Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống tước vị thời lê sơ...

Tài liệu Hệ thống tước vị thời lê sơ

.PDF
218
5
69

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ......................................................................................................... 1 DANH MỤC LƢỢC ĐỒ, BẢNG BIỂU ...........................................................4 MỞ ĐẦU ...........................................................................................................5 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................5 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................6 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 10 5. Đóng góp của Luận án ............................................................................ 11 6. Bố cục của Luận án................................................................................. 12 Chƣơng 1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VÀ NGUỒN TƢ LIỆU ................................ 13 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................13 1.1.1. Các nghiên cứu về thiết chế chính trị và quan chế Lê Sơ ............ 13 1.1.2. Các nghiên cứu về tước vị và tước chế ......................................... 18 1.1.3. Đóng góp của các nghiên cứu trước Luận án và những vấn đề cần tiếp tục thảo luận ............................................................................. 24 1.2. Nguồn tƣ liệu phục vụ Luận án ............................................................26 1.2.1. Tư liệu tiếng Việt .......................................................................... 26 Các bộ sử, chí ......................................................................................... 26 Các văn bản điển chế và pháp luật......................................................... 31 Tư liệu văn bia ........................................................................................ 34 Tư liệu bản đồ ......................................................................................... 36 Các tư liệu khác (sắc phong, di tích, tài liệu truyền ngôn) .................... 38 1.2.2. Tư liệu tiếng nước ngoài ............................................................... 39 1.2.3. Những băn khoăn về tư liệu .......................................................... 40 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 42 1 Chƣơng 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ HỆ THỐNG TƢỚC VỊ THỜI LÊ SƠ ................................................................................................... 43 2.1. Cơ sở hình thành ...................................................................................43 2.1.1. Khái niệm tước vị và quá trình biến đổi nội hàm khái niệm ........ 43 2.1.2. Tước chế Đại Việt trước thời Lê Sơ...............................................51 2.2. Hệ thống tƣớc vị thời Lê Sơ .................................................................57 2.2.1. Thời Lê Thái Tổ ............................................................................ 57 2.2.2. Thời Lê Thái Tông - Lê Nhân Tông - Lê Nghi Dân ...................... 70 2.2.3. Thời Lê Thánh Tông ..................................................................... 71 2.2.4. Thời sau Lê Thánh Tông ............................................................... 82 2.3. Tƣớc chế Lê Sơ trong tƣơng quan đồng đại và lịch đại .......................83 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 88 Chƣơng 3. ĐÃI NGỘ THỤ HƢỞNG VÀ ĐẶC QUYỀN CỦA QUÝ TỘC, ĐẠI THẦN PHONG TƢỚC THỜI LÊ SƠ.................................................... 90 3.1. Đãi ngộ vật chất ....................................................................................90 3.1.1. Tiêu chuẩn thực ấp ....................................................................... 93 3.1.2. Tuế bổng thường niên ................................................................... 94 3.1.3. Ruộng đất và các đãi ngộ khác..................................................... 97 3.2. Quyền lợi chính trị - xã hội.................................................................100 3.2.1. Địa vị cao trong bộ máy chính quyền ......................................... 100 3.2.2. Ưu đãi cho trực hệ bề dưới ......................................................... 102 3.3. Các đặc quyền của Vƣơng - Công, Đại thần ......................................105 3.3.1. Cơ chế địa chủ truyền đời........................................................... 105 3.3.2. Chế độ quý tộc suốt đời .............................................................. 107 3.3.3. Các đặc quyền trong tư pháp ..................................................... 109 3.4. Vinh phong cho huyết thống trực hệ ..................................................111 3.4.1. Lệ ấm phong ............................................................................... 111 3.4.2. Lệ truy phong .............................................................................. 115 3.4.3. Giải pháp cân bằng quyền lực giữa quý tộc với quan lại .......... 117 2 3.5. Các quy định, đãi ngộ khác.................................................................119 3.5.1. Về triều phục ............................................................................... 119 3.5.2. Quy định về kiệu võng, nghi trượng ........................................... 120 3.5.3. Danh xưng và thể thức tâu bẩm.................................................. 123 3.5.4. Quy định về tang chế .................................................................. 124 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 125 Chƣơng 4. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TƢỚC VỊ THỜI LÊ SƠ............................................................................................................ 127 4.1. Đặc điểm .............................................................................................127 4.1.1. Mối quan hệ giữa “tước vị” và “chức quan” ............................ 127 4.1.2. Đặc trưng hư phong và nguyên lý “đất phong ảo”.................... 130 4.2. Tính chất .............................................................................................136 4.2.1. Tính liên kết dòng họ .................................................................. 136 4.2.2. Tính tôn quân quyền ................................................................... 143 4.3. Vai trò của tƣớc vị ..............................................................................149 4.3.1. Xác lập mối quan hệ quân - thần bất biến.................................. 149 4.3.2. Hình thành cơ chế cấp bậc hành chính “tước bản vị” .............. 150 4.3.3. Phân lập một tầng lớp quý tộc trong xã hội ............................... 159 4.3.4. Từ định chế phong tước, bàn về hình thái nhà nước Lê Sơ........ 162 4.3.5. Tính ưu việt và hạn chế của cơ chế phong tước ......................... 166 Tiểu kết chương 4 ........................................................................................ 170 KẾT LUẬN ................................................................................................... 171 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 177 PHỤ LỤC...................................................................................................... 187 3 DANH MỤC LƢỢC ĐỒ, BẢNG BIỂU TT Ký hiệu Tên bảng Trang Chƣơng 2 Công thần vong trận phong tƣớc trong khởi nghĩa 1 Bảng 2.1 2 Bảng 2.2 3 Bảng 2.3 4 Bảng 2.4 5 Sơ đồ 2.5 Hệ thống tƣớc vị dƣới thời vua Lê Thái tổ 69 6 Sơ đồ 2.6 Hệ thống tƣớc vị dƣới thời vua Lê Thánh Tông 78 7 Bảng 2.7 Định chế phong Vương tước qua các thời kỳ 87 Lam Sơn Cách hiểu khái niệm Trí tự qua các nguồn tƣ liệu Đối chiếu “cửu đẳng tƣớc hầu” năm Thuận Thiên thứ nhất Danh tính, tƣớc phong của 35 công thần thời vua Lê Thái Tổ 57 62 65 66 Chƣơng 3 Biểu đồ 3. 1: So sánh đãi ngộ trong bộ máy chính quyền 8 Biểu đồ 3.1 9 Bảng 3.2 10 Bảng 3.3 11 Bảng 3.4 Quy định ruộng đất cho Hoàng tộc nhà Lê Sơ năm 1477 97 12 Biểu đồ 3.5 Đãi ngộ điền - thổ cho đại thần phong tƣớc thời Lê Sơ 98 13 Bảng 3.6 Quy định ruộng đất cho Hoàng tộc nhà Lê Sơ năm 1477 99 14 Bảng 3.7 Truy phong quan lại thời Lê Thánh Tông 116 12 Bảng 3.8 Quy định mộ địa cho quan lại năm Hồng Đức thứ chín 125 Lê Sơ Lƣơng bổng hàng năm cho hoàng tộc (năm 1477) Tuế bổng cho quan lại thời Lê Sơ năm Hồng Đức thứ tám 92 95 96 Chƣơng 4 13 Biểu đồ 4.1 So sánh số lƣợng thực ấp của vƣơng tƣớc thời Lê Sơ 14 Biểu đồ 4.2 15 Bảng 4.3 Các tiêu chí phân cấp chính quyền thời Lê Sơ 152 16 Bảng 4.4 Đãi ngộ theo quan phẩm cho hai ban văn - võ nội nhiệm 154 17 Bảng 4.5 Đãi ngộ theo quan phẩm áp dụng cho huân thần, tản quan 156 Tỉ lệ điền - thổ thế nghiệp trong tổng số ruộng đất của Thân vƣơng nhà Lê Sơ 4 132 148 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ xƣa tới nay, nhân sự tham gia các cấp chính quyền luôn là vấn đề cần thiết và rất quan trọng, đƣợc xem là “xƣơng sống” của mỗi nhà nƣớc. Bởi vậy, nhà cầm quyền, song song với việc xác lập địa vị thống trị luôn dành nhiều quan tâm đến công tác tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ quan chức. Thời Lê Sơ (1428 - 1527) là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Đại Việt. Một thế kỷ từ tạo lập đến suy vi, Vƣơng triều này đã có thời điểm phát triển đến đỉnh cao mà một trong những tiền đề tạo nên “thời thịnh trị Hồng Đức” chính là chế độ đào tạo, tuyển dụng quan chức khoa học, chuẩn mực. Song song với việc kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp, nhà Lê Sơ đã chế đặt và không ngừng hoàn thiện hệ thống tƣớc vị, ban phong cho tông thất, đại thần - những cá nhân có vai trò rất trọng yếu trong hệ thống chính trị nhƣng không phải trải qua quy cách tuyển bổ thông thƣờng (phi quy trình, bất nguyên tắc). Hệ thống tƣớc vị thời Lê Sơ là sản phẩm của sự kế thừa, phát triển từ các triều đại Quân chủ Đại Việt thời kỳ trƣớc, đồng thời có sự ảnh hƣởng, du nhập trực tiếp từ tƣớc chế Trung Hoa. Tƣớc chế và hệ thống tƣớc vị đã đƣợc đề cập trong một số công trình nghiên cứu, tuy nhiên, về cơ bản, các tác giả mới chỉ điểm qua và liệt kê về tên gọi, hiện tƣợng… chứ chƣa có khảo cứu chuyên sâu về cơ chế hình thành, đặc điểm và bản chất của chế độ phong tƣớc. Ở cấp độ cao hơn, vấn đề tƣớc vị góp phần giải mã những vấn đề lớn lao nhƣ bản chất chính thể, hình thái quốc gia. Chẳng thế mà lâu nay, nhiều nhà nghiên cứu hoặc xác nhận, hoặc phủ nhận hình thái “phong kiến” của nƣớc Đại Việt từ Ngô Vƣơng (Quyền) đến hết triều Nguyễn mà một trong những dấu hiệu nhận biết chính là tƣớc vị (trong mối quan hệ “phong tƣớc - kiến địa”). Tìm hiểu tƣớc chế thời Lê Sơ giúp chúng ta có những nhận thức mới, sâu sắc hơn; góp phần bổ sung những nhận thức, luận giải còn khuyết thiếu về 5 chủ đề này. Kết quả nghiên cứu không chỉ là củng cố, làm sáng tỏ những nhận thức về mặt khoa học mà ít nhiều sẽ có tác dụng trong công tác giảng dạy, truyền bá kiến thức lịch sử ở các cấp học. Về mặt thực tiễn, hiện nay, việc trọng dụng ngƣời tài, bổ nhiệm - quy hoạch cán bộ, trọng đãi ngƣời có công, tiền lƣơng cho nhân sự trong bộ máy công quyền đã và đang trở thành một trong những chủ đề rất đƣợc quan tâm, nhiều lần “làm nóng” nghị trƣờng Quốc hội. Gần một năm trƣớc (ngày 24 tháng 10 năm 2019), nhiều đại biểu đã sôi nổi tranh luận về một trong những nội dung tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức là khái niệm về “ngƣời có tài năng”, cơ chế tuyển dụng...; điều đó cho thấy hệ thống tƣớc vị thời Lê Sơ cùng với những định chế về vinh phong, đối tƣợng, mức độ thụ hƣởng… và đặc biệt là tính hai mặt của tƣớc chế Lê Sơ sẽ là tiền đề cần thiết để đúc rút kinh nghiệm. Chẳng hạn nhƣ trong tiêu chí phong tƣớc vị cho quan lại, nhà Lê Sơ quy định rất rõ, đó phải là những cá nhân “công to đức lớn”. “Đạo đức” là một trong hai tiêu chí bắt buộc. Điều này đã đặt ra không ít vấn đề đáng để suy ngẫm về sự “minh bạch lý lịch” của ngƣời đƣợc xét tuyển, bổ nhiệm trong giai đoạn hiện nay. Ở khía cạnh khác, chế độ vinh phong theo phƣơng thức tập ấm truyền thừa cho thấy, nhà Lê Sơ không ngại công khai chủ trƣơng ƣu tiên cho những đối tƣợng mà ngày nay đƣợc liệt vào diện “con ông cháu cha”. Tuy nhiên, ƣu đãi ra sao, phải chịu những chế tài, ràng buộc nhƣ thế nào lại là câu chuyện khác, đòi hỏi sự tiếp thu, kế thừa một cách chuẩn xác, có chọn lựa. Chúng tôi lựa chọn đề tài Hệ thống tước vị thời Lê Sơ làm Luận án Tiến sỹ Sử học vì những lí do ấy. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu định chế phong tƣớc thời Lê Sơ để làm rõ quá trình phát sinh, tiếp nối; chỉ ra những đặc trƣng cơ bản, trong sự so sánh với điển chế ban phong tƣớc vị ở Đại Việt và Trung Hoa trên cả hai phƣơng diện: Đồng đại và lịch đại, từ đó có thể đem tới những nhận thức mới, sâu sắc 6 hơn về vấn đề này. Mặt khác, tìm hiểu hệ thống tƣớc vị thời Lê Sơ còn là một trong những nghiên cứu lâu dài mà tác giả Luận án đã và đang theo đuổi. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục đích trên, chúng tôi cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất: phân tích cơ sở hình thành định chế phong tƣớc và sự biến đổi nội hàm khái niệm tƣớc vị. Thứ hai: làm sáng tỏ tƣớc chế thời Lê Sơ dƣới các góc độ: Đối tƣợng, tiêu chí, đãi ngộ dành cho ngƣời có tƣớc vị và đặc biệt là sự cao - thấp giữa các tƣớc phong để xác lập hệ thống tƣớc vị qua các triều đại. Thứ ba: chỉ ra đặc điểm, tính chất của tƣớc chế thời Lê Sơ trên cơ sở đối sánh sự tƣơng đồng, dị biệt với tƣớc chế Đại Việt giai đoạn trƣớc Lê Sơ cũng nhƣ các triều đại Trung Hoa - nơi sản sinh ra cơ chế phong tƣớc. Thứ tư: từ những nội dung trên, đƣa ra những nhận định đánh giá về ƣu nhƣợc của việc phong tƣớc, ý nghĩa của tƣớc vị trong tổ chức nhà nƣớc, tổ chức xã hội thời Lê Sơ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Qua các nguồn tƣ liệu, chúng ta đều biết, chính quyền thời Lê Sơ đƣợc tổ chức và phân cấp theo nhiều tiêu chí: Chức, tƣớc, phẩm, hàm… Chẳng hạn nhƣ với trƣờng hợp Triều liệt đại phu, Nhập nội hành khiển, Lại bộ Thượng thư, kiêm hành Khu mật viện sự Nguyễn Trãi, Đinh Khắc Thuân chỉ rõ: Triều liệt Đại phu là hàm tản quan, phẩm - trật là Tòng tam phẩm (phẩm Tam, trật Tòng), Hành khiển là chức, Nhập nội chỉ việc đƣợc tham dự triều chính, Lại bộ Thƣợng thƣ là quan Thƣợng thƣ (đứng đầu) bộ Lại, kiêm nhiệm công việc của Khu mật viện [83, tr.22]. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn đƣợc ban phong tƣớc vị Quan nội hầu (hầu tƣớc). Đối tƣợng nghiên cứu của Luận án là tƣớc vị - một trong những tiêu chí phân cấp nhân sự trong hệ thống chính trị đƣơng thời. 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: diễn ra trong thời Lê Sơ, tức là từ năm 1428 (năm Thuận Thiên thứ nhất) sau khi Bình Định vương Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế đến năm 1527 - thời điểm nhà Lê Sơ mất quyền thống trị vào tay họ Mạc. Tuy nhiên, để phác dựng hệ thống tƣớc vị, chúng tôi vẫn thống kê, so sánh các chức, tƣớc đƣợc Bình Định vương Lê Lợi ban phong trong Khởi nghĩa Lam Sơn - một trong những tiền đề hình thành hệ thống tƣớc vị giai đoạn sau. Phạm vi không gian: quốc gia Đại Việt thời Lê Sơ, tƣơng ứng với hệ thống đơn vị hành chính các cấp hiện diện trên bản đồ hành chính thời Lê Sơ. Trên thực tế, việc xác định chính xác ranh giới quốc gia Đại Việt thời kỳ này không hề dễ dàng. Nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này chỉ đƣa khái niệm “vùng biên giới” (mang tính tƣơng đối) thay cho “đƣờng biên giới” (tuyệt đối). Về đại thể, cƣơng vực Đại Việt đến năm 1479 bao gồm toàn bộ miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam hiện tại, kéo dài đến hết tỉnh Bình Định (không bao gồm vùng đất các tỉnh thuộc Tây Nguyên) và một phần diện tích nay thuộc Lào (xin xem lƣợc đồ lãnh thổ thời Lê Sơ phần Phụ lục PL.1A): Phạm vi nội dung: Trong lịch sử đã xuất hiện ba hình thái tƣớc vị. Thứ nhất là tƣớc phong cho ngƣời đứng đầu nƣớc Đại Việt Đây thực tế là danh hiệu đƣợc ban phong bởi hoàng đế Trung Hoa. Đó là các danh hiệu: Giao Chỉ Quận vương (năm 993), Nam Bình vương (năm 997), Giao Chỉ Quận vương (năm 1010), An Nam vương (1261), An Nam Quốc vương, Đô Thống sứ… Thời Lê Sơ, theo Minh thực lục, ngƣời đứng đầu nhà nƣớc Trung Hoa đã sách phong cho vua Đại Việt các tƣớc: Quyền An Nam Quốc sự cho Lê Thái Tổ (năm Thiệu Bình thứ nhất 1434), Lê Thái Tông (năm Thiệu Bình thứ hai 1435) và An Nam Quốc vương (bắt đầu từ tháng một năm 1437 cho Lê Thái Tông). Trên danh nghĩa, “Quyền An Nam Quốc sự” và “An Nam Quốc vƣơng” có sự tƣơng đồng về công việc nhƣng lại khác biệt rất lớn ở tính “chính danh”. Theo Tạ Ngọc Liễn, trên thực tế vua Lê Thái Tổ giữ địa 8 vị đứng đầu ở Việt Nam nhƣng Quyền An Nam quốc sự chỉ là sự tấn phong “quản lý lâm thời” [35, tr.38] từ phía “thiên triều” (nhà Minh). Danh hiệu An Nam Quốc vương về sau lần lƣợt đƣợc phong cho Lê Nhân Tông (tháng 11 năm Thái Hòa thứ nhất - 1443), Lê Nghi Dân (tháng 8 năm Thiên Hƣng thứ hai - 1460), Lê Thánh Tông (tháng 9 năm Quang Thuận thứ ba - 1462), Lê Hiến Tông (tháng 12 năm Cảnh Thống thứ hai - 1499), Lê Uy Mục (tháng Giêng nhuận năm Đoan Khánh thứ ba - 1507), Lê Tƣơng Dực (năm Hồng Thuận thứ năm - 1513). Hệ thống các danh hiệu này có thể tƣơng đƣơng với cấp Vương tước trong tƣớc chế hoàng thất Đại Việt nhƣng khác biệt về tính chất. Tƣớc phong từ Hoàng đế Trung Hoa cơ bản là sự thừa nhận về danh hiệu, quyền quản lý, xác lập vị thế lớn - nhỏ của hai quốc gia song tước vương trong nội bộ nƣớc Đại Việt biểu hiện mối quan hệ vua - tôi, mang ý nghĩa tổ chức, phân cấp hệ thống chính trị. Trong phạm vi Luận án, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu những danh hiệu này. Loại hình thứ hai là xƣng hiệu: Trƣớc và sau vƣơng triều Lê Sơ, có một số xƣng hiệu điển hình nhƣ: Thân Lợi xƣng Nam Bình vương năm 1141, Nguyễn Nộn (năm 1220) tự xƣng Hoài Đạo vương, Nguyễn Kỵ xƣng Lỗ vương Điền Kỵ năm 1389; Phạm Ngọc xƣng La Bình vương thời thuộc Minh (năm 1419); Lê Ngã xƣng là Thiên Thượng Hoàng đế (tháng Chạp năm Kỷ Hợi 1419)… thậm chí đến đầu thế kỷ XX, bất bình trƣớc sự nhu nhƣợc của nhà Nguyễn cùng ách thống trị của chủ nghĩa Thực dân, Phan Phát Sanh đã tự lên ngôi, xƣng hiệu là Phan Xích Long Hoàng đế, tháng 10 năm 1912. Không chỉ xƣng “vương”, “đế”, nhiều cá nhân khi tranh hùng, cát cứ còn xƣng Công (và các xƣng hiệu khác) nhƣ trong cục diện thập nhị sứ quân chi loạn (十 二 使 君 之 亂) thế kỷ X có các xƣng hiệu: Nguyễn Hữu công, Kiểu Lệnh công… Thậm chí, ngay cả Lê Lợi, sau khi phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn đã xƣng vương thì Bình Định vương thực chất cũng chỉ là xƣng hiệu. Thời Lê 9 Sơ còn chứng kiến hiện tƣợng mạo hiệu. Sử cũ chép: tháng 11 năm Kỷ Tỵ niên hiệu Đoan Khánh thứ năm (1509), Giản Tu công Lê Oanh trá xƣng là Cẩm Giang vương, dựng cờ chiêu an [34, tr.528]. Trên thực tế, đây là tƣớc phong của Lê Sùng (黎漴), con của Kiến vương Lê Tân (黎鑌). Những tƣớc xƣng/ xƣng hiệu này không chịu sự ràng buộc, chi phối bởi các mối quan hệ “Thiên tử - chƣ hầu”, “quân - thần” đƣơng thời mà chỉ là động thái hợp thức hóa, “chính danh hóa” hoạt động nổi dậy, cát cứ nên không thuộc phạm vi tìm hiểu của Luận án. Thứ ba là tước vị ban phong cho hoàng tộc, công thần Loại hình này mở đầu bằng sự kiện vua Đinh Tiên Hoàng phong tƣớc Định Quốc công cho Nguyễn Bặc, phong vương tước cho hoàng tử (Nam Việt vương Đinh Liễn, Vệ vương Đinh Toàn). Luận án giới hạn ở loại hình thứ ba. Cần nói thêm là xuyên suốt thời Lê Sơ, việc truy ban (ban tƣớc cho ngƣời đã khuất) diễn ra khá phổ biến. Quý tộc, đại thần sau khi qua đời nếu có công lớn với triều đình sẽ đƣợc truy tặng: Lê Thạch đƣợc truy tặng Trung Vũ Đại vương (tƣớc Đại vƣơng), Lê Lễ đƣợc truy ban Hương hầu hay Lê Khôi đƣợc truy tặng Chiêu Trưng vương (tƣớc Vƣơng). Những tƣớc vị tấn phong cho “nhân thần” cũng không thuộc đối tƣợng khảo cứu của chúng tôi. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng nhiều phƣơng pháp. Để có thể nghiên cứu toàn diện, tổng thể, hệ thống tƣớc vị thời Lê Sơ đƣợc đặt trong cả mối quan hệ đồng đại (thí dụ tƣớc chế nhà Minh - Trung Hoa) và lịch đại (tƣớc chế thời Lý - Trần), do vậy, phƣơng pháp lịch sử truyền thống là phƣơng pháp thƣờng xuyên đƣợc áp dụng và là phƣơng pháp chủ đạo. Phƣơng pháp so sánh đƣợc áp dụng để làm nổi bật đối tƣợng nghiên cứu, chẳng hạn nhƣ đối sánh tước chế với quan chế, tƣớc chế thời Lê Sơ với các 10 triều đại trƣớc (Lý, Trần); hệ thống tƣớc vị Đại Việt với hệ thống tƣớc vị Trung Hoa. Phƣơng pháp này còn đƣợc áp dụng trong nội bộ triều Lê Sơ, chẳng hạn nhƣ tiêu chí định công lao đƣợc so sánh trong hai giai đoạn: Sau khi Lê Thái Tổ lên ngôi và giai đoạn sau Lê Thánh Tông. Do Luận án nghiên cứu về hệ thống tƣớc vị nên các thao tác thống kê thƣờng xuyên đƣợc áp dụng dƣới nhiều góc độ: Số ngƣời đƣợc ban phong, quyền lợi mỗi cá nhân đƣợc thụ hƣởng, tƣớc cấp qua các thời kỳ. Với hệ thống tƣớc vị thời Lê Thái Tổ, trƣớc hết chúng tôi thu thập tƣ liệu đề cập đến các tƣớc phong giai đoạn này rồi phân tích từng tƣớc vị (ví dụ tƣớc Công: Lê Nguyên Long đƣợc phong Lương Quận công), từ tƣớc Công của Lê Nguyên Long, chúng tôi xem xét mối liên hệ với tƣớc vị Khai Quận công của Lê Tƣ Tề để tìm ra tƣơng quan (cùng là con trai của Lê Thái Tổ), từ đó đƣa ra nhận định: giai đoạn đầu thời Lê Sơ, hoàng tử có thể chỉ đƣợc phong tƣớc Công! Cuối cùng, Luận án sử dụng kết quả nghiên cứu liên ngành nhƣ kết hợp nghiên cứu lịch sử với khảo sát thực địa, điền dã khảo cổ học; phƣơng pháp xử lý sử liệu học đối với tƣ liệu văn bia, gia phả. 5. Đóng góp của Luận án Với hƣớng nghiên cứu và phƣơng pháp tiếp cận nói trên, tác giả cho rằng sẽ giải quyết đƣợc những vấn đề chính, đem tới những nhận thức mới, sâu sắc hơn về chủ đề này, cụ thể là: - Xác định hệ thống tƣớc vị thời Lê Sơ qua các vƣơng triều. - Làm sáng tỏ những quyền lợi mà ngƣời có tƣớc vị đƣợc thụ hƣởng. Đáng chú ý là những đặc quyền dành riêng cho hoàng tộc, công thần phong tƣớc mà quan lại đƣơng triều không thể có đƣợc. - Chỉ rõ đặc điểm, tính chất của tƣớc chế Lê Sơ. - Phân tích tác động của tƣớc chế với vƣơng triều Lê Sơ ở hai khía cạnh: Tổ chức xã hội và tổ chức chính quyền. - Nêu lên những tích cực và hạn chế của cơ chế phong tƣớc. 11 6. Bố cục của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan về tình hình nghiên cứu (chƣơng 1), Kết luận, Tài liệu tham khảo và nội dung một số văn bia, sắc dụ, chế cáo liên quan tới tƣớc vị thời Lê Sơ (phần Phụ lục), nội dung chính của Luận án đƣợc kết cấu thành ba chƣơng. Chương 2: Luận án chỉ ra đặc tính của tƣớc vị qua từng thời kỳ. Thí dụ nhƣ tƣớc Công, thƣờng đƣợc xem xét trong ba biểu hiện: - Là một trong “ngũ đẳng tƣớc” thời Chu (Trung Hoa); - Tƣớc vị của Thái úy nhà Lý - Lý Thƣờng Kiệt (Việt Quốc công) - Trong “thập nhị sứ quân chi loạn”, Đỗ Cảnh Thạc còn đƣợc gọi là Đỗ Cảnh công, Nguyễn Thủ Tiệp còn đƣợc gọi là Nguyễn Lệnh công… Tuy nhiên, trên thực tế, từ “công tƣớc” thời Chu đến tƣớc Quốc công của vị Thái úy nhà Lý và những “Đỗ Cảnh công, Nguyễn Lệnh công” hoàn toàn khác biệt về nội hàm, tính chất, dù ngôn từ, cấp bậc có thể ngang nhau. Khi đã tƣờng minh về khái niệm, Luận án tổng hợp và trình bày tƣớc cấp thời Lê Sơ theo hệ thống. Cần phải nói thêm là sử liệu về tƣớc cấp thời Lê Sơ không hề nhất quán, có độ “vênh” rất lớn. Có tác giả ghi là vua Lê Thái Tổ định ra 12 tƣớc cấp nhƣng cũng có tài liệu khẳng định: Chỉ tồn tại 3 cấp tƣớc. Sự bất nhất này do đâu? Căn cứ nào để xác định từng cấp tƣớc? Rốt cuộc, hệ thống tƣớc vị nhà Lê Sơ có bao nhiêu tƣớc cấp? Chương 3: Đề cập đến mức độ danh, lợi mà ngƣời có tƣớc vị đƣợc thụ hƣởng. Điều quan trọng là khi tƣớc chế không đồng nhất với quan chế, định chế phong tƣớc và ban chức có nhiều điểm dị biệt thì đãi ngộ dành cho quý tộc - trọng thần chắc chắn không thể tƣơng đƣơng với quan chức. Ngoài tiêu chuẩn chung theo quan phẩm, tƣớc vị còn mang lại những đặc quyền, đặc lợi mà chỉ những ai sở hữu tƣớc vị mới có đƣợc. Chương 4: Từ những nội dung đã đề cập ở hai chƣơng trƣớc, Luận án chỉ ra những đặc trƣng của tƣớc chế Lê Sơ, ƣu điểm và hạn chế cùng những tác động của nó đối với nhà nƣớc, xã hội đƣơng thời. 12 Chƣơng 1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VÀ NGUỒN TƢ LIỆU 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu về thiết chế chính trị và quan chế Lê Sơ Tƣớc vị không phải đề tài hoàn toàn mới. Từ trƣớc tới nay, khi làm sáng tỏ thiết chế chính trị, mô hình tổ chức nhà nƣớc thời Lê Sơ, việc phong tƣớc, tƣớc hiệu luôn đƣợc các tác giả đề cập ở một phạm vi nhất định. Từ năm 1968, với luận án Tiến sĩ The Development of Le Goverment in Fifteenth Centery Vietnam (Sự phát triển của chính quyền Lê vào thế kỷ XV ở Việt Nam), John Kremers Whitmore tiếp cận “chính quyền Lê” qua cuộc đối đầu giữa hai nhóm: quyền thần và nho sĩ để tranh giành quyền lực trong thời gian khoảng bốn thập kỷ (từ những năm ba mƣơi đến những năm bảy mƣơi của thế kỷ XV). Dƣới nhãn quan của một nhà nghiên cứu nƣớc ngoài, thời Lê Sơ đƣợc giải mã từ góc nhìn mới mẻ, thú vị. Trong công trình của mình, John Whitmore đã nhiều lần đề cập đến tƣớc vị và phát hiện thấy “Các chức tước mà các cố vấn chiếm giữ là những chức tước vay mượn một cách ngẫu nhiên từ chế độ cũ của nhà Đường”. Song, tƣớc vị không phải là đối tƣợng nghiên cứu chính nên John Kremers Whitmore chủ yếu chỉ thống kê dƣới góc độ sự kiện lịch sử nhƣ việc “Nghi Dân bị giáng xuống hàng hầu tước”, hoặc là một hoạt động của ngƣời đứng đầu nhà nƣớc đƣơng thời “Thánh Tông tuyên bố: y phục quy định các biểu tượng (mà qua đó) các chức tước được phân biệt và sắp xếp có thứ tự” [28]; nói cách khác, tác giả chƣa xem tƣớc vị là đối tƣợng nghiên cứu. Ở cuốn Chế độ chính trị Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII (năm 1974) của Lê Kim Ngân; bên cạnh nội dung khảo cứu chính (tiêu đề cuốn sách), tác giả còn tìm hiểu về đế hiệu, vương hiệu, đế quyền, vương quyền… trong lịch sử và liên hệ, so sánh, đối chiếu với nhiều triều đại khác nhƣ Đinh - Lý - Trần… rồi Trung Quốc. Lê Kim Ngân đã truy tìm “nguồn gốc danh xƣng Thiên tử”, “Bá chủ”, “tƣớc hiệu Vƣơng”, “danh hiệu Hoàng đế tại Việt Nam, “danh hiệu 13 Vƣơng tại Việt Nam”… Từ những thống kê, tìm hiểu vai trò, tƣớc phong của các vị vua trong lịch sử dân tộc, tác giả khẳng định: “các công thần ngoại thích, dù công lớn tới đâu cũng chỉ được phong tới chức (đúng ra là “tƣớc” TG) Công” [55]. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu này chỉ đƣợc Lê Kim Ngân sử dụng để luận giải “nguồn gốc của định chế lưỡng đầu thời Lê - Trịnh”. Tƣơng tự nhƣ vậy, chuyên luận Sự sáng tạo của hoạt động lập pháp thời Lê (thế kỷ XV) qua việc quy định hình phạt của Phạm Thị Ngọc Huyền [21] mặc dù đã vạch rõ ranh giới giữa “chức” và “tƣớc” (việc giáng chức thƣờng đƣợc hiểu là bãi tước) nhƣng cũng nhằm mục đích bổ sung, làm sáng tỏ những quy định về mặt luật pháp đƣơng thời. Chuyên luận: “Nước Đại Việt thời Lê Sơ - một vài đặc điểm căn bản của nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội” (2004) của Nguyễn Hải Kế đã khảo cứu kỹ lƣỡng quan chế, bộ máy chính trị thời Lê Sơ, đặc biệt là quá trình chuyển biến theo sách lƣợc “tăng cường tư tưởng Nho giáo trong các mặt của đời sống kinh tế - xã hội” dẫn đến việc “xây dựng theo hướng trung ương tập quyền và đạt tới mức độ cao vào triều Lê Thánh Tông”. Trong quá trình này, tác giả đề cập đến chủ trƣơng “bãi bỏ chế độ sử dụng các vương hầu, quý tộc và các trọng chức của triều đình, lấy trình độ học vấn Nho giáo làm tiêu chuẩn. Các thân vương, công hầu, công chúa được ban cấp hơn hẳn các quan chức song nếu không đỗ đạt thì không được làm quan” [29, tr.7-42]. Cuốn Mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam thế kỷ X - XIX của Phạm Đức Anh (năm 2007) nghiên cứu về thiết chế nhà nƣớc các giai đoạn: Thời Lý - Trần, thời Lê Sơ, nƣớc Đại Việt thế kỷ XVI-XVIII và thời Nguyễn; trong đó, thiết chế thời Lê Sơ đƣợc tiếp cận ở ba khía cạnh: Sự ra đời, đặc điểm và những mâu thuẫn trong thiết chế. Trong bộ máy chính quyền trung ƣơng, đáng chú ý là nội dung khảo cứu về chế độ đãi ngộ, tác giả tập trung vào Thân vương nhà Lê Sơ (đứng đầu tƣớc chế hoàng thất) để khẳng định tính chất “đãi ngộ cao” (riêng ruộng đất đƣợc ban cấp tới 2.090 mẫu điền, thổ các loại) đồng thời chênh lệch rất lớn so với thƣ lại ở nha môn nhàn tản [3, tr.98]. 14 Tƣơng tự nhƣ vậy, khi tìm hiểu “Thiết chế chính trị - pháp lý thời Lê Sơ” (năm 2017), Trƣơng Vĩnh Khang đã trình bày một cách khá đầy đủ về thiết chế chính trị - pháp lý của nhà nƣớc Đại Việt giai đoạn 1428-1527. Tác giả tập trung làm sáng tỏ về hệ tƣ tƣởng, hệ thống các quy định nền tảng; tổ chức, hoạt động của các bộ phận cấu thành; ngoài ra, còn đề xuất các yếu tố có thể tiếp thu nhằm xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc Việt Nam giai đoạn hiện nay. Trong việc bổ dụng quan lại, Trƣơng Vĩnh Khang cho biết: Năm 1478, vua Lê Thánh Tông định lệ cho phép cháu trƣởng các tƣớc công - hầu - bá - tử nam đƣợc bổ làm tản quan, hàm từ Bát phẩm tới Tứ phẩm [30]. Không thể không nhắc tới ở đây tổng luận Quan chế và phòng chống quan lại tham nhũng thời Hậu Lê - Một số vấn đề nghiên cứu của Phan Ngọc Huyền (2017). Trong quá trình khảo cứu về một số cơ quan, chức quan thời Hậu Lê và chính sách phòng chống quan lại tham nhũng giai đoạn Lê Sơ và Lê Trung Hƣng, tác giả đã đề cập đến chính sách bổng lộc (lộc điền, tuế lộc, thực hộ) thời vua Lê Thánh Tông, trong đó có thông tin về bổng lộc của những cá nhân đƣợc phong tƣớc (từ Bá tước đến Thân vương) cùng những chức quan thấp trong triều (chức lại nhàn tản) [21]. Trong những công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp và ruộng đất thời Lê Sơ, tƣớc vị cũng đƣợc nhắc đến trong phạm vi nhất định. Điển hình là cuốn Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ (năm 1959) của cố Giáo sƣ Phan Huy Lê. Tác giả đã khảo cứu rất đầy đủ, kỹ lƣỡng về công điền, công thổ, chế độ sở hữu ruộng đất tƣ nhân, địa tô… Đây là một trong những nghiên cứu sớm, công phu, chất lƣợng về kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ. Ở phần viết về “chế độ lộc điền”, tác giả Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ đã thống kê rất chi tiết, tỉ mỉ về nguồn gốc, loại hình, diện tích lộc điền mà quý tộc, quan lại đƣợc ban cấp, trong đó có Thân vương, Tự thân vương, Thân vương thế tử, Quốc công, Quận công, Hầu, Bá. Phan 15 Huy Lê khẳng định: “Thế nghiệp thổ (đất thế nghiệp) chỉ dành riêng cho lớp đại quý tộc thân thuộc nhà vua. Còn các quan văn - võ dù được phong tước Công, Hầu, Bá cũng không được cấp thế nghiệp thổ” [38]. Tƣơng tự nhƣ vậy là Luận án Tiến sĩ Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XV của Trƣơng Hữu Quýnh (Hà Nội: Trƣờng Đại học Sƣ phạm, 1971) [72]; về sau tác giả đƣợc nâng cấp, phát triển thành cuốn Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI-XVIII, tập I, thế kỷ XI-XV [73]. Ở những công trình này, tác giả đã tiếp cận, giải thích rất kỹ lƣỡng về các chính sách liên quan đến tƣ liệu sản xuất dƣới triều đại quân chủ Lê Sơ và trƣớc Lê Sơ. Trong đó, đáng lƣu ý là những nghiên cứu về loại hình ruộng đất đƣợc ban cấp cho hoàng thất và đội ngũ quan lại đầu triều. Các nghiên cứu về khoa cử và quan trƣờng thời Lê Sơ cho chúng ta cái nhìn tổng thể, toàn diện về quan chế Lê Sơ nói riêng, các triều đại quân chủ Việt Nam nói chung. Từ kết quả nghiên cứu ấy, chúng ta biết đƣợc tƣơng đối cặn kẽ về các nội dung: hình thức thi tuyển, tuyển bổ, quyền lợi, trách nhiệm, cấp bậc... của quan lại trong triều đình. Điển hình nhƣ cuốn Lược khảo và tra cứu về học chế và quan chế ở Việt Nam từ 1945 về trước của ba tác giả: Lê Trọng Ngoạn, Ngô Văn Ban và Nguyễn Công Lý (năm 1997). Công trình đã “hệ thống lại việc học, việc thi, tổ chức bộ máy nhà nước cùng hệ thống quan chế” Việt Nam trƣớc năm 1945 (trích Lời nói đầu) và có sự giải thích khá cặn kẽ các chức quan, học vị, phẩm hàm. Phần nội dung về tƣớc cấp đƣợc đề cập sơ lƣợc, thí dụ nhƣ khái niệm “ngũ tƣớc” đƣợc các tác giả giải thích là “5 tƣớc mà chế độ phong kiến cho những ngƣời có công lớn: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam” [60, tr.11]. Cùng nội dung, năm 2011, Nguyễn Công Lý giới thiệu công trình Giáo dục - Khoa cử và và Quan chế ở Việt Nam thời phong kiến, thời Pháp thuộc, luận giải nhiều nội dung liên quan đến quan chế, khoa cử; trong đó có “hệ thống quan chế và phẩm trật” [48, tr.281-292]. 16 Không khó để nhận thấy, với nhà Lê Sơ, đặc biệt là thời kỳ đầu, chính quyền đƣợc điều hành và có sự tham gia của rất nhiều công thần phong tƣớc nên khi nghiên cứu địa vị của một quan chức, các yếu tố “chức”, “tƣớc”, “phẩm” đều đƣợc nhắc đến, nhƣng là để đối sánh với chức quan. Chẳng hạn Luận án Tiến sĩ Sử học Chế độ đào tạo và tuyển dụng quan chức thời Lê Sơ (1428-1527) của Đặng Kim Ngọc (gồm có 4 chƣơng, cũng là bốn nội dung chính: Cơ sở hình thành, chế độ đào tạo, tuyển dụng và quan điểm của tác giả về quan chức thời Lê Sơ); Luận án (đƣợc in thành sách, phát hành năm 2011) đã hệ thống những chính sách của nhà Lê Sơ về quan chức; quan điểm của ngƣời đứng đầu nhà nƣớc đƣơng thời với trí thức. Tác giả cũng đƣa ra những nhìn nhận, đánh giá về các mặt: tích cực, hạn chế trong chế độ đào tạo, tuyển dụng quan chức. Đặng Kim Ngọc nhiều lần đặt “chức quan” trong tƣơng quan với “tƣớc danh” và “phẩm hàm” để đối chiếu [56]. Chỉ một năm sau khi Đặng Kim Ngọc công bố chuyên khảo về chế độ quan lại thời Lê Sơ, đề tài này tiếp tục đƣợc tiếp cận nhƣng trong phạm vi hẹp hơn - khi tiếp cận Chính sách đào tạo, sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông và công tác cán bộ hiện nay (năm 2012), hai tác giả Nguyễn Hoài Văn và Đặng Duy Thìn đã làm sáng tỏ các nội dung: Cơ sở hình thành, đặc điểm và ý nghĩa của chính sách quan lại thời Lê Thánh Tông trong giai đoạn hiện tại. Nội dung liên quan đến tƣớc vị không nhiều, đáng kể là phần viết về “cơ quan tuyển dụng”. Nguyễn Hoài Văn - Đặng Duy Thìn đã cung cấp nhiều thông tin, nhận định về vai trò, chức năng, cơ cấu của Lại Bộ. Ba nhiệm vụ chính của Bộ Lại đƣợc khái quát thành: Tuyển dụng và lựa chọn quan chức, khảo xét và thăng giáng, phong tƣớc cho các quan [92, tr.89] - chúng tôi sẽ trình bày quan điểm của mình về nhiệm vụ thứ ba của Lại Bộ ở phần sau. Hơn nửa năm trƣớc (tháng 3 năm 2020), Nguyễn Thị Thu Hòa công bố cuốn Chế độ quan lại triều Lê Sơ (1428-1527) và những giá trị tham khảo cho cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay; có thể nói đây là 17 một trong những nghiên cứu “gần” nhất về quan chế thời kỳ này. Tác giả tập trung làm nổi bật những nội dung về chế độ quan lại, có liên quan đến tƣớc chế nhƣ cơ chế ấm phong: “Cháu trƣởng các tƣớc Công, Hầu, Bá, Tử, Nam và con trƣởng quan văn - võ Nhị - Tam phẩm thì bổ làm tản quan, từ Ngũ - Lục Thất - Bát phẩm” [19, tr.44]; “bãi bỏ chế độ bổ dụng các vƣơng hầu, quý tộc vài các trọng chức trong triều đình” [19, tr.67]. Từ chế độ quan lại cách ngày nay trên dƣới 5 thế kỷ, Nguyễn Thị Thu Hòa đã có những đối sánh, liên hệ, đề xuất với chế độ công vụ, công chức hiện nay của đất nƣớc. Quan trọng hơn, cũng nhƣ các công trình khảo cứu về quan chế thời Lê Sơ, cuốn sách của Nguyễn Thị Thu Hòa chủ yếu phân tích về quy trình chọn lựa, bổ nhiệm, tuyển dụng quan lại thời Lê Sơ, phần viết về tƣớc vị có dung lƣợng không đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế, tƣớc vị định hình một hệ thống riêng biệt, độc lập với quan chế. Đúng là giữa “quan chế” với “tƣớc chế” có không ít điểm chung, đặc biệt là trong buổi đầu thời Lê Sơ, khi hầu hết các võ tƣớng Lam Sơn đều đƣợc cơ cấu vào chính quyền mà không phải trải qua thi cử, sát hạch nên cả “chức” và “tƣớc” đều có chung một điểm xuất phát nhƣng càng về sau, quan chế và tƣớc chế càng có sự phân biệt rạch ròi. Đặc biệt là trong tƣớc chế hoàng thất, tƣớc vị và chức quan đã hoàn toàn phân tách. Chính bởi vậy mà dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về quan lại, về thiết chế chính trị, về tổ chức nhà nƣớc Lê Sơ song hệ thống tƣớc chế lại chƣa đƣợc tìm hiểu một cách đầy đủ. Về cơ bản, tƣớc chế thời Lê Sơ đã đƣợc nghiên cứu, tìm hiểu ở các mức độ sau đây. 1.1.2. Các nghiên cứu về tước vị và tước chế Do tƣớc vị “gắn rất chặt” với các triều đại quân chủ Việt Nam, đặc biệt là nhân sự chính quyền và tổ chức nhà nƣớc nên nó đƣợc sử dụng để chứng minh cho nhiều luận điểm. Gần một thế kỷ trƣớc (năm 1934), trên báo Phụ nữ tân văn [31], Phan Khôi khi nêu quan điểm “Lịch sử nước ta không có chế độ 18 phong kiến” đã dẫn nhiều hiện tƣợng, sự kiện để chứng minh cho nhận định: “Có phong tước, có thái địa, nhưng người được phong (tước) không hưởng các quyền cai trị dân chúng ở trong thái địa của mình: điều đó làm cho phân biệt với chế độ phong kiến”. Tác giả đề cập đến nguồn gốc của tƣớc vị “Những vua chư hầu ấy chia ra đẳng cấp theo năm tước: công, hầu, bá, tử, nam; đất nước lớn hay nhỏ cũng tuỳ từng đẳng cấp mà có khác” [31, tr.5-6]. Tóm lại, trong khảo cứu này, Phan Khôi đã phân tích mối quan hệ tƣớc vị đất phong để phủ nhận khái niệm nhà nƣớc phong kiến trong lịch sử dân tộc. Trong phạm vi hẹp - triều Lê Thánh Tông, tƣớc phong đƣợc đề cập tƣơng đối kỹ lƣỡng trong cuốn Tổ chức chính quyền trung ương dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497) của Lê Kim Ngân (năm 1963). Có thể nói, đây là một trong những nghiên cứu sớm, chuyên sâu về triều đại Lê Thánh Tông. Tác giả đã dành Chƣơng III để khảo về quan chế thời Lê Thánh Tông dƣới các góc độ: các quan chức chính (văn giai và võ giai), cách tuyển bổ quan lại, vai trò, chức năng của bộ Lại và lệ phong quan tƣớc, nhiệm vụ và quyền lợi của các quan, biện pháp kiểm sát và trừng trị các quan lại phạm pháp [54]. Việc phong tƣớc đƣợc tác giả nhìn nhận nhƣ là một thành tố cấu thành chính quyền trung ƣơng đƣơng thời, bởi vậy, Lê Kim Ngân đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về tƣớc phong và lệ phong tƣớc đối với quan văn cũng nhƣ quan võ dƣới triều Lê Thánh Tông nhƣ lệ truy phong, lệ ấm phong, lệ nộp tiền để đƣợc phong quan tƣớc, chế độ lộc điền, quân điền, hƣu trí của quan lại… Ở góc độ cơ quan chuyên trách (bộ Lại), tác giả Tổ chức chính quyền trung ương dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497) còn tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu, tổ chức. Phẩm hàm của hệ thống nhân sự thuộc Lại Bộ đã đƣợc thống kê khá chi tiết. Tuy nhiên, đây là vấn đề cần trao đổi. Bởi theo tìm hiểu của chúng tôi, định chế phong tƣớc thời Lê Sơ hoàn toàn phủ nhận vai trò của Bộ Lại. Vì vậy, luận điểm “Lại Bộ có nhiệm vụ phong tước quan lại” của Lê Kim Ngân [54, tr.56] nên đƣợc thảo luận. 19 Tìm hiểu về tƣớc vị, năm 1980, Ngô Thế Long tiếp cận Những chức tước của Nguyễn Trãi trong cuộc đời tận tụy vì nước vì dân của ông. Đây là nghiên cứu rất chuyên sâu về chức, tƣớc của một nhân vật lịch sử [47]. Về sự phát triển của tƣớc vị, tác giả Từ điển chức quan Việt Nam (năm 2002) đã khảo cứu tƣơng đối công phu, đầy đủ về chức, tƣớc, phẩm, trật trong lịch sử Việt Nam. Thí dụ với mục từ “vƣơng” (số 1719), Đỗ Văn Ninh đã liệt kê 9 nghĩa của từ này. Ngoài ý nghĩ về xƣng hiệu của vua trị vì phƣơng Nam, mục từ “vƣơng” đƣợc giải thích: khi ngƣời cai trị cao nhất quốc gia xƣng “đế” thì “vƣơng” là một tƣớc phong cho con, “tƣớc phong cho ngƣời trong tôn thất có công lao lớn”, “là tƣớc phong cho tản quan” (nghĩa 3, 4, 5); tác giả cũng khẳng định: theo quy chế nhà Trần, phàm các tƣớc Vƣơng vào làm tƣớng đều xƣng là Công, chỉ có Thân vương thì đƣợc phục lại tƣớc Vƣơng (nghĩa 6), tƣớc hiệu “chỉ phong cho Thân vƣơng” theo quy chế nhà Lê (nghĩa 7). Qua Từ điển chức quan Việt Nam, chúng ta có đƣợc cái nhìn khá toàn diện về tƣớc phong thời Lê Sơ nói riêng, các triều đại quân chủ Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, do tính chất của cuốn sách (ngắn gọn, súc tích) nên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng ở mức độ tra cứu về nguồn gốc, quá trình phát triển của chức quan trong lịch sử dân tộc [65]. Cũng trong năm này (2002), Đinh Khắc Thuân tiếp cận Chức quan của Nguyễn Trãi và vị thế của ông trong triều đình nhà Lê. Tƣớc Quan Phục hầu của Nguyễn Trãi đƣợc tác giả giải thích: Quan Phục hầu là phẩm tước gia ban mà cao nhất là Huyện Thượng hầu... Tứ tính Lê Trãi là Nguyễn Trãi được đặc ân ban quốc tính, tức được đổi theo họ của nhà vua [83, tr.22-25]. Năm 2012, các tác giả: Phan Huy Lê (chủ biên), Nguyễn Thừa Hỷ, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Hải Kế, Vũ Văn Quân công bố bộ sách Lịch sử Việt Nam, tập II, thuộc bộ sách Lịch sử Việt Nam - 4 tập. Bộ sách “được biên soạn phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử Việt Nam 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan