Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Giáo trình mô đun nuôi tôm càng xanh (nghề nuôi trồng thủy sản trình độ cao đẳ...

Tài liệu Giáo trình mô đun nuôi tôm càng xanh (nghề nuôi trồng thủy sản trình độ cao đẳng)

.PDF
39
1
81

Mô tả:

G ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CĐ KINH TẾ – KỸ THUẬT GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: NUÔI TÔM CÀNG XANH NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định Số:…/QĐ….ngày…tháng…năm……của………………. NĂM 2018 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách bài giảng nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm Hình 1: Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) LỜI GIỚI THIỆU Tôm càng xanh (tên khoa học Macrobrachium rosenbergii), còn gọi là tôm lớn nước ngọt hay tôm Malaysia (theo cách gọi của người Âu-Mỹ), là một loài tôm nước ngọt có nguồn gốc ở vùng Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương và bắc Úc. Loài này (cũng như các loài khác thuộc chi Macrobrachium) có tầm quan trọng thương mại nhờ các giá trị dinh dưỡng của nó như là một nguồn thực phẩm có giá trị. Trong khi loài này được coi như một loài động vật thân giáp nước ngọt thì giai đoạn ấu trùng của nó lại phụ thuộc vào độ lợ của nước. Khi nó chuyển qua giai đoạn như là sinh vật phù du và trưởng thành thì nó lại hoàn toàn sống trong nước ngọt. Loài tôm này có thể phát triển đến độ dài gần 30 cm (1 ft) và nặng đến trên dưới 1 kg. Tại Mỹ, việc nuôi kiểu tài tử loài tôm này chỉ mới phổ biến ở khu vực miền trung phía tây nước Mỹ và chưa có các hình thức chăn nuôi công nghiệp. Trong những năm gần đây, tôm càng xanh ngày càng thu hút người nuôi nhờ vào những đặc tính nổi trội như giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định, rủi ro thấp, phù hợp với nhiều mô hình nuôi kết hợp. Bài giảng này cung cấp cho các em một số lý luận về nuôi tôm càng xanh thương phẩm để từ đó các em phát triển tư duy trong nghiên cứu các tài liệu và thực tế sản xuất về nuôi tom càng xanh cũng như trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản khác. Bài giảng này được viết thông qua quá trình tham khảo một số tài liệu của đại học Nha Trang, đại học Cần Thơ cũng như các đồng nghiệp đang trực tiếp tham gia sản xuất trong và ngoài tỉnh Bạc Liêu và thực tế sản xuất của bản thân. Lần đầu tiên tôi viết tài liệu nên cũng không tránh được những sai sót, mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và các em học sinh để tài liệu này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Ngày 05 tháng 04 năm 2018 Chủ biên: Bùi Thị Thanh Hà MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Chất lượng nước nuôi tôm càng xanh Bảng 2. Lượng vôi khuyến cáo bón vào ao nuôi tôm càng xanh. Bảng 3. Khẩu phần thức ăn. Bảng 4. Ghi nhận hằng ngày về các thông số chất lượng nước Bảng 5. Các thông số môi trường DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Tôm càng xanh Hình 2: Lựa chọn vị trí nuôi tôm càng xanh Hình 3 . Thiết kế bờ ao nuôi tôm càng xanh Hình 4 : Máy quạt nước 2 cánh quạt (trái) và máy sục khí cánh tay đòn dài và kinh cấp nước nổi (phải) Hình 5. Cải tạo ao, sên vét bùn đáy ao Hình 6. Cải tạo ao nuôi tôm càng xanh Hình 7: Kích cỡ giống chọn thả nuôi Hình 8: Tôm càng xanh giống chọn thả nuôi Hình 9: Kiểm tra thức ăn Hình 10. Chài kiểm tra tôm Hình 11. Kiểm tra tôm trước khi thu hoạch Hình 12. Tôm thu hoạch GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: NUÔI TÔM CÀNG XANH Mã mô đun: MĐ12 Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ; (Lý thuyết: 15giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Nuôi tôm càng xanh là một mô đun chuyên môn nghề, là mô đun bắt buộc của chương trình khung trình độ cao đẳng nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt, được giảng dạy cho người học sau khi đã học các môn học / mô đun kỹ thuật cơ sở. - Tính chất: nuôi tôm càng xanh là mô đun chuyên nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn sản xuất nuôi tôm càng xanh. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được những kiến thức liên quan đến quy trình nuôi tôm càng xanh. + Mô tả được các bước kỹ thuật trong quy trình nuôi tôm càng xanh. - Kỹ năng: + Thực hiện được công việc chuẩn bị ao nuôi, cải tạo ao, lấy nước xử lý, biện pháp kỹ thuật chọn giống, sử dụng thức ăn, quản lý môi trường, bệnh, thu hoạch và quản lý sản phẩm. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Độc lập hoặc phối hợp nhóm trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. + Tuân thủ đúng các thao tác trong quy trình kỹ thuật Nội dung của mô đun: Bài 1. XÂY DỰNG AO NUÔI Mã bài: 01 Giới thiệu: Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi là vấn rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư, xây dựng và mức độ rủi ro trong quá trình nuôi sau này. Ao nuôi cần phải được đắp bờ, làm cống cấp và thoát nước, làm kênh, làm đăng để tôm không bò ra ngoài. Đắp ao nuôi lựa chọn diện tích ao, diện tích ao phụ thuộc vào quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên. Mục tiêu của bài: + Mô tả được các tiêu chuẩn lựa chọn vị trí và xây dựng ao nuôi tôm càng xanh. + Thực hiện được các bước công việc trong quy trình xây dựng ao nuôi tôm càng xanh. + Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong việc lựa chọn và xây dựng ao nuôi. Nội dung bài giảng: 1. Yêu cầu lựa chọn ao nuôi 1.1. Nguồn nước Ao nuôi cua tốt nhất nên có các đặc điểm như: Gần sông, có nguồn nước dồi dào và dễ cấp thoát nước, dễ thay nước nhờ vào thuỷ triều để giảm chi phí. Ở những vùng có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, ít sóng gió mạnh và dòng chảy lớn. Đảm bảo các yếu tố thủy lý, thủy hóa, không bị nhiễm phèn nặng, pH > 7. Nguồn nước dễ bơm, dễ lấy trong quá trình sản xuất, biên độ của thủy triều từ 1 – 3 m là rất phù hợp. Xa vùng nước thải khu dân cư và nhà máy, không bị nhiễm bẩn, nhiễm độc. Thức ăn tự nhiên phong phú. Nước ngọt là yêu cầu quan trọng trong nuôi tôm càng xanh, mặc dù có nhiều nghiên cứu và đã chứng minh là tôm có thể sống được ở độ mặn đến 10‰ nhưng sinh trưởng của tôm chậm. Nước có độ mặn 3-4‰ có thể nuôi được TCX nhưng có thể Năng suất thấp hơn so với nước ngọt. Ngoài ra, khi chọn địa điểm cần phải tính đến, không chỉ về chất lượng nguồn nước mà còn phải số lượng. Tôm sinh trưởng bị ảnh hưởng bởi độ cứng của nước, tôm sẽ chậm lớn khi độ cứng cao, độ cứng của nước nuôi tôm không nên >150 mg CaCO3/l. Ngoài ra, cũng cần tránh nguồn nước bị nhiễm bẩn hữu cơ hay hoá chất. Yêu cầu vế chất lượng nước cho nuôi tôm được trình bày trong Hình 2: Lựa chọn vị trí nuôi tôm càng xanh 1.2. Yêu cầu khí hậu Điều kiện khí hậu thuận lợi: điều kiện khí hậu biểu hiện qua nhiệt độ phải trên 20 oC ít nhất là 6-7 tháng trong năm, tối ưu nhất là 25-31oC, nếu nhiệt độ nước từ 28-31oC thì rất thuận lợi cho nuôi TCX phát triển. Bên cạnh đó, lượng mưa, độ bốc hơi, gió, độ ẩm…cũng cần phải tìm hiểu để biết sự thay đổi của chúng trong năm từ có có giải pháp quản lý ao nuôi phù hợp. 1.3. Yêu cầu địa hình Điều kiện địa hình: phải bằng phẳng và có độ nghiên khoảng 2% để tiện lợi cho việc trao đổi nước, nhưng phải không bị ngập lụt. Tuy nhiên, hầu hết các trại nuôi tôm thành công đều không hoàn toàn dựa vào cấp nước bằng dòng tự chảy mà phải dùng máy bơm. Những vùng xa nguồn nước cấp có thển dựa vào nước mưa để nuôi tôm (rain-fed) nhưng thường khó có thể đạt năng suất cao vì không chủ động nguồn nước. Ngoài ra, các khía cạnh đi lại, chi phí xây dựng và cấp tiêu nước cũng phải được xem xét trong quá trình khi chọn lựa địa điểm. Bảng 1. Chất lượng nước cho ao nuôi TCX Chỉ tiêu Giới hạn thích hợp Mức gây độc (L) và gây sốc (S) đối với tôm giống Nhiệt độ (°C) 28-31 <12 (L) <19 (S) >3 5 (L) pH (đơn vị) 7,0-8,5 >9,5 (S) Oxy hoà tan (mg/l) 3-7 2 (S) 1 (L) Độ mặn (‰) <10 - Độ trong (cm) 25-40 - Độ kiềm (alkalinity) (mg CaCO3/l) 20-60 - Độ cứng tổng (mg CaCO3/l) 30-150 - Khí ammonia (mg/l NH3-N) 9,5 (S) 8,5 (S) Nitrite nitrogen (mg/l NO2-N) - Nitrate nitrogen (mg/l NO3-N) - Calcium (mg/l Ca) - Magnesium (mg/l Mg) - Tổng phosphorus (mg/l P) - Natri (mg/l Na) - Kali (mg/l K) - Sulphate (mg/l SO43-) - Boron (mg/l B) - Sắc (mg/l Fe) - Đồng (mg/l Cu) - Manganese (mg/l Mn) - Thiết (mg/l Zn) - Hydrogen sulphide (mg/l H2S) - <0,3 >0,5 ở pH >1,0 ở pH 9,0 (S) >2,0 ở pH <2,0 <10 <0,75 <1,00 <0,02 <0,10 <0,20 nil 1.4 Yêu cầu đất đai Điều kiện đất đai: tính chất của đất là một trong những yếu tố quan trọng cần phải xem xét trong chọn lựa địa điểm xây dựng ao nuôi tôm. Vì thế cần phải khảo sát tính chất của đất (nếu không có sản số liệu) trước khi quyết định chọn lựa địa điểm, đặc biệt là khi xây trại nuôi tôm với diện tích lớn. Nước có pH thích hợp cho nuôi TCX là phải 7,0-8,5 vì thế tránh chọn nơi có phèn tiềm tàng. Đất có pH bằng 4,5 hay thấp hơn không phù hợp cho ao nuôi TCX. Đất có nhiều mùn bả hữu cơ cũng không nên chọn vì khó xây dựng công trình, giữ nước kém, khó tạo màu nước,… Theo khuyến cáo của New (2002) thì đất có thành phần sét >60 % không tốt để xây dựng ao vì sẽ dính cao khi ướt nhưng sẽ nứt khi khô vì thế công trình phải gia cố thường xuyên. Những yêu cấu khác cần phải cân nhắc khi chọn địa điểm là nguồn điện, nguồn giống, vật tự, lao động, dịch vụ khuyến ngư hay các qui định khác. Tuy không là yếu tố quyết định nhưng cần phải xem xét cẩn thận cùng với các yêu cầu khác khi quyết định chọn lựa địa điểm. 2. Yêu cầu thiết kế ao Ao nuôi tốt nhất nên có diện tích từ 500 m2 hoặc từ 2.000 m2 - 5.000 m2, độ sâu 1,5 - 1,8 m với bờ có chiều rộng đáy tối thiểu 4m, mặt 2 - 3 m và cao 1 - 1,5 m và cao hơn mức triều cường ít nhất 0,5 m. Hình dạng ao có thể hình chữ nhật hay hình vuông. Công trình nuôi tôm bao gồm ao nuôi, bờ, cống, kinh cấp và tiêu nước, máy bơm nước, hệ thống sục khí,… Diện tích và kích cở ao nuôi tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, ao nuôi có thể có diện tích từ 0,2-1,6 ha, phổ biến từ 0,2-0,6 ha. 3. Yêu cầu đào đắp ao Ao thường có hình chữ nhật, chiều rộng gấp 2-3 lần chiều dài, tuy nhiên chiều rộng cũng không nên quá rộng sẽ gặp khó khăn khi dùng lưới kéo thu hoạch tôm. Sâu ao có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ trong ao nuôi qua đó có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm. Ao nuôi ờ vùng nhiệt đới nên giữ ở mức từ 1-1,2 m, không nên thấp hơn 0,75 m. Đáy ao cũng cần phải nghiên dần về phía cống thoát nước để có thể tháo cạn hết nước ao khi thu hoạch. Độ dốc của đáy ao dao động từ 0,2 % (ao lớn) đến 0,5 % (ao nhỏ). Bờ ao: bờ ao thông thường phải cao hơn mực nước cao nhất torng ao từ 0,3-0,6 m, đối với những vùng bị lũ thì cần phải cao hơn. Độ nghiêng của bờ ao (hệ số mái) tuỳ vào tính chất của đất và phía bờ. Những nơi đất có độ dính thấp (đất nhiều cát) hay phía chịu nhiều sóng gió thì độ nghiêng của bờ phải lớn. Ngoại trừ những ao có kích cở nhỏ thì độ nghiêng của bờ nhỏ. Thông thường độ nghiêng của bờ từ 1,5:1 đến 2,5:1. (Hình 3.3.6). Bề rộng mặt bờ từ có thể 1 đến 3-4 m tuỳ theo chức năng của bờ. Những bờ chính của trại đảm nhận chức năng vận chuyển vật tư, thức ăn, tôm thu hoạch,… phải đủ rộng để xe di chuyển. Hình 3 . Thiết kế bờ ao nuôi tôm càng xanh 4. Yêu cầu xây đắp cống Cống cấp nước: tuỳ theo nguồn nước cấp cho ao mà thiết kế hệ thống cấp nước phù hợp. Hệ thống cấp nước bao gồm kênh dẫn nước chính vào trại và các hệ thống phân phối nước đến từng ao. Hệ thống kênh cấp chính thường là kênh đào trong khi kinh phân phối nước có thể là kênh nổi hay kênh đào. Kênh nổi thường nằm trên bờ ao vào nước từ kênh chính vào sau đó tự chảy đến các ao nuôi, nếu dùng kênh đào thì có thể cần máy bơm di động để bơm nước vào ao nuôi. Tuy nhiên, nếu dùng nước từ giếng ngầm để nuôi tôm thì nước nầy cần được làm giàu hoá oxy trước khi đưa vào ao nuôi thông ao chứa hay phun mưa. Cống thoát nước: hệ thống cống thoát nước riêng rất cần cho ao nuôi tôm càng xanh. Có thể là ống cống ngầm hay cống ván phay, nhưng ống cống ngầm được dùng phổ biến và có kích cở tuỳ theo diện tích ao nuôi. Cống thoát cần đặt ở vị trí thấp nhất trong ao để có thể tháo cạn hết nước trong ao bằng dòng tự chảy. Ngoài ra, có thể có thêm ống cống chảy tràn gần mặt bờ (đường kính 20-30 cm) nhưng cao hơn mức nước ao bình thường. Trong trường hợp mức nước ao cao hơn bình cống nầy giúp giữ ổn định mức nước trong ao. Các hệ thống khác: các hệ thống khác cần lưu ý là nguồn điện, đường xá đi lại, thông tin liện lạc, hệ thống phân phối thức ăn, xe chở hàng, hàng rào quanh trại, hệ thống bảo vệ và chiếu sàng, nhà kho chứa vật tư thiết bị và thức ăn, lưới, phương tiện quan trắc môi trường,… Hệ thống sục khí: hệ thống sục khí dùng trong ao nuôi tôm càng xanh thường là máy quạt nước có cánh tay đòn dài với nhiều cánh quạt hay quạt nước dùng mô-tơ diện có 2-4 cánh quạt. Tuy nhiên, sục khí ít được dùng thường xuyên cho ao nuôi TCX, ngoại trừ nếu mật độ nuôi cao hơn 20 tôm bột/m2. Đối với ao nuôi mật độ thấp thì sục khí đôi khi cần trong những trường hợp khẩn cấp như oxy của nước ao nuôi bị giảm thấp do tảo suy tàn hay cần tăng cường oxy tầng đáy. Boyd và Zimmermann (2000) cho rằng sục khí có thể giúp tăng năng suất nuôi, các ông đoán nếu dùng máy sục khí 1 HP có thể làm tăng năng suất 400-500 kg/ha. Hình 4 : Máy quạt nước 2 cánh quạt (trái) và máy sục khí cánh tay đòn dài và kinh cấp nước nổi (phải) 5. Quy trình thực hiện xây dựng ao nuôi Bước 1: Chuẩn bị - Trang thiết bị: Máy bơm, các loại máy khảo sát thực địa tính chất thổ nhưỡng, nước, thước đo đạc - Dụng cụ: Các loại thùng, thau, ca, xô, cân, bộ test môi trường nước, đất, cuốc, vá, đầm nén. - Vật liệu: Bước 2: Lựa chọn địa điểm - Khảo sát khu vực cần xây dựng ao đạt về tính chất đất - Kiểm tra các yếu tố môi trường đất - Ghi nhận kết quả - Phân tích tính chất đất và so sánh với yêu cầu đất phù hợp cho nuôi tôm càng xanh. - Khảo sát nguồn nước không ô nhiễm, giao thông, điện đường thuận tiện. - Kiểm tra các yếu tố môi trường nước, pH, NO2, NH3/NH4, O2, Fe, AL... - Ghi nhận kết quả - Phân tích tính chất nước và so sánh với yêu cầu khi lựa chọn nguồn nước Bước 3: Thiết kế ao - Phối hợp nhóm trong thiết kế ao - Thực hiện bản vẽ hoàn chỉnh về ao nuôi hình chữ nhật hoặc hình vuông, có đầy đủ thông số kỹ thuật đạt yêu cầu - Phân tích kết quả theo yêu cầu trong thiết kế ao nuôi - Thực hiện đắp bờ theo diện tích thiết kế ao nuôi. - Đắp nén tương đối không làm dẽ nền gò - Thực hiện đo đạc theo thiết kế - Thực hiện đào cống theo diện tích thiết kế. - Cấp thoát nước dễ dàng Bài tập thực hành của học sinh/sinh viên: Câu hỏi: Câu 1: Nêu yêu cầu lựa chọn vị trí nuôi tôm càng xanh. Câu 2: Nêu yêu cầu thiết kế ao nuôi tôm càng xanh. Bài tập thực hành: Bài tập 1: Thực hiện khảo sát vị trí lựa chọn và xây dựng ao nuôi tôm càng xanh. Bài tập 2: Thực hiện kiểm tra chất đất và môi trường. - Chuẩn bị đầy đủ thiết bị kiểm tra, phiếu kiểm tra, kết quả ghi nhận. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Đánh giá kiến thức liên quan và thực hành Ghi nhớ: - Lựa chọn vị trí phù hợp nuôi tôm càng xanh mang lại hiệu quả kinh tế - Thiết kế ao nuôi phù hợp nuôi tôm càng xanh theo vị trí chọn lựa Bài 2. CẢI TẠO AO NUÔI Mã bài: 02 Giới thiệu: Nắm được kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm càng xanh tốt và kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tôm càng xanh phát triển, tăng trưởng nhanh, hạn chế được sự phát sinh của dịch bệnh. Ngược lại, nếu quá trình cải tạo ao không tốt, đáy ao bị suy thoái, lượng bùn tích tụ nhiều sẽ là nguyên nhân khiến cua chậm phát triển và làm tăng nồng độ khí độc trong ao. Mục tiêu của bài: + Mô tả được các bước trong quy trình kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm càng xanh. + Thực hiện được các thao tác cải tạo ao nuôi tôm càng xanh. + Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm càng xanh. Nội dung bài giảng: 1. Yêu cầu kỹ thuật làm cạn ao Đối với ao mới: Ao nuôi tôm càng xanh sau khi đào xong phải rửa phèn, bằng cách lấy nước vô ao giữ 2- 3 ngày sau đó xả nước ra, làm như vậy trong khoảng nửa tháng. Tuy nhiên nếu ao có đáy cứng, ít phèn thì có thể rửa ao ít hơn. Đối với ao cũ: Sau mỗi vụ nuôi cần phải ủi hoặc nạo vét sạch bùn đáy ao, gia cố bờ ao. Trường hợp bùn ao không nhiều khoảng 10 cm, bón vôi CaO 15 - 20 kg/1000 m2, phơi đáy ao 2 - 3 ngày sau đó tiến hành bơm nước từ ao lắng vào ao nuôi (tốt nhất nên bơm nước qua túi vải lọc). Hình 5. Cải tạo ao, sên vét bùn đáy ao 2. Yêu cầu kỹ thuật tu sửa bờ và san phẳng 2.1. Tu sửa bờ Bờ ao được đắp chắc chắn, lấp lỗ mọi, đầm nén kỹ Sau mỗi vụ nuôi xả khô nước phơi ao cho khô rồi đưa máy ủi vào ủi lớp mùn bã hữu cơ, độ sâu lớp đất ủi phụ thuộc vào lớp mùn bã hữu cơ, thông thường lớp đất này khoảng 10 – 20 cm. Tu sửa lại bờ ao, cống kiểm tra những nơi dễ xảy ra rò rỉ. Sau khi cải tạo xong cả ao mới và ao cũ đều phải phơi nắng 5-10 ngày để tiêu diệt mầm bệnh có trong ao và làm cho lớp mùn bã hữu cơ phân hủy nhanh. 2.2. San phẳng đáy Đáy ao nuôi được san lấp bằng phẳng, tránh lồi lõm Đầm nén kỹ đáy ao tránh xì phèn trong khi nuôi 3. Yêu cầu kỹ thuật rào lưới chắn Xung quanh bờ rào kỹ bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước...và đặt hơi nghiêng vào ao một góc 450, cao khoảng 80 – 100 cm sao cho các sinh vật gây bệnh không vào ao được. Ao có cống cấp và thoát để cấp thoát nước cho ao, trước cống nên có 2 lớp đăng hay lưới chắn cẩn thận. Bố trí chà khô thành từng bó chiếm từ 1/3 - 2/3 diện tích ao nuôi để làm giá thể trú ẩn cho tôm càng xanh (tránh tình trạng tôm càng xanh ăn thịt lẫn nhau gây hao hụt). Rào lưới chắn cua còng, chim và các sinh vật khác vào ao mang theo mầm bệnh Lưới rào cao từ 1m trở lên, chếch vô ao 45o để cua không thoát ra ngoài Đào rảnh sâu khoảng 30-40em Cho lưới vào đầm nén, cặm cột để lưới chắc chắn Cắm thẳng và vuông góc với bờ ao Hình 6 . Cải tạo ao nuôi tôm càng xanh 4. Yêu cầu kỹ thuật bón vôi xuống đáy ao nuôi 4.1. Xác định lượng vôi cần bón Tuỳ theo độ phèn của đáy ao mà có cách xử lý cho phù hợp, nếu pH của đất dưới 6 thì rải vôi bột (CaCO3) cho đáy ao: tháo cạn nước rải vôi đều trên đáy ao, cả lòng kênh và mép bờ ao. Lượng vôi rải từ 7-10 kg/100m2 ao. Phơi đáy ao 2-3 ngày, sau đó cho nước ra vào 3-4 lần xả sạch nước phèn. Rải vôi xuống đáy và trong bờ, nhằm tăng pH và diệt trùng. Lượng vôi rải phụ thuộc vào chất đất, với liều lượng như sau : Vôi nông nghiệp : + Đất bình thường (pH: 6 - 7) dùng 500 – 1000 kg/ha. + Đất ít chua ( pH : 5 - 6 ) dùng 1000-1500 kg/ha. Sau đó lấy nước vô. + Đất chua ( pH : < 5 ) dùng 1500 – 2000 kg/ha. Vôi nung (vôi đá): dùng lượng gấp rưỡi. Vôi được rải đều khắp ao, rải xuôi theo chiều gió Trang bị bảo hộ an toàn Sau khi bón vôi thì lấy nước vào ao ở mức nước 1m. Khi lấy nước phải lọc kỹ qua lưới để loại bỏ địch hại vào ao. Nếu ao vận xuất hiện địch hại thì cần phải diệt trước khi bón phân gây màu nước. Phổ biến nhất dùng dùng rotenone (dây thuốc cá) hay bánh hạt trà. Nếu dùng rotenone thì nên dùng nồng độ 1g/m3 (hay 20g sản phẩm/m3 nếu hoạt chất là 5 %). Khi dùng bánh hạt trà (teaseed cake) thì dùng 50-70 g/m3 nếu nồng độ hoạt chất trong sản phẩm là 10-13 %. Bánh hạt trà và rotenone đều phải ngâm trong nước trước khi sử dụng. Chlorine cũng là một loại hóa chất dùng xử lý nước ao tốt và dùng phổ biến trong nuôi tôm biển, nhưng nếu dùng trong nuôi TCX có thể giá thành sẽ cao. Ao sau khi diệt tạp thì bón phân vô cơ 12,5 kg urê kết hợp 25 kg DAP hay NPK /ha hay phân hữu cơ 300 kg/ha. Sau bón phân 3-4 ngày nước có màu xanh vỏ đậu thì có thể thả tôm, nếu màu xanh chưa xuất hiện có thể bón bổ sung phân bằng phân nữa lượng bón lúc đầu. Tuy nhiên, bón phân hữu cơ hiện không được áp dụng rộng rại do nguồn cung cấp và một số trở ngại khác như (i) chất lượng rất khác nhau; (ii) thành phần dinh dưỡng ni-tơ và phos-pho thấp nên cần phái bón lượng lớn; (iii) tăng nhu cầu oxy khi phân hủy; (iv) tạo mùn bả hữu cơ ở đáy ao và chúng tạo điều kiện cho tảo đáy phát triển; và (v) có thể chứa hàm lượng kim loại nặng và dư lượng kháng sinh. Trước khi thả tôm cần phải kiểm tra lại môi trường nước ao như pH, độ cứng, độ kiềm,… pH của nước trước khi thả tôm phải từ 7,0-8,5, nếu như pH quá cao thì có thể dùng biện pháp sinh học để ổn định pH, nghĩa là giữ nước trong ao 2-3 tuần để tảo phát triển tự nhiên từ đó cân bằng lại pH. Ngược lại, nếu pH thấp thì bón vôi nông nghiệp để tăng pH. Trong trường hợp độ cứng của nước thấp, dưới 30 mg CaCO3/l thì cần phải nâng lên giới hạn thích hợp là từ 30-150 mg CaCO3/l bằng cách dùng thạch cao (Ca(SO4)2 – gypsum), cứ 2 mg/l thạch cao thì nâng được độ cứng lên 1 đơn vị (Wu và Boyd, 1990). Nếu độ kiềm thấp hơn 30 mg CaCO3/l thì cũng dùng biện pháp bón vôi nông nghiệp (với lượng 500 kg/ha), nhưng khi độ kiềm >60 mg CaCO3/l thì không nên bón vôi nông nghiệp ngoại trừ nước ao có nhiều CO2. 5. Yêu cầu cấp nước Trước khi lấy nước nên kiểm tra kỹ các yếu tố môi trường nước và các chất độc hại với tôm để quyết định nên lấy nước hay không. Nước nên lấy vào lúc triều cường, dùng lưới để ngăn chặn địch hại theo nước vào. Tránh lấy nước trong các trường hợp sau: Nguồn nước nằm trong vùng có dịch bệnh, nước có hiện tượng phát sáng vào ban đêm, nước có nhiều váng bọt, màng nhầy, có nhiều phù sa đen lơ lửng. Không lấy nước khi thuỷ triều đang lên, nên lấy nước khi nước bắt đầu bình để hạn chế đưa các chất phù sa lơ lửng vào ao, tốt nhất nên lấy nước vào ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi. 6. Yêu cầu xử lý nước Sau khi bơm nước vào ao nuôi khoảng 3 - 5 ngày thì tiến hành diệt tạp. Để diệt các loài cá tạp và giáp xác trong ao có thể sử dụng: Saponin: 15 - 20 kg/1000 m3 nước. (nếu độ mặn > 15‰), dây thuốc cá: 8 -10 kg/1000 m3 nước (nếu độ mặn < 15‰). Khử các chất độc hại và làm cho nước trong sạch hơn. - Xử lý cơ học Nước được lấy vào ao lắng để lắng trong, rồi cho vào ao nuôi. -Xử lý hóa học: Hóa chất: Chlorin Ca(ClO)2. Thuốc tím, malachit green, teflan, thuốc sâu… Ngày nay ở Việt Nam nhiều nhà nuôi tôm thường dùng thuốc sâu, với liều lượng 100 cc/ ha. Hóa chất được hòa vào nước rồi rải đều xuống ao để diệt trùng. Sau khi sử dụng hóa chất xong phải khử bỏ hoá chất mới gây màu nước. 7. Yêu cầu kỹ thuật kiểm tra môi trường 7.1. Kiểm tra chất lượng nước Kiểm tra các yếu tố môi trường, nếu các yếu tố môi trường nằm trong khoảng phù hợp là được, nếu các yếu tố môi trường không phù hợp phải điều chỉnh. Kiểm tra các yếu tố môi trường: pH: 7,5 - 8,5, độ kiềm: 100 - 120 mg/l, độ mặn: 10‰ -30‰. Việc cải tạo và xử lý nước ban đầu là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của ao nuôi: Tạo cho môi trường nuôi có được một nền đáy ao sạch, làm tăng và ổn định lượng oxy hoà tan trong nước, ổn định chất lượng nước và làm giảm các chất độc trong nước, ổn định nhiệt độ ao, hạn chế tảo sợi, tảo đáy phát triển, hạn chế các loại vi khuẩn gây bệnh. Khi đạt các yêu cầu thì tiến hành thả giống. 7.2. Điều chỉnh chất lượng nước Điều chỉnh chất lượng nước cho phù hợp trước khi thả tôm càng xanh mà chủ yếu là điều chỉnh pH và độ trong. Thông thường phải rải vôi vào nước để tăng và ổn định pH: Vôi được rải vào nước là vôi nông nghiệp hoặc vôi nung (vôi đá). Lượng vôi phụ thuộc vào pH nước, vừa rải vừa đo pH nếu pH đạt đến 7,5 – 8,5 thì ngừng lại. Điều chỉnh độ trong đạt 30 – 45 cm là được. 8. Quy trình kỹ thuật cải tạo ao Bước 1: Chuẩn bị - Máy móc, thiết bị: Máy bơm, ống dẫn nước, điện - Dụng cụ: Dụng cụ test môi trường nước, cân, xô, thau, thùng, cuốc, đầm, vá, bao tay, khẩu trang - Vật liệu: Hóa chất xử lý, vôi, phân, dinh dưỡng Bước 2. Làm cạn ao - Xả cống cho cạn bớt nước trong ao - Dùng máy bơm cạn nước có trong ao - Đảm bảo an toàn điện. Bước 3. Tu sửa bờ ao và san phẳng đáy ao - Chuẩn bị dụng cụ - Đào đắp đầm nén bờ kỹ sao cho nước không thoát ra ngoài. - Chỉnh sửa lỗ mọi, lấp hang - Làm bằng đáy ao - Hút bớt bùn ô nhiễm Bước 4. Rào lưới chắn - Chuẩn bị lưới chắn - Đào rãnh chôn lưới - Lưới rào chắc chắn, chôn sâu 30cm - Đắp đất kỹ lưỡng sao cho lưới rào chắc chắn. Bước 5. Bón vôi đáy ao nuôi - Trang bị bảo hộ - Cân lượng vôi cần bón - Vôi bón căn cứ theo độ pH của ao - Bón sao cho đều khắp đáy ao - Bón xuôi theo chiều gió Bước 6. Cấp nước - Đặt máy bơm, ống dẫn nước - Dùng máy bơm nước đủ 1,5m - Bơm vào lúc nước lớn. - Đảm bảo an toaàn điện Bước 7. Xử lý nước - Cân hóa chất - Pha và tạt đều xuống ao - Dùng quạt nước chạy cho hóa chất phát tán đều khắp ao. Bước 8. Điều chỉnh môi trường - Kiểm tra lượng hóa chất dư và trung hòa. - Dùng test môi trường kiểm tra các yếu tố, ghi nhớ. - Điều chỉnh phù hợp. Bài tập thực hành của học sinh/sinh viên: Câu hỏi: Câu 1: Nêu yêu cầu kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm càng xanh, kiểm tra môi trường nước Câu 2: Nêu yêu cầu bơm nước rửa ao. Câu 3: Nêu yêu cầu nạo vét, đầm nén ao nuôi Bài thực hành: Bài 1: Thực hiện bơm nước vào ao nuôi tôm càng xanh. - Bơm nước đủ, chú ý an toàn điện Bài 2: Thực hiện bón vôi đáy ao nuôi tôm càng xanh. - Vôi bón đều, chuẩn bị lượng vôi cần dùng Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Đánh giá kiến thức lý thuyết và thực hành Ghi nhớ: - Cải tạo, sên vét, đầm nén kỹ tránh nước lỗ mọi thoát ra ngoài. - Lấy nước và xử lý nước
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan