Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Giáo trình mô đun sản xuất giống cá nước ngọt (nghề nuôi trồng thủy sản trình ...

Tài liệu Giáo trình mô đun sản xuất giống cá nước ngọt (nghề nuôi trồng thủy sản trình độ trung cấp)

.PDF
67
1
122

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: SẢN XUẤT GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Lưu hành nội bộ) Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm..... ...........……… của ………………………………….. Bạc Liêu, năm 2020 MỤC LỤC Trang Bài 1. Nuôi vỗ cá bố mẹ………………………………………………………………..5 1. Điều kiện nuôi vỗ cá bố mẹ...........................................................................................5 2. Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ…………………………………………………………..……7 3. Thả cá bố mẹ.................................................................................................................9 4. Nuôi vỗ tích cực............................................................................................................10 5. Nuôi vỗ thành thục.......................................................................................................11 6. Quản lý môi trường nước.............................................................................................12 Bài 2. Cho cá bố mẹ đẻ trứng.........................................................................................23 1. Chuẩn bị cho cá đẻ trứng..............................................................................................23 2. Chọn cá bố mẹ thành thục cho đẻ.................................................................................28 3. Cho cá đẻ theo phương pháp tự nhiên..........................................................................31 4. Cho cá đẻ theo phương pháp nhân tạo..........................................................................32 5. Đánh giá kết quả cho cá đẻ...........................................................................................35 Bài 3. Ấp trứng cá...........................................................................................................36 1. Ấp trong ao....................................................................................................................36 2. Ấp trong bể....................................................................................................................39 3. Ấp kết hợp.....................................................................................................................41 4. Ấp trong bình weys.......................................................................................................41 5. Đánh giá kết quả ấp trứng cá........................................................................................ 44 Bài 4. Ương cá giống....................................................................................................... 50 1. Chuẩn bị ao ương...........................................................................................................47 2. Ương cá giống...............................................................................................................49 3. Cho cá ăn.......................................................................................................................54 4. Quản lý môi trường nước..............................................................................................55 5. Phòng, trị bệnh..............................................................................................................57 Tài liệu tham khảo...........................................................................................................67 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình mô đun “Sản xuất giống cá nước ngọt” cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ; cho cá bố mẹ đẻ trứng; ấp trứng cá và ương cá giống. Tài liệu có giá trị hướng dẫn người học cách thức học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất. Giáo trình này là mô đun chuyên ngành bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề nuôi trồng thủy sản. Trong mô đun này gồm có 4 bài dạy thuộc thể loại tích hợp như sau: Bài 01: Nuôi vỗ cá bố mẹ Bài 02. Cho cá bố mẹ đẻ trứng Bài 03. Ấp trứng cá Bài 04. Ương cá giống 4 GIÁO TRÌNH MÔ DUN Tên mô đun: SẢN XUẤT GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT Mã mô đun: MĐ11 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Sản xuất giống cá nước ngọt là một mô đun chuyên môn nghề, là mô đun bắt buộc của chương trình khung trình độ Trung cấp nghề nuôi trồng thủy sản được giảng dạy cho người học sau khi đã học các môn học/mô đun kỹ thuật cơ sở. - Tính chất: Sản xuất giống cá nước ngọt là mô đun chuyên nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn sản xuất các giống loài cá nước ngọt, mang lại kinh tế cao. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Sản xuất giống cá nước ngọt mang vai trò và có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm tạo ra sản phẩm cá giống, tăng thu nhập cho người sản xuất. Ngoài ra, cung cấp cá giống đủ về số lượng lẫn chất lượng tạo điều kiện tốt cho người nuôi, tăng năng suất, tăng thu nhập kinh tế cho hộ nuôi. Mục tiêu của mô đun: Sau khi học xong mô đun này người học sẽ đạt được: - Về kiến thức: Trình bày được các thao tác kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, cho cá đẻ trứng, ấp trứng cá và ương cá giống. - Về kỹ năng: Thao tác được các kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, cho cá đẻ trứng, ấp trứng cá và ương cá giống. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Năng lực tự chủ: chủ động trong việc thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống các loài cá nước ngọt. + Năng lực chịu trách nhiệm: tuân thủ khi thực hiện quy trình cũng như hưởng ứng thực hiện tiêu chuẩn ngành về quản lý sản phẩm giống các loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế. Nội dung của mô đun: 5 Bài 1 NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ Mã bài: 01 Giới thiệu: Để thực hiện sản xuất giống các loài cá nước ngọt đạt hiệu quả tốt, vấn đề quan trọng tiên quyết cần quan tâm là khâu nuôi vỗ cá bố mẹ trước khi cho cá đẻ. Trong thời gian nuôi vỗ tích cực là nhằm cung cấp cho cá đầy đủ chất dinh dưỡng, tạo buồng trứng và buồng tinh đạt chất lượng tốt. Giai đoạn nuôi vỗ thành thục nhằm tạo điều kiện cho buồng trứng và buồng tinh chín đồng thời quá trình thụ tinh diễn ra tốt hơn. Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được phương pháp chọn cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn đưa vào nuôi vỗ đồng thời trình bày được các thao tác kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ. - Thực hiện được các thao tác kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ. - Tuân thủ đúng các thao tác kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ theo tiêu chuẩn ngành. A. Nội dung 1. Chuẩn bị điều kiện nuôi vỗ cá bố mẹ 1.1. Chuẩn bị ao nuôi vỗ 1.1.1. Mục đích Ao nuôi vỗ cá bố mẹ là nơi có đầy đủ các điều kiện về yếu tố môi trường nước và thức ăn đảm bảo giúp cho cá tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng, chuyển hóa chất dinh dưỡng giúp hình thành và phát triển tuyến sinh dục. 1.1.2. Yêu cầu - Đối với ao mới đào: cần tát cạn tháo rửa chua từ 1-2 lần sau đó bón vôi làm tăng pH đất, tháo rửa 1-2 lần nữa sau đó lấy nước vào sao cho pH ổn định ở mức trên 6,5. Tiếp đến tiến hành gây màu nước bằng phân chuồng, lượng phân bón với ao mới đào cần bón đủ lượng sao cho màu nước luôn ổn định không bị mất màu đột ngột. - Đối với ao cũ: tát cạn ao, tu sửa bờ cống cấp thoát nước, vét bùn đáy chỉ để lại mức 15-25cm bùn đáy, nhằm làm tăng độ sâu nước ao và giảm sự biến động nhiệt độ trong ngày, đồng thời cải taọ điều kiện các yếu tố thủy hoá ở đáy như CO2, O2,, H2S, NH3.... san phẳng đáy nhằm giúp sinh vật đáy phát triển tốt và tiện thu hoạch. 6 1.1.3. Tiêu chuẩn ao nuôi vỗ cá bố mẹ Nên chọn ao nuôi vỗ cá bố mẹ ở những vùng đất đáy ao là đất thịt, thịt pha sét hoặc bùn cát, không bị chua phèn hay nhiễm mặn. Ao ở gần nguồn nước sạch, chủ động cấp và thoát được nước. có cống cấp nước và tháo nước thuận tiện, gần nguồn nước sạch, có đăng cống chắc chắn để giữ nước và phòng cá đi. Hình dạng của ao nuôi vỗ cá bố mẹ có thể là hình chữ nhật với chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Ao nuôi vỗ cá bố mẹ nên có diện tích từ 100m2 trở lên, độ sâu tốt nhất từ 1,2 – 1,5 m nước tùy loài cá, ao có 1 lớp bùn dày từ 15 – 25 cm. Mặt ao phải thoáng, bờ ao không bị rò rỉ và cao hơn mực nước từ 0,4 - 0,5 m. 1.1.4. Quy trình kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi vỗ cá bố mẹ Bước 1. Cải tạo môi trường xung quanh ao - Dùng dao dọn dẹp cỏ rác xung quanh bờ ao, để không còn nơi trú ẩn cho các sinh vật gây hại cho người và cá nuôi. - Kiểm tra các lổ mọi, cống bọng chắc chắn, tu bổ, sửa chữa, nâng cao các đoạn bờ bị lún sụp, sạt lở, đảm bảo không bị nước tràn bờ do thủy triều cao trong quá trình nuôi. Bước 2. Tháo cạn nước ao - Tháo cạn nước ao bằng cống thoát: Khi thủy triều xuống thấp, mực nước bên ngoài thấp hơn mực nước trong ao, ta tiến hành mở cống thoát cho nước ra ngoài ao trong thời gian nhất định, khi mực nước trong ao và mực nước ngoài ao cân bằng ta dùng máy bơm đặt trong ao, bơm nước ra ngoài ao đến cạn nước. - Tháo cạn nước ao bằng máy bơm: Khi mực nước trong ao thấp hơn mực nước bên ngoài ta tiến hành đặt máy bơm trong ao, bơm nước ao ra bên ngoài cho đến khi đáy ao cạn nước. - Nước trong ao được đưa ra môi trường bên ngoài thông qua hệ thống ao xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Bước 3. Vét bùn đáy - Dùng máy bơm 8-15 CV nối với ống nhựa dẻo đường kính 15-20cm để kết hợp bơm bớt nước trong ao và hút bùn đáy ao. - Đặt máy bơm trên bờ ao, ống nhựa dẻo được cột với các phao nhựa để nổi trên mặt nước. - Một người cầm đầu ống hút di chuyển qua lại dưới đáy ao để hút bùn đáy. - Khi thấy nước thoát ra ở đầu ống xả đã bớt màu đen của bùn đáy thì di chuyển đầu ống hút sang vị trí khác. 7 - Nước bùn thoát ra được đưa vào bãi chứa bùn để phân hủy. Bước 4. Bón vôi - Chọn loại vôi bón thích hợp tùy theo pH đất đáy ao. - Cần xác định liều lượng vôi trước khi bón vào ao. Liều lượng của vôi tùy thuộc vào loại vôi, độ pH đáy ao và diện tích ao. - Cách bón vôi là mở miệng bao vôi ra, dùng xẻng xúc vôi cho vào thùng nhựa hay cho vào các điểm phân bố đều trên đáy ao. Sau đó dùng xẻng hay thau mũ xúc vôi rải đều hạt mịn trên bề mặt đáy ao. Vôi sẽ phản ứng kết tủa của Phosphorous khi bắt đầu bón vì vậy ít nhất 1 tuần không nên dùng phân bón gây màu ngay sau khi bón vôi Lưu ý: Ao có những vũng bùn nhão, bùn đen thì ta rải vôi vào nhiều hơn. 1.2. Chuẩn bị môi trường nước 1.2.1. Mục đích Nhằm tạo môi trường sống cho cá nuôi và các sinh vật làm thức ăn cho cá. Ngoài ra, nước được lấy vào ao chứa có thể dùng để dự trữ cấp vào ao nuôi vỗ khi ao nuôi vỗ thiếu nước, tăng cường độ trong của nước ao nuôi vỗ, cung cấp hàm lượng muối, dinh dưỡng tảo phát triển, tăng hàm lượng oxy, góp phần điều chỉnh pH, giảm chất độc H2S, NH3 có trong nền đáy khi cải tạo ao. Hình 1.1. Lấy nước vào ao nuôi vỗ cá bố mẹ 1.2.2. Yêu cầu - Nguồn nước lấy vào ao nuôi vỗ cá bố mẹ phải đạt: + Nguồn nước phải chủ động, đầy đủ. 8 + Nước không bị ô nhiễm hóa chất hay mầm bệnh khác. + Giàu ôxy, hàm lượng oxy hòa tan nên ở mức ≥ 4mg/ lít. + pH nước phải đạt ở mức: 7-8,5. + Khi cấp nước vào ao cần dùng túi thuốc treo ở cửa cống nhằm hạn chế dịch bệnh xâm nhập vào ao nuôi. - Không nên lấy nước vào ao nuôi vỗ cá bố mẹ khi nguồn nước có: + Phun thuốc trừ sâu, rầy tập trung ở các ruộng lúa; + Xả chất thải ở các nhà máy công nghiệp; + Dịch bệnh trong khu vực; + Đổi màu bất thường của nước trong sông rạch; + Xuất hiện với số lượng nhiều bất thường các sinh vật trong nguồn nước; 1.2.3. Quy trình kỹ thuật chuẩn bị môi trường nước Bước 1. Chọn thời điểm lấy nước - Việc lấy nước vào ao nuôi vỗ cá bố mẹ thường dựa vào nước thủy triều, do đó cần theo dõi thủy triều để chọn ngày lấy nước. - Nên chọn con nước lớn để lấy được nước sạch, lấy được nhiều nước và thời gian lấy nước nhanh. Bước 2. Cách lấy nước Hình 1.2. Treo túi lọc vào cửa cống Cách 1: Lấy nước theo thủy triều - Treo túi lọc vào cửa cống; 9 - Mở cống lấy nước: khi nước lớn đầy sông, mực nước ngoài sông cao hơn trong ao; - Kiểm tra túi lọc trong thời gian lấy nước; + Đóng cống ngừng lấy nước khi mực nước đạt 1,2m ở tất cả các ao. Cách 2: Lấy nước bằng thủy triều kết hợp với máy bơm nước + Treo túi lọc vào cửa cống; + Mở cống lấy nước: khi nước lớn đầy sông, mực nước ngoài sông cao hơn trong ao; + Kiểm tra túi lọc trong thời gian lấy nước; + Đóng cống khi mức nước gần cân bằng giữa ngoài sông và trong ao; + Treo túi lọc vào đầu ống bơm nước; + Vận hành máy bơm lấy nước vào ao đến mức nước thích hợp. Cách 3: Lấy nước bằng máy bơm nước + Treo túi lọc vào đầu ống bơm nước; + Bơm nước vào ao đến mức nước thích hợp; + Thường xuyên kiểm tra túi lọc tránh các loài cá dữ vào ao * Lưu ý: - Tuyệt đối không được lấy nước vào ao nuôi vỗ trong những ngày mưa bão; - Không nên lấy nước khi nước đang lên, sẽ lấy nước bẩn vào ao nuôi. Hoặc lấy nước vào kỳ nước kém, thời gian lấy nước kéo dài và không đủ nước. 2. Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ 2.1. Mục đích Nhằm để đảm bảo có được đàn cá bố mẹ mang những tính trạng di truyền tốt, đủ sức khỏe dùng làm giống tạo ra thế hệ con mang những đặc tính tốt của cá bố mẹ. 2.2. Yêu cầu Khi tiến hành chọn lựa các bố mẹ để nuôi vỗ, điều đặc biệt là cần phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ chung và riêng cho các loài cá nước ngọt theo quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9586:2014 về cá nước ngọt – yêu cầu kỹ thuật. 2.3. Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ nuôi vỗ 2.3.1. Tiêu chuẩn chung cho các loài Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ nuôi vỗ chung cho các loài Chỉ tiêu Yêu cầu 10 1. Chất lượng di truyền 2. Ngoại hình 3. Trạng thái hoạt động 4. Tình trạng sức khỏe Là dòng thuần chủng hoặc dòng chọn giống được nhận từ Hệ thống giống thủy sản quốc gia (HTGQG), trong tuyển chọn từ vùng nước tự nhiên theo quy định. Cỡ cá đồng đều, cân đối, vây, vẩy hoàn chỉnh, không sây sát, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng đặc trưng của loài. Nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng động, ánh sáng. Cá khỏe mạnh, không bị dị hình, không có dấu hiệu bệnh lý; Khi bắt buộc xét nghiệm: không nhễm những bệnh nguy hiểm của loài. 2.4. Quy trình kỹ thuật chọn cá bố mẹ nuôi vỗ Bước 1. Chọn chất lượng cá bố mẹ Để chọn được chất lượng cá bố mẹ cần dựa vào các tiêu chuẩn sau: - Nguồn gốc cá, chất lượng di truyền của cá. - tuổi của cá đực, cá cái (năm); - tuổi thành thục sinh dục (năm); - thời hạn sử dụng (năm); - số lần sinh sản (năm). Bước 2. Chọn ngoại hình cá bố mẹ - Dựa vào (Bảng 1.2) tiêu chuẩn chung và bảng tiêu chuẩn riêng của từng loài để xác định hình dạng, kích thước (chiều dài) và khối lượng cá đực và cá cái (kg). - Ngoài ra cần dựa vào màu sắc đặc trưng của loài, các phụ bộ, chất nhớt cũng như các sinh vật bám trên thân cá (Bảng 1.2). Bước 3. Chọn tập tính cá bố mẹ Dựa vào tập tính của cá như: dinh dưỡng, tính ăn, sinh sản, bơi lội, bắt mồi,... 3. Thả cá bố mẹ 3.1. Mục đích Việc thả cá bố mẹ xuống ao nuôi vỗ nhằm mục đích tạo điều kiện cho cá bố mẹ tích lũy chất dinh dưỡng, chuyển hóa chất dinh dưỡng phát triển buồng trứng và buồng tinh, tăng mức độ thành thục tuyến sinh dục, rút ngắn thời gian sinh sản. 3.2. Yêu cầu - Cá bố mẹ phải đủ tiêu chuẩn nuôi vỗ; - Tỷ lệ đực/cái phù hợp với từng đối tượng nuôi vỗ; 11 - Mật độ thả nuôi phù hợp với diện tích ao và quy mô sản xuất; - Thao tác thả đúng yêu cầu kỹ thuật. 3.3. Quy trình kỹ thuật thả cá bố mẹ nuôi vỗ Bước 1. Xác định thời gian thả cá vào ao nuôi vỗ - Những vùng có nhiệt độ cao cá thường thành thục sớm hơn vùng có nhiệt độ thấp trên cùng một loài và cùng một giai đoạn phát triển. - Ở Việt Nam, thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ và thời gian thành thục cũng khác nhau. Ở các tỉnh phía Bắc, thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ thường sớm hơn các tỉnh phía Nam khoảng 1 tháng, nhưng thời gian thành thục muộn hơn các tỉnh phía Nam. Bước 2. Xác định mật độ nuôi vỗ - Dựa vào quy mô sản xuất cá giống cung cấp cho người nuôi (khảo sát nhu cầu thị trường); - Dựa vào diện tích ao nuôi vỗ (dùng thước đo chiều dài và chiều rộng ao); - Dựa vào đối tượng cá nuôi vỗ (trọng lượng cơ thể, sức sinh sản); - Từ những yêu cầu thực tiễn trên ta chọn mật độ nuôi vỗ (số cá thể/m2 ao nuôi) và tỷ lệ đực/cái cho thích hợp. Bước 3. Xác định khối lượng đàn cá nuôi vỗ Áp dụng theo công thức: Số lượng đàn cá nuôi vỗ trong ao = mật độ x diện tích ao Bước 4. vận chuyển và thả cá bố mẹ - Nếu quãng đường xa vận chuyển cá bố mẹ đến ao nuôi vỗ vào sáng sớm hay chiều mát; - Cá bố mẹ có thể được vận chuyển kín bằng bao nilon bơm oxi hay có thể vận chuyển hở với các dụng cụ như: thùng nhựa, xô, lồ,...có sục khí. -Truoc khi thả cá cần cân bằng nhiệt độ giữa bao cá và nước ao bằng cách ngâm bao cá xuống ao từ 15-20 phút, sau đó mở miệng bao cho cá từ từ ra. Nếu dụng cụ hở ta ngâm dụng cụ với thời gian như trên, sau đó nghiêng dụng cụ cho nước từ từ vào và thả cá ra ao. 4. Nuôi vỗ tích cực 12 4.1. Mục đích Nhằm cung cấp cho cá nuôi tích lũy lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể trong khoảng thời gian nhất định từ các nguồn thức ăn chứa hàm lượng protein cao. 4.2. Yêu cầu - Thức ăn phải đảm bảo giàu đạm và các thành phần dinh dưỡng khác theo yêu cầu; - Lượng thức ăn và số lần cho cá ăn đáp ứng nhu cầu tối đa cho cá nuôi; - Các điều kiện môi tường nước ao nuôi phải đảm bảo. 4.3. Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ tích cực Bước 1. Xác định thời gian nuôi vỗ - Nuôi vỗ tích cực là giai đoạn nuôi vỗ đầu tiên cho đến khi cơ thể cá được tích lũy đầy đủ các chất dinh dưỡng. - Thời gian nuôi vỗ tích cực tùy theo loài, nhiệt độ nước và nguồn thức ăn cung cấp hàng ngày khi cá đạt đến độ béo cao nhất. Thường thời gian nuôi vỗ tích cực dao động từ 2-4 tháng. Bước 2. Chọn loại thức ăn, khẩu phần ăn - Trong thời gian nuôi vỗ cần sử dụng thức ăn giàu đạm, thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, hoặc thức ăn tự chế biến. - Tỷ lệ thành phần phối chế gồm: 30 – 40% bột cá, cá tươi hay thực phẩm có nguồn gốc động vật xay nhuyễn trộn với 60 – 70% cám, gạo. Thức ăn cần được kết dính và cho ăn trong sàn đặt cố định quanh ao. Có thể cho cá ăn thêm bèo cám, con mối, ốc bươu vàng, phế thải từ nông nghiệp,… - Lượng thức ăn mỏi ngày bằng 5 – 7% trọng lượng đàn cá. - Số lần cho ăn: cho cá ăn 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát. Bước 3. Thao tác cho cá ăn - Loại thức ăn đã được chọn đem cân đúng với khẩu phần ăn của cá cho 1 cử ăn. - Tiếp theo cân các yếu tố vi lượng như: khoáng, vitamin, men vi sinh trộn vào thức ăn. - Dùng dụng cụ rải thức ăn đều khắp ao hay có thể đặt trên sàn ăn tại những vị trí cố định. 5. Nuôi vỗ thành thục 5.1. Mục đích 13 Nhằm giúp cho cá đạt được mức độ thành thục sinh dục tối đa. Buồng trứng cá cái và buồng tinh cá đực đạt giai đoạn IV và chín. 5.2. Yêu cầu - Thức ăn cunng cấp hàng ngày được giảm xuống về lượng cũng như thành phần dinh dưỡng. - Thời gian nuôi ngắn hơn giai đoạn nuôi vỗ tích cực, chủ yếu là chuyển hóa vật chất dinh dưỡng trong cơ thể hình thành nên các tế bào trứng và tinh trùng. 5.3. Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ thành thục Bước 1. Xác định thời gian nuôi vỗ Là giai đoạn nuôi tiếp theo của nuôi vỗ tích cực. Thời gian nuôi vỗ của giai đoạn này khoảng 2 tháng. Bước 2. Chọn loại thức ăn, khẩu phần ăn - Trong thời gian nuôi vỗ thành thục, thức ăn giàu đạm được hạn chế sử dụng, thay vào đó là thức ăn nhiều xơ, vitamin, khoáng. - Lượng thức ăn mỏi ngày bằng 3 – 5% trọng lượng đàn cá. - Số lần cho ăn: cho cá ăn 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát. Bước 3. Thao tác cho cá ăn - Loại thức ăn đã được chọn đem cân đúng với khẩu phần ăn của cá cho 1 cử ăn. - Tiếp theo cân các yếu tố vi lượng như: khoáng, vitamin, men vi sinh trộn vào thức ăn. - Dùng dụng cụ rải thức ăn đều khắp ao hay có thể đặt trên sàn ăn tại những vị trí cố định. 6. Quản lý môi trường nước 6.1. Mục đích - Môi trường nước ao nuôi vỗ cá bố mẹ được quản lý tốt hạn chế nước bị ô nhiễm do thức ăn thừa, phân cá,… tạo khí độc làm cá bệnh và chết. - Môi trường nước tốt hạn chế sự mất oxi trong nước, số lượng vi sinh vật gây bệnh giảm, các yếu tố môi trường nước ổn định, cá phát triển tốt. 6.2. Yêu cầu 14 - Các thông số môi trường nước luôn được kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cá bố mẹ. - Số lượng nước luôn ở mức cho phép. 6.3. Tiêu chuẩn thông số môi trường nước ao nuôi vỗ cá bố mẹ Bảng 1.3. Tiêu chuẩn thông số môi trường nước ao nuôi vỗ cá bố mẹ TT Thông số Đơn vị Giá trị cho phép 1 Oxy hòa tan (DO) mg/l >3 2 pH mg/l 6-9 3 NO2- mg/l <0,05 4 NH3 mg/l <0,09 5 H2S mg/l <0,02 6 Nhiệt độ 0 C 25-32 6.4. Quy trình kỹ thuật quản lý môi trường nước Bước 1. Quản lý chất lượng nước - Đo pH bằng giấy quỳ + Lấy một mẩu giấy quỳ dài khoảng 2 - 4cm + Nhúng mẩu giấy quỳ vào dung dịch đã để lắng + Để khô khoảng 5-10 giây, Mẩu giấy quỳ chuyển màu. + Đặt mẩu giấy lên thang so màu, so sánh màu của mẩu giấy với các ô màu trên thang so màu. + Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng so với màu mẩu giấy. - Đo pH bằng bộ kiểm tra nhanh (Test kit) + Cho nước mẫu vào lọ, tráng đều lọ vài lần + Đổ nước tráng lọ ra + Cho nước mẫu vào lọ đến mức quy định + Lau khô bên ngoài lọ 15 + Cho thuốc thử vào lọ với số giọt quy định tùy theo nhà sản xuất. + Lưu ý trước khi cho thuốc thử vào mẫu nước cần lắc đều chai thuốc thử. + Lắc nhẹ tròn đều lọ để thuốc thử hòa tan vào mẫu nước thử. + Mẫu nước hử biến màu + So màu và dọc kết quả: + Đặt lọ nước mẫu lên thang so màu, so sánh với các ô màu trên thang so màu + Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nước mẫu. + Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước sạch trước và sau mỗi lần kiểm tra. - Đo pH bằng máy + Hiệu chỉnh máy: + Mở nắp máy. + Mở máy bằng nút mở - tắt. + Giữ phần dưới của máy trong cốc nước cất. + Xoay nhẹ vít trong khe hiệu chỉnh (bên hông hoặc mặt sau của máy), quan sát màn hình. + Ngừng xoay khi màn hình hiện lên số 7,0. + Chuyển máy ra khỏi cốc nước cất. + Cho đầu dò vào cốc nước mẫu + Cho đầu dò vào cốc nước mẫu đến vạch giới hạn, lắc nhẹ phần dưới của máy trong nước vài lần. + Chờ 15-30 giây cho số trên màn hình đứng yên. + Đọc kết quả: Khi số trên màn hình đúng yên, đọc kết quả ghi vào sổ theo dõi. + Tắt máy, đưa máy ra khỏi cốc. + Bảo quản máy sau khi đo + Ngâm đầu dò vào cốc nước sạch một lúc. + Lấy ra, để ráo hoặc lau khô bằng vải mềm, đậy nắp đầu dò. Lưu ý: -Tránh để pin cũ quá lâu trong máy vì có thể gây hỏng máy. - Không đo trực tiếp vào nước ao. - Không để phần trên của máy tiếp xúc với nước để tránh chạm mạch. 16 - Sau nhiều lần sử dụng phải kiểm tra mức độ sai số để hiệu chỉnh máy. - Đo nhiệt độ nước ao bằng nhiệt kế + Buộc dây vào nhiệt kế bách phân. + Đưa nhiệt kế trực tiếp xuống nước: + Đầu thuỷ ngân hướng xuống dưới theo phương thẳng đứng. + Đầu nhiệt kế cách mặt nước 15 – 20 cm, để yên 5 phút. + Nghiêng nhiệt kế và đọc nhiệt độ của nước xong mới lấy nhiệt kế lên khỏi mặt nước. + Ghi chép kết quả vào sổ theo dõi + Cũng có thể đo nhiệt độ bằng máy, hiện nay một số máy đo pH và oxy hòa tan được chế tạo có thể đo được thêm chỉ tiêu nhiệt độ. - Đo hàm lượng oxy hòa tan trong ao bằng máy + Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo để biết cách sử dụng của từng loại máy. + Máy đo có điện cực (đầu dò) nối với máy bằng dây dẫn (oxymeter). + Máy đắt tiền và khó sử dụng, bảo quản nên không thích hợp với quy mô hộ gia đình. - Đo hàm lượng oxy hòa tan trong ao bằng bộ test + Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 và 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra. + Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ Oxy (mg/l). Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. + Làm sạch trong và ngoài lọ thuỷ tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. - Đo hàm lượng khí H2S + Rửa sạch trong và ngoài lọ phản ứng bằng nước sinh hoạt trước và sau mỗi lần kiểm tra. + Cho mẫu nước cần kiểm tra hàm lượng H2S vào lọ phản ứng đến vạch mức 80 ml. + Cẩn thận cho 3 thìa đầy thuốc thử 1 vào lọ phản ứng. 17 + Cho nhanh 2 viên thuốc thử 2 vào lọ phản ứng, đậy chặt lọ bằng nút lọ phản ứng đã chuẩn bị ở phần trên. + Để yên 30 phút, mở nắp lọ ra, so sánh màu trên giấy thử với màu trên bảng chuẩn để tìm hàm lượng tổng S2- trong mẫu. + Hàm lượng H2S tồn tại trong mẫu phụ thuộc vào pH và được tính theo bảng sau: Hàm lượng H2S = Hàm lượng tổng số S2- x Hệ số H2S Bảng 1.4. Mối quan hệ giữa độ pH và hệ số H2S STT pH Hệ số H2S 1 5.0 0,99 2 5.5 0,97 3 6.0 0,89 4 6.5 0,71 5 7.0 0,44 6 7.5 0,20 7 8.0 0,072 8 8.5 0,030 9 9.0 0,0049 + Nếu hàm lượng tổng S2- trong mẫu > 0,2 mg/l thì lấy lượng mẫu ít hơn (20 hoặc 40 hoặc 60 ml), them nước sinh hoạt không chứa S2- vào đến vạch 80 ml. Sau đó tiến hành thực nghiệm từ bước 3. Hàm lượng tổng S2- trong mẫu bằng hàm lượng tổng S2- so được trên bảng màu nhân với hệ số pha loãng. - Đo hàm lượng khí NH3 + Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng. + Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. 18 + Cho 3 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều. + Mở nắp, cho 3 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra. + Cho tiếp 3 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều. + Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu. + Đối chiếu giá trị NH4+ với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3 có trong nước ao. Bước 2. Quản lý chế độ thay nước, kích nước Hình 1.3. Thay nước ao cá - Sau khi đo kỹ các thông số môi trường ao nuôi và của nguồn nước cấp vào như: oxy, pH, nhiệt độ, H2S, NH3 và độ mặn. Nếu các thông số môi trường đạt mức cho phép thì quyết định thay nước cho ao nuôi. - Dùng máy bơm hay mở cống khi thủy triều xuống để xả nước trong ao ra kênh thoát. Lượng nước mỗi lần từ 30-50% tùy vào mức độ nước ao dơ hay sạch, lượng nước cấp vào ao tương đương lượng nước xả ra và chất lượng nước cấp vào phải đạt chuẩn. - Thời điểm thay nước không chọn con nước đang lớn hay quá ròng vì mang theo nhiều mầm bệnh và phù sa ảnh hưởng đến cá nuôi. Khi cấp nước vào ao phải dùng lưới lọc hay có thể treo túi thuốc trước ống cấp hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi. 7. Quản lý bệnh 7.1. Mục đích Giảm thiểu sự xuất hiện của bệnh trên cá nuôi; cải thiện tốc độ tăng trưởng của cá; giảm bớt chi phí nuôi ; cải thiện điều kiện môi trường nuôi và giúp hạn chế tối đa tác động lên môi trường xung quanh; đạt được những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm 7.2. Yêu cầu - Phải tuân thủ đầy đủ và thực hiện một cách chính xác về các bước phòng, chẩn đoán và xử lý khi cá bệnh. 19 7.3. Quy trình kỹ thuật quản lý bệnh Bước 1. Phòng bệnh - Phòng bệnh cho cá bố mẹ nuôi do ảnh hưởng của môi trường; - Phòng bệnh cho cá nuôi do ký sinh trùng; - Phòng bệnh cho cá nuôi do vi khuẩn. Bước 2. Chẩn đoán - Quan sát và đánh giá môi trường nước về màu sắc, mùi, vị; - Quan sát các hoạt động bất thường của cá; - Thu mẫu nước cũng như thu mẫu cá tại các điểm cần thiết; - Phân tích nước, giải phẫu cá xác định bệnh. Bước 3. Xử lý cá bệnh - Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh cho cá ta tiến hành điều trị hay xử lý; - Nếu cá bệnh về môi trường, ký sinh trùng hay vi khuẩn có thể tiến hành điều trị thích hợp; - Nếu cá bệnh do virus có thể xử lý hủy bỏ. 8. Kiểm tra mức độ cá thành thục 8.1. Mục đích Việc kiểm tra mức độ thành thục tuyến sinh dục của cá bố mẹ nuôi vỗ là để xác định cá đã thành thục sinh dục chưa, tuyến sinh dục còn non hay đã chín mùi từ đó đi đến quyết định cho cá sinh sản hay nuôi vỗ tiếp. 8.2. Yêu cầu Dựa vào thời gian nuôi vỗ, biểu hiện các đặc điểm sinh dục phụ, đặc biệt là mức độ thành thục của tuyến sinh dục cá đực và cá cái thông qua phương pháp tiêm thăm do hay dùng que thăm trứng, vuốt tinh kiểm tra trên kính hiển vi xác định tỷ lệ thành thục. Bảng 1.5. Một số yêu cầu kỹ thuật đối với tuyến sinh dục cá bố mẹ đã thành thục Loài cá Yêu cầu Cá cái Cá đực Mè trắng, mè hoa, trắm - Bụng to, mềm đều, da - Da bụng mỏng, vây cỏ, trắm đen, trôi, rôhu, bụng mỏng ngực nháp và mrigal - Lỗ sinh dục màu đỏ - Hậu môn hồng và hơi hồng, không bị loét lồi 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan