống thuần khiết, giản dị trong tình yêu cũng như trong cu ộc sống. Ngoài ra, ông là một người đam mê thơ ca và đam mê sáng tác thơ từ thuở nhỏ, nên ông rất thận trọng trong việc sáng tác của mình. Thi sĩ sáng tác thơ với cả một tấm lòng và tình yêu sâu sắc. Ông suy xét, đắn đo trước khi sáng tác và rất tỉ mỉ lựa chọn từng câu, từng chữ trong những trang thơ của mình. Những hình ảnh thể hiện trong thơ của ông có vẻ đẹp thật giản dị, mộc mạc và sống mãi trong lòng ngư ời đọc: “…Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” (Chân quê) Về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bính có thể chia ra hai vấn đề lớn: Phong cách một nhà thơ lãng mạn và một nhà thơ của cách mạng. Dù ở khía cạnh lãng mạn hay cách mạng, Nguyễn Bính vẫn dành sự ưu ái cho tình yêu thiên nhiên, quê hương xứ sở, nhất là con người mà đặc biệt là hình ảnh của người phụ nữ. Chính vì Nguyễn Bính luôn dành tình cảm đặc biệt cho người phụ nữ nên hình tượng người phụ nữ xuất hiện khá đều đặn trong thơ ông. Nguyên nhân chủ đạo do ông mồ côi mẹ từ thuở lọt lòng nên thơ c ủa ông mang nhiều dáng hình của người mẹ: từ người mẹ son trẻ đến người mẹ già nua, người mẹ hiền luôn yêu thương chăm sóc con, người mẹ vất vả tảo tần khuya sớm để lo cho chồng cho con không có thời gian để nghỉ ngơi, để lo cho bản thân mình: “Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều Sân gạch tường hoa người quét lại Vẽ cây trừ quỷ, giồng cây nêu... ...Xong ba ngày tết mẹ tôi lại Đầu tắt mặt tối nuôi chồng con Rồi một đôi khi người dậm gạo 12 Chuyện trò kể lại tuổi chân son” (Tết của mẹ tôi) Đọc thơ của Nguyễn Bính, ta tìm được chính mình trong đó, thấy được những người thân xung quanh ta, cảm nhận được những gì thân quen, gần gũi. Vì thơ ông đã giúp người đọc thấy được nhiều hình ảnh khác nhau trong đời sống xã hội, đó là những cung bậc khác nhau trong đời sống sinh hoạt của những người dân quê: “...Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa Gậy trúc dắt bà già tóc bạc Tay lần tràng hạt miệng nam mô”. (Xuân về) Trên hết, người đọc biết nhiều đến Nguyễn Bính bởi phong cách “nhà thơ chân quê”, ông là nhà thơ của làng quê, được sinh ra trong một gia đình nghèo khó và một vùng quê nghèo, đời sống người dân gặp nhiều gian khổ, vất vả lam lũ… Ý thức được điều đó nên ông luôn mong muốn quê hương của mình trở nên giàu đẹp hơn và ông đã nhờ đến thơ ca để làm việc này. Chính vì thế mà khung cảnh làng quê ấy một khi đã hóa thân vào thơ của ông, đã tr ở thành những hình ảnh tươi đẹp với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, thơ m ộng: “…Nhà ta ở dưới gốc cây dương Cách động Hương Sơn nửa dặm đường Có suối nước trong tuôn róc rách Có hoa bên suối ngát hương đưa…” (Cô hái mơ) Nguyễn Bính còn là nhà thơ của tình yêu, thơ ông đề cập đến cái tôi trữ tình lãng mạn, đó là những mối tình thơ mộng chớm nở, những mối tình đơn phương thầm kín, đáng yêu của những chàng trai cô gái thôn quê, đôi khi đó cũng là nh ững mối tình e ấp vụn về,…nhưng chân thành và mộc mạc: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.” (Tương tư) 13 Ngoài ra, Nguyễn Bính còn là một nhà thơ yêu nước, ông đau đớn trước cảnh quê hương điêu tàn dưới gót giày đinh của giặc. Ông đã sáng tác nhiều bài thơ, bài hành như: Hành phương Nam, Trường ca Đồng Tháp Mười, Trận Cây Bàng, Tiểu đoàn 307,…để thể hiện lòng yêu nư ớc của mình và cũng để nung đúc tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ , của nhân dân. Hình ảnh những người lính Việt Nam luôn lạc quan yêu đời, anh dũng oai hùng, kiên cường bất khuất khiến bọn giặc bao phen phải khiếp sợ: “Ai đã t ừng đi qua sông Cửu Long Giang Cửu Long Giang sóng trào nước xoáy Cửu Long Giang sóng trào nước xoáy Ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn Tiếng tiểu đoàn Ba trăm lẻ bảy. Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy Cả tiểu đoàn thề dưới sao vàng Người chiếc sĩ tiếc gì máu rơi Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy Nguyện một lòng gìn giữ non sông. Ðã chiến đấu bao năm dài Chiến đấu với bao thành tích huy hoàng. Trận Tháp mười, trận Mộc Hoá Vang tiếng đồn với Trận La Bang. Lưỡi gươm vung với cánh tay sắt Đầu giặc rụng nổ súng đồng đồn giặc vỡ tan. Lẻ bảy tiểu đoàn Lẻ bảy. Ðoàn quân lẻ bảy kể từ buổi ấy Đánh đâu được đấy oai hùng biết mấy. Tiểu đoàn Lẻ bảy Với dạ sắt gan vàng tiến lên lòng son chẳng nao. Tiếng tiểu đoàn bao nhiêu quân Pháp run rẩy sợ hãi 14 Vang lừng danh tiếng Ba trăm lẻ bảy”. (Tiểu đoàn 307) Nhìn chung, Nguyễn Bính là một nhà thơ chân quê, những vần thơ lãng mạn trước cách mạng hay những vần thơ hùng hồn tinh thần kháng chiến sau cách mạng tháng Tám của ông đều có phần nghiêng về miêu tả, ngợi ca những hình ảnh của quê hương, của dân tộc, thương xót và đồng cảm cho thân phận, số kiếp của con người, đặc biệt là thân phận nhỏ nhoi của người phụ nữ. 1.3 Vấn đề Hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam Từ ngàn xưa đến nay, thân phận của người phụ nữ luôn lận đận, long đong, họ sống trong nỗi nhọc nhằn, cực khổ cả về thể xác lẫn tinh thần. Trong xã hội phong kiến cổ hủ và lạc hậu, họ đã bị tước đi quyền lợi cơ bản của con người. Người phụ nữ bị biến thành nô lệ cho những luật lệ nghiêm khắc của lễ giáo phong kiến. Họ không có quyền quyết định số phận của mình, luôn luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định “Tam tòng, tứ đức”, chính điều này đã gây ra bi ết bao nỗi bất hạnh cho người phụ nữ. Từ đó hình thành nh ững câu ca dao than thân trách phận, thương xót cho số phận người phụ nữ bị xem thường, rẻ rúng trong chế độ xã hội mang nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Ca dao hình thành khi chưa có nền văn học viết, đó là những câu ca, tiếng hát cất lên từ cõi lòng của những người bình dân. Tuy chỉ là những sáng tác của những tác giả bình dân, nhưng ca dao đã thể hiện được tiếng nói đau đớn, chua xót trước thân phận thấp hèn của người phụ nữ. Đó là những bài ca dao than thân trách phận, thương xót cho thân phận của người phụ nữ: “Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày” “Thân em như giếng giữa đàng, Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân” “Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ trước gió biết vào tay ai?” 15 “Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân Chùi rồi lại vứt ra sân Gọi người hàng xóm có chân thì chùi” Đến giai đoạn văn học trung đại, quan niệm “trọng nam khinh nữ” trong xã hội phong kiến vẫn còn khắt khe, đầy rẫy những sự bất công oan trái mà nạn nhân chính là người phụ nữ. Các sáng tác văn học giai đoạn này chủ yếu thiên về ca ngợi các bậc nam nhi anh hùng với tinh thần “trung với nước, hiếu với dân” hay sự tự thuật với phong thái của người quân tử. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số ít nhà văn, nhà thơ đứng về phía người phụ nữ và lên tiếng bênh vực họ. Điển hình là Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều. Đại thi hào với tài hoa của mình đã đưa Truyện Kiều vào lịch sử, vào di sản văn hóa tinh thần của dân tộc ta. Qua tác phẩm, ông lên tiếng bênh vực, thương cảm sâu sắc cho thân phận và số kiếp bạc phước của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: “Đã cho lấy chữ hồng nhan Làm cho, cho hại, cho tàn, cho cân Đã đày vào ki ếp phong trần Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi…” (Nguyễn Du – Truyện Kiều) Xã hội phong kiến quá khắt khe, cay độc đã cư ớp đi quyền tự do và hạnh phúc của người phụ nữ. Từ đó ra đời những bài văn tế khóc than cho số phận của họ, khóc than cho tình yêu đôi lứa dở dang, là tiếng khóc yêu thương của sự bàng hoàng người đi kẻ ở, âm dương cách biệt đôi đường và tiếng khóc oán than tố cáo chế độ xã hội: “Ta hăm hở, chí trai hồ hỉ, bởi đợi tình cho nấn ná nhân duyên, Mình long đong thân gái liễu bồ, vì giận phận hóa ngang tàn tính mệnh, Cho đến nỗi hoa rơi lá rụng, ngọc nát châu chìm, chua xót cũng vì đâu, não nuộc cũng vì đâu?...” (Phạm Thái – Văn tế Trương Quỳnh Như) Đồng cảm cho thân phận thấp kém của người phụ nữ trước xã hội phong kiến, một chế độ xã hội mà ở nơi đó người phụ nữ không có địa vị, thân phận, nữ sĩ H ồ Xuân Hương đã cảm thông và thay họ lên tiếng, tố cáo bộ mặt xấu xa, đạo đức giả của xã hội, của bọn quan lại và nho sĩ gi ả tạo thời bấy giờ: 16 “Cái nghĩa trăm năm chàng nh ớ chửa? Mảnh tình một khối thiếp xin mang. Quản bao miệng thế lời chênh lệch, Không có, nhưng mà có, mới ngoan!” (Hồ Xuân Hương - Không chồng mà chửa) Thân phận người phụ nữ trong xã hội, trong gia đình đã có s ự cải thiện, các tác phẩm giai đoạn này đã đ ẩy vị trí người phụ nữ lên một bậc, thậm chí người phụ nữ lại là người giữ vai trò chủ đạo trong gia đình. Ti ếp nối tư tưởng của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, hình ảnh của người mẹ, người vợ tảo tần khuya sớm quanh năm lo cho cái ăn, cái mặc của gia đình, người phụ nữ ấy luôn hết mực yêu thương chồng con trong tác phẩm Thương vợ của Trần Tế Xương đã phần nào thốt lê tiếng nói đồng cảm cho thân phận của người phụ nữ: “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên, hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không .” (Trần Tế Xương – Thương vợ) Đến thời kì văn học hiện đại, hình ảnh người phụ nữ không còn đơn điệu trong một vài sáng tác mà xuất hiện phổ biến trong những vần thơ, những trang viết. Các trang sáng tác chú trọng từ vẻ đẹp ngoại hình đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. Các tác giả lên tiếng bênh vực, phản kháng, đấu tranh và ca ngợi người phụ nữ Việt Nam. Có thể thấy một trong số những đặc điểm trên thông qua tiểu thuyết của tác giả Hồ Biểu Chánh. Ông đã miêu tả một cách chân thật và sinh động cuộc sống của con người miền sông nước Nam bộ ở đầu thế kỷ XX, đặc biệt tác phẩm của ông đã làm toát lên những vẻ đẹp chân chất, thật thà của những người dân quê, nhất là người phụ nữ. Hồ Biểu Chánh xây dựng hình tượng người phụ nữ với vẻ đẹp thanh khiết, gần gũi và rất đời thường, ông ca ngợi một vẻ đẹp hoàn mĩ về cả hình dáng lẫn tâm hồn và nó 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng