Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiện tượng chuyển thể văn học (khảo sát qua một số hình thức chuyển thể truyện c...

Tài liệu Hiện tượng chuyển thể văn học (khảo sát qua một số hình thức chuyển thể truyện cổ tích dân gian tấm cám)

.PDF
113
31
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG HIỆN TƯỢNG CHUYỂN THỂ VĂN HỌC (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ HÌNH THỨC CHUYỂN THỂ TRUYỆN CỔ TÍCH DÂN GIAN TẤM CÁM) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM HÀ NỘI, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG HIỆN TƯỢNG CHUYỂN THỂ VĂN HỌC (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ HÌNH THỨC CHUYỂN THỂ TRUYỆN CỔ TÍCH DÂN GIAN TẤM CÁM) Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ TRÀ MY HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô TS. Lê Trà My, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào Tạo, Phòng Sau Đại học, Khoa Ngữ Văn, các giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trong trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối (Yên Mỹ - Hưng Yên), đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hết lòng động viên, khuyến khích tôi trong học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Xuân Hoà, ngày 25 tháng 11 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự trợ giúp cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong lụân văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Hương MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 1 3. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 8 6. Giả thuyết khoa học.................................................................................... 8 7. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 9 Chương 1. VẤN ĐỀ CHUYỂN THỂ VĂN HỌC VÀ CHUYỂN THỂ TRUYỆN DÂN GIAN TẤM CÁM ............................................................ 10 1.1. Vấn đề chuyển thể văn học .................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm chuyển thể ................................................................... 10 1.1.2. Các quan niệm về chuyển thể ....................................................... 19 1.2. Vấn đề chuyển thể truyện cổ tích dân gian Tấm Cám ............................ 30 1.2.1. Xác định văn bản truyện cổ tích dân gian Tấm Cám .................... 30 1.2.2. Một số hình thức chuyển thể truyện Tấm Cám ............................. 31 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 34 Chương 2. TẤM CÁM TỪ TRUYỆN CỔ TÍCH DÂN GIAN ĐẾN TRUYỆN THEO PHONG CÁCH CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI................ 35 2.1. Viết lại truyện dân gian hay là hình thức chuyển thể văn học ................ 35 2.2. Tấm Cám trong Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích từ sự đối sánh với truyện cổ tích................................................................................................ 42 2.2.1. Xu hướng thay đổi khung hình truyện cổ tích ............................... 42 2.2.2. Khắc họa tâm lí nhân vật ............................................................. 46 2.2.3. Tạo dựng các màn đối thoại ......................................................... 52 2.2.4. Giọng điệu, ngôn ngữ kể chuyện .................................................. 60 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 66 Chương 3. TẤM CÁM TỪ TRUYỆN CỔ TÍCH DÂN GIAN ĐẾN KỊCH BẢN CHÈO CỦA LƯU QUANG THUẬN ............................................... 67 3.1. Lưu Quang Thuận và vở chèo Tấm Cám ............................................... 67 3.2. Tương quan tích - trò trong chèo và cách thức tự sự sân khấu ............... 71 3.2.1. Tương quan tích - trò trong chèo ................................................. 71 3.2.2. Cách thức tự sự trong sân khấu chèo ........................................... 74 3.3. Kịch bản chèo Tấm Cám - những soi chiếu từ bản gốc truyện cổ tích .... 78 3.3.1. Mở rộng các mô típ ....................................................................... 78 3.3.2. Gia tăng sự kiện, nhân vật ............................................................. 84 3.3.3. Thay đổi tình tiết ........................................................................... 87 3.3.4. Tăng cường tính xung đột .............................................................. 90 3.3.5. Tô đậm tính trữ tình ..................................................................... 93 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 96 KẾT LUẬN ................................................................................................. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 99 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Có rất nhiều hình thức chuyển thể từ tác phẩm văn học sang các loại hình nghệ thuật khác như chuyển thể từ truyện thơ, thơ sang truyện, truyện sang phim, sang kịch, sang hội hoạ, điêu khắc, sang truyện hiện đại... Trong xu thế mở rộng các hướng nghiên cứu văn học, chuyển đổi sự nghiên cứu nội tại mang tính khép kín sang nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu liên ngành, vấn đề chuyển thể văn học ngày càng được quan tâm. Hiện tượng chuyển thể văn học dân gian sang các hình thức văn học hay các loại hình nghệ thuật khác không còn là điều xa lạ. Ngay từ thời cổ đại, các kho thần thoại đồ sộ đã trở thành “vật liệu” sáng tạo cho sử thi, bi kịch, điêu khắc, hội họa... Ở Việt Nam, một trong những tác phẩm truyện cổ tích dân gian tiêu biểu và đặc sắc được chuyển thể là truyện Tấm Cám. Truyện Tấm Cám của Việt Nam thuộc loại truyện cổ tích thần kì, phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cùng ước mơ cái thiện thắng cái ác của người Việt Nam. Kiểu truyện này xuất hiện khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, có rất nhiều các công trình nghiên cứu về kiểu truyện Tấm Cám. Tuy nhiên thì ở khía cạnh chuyển thể từ kiểu truyện này sang các thể loại nghệ thuật khác vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm, xem xét một cách kĩ lưỡng. Với mong muốn góp một cái nhìn toàn diện hơn về việc chuyển thể từ truyện Tấm Cám sang các loại hình nghệ thuật khác chúng tôi lựa chọn đề tài “Hiện tượng chuyển thể văn học (khảo sát qua một số hình thức chuyển thể truyện cổ tích dân gian Tấm Cám)”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu chuyển thể văn học Trên thế giới có rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề chuyển thể. Ở khu vực Âu - Mĩ, cái nôi của điện ảnh thế giới, hoạt động nghiên cứu 2 chuyển thể theo hướng chuyển thể văn học sang điện ảnh đã có lịch sử lâu dài và có thành tựu vững chắc. Cuốn Bàn về kịch bản điện ảnh của các tác giả William Fadiman, John W. Bloch, Lois Peysen có dành một chương bàn về chuyển thể: Kịch bản điện ảnh cải biên từ văn học. Qua khảo sát một số phim tiêu biểu chuyển thể từ văn học sang phim điện ảnh, các tác giả đã tổng hợp và phân loại hai khuynh hướng chuyển thể cơ bản: trung thành với nguyên tác và cải biên nguyên tác. Dù với khuynh hướng nào thì tác phẩm chuyển thể vẫn phải có những thay đổi nhất định để phù hợp với đặc trưng ngôn ngữ của loại hình nghệ thuật điện ảnh. Một trong những công trình mang tính chất chuyên biệt về chuyển thể được đánh giá cao là cuốn A theory of Adaptation (Lí thuyết về chuyển thể) của Linda Hutcheon. Trên cơ sở những lập luận mang tính biện chứng, tác giả đã tiến hành lí thuyết hoá chuyển thể ở các phương diện: Cái gì (hình thức); Ai? Tại sao? (những tác giả chuyển thể); Như thế nào? (khán giả); Ở đâu? Khi nào? (văn cảnh). Sức hút của các phiên bản chuyển thể theo tác giả nằm ở khả năng “nhân bản” các câu chuyện một cách chọn lọc, trong đó mỗi văn bản có thay đổi riêng, tuy nhiên vẫn có thể nhân ra điểm chung giữa chúng. Hiện tượng chuyển thể ở đây được soi chiếu từ cái nhìn kép: chuyển thể với tư cách là quá trình và chuyển thể với tư cách là sản phẩm. [8;tr.20,21]. Nếu công trình Lí thuyết chuyển thể của Linda Hutcheon cho thấy nỗ lực lí thuyết hoá vấn đề chuyển thể từ quan điểm của một nhà hậu cấu trúc thì công trình Film and Literature (Điện ảnh và văn học) của nhà nghiên cứu Timothy Corrigan lại hướng đến khảo cứu và tổng kết mối quan hệ văn học điện ảnh theo chiều lịch đại, từ đó tái hiện lại một loạt các giai đoạn lịch sử, các phong tục văn hoá và các phương pháp phê bình điện ảnh dựa trên những nền tảng quan trọng như sự giao thoa giữa phim ảnh và văn chương, tính tôn ti thứ bậc thường thấy về văn hoá vốn đặt văn chương cao hơn lĩnh vực có vẻ ít nghiêm túc hơn là điện ảnh... 3 Tiếp đến tác phẩm Intertextuality in Literature and Film (Liên văn bản trong văn học và điện ảnh) của các tác giả Elaine D. Cancalon và Antoine Spacagna lại chọn quan niệm của Mikhail Bakhtin về tính đối thoại và tư tưởng của Julia Kristeva, Roland Barthes, Michel Foucault về tính liên văn bản làm nền tảng lí thuyết. Trong phần giới thuyết, các tác giả đã đề cập đến quá trình tiếp nhận văn bản theo hai cấp độ: “đọc và đọc lại/ nghiền ngẫm”. Tác phẩm điện ảnh ra đời là kết quả đọc lần thứ nhất của các nhà làm phim. Hoạt động xem phim tương ứng với hành vi đọc lại (đọc lần hai) của độc giả với văn bản nguồn, tức khán giả đọc lại văn bản văn học qua cách đọc của đạo diễn, do đó không tránh khỏi bị chi phối bởi cách nhìn của đạo diễn. Ở đây, người đọc tự thể hiện vai trò và địa vị của mình qua việc tham dự bình luận, diễn giải tác phẩm. Chính người đọc, bằng trí tưởng tượng và tư duy của họ, đã kết nối các văn bản lại với nhau và văn bản (văn học hay điện ảnh) đều có thể biến hoá liên tục tuỳ theo cách tiếp cận của mỗi người đọc, thậm chí mỗi lần đọc. Nhìn chung các nghiên cứu về chuyển thể đều thống nhất coi chuyển thể là hiện tượng phổ biến và tất yếu của mọi nền điện ảnh. Ở Việt Nam, vấn đề chuyển thể được đặt ra từ những ngày sơ khai với dấu mốc là bộ phim Kim Vân Kiều dựa theo Truyện Kiều của Nguyễn Du do Công ty chiếu bóng Đông Dương thực hiện (năm 1923). Một số nhà nghiên cứu đã bước đầu tiến hành tìm hiểu các quy luật, quy trình của việc chuyển thể, trong đó phải kể đến công trình Văn học dân gian với nghệ thuật tạo hình điện ảnh của nhóm tác giả Nguyễn Mạnh Lân, Trần Duy Hinh và Trần Trung Nhàn (Nxb. Văn học, 2002). Từ thực thể văn học dân gian, mỗi tác giả đã phát hiện ra những giá trị khác nhau: tính khái quát và biểu tượng, tính ngụ ngôn, ẩn dụ, tính tạo hình, gợi tả trạng thái động, tĩnh; tính gợi thanh... trong văn học dân gian đều là những gợi mở đối với ngôn ngữ tạo hình điện ảnh. 4 Đây có thể xem là công trình nghiên cứ hoàn chỉnh có quy mô đầu tiên ở Việt Nam về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh. Tuy nhiên, các luận điểm được đưa ra hầu hết đều nhấn mạnh vai trò “đỡ đầu, dẫn dắt” của văn học đối với các loại hình nghệ thuật khác (trong đó có điện ảnh). Quan hệ tương tác giữa chúng tuy có được bàn đến nhưng khá mờ nhạt. Vấn đề văn hoá truyền thống và điện ảnh tiếp tục được khai thác cụ thể hơn trong chuyên luận Văn học nghệ thuật truyền thống với phim truyện Việt Nam của Phan Thị Bích Hà. Từ xuất phát điểm của lĩnh vực nghiên cứu lí luận ứng dụng, công trình tập trung làm sáng tỏ ảnh hưởng của văn học nghệ thuật truyền thống đối với phim truyện trên cấp độ nội dung và ngôn ngữ nghệ thuật. Những ảnh hưởng này được nhìn nhận từ cả hai chiều tích cực và hạn chế. Công trình đã chỉ ra những nét không tương đồng, những đặc điểm không phù hợp trong quá trình điện ảnh tiếp thu một số đặc điểm của văn học nghệ thuật truyền thống. Từ đó đề xuất biện pháp nhằm kết hợp hài hoà tính hiện đại và tính dân tộc để xây dựng các tác phẩm điện ảnh xuất sắc, mang bản sắc văn hoá dân tộc. Công trình Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh của Phan Bích Thuỷ đã nhìn nhận chuyển thể như một hành trình với sự tham gia của nhiều yếu tố. Công trình này đã tiến hành khảo sát hoạt động chuyển thể qua ba cấp độ: đồng nhất, tương đồng và khác biệt, nhằm đánh giá những ảnh hưởng, tác động của lí luận văn học và tác phẩm văn học trong việc xây dựng kịch bản văn học và phim truyện chuyển thể. Một trong những đóng góp quan trọng của công trình là hệ thống hoá được cơ chế và quy trình thực hiện chuyển thể từ văn bản văn học sang phim điện ảnh, đồng thời giới thiệu khái quát những thành tựu tiêu biểu của phim truyện chuyển thể Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Bên cạnh đó, trên một số các báo, tạp chí cũng xuất hiện một số bài viết như Từ văn học đến điện ảnh của Phạm Vũ Dũng đăng trên tạp chí Văn hóa 5 nghệ thuật số 6/1999; Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh cũng đăng trên tạp chí này số 12/ 2002; Từ chùa đàn đến Mê Thảo liên bản trong văn chương và điện ảnh của Nguyễn Nam trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 12/2006. Gần đây có công trình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Dương - Chuyển thể văn học điện ảnh (nghiên cứu liên văn bản), công trình này đã chỉ ra những góc nhìn đa dạng của nghiên cứu chuyển thể và đi sâu vào nghiên cứu chuyển thể từ lí thuyết liên văn bản. Tác giả đã chia chuyển thể thành hai hướng là chuyển thể “trung thành” - cuộc tái sinh từ văn học và chuyển thể tự do - cuộc kiến tạo từ văn học. Có thể nói đây là một trong những công trình ở Việt Nam đi sâu vào nghiên cứu về vấn đề chuyển thể văn học điện ảnh. Các công trình nghiên cứu về chuyển thể ở Việt Nam đã bước đầu đi vào khám phá mối tương quan giữa văn học và các loại hình nghệ thuật khác tuy nhiên thì vấn đề chuyển thể văn học vẫn được coi là mảnh đất màu mỡ của các nhà nghiên cứu và cần được quan tâm một cách sâu sắc và toàn diện hơn nữa. 2.2. Tình hình nghiên cứu truyện cổ tích Tấm Cám Kiểu truyện cổ tích Tấm Cám là một trong những kiểu truyện phổ biến nhất trên thế giới. Kiểu truyện này có tên gọi là kiểu truyện Cô lọ lem. Tác phẩm nghiên cứu đầu tiên về type truyện Cô Lọ Lem là của bà M.R.Kirks nhà folklore người Anh do Hội Dân tộc học nước Anh xuất bản vào năm 1893. Sau đó những bài viết gây được tiếng vang còn có luận án tiến sĩ khu vực lưu truyền truyện Cô Lọ Lem của A.B.Rose nhà folklore người Thuỵ Điển (1951), bà đã thu thập được hơn 700 dị bản của kiểu truyện Cô Lọ Lem trên thế giới, đóng góp lớn nhất của bà là ở chỗ bà đã cung cấp một bức tranh rõ nét về phạm vi lưu truyền trên khắp thế giới và kết cấu đa dạng của type truyện Cô Lọ Lem. Ngoài ra, truyện Cô Lọ Lem ở Trung Quốc của R.D Jameson (Mỹ), truyện Cô Lọ Lem châu Phi của W.Bascurme v.v... cũng đã phân tích và lý giải về type truyện Cô Lọ Lem từ nhiều khía cạnh khác nhau và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. 6 Bài viết Type truyện Cô Lọ Lem với đồng thoại dân gian Trung Quốc (Tiêu Sùng Tố, số 2 năm 1987, Tập san văn học dân gian) là một trong những bài nghiên cứu về type truyện Cô Lọ Lem tương đối sớm và gây được tiếng vang ở Trung Quốc. Tác giả đã lấy truyện Nàng A Từ - một bản kể của dân tộc Di do ông sưu tầm được ở tỉnh Tứ Xuyên để so sánh với truyện Cô Lọ Lem trong Truyện cổ Grim và cho rằng so với truyện Cô Lọ Lem ở châu Âu thì truyện Nàng A Từ có nội dung và kết cấu phức tạp hơn . Năm 1994, cuốn chuyên luận Nghiên cứu so sánh văn học tự sự giữa Trung Quốc và phương Tây của Đinh Nãi Thông, học giả người Mỹ gốc Hoa được dịch ra tiếng Trung do nhà xuất bản Trường Đại học Sư phạm Hoa Trung xuất bản, trong sách có bài Type truyện Cô Lọ Lem của Trung Quốc và Việt Nam, Lào, Campuchia. Ông đã khảo sát chi tiết 21 dị bản thuộc 7 dân tộc ở Trung Quốc và 9 dị bản của Đông Nam Á, từ đó đưa ra dự đoán: Type truyện này có lẽ xuất hiện sớm nhất ở miền Nam Quảng Tây Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, trong công trình Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám của Đinh Gia Khánh đã chỉ ra rằng: “Truyện kiểu Tấm Cám ít nhất có hai chủ đề chính: chủ đề “dì ghẻ con chồng” và chủ đề “vật báu đem lại hạnh phúc”. Chủ đề thứ nhất có ý nghĩa đấu tranh xã hội, chủ đề thứ hai có ý nghĩa phong tục”[28,tr.66]. Ở công trình này tác giả đã sơ bộ tìm hiểu những vấn đề về truyện cổ tích và qua phân tích truyện Tấm Cám tác giả đã đưa ra những nhận xét sâu sắc về truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian nói chung. Tuy công trình viết từ những năm 60 nhưng đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Ngoài ra còn có công trình Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif của Nguyễn Tấn Đắc gồm có năm bài về truyện Tấm Cám, tác giả đã phân tích tương đối toàn diện và đề cập hầu hết các vấn đề chính của kiểu truyện 7 Tấm Cám ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Và sau Nguyễn Tấn Đắc lại có thêm hai bài viết về type truyện Tấm Cám, đó là: Type truyện Tấm Cám ở Đông Nam Á và bài Ai xung đột với ai trong type truyện Tấm Cám ở Đông Nam Á. Ngoài ra còn có những bài viết như: Qua truyện Tấm Cám ở vùng Kinh Bắc tìm hiểu con đường truyền thuyết hoá truyện cổ tích (Nguyễn Thị Bích Hà), Đôi điều suy nghĩ về truyện Tấm Cám (Phạm Xuân Nguyên), Vấn đề cách ứng xử nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám (Bùi Văn Tiếng), Một số tư liệu để tiến tới so sánh truyện Tấm Cám của Việt Nam và Ru-ma-ni (Hoàng Thị Đậu), Thử đánh giá ảnh hưởng của Đạo giáo trong truyện Tấm Cám (Đào Văn Tiến) v.v... Tất cả những công trình này đều đi sâu vào tìm hiểu về bản chất của truyện cổ tích nói chung và kiểu truyện Tấm Cám nói riêng, tuy nhiên vấn đề chuyển thể giữa truyện cổ tích sang các loại hình nghệ thuật khác vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể và kĩ lưỡng. Cố gắng tập hợp lại các tư liệu đã có để đặt trong hệ thống các tiêu chí được xác định, người viết mong muốn làm rõ hơn được hiện tượng chuyển thể văn học khảo sát qua một số hình thức chuyển thể của truyện cổ tích dân gian Tấm Cám. 3. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn làm sáng rõ về hiện tượng chuyển thể văn học và đặc biệt chuyển thể truyện Tấm Cám từ truyện cổ tích sang truyện hiện đại và sân khấu chèo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu khái niệm về chuyển thể và mối quan hệ giữa chuyển thể văn học sang các loại hình nghệ thuật khác. - Tìm hiểu vấn đề chuyển thể từ truyện Tấm Cám sang truyện hiện đại và sân khấu chèo. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thực tiễn chúng tôi tìm hiểu vấn đề chuyển thể của truyện cổ tích sang truyện hiện đại và từ truyện cổ tích sang sân khấu. Trong quá trình tìm hiểu người viết đi sâu vào nghiên cứu truyện Tấm Cám để thấy được mối liên quan khi chuyển thể từ truyện cổ tích sang truyện hiện đại và sân khấu chèo. Thực hiện đề tài này, chúng tôi đi khảo sát tập truyện Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích của Tô Hoài (gồm 3 tập, 100 truyện). Đặc biệt chúng tôi chú trọng khảo sát truyện Tấm Cám ở trong tập truyện này để nghiên cứu như một trường hợp cụ thể và đặt nó trong mối quan hệ, so sánh đối chiếu với truyện cổ tích Tấm Cám. Chúng tôi đi vào khảo sát kịch bản chèo Tấm Cám của nghệ sĩ Lưu Quang Thuận, so sánh đối chiếu với truyện cổ tích Tấm Cám. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài chúng tôi thực hiện đồng bộ các phương pháp sau: - Phương pháp liên ngành nhằm phân tích các quan hệ chuyển thể văn học và các loại hình nghệ thuật khác. - Phương pháp lịch sử trong việc phác họa lại lịch sử hình thành của khái niệm chuyển thể. - Phương pháp hệ thống để triển khai các thảo luận về định nghĩa khái niệm chuyển thể. Ngoài ra chúng tôi sử dụng các thao tác nghiên cứu khác như phân tích, khái quát, tổng hợp, so sánh và đối chiếu. 6. Giả thuyết khoa học Luận văn sẽ góp phần vào việc đánh giá lại khái niệm chuyển thể, từ đó tạo tiền đề cho nghiên cứu, phân tích chuyển thể một văn bản đặc biệt như Tấm Cám, tạo cơ sở cho hoạt động nghiên cứu chuyển thể giữa thể loại truyện và các loại hình nghệ thuật khác còn nhiều bỏ ngỏ ở Việt Nam. 9 7. Đóng góp của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai ở 3 chương: Chương 1: Vấn đề chuyển thể văn học và chuyển thể truyện dân gian Tấm Cám Chương 2: Tấm Cám từ truyện cổ tích dân gian đến truyện theo phong cách cổ tích của Tô Hoài Chương 3: Tấm Cám từ truyện cổ tích dân gian đến kịch bản chèo của Lưu Quang Thuận 10 Chương 1. VẤN ĐỀ CHUYỂN THỂ VĂN HỌC VÀ CHUYỂN THỂ TRUYỆN DÂN GIAN TẤM CÁM 1.1. Vấn đề chuyển thể văn học 1.1.1. Khái niệm chuyển thể Chuyển thể được xem là một xu hướng phổ quát trong tất cả các xã hội loài người nhằm viết lại một văn bản gốc nào đó. Kết quả của việc đó là tác phẩm chuyển thể có mối liên hệ với văn bản gốc theo những cách thức và mức độ khác nhau. Những ví dụ điển hình đã được gợi ra trong các bài viết của Boldt, Federici và Virgulti như chuyển thể tiền hiện đại bao gồm tác phẩm The Vanity of human wishes thế kỉ 18 từ bài thơ Latin, vở King Lear của Shakespear chuyển thể từ vở King Leir, JoNathan D. Syss đã dùng hình mẫu từ truyện Robinson Crusoe (1719) của Daniel Defoe để viết The Swiss Family Robinson (1812) , Charlotte Bronte viết lại Pamela (1740) thành Jane Eyre (1847), trước đó là bức tranh của Titian Death and Acteaon (1559), một ví dụ vào hàng sớm nhất của phiên bản biến đổi của thần thoại Ovid được tập hợp trong Metamorphosis. Có thể nói hiện tượng chuyển thể không phải là vấn đề mới lạ, nó xuất hiện khá sớm với những tên gọi khác nhau. Ở Châu Âu, từ thể kỉ XVI, Shakespeare đã đưa những câu chuyện thuộc nền văn hoá của ông từ trang giấy sang sân khấu và đưa chúng đến với đối tượng khán giả mới [24;tr.8]. Sau đó, vào thời kì đầu của phim câm, các vở kịch của Shakespeare đã luôn được chuyển thể bởi một loạt đạo diễn phim [6]. Ở Việt Nam cũng vậy, các câu chuyện dân gian đã bước lên sân khấu chèo, tuồng từ rất sớm (truyện Tấm Cám, Tống Trân - Cúc Hoa, Thạch Sanh…) và về sau này chuyển thể còn hiện diện trong cách hình thức như phim, kịch, nhạc kịch… Nhìn chung, mọi tác phẩm đều có thể được làm lại, được diễn giải hoặc chuyển sang hình thức khác. Một hệ thống kí hiệu của văn bản này không ngừng đi xuyên qua các thể loại, phương tiện để xác lập những văn bản mới. 11 Trong lịch sử nghệ thuật có khá nhiều các hình thức chuyển thể. Chúng tôi xin nêu một vài hình thức phổ biến. a) Chuyển thể từ thể loại văn học này sang thể loại văn học khác Ví dụ chuyển thể từ truyện sang thơ, truyện sang truyện, truyện sang kịch bản văn học...). Có thể nói đây là hình thức chuyển thể xuất hiện từ thời sơ khai và phổ biến nhất của văn học. Ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, thần thoại Hy Lạp đã được chuyển thể sang hình thức bi kịch. Nhiều câu chuyện trong thần thoại, kinh thánh, truyện lịch sử đã có mặt trong các sáng tác văn học, nhất là từ thế kỉ XVII. Vào khoảng thế kỉ thứ XVII Jean De La Fontaine (Giăng đờ La Phông-ten) nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng người Pháp đã chuyển thể những câu chuyện ngụ ngôn sang thể thơ và những tác phẩm này của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Rất nhiều bài nổi tiếng được truyền tụng từ đời này sang đời khác và trở thành điển hình cho các tính cách và các tình huống khác nhau của cuộc sống: Ve và kiến, Quạ và cáo, Chó sói và cừu non; Thần chết và lão tiều phu, Con cáo và chùm nho; Gà trống và cáo; Ông già và các con; Gà mái đẻ trứng vàng; Thỏ và rùa; Chó thả mồi bắt bóng, Đám ma sư tử, Hội đồng chuột, v.v… La Fontaine kế thừa truyền thống sáng tác của các nhà ngụ ngôn trước ông như Êdốp (Hy lạp), Đabriux (Syrie), Pheđrô (La Mã) và sáng tạo nên nhiều hình tượng mới có tính chất thời đại. Một bài ngụ ngôn của La Phông-ten gồm hai phần: phần chính giống như một màn kịch nhỏ có thắt nút, cởi nút và phần rút ra bài học thường chỉ là một vài câu ngắn gọn. Dưới ngòi bút của ông, các con vật như sư tử, hổ, báo, cáo, gà, mèo, chuột, ve,… được nhân cách hóa, cũng biết yêu, ghét, thiện và ác. Xã hội loài vật trong Ngụ ngôn tượng trưng cho xã hội Pháp thời đại La Phôngten đang sống, với đủ mọi cung bậc, tầng lớp, với những mâu thuẫn bộc lộ bản chất của xã hội đó, từ những người thấp cổ bé họng đến những kẻ quyền cao chức trọng, và cao nữa là đức Vua - Sư tử. Ông ca ngợi trí thông minh, 12 lòng nhân hậu của người lao động, phê phán thói kiêu căng của bọn quý tộc, thói đạo đức giả của giới tu sĩ, thái độ nịnh trên nạt dưới của bọn quan lại, tính hiếu danh, xu thời của tầng lớp tư sản. Hình ảnh Vua - Sư tử trong Ngụ ngôn của ông tượng trưng cho sự tác oai, tác quái của giai cấp thống trị. Trong thơ La Phông-ten ngay cả những vật vô tri như cánh rừng, dòng suối cũng có tiếng nói và tâm tình như con người khiến thơ ông ngoài tính chất phê phán, chiến đấu còn mang tính trữ tình sâu sắc. La Phông-ten trở thành nhà văn quen thuộc của mọi lứa tuổi và mọi thời đại, và ngày nay thơ ông vẫn giữ nguyên những giá trị thời sự sâu sắc. Hiện tượng chuyển thể từ truyện sang thơ của ông được đông đảo độc giả đón nhận và ở Việt Nam những tác phẩm của ông được dịch ra từ rất sớm, nhận được sự yêu thích của độc giả. Ở Việt Nam hiện tượng chuyển thể này cũng được xuất hiện từ khá sớm. Có nhiều tác phẩm chuyển thể từ truyện sang thơ và một trong số đó là truyện cổ tích Tấm Cám được nhà thơ Tú Mỡ viết sang thể thơ và cũng để lại được ấn tượng sâu sắc. b) Chuyển thể từ văn học sang sân khấu, điện ảnh. Trên thế giới, việc đưa lên sân khấu các truyện kể lịch sử, truyện kể dân gian là rất phổ biến. Ở Việt Nam, những tích truyện dân gian, truyện Phật giáo cũng được đưa lên sân khấu chèo, tuồng. Thế kỉ XX, khi điện ảnh ra đời, hình thức chuyển thể từ truyện lên phim làm cho hiện tượng chuyển thể càng trở nên phổ biến. Có những tiểu thuyết kinh điển được chuyển thể thậm chí nhiều lần thành phim (Anna Karenin, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình, Giã từ vũ khí, Cuốn theo chiều gió, Cao lương đỏ...). Năm 2008, Viện Điện ảnh Hoa Kỳ AFI American Film Institute đã đưa ra danh sách AFI's 10 Top 10 vinh danh những bộ phim kinh điển xuất sắc nhất của những dòng phim khác nhau. Gần 50% trong số những tác phẩm này đều được chuyển thể từ những tác phẩm 13 văn học hoặc lấy cảm hứng từ những tác phẩm văn học. Có thể kể đến những tác phẩm kinh điển nổi tiếng bậc nhất của cả lĩnh vực văn học lẫn điện ảnh nằm trong danh sách này như (những tác phẩm văn học không quá phổ biến ở nước ta, tôi xin đưa kèm tên tiếng Anh bên cạnh tên dịch sang tiếng Việt): Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn (Anh em nhà Grimm); Pinocchio (Carlo Collodi); Phù thủy xứ Oz (L. Frank Baum); Bố già (Mario Puzo); Chiếc đồng hồ vàng cam - A Clockwork Orange (Anthony Burgess); Giết con chim nhại (Harper Lee), Nhân chứng hành quyết - Witness for the Prosecution (Agatha Christie); Ben-Hur (Lew Wallace); Cuốn theo chiều gió (Margaret Mitchell), Spartacus (Howard Fast); Mặt trận Phía tây tĩnh lặng - All Quiet on the Western Front (Erich Maria Remarque); Mười điều răn - The Ten Commandments dựa trên Kinh thánh Cựu Ước v.v… Trên thực tế, danh sách trên còn rất nhiều những bộ phim kinh điển được chuyển thể từ những tác phẩm văn học. Những bộ phim trên đã góp phần hình thành nên bộ mặt đa diện của nền điện ảnh thế giới, đồng thời tạo nên những ảnh hưởng sâu sắc sau này lên những tác phẩm nghệ thuật khác. Trào lưu chuyển thể điện ảnh từ những tác phẩm văn học kinh điển có phần lắng xuống trong những năm 8090 của thế kỉ XX. Cho đến khi nhân loại bước sang thế kỉ XXI, những tác phẩm văn học kinh điển đã trở lại màn ảnh rộng với những sức hút mới. Từ trước đến nay, có nhiều bộ phim Việt Nam được chuyển thể từ kịch bản văn học đã để lại dấu ấn trong lòng khán giả. Chị Dậu được xếp vào hàng những bộ phim kinh điển Việt Nam. Bộ phim này của đạo diễn Phạm Văn Khoa được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Bộ phim tái hiện lại những hình ảnh cuộc sống cùng khổ của người nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, phải chịu tầng tầng lớp lớp áp bức bóc lột, gia đình tan nát vì sưu cao thuế nặng. Bộ phim để lại nhiều ám ảnh trong lòng người xem bằng chính chất hiện thực đã có sẵn trong từng trang viết của Ngô Tất Tố. Bộ 14 phim Làng Vũ Đại ngày ấy được Đoàn Lê chuyển thể từ các tác phẩm Chí Phèo, Lão Hạc và Sống mòn của nhà văn Nam Cao. Ba tác phẩm này đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, để lại những giá trị lâu bền về ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Nếu trong văn học, ba nhân vật là ba con người riêng, ở ba thế giới riêng, thì trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy, họ có cùng một hoàn cảnh sống, một môi trường sống và có những mối liên hệ với nhau. Sự gắn kết giữa ba nhân vật này đã vẽ lên một bức tranh ảm đạm ở làng Vũ Đại - một hiện thực đen tối của xã hội thời Pháp thuộc. Đất rừng phương Nam chuyển thể theo tiểu thuyết cùng tên của cố nhà văn Đoàn Giỏi. Năm 1997, Hãng phim truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã sản xuất bộ phim Đất phương Nam dài 11 tập, kịch bản, đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn. Đất rừng phương Nam có kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ. Phong cách văn chương truyện kể với những biến tấu khác nhau vẫn tràn đầy sức sống vừa dễ đọc, dễ hiểu lại hợp với đại đa số thiếu nhi Việt Nam. Bộ phim đạt Giải A của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1997. Bến không chồng là phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên được trao giải thưởng Hội nhà văn năm 1991 của nhà văn Dương Hướng. Bộ phim được đánh giá là gần như là bản sao của nguyên tác văn chương, kể về những phận người bị bóp nghẹt, bị "giết chết" trong cái ấu trĩ, hủ lậu ở một làng quê. Bộ phim đã đạt giải A Hội Điện ảnh Việt Nam và giải Bông sen bạc tại liên hoan phim toàn quốc năm 2001. Mùa len trâu là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh. Phim được chuyển thể từ tác phẩm Mùa len trâu và Một cuộc biển dâu trong tập truyện nổi tiếng Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam. Mỗi khi về, nước tràn ngập mọi nơi, có những người làm nghề "len trâu", đưa trâu đi tìm cỏ để sống qua mùa lũ. Bộ phim đã mang về cho
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan