Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Giáo trình mô đun nuôi động vật thân mềm (ngành nuôi trồng thủy sản trình độ t...

Tài liệu Giáo trình mô đun nuôi động vật thân mềm (ngành nuôi trồng thủy sản trình độ trung cấp)

.PDF
34
1
93

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM NGÀNH/NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Lưu hành nội bộ) Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của………………………………. Bạc Liêu, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Do đó việc xây dựng và biên soạn bài giảng/giáo trình giảng dạy là vô cùng cần thiết. Tài liệu này biên soạn dựa vào chương trình chi tiết mô đun, chương trình đào tạo nghề Nuôi trồng thủy sản trình độ cao đẳng. Mô đun “Nuôi động vật thân mềm” trang bị những kỹ năng của nghề về xây dựng và chuẩn bị bãi nuôi, chọn giống và thả giống, chăm sóc, quản lý và thu hoạch một số loài động vật thân mềm. Trong quá trình biên soạn tài liệu, tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh, mô hình và công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Do nhiều nguyên nhân, nên chắc chắn cuốn tài liệu này còn nhiều khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả, đặc biệt là các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy chuyên ngành để tài liệu hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả! Lã Thị Nội MỤC LỤC 2 TRANG Lời giới thiệu .................................................................................................. 02 Mục lục........................................................................................................... 03 Bài 1: Đặc điểm sinh học động vật thân mềm 1. Hình thái cấu tạo.............................................................................................. 07 2. Phân bố ............................................................................................................ 09 3. Thức ăn ............................................................................................................ 09 4. Sinh trưởng ...................................................................................................... 10 5. Sinh sản .......................................................................................................... 10 Bài 2: Chọn nơi nuôi 1. Khảo sát điều kiện tự nhiên và xã hội nơi nuôi............................................... 12 2. Chọn chất đất ................................................................................................. 12 3. Khảo sát nguồn nước ...................................................................................... 12 Bài 3. Xây dựng nơi nuôi 1. Thiết kế bãi nuôi .............................................................................................. 20 2. Cải tạo bãi nuôi................................................................................................ 21 Bài 4: Giống và thả giống 1. Xác định mùa vụ và mật nuôi ......................................................................... 24 2. Thả giống ......................................................................................................... 25 Bài 5. Chăm sóc và quản lý môi trường nuôi 1. Quản lý môi trường nuôi ............................................................................... 26 2. Kiểm tra tăng trưởng ....................................................................................... 27 Bài 6: Phòng và trị bệnh 1. Phòng bệnh ...................................................................................................... 28 2. Trị bệnh ........................................................................................................... 29 Bài 7: Thu hoạch 1. Xác định thời điểm thu hoạch ........................................................................ 32 2. Xác định cỡ thu hoạch .................................................................................... 32 3. Phương pháp thu hoạch .................................................................................. 32 4. Chuẩn bị thu hoạch ......................................................................................... 33 5. Thu hoạch ........................................................................................................ 33 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 3 Tên mô đun: NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM Mã mô đun: MĐ24 Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Nuôi động vật thân mềm là một mô đun chuyên môn nghề chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề nuôi trồng thủy sản, được giảng dạy cho người học sau khi đã học các môn học/mô đun kỹ thuật cơ sở. - Tính chất: nuôi động vật thân mềm là mô đun chuyên môn nghiên cứu và ứng dụng nuôi các đối tượng động vật thân mềm. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được những đặc điểm chung về hình thái bên ngoài, cấu tạo bên trong và sinh sản của động vật thân mềm. + Nêu được các căn cứ dùng phân loại động vật thân mềm. + Trình bày được đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài động vật thân mềm như: sò huyết, ngao, nuôi trai cấy ngọc, hầu. - Kỹ năng: + Nhận dạng và phân loại được một số loài động vật thân mềm có giá trị kinh tế. + Xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi một số loài động vật thân mềm như: sò huyết, ngao, nuôi trai cấy ngọc, hầu. + Ứng dụng được kỹ thuật nuôi động vật thân mềm vào thực tiễn sản xuất. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tự chủ trong việc học hỏi và vận dụng kỹ thuật nuôi các loài động vật thân mềm phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương. + Trách nhiệm trong việc thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi các loài động vật thân mềm. III. Nội dung mô đun: 4 Thời gian (giờ) Tổng số Số TT Tên các bài trong mô đun 1 Bài 1: Đặc điểm sinh học 5 động vật thân mềm Lý Thực hành, Kiểm thuyết thí nghiệm, tra thảo luận, bài tập 1 4 9 3 5 5 2 3 6 2 4 Bài 5. Chăm sóc và quản lý 6 môi trường nuôi 3 3 8 2 5 6 2 4 1. Hình thái cấu tạo 2. Phân bố 3. Thức ăn 4. Sinh trưởng 5. Sinh sản 2 Bài 2: Chọn nơi nuôi 1 1. Khảo sát điều kiện tự nhiên và xã hội nơi nuôi 2. Chọn chất đất 3. Khảo sát nguồn nước 3 Bài 3. Xây dựng nơi nuôi 1. Thiết kế bãi nuôi 2. Cải tạo bãi nuôi 4 Bài 4: Giống và thả giống 1. Xác định mùa vụ và mật nuôi 2. Thả giống 5 1. Quản lý môi trường nuôi 2. Kiểm tra tăng trưởng 6 Bài 6: Phòng và trị bệnh 1. Phòng bệnh 2. Trị bệnh 7 Bài 7: Thu hoạch 5 1 1. Xác định thời điểm thu hoạch 2. Xác định cỡ thu hoạch 3. Phương pháp thu hoạch 4. Chuẩn bị thu hoạch 5. Thu hoạch Cộng 45 15 28 2 Bài 1: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 6 Giới thiệu Bài đặc điểm chung của động vật thân mềm trang bị một số đặc điểm cơ bản về cấu tạo, phân bố, phương thức sống, cách thức dinh dưỡng và sính sản của một số loài động vật thân mềm. Mục tiêu Nêu được một số đặc điểm về tập tính sống, sinh sản của cua biển. Nhận dạng được một số loài động vật thân mềm. A. Nội dung: 1. Hình thái cấu tạo 1.1. Hình thái bên ngoài 1.1.1. Vỏ. Hầu hết vỏ của các sinh vật biển (Seashells) được tiết ra bởi nhóm động vật có cấu tạo thân mềm được gọi là động vật thân mềm, còn có tên khác là nhuyễn thể (Mollusca). Nhóm này bao gồm các họ ốc, bào ngư, sò, vẹm, ngao, mực,…Trong số các họ này một số họ có vỏ ngoài hoặc vỏ trong nhưng một số khác thì không có vỏ như sên đất, sên biển và mực tuộc. Do vậy vỏ là một trong những chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giữa động vật thân mềm và các nhóm khác. Vỏ của chúng có thể được phân ra làm 6 nhóm gồm: - Vỏ có một mảnh: vỏ nhỏ, có hình thon và kéo dài, phân bố trong các vùng nước sâu. - Vỏ có nhiều mảnh: vỏ có 8 đĩa vỏ sắp xếp một hàng theo chiều dọc cơ thể. - Vỏ hình ống: vỏ dạng ống hình trụ kéo dài, hở hai đầu. - Vỏ xoắn vặn (Gastropoda): vỏ có cấu tạo bất đối xứng, vặn xoắn nằm trên phần lưng của cơ thể động vật. -Vỏ có hai mảnh (Bivalvia): nhóm động vật có phần đầu tiêu giảm, vỏ gồm có mảnh vỏ trái và mảnh vỏ phải. Hai mảnh vỏ được liên kết với nhau bằng răng mặt khớp ở phần lưng vỏ. - Vỏ nhiều ngăn (Cephalopoda): đại diện là các loài ốc anh vũ, cơ thể có cấu tạo một vỏ, vỏ này được phân ra thành nhiều ngăn, các ngăn được thông nhau nhờ các ống liên kết. Một đại diện khác của lớp này là họ mực có cấu tạo vỏ trong (vỏ nằm trong cơ thể). - Nhóm thứ 7 bao gồm các loài động vật thân mềm hình giun, không có vỏ nhưng có các gai cấu tạo bằng chất canxi gắn trên da. 1.1.2. Màng áo và xoang màng áo. - Phần lưng của động vật thân mềm được bao bọc bởi một màng da rộng gọi là màng áo. Từ màng áo tiết ra vỏ canxi. 7 - Xoang màng áo là phần không gian giữa màng áo và thành cơ thể, là đặc điểm riêng biệt để phân biệt của động vật thân mềm. Xoang màng áo bao gồm các cơ quan hô hấp và cơ quan cảm giác như phiến mang, hạch thần kinh bụng. Nhờ đó xoang màng áo đảm nhận các chức năng như trao đổi chất, tạo không gian thuận tiện cho quá trình co rút của chân. Xoang màng áo cũng là nơi xảy ra quá trình lọc, phân loại thức ăn đối với các loài ăn lọc các loại thức ăn có trong môi trường sống. Ở tất cả các loài chân bụng, trong quá trình phát triển xoang màng áo quay, xoắn vặn, chuyển vị trí từ phần sau sang phần trước (được gọi là quá trình xoắn vặn). Quá trình này tạo nên đặc tính xoắn vặn của hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. 1.1.3. Lưỡi sừng. Lưỡi sừng là đặc điểm chung của nhiều loài nhưng tiêu giảm ở các loài hai mảnh vỏ. Ở động vật thân mềm, lưỡi sừng được cấu tạo từ các chất sừng và là một bộ phận của xoang miệng. Xoang miệng là cơ quan nằm ở ngay sau miệng, có cấu tạo phức tạp gồm cơ, dây thần kinh. Lưỡi sừng bao gồm nhiều hàng răng kitin nhỏ làm nhiệm vụ cắt, gặm thức ăn. Đây là đặc điểm đặc trưng của nhóm ốc. Đỉnh của các răng được làm chắc bởi oxit sắt. 1.1.4. Răng mặt khớp. Ở lớp 2 mảnh vỏ, răng mặt khớp nằm dọc phần lưng của cả vỏ trái và vỏ phải, ăn khớp với nhau. Cùng với bản lề, một chất có bản chất là protein nằm bên cạnh răng mặt khớp có nhiệm vụ giúp không để vỏ trượt lên nhau trong quá trình động vật ngậm miệng lại. Sự sắp đặt theo vị trí và hình dạng của răng mặt khớp khác nhau theo nhóm và là cơ sở quan trọng cho việc phân loại. Ở sò huyết mặt khớp có các răng kích thước đều nhau, nhỏ sắp xếp theo một hàng đơn dọc theo mặt lưng của vỏ. Một số cá thể hai mảnh vỏ trưởng thành không có răng mặt khớp (ở Hầu). Những loài này sẽ có các u lồi dọc theo vỏ để thực hiện các chức năng của răng mặt khớp. 1.2. Cấu tạo bên trong. 1.2.1. Lớp hai mảnh vỏ Bivalvia - Phần thân mềm gồm 3 phần: nang nội tạng, chân và màng áo. Đầu thoái hóa nên còn gọi là lớp không đầu. - Giữa màng áo và nội tạng có một khoang trống gọi là xoang màng áo. Trong xoang màng áo có mang dạng hình tấm, nên còn gọi là lớp mang tấm. - Chân ở mặt bụng của bộ phận thân mềm, thường dẹp hai bên dạng lưỡi rìu, nên còn gọi là lớp chân rìu. - Trung khu hệ thống thần kinh gồm 3 đôi hạch: đôi hạch não, đôi hạch chân và đôi hạch nội tạng. Cơ quan cảm giác không phát triển. - Hệ thống tiêu hóa không có túi xoang miệng, phiến hàm, lưỡi sừng và tuyến nước bọt. Tim nằm trong xoang bao tim gồm một tâm thất và hai tâm nhĩ. Tâm thất thường bị trực tràng xuyên qua. Thận một đầu thông với xoang bao tim, đầu kia thông với xoang màng áo. - Đa số loài đơn tính, một số loài lưỡng tính, đặc biệt nhiều loài có khả năng chuyển tính. Một đôi tuyến sinh dục có ống dẫn sản phẩm sinh dục đổ ra xoang màng áo.Trong quá trình phát sinh, tuyệt đại đa số loài kinh qua các giai đoạn ấu trùng bánh xe (Trochophora) và ấu trùng chữ D (Veliger). 8 1.2.2. Lớp động vật thân mềm một vỏ (Gastropoda) - Vách xoang miệng cơ rất phát triển, hình thành túi xoang miệng. Trong xoang miệng có lưỡi sừng. Hình thái cấu tạo của lưỡi sừng khác nhau ở mỗi loài, là đặc điểm quan trọng để phân loại. - Tim nằm ở mặt lưng gồm một tâm thất và 1-2 tâm nhĩ. - Trung khu hệ thống thần kinh gồm các đôi hạch: hạch não, hạch chân, hạch bên, hạch nội tạng và hạch thần kinh dạ dày – ruột (gồm hạch thần kinh bụng, hạch trên ruột và hạch dưới ruột). - Đơn tính hoặc lưỡng tính, quá trình phát triển kinh qua giai đoạn ấu trùng Veliger sống trôi nổi và ấu trùng bò sống đáy. 2. Phân bố Sò huyết (Anadara) phân bố ở các bãi bùn mềm, ít sóng gió và nước lưu thông. Các bãi sò thường gần các cửa sông có dòng nước ngọt đổ vào Sò nhỏ sống trên mặt bùn, sò lớn vùi sâu trong bùn khoảng 1-3cm. Chúng dùng mép vỏ và màng áo ngoài thải nước làm thành lỡ ở mặt bùn để hô hấp và bắt mồi. Sò không vùi sâu nên yêu cầu về chất đáy tốt nhất là nền đáy bùn pha một ít cát mịn. Sò có thể sống ở vùng triều và vùng dưới triều đến độ sâu vài mét. Nơi thích hợp nhất cho sò là tuyến triều thấp. Sò có khả năng thích nghi với phạm vị biến đổi nồng độ muối rộng từ 1035%o, khoảng thích hợp là từ 15-30%o. Phạm vi thích ứng nhiệt độ của sò cũng rất rộng từ 20-30oC. 3. Thức ăn - Để tồn tại động vật thân mềm có chiều hướng thích nghi đa dạng trong quá trình dinh dưỡng. + Nhiều loài chân bụng gặm, cắt xén thức ăn như rong, tảo, mùn bã hữu cơ,.. + Một số loài khác lại thích nghi với tập tính ăn thịt sử dụng các loại mồi như bọt biển, san hô, sun, vẹm, ngao,.. - ĐVTM sử dụng nhiều hình thức khác nhau để ăn mồi như đục lỗ làm thủng vỏ con mồi, hòa tan mồi bằng các dung dịch đặc trưng hoặc sử dụng các gai có nọc độc để làm tê liệt con mồi. - Một số loài chân bụng còn có đời sống ký sinh ngoại bào trên các loài da gai hoặc ĐVTM khác. - Hình thức bắt mồi chủ yếu là ăn lọc và ăn các loại mùn bã hữu cơ lắng đọng. một số loài có hình thức sống cộng sinh với tảo, với vi khuẩn lưu huỳnh. Một số có hình thức đặc biệt sử dụng chất nhày hoặc gỗ làm thức ăn. 4. Sinh trưởng - Sinh trưởng của vỏ là quá trình gia tăng kích thước của vỏ cùng với sự xuất hiện của vòng sinh trưởng ở mép ngoài và sự dày lên của vỏ. 9 - Vỏ được tiết ra do mép ngoài màng áo. Bề mặt ngoài của vỏ chịu trách nhiệm tiết và tổng hợp CaCO3. 5. Sinh sản 5.1. Giới tính. Không phân tính (lưỡng tính): trên cùng cơ thể đồng thời có cả tuyến sinh dục đực và cái. Phần lớn các loài chân bụng Gastropoda mang đặc điểm phân tính này. Phân tính đực cái riêng nhưng có hiện tượng biến đổi từ đực sang cái hoặc ngược lại: Sự thay đổi này do sự thay đổi mùa vụ trong năm hoặc do điều kiện sống biến đổi. Các loài thuộc lớp hai mảnh vỏ Bivalvia thường có đặc tính này. Phân tính rõ ràng và tồn tại suốt chu kỳ sống: Bắt gặp ở lớp thần kinh kép (Amphineura). 5.2. Đặc điểm thụ tinh. Đa số các loài thân mềm thụ tinh ngoài. Tinh trùng xâm nhập vào trứng trước lúc xuất hiện cực cầu 1, tức là trứng đang vào thời kỹ não bào sơ cấp. Một số loài thuộc lớp chân bụng thụ tinh trong, nhờ sự xuất hiện của cơ quan giao phối. Hiện tượng này gặp ở ốc đỏ Parana, ốc Cipango. 5.3. Phát triển phôi. Quá trình phát triển phôi bắt đầu sau khi thụ tinh. Nhìn chung có ba phương thức: (1): Phát triển trong túi trứng: - Ở một số loài thuộc nhóm chân bụng, trứng đẻ ra được dính kết lại với nhau tạo thành túi trứng lớn. Sự kết dính này là nhờ chất keo bao quanh trứng do ống dẫn trứng tiết ra. - Túi trứng có nhiều hình dạng khác nhau: Hình chuông (túi trứng của ốc Natica); hình sợi (ốc thỏ biển); hình bình hoa (ốc Urosalpinesalpine). - Các túi này có thể lơ lửng trong nước, hoặc bám vào thực vật thủy sinh, bám vào đáy bùn, cát. (2) Phát triển trong nước: Phần lớn các loài thuộc lớp hai mảnh vỏ: trứng sau khi thoát khỏi buồng trứng và được thụ tinh, lơ lửng trong nước. Quá trình phát triển phôi xảy ra ở đó cho đến giai đoạn ấu trùng. Khi nở ấu trùng thoát ra khỏi màng trứng. Ở phương thức này trên bề mặt của phôi thường xuất hiện tiêm mao để giúp phôi vận động được trong nước. (3) Phát triển trong xoang mang và xoang màng áo: Đa số các loài thuộc lớp hai mảnh vỏ ở nước ngọt; trứng đẻ ra khỏi tuyến sinh dục được lưu lại trong xoang màng áo. Quá trình phát triển phôi được thực hiện ở đấy và được con mẹ bảo vệ đến giai đoạn ấu trùng thì thoát ra ngoài. Một số trường hợp có thể lưu lại trong cơ thể mẹ lâu hơn. Đặc điểm phân cắt trứng: trừ bọn chân đầu, phần lớn trứng của động vật thân mềm thuộc loại phân cắt xoắn ốc. Đây là dạng phân cắt hoàn toàn, nhưng không đều; các phôi bào sắp xếp theo hình xoắn ốc. Phôi nang, phôi vị: những loại trứng có lượng noãn hoàng nhiều nhue trứng các loài chân bụng thì phôi nang thuộc dạng phôi nang đặc và phôi vị theo phương thức nõm vào. 10 Những loại trứng có lượng noãn hoàng ít như trứng bọn hai mảnh vỏ thì phôi nang thuộc dạng phôi nang có xoang, phôi vị theo phương thức õm vào. Tuy vậy các phôi bào ở cực động vật nhỏ hơn các phôi bào ở cực thực vật rất nhiều. Các giai đoạn ấu trùng: Ấu trùng luân cầu (Trochopora) Ấu trùng hình chữ D (Veliger) Ấu trùng bám (spat) Ấu trùng diện bàn (Umpo) Hình 1. Các giai đoạn phát triển ấu trùng của động vật thân mềm B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: Câu 1: Trình bày tập tính dinh dưỡng ở động vật thân mềm. cho ví dụ minh họa. Câu 2. Trình bày tập tính sinh sản ở động vật thân mềm. cho ví dụ minh họa. C. Ghi nhớ: Đặc điểm sinh học của động vật thân mềm. 11 Bài 2: CHỌN NƠI NUÔI Giới thiệu: Chọn nơi nuôi động vật thân mềm có một vai trò quan trọng quyết định sự sống và phát triển của các loài động vật thân mềm. Bài học này mô tả và hướng dẫn thực hiện cụ thể về các điều kiện cần thiết để chọn được nơi nuôi động vật thân mềm tốt nhất. Mục tiêu: Mô tả được các điều kiện cần thiết để chọn được nơi nuôi tốt. Thực hiện được các công việc khảo sát nơi nuôi. A. Nội dung bài: 1. Khảo sát điều kiện tự nhiên và xã hội nơi nuôi 1.1. Khảo sát điều kiện tự nhiên nơi nuôi • Độ sâu, đặc điểm nền đáy • Các yếu tố môi trường trong khoảng thích hợp, đặc biệt là nồng độ muối, độ trong, không bị nhiễm bẩn. Không có nguồn nứơc ngọt đổ ra trực tiếp • Dòng chảy và độ cao của thủy triều • Nguồn nước có đầy đủ thức ăn • Định hại • ít sóng gió, ít tàu bè qua lại; giao thông thuận lợi 1.2. Khảo sát điều kiện xã hội nơi nuôi Vùng nuôi nên tránh xa khu vực đông dân cư đặc biệt là nguồn nước thải sinh hoạt. Giao thông thuận tiện, nguồn điện năng ổn định. Vùng nuôi nằm trong hệ thống quản lý về tài nguyên, môi trường của địa phương. Vùng nuôi phải đảm bảo về an ninh trật tự. 2. Chọn chất đất Nền đáy là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lượng. Đất cát dễ thấm nước, giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết, dễ bị xói mòn. 3. Khảo sát nguồn nước 3.1. Tiêu chuẩn nguồn nước Thời điểm khảo sát: mùa mưa (tháng 4 – tháng 10), mùa khô (tháng 11 đến tháng 03 năm sau) Tiêu chuẩn nguồn nước nuôi một số loài động vật thân mềm Bảng 1. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi một số loài động vật thân mềm STT Yếu tố Dạng tồn 12 tại trong Yêu cầu nước 1 Oxy O2 5- 15mg/L 2 Độ mặn NaCl 15 -30‰ 3 H+ pH 7-9 4 Nito NH4 0,2 - 2 NH3 <0,1 NO2- <0,3 NO3- 0,2 -10 3.2. Trình tự thực hiện: 3.2.1. Kiểm tra oxy - Tiến hành lấy mẫu hàng loạt tại các vị trí trong ao nuôi (góc, bề mặt, đáy). - Khi thu mẫu tại mỗi vị trí lấy khoảng 0,5 lít. Đưa vào chai đựng, đánh dấu xác định. - Thao tác sử dụng bộ kít của hãng Sera – Đức để xác định hàm lượng ôxy hòa tan Hình 2. Bộ thử nhanh Sera O2 Test Kit – Germany + Bước 1: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 + 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra. + Bước 3: Làm sạch trong và ngoài lọ thuỷ tinh bằng nước ngọt sạch trước và sau mỗi lần kiểm tra. Hình 3. Các bước sử dụng bộ kít đo ôxy hòa tan 13 + Bước 4: Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ ôxy (mg/l). Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu. Kết quả so màu được ..(theo hình 1.4) Hình 4. So màu các chỉ số ôxy hòa tan 3.2.2.Kiểm tra độ pH nước - Thu mẫu nước tương tự với thu mẫu đolượng ôxy hòa tan. - Thao tác sử dụng bộ kít để đo độ pH Hình 5. Bộ thử nhanh độ pH Sera pH Test Kit – Đức + Bước 1: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ,lắc nhẹ rồi mở nắp ra. + Bước 3: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Hình 6. Các bước sử dụng bộ kít đo pH + Bước 4: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng. 14 Hình 7. So màu các chỉ số pH 3.2.3. Kiểm tra hàm lượng NH3 - Tiến hành lấy mẫu hàng loạt tại các vị trí trong ao nuôi (góc, bề mặt, đáy). - Khi thu mẫu tại mỗi vị trí lấy khoảng 0,5 lít. Đưa vào chai đựng, đánh dấu xác định. - Thao tác sử dụng bộ kít của hãng Sera – Đức để xác định hàm lượng NH3 Hình 8. Bộ thử nhanh Sera NH4 + Bước 1: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng. + Bước 2: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 3: Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều. + Bước 4: Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra. + Bước 5: Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều. Chú ý: Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1,2,3. + Bước 6: Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu. Chú ý: Ở bảng so màu, a biểu thị mẫu nước ngọt, b biểu thị mẫu nước mặn + Bước 7: Đối chiếu giá trị NH4+ với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3 có trong nước ao. Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em. 15 Chú ý: Thuốc thử số 3 có chứa sodium hydroxide và sodium hypochlorite dễ cháy, rất hại cho mắt. Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và quần áo. Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật nhiều nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ. 3.2.4. Kiểm tra hàm lượng NO2 - Tiến hành lấy mẫu hàng loạt tại các vị trí trong ao nuôi (góc, bề mặt, đáy). - Khi thu mẫu tại mỗi vị trí lấy khoảng 0,5 lít. Đưa vào chai đựng, đánh dấu xác định.Thao tác sử dụng bộ kít của hãng Sera – Đức để xác định hàm lượng NO2 Hình 9. Bộ thử nhanh Sera NO2 Test Kit – Germany + Bước 1: Vệ sinh lọ đựng mẫu Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 2: Nhỏ thuốc thử: Nhỏ 5 giọt thuốc thử số1 và 5 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra. + Bước 3: Trộn mẫu: Đóng nắp lọ và lắc nhẹ. Mở nắp ra. + Bước 4: Đọc kết quả Chờ 3 - 5 phút, sau đó đem đối chiếu với bảng so màu. Nên thực hiện việc so màu với ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em. 3.2.5. Kiểm tra độ mặn - Thu mẫu nước tương tự với thu mẫu khi xác định hàm lượng ôxy Dụng cụ đo:… Hình 10: khúc xạ kế 16 - Các thao tác sử dụng khúc xạ kế để đo độ mặn như sau: + Bước 1: Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch cần đo lên lăng kính Hình 11. Nhỏ dung dịch vào lăng kính + Bước 2: Đậy tấm chắn sáng Hình 12. Đậy nắp chắn sáng + Bước 3: quan sát độ phủ giọt nước trên lăng kính Yêu cầu: nước phải phủ đều trên lăng lính (hình 1.13 a) Hình 13. Kiểm tra nước trên lăng kính + Bước 4: Đọc số trên thang đo: Đưa lên mắt ngắm Hình 14. Đưa lên ngắm 17 Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất. Hình 15. Đọc chỉ số độ mặn + Bước 6: Vệ sinh khúc xạ kế: Lau khô bằng giấy thấm mềm Hình 16. Vệ sinh khúc xạ kế Ghi chú: không được làm ướt khúc xạ kế. Hình 17. Không để khúc xạ kế bị ướt Ghi chú: Khi nồng độ muối của dung dịch quá cao, trên màn hình quan sát chỉ xuất hiện màu trắng. 3.3. Đánh giá kết quả So sánh số các yếu tố môi trường nước đo được ở nguồn nước với tiêu chuẩn chất lượng nước đòi hỏi trong nuôi thủy đặc sản thương phẩm (bảng 1) và kết luận đạt yêu cầu và cần xử lý yếu tố nào? B. Câu hỏi và bài tập thực hành. 1. Câu hỏi: Câu 1. Trình bày các tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên, xã hội khi lựa chọn địa điểm nuôi các loài động vật thân mềm. Câu 2 . Trình bày các tiêu chuẩn về chất lượng nguồn nước khi lựa chọn địa điểm nuôi các loài động vật thân mềm. 18 Câu 3. Mô tả cách sử dụng bộ test kiểm tra độ pH trong nước, oxy, NO2,… 2. Bài tập thực hành: Bài 1. Kiểm tra hàm lượng ôxy, NH 3, NO 2, độ mặn, độ pH ở nguồn nước chuẩn bị nuôi sò huyết. Bài 2. Lập bảng ghi các chỉ số hàm lượng ôxy, NH3, NO2 , độ mặn, độ pH (theo mẫu sau) ở nguồn nước chuẩn bị nuôi nghêu. STT Các yếu tố môi trường 1 Ôxy hòa tan (mg/l) 2 NH3 (mg/l) 3 NO2 (mg/l) 4 pH 5 Độ mặn (‰) Chỉ số Chỉ số Đánh giá thực tế tiêu (phù hợp/không phù hợp) chuẩn C. Ghi nhớ: Tiêu chuẩn chất lượng nước xây dựng ao nuôi động vật thân mềm là: Độ mặn = 15 - 30‰; O2 > 4mg/L, pH = 7 – 9; NH3 <0,1mg/L; H2S < 0,3mg/L D. Hướng dẫn thực hiện: Bài tập 1. - Nguồn lực: khúc xạ kế đo độ mặn, test đo NH3, NO2, test kit pH nước, máy đo pH đất. - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên đo độ mặn, pH nước, pH đất, NH3, NO2, ghi lại kết quả và so sánh với kết quả đúng. - Kết quả cần đạt được: đo đúng độ mặn, pH nước, pH đất NH3, NO2, và đánh giá chất lượng môi trường. Bài tập 2 - Nguồn lực: khúc xạ kế đo độ mặn, test kit pH nước, máy đo pH đất. - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên đo độ mặn, pH nước, pH đất, NH3, NO2, ghi lại kết quả và so sánh với kết quả đúng. - Kết quả cần đạt được: đo đúng độ mặn, pH nước, pH đất, NH3, NO2, và đánh giá chất lượng môi trường 19 Bài 3: XÂY DỰNG NƠI NUÔI Giới thiệu: Xây dựng nơi nuôi động vật thân mềm có vai trò đặc biệt quan trọng giúp phòng ngừa rủi ro và dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi. Bài xây dựng nơi nuôi nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc chuẩn bị, xây dựng và cải tạo nơi nuôi một cách hiệu quả. Mục tiêu: + Mô tả được các công đoạn trong quy trình kỹ thuật cảo tạo ao nuôi động vật thân mềm. + Thực hiện được các thao tác cải tạo ao nuôi động vật thân mềm. A. Nội dung 1. Thiết kế bãi nuôi Bãi nuôi là bãi bằng phẳng, không bị ứ nước, nếu bãi quá rộng phải chia bãi ra thành từng ô để tiện chăm sóc. Xung quanh nên chắn đăng hay lưới để ngăn chặn địch hại và không cho sò, nghêu đi ra khỏi bãi. Làm vệ sinh mặt bãi, nhặt sạch tạp vật, nếu nền đáy cứng thì có thể xới cho xốp. Nếu nuôi sò, nghêu trong các đầm thì phải xây dựng một số hạng mục công trình như sau: Bờ bao: tùy theo cao trình của mặt đất tự nhiên và biên độ thủy triều mà chúng ta xây dựng bờ bao có độ cao thích hợp. Kích thước của bờ cũng tùy thuộc vào diện tích của đầm. Mương: gồm mương bao và mương chính để dẫn nước từ bên ngoài vào và dẫn nước thoát khi trao đổi nước. Cũng như bờ bao tùy điều kiện cụ thể mà qui mô xây dựng khác nhau. Bãi: là nơi trú của các loài động vật thân mềm như nghêu, sò,… vì thế cần làm bằng phẳng, cao trình mặt bãi phải đảm bảo thấp để có thể điều tiết nước dể dàng theo thủy triều trong quá trình nuôi. Cống: dùng để điều chỉnh lượng nước trong đầm, có thể xây dựng cống thô sơ hay kiên cố.Tùy theo diện tích đầm mà xây dựng cống có khẩu độ và số lượng thích hợp đảm bảo trao đổi nước đầy đủ. Bờ cản: nhằm hạn chế dòng chảy trực tiếp (mạnh) vào bãi trú . 1.2. Nuôi giàn Nguyên vật liệu làm giàn là các cọc hình trụ đúc xi măng với chiều dài trung bình khoảng 1,2 - 1,8m, chiều rộng bề mặt khoảng 0,1m. Trọng tâm của mỗi trụ có một thanh sắt và trên đầu mỗi trụ có lỗ để xâu dây treo vào giàn và các giàn treo được cấu tạo bởi các thanh gỗ cứng đóng thành giàn hình chữ nhật hay hình vuông với chiều dài mỗi giàn trung bình 6,5-7,5 m, giàn bộ thường có kích cỡ 4-5 m và giàn lớn có chiều dài 9-10 m, chiều cao mỗi giàn khoảng 5-6 m được chôn sâu từ 1 -2 m (vì khu vực nuôi thường có nền đáy bùn). Mỗi giàn được đặt cách mặt nước 0,5 cm lúc triều xuống. Do đó hàu nuôi luôn chìm sâu trong nước. Lồng nhỏ treo từ 32 - 40 trụ xi măng, lồng lớn có thể treo khoảng 200 trụ. Sản lượng nuôi khoảng 2 - 6 tấn hàu nguyên con/giàn. Phương pháp nuôi này phổ biến ở đầm Lăng Cô - Thừa Thiên Huế. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan