Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Hiếu nộp bài

.DOCX
2
61
50

Mô tả:

Bài làm của Đinh Thiện Hiếu Thị trường tài chính Việt Nam đang trải qua những biến động lớn ( Thị trường vốn NH) Cùng với những biến động khó lường trên thị trường tài chính thế giới, thị trường tài chính Việt Nam cũng có những phản ứng không thuận. - Giá vàng ngày 8.8 đã vọt qua mức 44 triệu đồng/lượng, gây không ít tâm lý bất an cho thị trường và các nhà đầu tư trong nước. - Quyết định này của Standard & Poor’s gây ngạc nhiên trong thị trường tài chính, nhưng với những người am hiểu thì đây là điều đã được dự báo trước. Sự kiện này có thể gây bất ngờ, nhưng không quá “sốc” cho thị trường. Sự thỏa hiệp của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ Mỹ về việc tăng trần nợ công chỉ là giải pháp chính trị tạm thời, chứ không phải là giải pháp dài hạn. Việc này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến thị trường tài chính Việt Nam - Nhìn lại những chính sách về tiền tệ được ban hành và thực hiện trong năm 2010 vừa qua, các chuyên gia cho rằng: "chính sách về tiền tệ không nhất quán và những thông tư, chỉ thị để làm giảm lãi suất chưa thực hiệu quả. Đến thời điểm này, lãi suất vẫn quá cao. Ảnh hưởng đến phát triển nền kinh tế". Việc Ngân hàng nhà nước ra quyết định hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất đã khiến cho các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ đến hạn. - Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ năm qua không đáp ứng được mục đích chính của chính sách tiền tệ. Đó là tạo cho nền kinh tế đủ lưu lượng tiền tệ để hoạt động với lại một lãi suất hợp lý. +, Cụ thể, trong những tháng đầu nhà nước đã có những biện pháp làm giảm lãi suất xuống cũng như có khuyến nghị các ngân hàng nên giảm lãi suất. Nhưng hững ngày cuối năm, Chính phủ lại tuyên bố không kìm chế lãi suất mà ấn định theo thị trường. Với sự bật đèn xanh như vậy, tạo ra nhiều vấn đề. Thứ nhất, đối với các ngân hàng đang trong tình trạng yếu thế thu hút vốn thì tăng lãi suất huy động thay vì đi làm khuyến mãi, tặng quà... Rồi sau đó lãi suất cứ thế tăng dần lên. Đến khi Techcombank công khai huy động 17%, rồi một số ngân hàng khác cũng tăng lên 18%... thì tạo ra loạn lãi suất. +, Không phải vì huy động cao như thế nền kinh tế huy động được thêm tiền trong nhân dân mà chỉ là đồng tiền chạy vòng từ ngân hàng này qua ngân hàng kia. Thực tế cho thấy một số ngân hàng nhỏ gặp nhiều khó khăn bởi hầu hết các ngân hàng cho vay tín dụng phi sản xuất trên 25%, trong khi đó việc cho vay phi sản xuất bóc tách nhiều vấn đề ví dụ như cho vay tiêu dùng mà đối tượng đi vay mua nhà thì không phải dễ dàng có thể trả ngay và thường cho vay trung và dài hạn. Dạng thứ hai, cho vay bất động sản phục vụ cho nhà xưởng, cơ sở sản xuất kinh doanh cũng là trung và dài hạn… Đây là cái rất khó để kéo dư nợ từ mấy chục phần trăm xuống còn 22%. +, Hệ thống ngân hàng cũng gặp nguy cơ rủi ro nhiều hơn vì huy động cao thì phải cho vay cao. Nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó cũng tạo khó khăn cho doanh nghiệp, không tiếp cận được nguồn vốn có lãi suất hợp lý để sản xuất kinh doanh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan