Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống thuỷ lợi nam thái bình...

Tài liệu Hệ thống thuỷ lợi nam thái bình

.DOCX
146
326
117

Mô tả:

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC ---------------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI QUY HOẠCH CẢI TẠO VÀ NÂNG CẤP HỆ THỐNG TIÊU NAM THÁI BÌNH – PA1 SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ HUYỀN – LỚP 53NTC1 NGÀNH : KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S.LÊ THỊ THANH THỦY HÀ NỘI – 2015 SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6 CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH CHUNG............................................................................7 1.1. Điều kiện tự nhiên của hệ thống.......................................................................7 1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................7 1.1.2. Đặc điểm địa hình...........................................................................................7 1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng, địa chất......................................................................9 1.1.4. Đặc điểm khí hậu khí tượng.........................................................................10 1.1.5. Đặc điểm thuỷ văn sông ngòi.......................................................................12 1.2. Tình hình dân sinh kinh tế và các yêu cầu phát triển của khu vực..............14 1.2.1. Tình hình dân sinh.......................................................................................14 1.2.2. Tình hình kinh tế..........................................................................................15 1.2.3. Các công trình công cộng và cơ sở hạ tầng................................................16 1.2.4. Phương hướng phát triển kinh tế và các yêu cầu phát triển khu vực.......16 1.3. Hiện trạng thủy lợi..........................................................................................18 1.3.1. Hiện trạng công trình thủy lợi đã có...........................................................18 1.3.2. Hiện trạng kênh mương và công trình nội đồng........................................21 1.3.3. Hiện trạng về cấp nước sinh hoạt và nước tưới trong khu vực.................22 1.3.4. Hiện trạng tiêu nước trong khu vực............................................................23 1.3.5. Đánh giá chung về hệ thống công trình thủy lợi của hệ thống.................23 1.3.6. Nhiệm vụ quy hoạch cải tạo và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi..................24 CHƯƠNG II:TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN............................................................................................................................ 25 2.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán........................................................25 2.1.1. Mục đích tính toán........................................................................................25 2.1.2. Ý nghĩa........................................................................................................... 25 2.1.3. Nội dung tính toán........................................................................................25 2.2. Chọn trạm, tần suất thiết kế và thời đoạn tính toán.....................................25 2.2.1.Chọn trạm.......................................................................................................25 2.2.2. Tần suất thiết kế............................................................................................26 2.2.3. Chọn thời đoạn tính toán.............................................................................26 SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY 2.3. Phương pháp và kết quả tính toán mô hình mưa tiêu thiết kế.....................27 2.3.1. Phương pháp tính toán mô hình mưa tiêu thiết kế....................................27 2.3.2. Nội dung các bước tính toán mô hình mưa................................................27 CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ TIÊU CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG TIÊU.......41 3.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán........................................................41 3.1.1. Mục đích........................................................................................................41 3.1.2. Ý nghĩa...........................................................................................................41 3.1.3. Nội dung tính toán........................................................................................41 3.2. Tính toán chệ độ tiêu cho lúa..........................................................................41 3.2.1. Tài liệu cần thiết...........................................................................................41 3.2.2. Phương pháp xác định hệ số tiêu cho lúa...................................................42 3.3. Tính toán tiêu cho các đối tượng khác...........................................................49 3.3.1. Tài liệu cần thiết...........................................................................................49 3.4. Tính toán hệ số tiêu cho hệ thống năm hiện trạng........................................53 3.4.1. Hiện trạng sử dụng đất..............................................................................53 3.4.2. Tính toán hệ số tiêu cho hệ thống.............................................................53 3.4.3. Hiệu chỉnh giản đồ hệ số tiêu năm hiện trạng..........................................55 3.5. Dự báo cơ cấu sử dụng đất, và tính hệ số tiêu sơ bộ cho hệ thống đến năm 2020............................................................................................................................. 58 3.5.1. Dự báo cơ cấu sử dụng đất........................................................................58 3.5.2. Hệ số tiêu sơ bộ của hệ thống năm 2020...................................................60 3.5.3. Hiệu chỉnh giản đồ hệ số tiêu năm 2020...................................................63 3.6. Hệ số tiêu thiết kế............................................................................................65 CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO HỆ THỐNG..66 4.1. Mục đích, ý nghĩa, nội dung nghiên cứu........................................................66 4.1.1. Mục đích.....................................................................................................66 4.1.2. Ý nghĩa.......................................................................................................66 4.1.3 Nội dung nghiên cứu..................................................................................66 4.2. Phân vùng tiêu.................................................................................................66 4.2.1. Các nguyên tắc hay yếu tố ảnh hưởng đến phân vùng tiêu......................66 SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY 4.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phân vùng tiêu của khu vực Nam Thái Bình.............................................................................................................67 4.2.3. Phân vùng tiêu cho khu vực......................................................................69 4.3. Tính toán cân bằng nước cho từng vùng tiêu................................................70 4.3.1. Tài liệu tính toán........................................................................................70 4.3.1. Phương pháp tính toán..............................................................................76 4.3.2. Kết quả tính toán........................................................................................79 4.4. Nhận xét...........................................................................................................84 4.5 Các phương án giải quyết tiêu cho từng tiểu vùng và toàn bộ vùng quy hoạch....................................................................................................................... 86 4.5.1.Nguyên tắc chung giải quyết tiêu úng........................................................86 4.5.2. Các phương án đề xuất..............................................................................86 4.6.3.Nhận xét và đánh giá :................................................................................88 CHƯƠNG V:TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH TIÊU ....................................................90 5.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán........................................................90 5.1.1. Mục đích.....................................................................................................90 5.1.2. Nội dung.....................................................................................................90 5.2. Xác định vị trí trạm bơm, công trình đầu mối..............................................90 5.2.1. Xác định vị trí trạm bơm............................................................................90 5.2.2. Bố trí tổng thể công trình đầu mối............................................................92 5.2.3. Xác định cấp công trình, tần suất thiết kế, tần suất kiểm tra...................92 5.3. Tính toán các lưu lượng của trạm bơm (Qtk, Qmax, Qmin)...............................92 5.3.1. Lưu lượng thiết kế Qtk................................................................................92 5.3.2. Lưu lượng tiêu lớn nhất Qmax.....................................................................93 5.3.3. Lưu lượng tiêu nhỏ nhất Qmin....................................................................93 5.4. Tính toán mực nước sông................................................................................93 5.4.1. Mực nước bể hút........................................................................................93 5.4.2. Mực nước bể xả:........................................................................................94 5.4.3. Mực nước sông thiết kế Zstk.......................................................................95 5.4.4. Mực nước sông kiểm tra Zskt......................................................................95 5.5. Thiết kế kênh dẫn, kênh tháo.........................................................................95 SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 4 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY 5.5.1. Thiết kế kênh dẫn.......................................................................................95 5.5.2. Thiết kế kênh xả.........................................................................................99 5.6. Tính toán các cột nước của trạm bơm.........................................................103 5.6.1. Mục đích tính toán...................................................................................103 5.6.2. Nội dung tính toán...................................................................................103 5.7. Chọn máy bơm, động cơ, máy biến áp.........................................................104 5.7.1. Chọn máy bơm, động cơ............................................................................104 5.7.2. Chọn máy biến áp.......................................................................................109 5.8. Xác định cao trình đặt máy thiết kế Z tk đm ..................................................112 5.8.1. Theo điều kiện không phát sinh khí thực..................................................112 5.8.2. Yêu cầu độ ngập bánh xe cánh quạt của nhà chế tạo..............................113 5.8.3. Kiểm tra cao trình đặt máy trong các trường hợp làm việc bất thường..113 5.9. Thiết kế nhà máy............................................................................................114 5.9.1. Chọn loại nhà máy bơm...........................................................................115 5.9.2. Cấu tạo chung toàn nhà máy:..................................................................115 5.9.3. Cấu tạo các bộ phận công trình...............................................................115 5.10. Thiết kế các công trình ngoài nhà máy :...................................................123 5.10.1. Bể hút.....................................................................................................123 5.10.2. Thiết kế bể tháo......................................................................................125 CHƯƠNG VI:KẾT LUẬN.......................................................................................130 PHỤ LỤC.................................................................................................................132 SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY MỞ ĐẦU CHƯƠNG I TÌNH HÌNH CHUNG 1.1. Điều kiện tự nhiên của hệ thống 1.1.1. Vị trí địa lý Hệ thống Thuỷ lợi Nam Thái Bình nằm ở Đông Nam châu thổ sông Hồng bao gồm 3 huyện: Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và trên 70% diện tích hiện tại của thành phố Thái Bình, có giới hạn: - Phía Bắc giáp sông Trà Lý từ xã Tam Tỉnh (huyện Vũ Thư) đến cửa sông (địa phận huyện Tiền Hải) dài khoảng 67 km. - Phía Tây giá phía Nam giáp sông Hồng từ phía Tam Tỉnh (Vũ Thư) đến cửa Ba Lạt (Tiền Hải) dài khoảng 73km. - Phía Đông giáp Biển Đông từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt dài khoảng 21,5 km. Tổng diện tích mặt băng 68,149 ha (bằng 44,17% DT toàn tỉnh); phần diện tích trong đê chính là: 56,552 ha, trong đó đất canh tác là: 39,822 ha. 1.1.2. Đặc điểm địa hình Do đặc điểm địa hình thành được bồi đắp phù sa từ hệ thống sông Hồng và sự nâng dần của bãi biển, nên địa hình của khu vực là hoàn toàn không có đồi núi và tương đối bằng phẳng. Hướng dốc chính của địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trong nội vùng địa hình có hướng dốc phụ từ sông Kiên Giang tháo dần về hai phía đê sông Hồng và đê sông Trà Lý (địa hình dạng sống trâu). Địa hình có nhiều dải đất cao xen kẽ với nhều dải đất trũng tạo thành hình gợn sóng. Nhìn chung mặt đất cao, thấp xen kẽ nhau không đồng đều tạo thành hình bát úp. Huyện Vũ Thư ở đầu hệ thống có nhiều vùng cao độ từ (+2,0 m) đến (+2,5 m), xen kẹp có những vùng úng trũng cao độ từ (+0,5 m) đến (+0,75 m) rải rác ven sông Trà Lý và sông Hồng. Vùng thấp nhất hệ thống thuộc huyện Kiến Xương cao độ phổ biến từ (+0,5 m) đến (+0,7 m). Khu vực thuộc huyện Tiền Hải có cao độ phổ biến khoảng (+1,0 m) SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY HÌNH 1.1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN THỊ THUỘC HỆ THỐNG NAM THÁI BÌNH Nhận xét: Nam Thái Bình là vùng tương đối bằng phẳng không có đồi núi, hệ thống sông ngòi dày đặc đặc biệt là sông Kiến Giang là dòng chính phục vụ cho tưới tiêu của cả vùng. Với địa hình tương đối bằng phẳng, và độ cao tương đối thấp việc SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 7 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY cung cấp nước cho khu vực vào các vụ mùa là tương đối dễ dàng, nhưng bên cạnh đó đây là nơi hay xảy ra hiện tượng ngập úng và việc tiêu nước rất khó khăn, nên cần có các biện pháp xử lý kịp thời vào mùa mưa lũ, ngập úng để đảm bảo năng suất cây trồng. 1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng, địa chất 1. Đặc điểm thổ nhưỡng Đất đai của vùng được hình thành cơ bản do bồi đắp phù sa của sông lớn: sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc…Vùng đất ven biển chịu tác động của thủy triều, sự thâm nhập của nước mặn vào đất liền qua các cửa sông, cửa cống tiêu nước làm cho đất bị nhiễm mặn. Một số loại đất: - Đất phù sa trung tính không được bồi đắp hàng năm: phân bố ở huyện Vũ Thư. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, có màu nâu đỏ, phản ứng pH 4.5-5 đây là loại đất có dinh dưỡng khá. - Đất ven biển:gồm 2 loại đất ven biển và cửa sông và cồn cát ven biển + Đất ven biển và cửa sông: nằm dọc theo bờ biển từ cửa sông Hồng. Đây là diện tích phù sa mới được bồi đắp. + Cồn cát ven biển: các cồn cát này được hình thành do được bồi tụ sớm hơn vùng bãi. Tác động của sông, gió đưa cát phía biển vào bờ, tích tụ lại, dần dần hình thành cồn cao. Tập trung ở các xã thuộc huyện Tiền Hải như Đông Long… - Đất nhiễm mặn: Huyện Tiền Hải có 518,8ha, các diện tích đất nhiễm mặn thường nằm ngoài đê, do ảnh hưởng của thủy triều theo các cửa sông tràn vào gây nên, diện tích này thường chỉ canh tác một vụ. - Đất ít mặn: diện tích khá lớn nằm ở hai huyện Tiền Hải và Kiến Xương. Là loại đất từng bị nhiễm mặn nhưng trong quá trình canh tác cải tạo lâu ngày, độ mặn giảm bớt. Bên canh đó, biển lùi xa dần nên sức thẩm thấu của nước biển yếu đi, các mạch nước ngầm từ phía đất liền đẩy nước mặn do quá trình bồi đắp còn tồn đọng ra phía biển làm cho độ mặn giảm đáng kể. - Đất mặn chua: chiếm diện tích nhỏ, phân bố rải rác ở các xã ven biển thuộc huyện Tiền Hải… SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 8 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY - Đất nội đồng không nhiễm mặn: chiếm diện tích lớn phân bố chủ yếu ở huyện Vũ Thư và Kiến Xương. Đây là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, bị biến đổi do quá trình canh tác. Theo tài liệu của Trung tâm khuyến Nông - Lâm tỉnh Thái Bình (tháng 3/1990) thì tình hình thổ nhưỡng diện tích đất canh tác của khu vực như sau: 2. Đặc điểm địa chất Khái quát địa chất ở độ sâu tới 20m, phân thành 3 lớp chính: - Lớp 1: Từ (-3 ÷ -4), lớp á sét nhẹ, á sét trung bình và xen kẽ cát: 900 – 1400 - Lớp 2: Từ (-4 ÷ -10 ) á sét nhẹ cát hạt nhỏ xen kẽ thấu kính xét nhẹ 150 – 250. - Lớp 3: Sét nặng xen kẽ lớp cát thấy ở độ sâu từ (-10 ÷ -20m) 80 đến 120. Địa chất thuộc loại trung bình yếu và khi xây dựng công trình cần chú ý biện pháp gia cố gia cường để tăng tính ổn định Nhận xét: Đất là tài nguyên quý giá của vùng, là nguồn sinh sống của nông dân, đa phần người dân sử dụng đất cho canh tác nông nghiệp, trồng lúa và rau màu. Vì thế việc sử dụng và cải tạo đất luôn được người dân quan tâm và sử dụng một cách hợp lý. 1.1.4. Đặc điểm khí hậu khí tượng Mang lưới quan trắc khí tượng: Khu vực nghiên cứu có các trạm khí tượng Thái Bình, Nam Định, Kiến Xương, Tiền Hải, Hoàng Môn, trong đó có 2 trạm bơm Nam Định và Thái Bình có liệt quan trắc dài hơn 40 năm. Khu vực nghiên cứu là vùng nhỏ thuộc Đồng bằng Bắc bộ nên đặc điểm về khí tượng thuỷ văn đều mang nét chung của Đồng bằng Bắc bộ. Khu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hằng năm phân ra 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng V đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau. 1. Mưa Trạm đo mưa thành phố Thái Bình là trung tâm của hệ thống Nam Thái Bình. Kết quả thống kê cho thấy 1 số đặc trưng như sau: + Lượng mưa trung bình nhiều năm: 1805 mm. + Lượng mưa trung bình mùa mưa: 13510 mm (70-75% cả năm). +Lượng mưa trung bình mùa khô : 455 mm (25-30% cả năm). 2. Gió Có 2 mùa gió chính trong năm: SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 9 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY + Gió mùa Đông Nam từ tháng V đến tháng X, thổi từ ngoài biển vào mang theo hơi nước nên thường gây mưa lớn. + Gió mùa Đông Bắc từ tháng XI đến tháng IV năm sau, có đặc điểm là: khô lạnh và gây mưa phùn. 3. Bão Bão trong khu vực thường xuất hiện tư tháng V đến tháng X trong năm. Hàng năm có từ 1- 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến thời tiêt, thuỷ văn của khu vực. Bão đổ bộ vào gây mưa lớn và dâng cao mực nước tại cửa Lân. Theo thống kê 24 trận mưa điển hình đều do bão gây ra thường diễn biến như sau: 56% mưa trước bão; 37% mưa đồng thời với bão; 7% mưa sau bão. Nhận xét: Đăc điểm mưa bão của tỉnh Thái Bình là mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, càng gần biển thi mưa càng lớn. Mưa gây úng chủ yếu là do bão, mưa bão thường tập trung từ 3-5 ngày trước hoặc trong khi bão. Số trận mưa dài ngày nhiều hơn số trận mưa ngắn ngày. 4. Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình nhiều năm 23˚C, nhiệt độ cao nhất >37˚C và nhiệt độ thấp nhất <10˚C Nhận xét: Nhìn chung, trong toàn hệ thống, chế độ nhiệt tương đối đồng đều. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm không lớn. Tháng 1 và 2 có nhiệt độ thấp (trung bình từ 16-17˚C), tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ cao lên (từ 29-32˚C). 5. Nắng. Số giờ nắng trong năm từ 1650-1660 giờ, những tháng có giờ nắng nhiều là từ tháng VII đến tháng X (khoảng 178 - 220 giờ/tháng). - Trung bình trong năm: 1.617.5 giờ - Mùa mưa : 11.061 giờ - Mùa khô : 511.4 giờ 6. Bốc hơi Bốc hơi lớn nhất (tháng VII): 116.0 mm, bốc hơi nhỏ nhất (tháng II. III): 40.3 mm - 41.5 mm và bốc hơi trung bình cả năm: 871 mm. 7. Độ ẩm SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 10 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY Độ ẩm cao nhất (tháng III): 91% độ ẩm thấp nhất (tháng IX và VIII): 82% và độ ẩm trung bình: 80% Nhận xét: Nhìn chung độ ẩm không khí trong toàn hệ thống là tương đối cao. Các tháng trong năm có sự thay đổi về độ ẩm nhưng không nhiều. Do độ ẩm không khí cao nên lượng bốc hơi tương đối ít. 1.1.5. Đặc điểm thuỷ văn sông ngòi 1. Mạng lưới sông ngòi Khu vực Nam Thái Bình được bao bọc bởi 2 sông lớn: sông Hồng và sông Trà Lý. - Sông Hồng: sông Hồng là một con sông lớn của miền Bắc nước ta. Đoạn sông chảy qua Thái Bình có độ dốc lòng sông nhỏ, do đó nước chảy trong sông không quá xiết. Ra cuối cửa sông nước chảy yếu và mang nhiều phù sa gây bồi lắng ở cửa sông. Mặt khác, tuy lòng sông rộng nhưng nhiều chỗ có mặt cắt co hẹp làm giảm khả năng chuyên nước. Khi gặp mưa, mực nước sông lên cao, lại gặp triều cường nên việc tiêu úng qua Sông Hồng rất khó khăn nhưng lại thuận tiện cho việc tưới tự chảy. - Sông Trà Lý: Sông Trà Lý bắt nguồn từ Sông Hồng, chảy qua miền Nam Thái Bình đổ ra biển. Lưu lượng nước tương đối lớn, chất lượng nước tốt. Nguồn nước của sông Trà Lý cung cấp nước tưới cho toàn hệ thống. Tuy nhiên về vấn đề tiêu, tuy dẫn với lưu lượng lớn song do mặt cắt sông có nhiều chỗ bị thu hẹp, hơn nữa lại ảnh hưởng của thuỷ triều và mực nước mùa lũ trên sông khá cao nên gây khó khăn trong việc tiêu nước qua con sông này. - Lưu lượng (Q) và mực nước (H) của 2 sông nói trên thay đổi theo mùa: Về mùa lũ thì Q, H tăng dần từ tháng V đến tháng VIII, giảm dần từ tháng IX và thấp nhất về mùa kiệt (Tháng II và tháng III). Tuy nhiên trong những năm gần đây (Vụ Xuân năm 1999, 2004, 2005) mực nước ở 2 sông hạ thấp nhất trong 30 - 40 năm trở lại đây. - Mạng quan trắc thủy văn: trên sông Hồng có trạm đo mực nước Ngô Xá, Vũ Thuận, Ba Lạt, Phú Hào và một trạm bên Nam Định. Trên sông Trà Lý có trạm đo mực nước Quyết Chiến và Định Cư. 2. Biển Triều biển tác động đến ven bờ theo chế độ nhật triều, trong 24 giờ có đỉnh triều và chân triều, một chu kỳ triều 14 ngày (mỗi ngày là 1 con) ngày đầu của chu kỳ (ngày SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 11 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY sinh con), tiếp theo là triều lửng (3 - 4 ngày biên độ giao động của đỉnh và chân triều nhỏ) sau đó biên độ tăng dần đỉnh cao, chân thấp (triều cường) đỉnh max xuất hiện thời kỳ từ 7 - 10 con, sau đó hạ thấp dần. Đỉnh và chân triều thay đổi theo không gian, thời gian và có sự tương quan. Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thái Bình, chế độ thủy triều Đông Quý và Trà Linh giống nhau. Những trận mưa lớn, mưa vào thời kỳ triều lửng là tổ hợp hai yếu tố bất lợi có thể gây ngập úng lớn. Ngược lại, mưa lớn vào thời ký triều cường có thể diện tích ngập úng không lớn. - Khi tính tiêu chọn 7 ngày đỉnh cao, chân cao. + Mùa kiệt dòng chảy của các sông cái nhỏ nên mặn lấn sâu vào cửa sông, sông Hồng (Nguyệt Lâm), sông Trà Lý (Cống kênh) nước tưới chỉ lấy được ở các cống trên giới hạn mặn. + Mùa lũ, dòng chảy lớn đẩy mặn ra xa do đó các cống đều lấy được nước và chất lượng nước tốt, kể cả các cống cửa sông. Giới hạn mặn trên sông Trà, sông Kênh (xã Thái Hà), sông Hồng (cống Mộ Đạo) song độ mặn và giới hạn mặn phụ thuộc nhiều yếu tố liên tục thay đổi. Những cống lấy nước trong giới hạn mặn phải thử mặn và tranh thủ lấy nước hớt lúc triều lên…Mùa khô tháng 1 là thời điểm mặn lấn vào cửa sông sâu nhất. Đánh giá chung: Tình hình khí tượng, thủy văn trong khu vực khá phức tạp. Một mặt mang lại những điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng 3. Thủy văn nội đồng hệ thống Nam Thái Bình. Mực nước trên hệ thống sông, kênh thuộc hệ thống Nam bị chi phối bởi thuỷ triều, mực nước sông cái, lượng mưa và sự điều tiết của hệ thống. Trong đó yếu tố quản lý khai thác đóng vai trò quan trọng. Mực nước diễn biến theo mùa: Mùa mưa, mùa kiệt và theo yêu cầu điều tiết nước cho sản xuất, dân sinh kinh tế. Mùa mưa mực nước sông Hồng, sông Trà lên cao. Hầu hết các cống từ Dục Dương (Sông Trà), từ Nguyệt Lâm (Sông Hồng) không tiêu được trực tiếp ra sông. Cộng với lượng mưa tương đối lớn nên mực nước trong hệ thống tương đối cao và rất SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY cao khi có mưa úng xảy ra (9/2003, 7/2004....). Ngược lại việc khai thác mực nước cao để lấy tự chảy lại thuận lợi, hầu hết các chân ruộng thấp (Huyện Vũ Thư ), chân vàn thấp và thấp (Huyện Kiến Xương, Tiền Hải) đều có thể lấy tự chảy. Trong mùa mưa lợi dụng chân triều hệ thống tháo nước phòng úng, mực nước có thể rất thấp (Thấp hơn mực nước mùa kiệt). Song phải cân nhắc lựa chọn hạ thấp mực nước phối hợp để phòng úng và đảm bảo nguồn nước tưới không để thiếu nước cục bộ cho vùng cao. Mùa kiệt mực nước sông cái xuống thấp, mặn lấn sâu (Tháng 1,2,3). Hầu hết các cống hạ du không lấy được nước tưới. Nguồn nước tưới phụ thuộc vào các cống phía trên giới hạn mặn. Mực nước trong hệ thống thấp dần theo chiều dài dẫn nước, đặc biệt những ngày triều lửng. Các biện pháp quản lý trong giai đoạn này là: Phải lấy nước luân phiên, ưu tiên cho vùng cao, vùng xa, vùng ven biển. Tuy nhiên trong mùa kiệt lợi dụng đỉnh triều nhiều vùng thấp trũng, ven sông thuộc huyện Kiến Xương, Tiền Hải vẫn có thể lấy nước tự chảy. Đây là lợi thế vùng triều cần chú ý trong khai thác nguồn nước. Mực nước sông Kiến Giang (Trục tưới, tiêu chính) đại diện cho toàn hệ thống 1.2. Tình hình dân sinh kinh tế và các yêu cầu phát triển của khu vực 1.2.1. Tình hình dân sinh Theo tài liệu thống kê năm 2011 của chi cục thống kê tỉnh Thái Bình thì: trong hệ thống Nam Thái Bình có 107 xã, 9 phường, 4 thị trấn và thành phố Thái Bình là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả tỉnh. Số dân trong khu vực là 908367 người (chiếm 48,56% dân số toàn tỉnh). Trong đó: - Dân số ở thành thị : 90 nghìn người - Dân số ở nông thôn: 818 nghìn người Tỷ lệ tăng tự nhiên là: 9,34% (Cao hơn tỷ lệ tăng tự nhiên của toàn tỉnh là 9,30%).Mật độ dân số khu vực là: 1768 người/km 2.Lao động chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp và tâp trung ở nông thôn. Nhận xét: Đây là khu vực có tiềm năng lao động phong phú, đủ đáp ứng cho yêu cầu phân công lao động và trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa. SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 13 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY 1.2.2. Tình hình kinh tế 1. Nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2003 đạt 1530.5 tỷ VNĐ, về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong đó trồng trọt chiếm 68.10%, chăn nuôi chiếm 28.05% và dịch vụ chiếm 3.85%. Giá trị bình quân một ha đất canh tac đạt 30 triệu VNĐ/ha. Chăn nuôi có sự phát triển mạnh, tổng số trâu, bò là 15947 con, tổng số lượng có 377762 con với sản lượng thịt xuất khẩu tính chung là 29345 tấn. Cơ cấu giống và thời vụ gieo cấy vụ mùa: - Giống ngắn ngày chiếm 90%. - Các giống có năng suất cao chủ yếu là Q5, Khâm dục, Khang dân… - Giống chất lượng khá: Thiên Hương, bắc thơm 7, Hương Thơm 1, N97… - Các giống lúa lai 10 - 15% chủ yếu là Bắc Ưu 903, Bắc Ưu 253 cấy chân vàn thấp và thấp. - Giống thời gian sinh trưởng dài ngày chiếm 10% chủ yếu là tám, nếp. Từ năm 1998 đến nay, ngành nuôi trồng thủy sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, giá trị sản xuất của ngành tăng nhanh, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nước mặn và lợ. Năm 2000 diện tích nuôi toàn hệ thống là 2.558 ha, năm 2004 là 2832 ha. Huyện có diện tích nuôi nhiều nhất là Vũ Thư. Sản lượng và diện tích nuôi trồng thủy sản trong toàn hệ thống liên tục gia tăng theo các năm. 2. Nuôi trồng thủy sản Từ năm 1998 đến nay ngành nuôi trồng thuỷ sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, giá trị sản xuất của ngành tăng nhanh, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và lợ. Năm 2000 diện tích nuôi toàn hệ thống là 2.558 ha, năm 2004 là 2.832 ha. Huyện có diện tích nuôi nhiều nhất là Vũ Thư. Sản lượng và diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong toàn hệ thống liên tục gia tăng theo các năm. 3. Sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 cảu khu vực Nam Thái Bình đạt 1472,8 tỷ VNĐ, trong đó chủ yếu là thuộc khu vực kinh tế trong nước. Tỷ lệ giá trị công nghiệp theo các thành phàn kinh tế nhà nước chiếm 38,2%, kinh tế tập thể chiếm 5,3% còn lại là kinh tế tư nhân chiếm 56,5%. 4. Thương mại, dịch vụ SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 14 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY Giá trị sản xuất thương mại, du lịch và dịch vụ có xu hướng tăng nhanh, số cơ sơ kinh doanh năm 2000 tăng 120% và thuộc hoàn toàn khu vực kinh tế trong nước, tính đến năm 2005 trong vùng có 19534 cơ sở kinh doanh chiếm 48,5% số cơ sở hoạt động kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ và khách sạn, nhà hang trên địa bàn tỉnh. 1.2.3. Các công trình công cộng và cơ sở hạ tầng. 1. Mạng lưới giao thông Mạng lưới giao thông trong khu vực rất thuận lợi. Tuyến đường quốc lộ 10 liên tỉnh được khai thác tạo điều kiện thông thương trao đổi hang hóa với khu vực tam giác kinh tế phía Đông Bắc và nối liền tuyến đường quốc lộ 1 lên phía Bắc cũng như vào miền Trung, miền Nam thuận tiện. Hệ thống giao thông thủy có nhiều tiềm năng phát triển khi khai thác tuyến sông Hồng, sông Trà Lý và trục sông Kiến Giang 2. Mạng lưới điện lực 100% số xã trong khu vực có lưới điện dân dụng phục vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất. 3. Thông tin liên lạc Mạng lưới thông tin từ trung tâm bưu điện tỉnh nằm tại thành phố Thái Bình cùng các bưu điện các huyện có đủ năng lực bằng điện thoại, thông tin vô tuyến với trong và ngoài nước hết sức thuận tiện. 4. Y tế - Giáo dục 100% số xã có trạm y tế xã. Ngoài bênh viện đa khoa trung tâm tỉnh nằm tại thành phố còn có các trung tâm y tế dự phòng, trung tâm mắt, trung tâm da liễu v.v và Trường đại học Y khoa. Mỗi huyên có một trung tâm Y tế khu vực. 100% số xã trong vùng có trường phổ thông cơ sở. Mỗi huyện có từ 1-3 trường phổ thông trung học. Riêng thành phố Thái Bình có các trường Đại học, Cao đẳng và các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. 1.2.4. Phương hướng phát triển kinh tế và các yêu cầu phát triển khu vực 1. Tình hình phát triển trong những năm gần đây : - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quan 11%/năm. Năm 2010 gấp 1,73 năm 2005. - Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,5/năm. - Tốc độ tăng trưởng về thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng từ (57)%/năm. SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 15 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY - Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 50 triệu VNĐ/ha/năm. - Thu nhập bình quân đầu người đạt 730 USD/năm. - Giảm hộ nghèo xuống dưới 10% (theo tiêu chí cũ) - Năng suất lúa đạt (13-14) tấn /ha. Trong đó: + Năng suất lúa vụ Xuân: từ (7,3-8) Tấn/ha. + Năng suất lúa vụ Mùa : từ (5,7-6) Tấn/ha. + Phấn đấu 85% dân số nông được sử dụng nước sạch. Về mặt vệ sinh môi trường: 100% chất rắn được thu gom, 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng có hệ thống đạt tiêu chuẩn môi trường. 2. Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Nghị quyết 04/NQ-TU của tỉnh ủy Thái Bình chủ trương về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hang hóa, phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững đã làm biến đổi cơ bản quan điểm từ sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao sang giá trị cao trên một đơn vị diện tích. - Thay đổi bộ giống lúa truyền thống sang giống lúa thuần, lúa lai Trung Quốc có ưu thế năng suất cao, thời gian chiếm đất ngắn cho phép tạo quỹ đất mở rộng diện tích vụ đông thành vụ chính nhằm năng tổng giá trị sản xuất trên 1ha/năm. Sản xuất nông nghiệp phấn đấu đạt tổng giá trị sản lượng từ 50 triệu/đồng/ha/năm trở lên. - Mục tiêu tới năm 2010 phân đấu mỗi thôn, xã, huyện, thị có 40% diện tích đất canh tác, đạt mục tiêu giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm. + Phát triển chăn nuôi trở thành nghành sản xuất chính trong nông nghiệp. phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại, từng bước hình thành các vùng chăn nuôi tập trung tạo nguyên liệu cho chế biến. + Phát triển mạnh mẽ kinh tế VAC và tiếp tục phát động phong trào cải tạo vườn tạp để trồng các cây có giá trị kinh tế cao, tạo vùng sản xuất hàng hóa. Tập trung cải tạo trên 2.624ha ao hồ nội đồng đang nuôi. + Ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ kỹ thuật trong bảo quản sau thu hoạch để giảm tổn thất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến lúa gạo, rau quả, nấm, nụ hòe, thủy sản, thức ăn chăn nuôi. Đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp tới 2010 đạt tỷ lệ cơ giới hóa 80% khâu làm đất, vận chuyển bằng máy và 100% các khâu khác sử dụng máy. SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 16 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY + Phát triển mạnh mẽ nghề và làng nghề. + Phát triển nhiều khu công nghiệp tập trung lớn như khu công nghiệp Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Tiền Phong, Tiền Hải… Đánh giá: Từ phương hướng cũng như mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Thái Bình và đặc biệt là của vùng Nam Thái Bình ta có thể thấy được yêu cầu cấp thiết của việc cần phải có một quy hoạch về hệ thống thủy lợi một cách hoàn chỉnh, phù hợp và đầy đủ để có thể đáp ứng được nhu cầu về nước của các nghành kinh tế cũng như yêu cầu của phát triển xã hội. 1.3. Hiện trạng thủy lợi. 1.3.1. Hiện trạng công trình thủy lợi đã có 1. Hiện trạng công trình tưới (Cống & trạm bơm tưới) Khu vực được bao bọc bởi 2 con sông lớn (sông Hồng và sông Trà Lý) đồng thời có một con sông trục tiêu chính (Sông Kiến Giang) nên hệ thống công trình tưới có đặc điểm là không có trục sông tưới chính mà chỉ có các sông (kênh) nhánh nối liền 2 sông lớn với sông Kiến Giang có nhiệm vụ tưới tiêu kết hợp. Ở đầu các sông nhánh được bố trí các cống (âu, đập) có nhiệm vụ điều tiết. Các trạm bơm tưới chủ yếu là tưới cho các vùng hạn cục bộ công suất không lớn. a) Cống dưới đê +) Triền sông Hồng có 5 cống tưới chủ lực, tổng khẩu độ là 22,0m +) Triền sông Trà Lý có 8 cống tưới chủ lực, tổng khẩu độ là 34,4m +) Ngoài ra còn có 5 cống nhỏ lấy nước cục bộ của địa phương với tổng khẩu độ là 13.0. b) Cống điều tiết chính Có 15 cống điều tiết nằm ở đầu các sông nhánh làm nhiệm vụ điều tiết tưới cho toàn hệ thống với tổng khẩu độ là 79.2 (m) hiện nay có chất lượng còn tốt đáp ứng được các yêu cầu thiết kế. c) Trạm bơm tưới Công ty khai thác Thủy lợi Nam Thái Bình quản lý tổng số 145 trạm bơm điện 3 3 với các loại máy có công suất từ 540 m /h và 4000 m /h, diện tích tưới theo hợp đồng kinh tế giữa công ty và hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp vụ xuân là 17307ha đạt 55 ÷ 65%. Ngoài hệ thống bơm điện tưới của công ty cò có 223 trạm bơm điện nhỏ SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 17 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY của các HTX tự quản lý vận hành, cùng với đó là các hệ thống kênh, mương tưới thuộc các HTX quản lý. Hệ thống trạm bơm điện tưới phần lớn là máy bơm trục ngang đã vận hành nhiều năm đến nay máy bơm và nhà trạm đều xuống cấp, tốn điện năng cần được tiến hành đại tu hoặc xây mới. Hiện trạng của các trạm bơm chính được tóm tắt trong PL 1.23 Đánh giá: Về nguồn nước tưới của hệ thống Nam được khai thác từ sông Hồng và sông Trà. Mùa nước lũ nước dồi dào chất lượng tốt, tất cả các vùng từ hạ du trở lên đều có thể lấy nước. Song khi lũ cao kéo dài, thiếu nước có thể xảy ra ở Vũ Thư, thành phố và vùng Tây Kiến Xương do cửa lấy nước tầng 2 của các cống tại địa bàn trên chưa đủ khẩu độ. Trong mùa kiệt khi mực nước sông Cái thấp, mặn lấn sâu một số cống lớn như Dục Dương, Nguyệt Lâm không lấy được nước. Do số cống ở thượng lưu quá ít nên hệ thống rất nhiều nước và vùng ven biển phải chịu thiệt hại lớn nhất. 2. Hiện trạng công trình tiêu a) Hướng tiêu chính Hệ thống công trình Thủy Lợi Nam Thái Bình có 2 hướng tiêu chính: +) Hướng tiêu tự chảy ra biển Đông qua cống Lân I, II và ra hạ lưu sông Hồng, sông Trà lý qua các cống tiêu hạ du. Hướng tiêu này hiện tại và lâu dài vẫn là hướng tiêu chủ yếu cho toàn hệ thống. +) Hướng tiêu bằng động lực đổ trực tiếp ra ngoài đê sông Hồng, sông Trà lý. Hiện có 7 trạm bơm tiêu đã xây dựng thiết kế tiêu cho 8661 ha. Hướng tiêu này phụ thuộc mực nước lũ trên sông và tình hình gió bão. b) Cống dưới đê +) Các cống tiêu lớn dưới đê trực tiếp tiêu ra biển là cống Lân I, II, cống Hoàng Môn và cống Tám cửa với tổng khẩu độ tiêu là 82 (m), diện tích tiêu là 32408 (ha) +) Các cống tiêu ra hạ du gồm +) Dọc triền đê sông Hồng: Gồm 9 cống tiêu với tổng khẩu độ 22,9 (m) có nhiệm vụ tiêu và tiêu hỗ trợ cho vùng phía Nam sông Hồng +) Dọc triền đê sông Trà Lý: Gồm 8 cống tiêu với tổng khẩu độ là 28,3(m) có nhiệm vụ tiêu và tiêu hỗ trợ cho vùng ven đê sông Trà Lý. SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 18 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY Hiện trạng các cống tiêu ra 2 sông Hồng và sông Trà Lý được thể hiện ở bảng 1.27 c. Trạm bơm tiêu Hiện có 11 trạm bơm tiêu ra ngoài đê sông Hồng và sông Trà Lý có quy mô trạm từ 2000 m 3 m 3 3 /h tới 36000 m /h với thiết kế 105 máy bơm có công suất từ 1000 3 3 3 /h đến 4000 m /h, trong đó 17 máy bơm 4000 m /h, 6 máy bơm 2500 m 3 /h và 82 máy bơm 1000 m /h. Diện tích tiêu thực tế là 4033ha đạt 9169ha, diện tích tiêu thực tế là 4033ha đạt 44% so với thiết kế yêu cầu. Các trạm bơm tiêu ngoài đê có quy mô lớn và hầu hết là trạm bơm trục ngang, tình trạng xuống cấp rất nghiêm trọng thường chỉ huy động tối đa có 85% số máy theo thiết kế hoạt động. Nguyên nhân do hầu hết các công trình xây dựng đã lâu, có trạm xây dựng đã 30 năm (Trạm bơm: Nguyên Tiến Đoài, Tân Phúc Bình, Phù Sa huyện Vũ Thư, Trạm bơm Đông Tây Sơn II huyện Kiến Xương…) máy móc rão nát, hiệu suất bơm thấp, chi phí điện năng cao, không đảm bảo tiêu theo diện tích phụ trách, công trình bể xả khi sông có lũ cao tuy chưa tới mực nước thiết kế nhưng thực tế không dám vận hành trạm tiêu vì không đảm bảo an toàn đê điều…Hệ thống công trình khép kín vùng gồm: cống, bờ vùng chống thấm úng của các trạm bơm tiêu chưa đảm bảo thiết kế… Hiện trạng một số trạm bơm tiêu cũng được thể hiện tóm tắt ở PL 1.24 Đánh giá hiện trạng công trình tiêu: Công trình được xây dựng nhiều giai đoạn nên thiếu sự đồng bộ thống nhất (như thiếu cống lấy nước ở thượng lưu, sống và cống không phù hợp…) hầu hết mức đảm bảo của công trình thấp, lạc hậu so với yêu cầu thực tế của hiện tại và tương lai. Công trình xuống cấp do công tác đầu tư tu bổ công trình trong thời gian dài không được quan tâm đúng mức, nhiều công trình bị hư hại, lạc hậu về công nghệ và mất an toàn. Nhiều cống dưới đê không vận hành hoặc vận hành hạn chế trong mùa lũ, nhiều cống đập nội đồng không có cánh, cánh không kín nước, thao tác đóng mở khó khăn… Các trạm bơm tiêu qua đê phần lớn máy đã hết khấu hao, quy mô nhỏ so với yêu cầu vận hành, hiệu suất thấp và thậm chí không đảm bảo an toàn khi vận hành khi vận SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 19 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.s.LÊ THỊ THANH THỦY hành. Các trạm bơm trong nội đồng phần lớn xuống cấp, hoạt đọng hiệu suất, hiệu quả thấp tiêu thụ điện lớn. Sông dẫn không đủ mặt cắt thiết kế cộng thêm cã vi phạm lấn chiếm co hẹp chặn và cản dòng do rong, bèo, đăng đó, vó lưới làm giảm lưu lượng dẫn nước nghiêm trọng. Kênh mương sau trạm bơm khoảng 20-25% đã được cứng hóa trong đó nhiều tuyến thiết kế không phù hợp phải sửa chữa hoặc khai thác kém hiệu quả. Đặc biệt mương mặt ruộng (cấp III) yếu tố đảm bảo cho thâm canh cao hầu như đã bị hủy, liệt. 1.3.2. Hiện trạng kênh mương và công trình nội đồng 1. Hệ thống các kênh nhánh Hệ thống các kênh nhánh nối với sông Kiến Giang gồm 22 kênh với tổng chiều dài 1168,5 km. Thực trạng các sông dẫn nước tưới đều hẹp và còn nhiều vật cản là bèo, đăng, đó làm cản trở dòng chảy, do vậy khả năng chuyển nước thực tế của sông chính chỉ đạt khoảng % thiết kế. Tuy nhiên việc nạo vét chỉ được tiến hành không đồng bộ và theo kế hoạch hàng năm. - Các sông tưới tiêu phía sông Trà Lý: Gồm 9 sông: +) Sông Cự Lâm dài 1.028m nối từ sông Cự Lâm đến sông Kiến Giang. +) Sông Nang dài 4.270m nối từ cống Nang đến sông Cự Lâm. +) Sông Bạch dài 7.880m nối từ cống Ô Mễ đến sông Kiến Giang. +) Sông Nhân Thanh dài 1.000m nối từ cống Nhân Thanh vào sông Bạch. +) Sông Tam Lạc dài 5.846m nối từ cống Tam Lạc đến cống Cổ Ninh. +) Sông dài 3/2 dài 3.681m nối từ cống Tam Lạc đến sông Kiến Giang. +) Sông Vũ Đông dài 4.360m nối từ cống Vũ Đông đến sông Hoàng Giang. +) Sông Bến Hến dài 10.962m nối từ sông Dục Dương qua trạm bơm Thống Nhất xuống sông Kiến Giang. - Các sông tưới, tiêu phía sông Hồng: +) Sông Ngô Xá nối từ cống Ngô Xá vào sông Kiến Giang. +) Sông 223 nối từ cống Thái Hạc vào sông Kiến Giang dài 3.252m. +) Sông Lịch Bài (sông Cù Là) nối từ cống Lịch Bài đến sông Kiến Giang. +) Sông Nguyệt Lâm nối từ cống Nguyệt Lâm đến sông Kiến Giang qua âu Quang Bình dài 7.172m. +) Sông Múc nối từ cống Múc đến sông Kiến Giang. +) Sông Bồng Tiên từ cống Ngõng Đồng đến sông Kiến Giang. 2. Hệ thống kênh mương Hệ thống kênh mương đưa nước đến mặt ruộng trong những năm gần đây đã và đang được xây mới theo chương trình “Cứng hóa kênh mương” nên có chất lượng SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN – 53NTC1 Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng