Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại nguyễn thị ...

Tài liệu Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại nguyễn thị thu huệ, phan thị vàng anh, nguyễn ngọc tư

.PDF
168
2106
123

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 CHU THU HIỀN GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ ĐƯƠNG ĐẠI: NGUYỄN THỊ THU HUỆ, PHAN THỊ VÀNG ANH, NGUYỄN NGỌC TƯ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kiều Anh 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới PGS, TS. Nguyễn Đăng Điệp, người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Tổ Lý luận văn học, Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Xin cảm ơn thầy cô, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 6 năm 2012 Học viên Nguyễn Thị Minh Hoa 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng những nội dung tôi nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Hà Nội, tháng 6 năm 2012 Học viên Nguyễn Thị Minh Hoa 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Sau năm 1975, cùng với sự đổi mới của lịch sử đất nước, đời sống Văn học Việt Nam cũng đang có biến đổi hàng ngày với những cách tân đáng kể cả ở phương diện nội dung và hình thức. Văn xuôi Việt Nam, đặc biệt là truyện ngắn cũng có những thành tựu khởi sắc. Đây là thể loại nhanh nhạy, kịp thời phản ánh, lột tả được trạng thái đặc biệt của xã hội Việt Nam sau chiến tranh với tất cả những biến động phong phú và phức tạp của nó. Góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của thể loại này không thể không nói đến sự đóng góp nổi bật của các cây bút nữ. 1.2. Với tài năng, bản lĩnh và sự nỗ lực không ngừng, một đội ngũ đông đảo các nhà văn nữ với phong cách riêng đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên văn đàn. Và có thể nói không quá lời là sự xuất hiện liên tiếp của các cây bút nữ khá chắc tay đã đem đến cho văn học nước nhà một luồng sinh khí mới, trẻ trung và quyến rũ hơn. Có được kết quả đó là nhờ các cây bút nữ hôm nay đã biết tìm cho mình những cách viết riêng, độc đáo. Mỗi người một vẻ mà không hề dẫm đạp lên nhau, các cây bút nữ vừa có sự kế thừa các thế hệ đi trước, vừa có sự học hỏi lẫn nhau giúp nhau phát triển. Trong số dàn đồng ca mang đậm chất “nữ tính” ấy có ba gương mặt tiêu biểu tạo nên dấu ấn đậm nét trên văn đàn: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư 1.3. Cả Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư đều bộc lộ được bản lĩnh sáng tạo rất độc đáo của mình ở nhiều phương diện đặc biệt là giọng điệu - một trong những yếu tố quan trọng của hình thức tác phẩm văn học, góp phần không nhỏ trong việc tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Bên cạnh giọng điệu chung mang sắc thái giới tính, mỗi nhà văn đều tìm ra được cho mình một giọng điệu riêng mang đặc trưng riêng của cá tính và phong cách nghệ thuật. 5 1.4. Nghiên cứu giọng điệu trần thuật của các nhà văn nữ đương đại: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư, luận văn cố gắng tìm hiểu và đánh giá về vị thế đặc biệt là chất giọng điệu chung, riêng của từng tác giả. Nghiên cứu về giọng điệu trần thuật của ba nữ nhà văn đương đại, luận văn mong muốn cập nhật thông tin trong nhà trường Đại học sư phạm về ba hiện tượng văn xuôi đang được bạn đọc quan tâm, và qua đó góp phần khắc phục sự chia cắt giữa văn học nhà trường với đời sống văn học đương đại phức tạp, luôn đặt ra nhiều thách thức mới cho người nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Với cái đích hướng đến là: “Giọng điệu trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư” nên để có cái nhìn vừa có tính bao quát, toàn diện, vừa có tính cụ thể, chi tiết, trong phần lịch sử vấn đề chúng tôi sẽ đi vào hai vấn đề quan trọng. Thứ nhất, tình hình nghiên cứu bức tranh truyện ngắn văn học nói chung và các bài viết về các nữ văn sĩ trẻ sau 1975 nói riêng. Thứ hai, các bài viết, nghiên cứu cụ thể về từng tác giả và tác phẩm của: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư. - Tình hình nghiên cứu bức tranh truyện ngắn văn học nói chung và các bài viết về các nữ văn sĩ trẻ sau 1975 nói riêng. Từ sau 1975, đặc biệt là từ năm 1975 đến nay, đời sống văn học Việt Nam đã có những bước chuyển rất mạnh mẽ, sôi động. Trong bức tranh toàn cảnh của đời sống văn học khá mới mẻ đó, truyện ngắn với thế mạnh về thể loại của mình đã nhanh chóng chuyển mình, tiếp cận với xu thế đổi mới góp phần quan trọng tạo nên diện mạo cho văn xuôi giai đoạn này. Vì thế truyện ngắn với sự vận động của nó là một trong những tâm điểm của các cuộc tranh luận, các bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu có quy mô. Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu chuyên biệt, mang tính tổng quan về thể loại truyện ngắn như luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị 6 Bình với đề tài Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975; luận án tiến sĩ của Lê Thị Hường với đề tài Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995; Bình luận truyện ngắn, Mấy nhận xét về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 của Bùi Việt Thắng... Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết đề cập đến nhiều vấn đề của truyện ngắn in trên các báo và tạp chí chuyên ngành. Các bài viết này ở nhiều góc độ khác nhau đã đề cập đến thành tựu của truyện ngắn, những đóng góp và thách thức của thể loại này trong đời sống văn học đương đại. - Nằm trong xu thế vận động chung của truyện ngắn dân tộc thời kỳ đổi mới, các cây bút nữ còn khá trẻ về tuổi đời đã chứng minh được sự bản lĩnh, tài năng, phong cách và vị trí của họ trên văn đàn với một dấu ấn đậm nét. Để có cái nhìn thấu đáo về sức sáng tạo, phong cách sáng tạo của các cây bút nữ đã có rất nhiều bài viết đăng tải chính ý kiến của các nhà văn về chuyện đời, chuyện nghề của mình. Có thể kể đến các bài viết: + Lan man với Nguyễn Thị Thu Huệ. + Chúng tôi phỏng vấn bốn cây bút nữ. + Gặp gỡ các nhà văn trẻ. Bên cạnh đó, có rất nhiều các bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình nhìn nhận và đánh giá về tác phẩm của các cây bút nữ: Nguyễn Thị Như Trang, Bích Thu, Nguyễn Thị Thành Thắng, Bùi Việt Thắng... Nhìn chung ở mỗi bài viết, từ những góc nhìn khác nhau các nhà phê bình nghiên cứu đều chỉ ra được các đặc điểm nổi bật của nghệ thuật truyện ngắn trong từng cây bút nữ. Từ đó ghi nhận tài năng và sự đóng góp của họ. - Các bài viết, nghiên cứu cụ thể về từng tác giả và tác phẩm của từng cá nhân nhà văn: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư. * Các bài viết, nghiên cứu cụ thể về tác giả và tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ : 7 Khảo sát những công trình viết về Nguyễn Thị Thu Huệ và tác phẩm của chị, chúng tôi nhận thấy, đã có một số nhà văn, nhà nghiên cứu bàn đến như: Phạm Hoa; Hồ Phương; Kim Dung; Đoàn Hương... Các ý kiến này xoay quanh việc thừa nhận khả năng đặt ra vấn đề sâu sắc; nghệ thuật miêu tả tâm lí; nghệ thuật xây dựng nhân vật… của chị. Lý Hoài Thu (1994) lại đưa ra những vấn đề mà Thu Huệ muốn gửi gắm qua nhân vật nữ: “nhìn đời, nhất là nhìn nhân vật nữ, Thu Huệ nhìn ra biến thái tinh vi của bi kịch tình yêu với những biểu hiện dị thường của nó”[54]. Từ bi kịch trong cuộc đời của người phụ nữ, Thu Huệ không chỉ nhìn thấy những biểu hiện dị thường tinh vi của tình yêu thời hiện đại mà chị còn nhận xét về thế giới đàn ông - những người gây đau khổ cho phụ nữ: “từ những người loe xoe lôi những bông hoa trên bàn họp để tặng phụ nữ, đến anh chàng ngồi nhồm nhoàm ăn uống một cách thô tục sau khi cùng người tình lên thiên đàng về, từ cái người đàn ông ra ngõ gặp người tình sợ vợ con biết nên cầm luôn cái xô như người đi đổ rác, đến lão tuổi đã xế bóng, thích ăn xôi sáng cho chắc bụng vẫn thèm khát tấm thân cô gái mười sáu tuổi trẻ trung và bòn rút của cô từng đồng xu một”[54]. Bùi Việt Thắng (1994) nhận xét về nhân vật trong truyện ngắn của Thu Huệ: “Nhân vật nữ của Thu Huệ thường cô đơn, dường như tác giả quan niệm nó là mặt trái của tình yêu thương”[48]. Sau gần một thập kỷ (2002), khi phác thảo chân dung Thu Huệ trong lời giới thiệu về 4 cây bút nữ, tác giả một lần nữa khẳng định đối tượng mà Thu Huệ quan tâm hướng tới là “Những thiên đường và hậu thiên đường của đời sống con người, đặc biệt là phụ nữ”[49, tr.7, 8]. Đây là những nhận xét rất xác đáng về nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Dường như trong từng truyện của chị chan chứa nỗi lo lắng mơ hồ về cuộc đời vốn mênh mông vừa là thiên đường, vừa là địa ngục của người phụ nữ. Với sự nhạy cảm của một nhà văn, sự sắc sảo từng trải của 8 người phụ nữ, Thu Huệ tỏ rõ sự chia sẻ, thận trọng cảm thông với những người đồng giới mình bởi “ai cũng mang khuôn mặt con gái”. Kim Dung (1994) khi nghiên cứu về đặc điểm văn phong của Nguyễn Thị Thu Huệ, đã cho rằng: “Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ luôn có hai mặt - vừa “bụi bặm” trong tả chân, vừa trữ tình đằm thắm, văn của chị vừa táo bạo vừa thanh khiết. Một cái gì đó không thuần nhất, không đơn giản thậm chí có khi còn đối chọi nhau trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ”[10, tr.108]. Hồ Phương (1994) lại lưu ý đến vốn sống và sự trải nghiệm trong truyện ngắn của Thu Huệ khi nhận xét: “Trong các tác giả trẻ, Thu Huệ là cây bút hết sức sắc sảo. Đọc Huệ tôi ngạc nhiên lắm, sao còn ít tuổi mà Huệ lại lọc lõi thế. Nó như con mụ phù thủy lão luyện. Nó đi guốc trong bụng mình. Ruột gan mình có gì hình như nó cũng biết cả”[44]. Đoàn Hương (1996) nhận xét về sự lôi cuốn trong lối viết của Thu Huệ: “Huệ lại có lối viết văn như bị “lên đồng”. Trong truyện ngắn của mình không phải là cô “kể” cho chúng ta nghe mà là cô “lôi” chúng ta đi theo nhân vật. Đó là phong cách độc đáo của Nguyễn Thị Thu Huệ”[15, tr.7]. Nhà nghiên cứu này còn khẳng định: “Những truyện ngắn của Huệ được viết, được kể lại bằng chính ngôn ngữ nhân vật: nhẹ nhàng và thanh thản trong những tình huống, những cảnh ngộ lại không yên tĩnh chút nào. Cũng như những nhân vật của cô, cô không hề lên án một ai dù là một bà mẹ ích kỷ trong Hậu thiên đường, một người đàn ông tầm thường, nhạt nhẽo và giả dối trong Cát đợi, hoặc những ông bố, người mẹ quái gở trong Phù thủy... Nhưng đọc truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ ta thấy những trang viết không bình lặng. Những nhân vật của cô làm cho ta đau đớn, âm thầm trách móc ta và thức tỉnh ta”[15, tr.7]. Đây là những nhận xét tinh tế về cách xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Nguyễn Văn Lưu (1995) phê bình tập Cát đợi nêu ấn tượng: “Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ có một chất gì đó vỡ ra ào ạt, khuấy đảo sôi 9 sục cảm xúc trong người đọc”[39, tr.217]. Những ấn tượng mà nhà nghiên cứu chỉ ra tuy chưa đọc ra hình hài cụ thể nhưng xem xét kỹ ta thấy, ấn tượng đó được tạo ra từ ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật của tác phẩm. Nguyễn Việt Hòa (2003) phê bình tập truyện Nào ta cùng lãng quên của Thu Huệ đã nhận xét: “Chất lãng mạn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ tương đối đặc biệt, nó toát ra từ tâm hồn người đang đứng giữa ranh giới thiếu nữ - phụ nữ”[24]. Nhìn nhận Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn nữ “độc đáo và tài hoa”, Hồ Sĩ Vịnh đã tìm hiểu truyện ngắn của Thu Huệ trên bình diện thi pháp: truyện ngắn Thu Huệ được viết theo thi pháp mở thể hiện qua việc xây dựng nhân vật, qua cách xây dựng cốt truyện. Tác giả còn nhận xét những nhân vật tôi trong truyện ngắn Thu Huệ: “những nhân vật “tôi” trong truyện của Thu Huệ thường bắt đầu bằng cụm từ “tôi tưởng tượng”, “tôi như bay lên chín tầng mây”, “tôi có cảm giác như mình hóa thành đá”... tất cả đó là cảnh hư nhằm nói cái thực đa diện hơn, có kích thước hơn, có tần số ý nghĩa sâu sắc hơn. Tôi gọi đó là thi pháp mở. Thi pháp mở còn được thể hiện ở chiều sâu gợi cảm, nội tâm của người viết hoặc của nhân vật “tôi”, mặc dầu tình huống bên ngoài có khi không chuẩn bị gì cho cái thế giới đầy xao động kia..”[57, tr.7]. Những đặc điểm, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ cho chúng ta những liên tưởng, ấn tượng về người kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Có thể nhận thấy, nhiều truyện ngắn của Thu Huệ được đánh giá cao là những truyện được viết bằng năng lực biểu cảm cuộc sống qua thế giới tâm hồn của nhân vật “tôi”. Phương thức thể hiện này không chỉ làm cho hiện thực được phản ánh có chiều sâu mà còn giàu sức khái quát, sức ám ảnh lớn. Đây cũng là một đặc điểm độc đáo trong thi pháp truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Luận án tiến sĩ Khảo sát lời độc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ của Lê Thị Sao Chi thực hiện tại Trường Đại học Vinh (bảo vệ tháng 3 năm 2011) có 10 nghiên cứu về ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn của Thu Huệ. Khi bàn về điều này, tác giả luận án nhận định: ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ thường đặt vào nhân vật nữ. Đó thường là những khoảnh khắc suy tư về tình yêu, hạnh phúc gia đình, chuyện ghen tuông, bất hạnh…: “Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ chuyên nói về cuộc sống gia đình và một trong những nội dung cơ bản là phản ánh bi kịch về sự bế tắc, không tìm ra cách giải quyết cho các vấn đề trong cuộc sống. Đời sống nội tâm các nhân vật trong Cát đợi; Người đi tìm giấc mơ; Tình yêu ơi, ở đâu; Hậu thiên đường; Phù thủy; Giai nhân; Thiếu phụ chưa chồng… luôn giằng xé trong những câu chuyện về gia đình, hôn nhân, hạnh phúc, tình yêu…”[8, tr.189]. Như vậy, qua việc khảo sát các bài viết về Nguyễn Thị Thu Huệ và truyện ngắn của chị, chúng tôi cho rằng: Mặc dù chưa có độ lùi thời gian cần thiết nhưng truyện ngắn của Thu Huệ đã thực sự thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Tuy chưa có được những công trình có qui mô lớn nhưng những bài báo rải rác, đều đặn của các nhà văn, nhà phê bình, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ… tìm hiểu truyện ngắn Thu Huệ đã cho thấy sức lôi cuốn từ tác phẩm của chị. Các công trình, bài báo, luận án… tập trung vào nhiều mảng như cách lựa chọn đề tài, khả năng tinh tế, sắc sảo trong việc phát hiện vấn đề, nghệ thuật xây dựng nhân vật… Các công trình trên có đề cập đến cách dẫn chuyện có duyên, giọng văn sôi sục, ngôn ngữ độc thoại hay lối viết “lên đồng”… của Nguyễn Thị Thu Huệ nhưng chưa có công trình nào đi sâu bàn về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của chị. Vì thế, chúng tôi chọn vấn đề này để đi sâu tìm hiểu với mong muốn tìm ra được những đóng góp của chị trong nghệ thuật tự sự, một phương diện quan trọng trong nghệ thuật truyện. * Các bài viết, nghiên cứu cụ thể về từng tác giả và tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh: Nhận xét về tài năng của Phan Thị Vàng Anh, đáng chú ý là ý kiến của dịch giả Huỳnh Phan Anh trong tập Không gian và khoảnh khắc văn chương. 11 Ông cho rằng: “Vàng Anh là một tài năng trẻ, một cây bút nhà nòi, một nhà văn đã sớm định hình ngay từ tập truyện đầu tay, một giải thưởng quốc gia dành cho một nhà văn trẻ v.v... và còn gì nữa? Tất cả đều đúng, nhưng tôi không quên rằng vượt lên trên những thông tin đó, tác phẩm của Vàng Anh hay bất luận của ai khác dù bao người đã đọc tới và nói tới, vẫn còn và mãi mãi vẫn còn là một sự chờ đợi, một thách thức”[5, tr.16]. Đánh giá về hai tập truyện ngắn của Vàng Anh, Huỳnh Phan Anh khẳng định: “Hai tập truyện ra đời trong khoảng cách hai năm, mỏng manh như nhau, bao gồm những truyện thường ngắn, có khi rất ngắn, bấy nhiêu cho một thế hệ đang hình thành, sinh sôi nảy nở, một thế giới không ngớt trỏ về trên những trang giấy đang kêu gọi, bổ sung cho nhau, vẫn là nó nhưng không đơn giản là nó, bởi nó luôn được vén mở, soi rọi thêm, nó luôn tìm kiếm những bến bờ và những chiều sâu mới”[5, tr.18]. Ghi nhận tài năng văn chương của Vàng Anh, Tuyết Ngân đã viết: Những năm đầu thập kỷ 90, văn đàn Nổi sóng và những truyện ngắn Kịch câm, Đất đỏ cho đến Hoa muộn của nhà văn trẻ Phan Thị Vàng Anh. Khi đó chị mới ngoài 20 tuổi. Những truyện ngắn của chị đã khiến các nhà văn lớp trước và độc giả phải bàng hoàng về giọng điệu cũng như ý tưởng mới lạ của nó” [35]. Tập truyện ngắn Khi người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh được tặng thưởng của Hội nhà văn và khi viết lời giới thiệu “Trong sân chơi của Vàng Anh” cho tập truyện này, Huỳnh Như Phương đánh giá: “sự xuất hiện của Vàng Anh đã đem đến cho một không khí mới cho đời sống văn học hồi bấy giờ”. Sức hấp dẫn mà truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh có được là nhờ “Vàng Anh biết cách lạ hóa những điều quen thuộc, biết làm cho da diết những điều tưởng chừng nhạt nhẽo”, “Văn chương của Vàng Anh là trò chơi nói bằng ngôn ngữ của trò chơi” và “Trong thế giới của Vàng Anh, những sự vật gần gũi nhất lại đưa tâm hồn con người đi xa nhất”. Lạ! Vì vậy sự xuất 12 hiện của truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh gây sửng sốt cho người đọc, nhiều tờ báo từ Bắc vào Nam đua nhau in, bàn và bình như “dịch sốt”. Ghi nhận đóng góp của các nhà văn trẻ (trong đó có Phan Thị Vàng Anh) trong tiến trình đổi mới văn học, Nguyễn Thị Bình đã rất sắc sảo nhận ra: “Nhìn chung ưu thế về tốc độ - ngôn ngữ cũng như trong sinh hoạt - thuộc về lớp trẻ. Vàng Anh viết cứ “như chơi” mà lột tả thật chính xác cái nhịp điệu cuộc sống, nhịp điệu tâm lí của bao nhiêu hạng người, bao nhiêu lứa tuổi” [7, tr.117]. Trong bài viết “Phan Thị Vàng Anh và Trần Thanh Hà hai phong cách truyện ngắn trẻ”, từ chỗ đi sâu vào phân tích truyện ngắn Hoa muộn - tác phẩm đưa Vàng Anh đến với giải thưởng của Tạp thí Thế giới mới, Tuyết Ngân lại một lần nữa khẳng định sự xuất hiện có ý nghĩa của Phan Thị Vàng Anh trong đời sống văn học những năm gần đây: “Người ta hồ hởi đón nhận truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh và tác giả cũng đáp lại sự chờ đợi của mọi người bằng cách liên tục xuất bản những tập truyện ngắn”. Cảm nhận về sự mỏng manh của một số mối liên hệ con người trong đời sống hiện đại, về những con người nhỏ bé, lẻ loi trước những tình cảm hời hợt, những đứt gãy của cuộc sống ở một số nhân vật trong sáng tác của Vàng Anh, Nguyễn Chí Hoan trong bài viết Bơ vơ trong cái đời thường (Đọc truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - Nguyễn Trọng Nghĩa) cho rằng: Phan Thị Vàng Anh đã “cố gắng bóc đi những lớp vỏ sự kiện đời sống để trực quan các mối quan hệ - giản đơn và vô hình giữa con người” [22]. * Các bài viết, nghiên cứu cụ thể về từng tác giả và tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư: Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành cái tên quen thuộc đối với bạn đọc yêu thích văn chương Việt Nam, đặc biệt là các độc giả miền Nam bởi văn phong chân chất, giản dị của chị. Hiện nay có rất nhiều ý kiến, bài viết, công trình nghiên cứu, phê bình xoay quanh truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đăng tải trên các tạp chí (chẳng 13 hạn Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Tạp chí xuân Mậu Tý) hay các báo (Báo Văn nghệ, Báo Cần Thơ) và cả trên các diễn đàn trên mạng Internet (đặc biệt là trang website “Văn học và giáo dục” do Trần Hữu Dũng quản lí, trong đó có hẳn “tủ sách Nguyễn Ngọc Tư”). Qua đó, bạn đọc có cái nhìn tổng quan về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư nói chung, về giọng điệu nói riêng. Trong các công trình nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư, các tác giả nghiên cứu phê bình văn học đặc biệt chú ý đến tập truyện xuất sắc của chị là: Cánh đồng bất tận. Có một số bài báo bàn luận, trao đổi ý kiến trên các báo như: Văn nghệ trẻ, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Văn học... như: Đôi điều cảm nhận về Cánh đồng bất tận (Đỗ Nguyên Thương). Cần có cái nhìn công bằng hơn về Cánh đồng bất tận (Ngô Văn Tuần). Bàn lại với tác giả Bùi Việt Thắng về Cánh đồng bất tận (Trần Thiện Khanh). Cánh đồng bất tận và cách kể chuyện sáng tạo (Nguyễn Thanh Tú). Trên đây là những bài viết trực tiếp về Cánh đồng bất tận. Ngoài ra trong một số bài báo nghiên cứu về các vấn đề văn học hiện nay như: sự đổi mới thi pháp, thể tài, cấu trúc... truyện ngắn cũng đề cập đôi chút về Cánh đồng bất tận. Qua những bài viết này, những giá trị chung và nổi bật của tập truyện đã được các tác giả phát hiện và ghi nhận. Với sự bứt phá rõ nét trong nghệ thuật, sự nỗ lực không ngừng trong các sáng tác của mình nên cả ba cây bút Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư đều là tâm điểm chú ý của các nhà phê bình nghiên cứu văn học từ những bài viết nhỏ đến các công trình có quy mô. Qua những bài viết, những công trình đó ta nhận diện được phần nào sự độc đáo, sắc sảo mang bản sắc riêng của mỗi văn sĩ. Thế nhưng, thực sự chưa có một công trình có quy mô lớn nào nghiên cứu một cách có hệ thống giọng điệu của các nhà văn nữ đương đại qua các tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư. Với đề tài: “Giọng điệu trần thuật trong 14 truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư”, chúng tôi hy vọng rằng sẽ mở ra hướng đi mới để khẳng định tài năng của các nhà văn nữ nói chung, ba nhà văn nữ Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư nói riêng qua giọng điệu trần thuật trong tác phẩm của các chị. 3. Mục đích nghiên cứu - Vận dụng những lý thuyết về giọng điệu để tiếp cận truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư nhằm mục đích nắm bắt được giọng điệu chung, riêng của từng nữ văn sĩ. - Xem xét giọng điệu như một yếu tố cơ bản hình thành cá tính sáng tạo của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn trình bày những vấn đề lý thuyết về giọng điệu. - Chỉ ra chất giọng chung và đặc trưng riêng về giọng điệu của từng nhà văn. - Qua đó khẳng định: Giọng điệu như một yếu tố cơ bản được hình thành từ tổ chức văn bản nghệ thuật. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là giọng điệu trong truyện ngắn của ba nhà văn nữ: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát toàn bộ truyện ngắn trong các tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư: - Nguyễn Thị Thu Huệ với các tập: Cát đợi (1992), Hậu thiên đường (1993), Phù thủy ( 1995), Nào ta cùng lãng quên (2003). - Phan Thị Vàng Anh với các tập: Khi người ta trẻ (1993), Hội chợ (1995). - Nguyễn Ngọc Tư với các tập: Ngọn đèn không tắt (2000), Biển người mênh mông (2003), Giao thừa (2003), Nước chảy mây trôi (2004), Cánh đồng bất tận (2005)... 15 Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát thêm một vài những tác phẩm của những nhà văn nữ trước và cùng thời để so sánh và đối chiếu. 6. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu đã được xác định, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp loại hình. - Phương pháp cấu trúc - hệ thống. - Phương pháp thống kê - phân loại. - Phương pháp phân tích, so sánh 7. Đóng góp mới của luận văn Khẳng định những đặc sắc trong giọng điệu chung, riêng của từng nhà văn (trên cơ sở đối sánh với các nhà văn cùng thời và khác thời). Từ đó thấy được những đóng góp về vị trí của từng nhà văn đối với nền văn học Việt Nam đương đại. 8. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính được triển khai thành 4 chương: Chương 1: Khái lược chung về giọng điệu và hành trình sáng tác của ba nhà văn nữ: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư Chương 2: Giọng điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ Chương 3: Giọng điệu trong truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh Chương 4: Giọng điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư 16 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ GIỌNG ĐIỆU VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA BA NHÀ VĂN NỮ: NGUYỄN THỊ THU HUỆ, PHAN THỊ VÀNG ANH, NGUYỄN NGỌC TƯ 1.1. Khái lược chung về giọng điệu 1.1.1. Khái niệm về giọng điệu Giọng điệu là một phạm trù quan trọng của thi pháp học hiện đại, một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nét đặc trưng cho mỗi loại hình lời văn nghệ thuật, yếu tố cơ bản cấu thành và khu biệt đặc trưng phong cách của mỗi nhà văn, mỗi khuynh hướng sáng tác. Về khái niệm giọng điệu, nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa, thông qua việc phân tích những biểu hiện khác nhau của giọng điệu trong những lời đối thoại hàng ngày đã khái quát: "Giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thể và hiện thực khách quan thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hướng, đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn từ trong những tình huống cụ thể" [12, tr.154]. Từ đó, ông xác định giọng điệu bao gồm: "giọng chủ đạo" và "giọng bổ sung". Giọng chủ đạo của một người gần như là một "hằng thể" biểu hiện tính cá thể, môi trường sống quen thuộc (nghề nghiệp, địa lí, phong tục,...) của người đó, thêm vào các yếu tố năng lực, thói quen và trình độ làm nên trình độ ngôn ngữ. Giọng bổ sung là tăng sự đa dạng, phong phú của ngôn ngữ. Như vậy, nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa chủ yếu nhấn mạnh giọng điệu ở phương diện đối thoại. Ý kiến của ông đã khơi gợi được những điều cơ bản về giọng điệu trong văn chương. Theo Từ điển thuật ngữ Văn học: "Giọng điệu (Tone) là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện thực được miêu 17 tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm..." [6, tr.134]. Trong giáo trình Dẫn luận Thi pháp học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: "Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống ta thường chỉ nghe giọng nói là nhận ra con người, thì trong văn học cũng vậy. Giọng điệu giúp ta tìm ra tác giả, giọng điệu ở đây không giản đơn là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói, mà là giọng điệu mang nội dung, tình cảm, thái độ, ứng xử trước các hiện tượng đời sống" [21, tr.132]. Cả Từ điển thuật ngữ Văn học và giáo trình Thi pháp học đều đã xem giọng điệu như một yếu tố quan trọng của thi pháp. Không thể hiểu được cái nhìn của tác giả và sự hấp dẫn của tác phẩm nếu không phân tích giọng điệu. Nhìn một cách tổng quát các ý kiến ta thấy rằng, tuy mỗi tác giả nhìn giọng điệu ở một góc nhìn khác nhau song đều gặp nhau ở một trọng điểm, đó là: coi giọng điệu văn chương là một trong những phương diện cơ bản cấu thành hình thức văn học. Tức là, tất cả đều nhìn giọng điệu bằng quan điểm hệ thống theo tinh thần thi pháp học. 1.1.2. Cơ sở của giọng điệu Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Do đó, nó không tồn tại ngẫu nhiên mà được hình thành trên những cơ sở nhất định. Cơ sở chủ quan của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo và vị thế của nhà văn. Cảm hứng chủ đạo đó thể hiện ở lòng say mê lí tưởng, yêu cái đẹp, niềm vui, nỗi đau hay lòng căm giận. Chẳng hạn như nhà văn có cảm hứng chính luận, phê phán, bất mãn với thực tại thì anh ta sẽ có giọng điệu lên án, tố cáo và lúc đó anh ta sẽ sử dụng các biện pháp mỉa mai, châm biếm... Vị thế của nhà văn biểu hiện ở việc nhà văn tự coi mình hoặc thể hiện mình trong vai 18 một ai đó, chẳng hạn như quan tòa, thần dân, người truyền đạo, thư ký... và lúc ấy tác phẩm sẽ có giọng điệu phù hợp với vị thế tương ứng. Cơ sở khách quan của giọng điệu xuất phát từ chính những đặc tính thẩm mĩ cụ thể của đối tượng miêu tả. Chẳng hạn, với chuyện đau thương thì đòi hỏi phải có giọng ngậm ngùi, buồn đau, chua xót; chuyện hài hước thì phải có giọng đùa cợt, giễu nhại... Trong hai cơ sở để hình thành giọng điệu thì yếu tố chủ quan là quan trọng nhất, vì nó xuất phát từ điệu hồn, cách cảm nhận và đánh giá thế giới của nghệ sĩ. Không thể có giọng điệu nếu tác giả không có những rung động sâu sắc, những nỗi đau, những xót xa, những trăn trở suy tư trước thân phận con người, không sẻ chia với họ niềm vui và tình yêu cuộc sống. Nghệ sĩ lớn là nghệ sĩ biết đau trước nỗi đau của nhân loại, biết sẻ chia những vui buồn cùng cộng đồng, biết nói lên những lời mà người khác muốn nói. Khi đó, những xúc cảm chân thành, những rung động lớn lao trong trái tim của người nghệ sĩ mới tạo được tiếng nói, giọng điệu có sức lan tỏa, sự đồng điệu lớn. 1.1.3. Vai trò của giọng điệu Giọng điệu nghệ thuật là một trong những vấn đề phức tạp nhất của thi pháp học hiện đại. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về giọng điệu trong tác phẩm văn chương lại cung cấp những trí thức về một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học, một thước đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sĩ. Nhìn một cách khái quát, giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu của tác giả. Từ đây, giọng điệu có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. M. B. Khrapchenkô trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học đã khẳng định: 19 "[...] Phong cách là một hệ thống phức tạp. Trong hệ thống đó, trước hết cần phải chú ý tới sự tổng hợp của những phương tiện giọng điệu. Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của một thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó. Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh" [13, tr.167]. M. B. Khrapchenkô khẳng định vai trò quan trọng của giọng điệu với việc thể hiện phong cách nhà văn. Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh đến mối quan hệ chặt chẽ giữa giọng điệu với các yếu tố cấu thành tác phẩm văn học: "Việc móc nối tư liệu, việc gắn những bộ phận riêng lẻ của nó (tác phẩm văn học) chỉ có thể thực hiện được khi giọng điệu cần thiết có được sự biểu hiện rõ ràng" [13, tr.168]. Lê Huy Bắc trong Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại khẳng định: "... giọng điệu là một bộ phận style (phong cách), chúng thoát thai từ các cơ sở rồi góp phần tạo nên style cho mỗi tác phẩm, tác giả" [17, tr.411]. Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết Giọng điệu văn chương cũng nói lên mối quan hệ sâu sắc ấy cụ thể trên phương diện giọng điệu và cảm hứng: "cảm hứng nào, giọng điệu ấy nhưng cũng có thể ngược lại, giọng điệu định hướng, hình thành cảm hứng". Một tác phẩm chưa thể được ra đời nếu thiếu đi một giọng điệu nhất định ngay cả khi có đủ tài liệu và sắp xếp trong một hệ thống nhân vật. Cây bút văn xuôi nổi tiếng Xôviết là Yujri Kazakoz đã rất có lí khi nhận định: "Đôi khi thiên truyện không đạt ngay từ đầu - ông nhận xét - tôi viết được hai ba dòng và cảm thấy rằng không phải cái giọng điệu mà tôi cần đến. Trong trường hợp ấy tôi không viết nốt nữa mà quẳng đi và thế là xong. Cũng có 20 trường hợp ngược lại. Mới bắt đầu viết được hai ba dòng và cảm thấy rằng xuôi rồi. Có một uy lực nào đó xâm chiếm lấy ta và ta hòa nhập vào sự hài hòa với các âm hưởng, cái giọng điệu duy nhất đối với tác phẩm này"[13, tr.169]. Như vậy, là một hiện tượng nghệ thuật, giọng điệu phải phù hợp, phải thống nhất với toàn bộ chỉnh thể tác phẩm với tư cách là một yếu tố của một sinh thể toàn vẹn. Giọng điệu, do đó phải nhất quán với hệ thống mà nó tồn tại và thể hiện lập trường, thái độ của chủ thể trong tác phẩm nghệ thuật. Cũng từ đây, giọng điệu có vai trò quan trọng đối với mỗi sinh thể nghệ thuật, bởi nó vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, cùng có chung một khuynh hướng nhất định, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó, trong chỉnh thể giọng điệu ấy mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy đủ hơn, thậm chí mới mẻ hơn. Nhìn một cách tổng quát, giọng điệu có mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố cấu thành tác phẩm. Theo đó, giọng điệu cũng chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố (điểm nhìn, phong cách, cảm hứng chủ đạo...) trong đó đặc biệt quan trọng là yếu tố điểm nhìn. Nhiều khi đường biên giữa các phạm vi: điểm nhìn, giọng điệu và phong cách luôn có những điểm giao nhau để vừa tùy thuộc, phù hợp nhau, vừa biểu hiện nhau nhằm đảm bảo sự "tồn tại như một đơn vị nghệ thuật mang ý nghĩa trong tổng thể các đơn vị nghệ thuật khác nhau của tác phẩm" [17, tr.414]. Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị phải là tác phẩm mà ở đó người trần thuật, kể chuyện hoặc nhà thơ trữ tình phải có khẩu khí, có giọng điệu, đặc biệt phải xây dựng cho mình giọng điệu riêng. Giọng điệu đó vừa phải gắn với giọng điệu "trời phú" của mỗi tác giả, vừa phải mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện "do chỗ giọng điệu gắn liền với việc dùng hình tượng để miêu tả đối tượng để sáng tác, cho nên nó có những
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan