Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình thức tự sự trong truyện ngắn nguyễn bá học...

Tài liệu Hình thức tự sự trong truyện ngắn nguyễn bá học

.PDF
83
507
67

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN ---- HUỲNH DIỄM MY MSSV: 6095872 HÌNH THỨC TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN BÁ HỌC Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn khóa 35 Giáo viên hướng dẫn: ThS.GvC. HUỲNH THỊ LAN PHƯƠNG Cần Thơ, 5/2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài Hình thức tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Bá Học, người viết đã cố gắng hết sức mình. Tuy nhiên, bên cạnh việc nỗ lực của bản thân, người viết còn nhờ sự giúp đỡ và động viên không nhỏ từ quý thầy cô và bạn bè để hoàn thành tốt luận văn này. Nhân đây, người viết xin dành trang đầu tiên để gửi lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô và các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ người viết suốt những năm tháng trên giảng đường Đại học, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô Huỳnh Thị Lan Phương trong giai đoạn đầy khó khăn và thử thách đối với người viết. Mặc dù, người viết đã hết sức cố gắng nhưng vì khả năng và thời gian có hạn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô. Người thực hiện ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích và yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC 1.1 Một số vấn đề về lí luận văn học 1.1.1. Khái niệm tự sự 1.1.2. Khái niệm người kể chuyện 1.1.3. Các hình thức tự sự 1.2. Vài nét về tác giả Nguyễn Bá Học 1.2.1. Cuộc đời 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 1.3. Đôi nét về truyện ngắn của Nguyễn Bá Học 1.3.1. Những nét nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Bá Học 1.3.2. Nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Bá Học CHƯƠNG II. NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN BÁ HỌC 2.1. Người kể chuyện – chủ thể tự sự trong truyện Nguyễn Bá Học 2.1.1. Khái niệm về người kể chuyện 2.1.2. Ngôi của người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Bá Học 2.1.3. Vai trò của người kể chuyện 2.1.4. Giọng điệu của người kể chuyện 2.2. Điểm nhìn trần thuật 2.2.1. Các điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Bá Học 2.2.2. Trọng điểm của điểm nhìn trần thuật CHƯƠNG III. PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ VÀ NHỮNG TÍNH CHẤT CỦA HÌNH THỨC TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN BÁ HỌC 3.1. Phương thức tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Bá Học 3.1.1. Kể chuyện theo kết cấu đường thẳng 3.1.2. Kể chuyện theo bút pháp bạch miêu 3.1.3. Kể chuyện theo kết hợp với phân tích bình luận 3.1.4. Kể chuyện bằng giọng của người kể chuyện đối với nhâ vật và giọng nhân vật đối với thế giới 3.2. Những thuộc tính của hình thức tự sự thể hiện trong truyện ngắn Nguyễn Bá Học 3.2.1. Khoảng cách thời gian hoạt động được miêu tả và sự trần thuật. 3.2.2. Khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật trong tác phẩm. 3.2.3. Miêu tả trong trần thuật với vai trò khắc họa sự vận động của cuộc sống và con người PHẦN KẾT LUẬN PHẦN NỘI DUNG PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX là một giai đoạn văn học hiện đại của nước nhà, với thể loại đa dạng và nội dung phong phú: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, thơ,...Trong đó, truyện ngắn là một trong những thể loại phát triển mạnh. Và cũng trong giai đoạn này, có nhiều cây bút đã thành công ở thể loại truyện ngắn: Trần Quang Nghiệp, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn,...Các nhà văn đã dùng ngòi bút của mình để phản ánh hiện thực xã hội. Và nhà văn Nguyễn Bá Học là người có nhiều đóng góp cho thể loại này. Nguyễn Bá Học là một trong những cây bút đầu tiên viết truyện ngắn hiện đại bằng chữ Quốc ngữ trong văn học Việt Nam. Ông luôn chú trọng giữ gìn nề nếp gia phong đạo lý và tâm huyết với việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang dần bị mai một đi trong xã hội buổi giao thời với đầy biến động từ khi có luồng tư tưởng Tây phương ồ ạt tràn vào nước ta. Tư tưởng Tây phương đã làm lung lay cả nền luân lí lâu đời của dân tộc, khiến cho không ít người đã trở nên lai căng, mất gốc. Chính vì thế, ngòi bút hiện thực của Nguyễn Bá Học đã xoáy sâu vào những vấn đề đang diễn ra trong thực tiễn đời thường, những sự việc xảy ra trong cơn biến thiên của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Từ đó, nhà văn đã trần thuật lại một cách tỉ mỉ sự vận động của cuộc sống với đủ mọi thành phần trong xã hội. Từ những người giàu sang đến những người nghèo khổ. Ông phản ánh cuộc sống ê chề, đau đớn của những cô gái sa chân bị đẩy xuống vực thẳm hay những cô gái con nhà giàu mà rơi vào cảnh lầm than và cả nỗi vất vả, bất hạnh tận cùng của công nhân thợ dệt. Ngoài ra, ngòi bút của ông còn tập trung phản ánh số phận bi thảm của những người theo Nho học trong những năm đầu thế kỷ XX. Nguyễn Bá Học giúp người đọc hiểu rõ hơn số phận con người trong thời buổi chuyển giao thời. Trước nay đã có nhiều bài viết giới thiệu về: thân thế và sự nghiệp, phong cách, tác phẩm, của Nguyễn Bá Học,...nhưng chưa có bài viết hay công trình nào nghiên cứu về Hình thức tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Bá Học. Với sự ngưỡng mộ tài năng và công lao mở đường cho truyện ngắn Quốc ngữ, người viết chọn đề tài Hình thức tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Bá Học với mong muốn được góp thêm một phần nhỏ của mình vào việc khẳng định các giá trị của truyện ngắn của Nguyễn Bá Học. 2. Lịch sử vấn đề. Nói đến nhà văn Nguyễn Bá Học và các sáng tác của ông từ trước đến nay đã có không ít bài viết, công trình nghiên cứu. Chúng ta có thể điểm qua một số nhà nghiên cứu và phê bình gắn liền với các sáng tác của Nguyễn Bá Học như: Nguyễn Đăng Mạnh, Phạm Minh Thảo – Phạm Minh Luật, Vũ Ngọc Phan,…Và sau đây là một số công trình tiêu biểu: Trong Từ điển tác giả - tác phẩm văn học Việt Nam (Dùng cho nhà trường) của Nguyễn Đăng Mạnh (biên soạn), NXB ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, tác giả đã giới thiệu gần như khá đầy đủ về thân thế, sự nghiệp, phong cách, tác phẩm của nhà văn Nguyễn Bá Học. Đồng thời, trong từ điển cũng có ý kiến nhận xét về “Nguyễn Bá Học là một trong những nhà văn đầu tiên ở Việt Nam đầu thế kỷ XX viết truyện ngắn phản ánh cuộc sống xã hội thành thị đang trên đà tư sản hóa”. Điều đó giúp cho người viết thấy được nội dung nổi bật trong truyện ngắn của Nguyễn Bá Học là việc đi sâu vào phản ánh hiện thực cuộc sống thành thị trong thời điểm chuyển giao thế hệ. Tuyển tập văn xuôi Việt Nam (Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX), Phạm Minh Thảo – Phạm Ngọc Luật (tuyển chọn và giới thiệu), NXB Phụ nữ, NXB 3/1999, đã giới thiệu về những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Bá Học. Trong đó, những tác phẩm của Nguyễn Bá Học được trích dẫn gần như khá đầy đủ. Trong quyển Nhà văn hiện đại (tập 1) của Vũ Ngọc Phan, nhà xuất bản văn học. Có bài viết giới thiệu về nhà văn Nguyễn Bá Học. Trong đó, tác giả đã giới thiệu những nét đặc sắc về một số truyện ngắn của Nguyễn Bá Học. Đồng thời, ông còn trích lời khen ngợi của Phạm Quỳnh về truyện ngắn của Nguyễn Bá Học: “…Hay nhất, có giá trị nhất là mấy bài đoản thiên tiểu thuyết, toàn là ngụ ý răn đời. Lập ý đã hay, lời văn lại nhã. Mỗi bài in ra, các bạn đọc báo lấy làm khoái trá vô cùng” (Nam Phong, số 50, trang 164). Qua lời khen của Phạm Quỳnh đã phần nào khẳng định được giá trị của các truyện ngắn Nguyễn Bá Học. Bên cạnh đó, trong quyển Lịch sử văn học Việt Nam (tập 4B), NXB Giáo Dục, NXB 1978, tác giả nhận định về Nguyễn Bá Học là người viết truyện ngắn đầu tiên ở giai đoạn đầu thế kỷ XX. Ông là nhà nho chuyển sang viết báo, làm văn. Câu văn ông dùng nhiều chữ Hán, đầy dẫy tính chất biền ngẫu, du dương. Ông nhận thấy trong xã hội đang biến đổi có nhiều lúc hư hỏng nhất về mặt luân lý, nên ông chú trọng hẳn về mặt ấy. Chính lời nhận định của tác giả về nhà văn Nguyễn Bá Học đã giúp người viết hiểu sâu hơn về nhà văn Nguyễn Bá Học – là một người có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Ngoài ra, trong quyển Lí luận văn học, Phương Lựu (chủ biên) NXB Giáo dục, 11/2006. Có đề cập đến tác phẩm tự sự. Ở đó, ông đã đưa ra khái niệm chung về loại tác phẩm tự sự bao gồm cả nhân vật tự sự, hình tượng người trần thuật thể hiện trong tác phẩm tự sự. Đồng thời, tác giả còn nói lên vai trò của tác phẩm tự sự “không chỉ phản ánh cái tồn tại vật chất với các việc làm, hành động của con người. Nó cũng phản ánh thế giới bên trong bao gồm tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ của con người nữa”. Ngoài ra, ông còn trích câu nói của Heghen “cần phải trần thuật về những tình cảm, những suy nghĩ, cũng như về tất cả những gì bề ngoài như một cái gì đã xảy ra, nói ra, nghĩ ra” – tức là như những sự kiện và Heghen viết tiếp “sự kiện cá biệt, như tôi đã nói nhiều lần, là cái hình thức làm cho tự sự trở thành ý nghĩa đích thực của từ đó”. Từ khái niệm về tác phẩm tự sự đã nêu giúp cho người viết có cơ sở xác định rõ về hình tượng người trần thuật và nhân vật trong mỗi tác phẩm của nhà văn Nguyễn Bá Học. Các công trình nghiên cứu trên mới chủ yếu đi sâu vào vấn đề quan điểm, đóng góp, cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Bá Học. Còn vấn đề hình thức tự sự trong truyện ngắn của Nguyễn Bá Học thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào cả. Có chăng những công trình đi trước khi nghiên cứu đã lấy đối tượng khảo sát là tác phẩm của những nhà văn khác như: Nguyễn Du, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân,… Có thể nói, đây là khó khăn và thử thách đối với người viết khi nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, người viết cũng cố gắng khai thác vấn đề tự sự ở các công trình nghiên cứu có liên quan ít nhiều đến đề tài như: khái niệm tự sự, tác phẩm tự sự nói chung. Nhưng tiêu biểu nhất là quyển Tự sự học của Trần Đình Sử chủ biên. Ở đây, tác giả đã dẫn lại khái niệm về tự sự của J.H.Miller, nhà giải cấu trúc Mĩ có nói (1993): “Tự sự là cách để ta đưa các sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho, sự kiện, biến cố” hay theo Jonathan Culler (1998) cũng nói: “Tự sự là phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật”. Khái niệm xoay quanh về vấn đề tự sự, vì vậy giúp người viết hiểu được thế nào là tự sự, các hình thức tự sự thể hiện như thế nào. Từ đó áp dụng vào việc lí giải, làm sáng tỏ hình thức tự sự mà Nguyễn Bá Học đã sử dụng trong tác phẩm của mình. Qua các công trình nghiên cứu, người viết tập hợp được những yếu tố có liên quan để làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục đích yêu cầu Một nhà cấu trúc Mĩ (1993), J.H.Miller, cho rằng: “Tự sự là cách để đưa các sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện biến cố” (Dẫn lại từ bài viết của Trần Đình sử, Tự sự học – Một bộ môn liên ngành giàu tiềm năng. Tạp chí nghiên cứu văn học số 22002, trang 4). Nghiên cứu tự sự là nghiên cứu cách thức nhà văn làm tái hiện chân dung cuộc sống và con người thông qua văn bản nghệ thuật. Đây là một hướng tiếp nhận tác phẩm nhằm phát hiện ra những giá trị nghệ thuật của một tác phẩm tự sự. Với đề tài Hình thức tự sự trong truyện ngắn của Nguyễn Bá Học, người viết không ngoài mục đích tìm hiểu một phương cách làm tái hiện bức tranh xã hội và con người ở truyện ngắn của Nguyễn Bá Học. Đây là một hướng nghiên cứu được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Nó giúp người nghiên cứu có thể phát hiện được và lý giải các đặc điểm của cấu trúc tự sự để từ đó hiểu rõ hơn ý đồ nghệ thuật của nhà văn. 4. Phạm vi nghiên cứu Nói đến tự sự học bao gồm cả lý thuyết cấu trúc văn bản tự sự, cấu trúc sự kiện và cả phần nghiên cứu về hình thức tự sự. Nhưng ở đây, người viết chỉ tập trung nghiên cứu hình thức tự sự trong truyện ngắn của Nguyễn Bá Học. Chủ yếu tìm hiểu về người kể chuyện – chủ thể tự sự; phương thức tự sự để rút ra được những kết luận về hình thức tự sự thể hiện qua việc khảo sát 8 truyện ngắn của Nguyễn Bá Học: Câu chuyện một tối của người tân hôn, Chuyện cô Chiêu Nhì, Dư sinh lịch hiểm ký, Câu chuyện gia tình, Có gan làm giàu, Câu chuyện nhà sư, Truyện ông Lý Chắm, À, truyện Chiêm bao. Bên cạnh đó, người viết còn tìm hiểu và tham khảo một số ý kiến có liên quan đến Nguyễn Bá Học. Đồng thời, người viết cũng tìm hiểu một số tác phẩm của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Trọng Quản – các nhà văn cùng thời, tác phẩm của Nguyễn Minh Châu để đối chiếu, so sánh nhằm làm sáng tỏ yêu cầu của đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết vấn đề nghiên cứu người viết sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp tiểu sử: người viết thông qua tiểu sử của Nguyễn Bá Học nhằm lí giải và khẳng định vị trí của các tác phẩm trong quá trình sáng tác của nhà văn. Phương pháp phân tích: dùng phân tích các tác phẩm để nắm được nội dung, nghệ thuật cũng như thấy được những điểm khác nhau giữa các tác phẩm. Phương pháp so sánh, người viết so sánh tác phẩm với những tác phẩm của nhà văn cùng thời lẫn trước đó và có cả tác phẩm sau thời đổi mới trên cơ sở khách quan, để làm nổi bật nét hiện đại trong tác phẩm của Nguyễn Bá Học. Phương pháp thống kê, phân loại: để sắp xếp các tác phẩm có những điểm chung và sự khác biệt về vị trí của người kể chuyện và các điểm nhìn trần thuật, cũng như phương thức tự sự và những thuộc tính trong hình thức tự sự của truyện ngắn Nguyễn Bá Học. Ngoài ra, các phương pháp như: giải thích, chứng minh, bình luận,…cũng được sử dụng ở mức độ phù hợp để góp phần làm sáng tỏ vấn đề. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Một số vấn đề lí luận văn học 1.1.1. Khái niệm về tự sự Roland Barthes nói về sự hình thành của tự sự: “Đã có bản thân lịch sử loài người, thì đã có tự sự”. Tự sự đã có từ xưa, trải qua rất nhiều chặng đường và gắn liền với lịch sử loài người. Trong suốt hàng trăm năm qua có không ít công trình nghiên cứu về tự sự. Và ở đây người viết xin dẫn lại từ bài viết của Trần Đình Sử: Tự sự học - một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng. Trong đó, J.H.Miller, nhà giải cấu trúc Mỹ có nói (1993): “Tự sự là cách đưa các sự việc vào một trật tự và trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố”. Hay Jonathan Culler (1998) cũng nói: “Tự sự là phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật”. Muốn hiểu được một sự vật nào thì người ta kể câu chuyện về sự vật đó. Bản chất của tự sự ngày nay được hiểu là một sự truyền đạt thông tin, là quá trình phát ra đơn phương trong quá trình giao tiếp, văn bản tự sự là cụm thông tin được phát ra, và tự sự có thể thực hiện bằng nhiều phương thức, con đường. Nghiên cứu tự sự là nghiên cứu cách thức nhà văn tái hiện chân dung cuộc sống và con người thông qua văn bản nghệ thuật. Đây là một hướng tiếp nhận tác phẩm nhằm phát hiện những giá trị nghệ thuật của một tác phẩm tự sự. Trong văn học, tự sự có trong thơ, thơ trữ tình, trong kịch, chứ không chỉ là trong truyện ngắn, tiểu thuyết, ngụ ngôn,…như một phương thức tạo nghĩa và truyền thông tin. Tự sự nằm trong bản chất của con người, bởi con người là một động vật biết tự sự. Vì vậy, có thể nói rằng tự sự là phương thức tái hiện đời sống qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người trong toàn bộ tính khách quan của nó. Đồng thời, ở đây tư tưởng và tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động của con người, nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm là một thế giới tạo hình xác định đang tự tồn tại, phát triển, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của người viết. Như đã nói, tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, các biến cố và là một phương thức truyền đạt thông tin. Để làm được điều đó đòi hỏi tự sự phải tạo ra được một hình tượng nhân vật, đó là người trần thuật. Ở đó người trần thuật đảm nhiệm vai trò thông báo về các biến cố, các tình tiết như thông báo về một cái gì đó đã xảy ra và nhớ lại, đồng thời mô tả hoàn cảnh hành động và dáng nét các nhân vật, nhiều khi còn thêm cả những lời bình luận. Như trong Truyện ngắn Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản ông đã tạo ra hình tượng người trần thuật, đó là nhân vật xưng tôi. Anh ta đi trên chiếc tàu, chính trên chiếc tàu ấy người trần thuật đã gặp và được nghe toàn bộ câu chuyện về cuộc đời của vị thầy tu đang ra Vũng Tàu dưỡng bệnh. Suốt chặng đường đi người trần thuật cùng đồng hành với nhân vật về câu chuyện của anh ta. Và khi ấy người trần thuật vừa là người tiếp nhận cũng đồng thời anh ta là người dẫn dắt câu chuyện và truyền tải thông tin lại cho độc giả biết. Đầu tiên, người trần thuật đưa độc giả đến với biến cố xảy ra với nhân vật là việc anh ta nhận được một bức thư không rõ nguồn gốc nói rằng vợ đã ăn ở với Vero Liễu (em kết nghĩa của Phiền và cũng là anh bà con của vợ Phiền). Tất cả mọi biến cố, tang thương xảy ra với anh và cả gia đình là do sự bất cẩn, không suy xét kỹ lưỡng mọi việc mà đã vội vàng kết luận. Chính vậy, nó làm cho máu ghen trổi dậy trong Phiền, anh ta không ngần ngại lập mưu giết Liễu trong đợt anh được lệnh đi bắt cướp trên sông. Sai lầm lại một lần nữa nối tiếp sai lầm, khi anh nhẫn tâm bỏ thuốc độc vào siêu thuốc ho vợ đang đun, để rồi người vợ hết lòng yêu thương, chung thủy đã chết dưới tay Phiền. Những sai lầm đã khiến cảnh gia đình tan vỡ, chính tay anh giết vợ và cả người em thân thiết của mình. Chính những việc anh đã làm nó cứ theo anh mãi, trở thành nỗi dằng vặt, ân hận đến lúc chết cũng không tha thứ cho tội lỗi mình. Có thể nói, xuyên suốt câu chuyện vị trí người trần thuật luôn có mặt trong tác phẩm dù anh ta không phải là người trực tiếp tham gia vào biến cố trong câu chuyện. Nhưng anh ta dẫn dắt người độc đến với biến cố của nhân vật và cùng nhân vật giải quyết những biến cố đó. Tự sự hết sức tự do trong việc chiếm lĩnh không gian và thời gian. Vì vậy nhà văn thỏa sức xây dựng những đoạn miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật trước, trong và sau biến cố hoặc những đoạn miêu tả cảnh vật dài đến hàng chục, thậm chí hàng trăm, nghìn trang giấy mà vẫn tạo được sự thu hút với độc giả. Và nó cũng là khoảng thời gian đủ để người đọc hiểu được những điều nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Ngoài ra, trong Từ điển thuật ngữ văn học, cũng nói về tự sự: “Tự sự là phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện, gắn với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch”. Từ quan niệm trên, chúng ta hiểu tự sự là phương thức phản ánh thế giới thông qua cốt truyện và nhân vật cụ thể. Như trong câu chuyện À, truyện chiêm bao được nhà văn Nguyễn Bá Học xây dựng theo cốt truyện tâm lý và qua nhân vật chính là Hàn Bán Thiên. Nhà văn không trực tiếp kể lại chuyện mà xây dựng nên hình tượng người kể chuyện đứng ra kể. Người kể chuyện ở đây đứng bên ngoài quan sát về nhân vật nhưng hiểu rất rõ về nhân vật. Từ tính cách, hành động cho đến thế giới tâm hồn. Hàn Bán Thiên vốn là một anh chàng sự học lỡ bước mà lại hay mơ xa, anh ta mơ mình trở thành một nhà đại chính trị, một nhà kinh tế, một nhà đại văn hào,…Đã sự học không thành mà còn biếng nhát, anh ta sống với tâm lý luôn muốn hưởng thụ chứ chẳng bao giờ làm. Điều này được người kể chuyện trình bày khá rõ trong giấc mơ của Hàn Bán Thiên. Anh ta mơ mình trúng số độc đắc và trong chính giấc mơ ấy anh ta đã tính toán mọi khoản chi cho việc hưởng thụ của mình, nào là tậu ruộng vườn ao 5.000$, làm nhà ở 5.000$, vào thương hội 10.000$, lập trại biệt thự 3.000$,…Qua việc xây dựng nên nhân vật trong tác phẩm đi từ hành động cho đến diễn biến tâm lý nhân vật chỉ biết hưởng thụ, nó đã góp phần khái quát được một phần bức tranh hiện thực xã hội bấy giờ. Cái xã hội mà con người đang dần đánh mất mình. Có thể nói, tự sự là phương thức tạo nghĩa cho các sự vật trong sáng tác của nhà văn, với phương thức tự sự này giúp cho nhà văn hiểu rõ hơn về các sự vật và từ đó lý giải cho độc giả. Và chính nhờ phương thức tự sự các biến cố trong tác phẩm được sắp xếp theo một trình tự nhất định để việc tiếp nhận tác phẩm được dễ hơn đối với độc giả. 1.1.2. Các hình thức tự sự Theo lý thuyết tự sự học, chúng ta có thể phân các hình thức tự sự thành ba loại chính: Tự sự theo điểm nhìn bên trên, người kể chuyện là người biết hết, nghe hết, thấy hết: người kể chuyện là người biết tất cả mọi sự, gần như nắm hết, nghe hết, thấy hết mọi sự việc của nhân vật mình. Nhân vật không thể che giấu được gì đối với người kể chuyện. Vì người kể chuyện hiểu thấu được những điều mà chính nhân vật cũng không ý thức được hết. Người kể chuyện ở đây biết nhiều hơn nhân vật biết về chính nó. Con mắt của người trần thuật có mặt ở mọi nơi, mọi lúc, xoáy sâu vào từng chi tiết nhỏ của đời sống để kể lại cho độc giả. Nhờ vậy, mà mọi hiện thực đều được phơi bày một cách rõ nét. Nhưng điều này nó cũng đem lại một hạn chế lớn cho người kể chuyện theo điểm nhìn bên trên. Vì ngày nay dạng người kể chuyện này không được nhiều nhà văn sử dụng bởi nó tạo ra tâm lý nhàm chán cho độc giả. Vì một lẽ, con người trong thời hiện đại luôn được xem là một thực thể phức tạp và khó hiểu. Cho nên, mọi câu chuyện kể được viết ra đều phải tạo cho người đọc sự hứng thú tìm tòi, khám phá những điều bí ẩn hoặc có một thái độ hoài nghi, phủ nhận với những điều họ tìm thấy trong tác phẩm. Tự sự theo điểm nhìn bên trong, điểm nhìn từ nhân vật: ở đây người kể chuyện đồng thời là một nhân vật trong tác phẩm. Anh ta chỉ nói lên những điều anh ta biết và thấy. Cái nhìn của người kể chuyện thiên nhiều hơn về chủ quan theo tư tưởng, thái độ nhân vật mà anh ta thâm nhập. Theo lý thuyết tự sự học, người kể chuyện mang điểm nhìn bên trong khi người kể là nhân vật ngay trong câu chuyện. Khảo sát truyện ngắn VN thời kì sau đổi mới, ta nhận thấy được sự cách tân trong nghệ thuật đó là cách kể chuyện tập trung vào dạng thức người kể chuyện theo điểm nhìn bên trong, đặc biệt ở phương thức trần thuật từ ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi. Qua thống kê về một số tác giả tiêu biểu ta thấy số truyện ngắn sáng tác theo phương thức trần thuật từ ngôi kể thứ nhất này chiếm tỷ lệ không nhỏ. Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn của Duyên Anh. Tuy mãi đến những năm sau đổi mới nền văn học Việt Nam mới có sự cách tân trong nghệ thuật, nhưng ở những năm đầu thế kỷ XX độc giả đã thấy thấp thoáng nét hiện đại trong truyện ngắn của Nguyễn Bá Học về phương thức trần thuật ở ngôi thứ nhất – người kể chuyện xưng tôi. Và vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở những chương tiếp theo trong luận văn. Với ngôi kể chuyện thứ nhất này, người kể chuyện xưng tôi có vai trò quan trọng trong việc quyết định cấu trúc tác phẩm, vì khi ấy người kể chuyện có toàn quyền năng miêu tả từ nhân vật này sang nhân vật khác theo điểm nhìn của bản thân mình. Có thể nói, hình tượng người kể chuyện ở ngôi thứ nhất trong giai đoạn văn học này đã thật sự được quan tâm nhiều hơn so với giai đoạn trước đó. Vì văn học giai đoạn này có những đổi mới trong tư duy nghệ thuật, văn học chuyển từ quan niệm của con người tập thể, cộng đồng thành con người cá thể. Đồng thời sự sáng tạo của cá nhân đã thật sự được công nhận và quan tâm nhiều hơn. Với cách kể chuyện này, thì người kể chuyện và nhân vật đã chuyển hóa trong nhau, anh ta tự kể lại những biến cố của mình hay những gì mà anh ta chứng kiến. Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu nhà văn để cho nhân vật tôi – Phùng kể chuyện anh được giao nhiệm vụ đi chụp bộ ảnh về biển. Phùng “vác” máy ảnh trở lại vùng biển, nơi chiến trường cũ thời anh tham gia chống Mỹ. Anh háo hức khi “phục kích” được một cảnh “trời cho” - màu hồng, trắng của bức tranh “toàn bích” - cảnh buổi sáng mờ sương lung linh huyền ảo. Nhưng phía sau cái lung linh ấy là cả một chuỗi dài sự bất hạnh của người đàn bà ngoài bốn mươi tuổi, cao lớn, thô kệch, mệt mỏi, tái ngắt,…chịu cảnh đánh đập tàn nhẫn của người chồng vũ phu “hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà” [14; tr.71]. Với hắn tình thương yêu như một cái gì xa xỉ. Hắn sẵn sàng đánh vợ như một con thú dữ muốn nuốt chững con mồi “quật tới tấp vào lưng người đàn bà” [21; tr.71]. Hắn “vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két” [22; tr.71]. Lão “trút cơn giận như lửa cháy” [20; tr.71] vào người đàn bà tội nghiệp, đáng thương. Hình ảnh đau lòng ấy đã khắc sâu vào lòng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Anh thật “kinh ngạc, đứng há mồm ra mà nhìn” [5; tr.72] trong vài phút...Ở đây người kể chuyện đóng vai nhân vật nhảy vào các biến cố, tham gia trực tiếp vào câu chuyện, rồi kể lại cho độc giả nghe. Điều đó giúp cho câu chuyện trở nên gần gũi hơn với hiện thực cuộc sống. Hay trong truyện ngắn Câu chuyện thương tâm của Phạm Duy Tốn cũng được kể ở ngôi thứ nhất. Người kể chuyện tham gia trực tiếp vào diễn biến của câu chuyện, nhân vật xưng tôi chứng kiến một cảnh đời đau khổ của ông lão đã ngoài sáu mươi tuổi mà vẫn phải đi kéo xe mướn. Trong cảnh trời mưa gió rét, với thân hình gầy gò yếu đuối khẳng kheo của ông vậy mà phải dầm mưa gió để kiếm tiền nuôi những đứa cháu mồ côi cha và cả đứa con dâu. Người kể chuyện rất xót xa cho hoàn cảnh ông lão, muốn làm gì đó cho hoàn cảnh của ông nhưng đành bất lực “Trời ơi! Sao mà lại có cái khổ cực dường này, hử ông trời xanh cao ngất ?” [8; tr.368]. Qua một số tác phẩm kể ở ngôi thứ nhất với hình thức tự sự theo điểm nhìn bên trong ta thấy với cách kể chuyện từ điểm nhìn bên trong của tôi - người trong cuộc như thế, người đọc dễ dàng nhận ra quan niệm của nhà văn trước các vấn đề của cuộc sống, nhân sinh. Qua nhân vật tôi - người kể chuyện, nhà văn có thể bình luận, đánh giá mà vẫn không gây cho độc giả cảm giác bị áp đặt, khuôn khổ. Kể chuyện theo hình thức tự sự này, người kể chuyện dễ dàng bộc lộ cảm xúc của cá nhân mình và đồng thời anh ta trở thành chủ thể mang cả hai ý thức, ý thức của chính mình và của nhân vật. Nhân vật tôi thỏa sức bày tỏ những suy nghĩ, nhận định, đánh giá khách quan của mình về con người, về cuộc đời mà vẫn tạo nên một logic khách quan, không mang đến sự khó chịu, cưỡng ép cho người đọc. Có khi mạch cảm xúc của câu chuyện như ngừng đọng lại để cho nhân vật tôi bày tỏ cảm xúc của mình một cách tự nhiên, chân thực về cuộc sống, con người. Phần lớn những câu chuyện được kể với hình thức tự sự theo điểm nhìn bên trong này nó sẽ giúp người đọc hiểu nhiều hơn về thế giới nội tâm của nhân vật. Vì khi ấy sự trần thuật chủ yếu tập trung vào chiều sâu tâm tưởng của nhân vật. Mặc dù vậy, với cách kể chuyện theo điểm nhìn bên trong này vẫn có hạn chế bởi vì nhân vật tôi không phải là người kể chuyện toàn tri, là người biết tất cả mọi chuyện. Tôi biết rõ những gì về mình nhưng không thể tường tận về chuyện của người khác. Cho nên điểm nhìn và góc quan sát của người kể chuyện cũng bị hạn chế, vị trí của nhân vật trong câu chuyện cũng ít có sự di chuyển. Tự sự theo điểm nhìn bên ngoài: người kể chuyện tỏ ra hiểu biết ít hơn nhân vật, không hướng đến việc khai thác thế giới nội tâm nhân vật. Người kể chỉ đề cập đến những gì bên ngoài, không đề cập đến thế giới bên trong của nhân vật. Nhờ vậy mà người đọc có thể liên tưởng đến những gì nhân vật đang suy nghĩ và cảm nhận. Có người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật để trần thuật nhưng không đi sâu vào thế giới cảm nghĩ của nhân vật. Anh ta để cho nhân vật tự thân vận động còn mình thì đứng bên ngoài quan sát và ghi chép lại mọi diễn biến, như trong truyện ngắn Sống chết mặc bây của Phạm Duy Tốn. Người kể chuyện đứng bên ngoài quan sát tình cảnh của người dân khi nước sông dâng lên đê sắp vỡ. Trong cảnh màn trời chiếu đất ấy họ cố gọi quan phụ mẫu – người làm cha mẹ của dân làng để mong có sự cứu giúp, thế mà quan vẫn thản nhiên đánh bài. Ông chẳng lo gì cho dân mà chỉ lo cho ván bài của mình có ù to không thôi “Ấy, trong cảnh quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !”[1; tr.367]. Ở đây người kể chuyện đóng vai như một ký giả đứng bên ngoài theo dõi diễn biến của câu chuyện rồi thuật lại cho độc giả nghe. Hay trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu và ngay trong truyện ngắn của Nguyễn Bá Học nhà văn cũng kể chuyện theo điểm nhìn bên ngoài này. Bên cạnh đó, với điểm nhìn bên ngoài cho phép người kể có thể khai thác tối đa những khía cạnh của hiện thực được miêu tả trong tác phẩm, đồng thời thể hiện được nhiều nhất những phương diện tính cách, suy nghĩ của các nhân vật thông qua hàng loạt những chi tiết hành động, trò chuyện của chúng một cách tự nhiên. Với việc sử dụng kiểu người kể chuyện này, độc giả dường như không hề cảm nhận được sự tồn tại của kiểu người kể chuyện. Bởi vì khi đó người kể chuyện giấu mình, đứng ngoài câu chuyện để miêu tả, trần thuật lại một cách khách quan và chân thực. Đặc biệt, nội tâm của nhân vật không được đi sâu khám phá mà chủ yếu là ghi lại lời nói và hành động của nhân vật. Vai trò của người kể chuyện cho phép truyện kể được đọc như một cái gì đó tường thuật hơn là một cái gì đó hư cấu. Qua những hình thức tự sự trên, ta thấy trong tác phẩm việc tổ chức các hình thức tự sự theo điểm nhìn nghệ thuật bao giờ cũng mang tính sáng tạo cao độ. Thông qua điểm nhìn nghệ thuật, người đọc có dịp đi sâu tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểm phong cách của nhà văn. Trong truyện ngắn của Nguyễn Bá Học, người kể chuyện có khi là điểm nhìn bên ngoài hay điểm nhìn bên trong, điểm nhìn không gian, thời gian….tùy thuộc vào mỗi tác phẩm có một cách nhìn riêng. Trong các chương sau vấn đề điểm nhìn nghệ thuật sẽ được người viết nói sâu hơn. 1.2. Vài nét về tác giả Nguyễn Bá Học 1.2.1. Cuộc đời Nguyễn Bá Học là nhà văn Việt Nam. Cùng với Phạm Duy Tốn, ông được giới văn học đánh giá là một trong những cây bút đầu tiên viết truyện ngắn hiện đại bằng chữ quốc ngữ trong văn học Việt Nam. Nguyễn Bá Học sinh năm 1857 mất 1921, tên chữ là Nhân Mục. Quê gốc ở làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, nay là quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, sớm dùi mài kinh sử, sau khi thi hai khóa Hán học không đỗ, ông chuyển sang tân học (học chữ Pháp và chữ Quốc Ngữ) và làm nghề dạy học suốt 31 năm tại Sơn Tây, Hà Nội và Nam Định. Sau khi về hưu năm 1918, Nguyễn Bá Học viết báo và sáng tác truyện ngắn đăng trên Nam Phong tạp chí theo gợi ý của người con rể Nguyễn Bá Trác, chủ bút phần Hán văn trên Nam Phong tạp chí. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Các tác phẩm chính của nhà văn Nguyễn Bá Học là: Câu chuyện gia đình (1918), Truyện ông Lý Chắm (1918), Có gan làm giàu (1919), Câu chuyện nhà sư (1919), Dư sinh lịch hiểm ký (1920), Câu chuyện một tối của người tân hôn (1920), Chuyện cô Chiêu Nhì (1921). Bên cạnh đó, còn có một số tác phẩm khác như À, truyện chiêm bao, Chuyện nhà bác học… Ngoài sáng tác, Nguyễn Bá Học còn viết khoảng hơn 20 bài báo (hoặc dịch) như: Lời khuyên học trò, Bàn về nghĩa tự do kết hôn, Gia đình giáo dục ký, Chuyện việc làng, Văn minh Á – Âu khác nhau như thế nào… 1.3. Vài nét về truyện ngắn của Nguyễn Bá Học 1.3.1. Nội dung nổi bật của truyện ngắn Nguyễn Bá Học Truyện ngắn Nguyễn Bá Học nhìn chung có tinh thần phê phán xã hội thuộc địa, nửa phong kiến đương thời, đồng thời bộc lộ tâm trạng xót xa của tác giả trước thực trạng đó. Truyện của ông đã phác họa một bức tranh của cuộc sống nhiều vẻ của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Chất liệu cho sáng tác là dựa vào những điều nhà văn tai nghe mắt thấy trong cuộc sống hàng ngày, tạo dựng được không khí thời đại. Có thể nói, Nguyễn Bá Học là một trong những nhà văn đầu tiên ở Việt Nam đầu thế kỷ XX viết truyện ngắn, phản ánh cuộc sống thành thị đang trên đà tư sản hóa. Cuộc sống này được miêu tả trong không khí náo động, xô bồ, chen chúc các loại người, những mưu mô và sự trụy lạc gia tăng ở thành thị, ngược hẳn với một nông thôn vắng lặng và tàn tạ, nho học sụp đỗ kéo theo một lớp người thất thế sống an phận thủ thường. Nguyễn Bá Học đã nhìn thấy và phơi bày trong tác phẩm, tất cả những xấu xa, sự sa đọa, những quan hệ thù địch với cuộc sống bình thường của con người. Nhà văn đã có cái nhìn thực tế, cụ thể với hiện thực cuộc sống. Đặc điểm này là ưu thế cải biến sự hình dung ban đầu của ông về một xã hội tư sản lý tưởng. Cái mâu thuẫn lại chính là ở chỗ, trong khi hình dung một xã hội lý tưởng phải là xã hội với đạo đức cũ thì ông lại không ngừng phê phán xã hội hiện đại bao quanh mình. Kết quả của mâu thuẫn này làm cho nhà văn không thể hướng lý tưởng thẩm mỹ của mình vào việc khẳng định xã hội tư sản và cái gọi là “điều hòa tân – cựu” hay “thờ nạp Á – Âu” mà ông chịu ảnh hưởng, chỉ là những ý niệm trừu tượng, không khúc xạ được vào tác phẩm. Do vậy, đa phần nhân vật trong tác phẩm của mình ông cũng để họ sống trong sự luẩn quẩn, theo nho học không thành mà tân học cũng lỡ bước và trở nên người vô dụng như chính hiện thực xã hội đương thời mà ông chứng kiến. Trong truyện ngắn À, truyện chiêm bao nhà văn đã xây dựng nhân vật “Hàn Bán Thiên là một anh chàng nhà nho, cựu học không thành danh, tân học cũng lỡ bước, lại có tính hay mơ những sự cao xa, không còn nghĩ đến tư cách, địa vị, thời thế mình là thế nào nữa” [1; tr.120]. Đáng thương thay cho một anh thanh niên mà không nuôi nỗi vợ con để họ phải sống trong khổ sở, thiếu thốn. Có lẽ hình ảnh nhân vật Hàn Bán Thiên là hiện thân chung cho lớp thanh niên trong buổi giao thời, khi họ chưa xác định được hướng đi cho bản thân. Vì sống trong buổi giao thời, nên Nguyễn Bá Học đã phần nào thấy được sự hỗn loạn, bát nháo trong chính xã hội ấy. Nơi mà luồng văn hóa phương tây đang ồ ạt vào nước ta, nó khiến cho không ít người trở nên lai căng mất gốc, dần đánh mất đi cái gọi là giá trị truyền thống. Đứng trước thảm trạng đó với một nhà văn hoài cổ, luôn muốn gìn giữ những giá trị văn hóa thì sao khỏi xót xa. Do vậy, nội dung trong các sáng tác của ông phần lớn hướng về mục đích giáo huấn đạo lý, truyện của ông đề cập đến nhiều vấn đề cấp thiết của cuộc sống trong buổi giao thời cũ – mới. Ngoài ra, truyện ngắn của ông còn xoay quanh việc phản ánh sự bế tắt, cùng quẫn cả về tư tưởng lẫn đời sống của những người công chức, trí thức Nho học và cả Tây học trong thời bấy giờ. Thêm vào đó là lời kêu gọi của tác giả hô hào cổ vũ cho con đường thực nghiệp. Và nội dung nổi bật trong truyện ngắn của Nguyễn Bá Học còn là lời ca ngợi tấm gương hiếu nghĩa của những vị quan thanh liêm vì dân, vì nước. Với mỗi truyện mang một nội dung riêng nhưng nó không nằm ngoài những vấn đề trên. Chẳng hạn, ở truyện Truyện ông Lý Chắm – nói về nhân vật ông Lý Chắm thanh liêm, ông lúc nào cũng nghĩ và lo cho dân, sợ dân bị thiệt thòi. Ông đã tìm mọi cách tranh đấu để bảo vệ cho người dân mong sao những giúp họ bớt khổ. Vì thế ông Lý Chắm đã được người dân ngợi ca và nhớ ơn đức. Đó chính là một trong những nội dung nổi bật trong truyện của Nguyễn Bá Học về tấm gương hiếu nghĩa, dũng khí. Hay ở hai tác phẩm Câu chuyện gia tình và Dư sinh lịch hiểm ký cùng một nội dung phản ánh sự bế tắt, cùng quẫn cả tư tưởng lẫn đời sống của những trí thức Nho học và cả Tây học và ở tác phẩm cũng là lời kêu gọi hô hào cổ vũ cho con đường thực nghiệp. Tuy vậy, nhưng ở mỗi truyện mang những tình tiết khác nhau, chẳng hạn: ở Câu chuyện gia tình bà già buồn rầu vì cả hai đứa con đã không được như bà mong muốn. Đứa thứ nhất đã có danh khoa (học theo nền Nho học) nhưng mãi không lập được nghiệp, cứ thế sống dựa vào vợ chứ chẳng chịu làm gì ngoài việc học tập của mình. Còn đứa thứ hai thì học theo nền học của phương Tây, tuy có sự nghiệp và danh tiếng nhưng bản chất ngày xưa không còn, trở nên hóng hách, khinh bỉ mọi người thấp hơn mình và giờ đây sống trụy lạc bỏ bê vợ con. Còn ở truyện Dư sinh lịch hiểm ký thì một thanh niên vì sự học không thành đã bị cha đuổi ra khỏi nhà để tự lập nghiệp và bước đường lập nghiệp anh ta cũng chịu không ít khó khăn. Nói cho cùng ở cả hai tác phẩm đều nói lên sự bế tắt của sự học thời bấy giờ của người trí thức và qua đó cũng là lời kêu gọi mọi người phải thực nghiệp vì chính bản thân mình và cho cả gia đình. Ngoài ra, con đường thực nghiệp thật sự không dễ dàng nhưng đòi hỏi mỗi người phải có linh hoạt thay đổi theo thời thì mới có thể thành công được nhưng dù có thay đổi thì cũng không nên đánh mất cái bản chất vốn có của mình. Có thể nói các nhân vật trong tác phẩm xuất hiện như một cái loa phát thanh của chính tác giả để truyền đạt những giáo lý răn đời. Tuy vậy, nhưng nhà văn không áp đặt nhân vật theo quan niệm của chính mình mà ông để cho họ tự thân vận động với những luân lí đạo đức, thực hiện và sống theo giá trị văn hóa ấy. 1.3.2. Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Bá Học Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu cho mọi loại tác phẩm văn học mà chỉ tồn tại trong những tác phẩm thuộc loại tự sự như tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, truyện thơ,…Trong một số loại ký, không có yêu cầu xây dựng cốt truyện chặt chẽ và ở tác phẩm trữ tình thì yếu tố cốt truyện cũng không được đề cập đến vì tác phẩm trữ tình chủ yếu thể hiện trực tiếp tâm trạng, tình cảm,…của tác giả, nó không đòi hỏi nhà thơ phải xây dựng những sự kiện, biến cố, hành động cho nhân vật. Nhưng trái lại với thể loại truyện ngắn thì cốt truyện cần phải được xây dựng chặt chẽ với hệ thống nhân vật, sự kiện, hành động nhất quán nhau. Cốt truyện có nhiều loại nhưng ta chỉ khảo sát ba loại cốt truyện tiêu biểu của truyện ngắn ở đầu thế kỷ XX bao gồm: cốt truyện luận đề, cốt truyện có các sự kiện mang tính kịch cao, cốt truyện tâm lý. Ở mỗi loại cốt truyện mang nét độc đáo riêng để thích ứng với từng phong cách của mỗi nhà văn. Và ở đây, nhà văn Nguyễn Bá Học gần như chọn tất cả các kiểu cốt truyện và ở mỗi loại đều có một tác phẩm thể hiện. Chẳng hạn, ở cốt truyện luận đề ông có hai tác phẩm thể hiện Một nhà bác học và Câu chuyện gia tình hay ở cốt truyện có các sự kiện mang tính kịch cao thì có tác phẩm Câu chuyện nhà sư, còn trong cốt truyện tâm lý, nhà văn đã sáng tác truyện À, truyện chiêm bao để thể hiện. Với việc vận dụng cả ba loại cốt truyện trong sáng tác làm cho tác phẩm của Nguyễn Bá Học trở nên phong phú hơn, không gây nhàm chán hay cảm giác bó hẹp cho độc giả. Mà ngược lại nó tạo cho độc giả sự hứng thú, tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ vì mỗi câu chuyện mang một cốt truyện riêng, độc đáo. Ngoài việc vận dụng các loại cốt truyện trong sáng tác, thì một điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Bá Học là việc tạo dựng nghệ thuật kết cấu đảo lộn thời gian của sự kiện - tức là nghệ thuật trần thuật không tuân theo trình tự diễn tiến của cốt truyện tự nhiên theo thời gian tuyến tính (đi từ “nhân” tới “quả”). Các truyện này thường bắt đầu ở phần giữa hoặc phần kết thúc của cốt truyện tự nhiên. Sự tái tạo lại trật tự nghệ thuật cho các sự kiện trong cốt truyện là một đặc trưng của tư duy nghệ thuật hiện đại. Truyện Có gan làm giàu là một tác phẩm có sự cách tân trong kết cấu. Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Bá Học mô tả cuộc sống cần kiệm, hạnh phúc của một đôi vợ chồng nghèo. Cho đến một hôm chồng ốm, vợ mới biết bí mật của chồng. Người chồng thuật lại quá khứ và khát vọng vươn lên làm giàu của mình. Rõ ràng đây là kết cấu phá vỡ tuyến tính thời gian. Kết cấu như thế, tác giả muốn chuyển sự chú ý của người đọc từ sự kiện xảy ra bên ngoài sang nội tình bên trong, nhấn mạnh ý chí mãnh liệt của nhân vật...Sự đảo lộn trật tự thời gian của các sự kiện có ý nghĩa không nhỏ trong việc thể hiện nội dung tác phẩm nên kiểu kết cấu này đã rất phổ biến ở truyện ngắn các giai đoạn sau. Ngoài ra, trong sáng tác Nguyễn Bá Học còn sử dụng kiểu kết cấu theo mạch đường thẳng và cả kết cấu đối lập giữa hai tuyến nhân vật của truyền thống như cũ - mới, giàu có - khốn khổ…Hình ảnh anh chàng học chữ Tây hư hỏng tán gia bại sản vì theo nhân tình đối lập với hình ảnh người anh cả học chữ Nho sống mô phạm, chăm lo làm ăn. Kiểu kết cấu này làm nổi bật sự trái ngược, mâu thuẫn hai con người, hai cá tính giữa hai môi trường cũ - mới, mà xét đến cùng là đạo đức theo nền nếp phong kiến và đạo đức theo khuynh hướng tư sản giữa thời buổi nhố nhăng lúc bấy giờ. Một điều đặc biệt trong sáng tác của Nguyễn Bá Học mà người đọc dễ dàng bắt gặp đó là kiểu cấu trúc khi mở đầu truyện cũng như khi kể, thường xen những
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng