Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu ứng truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường...

Tài liệu Hiệu ứng truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường

.DOCX
81
2
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------- BÙI THỊ DIỄM PHÚC HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỪ LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH ĐẾN LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------- BÙI THỊ DIỄM PHÚC HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỪ LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH ĐẾN LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, được sự hướng dẫn từ giáo viên PGS. TS. Nguyễn Ngọc Định. Các nội dung và kết quả bài nghiên cứu là trung thực. Các số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau được ghi trong phần nguồn dữ liệu nghiên cứu. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng . TP.HCM, ngày tháng Tác giả Bùi Thị Diễm Phúc năm ADL BIS DR ECM GETS IFS IMF IB1 IB3 LR NHNN : OLS TCK SBV DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 3.2.1: Dữ liệu lãi suất tại Việt Nam. Bảng 4.1.1: Kiểm định tính dừng các chuỗi lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 7/2004-1/2012 Bảng 4.1.2: Kiểm định đồng liên kết giữa lãi suất tái chiết khấu với lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng ở Việt Nam giai đoạn 7/200411/2012. Bảng 4.1.3: Kiểm định đồng liên kết giữa lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 thángvới lãi suất tiền gửi và cho vay ở Việt Nam giai đoạn 7/200411/2012. Bảng 4.1.4: Truyền dẫn lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng ở Việt Nam giai đoạn 7/2004-11/2012 Bảng 4.1.5: Truyền dẫn lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vayở Việt Nam giai đoạn 7/2004-11/2012 Bảng 4.2.2: Kiểm định tính dừng các chuỗi lãi suất ở Việt Nam giai đoạn trước khủng hoảng (7/2004-12/2007) Bảng 4.2.3: Kiểm định đồng liên kết giữa lãi suất tái chiết khấu với lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng ở Việt Nam giai đoạn trước khủng hoảng ( 7/2004-12/2007). Bảng 4.2.4: Kiểm định đồng liên kết giữa lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng với lãi suất tiền gửi ở Việt Nam giai đoạn trước khủng hoảng (7/2004-12/2007) Bảng 4.2.5: Truyền dẫn lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng ở Việt Nam giai đoạn trước khủng hoảng (7/200412/2007). Bảng 4.2.6: Truyền dẫn lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất bán lẻ ở Việt Nam giai đoạn trước khủng hoảng (7/2004-12/2007). Bảng 4.2.7: Kiểm định tính dừng các chuỗi lãi suất ở Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng (1/2008-11/2012) Bảng 4.2.8: Kiểm định đồng liên kết giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng ở Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng (1/2008-11/2012). Bảng 4.2.9: Kiểm định đồng liên kết giữa lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng và lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ở Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng (1/2008-11/2012) Bảng 4.2.10: Truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng (1/2008-11/2012) Bảng 4.2.11: Bảng so sánh truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng Bảng 4.2.12: Truyền dẫn lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất bán lẻ ở Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng (1/2008-11/2012) Bảng 4.2.13: Bảng so sánh truyền dẫn từ lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng đến lãi suất bán lẻ ở Việt Nam trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng Bảng 4.2.14: Bảng so sánh truyền dẫn từ lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng đến lãi suất bán lẻ ở Việt Nam trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 4.2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP ở Việt Nam qua các năm Hình A.1: Tình hình biến động của tốc độ tăng GDP, tăng trường tín dụng, lạm phát giai đoạn (2006-2012) Hình A.2: Trần lãi suất MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị Tóm tắt ....................................................................................................................... 1. Giới thiệu chung ......................................................................................... 1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây ......................................... 2.1. Các kênh dẫn truyền tác động của chính sách tiền tệ: ............................... 2.2. Các khái niệm dẫn truyền lãi suất và cơ chế dẫn truyền lãi suất ............... 2.3. Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm trên thế giới ................................ 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu....................................................... 3.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3.2. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 4. 4.1. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. Đo lường sự dẫn truyền lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 7/2004-11/2012 . 4.2. Đo lường sự dẫn truyền lãi suất giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính.......................................................................................................................... 5. Kết luận ..................................................................................................... 1 Tóm tắt Kênh lãi suất được coi là kênh tác động rất quan trọng của chính sách tiền tệ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về kênh tác động này ở Việt Nam. Cụ thể là bài nghiên sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM để xem xét quy mô cũng như tốc độ dẫn truyền từ lãi suất chính sách tiền tệ đến lãi suất bán lẻ trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính. Kết quả là trong giai đoạn tổng thể từ 7/2004 – 11/2012, nhìn chung sự dẫn truyền lãi suất ở Việt Nam trong dài hạn diễn ra khá tốt nhưng lại chậm chạp trong ngắn hạn. Quá trình dẫn truyền từ lãi suất chính sách tới lãi suất thị trường tiền tệ trong ngắn hạn, thì dẫn truyền trong giai đoạn biến động kinh tế lại cao hơn trước khi biến động. Còn trong dài hạn thì sự dẫn truyền từ lãi suất chính sách tới lãi suất thị trường tiền tệ (lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng) trong giai đoạn biến động lại suy yếu do các bất ổn kinh tế. Và trong giai đoạn biến động kinh tế, sự truyền dẫn (cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn) từ thị trường tiền tệ đến lãi suất bán lẻ tốt hơn nhiều so với giai đoạn trước biến động. 2 1. Giới thiệu chung 1.1. Lý do chọn đề tài Chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế thông qua các kênh dẫn truyền , ví dụ như: kênh lãi suất, kênh tài sản và kênh tín dụng. Một trong những kênh truyền thống, cơ bản và quan trọng nhất của chính sách sách tiền tệ được đề cập đến nhiều trong lý thuyết kinh tế là kênh lãi suất. Việc thiết lập mức lãi suất chính thức của nhà hoạch định chính sách đã ảnh hưởng đến lãi suất thị trường tiền tệ ngắn hạn, qua đó ảnh hưởng đến lãi suất trung và dài hạn của thị trường tiền tệ và lãi suất bán lẻ của ngân hàng. Tác động sự dẫn truyền của chính sách tiền tệ thông qua kênh lãi suất, hay còn gọi là mức chuyển lãi suất từ lãi suất chính sách (hoặc lãi suất thị trường tiền tệ) đến lãi suất bán lẻ của các ngân hàng, chỉ hiệu quả khi ngân hàng thương mại nhanh chóng truyền dẫn sự thay đổi của lãi suất chính sách tiền tệ đến khách hàng của họ, và quy mô thay đổi này phải đủ lớn để có thể gây ảnh hưởng đến đầu tư, tiêu dùng và tổng cầu trong nền kinh tế (Aziakpono và Wilson, 2010), còn nếu không thì sẽ là không hiệu quả, hay lãi suất trở nên cứng nhắc, không linh động. Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua phải đối mặt với việc tăng trưởng quá nóng, lạm phát luôn ở mức 2 con số, lãi suất thị trường bất ổn, và khó kiểm soát…Chính những vấn đề này đã khiến Nhà nước đưa ra nhiều hơn nữa các công cụ chính sách tiền tệ với mong muốn bình ổn và phát triển kinh tế, mà một trong những công cụ quan trọng là điều chỉnh lãi suất chính sách. Trong 6 tháng đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ mức lãi suất điều hành như lãi suất chiết khấu giảm từ 13% lần lượt xuống còn 12%, 11%, 10% và 9%, lãi suất tái cấp vốn cũng giảm dần từ 15% xuống còn 11%. Từ đó đặt ra câu hỏi tác động sự dẫn truyền kênh lãi suất, từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ. Điều này càng trở nên quan trọng đối với 3 Ngân hàng Nhà nước trong việc điều chỉnh lãi suất chính sách bởi hiểu sâu sắc về cơ chế dẫn truyền lãi suất sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước hiểu rõ tốc độ và quy mô lãi suất bán lẻ của các ngân hàng phản ứng trước sự thay đổi của lãi suất chính sách, từ đó có thể đưa ra các mức điều chỉnh hợp lý để đạt được các mục tiêu cuối cùng mà chính sách tiền tệ đề ra như tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định hệ thống tài chính. Các nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tác động của chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu tìm hiểu tính hiệu quả của chính sách tiền tệ nói chung, nhưng lại không xem xét cụ thể tác động cụ thể của từng nhân tố đến hành vi kinh tế, mà đặc biệt là tác động của kênh dẫn truyền lãi suất-một kênh được xem là truyền thống, cơ bản và quan trọng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ. Do vậy, việc nghiên cứu quy mô cũng như tốc độ dẫn truyền từ lãi suất chính sách tiền tệ đến lãi suất bán lẻ trở nên hết sức cần thiết đặc biệt với nền kinh tế đang phát triển và gặp nhiều khó khăn như ở Việt Nam. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Kiểm tra tính hiệu quả của cơ chế dẫn truyền lãi suất có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Với đề tài này, bài nghiên cứu sẽ tiến hành đo lường quy mô và tốc độ dẫn truyền lãi suất, cụ thể là tốc độ và mức độ phản ứng của lãi suất bán lẻ trước sự thay đổi của lãi suất chính sách ( lãi suất tái chiết khấu) và lãi suất thị trường tiền tệ ( lãi suất liên ngân hàng). Bài nghiên cứu tập trung đánh giá chính sách tiền tệ Việt Nam bằng cách xem xét hiệu ứng truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ trước và sau cuộc khủng khoảng tài chính. Do đó, câu hỏi nghiên cứu trọng tâm đặt ra là: “ Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến sự dẫn truyền 4 từ lãi suất chính sách sang lãi suất thị trường tiền tệ và cuối cùng là lãi suất bán lẻ như thế nào” Để trả lời câu hỏi trọng tâm này bài nghiên cứu đặt ra một số câu hỏi có liên quan như sau:  Quá trình truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường tiền tệ, và từ lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất bán lẻ diễn ra như thế nào?  Có sự khác biệt giữa tác động cuộc khủng hoảng tài chính tới sự dẫn truyền lãi suất trong ngắn hạn và dài hạn không 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây 2.1. Các kênh dẫn truyền tác động của chính sách tiền tệ Cơ chế dẫn truyền của chính sách tiền tệ, được định nghĩa là tác động của những thay đổi trong các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương đến thay đổi trong mức giá và sản lượng một quốc gia. Có nhiều quan điểm khác nhau về cách thức phân chia các kênh dẫn truyền của lãi suất tiền tệ. Theo Mishkin (1996), có ba kênh dẫn truyền cơ bản của chính sách tiền tệ: kênh lãi suất truyền thông, kênh giá tài sản và kênh tín dụng. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế khác lại thống nhất chia làm năm kênh dẫn truyền : kênh lãi suất, giá tài sản, tín dụng, kỳ vọng và tỷ giá hối đoái Trong nghiên cứu này, bài nghiên cứu tập trung vào kênh dẫn truyền lãi suất. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn quá trình này, chúng ta cần nắm rõ được sự vận hành của các kênh tác động cụ thể khi lãi suất chính sách thay đổi Kênh lãi suất 5 Kênh lãi suất, theo quan điểm của Keynes, là kênh dẫn truyền truyền thống và cơ bản bậc nhất. Chính sách tiền tệ mở rộng , đi kèm đó là giảm lãi suất dẫn đến giảm chi phí vay mượn của doanh nghiệp và người dùng , từ đó tăng đầu tư và chi tiêu . Khoảng cách giữa tổng cầu và sản lượng gia tăng khiến cho mức giá và lạm phát tăng theo Thay đổi trong lãi suất chính sách sẽ dẫn đến sự thay đổi trên lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đầu tiên. Những thay đổi của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sau đó sẽ gây ra những thay đổi cũa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi của các ngân hàng. Những sự thay đổi này có thể được giải thích một phần bằng hoạt động quản lý danh mục của các định chế tài chính nhằm mục đích duy trì sự canh tranh và tạo ra lợi nhuận Tốc độ và mức độ dẫn truyền từ lãi suất chính sách và lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất bán lẻ của ngân hàng đặc trưng cho mức độ hiệu quả của chính sách tiền tệ và qua đó ảnh hưởng đến hệ thống giá cả cũng như sự ổn định hệ thống tài chính. Kênh lãi suất được coi là một kênh hết sức quan trọng trong việc truyền dẫn tác động của chính sách tiền tệ tới thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng để đạt được tác động mong muốn, chỉ tác động đến lãi suất thị trường liên ngân hàng hay lãi suất của trái phiếu chính phủ là chưa đủ mà thay vào đó, cần tác động vào tất cả các loại lãi suất bán lẻ khác nhau của các ngân hàng vì các loại lãi suất này chính là điều kiện cần thiết để thay đổi hành vi tiêu dùng và đầu tư của các chủ thể kinh tế. Kênh tín dụng Bernanke và Gertler (1995) xác định hai con đường mà qua đó kênh tín dụng vận hành và tác động đến nền kinh tế. Con đường thứ nhất thông qua hoạt động cho vay của ngân hàng hay cung về vốn vay của các định chế tài 6 chính nhận tiền gửi. Con đường thứ nhất thông qua bảng cân đối kế toán của các hãng, tức chính sách tiền tệ gây ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán của những người đi vay. Bernanke và Gertle nhấn mạnh rằng kênh tín dụng có tác dụng bổ trợ và tăng cường tính hiệu quả cho kênh lãi suất. Khi lãi suất chính sách giảm, các nghĩa vụ nợ của người đi vay giảm đi và do đó, các ngân hàng sẵn lòng cho vay nhiều hơn vì rủi ro của khách hàng đã giảm đi nhiều. hệ quả là hoạt động đầu tư tăng lên làm tăng tốc độ phát tiển kinh tế đồng thời cũng gây ra áp lực lạm phát. Kênh tỷ giá Chính sách tiền tệ có thể gây ra sự thay đổi trong tỷ giá và từ đó dẫn đến sự thay đổi trong giá cả, hoạt động thương mại và đầu tư ( Coricelli và cộng sự, 2006). Việc giảm lãi suất chính sách thấp sẽ làm các loại lãi suất nói chung giảm xuống. Lợi tức thu được từ các khoản đầu tư trong nước giảm tương đối so với các khoản đầu tư ở nước ngoài, dẫn đến dòng vốn chảy ra ngoài. Do vậy, đồng nội tệ sẽ mất giá so với ngoại tệ làm cho xuất khẩu tăng lên, nhập khẩu giảm xuống cùng với đó là tổng cầu tăng lên dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn. Kênh tài sản Lãi suất giảm làm cho việc đầu tư vào các loại cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn so với việc đầu tư vào các loại trái phiếu hay các loại tài sản hưởng lãi suất cố định khác. Việc mọi người đồng loạt tăng đầu tư vào cổ phiếu sẽ làm tăng giá của loại tài sản này Kênh kỳ vọng Kỳ vọng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế dẫn truyền tiền tệ. Tác động của chính sách tiền tệ thông qua kênh kỳ vọng là kém chắc chắn nhất 7 trong tất cả các kênh do nó phụ thuộc vào cách hiểu của công chúng về sự thay đổi trong chính sách tiền tệ. Những thay đổi được coi chỉ là tạm thời, diễn ra trong thời gian ngắn sẽ ít có tác động trong khi đó những thay đổi được cho là kéo dài trong tương lai sẽ có những tác động mạnh đến hành vi của doanh nghiệp và hộ gia đình ( Kazaziová, 2010) 2.2. Các khái niệm dẫn truyền lãi suất và cơ chế dẫn truyền lãi suất Kênh lãi suất là kênh cơ bản được đề cập đến trong nhiều lý thuyết kinh tế trong hơn năm mươi năm qua. Việc định nghĩa “ quá trình dẫn truyền lãi suất” trong nền kinh tế, nhìn chung, nhận được sự đồng thuận nhất trí cao của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Trong nghiên cứu này, quá trình dẫn truyền lãi suất được định nghĩa, theo Qayyum và Khawaya (2005), Ozdemir (2009), là quá trình mà trong đó lãi suất bán lẻ ( lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi) của các ngân hàng điều chỉnh trước sự thay đổi của lãi suất chính sách hay lãi suất thị trường tiền tệ, quá trình này gồn hai yếu tố đặc trưng là mức độ và tốc độ điều chỉnh của lãi suất bán lẻ. Khái niệm “ mức chuyển hoàn toàn” hàm ý rằng khi lãi suất chính sách tăng lên ( hay giảm đi) bao nhiêu phần trăm thì lãi suất bán lẻ cũng tăng lên ( hay giảm đi) bấy nhiêu phần trăm. Tương tự, thuật ngữ “ mức chuyển không hoàn toàn” hàm ý rằng lãi suất bán lẻ thay đổi một lượng ít hơn so với thay đổi trong lãi suất chính sách 2.3. Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm trên thế giới Một trong những nghiên cứu tiên phong trên thế giới trong vấn đề đo lường sự dẫn truyền lãi suất là bản báo cáo của BIS (1994). Trong bản báo cáo này, BIS đã chỉ ra những khác biệt lớn trong cơ chế dẫn truyền chính sách tiền tệ trong khu vực đồng Euro và cũng cho thấy rằng lãi suất cho doanh nghiệp vay ngắn hạn rất cứng nhắc. Những phát hiện này khởi đầu cho một cuộc tranh luận về hiệu quả của cơ chế dẫn truyền lãi suất – một 8 công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Sau nghiên cứu của BIS (1994), nhiều nghiên cứu đã cố gắng tìm kiếm các nhân tố có thể giải thích cho sự cứng nhắc của lãi suất cho vay. Trong số các nghiên cứu này phải kể đến Cottarelli và Kourelis (1994), các tác giả này đã củng cố phát hiện của BIS (1994) về sự cứng nhắc của lãi suất và cho rằng mức chuyển lãi suất phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như mức độ phát triển và độ mở của hệ thống tài chính, mức độ tập trung trong hệ thống ngân hàng, lạm phát, mức độ ổn định của thị trường tiền tệ và các chi phí của ngân hàng. Clauria và Johann (2007) so sánh quá trình truyền dẫn giữa khu vực đồng tiền chung châu Âu và Mỹ. Sự truyền dẫn không hoàn toàn đối với lãi suất bán lẻ trong dài hạn sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định trong nền kinh tế vĩ mô ở các điều kiện thị trường khác nhau. Tác giả đã xây dựng các phương trình nhằm xác định sự cân bằng với kỳ vọng hợp lý dựa trên một số mô hình và phương trình phổ biến như: mô hình chu kỳ kinh doanh chuẩn theo quan điểm kinh tế học Keynes mới, phương trình Euler, đường cong Phillips,…, để rồi xem xét công thức tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng, đánh giá hành vi các hộ gia đình, hành vi các doanh nghiệp, đo lường phản ứng chính sách tiền tệ, từ đó phân tích ảnh hưởng hiệu ứng truyền dẫn lãi suất đến đặc tính cân bằng của mô hình. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tương quan trễ, cùng với kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết so sánh thực nghiệm hiệu ứng truyền dẫn lãi suất giữa khu vực đồng tiền chung châu Âu và Mỹ. Cuối cùng, tác giả cho rằng sự ảnh hưởng chính sách tiền tệ lên tổng cầu và lạm phát phụ thuộc vào mức độ thay đổi trong lãi suất chính sách được truyền dẫn đến lãi suất thị trường và lãi suất bán lẻ. Các ước lượng thực nghiệm chỉ ra rằng kết quả này đặc biệt phù hợp với hệ thống tài chính dựa trên ngân hàng, điển hình là khu vực đồng Euro. Tuy nhiên, tác giả chưa thể đưa ra một kết luận chắc chắn về hệ số hồi quy của lãi suất và tác động của chúng đến ổn định kinh tế vĩ mô. 9 Các nghiên cứu từ BIS (1994) và Cottarelli và Kourelis (1994) trở về trước chủ yếu tập trung vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, từ sau khi đồng tiền chung châu Âu ra đời, các nghiên cứu về sự dẫn truyền lãi suất lại chủ yếu tập trung vào khu vực đồng Euro. Như nghiên cứu của Michiel và cộng sự (2008) đã phân tích tác động từ sự cạnh tranh trên thị trường cho vay đối với các ngân hàng khu vực châu Âu trong giai đoạn 1994-2004, tác giả đã sử dụng các phương pháp mới trong bài gọi là “Boone indicator”. Tác giả đã tìm thấy những bằng chứng cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt giữa ngân hàng và lãi suất thị trường đối với phần lớn thị trường sản phẩm cho vay. Tác giả sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để đo lường tác động của sự cạnh tranh trong sự truyền dẫn từ lãi suất thị trường đến lãi suất ngân hàng và tìm ra khuynh hướng định giá những khoản vay phù hợp hơn ở các quốc gia có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Nghiên cứu cho thấy các ngân hàng có sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường cho vay (lãi suất ngân hàng thấp hơn) với kỳ hạn tiền gửi, điều này cho thấy sức ép cạnh tranh mạnh mẽ ở thị trường cho vay hơn thị trường tiền gửi. Trong các nước ở khu vực đồng Euro, lãi suất ngân hàng áp dụng cho các khoản vay thế chấp, vay tiêu dùng và cho vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp thì thấp hơn đáng kể ở những thị trường cạnh tranh cao. Sự cạnh tranh mạnh mẽ, do đó phúc lợi xã hội được cải thiện. Các ngân hàng đã bù đắp cho sự cạnh tranh thị trường cho vay mạnh hơn bằng cách giảm lãi suất huy động. Mặt khác, tác giả cũng theo dõi thấy lãi suất ngân hàng trên thị trường cạnh tranh cao sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn đối với sự thay đổi của lãi suất thị trường. Từ đó tác giả đưa ra những phương pháp để gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong khu vực Euro để từ đó đưa ra những chính sách tiền tệ hiệu quả hơn. Marco A. Espinosa, Vega Alessandro Rebucci (2003) đã tiến hành phân tích thực nghiệm quá trình truyền dẫn từ sự thay đổi lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ở Chile, Mỹ, Canada, Úc, New 10 Zealand và 5 nước châu Âu. Tác giả đã tập hợp dữ liệu hàng tháng từ năm 1993-2002 để so sánh thì thấy rằng quá trình truyền dẫn ở Chile thì không điển hình. Để đo lường mối liên hệ giữa lãi suất bán lẻ của ngân hàng với lãi suất trên thị trường tiền tệ thì đầu tiên tác giả đã xây dựng mô hình tự tương quan có phân phối trễ (ADL), tiếp đến tác giả biểu diễn lại tham số và ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) dựa trên mô hình (ADL). Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng trong dài hạn sự truyền dẫn lãi suất ở Chile là không hoàn toàn, dễ thay đổi và ít liên tục hơn các quốc gia khác, song sự truyền dẫn trong ngắn hạn lại nhanh và có tác động lớn hơn các quốc gia khác. Kết quả cho thấy sự khác biệt giữa Chile và các nước khác chủ yếu do những những cú sốc bên ngoài, chứ không phải do sự khác biệt về sức mạnh thị trường trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên bài nghiên cứu đã không chứng minh được sự biến đổi linh hoạt của chế độ tỷ giá năm 1999 và những mục tiêu lãi suất thực của Chile trong năm 2001 có tác động quan trọng đến quá trình truyền dẫn lãi suất. Jusús Crespo – Cuaresma và Balázs Égert (2004) đã nghiên cứu các đặc tính của sự truyền dẫn lãi suất tại Đông Âu bao gồm Cộng Hòa Séc, Hungary và Ba Lan. Sử dụng mô hình hồi quy tự phân phối (ADRL), tác giả đã đo lường độ co giãn của lãi suất thị trường trong dài hạn đối với sự thay đổi của chính sách quan trọng, sự khác biệt đáng kể được tìm thấy trên lãi suất thị trường ở các quốc gia. Ở Ba Lan thì có sự truyền dẫn hoàn toàn đối với tất cả lãi suất thị trường, trong khi ở Hungary thì có sự truyền dẫn hoàn toàn đối với một vài loại lãi suất thị trường, còn ở Cộng Hòa Séc thì sự truyền dẫn lại không hoàn toàn ngoại trừ lãi suất liên ngân hàng. Đối với các loại lãi suất thị trường, có sự truyền dẫn hoàn toàn đối với lãi suất liên ngân hàng 1 tháng, lãi suất cho vay ngắn và dài hạn đối với các tổ chức không phải ngân hàng và lãi suất trái phiếu chính phủ trên 12 tháng. Sự truyền dẫn không hoàn toàn đối với lãi suất tiền gửi ngắn hạn và dài hạn đối với tổ chức ngoài 11 ngân hàng và lãi suất trái phiếu chính phủ 5 năm. Điều đó đã dẫn đến một chiến lược khá khó khăn để kích thích tiết kiệm bằng cách tăng lãi suất. Đồng thời nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt đáng kể ở các quốc gia trong sự truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường tiền tệ. Tại Hungary biên độ dao động trong dài hạn thì ổn định từ tháng 1/2000 đến tháng 5/2002 (hoặc tháng 6/2003), mặc dù việc mở rộng biên độ trong tỷ giá so với đồng euro trong mùa xuân năm 2001 từ +/-2.25% lên +/- 15%. Ngược lai, tại Cộng Hòa Séc thì biên độ dao động của lãi suất thị trường trong dài hạn có xu hướng tăng với mức độ tương đối thấp. Hiện tượng này có thể giải thích do sự cạnh tranh các ngân hàng, đặc biệt là sau khi các ngân hàng lớn ở nước ngoài thực hiện cổ phần hóa. Cách giải thích khác đó là quy mô của truyền dẫn lãi suất như là một bộ phận của chính sách tiền tệ. Đối với Cộng Hòa Séc, biên độ dao động của lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng không tăng cho đến giữa năm 2002, trái với hầu hết lãi suất thị trường khác. Ở Ba Lan, có sự thay đổi rõ rệt đối với lãi suất cho vay và lãi suất trái phiếu chính phủ. Lãi suất cho vay cho thấy vượt đáng kể trong giai đoạn tăng lãi suất trong năm 2000. Có lẽ hiện tượng vượt mức này càng làm tăng hạn chế việc thắt chặt tiền tệ, góp phần vào việc giảm vốn đầu tư. Như vậy, tác giả cho thấy sự truyền dẫn hoàn toàn đối với một vài lãi suất ở Ba Lan, còn ở Cộng Hòa Séc và Hungary thì sự truyền dẫn lại không hòan toàn. Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về các nền kinh tế đã phát triển, số lượng nghiên cứu ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển còn khá khiêm tốn. Barry Scholnick (1996) giải thích việc này với lý do “các nước đang phát triển thưởng thiếu các số liệu cần thiết. Trong nghiên cứu của mình Barry Scholnick (1996) đã sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số bất đối xứng để nghiên cứu về hai nước trong khu vực Đông Nam Á là Malaysia và Singapore giai đoạn 1983-1994. Phát hiện chính của nghiên cứu này là lãi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan