Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (pangasius hypophth...

Tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (pangasius hypophthalmus sauvage, 1878) thương phẩm ở huyện chợ lách, tỉnh bến tre

.PDF
79
238
95

Mô tả:

Cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả điều tra và nghiên cứu của tôi. Kết quả nghiên cứu này chưa được sử dụng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Bến Tre, Ngày 05 tháng 7 năm 2010 Ký tên Trần Ngọc Nhuận ii Cảm tạ Trước hết, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Hoàng Thị Bích Đào đã tận tình giúp đỡ, sửa chữa, hướng dẫn và góp rất nhiều ý kiến quý báu giúp tôi từ lúc xây dựng đề cương đến hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa nuôi trồng thuỷ sản - Trường Đại học Nha Trang; xin cám ơn Ủy ban nhân dân các xã Vĩnh Bình, Phú Phụng, Sơn Định, Hòa Nghĩa, Tân Thiềng, Long Thới - Huyện Chợ Lách; xin cám ơn anh chị phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách cùng toàn thể anh chị em lớp cao học khóa 2006 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bến Tre; Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Bến Tre đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thu thập số liệu và viết luận văn tốt nghiệp. Sau cùng xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp chương trình cao học. iii DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 2.1: Mục đích, phương pháp phân tích và kết quả phân tích thống kê. .....25 Bảng 2.2: Thông số thống kê của các biến được sử dụng trong các phương pháp phân tích...................................................................................................27 Bảng 3.1 : Đặc điểm kinh kế xã hội của hộ nuôi cá (tỉ lệ %).............................34 Bảng 3.2: Loại thức ăn sử dụng nuôi cá Tra ở Chợ Lách ..................................37 Bảng 3.3: Tỉ lệ màu thịt cá thương thẩm (%) ....................................................40 Bảng 3.4: Các nhân tố chính liên quan đến kỹ thuật và đầu tư nuôi cá tra ở Chợ Lách ..........................................................................................................42 Bảng 3.5: Trọng số và giá trị trung bình của các nhóm ao ................................45 Bảng 3.6: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội đối với năng suất cá nuôi ..47 Bảng 3.7: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội đối với hệ số sử dụng thức ăn..............................................................................................................48 Bảng 3.8: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội đối với lợi nhuận kinh tế nuôi cá ..............................................................................................................49 Bảng 3.9: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội đối với tỉ lệ cá thịt trắng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ...................................................................................52 iv DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Cá tra (Pangasius hypophthalmus) ....................................................3 Hình 1.2: Diện tích nuôi cá tra ao, hầm ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Bến Tre từ năm 2005 đền 2008 ................................................................................5 Hình 1.3: Sản lượng cá tra nuôi ao, hầm ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Bến Tre từ năm 2005 đến 2008 ................................................................................6 Hình 1.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh bệnh trên cá..............................13 Hình 2.1: Tiến trình thực hiện nghiên cứu ......................................................23 Hình 2.2: Minh hoạ phương pháp phân tích nhân tố: Xi (biến thực), Fi (nhân tố) và  (hệ số tương quan giữa biến X và nhân tố F) ............................26 Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Bến Tre thể hiện địa điểm nuôi cá Tra tập trung ở huyện Chợ Lách................................................................................................30 Hình 3.2: Ao nuôi cá Tra ở Chợ Lách – Bến Tre ..............................................36 Hình 3.3: Số ngày và % thể tích nước thay/lần thay qua thời gian nuôi.............38 Hình 3.4: Tổng lượng nước thay qua các tháng nuôi.........................................39 Hình 3.5: Phân loại các nhóm ao chính (1, 2 3 và 4) dựa vào khoảng cách khác biệt qua phân tích cụm..............................................................................43 Hình 3.6: Hệ số hồi quy chuẩn (beta) của các biến ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi trong mô hình hồi quy tuyến tính bội: (a) năng suất cá/vụ và (b) năng suất cá/tháng nuôi .............................................................................................47 Hình 3.7: Hệ số hồi quy chuẩn (beta) của các biến ảnh hưởng đến hệ số sử dụng thức ăn trong mô hình hồi quy tuyến tính bội...........................................48 Hình 3.8: Hệ số hồi quy chuẩn (beta) của các biến ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế nuôi cá trong mô hình hồi quy tuyến tính bội: (a) lợi nhuận kinh tế/vụ và (b) lợi nhuận kinh tế/tháng nuôi. ..................................................................50 Hình 3.9: Thành phần chi phí của nuôi cá tra ở Chợ Lách.................................51 Hình 3.10: Hệ số hồi quy chuẩn (beta) của các biến ảnh hưởng đến tỉ lệ cá thương phẩm có thịt trắng trong mô hình hồi quy tuyến tính bội.......................52 Hình 3.11: Mô hình liên kết sản xuất nuôi cá tra xuất khẩu...............................59 v MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Phân loại và phân bố cá tra (Pangasius hypophthalmus) ............... 3 1.1.1. Hệ thống phân loại .. ............................................................................... 3 1.1.2. Phân bố ................................................................................................... 4 1.2. Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra .................................................... 4 1.2.1. Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra trên thế giới ................................... 4 1.2.2. Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra ở Việt Nam ................................... 4 1.3. Các hình thức nuôi cá tra thương phẩm................................................. 6 1.3.1. Nuôi bè ................................................................................................... 6 1.3.2. Nuôi đăng quầng .................................................................................... 7 1.3.3. Nuôi trong ao đất .................................................................................... 8 1.4. Một số yếu tố môi trường trong các ao nuôi cá tra................................. 8 1.4.1. Nhiệt độ .................................................................................................. 8 1.4.2. pH........................................................................................................... 9 1.4.3. Oxy hòa tan (DO)................................................................................... 9 1.4.4. Tiêu hao oxy hóa học (COD) .................................................................. 9 1.4.5. Tổng vật chất lơ lửng (TSS) .................................................................... 10 1.4.6. Tổng đạm amôn (TAN) .......................................................................... 10 1.4.7. Đạm nitrite (N-NO2-)............................................................................... 11 1.4.8. Đạm Nitrate (N-NO3-) ............................................................................. 11 1.4.9. Lân (PO43- và TP).................................................................................... 12 1.5. Bệnh ở cá tra ............................................................................................ 13 1.5.1. Bệnh đốm đỏ........................................................................................... 13 vi 1.5.2. Bệnh trắng da.......................................................................................... 14 1.5.3. Bệnh gan thận mủ ................................................................................... 14 1.5.4. Bệnh nấm thủy mi ................................................................................... 15 1.5.5. Bệnh bào tử trùng - Myxoboliosis............................................................ 15 1.5.6. Bệnh sán lá 16 móc – Dactylogyrosis...................................................... 15 1.6. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre. 16 1.7. Thực trạng nuôi cá tra ở Bến Tre ........................................................... 18 1.7.1. Tình hình nuôi cá tra ............................................................................... 18 1.7.2. Các hình thức nuôi cá tra chủ yếu ở Bến Tre ......................................... 20 1.7.2.1. Nuôi chuyên canh trong ao đất ............................................................ 20 1.7.2.2. Nuôi luân canh trong ao đất ................................................................. 21 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu ............................................. 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 22 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 22 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 24 2.2.2.1. Các chỉ tiêu tính toán ........................................................................... 24 2.2.2.2. Phương pháp phân tích thống kê .................................................................... 24 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng nghề nuôi cá tra ở Chợ Lách .............................................. 29 3.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội huyện Chợ Lách ............................ 29 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 29 3.1.1.2. Tình hình chung về kinh tế - xã hội ...................................................... 31 3.1.2. Hiện trạng nuôi cá tra tại huyện Chợ Lách .............................................. 32 vii 3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội của hộ nuôi cá ............................................... 32 3.1.2.2. Đặc điểm đất đai .................................................................................. 35 3.1.2.3. Kỹ thuật nuôi ....................................................................................... 35 3.1.2.4. Chất lượng cá thương phẩm và bán sản phẩm....................................... 39 3.1.3. Phân loại và đặc tính các hệ thống nuôi chính ......................................... 40 3.1.3.1. Các yếu tố kỹ thuật chính ..................................................................... 40 3.1.3.2. Phân loại các hệ thống nuôi chính ........................................................ 43 3.1.3.3. Mô tả đặc tính chính của các hệ thống nuôi .......................................... 44 3.1.4. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến nghề nuôi cá tra ở Chợ Lách ................ 46 3.1.4.1. Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi .............................................. 46 3.1.4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hệ số sử dụng thức ăn........................................ 48 3.1.4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế ............................................... 49 3.1.4.4. Yếu tố ảnh hưởng đến màu thịt cá thương phẩm................................... 51 3.2. Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra của huyện Chợ Lách ......... 53 3.2.1. Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức ...................................... 53 3.2.1.1. Điểm mạnh.......................................................................................... 53 3.2.1.2. Điểm yếu.............................................................................................. 54 3.2.1.3. Cơ hội .................................................................................................. 54 3.2.1.4. Thách thức ........................................................................................... 55 3.2.2. Chiến lược và giải pháp........................................................................... 56 3.2.2.1. Chiến lược............................................................................................ 56 3.2.2.2. Giải pháp.............................................................................................. 56 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận .................................................................................................... 60 4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 61 1 Mở Đầu Bến Tre là một tỉnh cuối nguồn sông Cửu Long, với 65 km bờ biển, được bao bọc bởi 4 nhánh sông lớn của sông Tiền: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên; cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt tạo nên vị thế rất thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy sản. Đại hội lần 7 tỉnh Đảng bộ Bến Tre xác định kinh tế biển và vườn là những mũi nhọn kinh tế của tỉnh. Thực tế cho thấy những năm gần đây Ngành Thủy sản Bến Tre đã chú trọng đầu tư phát triển khai thác thủy sản cùng với nuôi trồng ở vùng nước ven biển (mặn, lợ); Song nước ngọt chưa được quan tâm đúng mức kể cả các đối tượng truyền thống như tôm Càng xanh, cá Lóc, cá Rô đồng… đặc biệt là nuôi cá Tra thâm canh. Trước xu thế phát triển mạnh nghề nuôi cá Tra thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp, tập thể, tư nhân ... đầu tư vốn để nuôi, đã tạo nên một diện mạo mới cho nghề nuôi thủy sản nước ngọt, đa dạng hóa đối tượng nuôi, làm thay đổi ý thức trong cộng đồng người nuôi. Đồng thời tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy chế biến trong tỉnh và các tỉnh lân cận, cũng như tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động. Tuy vậy, việc tăng nhanh diện tích nuôi cá Tra (năm 2006: 97 ha, năm 2007: 468 ha, 2008: 650 ha) không theo quy hoạch, không tính đến yếu tố cung, cầu; nuôi tập trung ở những bãi bồi, cồn nổi, ven các sông lớn đã làm tăng ô nhiễm môi trường nước tự nhiên và nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng nuôi cá tra. Bệnh trên cá tra xuất hiện nhiều, không theo quy luật mùa vụ, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, lợi nhuận bấp bênh đã tạo ra sự thay đổi liên tục các chủ sở hữu nuôi, tạo tâm lý bất an cho người nuôi cũng như mâu thuẩn giữa người nuôi cá tra và cộng đồng dân cư sinh sống nơi đó. Để phát triển nghề nuôi cá tra theo hướng hàng hóa, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bền vững ở Bến Tre cần đánh giá đúng thực chất hiện trạng nghề nuôi, việc đầu tư, quy hoạch và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp là rất cần thiết. Huyện Chợ Lách là huyện đầu nguồn của tỉnh Bến Tre là nơi không có sự xâm nhập mặn với nhiều bãi bồi, cồn nổi thuận lợi cho nuôi cá tra thâm canh. Đây là nơi khởi đầu phong trào nuôi và hiện có diện tích nuôi cá tra thâm canh mạnh 2 nhất tỉnh Bến Tre (chiếm 30 % về diện tích và sản lượng cá Tra của tỉnh). Vì vậy, để đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp theo hướng bền vững có tầm quan trọng, thiết thực, toàn diện chung cho toàn tỉnh thì việc chọn huyện Chợ Lách là hợp lý. Chính vì lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878) thương phẩm ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre” với mục tiêu và các nội dung sau: * Mục tiêu: Phân tích hiện trạng nghề nuôi cá tra thâm canh tại Chợ lách – Bến Tre trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển an toàn, bền vững cho nghề nuôi cá tra thâm canh tại địa phương. * Nội dung: - Điều tra hiện trạng và phân tích những thuận lợi, khó khăn của nghề nuôi cá tra ở huyện Chợ Lách – Bến Tre. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghề nuôi cá tra tại huyện Chợ Lách theo hướng an toàn và bền vững. Những nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn: - Góp phần cung cấp thêm các thông số kinh tế, kỹ thuật về hiện trạng của nghề nuôi cá tra tại huyện Chợ Lách. - Là cơ sở khoa học cho Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre đề ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm phát triển nghề nuôi cá tra tại Chợ Lách một cách hợp lý. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Phân loại và phân bố cá tra (Pangasius hypophthalmus) 1.1.1. Hệ thống phân loại Loài cá tra nuôi được mô tả lần đầu bởi Sauvage năm 1878 ở Campuchia. Tên khoa học của cá tra có nhiều tên khác nhau dựa trên cơ sở những tài liệu các tác giả nước ngoài mô tả cá ở các khu hệ cá lân cận (như Thái Lan) [48]. Trước đây, cá tra được xếp vào họ Shilbeidae và tên khoa học của chúng là Pangasius micronemus Bleeker, 1847 [22], [6]. Ngoài ra, ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, cá tra còn có tên khoa học khác là Pangasius sutchi [28]. Gần đây một số tác giả lại xếp cá tra vào giống Pangasianodon [32]. Theo kết quả định danh lại, cá tra có tên khoa học là Pangasius hypophthamus [46]. Vì vậy, cá tra có hệ thống phân loại như sau: Ngành: Vertebrata Lớp: Ostichthyes Bộ : Siluriformes Họ: Pangasiidae Giống: Pangasius Loài: Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878 [3] Hình 1.1: Cá tra (Pangasius hypophthalmus) [3] 4 1.1.2. Phân bố Cá tra phân bố nhiều trên lưu vực sông Mekong và sông Chaophraya–Thái Lan [46]. Ở Việt Nam, cá tra phân bố trên sông Tiền, sông Hậu, rất nhiều ở vùng hạ lưu. Cá tra giống được vớt chủ yếu trên sông Tiền, cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít khi tìm thấy trong tự nhiên [22]. Ở hạ lưu sông Cửu Long có 11 loài chủ yếu thuộc giống Pangasius, trong đó có 8 loài có kích thước lớn (chiều dài lớn hơn 50 cm) [28]. Đặc biệt có 2 loài: Cá tra (Pangasius hypophthalmus) và cá basa (Pangasius bocourti) được nuôi rất nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long. 1.2. Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra 1.2.1. Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra trên thế giới Cá tra và basa phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Đây là 2 loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao, được nuôi phổ biến hầu hết ở các nước Đông Nam Á và là một trong những loài cá nuôi quan trọng nhất của khu vực này. Ba nước trong khu vực hạ lưu sông Mêkông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Campuchia, Thái Lan và Việt Nam do có nguồn cá tự nhiên phong phú. Ở Campuchia tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc giống cá tra, chỉ có 2% là cá basa và cá vồ đém. Một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia cũng đã nuôi cá tra có hiệu quả từ thập niên 70-80 của thế kỷ XX [10]. Ở Thái Lan và Campuchia thì cá tra (Pangasius hypophthalmus) được nuôi trong ao và bè. Từ xưa, cá Pangasius được nuôi trong những bè nổi bằng tre ở Thái Lan và Campuchia. Hệ thống nuôi này cũng được áp dụng ở Châu Âu và Mỹ [43]. Trước đây nhu cầu về sản phẩm cá da trơn (catfish) đối với người dân Mỹ còn rất hạn chế, sau khi các chiến dịch tiếp thị của các trại nuôi cá catfish và doanh nghiệp chế biến thủy sản thì nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến cá catfish tăng lên. Nếu như năm 1970 các nhà nuôi cá catfish ở Mỹ chỉ sản xuất 2.580 tấn thì năm 2001 con số này lên tới 271.000 tấn. Các trại nuôi cá catfish chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Mississippi tại các bang Mississippi, Alabama, Arkansas và Louisiana [36]. 1.2.2. Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra ở Việt Nam 5 Nuôi cá tra, cá basa ở Việt Nam đã có từ những năm 50 của thế kỷ XX, xuất phát từ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ban đầu chỉ nuôi ở quy mô nhỏ, nhằm tự cung tự cấp thực phẩm. Các hình thức nuôi chủ yếu là tận dụng ao hầm, mương vườn với nguồn thức ăn sẵn có. Cuối thập niên 90, nghề nuôi cá tra, cá basa đã có những bước tiến vượt bậc. Các doanh nghiệp đã tìm được thị trường xuất khẩu, các nhà khoa học đã thành công trong quy trình sản xuất giống và kỹ thuật nuôi thâm canh đạt kết quả cao. Vì vậy, việc chủ động sản xuất giống cá tra, cá basa nhân tạo đã đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và mở ra khả năng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa [10]. Nghề nuôi cá da trơn trên bè bắt đầu vào những năm 1968, khi nhóm người Việt Nam sinh sống ở Campuchia phải sơ tán về hạ lưu sông Mêkông do tình hình chiến tranh [42]. Ðiều kiện tự nhiên ở vùng ÐBSCL là yếu tố quan trọng nhất mang tính quyết định đến hiệu quả của nghề nuôi cá tra và cá basa. Ở khu vực miền Tây Nam bộ hệ thống nuôi cá tra, cá basa đặc trưng là nuôi bè, đăng quầng và nuôi ao như tỉnh Ðồng Tháp và An Giang. Trong những năm qua do thị trường xuất khẩu được mở rộng ở Bắc Mỹ và Châu Âu, giá cá xuất khẩu tốt, nên diện tích cá tra, cá basa nuôi ở bè, ao hầm, đăng quầng trên các bãi bồi, còn nổi, các triền sông mỗi năm đều tăng. Theo ước tính, diện tích nuôi cá tra thâm canh ở vùng ĐBSCL năm 2007 khoảng 5.600 ha, sản lượng cá ước đạt khoảng 1,5 triệu tấn và giá trị xuất khẩu đạt hơn một tỷ đô la Diện tích nuôi (ha) Mỹ[2]. 1800 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 An Giang Cần T hơ Bến T re 2005 2006 2007 2008 Năm Hình 1.2: Diện tích nuôi cá tra trong ao, hầm ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Bến Tre từ năm 2005 đền 2008 [14], [15], [16]. Sản lượng (tấn) 6 300000 250000 200000 150000 100000 An Giang Cần T hơ Bến T re 50000 0 2005 2006 2007 2008 Năm Hình 1.3: Sản lượng cá tra nuôi trong ao, hầm ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Bến Tre từ năm 2005 đến 2008 [14], [15], [16]. Việc mở rộng diện tích ao nuôi cá một cách tự phát trong vài năm qua đã làm suy thoái nghiêm trọng môi trường nước. Nhất là hiện nay, đa số ngư dân áp dụng nuôi cá tra theo công nghệ mới, để nâng cao năng suất và cải thiện thịt cá, việc thay nước được thực hiện liên tục, trong khi hệ thống ao xử lý hầu như không được quan tâm để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Điều này đã làm suy giảm môi trường nghiêm trọng. Đây chính là những nguy cơ tiềm ẩn cho nghề nuôi cá ở vùng ĐBSCL. 1.3. Các hình thức nuôi cá tra thương phẩm 1.3.1. Nuôi bè Bè nuôi cá ở vùng ĐBSCL thường được kết hợp vừa là bè cá vừa là nhà ở. Dựa vào thời gian sử dụng mà chia ra 2 nhóm bè: bè kiên cố và bè tạm thời. Nhóm bè tạm thời thường nhỏ và được đóng bằng tre hoặc loại gỗ chịu nước kém. Bè cỡ trung và cỡ lớn thường nằm trong nhóm bè kiên cố. Các bè này được đóng bằng gỗ tốt và chịu nước như gỗ sao, vên vên, căm xe, chò chỉ, dầu, bằng lăng. Loại bè này đủ sức chịu đựng được với điều kiện sóng gió, nước chảy và khá bền, có khi tới 50 năm việc đóng mới các loại bè kiên cố hiện nay cũng gặp khó khăn do khan hiếm các loại gỗ tốt. Vì vậy hiện có một số bè được thiết kế bằng các loại vật liệu mới như bè ximăng lưới thép... Bè nuôi cá thường có dạng hộp chữ nhật, ngoại trừ một số bè cỡ nhỏ dùng cho ương cá giống thì có dạng hộp vuông. Người nuôi cá bè cho rằng dạng bè hộp chữ nhật dễ dàng trong chọn gỗ thiết kế và quản lý sử dụng. Ngoài ra, dạng này 7 cũng phù hợp cho việc làm nhà trên bè theo truyền thống và cũng là nơi chế biến thức ăn, nhà kho... Bè được đặt nổi và neo cố định tại một điểm trên sông, vì vậy phải lựa chọn những vị trí thích hợp nhiều mặt, tiện lợi cho nuôi cá, nhưng không làm cản trở giao thông và hạn chế sự ô nhiễm môi trường nước. Bè được đặt gần bờ dọc theo chiều nước chảy, nơi thoáng, có dòng chảy liên tục, lưu tốc thích hợp (0,2 – 0,5m/giây), mực nước sông ít thay đổi theo thủy triều và độ sâu tối thiểu phải cao hơn chiều cao ngập nước của bè 0,5 - 1m để tránh cho bè không bị đội lên mặt nước. Nước sông nơi đặt bè không ảnh hưởng trực tiếp nước phèn. Trong mùa khô khi nước bị nhiễm mặn thì độ mặn cho phép cá chịu đựng được và không thay đổi đột ngột. Nguồn nước lưu thông tương đối trong sạch, không bị ô nhiễm, nhất là không gần các cống nước thải đô thị, nước thải các nhà máy sử dụng hóa chất, nhà máy giấy, nhuộm, tẩy rửa và chứa các độc tố, các khu ruộng lúa sử dụng thuốc sát trùng ... Tránh nơi có luồng nước ngầm, nơi khúc quanh của sông, nơi sông bồi tụ, xói lở, nơi có nhiều rong cỏ, nơi dòng nước có quá nhiều phù sa. Ngoài ra, bè nuôi cá nên đặt gần nguồn cung cấp thực phẩm nuôi cá, vị trí thuận tiện giao lưu, gần các trục lộ giao thông thủy bộ để việc vận chuyển thức ăn, cá giống và buôn bán cá thịt được dễ dàng thuận lợi. Khi chọn vị trí đặt bè phải xem xét nhiều mặt, cân nhắc hợp lý các điều kiện và các tiêu chuẩn trên để quyết định chính xác, vì việc di chuyển bè rất khó khăn, tốn kém và ảnh hưởng đến cá nuôi và kết quả nuôi. Tuy nhiên, lưu tốc dòng chảy, chất lượng nước và nguồn nguyên liệu làm thức ăn là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Mật độ thả cá từ 90- 110 con/m3, cỡ cá giống từ 10-15con/kg [4]. 1.3.2. Nuôi đăng quầng Chọn vị trí nuôi ven các bờ sông, kênh lớn. Lưu ý đến các yếu tố như: dòng chảy, bờ kênh vững chắc, chất đáy ổn định, độ sâu 1,5 - 2m, không bị ô nhiễm. Xung quanh khu vực nuôi cần có hệ thống cọc bằng gỗ hoặc bê-tông vững chắc để đỡ cho hệ thống đăng phụ. Đăng phụ được làm từ tre hoặc lưới. Diện tích đăng tùy thuộc vào vị trí nuôi và khả năng của mỗi gia đình. Hình dạng đăng phụ 8 thuộc vào tính chất dòng chảy của nước. Ở vùng nước chảy mạnh có thể làm theo hình chữ V, U hoặc W, nước chảy đều làm theo kết cấu hình thẳng. Vùng nuôi đăng chắn thì kích thước của mắt lưới và đăng tre phải nhỏ hơn kích thước của cá giống để tránh cá thoát ra ngoài. Mật độ thả 50 - 100con/m3 nước, cỡ cá giống từ 70 đến 100g/con [17]. 1.3.3. Nuôi trong ao đất Ao nuôi cá tra phải được đặt gần nguồn cấp và thoát nước tốt (sông, kênh rạch). Tránh xa các nguồn gây ô nhiễm như nước đổ từ đồng ruộng, khu vực công nghiệp, khu dân cư. Ao nuôi không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Độ phèn (pH) của nước trung tính và dao động từ 7 - 8,5 là thích hợp.Trong quá trình thiết kế xây dựng ao nuôi, cần lưu ý đến hệ thống ao trữ và lắng nước, cũng như hệ thống ao, mương xử lý nước trước khi thải ra môi trường. Diện tích ao nuôi dao động từ 1.000 – 15.000 m2. Để thuận lợi trong quản lý và chăm sóc cá nuôi nên phải thật cẩn thận khi quyết định thiết kế ao nuôi có diện tích phù hợp trong khoảng 4.000-5.000 m 2/ao. Tùy theo cơ cấu đất ở vùng nuôi, độ sâu của ao nuôi có thể thiết kế dao động từ 3.5-5m. Ao phải có cống cấp và thoát nước riêng biệt. Ao tốt nhất có dạng hình chữ nhật với chiều dài gấp 1,5–2 lần chiều rộng. Với những vùng thường bị ngập lũ, bờ ao phải được gia cố chắc chắn và phải thiết kế với lưới bao quanh ao. Xung quanh ao phải thông thoáng, không có cây cối rậm rạp. Trường hợp ao nuôi cá nằm trong vườn cây, cần phải chặt bỏ các cây xung quanh ao để ao được thoáng. Mật độ thả giống từ 30-60 con/m2, cở giống thả từ 1,5-2 cm. Trong ao nuôi cá tra nên thiết kế một hay nhiều nơi cho cá ăn, đó là các sàn cho cá ăn. Điều này sẽ giúp ích cho việc theo dõi cá ăn và điều chỉnh lượng thức ăn. Sàn ăn có thể được làm bằng tre, tràm hay bằng các loại gỗ tạp khác [7]. 1.4. Một số yếu tố môi trường trong các ao nuôi cá tra 1.4.1. Nhiệt độ Theo Lê Như Xuân (1994) thì khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cá nhiệt đới là 25 – 30oC. Như vậy với khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ĐBSCL, có nhiệt độ trung bình 26 – 28oC là phù hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của cá nói chung [21]. Zimmermann (1998) thì nhận định rằng nếu nhiệt độ 9 o cao hơn 34 C diễn ra trong thời gian dài thì động vật thủy sản sẽ không sống được và tất nhiên thời gian còn phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, nếu nhiệt độ <19 oC hoặc > 42 oC thì tôm cá sẽ bị chết [13]. Riêng đối với cá da trơn theo NRC (1993) thì nhiệt độ từ 26 – 30oC là lý tưởng [40]. 1.4.2. pH Theo Lê Văn Cát và ctv (2006), (Boyd, 1990) thì khoảng tối ưu cho tôm cá nước ngọt phát triển và sinh sản là từ 6,5 – 9,0. Điểm chết đối với chúng là pH < 4 và pH > 11[1], [25]. Theo Dương Thúy Yên (2003) thì cá tra có thể sống trong điều kiện môi trường có pH rất thấp, khoảng 4,0. Do đó ảnh hưởng của pH, nhất là pH thấp lên cá Tra nuôi là ít xảy ra. Ngoài ra, sự biến động pH theo ngày đêm còn phụ thuộc vào mật độ phiêu sinh thực vật [23]. 1.4.3. Oxy hòa tan (DO) Nồng độ oxy hòa tan tự do trong nước khoảng 8-10 ppm và sẽ dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, các quá trình phân hủy các hợp chất và sự quang hợp của thực vật thủy sinh [5]. Trong ao hồ nuôi thâm canh, lượng oxy trong nước được quyết định chủ yếu bởi các hoạt động sinh hóa, lượng oxy khuếch tán từ không khí chỉ có vai trò thứ yếu. Khi oxy hòa tan thấp làm giảm hoạt động hoặc gây chết thủy sinh vật, do đó, oxy hòa tan là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của thủy vực [1]. Khi nghiên cứu trên đối tượng cá tra, Dương Nhựt Long và ctv (2004) cho rằng hàm lượng thích hợp cho ao nuôi cá thâm canh là 3,5 – 6,5 ppm [7]. Nuôi cá ở mật độ cao, ao nuôi cũng thường xảy ra hội chứng thiếu oxy cục bộ do sự gia tăng hàm lượng CO2 trong nước, pH giảm, NO2- tăng và biến động của một số yếu tố môi trường khác [47]. 1.4.4. Tiêu hao oxy hóa học (COD) Giá trị COD của nước phụ thuộc vào nhiệt độ và hàm lượng chất hữu cơ trong thủy vực. COD quan hệ tỷ lệ thuận với các hợp chất hữu cơ, các hợp chất hydrocarbon trong nước. Các hợp chất này có thể bị oxy hóa 95 – 100% và khả năng oxy hóa phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng ion Cl- trong nước. Khi hàm lượng ion Cl- hiện diện cao thì hầu như quá trình oxy hóa này ít được xảy ra [14]. 10 Theo Lê Như Xuân và ctv (1994 ) thì COD thích hợp cho các ao nuôi cá là 15 – 30 ppm, giới hạn cho phép là 15 – 40 ppm [21]. 1.4.5. Tổng vật chất lơ lửng (TSS) Vật chất lơ lửng trong ao nuôi thủy sản thường do phù sa, vật chất hữu cơ và phiêu sinh vật tạo nên. Vật chất lơ lửng thường đi vào ao nuôi thông qua nguồn nước cấp, nước mưa hoặc do bởi sóng gió hay dòng nước chảy mạnh làm xói lở bờ ao. Phần lớn những vật chất này sẽ lắng tụ xuống đáy ao, nhưng một phần sẽ lơ lững trong nước trong thời gian dài gây nên độ đục trong nước. Ngoài ra ao nuôi tôm cá, nước đục còn do phiêu sinh thực vật có trong ao thì đây là yếu tố có lợi, vì chúng là thức ăn cho tôm cá. Trong khi đó độ đục do vật chất phù sa hay vật chất hữu cơ thì ít nhiều sẽ gây hại cho đối tượng nuôi và hàm lượng này thích hợp cho ao nuôi dao động trong khoảng 10 – 50 mg/L [26]. Kết quả nghiên cứu của Trương Quốc Phú và ctv (2003) cho thấy vào thời điểm từ tháng 4 – tháng 6, tại một số điểm trên sông Hậu gần khu vực chợ thì hàm lượng TSS thường vượt quá 200 mg/L [12]. Theo Lawson (1995) hàm lượng TSS thích hợp trong ao nuôi thủy sản phải nhỏ hơn 80 mg/L [33]. Kết quả khảo sát hàm lượng TSS trong các ao nuôi cá tra thâm canh của Lê Bảo Ngọc (2004) cho thấy hàm lượng này biến động rất lớn và cao (100 ± 273 mg/L, 112 ± 340 mg/L và 149 ± 415 mg/L) [9]. 1.4.6. Tổng đạm amôn (TAN) Tổng đạm amôn bao gồm NH3 và NH4+, trong đó NH4+ là dạng phân đạm cần thiết cho sự phát triển của thực vật, nó thúc đẩy sự phát triển mạnh của tảo trong các ao nuôi. Khi cơ thể động vật đồng hóa protein trong thức ăn thì một phần chuyển thành amoniac và được bài tiết vào trong nước. Nồng độ NH3 trong các ao nuôi tỷ lệ thuận với lượng thức ăn sử dụng [1]. Đạm amôn còn sinh ra trong nước do quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ có chứa N (protein). Nồng độ NH3 được xem là an toàn cho ao nuôi là 0,13 ppm [30]. Các hợp chất vô cơ hòa tan quan trọng của nitơ là NH3, NH4+, NO3-, và NO2 -. Trong đó NH3+ và NO2- được xem là độc đối với động vật thủy sinh, còn NH4+ và NO3- là nguồn dinh dưỡng tốt mà thực vật thủy sinh dễ hấp thu nhất tạo nên các hợp chất 11 hữu cơ trong thủy vực. Ngoài ra NH3 và muối của nó sẽ biến thành đạm nitrite (NO2-) và nitrate (NO3-) nhờ vi khuẩn nitrite và nitrate hóa. Tuy nhiên NH3 được cung cấp trong thủy vực từ quá trình phân hủy bình thường các protein, xác bã động thực vật, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ phân bón vô cơ và hữu cơ, trong đó nguồn NH3 chủ yếu từ sự bài tiết trực tiếp của động vật thủy sinh [30]. Theo Boyd (1998) nước dùng cho nuôi trồng thủy sản thì hàm lượng TAN tốt nhất là không được vượt quá 2 mg/L, vào cuối vụ nuôi nước ao nuôi cá tra thâm canh đã vượt quá giới hạn trên [26]. Ở các ao nuôi cá tra thâm canh, mặc dù vào cuối vụ việc thay nước diễn ra thường xuyên hơn so với đầu vụ nhưng hàm lượng TAN vẫn ở mức cao, cao hơn 5 lần so với ao nuôi tôm thâm canh và cao hơn 10 lần so với ao nuôi thủy sản thông thường [11]. 1.4.7. Đạm nitrite (N-NO2-) Nitrite trong nước có thể do các nguồn ô nhiễm xâm nhập vào hoặc là hợp chất trung gian của quá trình phân hủy sinh ra từ ammoniac thành nitrat. Nó cũng là tác nhân gây độc đối với động vật thủy sinh [1]. Hàm lượng N-NO2- thích hợp cho ao nuôi cá <0,3 mg/L và đạm (N-NO3-) một trong những dạng đạm được thực vật hấp thu dễ dàng, không độc hại đối với thủy sinh vật là 0,2 – 10 mg/L. Trong ao nuôi cá nheo có thay nước hàm lượng nitơ tổng và COD tăng theo thời gian nuôi, trong đó nitơ ở dạng nitrite và nitrate không vượt quá 0,05 mg/L và 0,1 mg/L và ammonia tổng không vượt quá 0,75 mg/L [26]. Hàm lượng NO2- được hình thành chủ yếu bởi quá trình nitrite hoá từ TAN. Do đó khi hàm lượng NH4+ trong ao thấp thì hàm lượng NO2- sẽ thấp. Mặt khác, theo Chapman (1997), hàm lượng NO2- trong nước ngọt thường rất thấp (0,001 mg/L) và luôn nhỏ hơn 1,0 mg/L [29]. 1.4.8. Đạm Nitrate (N-NO3-) Nitrate có trong thủy vực là do quá trình nitrate hóa, NO2- bị oxy hóa thành NO3-. Vi khuẩn tham gia vào quá trình nitrate hóa ở các thủy vực nước ngọt có vi khuẩn Nitrobacter europara. Vi khuẩn này phân bố rất ít trong thủy vực nước sạch, nghèo dinh dưỡng, quá trình nitrate hóa chỉ xảy ra khi có mặt oxy, trong môi 12 trường yếm khí với sự có mặt của hydrate carbon sẽ xảy ra quá trình phản nitrate hóa, quá trình này khử nitrate qua nitrite thành NO, N2O, NH2OH, NH3 và N2. Vi khuẩn tham gia quá trình này bao gồm các loài kỵ khí không bắt buộc như Bacillus, Pseudomonas [49]. Trong điều kiện hiếu khí, chúng oxy hóa các hợp chất hữu cơ bằng oxy hòa tan trong nước, còn trong điều kiện kỵ khí chúng oxy hóa các hợp chất hữu cơ bằng con đường khử hydro để chuyển hydro cho nitrate và nitrite. Quá trình này không có lợi vì nó làm mất nitơ trong thủy vực và tạo thành các chất độc hại cho thủy sinh vật như NH3, NO2- [41]. Theo Boyd (1998) nitrate là dạng đạm không độc nhưng với hàm lượng quá cao cũng không có lợi cho tôm cá, khi hàm lượng nitrate trong nước cao sẽ làm tảo phát triển quá mức. Hàm lượng NO3- thích hợp trong ao nuôi thuỷ sản từ 0,2 - 3,0 mg/L [26]. 1.4.9. Lân (PO43- và TP) Lân là một yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết cho thủy sinh vật, quá trình tổng hợp protein chỉ tiến hành được khi có sự tham gia của H3PO4 và sự thiếu hụt nó trong thủy vực còn hạn chế quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ bởi vi sinh vật [35]. Trong môi trường tự nhiên lân tồn tại dưới các dạng muối orthophosphate hòa tan như: H2PO4-, HPO42- và PO43- hay dưới dạng phosphate ngưng tụ (Pyrophosphate, P2O74- Metaphosphate và polyphosphate). Dạng phosphate ngưng tụ dễ bị thủy phân thành Orthophosphate hòa tan, dạng lân hữu cơ hòa tan dễ dàng chuyển hóa lẫn nhau và chuyển thành dạng muối orthophosphate hòa tan nhờ hoạt động của vi sinh vật [44]. Phospho là nguyên tố giới hạn của sự phát triển phiêu sinh thực vật trong hệ thống ao nuôi thủy sản [25] và nếu trong thủy vực tự nhiên có nhiều phospho thì thực vật phiêu sinh càng phát triển [44]. Tuy nhiên, lân hoà tan trong nước cũng dễ bị lớp bùn đáy hấp thu, từ đó làm giảm lượng lân hoà tan trong nước, mặt khác chúng còn bị kết tủa dưới dạng Ca3(PO4)2. Thông thường, đối với môi trường ao nuôi giàu dinh dưỡng, TAN và lân hòa tan rất cao, nhưng đối với những ao có lớp bùn đáy dầy, độ cứng cao thì sự biến động lân hòa tan không cùng quy luật với
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất