Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng người hùng trong sáng tác của lê văn trương luận văn thạc sỹ ngữ văn...

Tài liệu Hình tượng người hùng trong sáng tác của lê văn trương luận văn thạc sỹ ngữ văn

.DOC
170
231
131

Mô tả:

0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÙI HÀ PHƯƠNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI HÙNG TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ VĂN TRƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN 1 Vinh - 2011 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 2 3 4 5 6 Lý do chọn đề tài Lịch sử vấn đề Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Cấu trúc luận văn Chương 1 1 1 25 25 25 25 Sự nghiệp văn học và vấn đề người hùng trong sáng tác 1.1 1.2 1.3 1.3.1 của Lê Văn Trương Vài nét về tiểu sử Lê Văn Trương Sự nghiệp văn học của Lê Văn Trương Vấn đề người hùng trong sáng tác của Lê Văn Trương Người hùng đối tượng thẩm mĩ nổi bật trong sáng tác của 26 26 30 33 33 1.3.2 Lê Văn Trương Cơ sở của sự xuất hiện hình tượng người hùng trong sáng tác 43 1.3.3 của Lê Văn Trương Vấn đề quan hệ giữa hình tượng người hùng trong sáng tác của Lê Văn Trương và triết học của Nietzsche Tiểu kết Chương 2 55 71 Hình tượng người hùng qua cái nhìn nghệ thuật 2.1 của Lê Văn Trương Người hùng - nơi thể hiện triết lí sức mạnh 72 72 2.2 2.3 2.4 Người hùng – kiểu người ưa phiêu lưu mạo hiểm Người hùng – kiểu người trọng nghĩa khí Người hùng – kiểu người luôn nhận phần khó khăn về mình, 90 101 ra tay cứu nạn trừ nguy giúp người Tiểu kết Chương 3 118 131 Nghệ thuật thể hiện hình tượng người hùng trong 3.1 3.2 3.3 3.3.1 3.3.2 sáng tác của Lê Văn Trương Đặt nhân vật vào hoàn cảnh cam go, thử thách Tô đậm tính cách nhân vật Lựa chọn giọng điệu phù hợp, tương ứng Giọng điệu ngợi ca Giọng điệu triết lý - trữ tình Tiểu kết Kết luận Tài liệu tham khảo 132 132 141 157 157 161 167 168 158 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Lê Văn Trương là một trong những hiện tượng đặc biệt của nền văn học hiện đại Việt Nam. Sinh ra ở miền đất Hà thành hào hoa nhưng cuộc đời riêng của Lê Văn Trương phải lang bạt kì hồ và ẩn chứa nhiều nét li kì của một tính cách rắn rỏi vốn mang nhiều thị phi. Lê Văn Trương đã đi xa gần trọn thế kỉ nhưng văn nghiệp ông để lại khiến người ta không khỏi sửng sốt đến khâm phục về khả năng và hiệu quả công việc. Tuy vậy, vị thế của nhà văn Lê Văn Trương trên văn đàn chưa có một đánh giá thích đáng. 1.2 Một trong những hình tượng nổi bật trong sáng tác của nhà văn là hình tượng người hùng, những nhân vật, nam cũng như nữ, phải có một thân thể khỏe khoắn chứa đựng một tinh thần mạnh mẽ, không cúi đầu trước cường quyền, đồng tiền, đề cao lòng tự trọng của con người, nỗ lực vươn lên xây dựng cuộc sống từ nội lực bản thân. Như vậy, có thể nói rằng, quan niệm về người hùng (home fort), triết lí sức mạnh là một nội dung quan trọng, xuyên suốt trong quan niệm nghệ thuật của tác giả. Nghiên cứu hình tượng nghệ thuật về người hùng để thấy phong cách nghệ thuật trong tiểu thuyết của Lê Văn Trương. 1.3 Hiện nay, sau những thăng trầm của thời gian, cùng với nhà văn Vũ Bằng, Lê Văn Trương không còn xa lạ với độc giả. Tuy vậy, có nhiều vấn đề không dễ để cắt nghĩa rõ ràng và có hệ thống trong sáng tác của Lê Văn Trương. Vì những lí do trên, chúng tôi tìm hiểu đề tài: Hình tượng người hùng trong sáng tác của Lê Văn Trương. 2. Lịch sử vấn đề Với tư cách là một nhà văn nổi tiếng trong năm mươi năm đầu thế kỉ XX, các công trình nghiên cứu về văn nghiệp của Lê Văn Trương đã xuất hiện dường như đồng thời cùng với những sáng tác của ông. Trong khoảng thời gian ấy và cho đến hiện nay những thông tin, những công trình của các nhà 2 nghiên cứu phê bình trong và ngoài nước vẫn dành một chỗ đứng ưu ái cho ông. Đáng kể nhất là công trình Lê Văn Trương có phải người hùng? do Hoài Việt biên soạn, Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1992, tập hợp 17 bài viết của nhiều tác giả và thống kê một số tác phẩm của Lê Văn Trương. Có thể điểm qua những bài viết của các tác giả sau: Nguyễn Huy Tưởng (1942), “Nhật ký ngày 4 – 5”, in lại trong Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, tập 1, Nxb Thanh niên, 2006. Nguyễn Ngu Í (1965), Sống và viết với…Nxb Bách khoa, Sài Gòn. Phạm Thế Ngũ (1968), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Nxb Quốc học tùng thư, Sài Gòn. Phan Lạc Phúc và Nguyễn Đình Toàn (1970), “Tưởng niệm nhà văn Lê Văn Trương”, Văn học nghệ thuật, số 42. “Lê Văn Trương qua lời giới thiệu của Vi Huyền Đắc” (1970), Tuần báo Văn học nghệ thuật, số 42. Nguyễn Vỹ (1970), Văn thi sĩ tiền chiến, Nxb Khai trí, Sài Gòn. Vũ Đức Phúc (1971), Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại(1930 – 1954), Nxb Khoa học Xã hội. Trần Tuấn Kiệt (1973), “Ngày cuối cùng” trích Nhà văn và tác phẩm, Sài Gòn. Viên Linh (1975), “Hoài niệm Lê Văn Trương”, Trích Hồi kí văn học Thi Ngọc (1988), “Một ít kỉ niệm”, in trong tập Lê Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Thanh Châu (1989), “Ngược dòng tháng 8”, Báo Văn nghệ, số 42 – 43 Hoàng Như Mai (1991), “Để khỏi quên một con người”, in trong tập Lê Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Thanh Châu (1991), “Lê Văn Trương có phải người hùng”, in trong tập Lê Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Lan Khai, “ Lê Văn Trương” trong tác phẩm Chân dung và tác phẩm 12 nhà văn đương đại. Vũ Tam Giang, “Một người mù rên rỉ đòi ánh sáng hay là Lê Văn Trương trong sự cảm nhận của các nhà văn đương thời”, in trong tập Lê Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. 3 Hoài Việt, “Về triết lí người hùng, triết lí sức mạnh của Lê Văn Trương”, in trong tập Lê Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Nguyễn Văn Trung, “Đôi nét về Lê Văn Trương”, in trong tập Lê Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Vương Trí Nhàn (1991), “Những tiền đề để nghĩ lại”, in trong tập Lê Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Lê Bầu (1991), “Ấn tượng”, in trong tập Lê Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Ngô Linh Ngọc (1991), “Báo Việt Nam hồn một “chớp mắt lịch sử” của Lê Văn Trương”, in trong tập Lê Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Yên Thao, “Một đoạn hồi ức”, in trong tập Lê Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Nguyễn Ngu Í, “Lê Văn Trương viết tiểu thuyết”, in trong tập Lê Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Nguyễn Mạnh Trinh, “Lê Văn Trương – Tiểu thuyết của người hùng”, in trong tập Lê Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Phương An (1996), “Lê Văn Trương – Nhà tiểu thuyết có “sách best saler” nhất thế kỉ”, Báo Lao động, (Xuân 1996) . Hoài Anh (2001), “Lê Văn Trương với sự thăng trầm của triết lí sức mạnh”, Chân dung văn học, Nxb Hội Nhà văn. Nguyễn Huệ Chi (2004), “Lê Văn Trương”, in trong Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới. Phạm Thị Thu Hương (2004), “Trường đời”, in trong Từ điển văn học(bộ mới), Nxb Thế giới. Phạm Thị Thu Hương (2004), “Người anh cả”, in trong Từ điển văn học(bộ mới), Nxb Thế giới. Triệu Xuân (2006), “Nhà văn Lê Văn Trương – 59 năm sống và viết”, in trong Lê Văn Trương tác phẩm chọn lọc, tập 1, Nxb Văn học. Lê Thị Ngân (2008), “Lê Văn Trương – cuộc đời và trang sách”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 3. Vũ Ngọc Phan (2008), “ Lê Văn Trương”, in trong Vũ Ngọc Phan, Tuyển tập, tập 2, Nxb Văn học. 4 Ngọc Giao(2010), “Hồi ức về Lê Văn Trương”, in trong cuốn Hà Nội cũ nằm đây, Nxb Phụ nữ. Các bài viết trên đều cố gắng làm sáng tỏ tầm vóc và sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Lê Văn Trương, một nhà văn viết nhiều, viết khỏe, viết nhanh nhưng phải chịu nhiều hệ lụy của cuộc đời, chết cô đơn, không danh vọng và tiền tài. Các nhà nghiên cứu cũng cố gắng khai thác dòng tiểu thuyết người hùng của ông trên khía cạnh triết lí sức mạnh và quan niệm về người hùng Trong những công trình nghiên cứu của mình, các nhà khoa học luôn nhìn nhận “hiện tượng” Lê Văn Trương với hai mặt khen và chê. Song, có lẽ phê phán gay gắt, khắt khe và bắt bẻ nhất phải kể đến công trình của Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại. Trong công trình này, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan dành tới 45 trang in cho nhà văn họ Lê, phần lớn trong đó là những lời phê bình gay gắt. Nhà phê bình đã tỏ ra không công bằng trong đánh giá về Lê Văn Trương. Bất chấp những thiện tình mà độc giả đang dành cho tiểu thuyết gia “người hùng”, Vũ Ngọc Phan tỏ ra thiếu thiện cảm với cây bút này. Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan xếp tiểu thuyết của Lê Văn Trương vào loại tiểu thuyết luân lí, minh họa cho đạo đức. Ông không nhìn nhận tác động của tiểu thuyết người hùng đến độc giả ở khía cạnh tích cực. Có thể nói đó là cái nhìn “bới lông tìm vết”. Nói như Nguyễn Ngu Í: Tác giả của Nhà văn hiện đại đã nâng quá đáng một số nhà văn và hạ thấp không ít người. Không được cảm tình nên địa vị của Lê Văn Trương không được nhìn nhận thích đáng. Về “quan niệm người hùng” và “triết lí sức mạnh”, Vũ Ngọc Phan bày tỏ thái độ: “Lê Văn Trương dựa vào một thuyết rất hẹp. Cái thuyết sức mạnh của ông là thứ lí thuyết nông nổi, không có gì vững vàng, không thể so sánh mảy may với cái lí thuyết về sức mạnh về người siêu nhân của Nietzsche” [29, 893]. Trong bài viết, Vũ Ngọc Phan ít kiến giải mà chủ yếu đưa ra nhiều nhận định. Nhấn mạnh sự giống nhau trong hình mẫu các nhân 5 vật trong tiểu thuyết của nhà văn Lê Văn Trương, Vũ Ngọc Phan khẳng định hầu hết tư tưởng của Lê Văn Trương không có cơ sở khoa học, lí thuyết mà chỉ dựa vào trí tưởng tượng. Do vậy, tiểu thuyết của ông chỉ có sức mạnh của sự tin tưởng bồng bột còn những cái thật “nhân loại” thì thật hiếm. Bàn về hình tượng người hùng trong tác phẩm của Lê Văn Trương, Vũ Ngọc Phan đánh giá: “Người thì người hùng mà cử chỉ và ngôn ngữ con nít”[29, 862]. Nhà nghiên cứu dẫn ra một số dẫn chứng để lí giải cho ý kiến của mình: “Nhân vật Linh trong Một người có những cử chỉ như “nũng nịu”, “mở hòm lấy cái ống ra, bỏ hai hào vào”[29, 862]. Đó là những hành động và tính tình rất trẻ con của một nhân vật vốn được nhà văn xưng tụng là người hùng. Về ngôn ngữ con nít, nhà nghiên cứu chỉ ra danh xưng của nhân vật người hùng là “em”, ngọt ngào và nhẹ nhàng thái quá khiến ông tưởng tượng đó là “những chàng lực lượng có đồng cô”. Vũ Ngọc Phan còn vạch ra cái vô lí trong lí thuyết của người hùng: “Ta không thể yêu đàn bà. Ta chỉ có thể yêu nghệ thuật và Tổ quốc”, thể hiện sự mâu thuẫn trong lí tưởng. Bởi vì, đàn bà không hề đối nghịch với nghệ thuật mà ngược lại còn là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca từ cổ chí kim, mặt khác, “tôn thờ Tổ quốc” và “hi sinh cho Nghệ thuật” là hai việc không đi với nhau. Tác giả còn cố làm cho “cái lí thuyết người hùng phải đổ nhào” trong những luận điểm “xét kĩ”[29, 864]. Nếu Lê Văn Trương chú trọng xây dựng người hùng ở sức mạnh vô địch khuất phục kẻ khác thì Vũ Ngọc Phan lại thấy đó là sự tàn nhẫn đến vô lí của nhân vật. “Sự đánh đập tàn nhẫn những kẻ làm công, Lê Văn Trương còn tả ở mấy trang sau và cố biện luận để bênh vực sự tàn nhẫn ấy. Kể ra muốn được “hùng” như thế cũng không đến nỗi khó khăn như tác giả đã tưởng, vì ông chủ là kẻ có đủ khí giới, còn người bị đánh chỉ là tôi tớ và không có một thứ gì để hộ thân”[29, 866]. Nếu nhìn ở một góc độ khác, độc giả có thể nhận thấy tính cách hào hiệp, trượng nghĩa, hi sinh cho người khác ở người hùng thì tác giả Nhà văn hiện đại lại đánh giá nhân vật ở một góc độ khác, góc độ 6 luân lí, đạo đức của nhân vật. Ông khảo sát lời lẽ nhân vật rất kĩ để tìm ra cái trái đạo lí trong lí tưởng nhân vật. Trong tác phẩm Tôi là mẹ, Lê Văn Trương tả rất kĩ nghề buôn lậu và lời nói của nhân vật Vĩnh: “Của là của giời. Ai có gan người ấy được. Cái luật giời là phải chiến mà thắng, phải cướp mà lấy”[45, 111]. Tác giả kết luận: “Như vậy, chẳng rõ nghề buôn lậu tác giả Tôi là mẹ có cho là một nghề lương thiện và chính đáng không? Thiết tưởng cái luân lí “liều mạng xông ra giành giật cho con” không phải là thứ luân lí cao thượng cho lắm”[29, 867].Vũ Ngọc Phan chê tiểu thuyết người hùng hết lời nhưng ông không thể không thừa nhận thành công của Lê Văn Trương. “Ngòi bút của Lê Văn Trương về tả chân là một ngòi bút cũng khá sắc sảo”[29, 874]. Ông ghi nhận nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm Một người, Những kẻ có lòng…là sắc sảo và tinh tế. Cùng tư tưởng phê phán Lê Văn Trương, Nguyễn Huy Tưởng, trong Nhật ký ngày 4 – 5/12/1942 cho rằng: “Phải trừ diệt tất cả cái gì là sáo, là phóng đại, là kêu gào, là hùng theo lối Lê Văn Trương”[33, 583]. Vũ Đức Phúc, trong cuốn Nhìn lại những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiên đại (1930 - 1954) đánh giá: “Triết lý “người hùng” của Lê Văn Trương tất nhiên giống nhân sinh quan bọn Tờ - rốt – kít”[31, 117] Một nhà nghiên cứu, một đồng nghiệp có khá nhiều kỷ niệm với Lê Văn Trương là nhà văn Nguyễn Ngu Í. Từ rất sớm, trong tác phẩm Sống và viết với…, Nguyễn Ngu Í đã nhắc đến Lê Văn Trương với cái nhìn cảm phục, đồng điệu. Sự trải lòng của một con người cùng thời rất chân thật cho ta thấy sự ảnh hưởng của hình tượng người hùng đến một lớp độc giả lúc bấy giờ. “Người hùng của anh đến thật hợp cảnh, hợp thời. Trách sao chúng tôi không say sưa, không vồ vập và cố noi gương. Anh đã dạy chúng tôi biết bất bình, không an phận, khinh phú quý giàu sang tội lỗi, trọng gian nguy nghèo khổ, thanh cao và nhất là không chấp nhận cái hèn, cái hèn hạ thấp con người, cái 7 hèn làm nhục dân tộc”[14,183 ]. Nhà văn đánh giá cao những tác phẩm viết về thiếu nhi trong tập truyện ngắn đầu tay Trước cảnh hoang tàn Đế Thiên Đế Thích như truyện Anh em thằng Việt, Cánh tay đứa trẻ, Hai hào…Ông nhận thấy nhân vật ở trong những tác phẩm này mang hình bóng người hùng tí hon. “Tôi thích những nhân vật của tuổi thơ mà đầy chất anh hùng hi sinh thà chịu thiệt thòi nhưng không làm những điều mà mình thấy không đúng”[14, 185]. Cũng như phần đông các nhà nghiên cứu khác, Nguyễn Ngu Í nhận thấy những tì vết trong nghệ thuật xây dựng người hùng của Lê Văn Trương, tuy vậy, nhà văn thừa nhận mình không để ý nhiều vì ít nhiều ông đã tìm thấy trong đó sức hấp dẫn của một dòng văn học. Trong bài phỏng vấn về Lê Văn Trương, ông cho rằng hình tượng người hùng chính là con người đời thường vẫn hay gặp trong đời. Triết lý người hùng có khi cải lương nhưng chính nó là bảo bối cho nhà văn đối mặt với cuộc đời. Trong bài viết của mình, Nguyễn Ngu Í đứng trên góc độ một độc giả thừa nhận những ảnh hưởng của triết lí người hùng đến thế hệ thanh niên thời đó. Nhà văn không ngần ngại bày tỏ niềm kính phục và trân trọng những sáng tạo nghệ thuật của đồng nghiệp. Phạm Thế Ngũ, trong tác phẩm Việt Nam văn học sử giản ước tân biên quan tâm đến kiểu nhân vật người hùng của Lê Văn Trương ở góc độ một nhà văn học sử. Phạm Thế Ngũ cho rằng: “Ông là nhà tiểu thuyết của giới giang hồ. Rất nhiều truyện của ông là truyện viết về trai tứ chiếng, gái giang hồ, mô tả cuộc đời, kiến văn cùng tâm lý của hạng người này. Nhưng không phải ông miêu tả những cái kém cỏi, đồi bại và sa đọa của họ như nhiều nhà văn xã hội tả chân vẫn làm mà ông có xu hướng nâng cao họ lên thành những anh hùng về thủ đoạn hay tâm hồn có thể làm ta kính phục”[26, 534]. Phạm Thế Ngũ nhận thấy: sự trải nghiệm của chính nhà văn là một phần của người hùng trong văn chương. Đó chính là sự hiểu biết mà độc giả có thể tìm thấy ở các tác phẩm của Lê Văn Trương. “Bạn muốn biết Sài Gòn những năm 1930 ăn chơi như thế nào, bạn muốn biết người ta hút cocaine như thế nào trong một 8 tổ quỷ hãy đọc Cô Tư Thung. Bạn muốn biết sòng bạc ở Macao đón khách chơi như thế nào, những thứ gọi là “Trầm dục, bình phong dục, mĩ nhân chúc” hãy đọc Những đồng tiền xiết máu”[26, 535]. Phạm Thế Ngũ cùng quan điểm với Vũ Ngọc Phan khi đánh giá về nghệ thuật xây dựng hình tượng người hùng: “Con người hùng ấy dưới ngòi bút Lê Văn Trương lúc gan dạ lầm lỳ tưởng súng nổ bên tai không thèm động dong, lúc gân bò trong tay, hung hăng chỉ muốn đập, muốn quất, lúc giảng luân lý như một thầy đồ An Nam, lúc quỳ mọp dưới chân người đẹp như một chàng kị sĩ Tây phương thời phong kiến, lúc la lối hò hét như phường tuồng, lúc lại khóc thút thít như con nít”[26, 538]. Phạm Thế Ngũ cũng cho rằng: Về phương diện nghệ thuật, Lê Văn Trương không thành công. Nhà văn chưa thể vẽ nên một nhân vật trọn vẹn hay dựng lên một câu chuyện tự nhiên. Ông triết lí quá dài dòng, câu văn kéo dài lê thê, cho nhân vật đối thoại nhạt nhẽo. Truyện của Lê Văn Trương quá nhiều các tình tiết vô lý, những giả tạo về tâm lý, tuy nhiên, điều đáng quý ở nhà văn Lê Văn Trương chính là ở tư tưởng về người hùng: “Con người hùng ấy phần nào thể hiện được nguyện vọng của một số người bất bình với những cột buộc hay ghê tởm trước những sa đọa của xã hội thực dân, muốn vươn lên tìm một lối thoát cho tâm hồn”[26, 540]. Hoàng Như Mai, trong Để quên một con người, khẳng định tầm vóc và sức sáng tạo của nhà văn Lê Văn Trương với cái nhìn ưu ái: “Lê Văn Trương trong bất cứ việc gì mà ông làm đều tự coi mình là “một chiến sĩ” phải chiến đấu, phải chiến thắng. Viết một bộ tiểu thuyết dài hay một bài báo ngắn ông luôn nghĩ mình đang đấu tranh với ai, với cái gì. Ông chỉ cho ngòi bút nghỉ khi đích thân ông không hứng viết hoặc nhà xuất bản không in kịp. Giá trị của một nhà văn tính ở những tác phẩm làm ra để phục vụ độc giả. Lê Văn Trương với kết quả lao động nghệ thuật của mình xứng đáng một chỗ đứng trên văn đàn” [22, 10]. Đánh giá về con người nhà văn, Hoàng Như Mai nhấn mạnh: “Điểm đặc biệt” trong con người Lê Văn Trương đó là sự độc lập, 9 khảng khái, “một con người” thực sự khác với sự tầm thường của giống người. Chính vì thế tiểu thuyết của ông “có một bản sắc riêng, một phong cách riêng, không giống ai khác”[22, 12]. Tiểu thuyết người hùng của Lê Văn Trương thu hút một tầng lớp độc giả say mê, chờ đón. Người ta gọi ông là nhà văn – người hùng theo cả hai nghĩa: ở trong văn chương và ngoài đời. Song có không ít ý kiến hồ nghi, thậm chí cho rằng: Lê Văn Trương là nhà văn “nhại” tư tưởng triết lí siêu nhân của Nietzsche. Người hùng hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng chứ không có tính hiện thực. Để trả lời cho điều đó, nhà văn Thanh Châu, trong công trình mang tên Lê Văn Trương có phải người hùng? đánh giá ý thức cầm bút của Lê Văn Trương và chất “người hùng” trong những thăng trầm của cuộc đời nhà văn, Thanh Châu kết luận: đối với Lê Văn Trương lúc nổi tiếng cũng như trong cảnh cơ hàn, hòa bình cũng như chiến tranh, nhà văn luôn nêu cao tinh thần chiến đấu của một chiến sĩ. Đặc biệt, dựa trên những cứ liệu lịch sử, với cái nhìn khách quan, Thanh Châu thấy những đóng góp của nhà văn Lê Văn Trương cho văn học ở khía cạnh chính trị.“Tôi chỉ muốn rằng trách nhiệm phải nhận chân lấy cái thiên chức của mình và biết sống một cách kiêu hãnh. Tôi chỉ muốn cho mọi người biết rằng hạnh phúc chỉ tìm thấy ở trong lòng chúng ta, ở sự cố gắng, sự mài dũa nhân cách”[7, 18]. Thời hoàng kim của một nhà tiểu thuyết nổi tiếng được Thanh Châu nhắc đến: “Từ năm 1934 là năm tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy ra đời cho gần đến Cách mạng tháng 8, độc giả của Nhà xuất bản Tân Dân không mấy ngày là không thấy quảng cáo trên tờ báo này hoặc trên loại sách Phổ thông bán nguyệt san, những tên sách của Lê Văn Trương. Tôi đã từng chứng kiến những thư từ, điện báo của các đại lý này, từ Sài Gòn, Phnôm Pênh, từ các tỉnh miền Trung, trong nước, và độc giả người Việt ở nước ngoài gửi về luôn đòi lấy thêm sách của Lê Văn Trương”[7, 19]. Với thái độ cảm thông sâu sắc của người trong 10 nghề, nhà văn Thanh Châu bày tỏ lòng trắc ẩn với bạn văn và dành cho nhà văn những trang phê bình xúc động. Ngọc Giao, trong Hồi ức về Lê Văn Trương, thấy được những ảnh hưởng của văn học phương Tây trong ngòi bút của nhà văn người hùng, khẳng định sự khác biệt trong tiểu thuyết của ông với mớ tiểu thuyết tình cảm lâm ly của Pháp. “ Nhân vật cô Ba Trà của Lê Văn Trương cũng như các nhân vật nam nữ khác ở mọi tiểu thuyết của ông không hề có hành động, tư tưởng yếu hèn, sống khổ chết khổ vì tình. Ông quyết liệt chống đối lối yêu thương, lề thói hôn nhân mê muội”[10, 25]. Nhà phê bình nhận thấy ảnh hưởng của lý thuyết sức mạnh của Nietzsche và Kant với nhân vật của Lê Văn Trương ở khía cạnh tích cực của những học thuyết này. Lê Văn Trương tôn trọng người hùng nhưng không phải sự tôn sùng con người quá khích đến mê muội và xem con người là “siêu nhân” như tư tưởng của Nietzsche. “Thời kỳ ấy, trí thức một số đông hâm mộ hai nhà văn chủ trương con người phải mạnh. Đó là Nietzsche và Kant. Lê Văn Trương tán thành các chủ thuyết này. Lê Văn Trương luôn nghĩ con người phải nuôi dưỡng tinh thần mạnh, ý chí nam nhi. Ông thường nhắc nhủ “Soyons homes!” (Hãy là người)”[10, 26]. Trong bối cảnh đất nước ta lúc bấy giờ, loạn lạc, rối ren, khiến cho con người vô định, không lối thoát, như người chết đuối vớ được cọc, người ta dễ dàng cổ vũ cho một tư tưởng mới. Thời kì này, độc giả nhất là tầng lớp trí thức đang tán dương tiểu thuyết của Andre Gide qua cuốn Cửa hẹp, trong đó tư tưởng bất cần và chán ghét gia đình như sự cứu cánh giải thoát con người. Lê Văn Trương vẫn thể hiện một sự tôn thờ và tấm lòng nồng nhiệt yêu thương cuộc sống. “Số lượng tác phẩm khổng lồ của Lê Văn Trương, trước khi in, tôi đều đọc bản thảo, thật tình, chưa hề bắt gặp một truyện nào thiếu đạo đức, vắng cái hào khí của con người đất Việt”[10, 27]. Lan Khai nghiên cứu triết lí người hùng trong tiểu thuyết của Lê Văn Trương dưới ánh sáng học thuyết phân tâm học của Feud. Theo nhà phê bình, 11 đưa ra triết lí người hùng nhà văn nhằm trốn chạy: “Con người yếu đuối, đa ngôn, kêu to vì sợ đối diện với cái trống rỗng của lòng mình”[18, 37]. Từ đó, Lan Khai cho rằng triết lí người hùng chỉ là học thuyết đạo đức mà nhà văn Lê Văn Trương thuyết giảng với bạn đọc. Ông không nhìn thấy tính tiến bộ trong quan niệm về người hùng. Theo Lan Khai, con người Lê Văn Trương chính là bằng chứng sống động cho những học thuyết của ông. Nhà văn cho rằng học thuyết của Lê Văn Trương thể hiện sự trống rỗng, khoác loác trong bản tính con người ông. Sự trái ngược trong lối sống của Lê Văn Trương và hình tượng người hùng trong tác phẩm của ông tiêu biểu cho nhận định đó. Lan Khai đánh giá đạo lí của người hùng mà nhà văn đề cao chỉ là “một cuộc cách mạng tinh thần dựa trên thiên hướng và ánh sáng của Khổng học. Một nhận thức về sự hèn kém của giống mình và thấy cần phải cướp đường mà tiến lên”[18, 39]. Đứng trên lập trường lí thuyết của Nietzsche, Lan Khai nghiêm khắc phê bình: “Lê Văn Trương đã lấy triết lí sức mạnh của Nietzsche nhưng vẫn luôn miệng xưng tụng các đức tính của trái tim”[18, 39]. Tuy vậy, tinh thần toát lên từ bài viết của Lan Khai là khẳng định và ghi nhận tính tích cực của triết lí người hùng trong tác phẩm của nhà văn Lê Văn Trương. Nhà văn Lê Văn Trương có nhiều đức tính đáng quý và tư tưởng của ông phần nào mang lại ánh sáng hi vọng, chân lí nhận đường cho tầng lớp thanh niên trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. “Lê Văn Trương dù sao cũng đã gây nên được ở quanh tên tuổi của ông một mối dư luận, trên cái đất nước mà đời sống tinh thần của người dân hằng khiến ta có thể ngờ là đã tê liệt”[18, 41]. Hoài Việt có cái nhìn ưu ái khi đánh giá văn nghiệp của nhà văn người hùng. Không phải ngẫu nhiên mà nhà phê bình dành cho nhà văn Lê Văn Trương nhiều mĩ từ trong bài viết: Về triết lí người hùng, triết lí sức mạnh của Lê Văn Trương. Hoài Việt thể hiện thái độ khách quan, thao tác khoa học trong nghiên cứu về tư tưởng Lê Văn Trương. Gạt bỏ cái cảm tình chủ quan của một độc giả, ông đã ứng dụng nhiều góc độ nghiên cứu như tính biện 12 chứng của lịch sử, phê bình tiểu sử học, xã hội học do vậy, công trình của ông sâu sắc và minh định được nhiều vấn đề. Tuổi thanh xuân của nhà văn Lê Văn Trương trải qua trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta bị dìm trong bể máu: Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh bị đàn áp, Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra đời và tồn tại chẳng bao lâu thì bị tan rã. Trên thế giới, phát xít Hítle hò hét chiến tranh; trong nước, thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn lừa bịp, ru ngủ làm tê liệt tinh thần đấu tranh của thanh niên. Bối cảnh ấy khiến đất nước chìm trong đêm trường u tối, con người chán chường, tuyệt vọng. Hoàn cảnh lịch sử đó, theo Hoài Việt chính là mầm mống cho triết lí sức mạnh của nhà văn Lê Văn Trương. Chính triết lí người hùng, triết lí sức mạnh ấy là nguồn sống cứu rỗi giống nòi khỏi họa diệt vong. Không chỉ mạnh mẽ, can đảm xây dựng những hình tượng người hùng trong tác phẩm văn học như sự gửi gắm khát vọng bản thân nhằm khích lệ thanh niên mà cuộc đời Lê Văn Trương cũng nêu cao tấm gương sáng. Hoài Việt đã dùng cứ liệu tiểu sử của nhà văn để chỉ ra con người hùng của nhà văn trong cuộc đời, khác với cái nhìn phân tâm học của Lan Khai .“Ông phải vật lộn cam go với đời để sống. Năm keo bảy trận “xuống chó lên voi”. Ai nói ông lý thuyết suông quả không hiểu gì về ông. Cái kho tư liệu cực kỳ phong phú mà ông tích lũy được trong cuộc đấu tranh sinh tồn ấy chính là nguồn sống thực tế đầy ắp mà ít nhà văn có được”[47, 47]. Lê Văn Trương khi học ở trường Bưởi, vừa mười bảy tuổi, chứng kiến cảnh viên hiệu trưởng người Pháp lăng nhục một học sinh người Việt là Sale Annamite (đồ An Nam bẩn thỉu), với lòng tự trọng của một trí thức bị xúc phạm, ông cùng bạn bè thân hữu tổ chức bãi khóa và bị đuổi học. Một hành động trượng nghĩa, chấp nhận hậu quả tồi tệ nhất, cuộc đời nhà văn nêu cao sự khảng khái của một nhân cách trong sáng. Ông mang khát khao của một người hùng đi tìm một chân trời lí tưởng theo mộng ước của mình nhưng cuối cùng đổi lại chỉ là sự cô đơn của một nhà văn thất thế. Tuy vậy, có 13 không ít sự đồng cảm, tri âm với tư tưởng và văn nghiệp của nhà văn Lê Văn Trương. Hoài Việt là một trong những cây bút có sự cảm thông đó mặc dù ông vẫn khách quan nhìn nhận. “Lê Văn Trương là con người hành động theo thuyết chính danh của đạo Nho, mang hơi hưởng anh hùng hiệp sĩ phương Tây”[47, 48]. Hoài Việt không phủ nhận sự ảnh hưởng của các học thuyết phương Tây trong văn phong của nhà văn họ Lê nhưng ông thấy được sự tìm tòi của một nhà văn có hiểu biết rộng. “Ông không ảo tưởng, không bắt chước thuyết siêu nhân của Nietzsche. Dù đánh giá tiểu thuyết người hùng, triết lí sức mạnh là hình bóng của nhiều học thuyết này khác thì điều dễ dàng nhận thấy nhân vật của Lê Văn Trương sống theo đạo lí làm người, mang nhiều chất anh hùng mã thượng chứ không nhỏ nhen, ích kỉ, không vì lợi mình mà hại người”[47, 50]. Không phải ngẫu nhiên mà Hoài Việt gọi Lê Văn Trương là “một hướng đạo sinh” bởi vì công lao của ông là đã xây dựng được hình tượng người hùng mang nhiều tình cảm đạo lí chân chính của con người. Đánh giá đó dựa trên góc độ văn học hơn là con người trong đời tư. Phác họa Đôi nét về nhà văn Lê Văn Trương, Nguyễn Văn Trung khẳng định những khía cạnh tích cực về quan niệm người hùng trong sáng tác văn học của Lê Văn Trương. Công trình của Nguyễn Văn Trung, chỉ ra tính cách con người hiện thực trong hình tượng người hùng. “Người hùng của Lê Văn Trương là một thứ huyền thoại. Dù xông pha nơi núi rừng để kinh doanh buôn bán hay nơi chính trường làm cách mạng thì người hùng vẫn là một kiểu mẫu người khác thường, đặc biệt vì đức tính, hành động, do đó, có sức lôi cuốn làm cho người thường mến mộ, cảm phục”[36, 56]. Vũ Ngọc Phan, trong công trình Nhà văn hiện đại, xếp tiểu thuyết của nhà văn Lê Văn Trương vào hàng tiểu thuyết luân lí, mẫu người hùng của nhà văn nhằm thuyết lí cho đạo đức. Nguyễn Văn Trung lại có cái nhìn khác. Ông nhìn thấy “ý nghĩa và giá trị luân lí của những con người này ở chỗ trọng danh dự, phẩm cách làm người và không lợi dụng, làm thiệt hại, xúc phạm đến danh dự và quyền lợi 14 người khác”[36, 57]. Nếu như một số nhà nghiên cứu khác xem hình tượng người hùng trong tiểu thuyết Lê Văn Trương là sự minh họa cho luân lí thì Nguyễn Văn Trung lại nhận thấy con người hùng đó bắt rễ từ cuộc đời thực, con người đa tính cách: lúc vui lúc buồn, cao cả và thấp hèn, mạnh mẽ và mềm yếu…chứ không phải thuyết lí cho một luận đề tư tưởng. Vương Trí Nhàn nghiêng về cái nhìn xã hội học khi đánh giá hình tượng người hùng trong tác phẩm văn học của Lê Văn Trương. Trong công trình Những tiền đề để nghĩ lại… tác giả trình bày các luận điểm khá rõ ràng thành bốn phần. Ở phần thứ hai, tác giả bày tỏ quan điểm của mình về nhân vật người hùng với những nét rất thú vị. Vương Trí Nhàn lập luận vấn đề dựa trên những phản đề để khẳng định sự nổi tiếng và sức sáng tạo dồi dào của Lê Văn Trương. Ông yêu cầu đánh giá, phê bình văn học phải có cái nhìn xã hội học. Tức là, đặt tác phẩm vào hoàn cảnh thời đại để thấy tư tưởng của nhà văn trong tương quan với số đông công chúng ngưỡng mộ. Cũng với cái nhìn ấy, nhà nghiên cứu cho rằng tác phẩm về người hùng của Lê Văn Trương đã phản ánh được tư tưởng thời đại ở cả khía cạnh tích cực và tiêu cực của nó. “Văn học không phải chỉ có nhiệm vụ ghi lại những nhận thức đúng của một thời. Một cách chủ động nhiều khi một cách vô ý thức, người ta còn thấy văn học bắt được rồi cho hiện lên màn hình của mình những lầm lỡ, những ngớ ngấn khống chế đầu óc con người thời đại”[27, 66]. Ở đây, tác giả bày tỏ thái độ không đồng tình với sự phê phán gay gắt của Vũ Ngọc Phan khi cho rằng văn chương của Lê Văn Trương là thứ văn “dễ dãi”. Vương Trí Nhàn khẳng định chính cách viết giản dị, dễ hiểu đó phù hợp với trình độ đa phần công chúng lúc bấy giờ. Như phần lớn các nhà phê bình khác, Vương Trí Nhàn cũng thấy được sự ảnh hưởng của phong cách Lê Văn Trương trong các nhà văn đương thời và ngày nay. “Ngay trong thứ văn thơ vừa viết rời tay một vài chục năm gần đây, dấu vết của ông vẫn còn. Người ta đọc được hơi hưởng Lê Văn Trương không chỉ ở lớp nhà văn già như Xuân Diệu, Tô Hoài (với thói quen 15 làm việc miệt mài và sự say mê số lượng, say mê đầu sách in ra, biểu hiện theo mỗi người một cách). Người ta còn bắt gặp hơi hưởng đó ở các cây bút trẻ hoàn toàn cách biệt với Lê Văn Trương. Chẳng hạn từ mấy năm trước, có một nhà văn được cả xã hội biết tới là Nguyễn Mạnh Tuấn”[27, 72]. Đó chính là quy luật của sự sáng tạo đồng thời khẳng định sức hấp dẫn của một kiểu tư duy mang tên Lê Văn Trương. Không chỉ nổi danh trong làng văn với dòng tiểu thuyết người hùng mà Lê Văn Trương còn chứng tỏ tài năng trên lĩnh vực viết báo, làm chủ báo. Trong dòng hồi ức của nhiều nhà văn cùng thời, con người nhà báo Lê Văn Trương hiện lên thật đẹp đẽ. Với Lê Văn Trương, trong lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện một con người khí khái, làm việc độc lập, có lí tưởng. Báo Việt Nam hồn của ông là một chớp mắt lịch sử, tờ báo tồn tại không lâu nhưng ít nhiều gây tiếng vang bởi tính chất tiến bộ của nó. Ngô Linh Ngọc trong dòng hồi ức về Lê Văn Trương bày tỏ sự khâm phục với một nhân cách “anh hùng”. Phong cách làm việc cẩn thận, say mê của ông lôi cuốn mọi người trong tòa soạn báo của mình vào nguồn cảm hứng sáng tạo mới mẻ. Đặc biệt, ông vạch ra tôn chỉ cho tờ báo Việt Nam hồn. “Tờ báo Việt Nam hồn với những bài nghị luận chân thành và công tâm ủng hộ cách mạng, kịch liệt phê phán những tội ác và âm mưu đen tối của đế quốc và bọn tay sai của chúng, được đồng bào mọi giới hoan nghênh nhiệt liệt”[24, 91]. Trong bài viết này, Linh Ngọc bày tỏ sự khâm phục trong quan niệm của nhà văn về hình mẫu người hùng sau 1945. Theo ông, hình tượng người hùng trong tác phẩm văn học của ông là con người khảng khái “nhận chân lấy cái thiên chức”, “dũng mãnh hiến mình” cho Tổ quốc, cho quê hương. Cũng như Hoài Việt, Ngô Linh Ngọc khẳng định mẫu người hùng của Lê Văn Trương khác hẳn về chất so với triết lí siêu nhân của Nietzsche. Đó là con người của đời sống bình thường, một con người “mạnh”, không bao giờ thoái lui trước “thiên chức” của mình. Linh Ngọc đưa ra đánh giá thẳng thắn trong nhận thức về người 16 hùng của Lê Văn Trương, về mặt tư tưởng chưa hoàn chỉnh, nhà văn chưa hình dung được “thiên chức” của người hùng đó là gì. Đó là sự hạn chế về tư tưởng thời đại mà trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, Lê Văn Trương chưa thể nhận chân được. Có thể nói, chính sự gần gũi với con người nhà văn, Linh Ngọc đã có những tư liệu đáng quý để dựng lại chân dung sôi nổi của một tâm hồn hào hiệp, trượng nghĩa, luôn hành động vì lợi ích người khác mà không màng danh lợi. Lê Văn Trương trong ấn tượng bạn bè đó là con người với những khoảnh khắc đẹp đẽ và vinh quang nhất. Trong dòng hồi ức của Yên Thao, với tư cách là hậu bối, bạn cùng con trai nhà văn, ấn tượng về Lê Văn Trương ở cả hai tư cách: con người đời thường và con người nhà văn. Con người đời thường: “Cưỡi ngựa, đội mũ xcut, mặc quần gôn, đi ủng, thắt lưng đeo trễ hai khẩu côn; đằng sau là hai vệ sĩ cũng cưỡi ngựa, khoác xten”[33, 96] toát lên từ dáng vẻ chất anh hùng mã thượng, “cao bồi miền viễn Tây”. Hoàn cảnh khác thể hiện khí khái người hùng của ông là trong quân ngũ: “Khi chiến đấu, chiến sĩ phụ trách súng máy bị thương, chính nhà văn Lê Văn Trương đã chạy lại sử dụng súng máy thành thạo, tiếp tục bắn vào đồn giặc”[33, 98]. Những đóng góp của ông ở chiến trường không nhiều, phóng sự của ông không được đánh giá cao. Tuy vậy, nhà văn Lê Văn Trương luôn hướng về cách mạng với niềm thành kính, khâm phục. Con người nhà văn lắm tài nhưng cũng lắm truân chuyên: “Tiểu ban Văn nghệ Quân đội tổ chức đọc duyệt tập thể, có mấy nhà văn ở Trung ương dự, chê hết lời cho là tự nhiên chủ nghĩa, thậm chí có những lời bất nhã với tác giả. Càng là người hồi Lê Văn Trương đang nổi tiếng trên văn đàn thì tên tuổi của họ chẳng ai biết đến càng phê phán mạnh”[33, 99]. Lê Văn Trương trong đời thường thẳng thắn còn trong văn chương ông thể hiện đức tính ấy như một tính cách hùng của nhân vật. Với chức phận của mình, ông chỉ biết lấy văn chương làm cầu nối để thanh lọc tâm hồn. 17 Nguyễn Mạnh Trinh, trong công trình Lê Văn Trương, tiểu thuyết của triết lí người hùng đã bàn về tiểu thuyết của nhà văn trên các khía cạnh: hình tượng người hùng và ảnh hưởng của tư tưởng “người hùng” đến suy nghĩ của lớp độc giả say mê văn chương của Lê Văn Trương. Nguyễn Mạnh Trinh nhìn nhận tiểu thuyết gia Lê Văn Trương với những khía cạnh tích cực. Tác giả tỏ ra đồng tình với nhà phê bình Nguyễn Ngu Í khi đánh giá hình tượng người hùng. Trong tác phẩm của Lê Văn Trương, người hùng không phải là sản phẩm của sự tưởng tượng mà những con người ấy mang nét sống động của những con người đang sống và đang hoạt động. “Những chân dung ấy có da thịt, não tủy của con người thật và tác giả đã viết với ý hướng của một người luôn luôn đặt mình vào sự lạc quan và tin tưởng vào bản lĩnh cũng như những ý hướng dù có hơi lí tưởng một chút của mình”[35, 2]. Tuy dòng tiểu thuyết về người hùng dựng lên nhân vật lắm khi cường điệu quá đáng nhưng không hề xa lạ bởi mỗi chúng ta đều nhìn thấy trong đó hình bóng những hành động “anh hùng” của những con người xung quanh. Lê Văn Trương đã viết bằng sự trải nghiệm của một cuộc đời đầy sóng gió, ít nhiều nguyên mẫu anh hùng ấy xuất phát từ chính tác giả. Người hùng trong tác phẩm là ai? “ Họ có thể là cha là mẹ hi sinh cho tương lai con cái, họ có thể là những người lính cũ qua xứ người muộn màng nhưng vẫn dấn thân để tìm đến cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân bản hơn”[35, 2]. Có thể những sáng tác của Lê Văn Trương còn có những hạn chế về nghệ thuật, không phải không nhận ra nhưng đặt trong bối cảnh bấy giờ. “Vì chúng tôi lúc bấy giờ như con thuyền nằm trên cạn, mơ những cuộc viễn du, nhìn xuống con sông mà chỉ thấy có sức nước cuồn cuộn chảy không để ý chi đến củi mục, cành khô, rác rến cuốn theo dòng”[35, 2]. Nguyễn Mạnh Trinh cố gắng diễn tả sức ảnh hưởng của triết lí người hùng đến những thế hệ độc giả: Không thể như cha ông sùng bái 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, không đua đòi như các nhân vật của Song An, hay quá phi thường như các anh hùng trong văn học phương Tây. Lê Văn Trương với tư
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng