Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của nam cao...

Tài liệu Hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của nam cao

.PDF
125
243
53

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ======== LÊ THỊ THƢ HÀNH VI NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đào Thị Vân THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu 2.2 Phạm vi nghiên cứu 3. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Lịch sử vấn đề 4.1 Về tình hình nghiên cứu hành vi ngôn ngữ gián tiếp 4.2 Về tình hình nghiên cứu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại 5.3. Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh 6. Cấu trúc của luận văn NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Một số lí thuyết về ngữ dụng học 1.1.1. Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ 1.1.1.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ 1.1.1.2. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp, hành vi ngôn ngữ gián tiếp 1.1.1.3. Phát ngôn ngữ vi tƣờng minh và phát ngôn ngữ vi nguyên cấp 1.1.1.4. Một số phƣơng tiện đánh dấu hành vi ở lời 1.1.2 Sơ lƣợc về hội thoại 1.1.2.1. Khái niệm 1.1.2.2. Các đơn vi hội thoại 1.1.2.3. Các quy tắc hội thoại 1.1.3. Ngữ cảnh 1.1.3.1. Khái niệm 1.1.3.2. Các nhân tố của ngữ cảnh 1.2. Khái quát lí thuyết về từ, cụm từ, câu tiếng Việt 1.2.1. Sơ lƣợc về từ tiếng Việt 1.2.1.1.Khái niệm 1.2.1.2 Phân loại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 2 1 5 6 6 6 6 6 7 7 7 9 11 11 11 11 12 12 12 12 12 13 15 16 20 20 21 24 27 27 27 31 31 31 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.2.2. Sơ lƣợc về cụm từ tiếng Việt 33 1.2.2.1. Khái niệm 33 1.2.2.2. Phân loại 29 1.2.3. Sơ lƣợc về câu tiếng Việt 34 1.2.3.1. Khái niệm 30 1.2.3.2. Phân loại 31 1.3. Kết luận chƣơng 36 CHƢƠNG 2: BIỂU THỨC DIỄN ĐẠT HÀNH VI NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 37 2.1. Nhận xét chung 37 2.2. Miêu tả cấu trúc ngữ pháp của các biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao 38 2.2.1. Biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp có cấu tạo là câu đơn 38 2.2.1.1. Biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp có cấu tạo là câu đơn đầy đủ thành phần nòng cốt 38 2.2.2. Biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp có cấu tạo là câu phức 41 2.2.3. Biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp có cấu tạo là câu ghép 43 2.2.3.1. Biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp có cấu tạo là câu ghép chuỗi 44 2.2.3.2. Biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp có cấu tạo là câu ghép đẳng lập 45 2.2.3.3. Biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp có cấu tạo là câu ghép chính phụ 47 2.2.4. Biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp có cấu tạo là một chuỗi câu 53 2.2.5. Biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp có cấu tạo là một bộ phận của câu 55 2.3. Kết luận chƣơng 56 CHƢƠNG 3: PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA HÀNH VI NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 57 3.1. Các nhóm hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân loại theo hành vi ngôn ngữ trực tiếp 57 3.1.1. Nhận xét chung 57 3.1.2. Kết quả thống kê và phân loại 58 3.1.3. Miêu tả các hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân loại theo hành vi ngôn ngữ trực tiếp 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.3.1. Nhóm hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng một hành vi ngôn ngữ trực tiếp 60 3.1.3.2. Nhóm hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hai hành vi ngôn ngữ trực tiếp 87 3.2. Các kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân loại theo lý thuyết hội thoại 91 3.2.1 Nhận xét chung 91 3.2.2 Kết quả thống kê và phân loại 92 3.2.3. Miêu tả các kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao đƣợc phân loại theo lý thuyết hội thoại 93 3.2.3.1. Các kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân loại theo chức năng của chúng trong cuộc hội thoại 93 3.1.3.2. Các kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân loại theo chức năng trong một tham thoại 98 3.3. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân loại theo chủ ngôn 103 3.3.1. Nhận xét chung 103 3.3.2. Kết quả thống kê và phân loại 104 3.3.3. Miêu tả hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc phân loại theo chủ ngôn 104 3.3.3.1. Hành vi ngôn ngữ có chủ ngôn là nhân vật 104 3.2.3.2. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp có chủ ngôn là tác giả 105 3.4. Tác dụng của hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của Nam Cao 106 3.4.1 Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao có tác dụng tăng tính lịch sự cho phát ngôn 106 3.4.2. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao có tác dụng bộc lộ thái độ, tâm trạng, tính cách nhân vật 108 3.4.3. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp có tác dụng thể hiện thái độ tác giả 113 3.4.4. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp có tác dụng làm tăng tính hấp dẫn cho tác phẩm 115 3.5. Kết luận chƣơng 117 KẾT LUẬN 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO 122 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một địa hạt còn ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn. Lịch sử Ngữ dụng học đã có không ít công trình khám phá về hành vi ngôn ngữ này nhƣng những công trình ấy lại còn nhiều vấn đề chƣa thống nhất với nhau. 1.2 Trong giao tiếp, hành vi ngôn ngữ gián tiếp có vai trò hết sức quan trọng. Để diễn đạt một điều gì đó, ngƣời ta không phải lúc nào cũng có thể nói ra một cách tƣờng minh, trực tiếp mà có những trƣờng hợp phải dùng lối nói gián tiếp mới đem lại hiệu quả nhƣ ý muốn. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là kiểu hành vi ngôn ngữ có hình thức diễn đạt và mục đích diễn đạt không phù hợp với nhau. Nói cách khác, đây là kiểu hành vi ngôn ngữ mà khi nói ngƣời ta sử dụng hành vi ngôn ngữ này nhƣng lại nhằm đạt đƣợc hiệu quả ở lời của một hành vi ngôn ngữ khác. Vì thế mà hành vi ngôn ngữ gián tiếp chính là một trong những cơ chế tạo ý nghĩa hàm ẩn cho lời nói. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp hợp lí sẽ góp phần tạo nên hiệu quả cao trong giao tiếp. 1.3 Truyện ngắn là một bộ phận quan trọng và chủ yếu trong sáng tác của Nam Cao. Có thể nói, Nam Cao viết không nhiều nhƣng hầu nhƣ truyện ngắn nào của ông cũng đặc sắc. Đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu về truyện ngắn Nam Cao. Song phần lớn những công trình nghiên cứu này mới dừng lại ở việc tìm hiểu nội dung và thể loại, còn địa hạt ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ hội thoại lại chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Đến nay mới chỉ thấy những khảo luận lẻ tẻ về đại từ, hay thành ngữ, quán ngữ trong truyện ngắn của ông. Về vấn đề nghiên cứu hành vi ngôn ngữ, ở các công trình nghiên cứu mới thấy những trích đoạn trong truyện ngắn Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn Cao đƣợc đƣa vào để làm dẫn chứng chứ chƣa thấy có công trình nào nghiên cứu hành vi ngôn ngữ nhƣ một chỉnh thể độc lập. Những điều vừa nói trên đây cho thấy, tìm hiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp nói chung và hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao nói riêng là một việc làm cần thiết. Nghiên cứu nghiêm túc vấn đề này không chỉ giúp ta hiểu thêm về lí thuyết hành vi ngôn ngữ mà còn giúp ta thấy đƣợc phần nào nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của một nhà văn có tên tuổi trong lịch sử văn học nƣớc nhà. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của Nam Cao. 2.2 Phạm vi nghiên cứu Hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc Nam Cao sử dụng khá nhiều trong sáng tác của mình, cả trong tiểu thuyết lẫn truyện ngắn. Song luận văn này chỉ tìm hiểu các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của ông và cũng chỉ nghiên cứu đối tƣợng này về 3 phƣơng diện: - Cấu trúc cú pháp của các biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp; - Một số đặc điểm ngữ dụng: các hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc biểu đạt bởi hành vi ngôn ngữ trực tiếp nào, chức năng của hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại; - Vai trò của hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của Nam Cao. 3. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục đích chính: 1)làm rõ các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao về các phƣơng diện nhƣ đã trình bày ở mục phạm vi nghiên cứu và 2) Luận văn có thể làm tài liệu cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn những ai muốn nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi ngôn ngữ gián tiếp nói riêng. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, luận văn xác định một số nhiệm vụ chính phải thực hiện sau đây: - Nghiên cứu, trình bày một số lí thuyết ngôn ngữ đƣợc chọn làm căn cứ lí luận cho luận văn. - Thống kê, phân loại các kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc Nam Cao sử dụng trong truyện ngắn của mình theo các tiêu chí định trƣớc. - Miêu tả, phân tích các hành vi ngôn ngữ gián tiếp theo các nhóm đã phân loại. - Phân tích vai trò của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc Nam Cao sử dụng. - Tổng kết các kết quả đã nghiên cứu, rút ra kết luận. 4. Lịch sử vấn đề Mục này trình bày hai nội dung: 1)Tình hình nghiên cứu hành vi ngôn ngữ gián tiếp và 2)Giới thiệu tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao. 4.1 Về tình hình nghiên cứu hành vi ngôn ngữ gián tiếp Ngữ dụng học là một bộ phận của Ngôn ngữ học. Đây là một phân ngành mới mẻ trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ. Mặc dù đƣợc manh nha từ lâu nhƣng một vài thập kỉ gần đây nó mới đƣợc quan tâm và thực sự phát triển. Song các ý kiến xung quanh những vấn đề thuộc Ngữ dụng học vẫn chƣa thực sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Vì thế, có thể nói những vấn đề thuộc Ngữ dụng học nói chung và hành vi ngôn ngữ gián tiếp nói riêng vẫn còn là mảnh đất cần đƣợc khai phá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn Trên thế giới, tƣ liệu điều tra của chúng tôi cho thấy có khá nhiều những công trình nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ, trong đó có hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Trƣớc tiên phải kể đến Austin với công trình How do you things with words (Hành động nhƣ thế nào bằng lời nói), xuất bản năm 1962. Ở công trình này, Austin đã bàn khá kĩ về hành vi ngôn ngữ nói chung và các tiêu chí phân loại chúng, song rất tiếc ông mới chỉ giới thiệu sơ lƣợc về hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Phải đến năm 1969, khi Searle công bố công trình Speech acst (Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp) thì vấn đề hành vi ngôn ngữ mới thực sự đƣợc giới nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm. Searle đã đƣa ra khái niệm, một vài đặc điểm và cơ chế hình thành của hành vi ngôn ngữ gián tiếp (10 bƣớc hình thành hành vi ngôn ngữ gián tiếp). Sau Searle, nhiều nhà ngôn ngữ học vẫn tiếp tục tìm hiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Chẳng hạn nhƣ: D. Gordon và G. Cakoff với công trình nghiên cứu Conversationnal portulate xuất bản năm 1975, J Morgan với công trình nghiên cứu Two types of convertion indirect speech acts xuất bản năm 1978,v.v… Ở các công trình nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu chủ yếu đi tìm hiểu nguyên nhân vì đâu mà có hành vi ngôn ngữ gián tiếp. J. Morgan cho rằng hành vi ngôn ngữ gián tiếp hình thành là do quy ƣớc về sử dụng ngôn ngữ. Sự quy ƣớc này chi phối cách dùng của câu qua nghĩa trên bề mặt của câu chữ theo một mục đích nào đó chứ không phải do hội thoại mà câu đó nảy sinh hàm ý. K. Rube trong công trình Statut semantique des actes indirectes xuất bản năm 1980 lại có ý kiến khác. Theo ông, hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc hình thành trên cơ sở siêu ngôn ngữ, nghĩa là nó hình thành trên cơ sở ngữ nghĩa hơn là ngữ dụng. Nhƣ vậy, có thể thấy những công trình nghiên cứu sau này là sự kế thừa những tiền đề lí thuyết mà Searle đã đặt ra, song phần lớn các công trình mới chỉ dừng lại ở việc nêu khái niệm, trình bày một vài cách biểu hiện của hành vi ngôn ngữ gián tiếp mà chƣa hệ thống đƣợc tất cả các kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp cũng nhƣ chủ ngôn của nó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn Ở Việt Nam, hành vi ngôn ngữ gián tiếp đã và đang thu hút đƣợc sự quan tâm của rất nhiều nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là các nhà Việt ngữ. Có thể kể ra đây một số công trình nghiên cứu của các giáo sƣ có tên tuổi nhƣ Đỗ Hữu Châu với công trình Đại cương về ngôn ngữ học, tập 2, NXBGD, 2009, Nguyễn Đức Dân với công trình Ngữ dụng học, NXBGD, 1998, Nguyễn Thiện Giáp với công trình Dụng học Việt ngữ, NXBDHQGHN, 2000,v.v.. Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã vận dụng lí thuyết về hành vi ngôn ngữ gián tiếp mà các nhà dụng học thế giới đã đƣa ra để nghiên cứu nó trong tiếng Việt. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu hành vi ngôn ngữ gián tiếp vẫn còn sơ lƣợc. Nói tóm lại, các công trình nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ gián tiếp trên đây cho thấy hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một hiện tƣợng ngôn ngữ đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, song các ý kiến xoay quanh nó vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn. Nhƣ đã nói ở mục lí do chọn đề tài, đây là vấn đề còn bỏ ngỏ nên cần nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu. 4.2 Về tình hình nghiên cứu hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao Nam Cao là nhà văn có biệt tài về thể loại truyện ngắn. Làm nên thành công của truyện ngắn Nam Cao có sự đóng góp không nhỏ của ngôn ngữ nghệ thuật. Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao nhƣng các công trình này chủ yếu nghiên cứu về phƣơng diện nội dung nhƣ các công trình: Nam Cao về tác gia tác phẩm, Bích Thu tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục, 2007; Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, Trần Đăng Suyền, Nxb KHXH, 2001; Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, sách do nhiều tác giả viết, Nxb Giáo dục, 2002; Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc, Nxb Văn Hóa, 1961; Nam Cao đời văn và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, 1976 cùng của tác giả Hà Minh Đức… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn Vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ trong truyện ngắn Nam Cao hiện nay đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiêu nhà nghiên cứu, đặc biệt là những vấn đề thuộc ngành Dụng học tuy còn mới mẻ nhƣng đã bắt đầu đƣợc đề cập đến trong một số luận văn cũng nhƣ luận án. Có thể kể ra đây ít công trình nghiên cứu là luận án tiến sĩ Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao (Các hình thức thoại dẫn) của Mai Thị Hảo Yến, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2000, luận văn thạc sĩ “Hội thoại trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám (đặc điểm sử dụng từ ngữ trong quan hệ với nhân vật)” của Phạm Văn Khanh, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2006 và luận văn cử nhân Tìm hiểu liên kết đoạn thoại trong truyện ngắn Nam Cao của Nguyễn Thị Ngân Hà, ĐHSP Thái Nguyên. Trong luận án tiến sĩ của mình, Mai Thị Hảo Yến đã chú ý đi tìm hiểu về vấn đề thoại dẫn (tức là lời dẫn thoại) chứ không đi sâu nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ của lời thoại (trong đó có hành vi ngôn ngữ gián tiếp). Trong luận văn thạc sĩ đã dẫn của Phạm Văn Khanh, tác giả chủ yếu tìm hiểu đặc điểm sử dụng từ ngữ trong hội thoại của các nhân vật, qua đó thấy đƣợc sự phù hợp giữa ngôn ngữ hội thoại và hình tƣợng nhân vật mà cũng chƣa tìm tìm hiểu đến các hành vi ngôn ngữ. Cũng nhƣ tác giả Mai Thị Hảo Yến, Phạm Văn Khanh, tác giả Nguyễn Thị Ngân Hà trong luận văn của mình cũng nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao dƣới góc nhìn của lí thuyết hội thoại. Luận văn này cũng đề cập đến hành vi ngôn ngữ gián tiếp nhƣng chỉ với tƣ cách là một phƣơng tiện liên kết chứ chƣa nghiên cứu nó nhƣ một đơn vị của hội thoại. Nhƣ vậy, từ những công trình đã dẫn trên một lần nữa cho thấy vấn đề hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao đã bắt đầu thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời nghiên cứu. Song mới chỉ thấy nó đƣợc giới thiệu sơ lƣợc ở một số công trình. Chƣa thấy có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn Kế thừa kết quả nghiên cứu của một số ngƣời đi trƣớc, tiến hành nghiên cứu hành vi ngôn ngữ gián tiếp theo quan điểm Ngữ dụng học và Ngữ pháp học truyền thống chúng tôi hy vọng công trình này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm về các kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp cũng nhƣ nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao, một trong những tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại Các phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc dùng để thống kê, phân loại các hành vi ngôn ngữ gián tiếp mà Nam Cao đã sử dụng trong truyện ngắn của mình. 5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Các phƣơng pháp này đƣợc dùng trƣớc hết để phân tích các kết quả khảo sát. Sau đó, tổng hợp chúng lại thành từng nhóm và tổng kết các kết quả nghiên cứu đƣợc. 5.3. Phương pháp đối chiếu, so sánh Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc dùng để đối chiếu, so sánh cách sử dụng hành vi ngôn ngữ trực tiếp với các hành vi ngôn ngữ gián tiếp tƣơng ứng đã thống kê, từ đó tìm ra giá trị, tác dụng của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lí thuyết Chương 2: Biểu thức diễn đạt hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của Nam Cao Chương 3: Phân loại và vai trò của hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn của Nam Cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT Chƣơng này trình bày một số lí thuyết đƣợc chọn làm căn cứ lí luận cho luận văn, cụ thể là: - Một số lí thuyết về ngữ dụng học; - Sơ lƣợc về từ, cụm từ, câu. 1.1. Một số lí thuyết về ngữ dụng học 1.1.1. Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ 1.1.1.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ Khi giao tiếp, con ngƣời có thể sử dụng rất nhiều phƣơng tiện khác nhau, trong đó có ngôn ngữ. Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm gây ra các hiệu quả, tác động nào đó đối với nhân vật giao tiếp chính là ngƣời nói đã dùng các hành vi ngôn ngữ. Nhà ngôn ngữ học ngƣời Anh – Austin đã khẳng định nói năng cũng là một hành động, một loại hành động đặc biệt mà phƣơng tiện là ngôn ngữ. Hành vi ngôn ngữ (hay nói cách khác là hành động nói, hành động phát ngôn, hành động ngôn ngữ là một loại hành động của con ngƣời. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên- Nxb Giáo dục 1998) thì hành động ngôn ngữ là “Một đoạn lời có mục đích nhất định thực hiện trong những điều kiện nhất định được tách biệt bằng các phương tiện trên ngữ điệu và hoàn chỉnh thống nhất về mặt cấu âm- âm học mà người nói, người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau, trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó. Hành vi ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (người viết) nói (viết) ra một phát ngôn cho người nghe (người đọc) trong một ngữ cảnh nhất định”[48, 176]. Hành vi ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong xã hội. Nó có khả năng làm thay đổi trạng thái, tâm lí, hành động của ngƣời nghe, thậm chí của cả ngƣời nói. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn Theo J. Austin, trong một phát ngôn có ba loại hành vi: - Hành vi tạo lời (hành động tạo ngôn); - Hành vi ở lời (hành động ngôn trung); - Hành vi mƣợn lời (hành động dụng ngôn). Hành vi tạo lời là hành vi mà ngƣời nói sử dụng các yếu tố ngữ âm, từ, và các qui tắc kết hợp từ thành câu khi nói năng để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung. Ví dụ: để có hành vi hỏi “Mai bạn có đi Hà Nội không?”, ngƣời nói trƣớc hết phải sử dụng các từ và kết hợp các từ theo một quy tắc nhất định để có đƣợc phát ngôn nhƣ đã dẫn. Hành vi ở lời là những hành vi mà ngƣời nói thực hiện ngay khi nói năng. Chúng gây ra một phản ứng tƣơng ứng với chúng ở ngƣời nhận. Ví dụ: hành vi hỏi đã dẫn ở trên (“Mai bạn có đi Hà Nội không?”) đƣợc thực hiện ngay khi ngƣời nói phát âm ra phát ngôn này và ngƣời nghe lập tức có trách nhiệm trả lời ngƣời hỏi. Hành vi mượn lời là hành vi mƣợn các phƣơng tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mƣợn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở ngƣời nghe, ngƣời nhận hoặc ở chính ngƣời nói. Ví dụ: khi nghe cô giáo nói “Ngày mai sẽ kiểm tra môn này”, học sinh có thể có những phản ứng tâm lí hay hành động nhƣ lo lắng, bình tĩnh chờ đợi, học suốt đêm,… Đó là hiệu quả của hành vi mƣợn lời. Hành vi tạo lời và hành vi mƣợn lời không thuộc đối tƣợng nghiên cứu của ngữ dụng học. 1.1.1.2. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp, hành vi ngôn ngữ gián tiếp Hành vi ngôn ngữ xét trong mối quan hệ giữa mục đích diễn đạt và hình thức diễn đạt có thể chia thành hai loại là hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp là hành vi đƣợc thực hiện đúng với đích ở lời và điều kiện sử dụng. Ví dụ để khuyên một ai đó làm nên làm một việc gì đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn ngƣời nói sử dụng hành vi khuyên, chẳng hạn: “Tôi khuyên bạn nên xin lỗi anh ấy”. Hành vi ngôn ngữ này là hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Nếu hành vi ngôn ngữ trực tiếp đƣợc thực hiện đúng với đích ở lời và điều kiện sử dụng thì hành vi ngôn ngữ gián tiếp lại là kiểu hành vi ngôn ngữ đƣợc sử dụng với bề mặt của hành vi ngôn ngữ này nhƣng lại nhằm đạt hiệu quả ở lời của hành vi ngôn ngữ khác. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là thuật ngữ do Searle đặt ra. Theo ông thì “chừng nào còn có một mối liên hệ gián tiếp giữa cấu trúc và một chức năng thì ta có một hành động nói gián tiếp”[6, 147] và với các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, chúng ta đi vào thế giới “nếu không phải là của những phù phép thì cũng đầy cạm bẫy…” [6,147]. Vì vậy, khi ngƣời nói sử dụng một hành vi ngôn ngữ gián tiếp thì ngƣời nghe phải dựa vào cả những hiểu biết về ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai ngƣời để suy ra hiệu lực ở lời của hành vi ngôn ngữ ấy. Ví dụ: A- Ngày mai về hộ tôi nhé. B- Mai tôi bận. Trong ví dụ này, Sp1 nhờ Sp2 hộ mình nhƣng Sp2 không trả lời là có hay không mà lại đƣa ra một thông báo tôi bận với ý gián tiếp từ chối là tôi không hộ đƣợc vì bận. Sp2 đã sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp và Sp1 trong ngữ cảnh nhƣ vậy sẽ suy ra đƣợc đích ngôn trung mà Sp2 muốn diễn đạt. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp có mối quan hệ rất gắn bó với nhau. Có thể nói, hiệu lực ở lời gián tiếp là cái thêm vào hiệu lực ở lời trực tiếp. Muốn nhận biết đƣợc hành vi ngôn ngữ gián tiếp thì trƣớc hết ngƣời nghe phải nhận biết đƣợc hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Nhận ra đƣợc hành vi ngôn ngữ gián tiếp là kết quả của hoạt động suy ý từ hành vi ngôn ngữ trực tiếp mà Sp1 phát ngôn. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong tiếng Việt rất phong phú và cơ chế cấu tạo nên hành vi ngôn ngữ gián tiếp cũng rất đa dạng. Một hành vi ngôn ngữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn gián tiếp có thể đƣợc thực hiện qua những hành vi tại lời (hành vi ngôn ngữ trực tiếp) khác nhau và ngƣợc lại, một hành vi tại lời cũng có thể tạo ra những hành vi ngôn ngữ gián tiếp khác nhau. Nắm đƣợc điều đó sẽ giúp ta tạo lập và sử dụng chính xác các hành vi ngôn ngữ gián tiếp. 1.1.1.3. Phát ngôn ngữ vi tường minh và phát ngôn ngữ vi nguyên cấp Những biểu thức ngữ vi, tức biểu thức ngữ vi trực tiếp có hiệu lực ở lời có thể có động từ ngữ vi và không có động từ ngữ vi. Austin gọi các phát ngôn có động từ ngữ vi là biểu thức ngữ vi tƣờng minh. Chẳng hạn: - Tôi khuyên anh đừng đến đó. - Tôi hỏi anh có làm không? - Tôi mời anh mai tới nhà tôi chơi. - Tôi hứa sẽ giúp bạn việc đó. Còn các phát ngôn tuy có hiệu lực ở lời nhƣng không có động từ ngữ vi đƣợc ông gọi là phát ngôn ngữ vi nguyên cấp hay phát ngôn ngữ vi hàm ẩn. Chẳng hạn: - Anh đừng đến đó. - Anh có làm không? - Mai anh tới nhà tôi chơi. - Tôi sẽ giúp bạn việc đó. Theo ngữ pháp tiền dụng học, các kiểu câu phân theo mục đích nói trong thực tế là những kiểu câu phân chia theo hiệu lực ở lời, tức theo hành vi ở lời tạo ra chúng. Bởi số lƣợng các hành vi ở lời rất lớn cho nên những kiểu hành vi ngôn ngữ đó chƣa phản ánh đƣợc hết các hành vi ở lời của ngôn ngữ. Chúng tuy đƣợc phân lập theo những tiêu chí ngữ nghĩa và những tiêu chí hình thức nhƣng chƣa thật trùng hợp với hiệu lực ở lời và các chỉ dẫn hiệu lực ở lời. Nhất là ở các kiểu câu trần thuyết, tức các kiểu câu do hành vi miêu tả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn tạo ra. Vì các biểu thức ngữ vi miêu tả không có các chỉ dẫn hiệu lực ở lời đặc trƣng nên dễ lẫn với các phát ngôn ngữ vi nguyên cấp của các hành vi ngôn ngữ không phải miêu tả tạo ra. Chẳng hạn, cho phát ngôn sau: “Mai tôi sẽ kiểm tra”. Đây có thể là phát ngôn ngữ vi nguyên cấp của hành vi hứa cũng có thể là phát ngôn ngữ vi của hành vi đe dọa. Để xác định một phát ngôn nào đó là do hành vi nào tạo ra, tức là xác định phát ngôn đó là biểu thức ngữ vi nguyên cấp nào, chúng ta phải căn cứ vào: - Ngữ cảnh; - Khả năng tái lập và bổ sung các chỉ dẫn hiệu lực ở lời cho phát ngôn đó; - Phát ngôn hồi đáp của ngƣời nghe. Trong thực tế giao tiếp bằng ngôn ngữ, biểu thức ngôn ngữ thƣờng đƣợc dùng là biểu thức ngữ vi nguyên cấp. Nhƣ thế, các biểu thức ngữ vi nguyên cấp với các chỉ dẫn hiệu lực ở lời đặc trƣng ứng với từng hành vi ở lời là cơ sở để lí giải những phát ngôn nghe đƣợc, đọc đƣợc. Bằng cách quy một phát ngôn mơ hồ về hiệu lực ở lời, tức mơ hồ về tƣ cách biểu thức ngữ vi của nó về một biểu thức ngữ vi nào đó mà cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới diễn ra thuận lợi. 1.1.1.4. Một số phương tiện đánh dấu hành vi ở lời Có nhiều dấu hiệu xác định hành vi ngôn ngữ. Dƣới đây là một số dấu hiệu cơ bản: a. Động từ ngữ vi Austin và Searle đã tiến hành phân biệt động từ chỉ hành động vật lí và động từ nói năng. Theo đó, động từ nói năng là động từ chỉ các hành vi ngôn ngữ. Trong các động từ nói năng, ta thấy có những động từ có thể thực hiện chức năng ngữ vi, tức là thực hiện chức năng ở lời, đó là động từ ngữ vi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là ngƣời nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị. Ví dụ: Tôi cược là đội tuyển Thái Lan sẽ thua đội tuyển Việt Nam. Khi ngƣời nói phát âm ra phát ngôn trên với động từ cược thì đồng thời ngƣời đó cũng đã thực hiện luôn hành vi cƣợc của mình. Cược là động từ ngữ vi, nhờ nó mà chúng ta biết phát ngôn trên là hành vi ngôn ngữ gì (cụ thể ở đây là hành vi cược trong hội thoại). Một động từ nói năng muốn trở thành động từ ngữ vi phải đảm bảo đƣợc một số điều kiện dùng nhất định. Đó là: - Chủ thể của động từ nói năng ở ngôi thứ nhất; - Phát ngôn xảy ra ở thì hiện tại, cũng tức là động từ nói năng phải dùng ở thì hiện tại; - Đối tƣợng tiếp nhận của động từ nói năng phải ở ngôi thứ hai; - Phát ngôn không chứa các yếu tố tình thái. Các động từ ngữ vi: thề, hứa, cảm ơn, xin lỗi, thách…đều có khả năng thực hiện một hành vi ở lời, tức là chúng đều có thể đƣợc dùng với tƣ cách là một động từ ngữ vi. Ví dụ: - Tôi thề với anh tôi không làm việc đó. - Tôi hứa là sẽ cho bạn mƣợn quyển sách này. - Tôi xin lỗi vì đã đến muộn. Động từ ngữ vi là dấu hiệu đầu tiên và là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất để giúp ta nhận biết các biểu thức ngữ vi tƣờng minh. Vì vậy, động từ ngữ vi trong biểu thức ngữ vi sẽ giúp ta biết chính xác hành vi ngôn ngữ nào đó đang đƣợc thực hiện. b, Những kiểu kết cấu ngữ pháp đặc trưng cho hành vi ngôn ngữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn Kiểu kết cấu là kiểu câu hiểu theo ngữ pháp truyền thống. Nó cũng là những kết cấu cụ thể ứng với từng hành vi ở lời. Kết cấu ngữ pháp không phải chỉ là kiểu câu có mục đích nói sơ lƣợc nhƣ hỏi, trần thuật, cầu khiến, cảm thán…với những dấu hiệu hình thức rất chung chung nhƣ các nhà ngôn ngữ học tiền dụng học đã nói mà còn bao gồm cả những kết cấu cụ thể ứng với từng hành vi ở lời. Ví dụ: các kết cấu thuộc hành vi cầu khiến trong tiếng Việt thƣờng là hãy, đừng…nữa, làm ơn…; hành vi hỏi thƣờng có cấu trúc là có…không, có phải… không…; hành vi cảm thán lại bao gồm hai kiểu kết cấu từ ngữ cảm thán kết hợp với cấu trúc trần thuyết (chẳng hạn: Ôi! Bầu trời thật đẹp.) và từ ngữ cảm thán kết hợp với câu hỏi (Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?)… c, Những từ ngữ chuyên dụng cho một kiểu hành vi ngôn ngữ Những từ ngữ chuyên dụng là những từ ngữ chuyên dùng để tổ chức kết cấu cho một biểu thức ngữ vi cụ thể. Chẳng hạn, với biểu thức ngữ vi hỏi, ta có các từ chuyên dùng nhƣ: có…không, đã… chưa, ai, cái gì,… Ví dụ: - Bác An có nhà không? - Ai đấy? - Minh đã đi học đƣợc chưa? - Đây là cái gì thế cậu? Những từ ngữ chuyên dụng đƣợc in nghiêng trên cho ta biết hành vi ngôn ngữ đƣợc thực hiện trong các ví dụ trên là hành vi ngôn ngữ hỏi. Tƣơng tự, những từ ngữ chuyên dụng trong biểu thức ngữ vi cầu khiến là: hãy, đừng, chớ, làm ơn… Ví dụ: - Hãy tránh xa nó ra. - Đừng buồn nữa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn - Làm ơn đóng hộ tôi cái cửa. Những từ đƣợc in nghiêng trên cho ta biết hành vi ngôn ngữ đƣợc thực hiện trong các biểu thức đã dẫn là hành vi ngôn ngữ cầu khiến. Những từ ngữ chuyên dụng trong biểu thức ngữ vi khuyên lại là: nên, không nên… Ví dụ: - Anh nên tha thứ cho lỗi lầm của chị ấy. - Mày không nên làm nhƣ thế. Ngoài ra, ta còn thấy những từ ngữ mở đầu chuyên dùng cho các biểu thức đánh giá nhƣ: thật là…, quả là…hay những từ ngữ chuyên dùng cho các hành vi biểu cảm: ôi, trời ơi, ối cha mẹ ôi… Ví dụ: - Cứ nhìn cô ấy mà xem. Quả là đẹp! - Ôi! Con búp bê dễ thƣơng quá! Tóm lại, những từ ngữ chuyên dùng trên thƣờng đƣợc sử dụng trong các biểu thức ngữ vi đặc thù. Nó là dấu hiệu quan trọng để ta nhận biết những biểu thức ngữ vi mà ngƣời nói đang thực hiện. d, Ngữ điệu Cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp nhất định đƣợc phát âm với những ngữ điệu khác nhau sẽ cho ta các biểu thức ngữ vi khác nhau ứng với các hành vi ngôn ngữ có đích ở lời cụ thể. Một phát ngôn đƣợc nói ra tuỳ thuộc vào ngữ điệu của ngƣời nói mà tác động đến ngƣời nghe với những đích ở lời khác nhau. Chẳng hạn, một phát ngôn nhƣ Tôi sẽ thông báo việc này đến bố mẹ cậu. Nếu đƣợc phát âm với ngữ điệu bình thƣờng thì nó chỉ là một lời thông báo. Nhƣng nếu nó đƣợc phát âm với một giọng điệu thiết tha thì đó là một lời hứa hẹn còn với giọng điệu nhấn mạnh, dằn từng tiếng thì đó lại là một lời đe doạ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn e, Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ tham thể tạo nên nội dung mệnh đề được nêu trong biểu thức ngữ vi với các nhân tố của ngữ cảnh Các đặc tính ngữ nghĩa nhƣ tự nguyện hay cƣỡng bức, tích cực hay tiêu cực, có lợi hay có hại…của các hành động đối với ngƣời tạo ra hành vi và với ngƣời nhận hành vi ngôn ngữ đó cũng có giá trị nhƣ những dấu hiệu nhận biết hành vi ngôn ngữ. Ví dụ: so sánh hai phát ngôn sau đây - Cậu quét nhà đi.(a) - Cậu quét hộ tớ cái nhà.(b) Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ tham thể trong hai phát ngôn vừa dẫn cho ta biết (a) là một phát ngôn cầu khiến còn (b) là một phát ngôn nhờ vả. Có thể nói, quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ tham thể tạo nên nội dung mệnh đề đƣợc nêu lên trong biểu thức ngữ vi với các nhân tố của ngữ cảnh cũng là một dấu hiệu để nhận ra hành vi ngôn ngữ gì đang đƣợc thực hiện. Trên đây là những dấu hiệu cơ bản để nhận biết hành vi ngôn ngữ. Mỗi dấu hiệu là một đặc trƣng nhận diện cụ thể. Khi tìm hiểu và tri nhận hành vi ngôn ngữ, chúng ta phải biết kết hợp các dấu hiệu ấy để xác định sao cho chính xác. 1.1.2 Sơ lược về hội thoại 1.1.2.1. Khái niệm Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời. Trong giao tiếp, có giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều. Trong giao tiếp một chiều, chỉ có một bên nói còn bên kia tiếp nhận. Hình thức này gặp trong những mệnh lệnh quân sự, trong diễn văn, trong lời của phát thanh viên truyền hình hay truyền thanh…Đó là độc thoại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất