Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Giáo trình mô đun động thực vật thủy sinh (nghề nuôi trồng thủy sản trình độ c...

Tài liệu Giáo trình mô đun động thực vật thủy sinh (nghề nuôi trồng thủy sản trình độ cao đẳng)

.PDF
39
1
51

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: ĐỘNG THỰC VẬT THỦY SINH MÃ SỐ: MĐ10 NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… ...........……… của ………………………………….. Bạc Liêu, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách bài giảng nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Bài giảng mô đun “Động thực vật thủy sinh” cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học; vai trò của các động thực vật thủy sinh trong nuôi trồng thủy sản; phương pháp thu, bảo quản và phân tích các mẫu động thực vật thủy sinh có trong thủy vực nhằm xác định thành phần loài và số lượng các động thực vật thủy sinh. Bài giảng này là mô đun chuyên ngành bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng nghề nuôi trồng thủy sản. Trong mô đun này gồm có 4 bài dạy thuộc thể loại tích hợp như sau: Bài 1: Giới thiệu chung về động thực vật thủy sinh Bài 2. Thực vật nổi Bài 3. Động vật nổi Bài 4. Động vật đáy MỤC LỤC Table of Contents BÀI GIẢNG MÔ DUN..................................................................................................1 Bài 1 ............................................................................................................................... 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG THỰC VẬT THỦY SINH ....................................2 Mã bài: 01 ......................................................................................................................2 A. Nội dung chính ..........................................................................................................2 1. Khái niệm về động thực vật thủy sinh .......................................................................2 1.1. Thực vật nổi (Phytoplankton) .................................................................................2 1.2. Động vật nổi (Zooplankton) ...................................................................................2 1.3. Động vật đáy (Zoobenthos) ....................................................................................2 2. Vai trò của động thực vật thủy sinh ...........................................................................3 2.1. Thực vật nổi ............................................................................................................3 2.2. Động vật nổi............................................................................................................3 2.3. Động vật đáy ...........................................................................................................3 3. Quy trình kỹ thuật thu và phân tích mẫu động thực vật thủy sinh ............................3 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ....................................................................................4 1. Câu hỏi: ......................................................................................................................4 Câu 1. Nêu vai trò của thực vật nổi có trong môi trường thủy vực tự nhiên. ................4 Câu 2. Nêu vai trò của động vật nổi có trong môi trường thủy vực tự nhiên. ...............4 Câu 3. Nêu vai trò của động vật đáy có trong môi trường thủy vực tự nhiên. ..............4 2. Bài tập thực hành: ......................................................................................................4 C. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:........................................................................4 D. Ghi nhớ: ....................................................................................................................5 Tài liệu tham khảo: ........................................................................................................6 Bài 2 ............................................................................................................................... 7 THỰC VẬT NỔI ...........................................................................................................7 Mã bài: 02 ......................................................................................................................7 A. Nội dung chính ..........................................................................................................7 1. Tảo lam ......................................................................................................................7 1.1. Hình thái và cấu tạo ................................................................................................ 7 1.2. Đặc điểm sinh trưởng.............................................................................................. 7 1.3. Đặc điểm sinh sản ...................................................................................................7 1.4. Khả năng vận động ở tảo lam .................................................................................8 1.5. Phân bố và ý nghĩa ..................................................................................................8 2. Tảo mắt ......................................................................................................................8 2.1. Hình thái và cấu tạo ................................................................................................ 8 2.2. Đặc điểm dinh dưỡng.............................................................................................. 8 2.3. Đặc điểm sinh sản ...................................................................................................8 2.4. Phân bố và ý nghĩa ..................................................................................................8 3. Tảo khuê ....................................................................................................................8 3.1. Hình thái và cấu tạo ................................................................................................ 8 3.2. Đặc điểm sinh trưởng.............................................................................................. 9 3.3. Đặc điểm sinh sản ...................................................................................................9 3.4. Phân bố và ý nghĩa ..................................................................................................9 4. Tảo giáp .....................................................................................................................9 4.1. Hình thái và cấu tạo ................................................................................................ 9 4.2. Đặc điểm sinh trưởng............................................................................................ 10 4.3. Đặc điểm sinh sản .................................................................................................10 4.4. Phân bố và ý nghĩa ................................................................................................ 10 5. Tảo lục .....................................................................................................................10 5.1. Hình thái và cấu tạo .............................................................................................. 10 5.2. Đặc điểm sinh trưởng............................................................................................ 10 5.3. Đặc điểm sinh sản .................................................................................................10 5.4. Phân bố và ý nghĩa ................................................................................................ 10 6. Quy trình kỹ thuật xác định thực vật nổi .................................................................10 6.1. Quy trình kỹ thuật thu và cố định mẫu thực vật nổi .............................................10 6.2. Quy trình kỹ thuật phân tích định tính mẫu thực vật nổi ......................................11 6.3. Quy trình kỹ thuật phân tích định lượng mẫu thực vật nổi...................................12 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ..................................................................................15 1. Câu hỏi: ....................................................................................................................15 Câu 4. Phân tích về hình thái và cấu tạo của tảo lam. ................................................15 Câu 5. Mô tả về sự phân bố và ý nghĩa của tảo lam. ...................................................15 Câu 6. Phân tích về hình thái và cấu tạo của tảo khuê. ..............................................15 Câu 7. Mô tả về sự phân bố và ý nghĩa của tảo khuê. .................................................15 Câu 8. Phân tích về hình thái và cấu tạo của tảo lục. .................................................15 Câu 9. Mô tả về sự phân bố và ý nghĩa của tảo lục. ....................................................15 2. Bài tập thực hành: ....................................................................................................15 D. Ghi nhớ: ..................................................................................................................15 Tài liệu tham khảo: ......................................................................................................16 Bài 3 ............................................................................................................................. 17 ĐỘNG VẬT NỔI.........................................................................................................17 Mã bài: 03 ....................................................................................................................17 A. Nội dung chính ........................................................................................................17 1. Ngành động vật nguyên sinh (Protozoa) .................................................................17 1.1. Hình dạng và kích thước .......................................................................................17 1.2. Dinh dưỡng và tiêu hóa.........................................................................................17 1.3. Hô hấp ...................................................................................................................18 1.4. Bài tiết ...................................................................................................................18 1.5. Sinh sản .................................................................................................................18 1.6. Sinh thái và vai trò ................................................................................................ 18 2. Lớp trùng bánh xe (Rotatoria) .................................................................................19 2.1. Hình thái và cấu tạo .............................................................................................. 19 2.2. Thức ăn và phương thức bắt mồi ..........................................................................19 2.3. Hệ hô hấp ..............................................................................................................19 2.4. Hệ tiêu hóa ............................................................................................................19 2.5. Điều hòa áp suất thẩm thấu và bài tiết ..................................................................19 2.6. Sinh sản .................................................................................................................19 2.7. Vai trò và phân bố .................................................................................................19 2.8. Phân loại một số loài thường gặp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ........20 3. Bộ giáp xác râu ngành ............................................................................................. 20 4. Giáp xác chân chèo ..................................................................................................20 4.1. Hình thái và cấu tạo .............................................................................................. 20 4.2. Vận động ...............................................................................................................20 4.3. Dinh dưỡng ...........................................................................................................20 4.4. Sinh sản .................................................................................................................21 4.5. Chu kỳ phát triển...................................................................................................21 4.6. Vai trò và phân bố .................................................................................................21 5. Quy trình kỹ thuật xác định động vật nổi ................................................................ 21 5.1. Quy trình kỹ thuật thu và cố định mẫu động vật nổi ............................................21 5.2. Quy trình kỹ thuật phân tích định tính mẫu động vật nổi .....................................22 5.3. Quy trình kỹ thuật phân tích định lượng mẫu động vật nổi ..................................23 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ..................................................................................23 1. Câu hỏi: ....................................................................................................................23 2. Bài tập thực hành: ....................................................................................................24 C. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:......................................................................24 Tài liệu tham khảo: ......................................................................................................25 Bài 4 ............................................................................................................................. 26 ĐỘNG VẬT ĐÁY .......................................................................................................26 Mã bài: 04 ....................................................................................................................26 A. Nội dung chính ........................................................................................................26 1. Ngành thích ty bào (Ngành ruột khoang – Coelenterata) ........................................26 1.1. Đặc điểm chung ....................................................................................................26 1.2. Vận động và dinh dưỡng.......................................................................................26 1.3. Sinh sản và phát triển ............................................................................................ 26 2. Ngành giun đốt (Annelida) ......................................................................................27 2.1. Đặc điểm chung ....................................................................................................27 2.2. Phân loại và những giống loài thường gặp ...........................................................27 3. Ngành thân mềm (Mollusca) ...................................................................................27 3.1. Hình thái và cấu tạo .............................................................................................. 27 3.2. Phân loại ...............................................................................................................27 4. Ngành chân khớp (hay chân đốt – Arthropoda) ......................................................28 4.1. Hình thái và cấu tạo .............................................................................................. 28 4.2. Phân loại ...............................................................................................................28 5. Ngành da gai (Echinodermata) ................................................................................28 5.1. Đặc điểm chung ....................................................................................................28 5.2. Các nhóm da gai ...................................................................................................28 6. Quy trình kỹ thuật xác định động vật đáy................................................................ 28 6.1. Quy trình kỹ thuật thu và cố định mẫu động vật đáy ...........................................28 6.2. Quy trình kỹ thuật phân tích định tính mẫu động vật đáy ....................................29 6.3. Quy trình kỹ thuật phân tích định lượng mẫu động vật đáy .................................29 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ..................................................................................30 1. Câu hỏi: ....................................................................................................................30 2. Bài tập thực hành: ....................................................................................................30 C. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:......................................................................30 D. Ghi nhớ: ..................................................................................................................30 Tài liệu tham khảo: ......................................................................................................31 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN .....................................................................32 BÀI GIẢNG MÔ DUN Tên mô đun: ĐỘNG THỰC VẬT THỦY SINH Mã mô đun: MĐ10 Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 58 giờ; kiểm tra: 02 giờ). I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học xong các môn học chung. - Tính chất: Đây là mô đun chuyên ngành bắt buộc trình độ cao đẳng nuôi trồng thủy sản. II. Mục tiêu của mô đun: Sau khi học xong mô đun này người học sẽ đạt được: - Về kiến thức: Mô tả được các khái niệm về động thực vật thủy sinh trong thủy vực; Trình bày được các đặc điểm sinh học và vai trò của chúng trong nuôi trồng thủy sản. - Về kỹ năng: Thực hiện được quy trình kỹ thuật thu và phân tích mẫu động thực vật thủy sinh có trong thủy vực. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động thực hiện một cách độc lập quy trình kỹ thuật thu và phân tích mẫu động thực vật thủy sinh có trong thủy vực; tuân thủ và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. III. Nội dung của mô đun: Gồm có các bài sau: Bài 1. Giới thiệu chung về động thực vật thủy sinh Bài 2. Thực vật nổi Bài 3. Động vật nổi Bài 4. Động vật đáy Trang 1 Bài 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG THỰC VẬT THỦY SINH Mã bài: 01 Giới thiệu: Giới thiệu chung về động thực vật thủy sinh là bài học chỉ giới thiệu chung về thực vật nổi, động vật nổi và động vật đáy sống trong môi trường nước, sự đa dạng của chúng cũng như mối quan hệ giữa các loài với nhau, với môi trường sống, đặc biệt giới thiệu những đối tượng cơ bản có vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được các khái niệm về thực vật nổi, động vật nổi và động vật đáy trong thủy vực và nêu được vai trò của chúng trong nuôi trồng thủy sản. - Thực hiện xác định được các loài thực vật nổi, động vật nổi và động vật đáy có trong thủy vực. - Chủ động thực hiện một cách độc lập; tuân thủ đúng các thao tác kỹ thuật xác định loài thực vật và động vật trên. A. Nội dung chính 1. Khái niệm về động thực vật thủy sinh 1.1. Thực vật nổi (Phytoplankton) Là những thực vật bậc thấp (còn gọi là tảo), cơ thể chưa có sự phân hóa thành thân, rễ, lá (những dấu hiệu của thực vật bậc cao) nên cơ thể chúng được gọi chung là tản; cơ thể có chứa sắc tố quang hợp, có khả năng quang tự dưỡng sử dụng năng lượng mặt trời chuyển những chất vô cơ thành dạng đường đơn giản; tản có cấu trúc rất đa dạng: đơn bào, tập đoàn hay đa bào; thường sống ở trong nước ngọt hay nước mặn, trôi nổi tự do trong lớp nước ở trên mặt, cũng có khi sống bám vào đáy hay các giá thể khác ở dưới nước hoặc nằm tự do ở dưới đáy, tham gia vào nhóm sinh vật đáy (benthos); nhiều thực vật nổi còn sống trên cạn (trên đất, đá, thân cây...), sống trên băng tuyết... 1.2. Động vật nổi (Zooplankton) Là tập hợp những động vật sống trong môi trường nước, ở tầng nước trong trạng thái trôi nổi, cơ quan vận động của chúng rất yếu hoặc không có, chúng vận động một cách thụ động và không có khả năng bơi ngược dòng nước. Theo phương thức sống và sự phân bố trong tầng nước mà người ta chia thành các dạng sau: sinh vật nổi sống trên màng nước, sinh vật nổi hiển vi sống trên màng nước và sinh vật nổi sống trong tầng nước. 1.3. Động vật đáy (Zoobenthos) Là tập hợp những động vật không xương sống thủy sinh, sống trên mặt nền đáy; một số loài sống tự do trong tầng nước nhưng cũng có thời gian khá dài (theo tỷ lệ thời gian sống) sống bám vào giá thể hay vùi mình trong tầng đáy thì cũng được xếp vào Trang 2 nhóm động vật đáy; chịu tác động của các yếu tố lý hóa học của nước mà chúng còn chịu tác động trực tiếp với chất đáy. Dựa vào loại hình thủy vực: có sinh vật đáy biển, sinh vật đáy ao, sinh vật đáy hồ; dựa vào kích thước: có sinh vật đáy cỡ lớn (Macrobenthos) > 2 mm; sinh vật đáy cỡ vừa (Mesobenthos) từ 0,1 – 2000 mm, sinh vật đáy cỡ nhỏ < 0,1 mm; dựa vào cấu trúc nền đáy: có sinh vật ưa đáy bùn, ưa đáy cát, ưa cát bùn; dựa vào tập tính sống: có sinh vật sống cố định, sinh vật sống đục khoét, sinh vật bơi, bò ở đáy. 2. Vai trò của động thực vật thủy sinh 2.1. Thực vật nổi Tảo ngoài vai trò là mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn trong thủy vực và giúp cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, tảo còn là nguồn cung cấp oxy chính, làm giảm độ trong của nước, hấp thu muối dinh dưỡng dư thừa, hấp thu chất hữu cơ trong môi trường nước. 2.2. Động vật nổi Trong thủy vực, động vật nổi đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi thức ăn của thủy vực. Ngoài ra, chúng còn là thức ăn quan trọng cho các động vật thủy sản vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao lơ lững trong tầng nước, phù hợp với tập tính dinh dưỡng của đa số loài thủy sản. Động vật nổi luôn gắn bó mật thiết với môi trường nước, những thay đổi về số lượng cũng như thành phần loài sẽ phản ảnh một cách trung thực sự biến đổi của môi trường nước, vì vậy chúng được dùng làm sinh vật chỉ thị sinh học để đánh giá tác động môi trường nước. 2.3. Động vật đáy Là thành phần của mạng thức ăn, thức ăn tự nhiên trong thủy vực; là thành phần trong năng suất sinh học của thủy vực; lọc sạch nước của thủy vực; là sinh vật chỉ thị trong thủy vực. 3. Quy trình kỹ thuật thu và phân tích mẫu động thực vật thủy sinh Bước 1. Chọn điểm thu mẫu Cần khảo sát tình hình địa lý khu vực thu mẫu, nếu khu vực quá rộng cần sử dụng bản đồ với tỷ lệ 1/25.000; Điểm cần được thu mẫu phải đặc trưng cho toàn bộ khu vực, nếu khu vực hay thủy vực có địa hình phức tạp thì ta chọn nhiều mặt cắt; Khi khảo sát các chỉ tiêu sinh học thì cũng phải chú ý đến các yếu tố lý học và hóa học của nước, cũng cần lưu ý đến yếu tố cơ học (thủy vực nước chảy). Bước 2. Chọn thời gian và chu kỳ thu mẫu Thời gian thu mẫu: hàng ngày vào buổi sáng từ 6-10 giờ là thuận lợi nhất; Chu kỳ thu mẫu: tùy theo mục đích nghiên cứu mà định ra chu kỳ thu mẫu cho thích hợp. Cần chú ý các yếu tố liên quan đến sự phát triển của quần xã thủy sinh vật như: chế độ canh tác, thủy triều,…cũng có thể xác định sự phân bố theo độ sâu hay mùa vụ đặt ra chu kỳ thu mẫu. Bước 3. Kỹ thuật thu mẫu Trang 3 - Thu mẫu thực vật nổi: + Thu mẫu định tính: nếu nước sâu < 1,5 m thu theo hình số 8 hay ziczac (ao, hồ), dọc 2 bờ và giữa (sông), nếu nước sâu > 2m thu từ đáy lên; + Thu mẫu định lượng: xác định được thể tích mẫu thu. - Thu mẫu động vật nổi: + Thu mẫu định tính: nếu nước sâu < 1,5 m thu theo hình số 8 hay ziczac (ao, hồ), dọc 2 bờ và giữa (sông), nước sâu > 2m thu từ đáy lên; + Thu mẫu định lượng: xác định được thể tích mẫu thu. - Thu mẫu động vật đáy: + Thu mẫu định tính: thu 5 điểm (4 góc ao và thu giữa ao); + Thu mẫu định lượng: xác định được mật độ cũng như khối lượng động vật đáy có trong thùy vực. Bước 4. Kỹ thuật phân tích mẫu - Phân tích mẫu thực vật nổi: + Phân tích mẫu định tính: xác định thành phần loài thực vật nổi; + Phân tích mẫu định lượng: xác định mật độ cũng như khối lượng thực vật nổi có trong thùy vực. - Phân tích mẫu động vật nổi: + Phân tích mẫu định tính: xác định thành phần loài động vật nổi; + Phân tích mẫu định lượng: xác định mật độ cũng như khối lượng động vật nổi có trong thùy vực. - Phân tích mẫu động vật đáy: + Phân tích mẫu định tính: xác định thành phần loài động vật đáy; + Phân tích mẫu định lượng: xác định mật độ cũng như khối lượng động vật đáy có trong thùy vực. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: Câu 1. Nêu vai trò của thực vật nổi có trong môi trường thủy vực tự nhiên. Câu 2. Nêu vai trò của động vật nổi có trong môi trường thủy vực tự nhiên. Câu 3. Nêu vai trò của động vật đáy có trong môi trường thủy vực tự nhiên. 2. Bài tập thực hành: Bài thực hành 1. Thực hiện quy trình kỹ thuật thu và phân tích mẫu động thực vật thủy sinh. C. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Về kiến thức: mô tả được các khái niệm về thực vật nổi, động vật nổi và động vật đáy trong thủy vực và nêu được vai trò của chúng trong nuôi trồng thủy sản. Trang 4 - Về kỹ năng: thực hiện xác định được các loài thực vật nổi, động vật nổi và động vật đáy có trong thủy vực. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: chủ động thực hiện một cách độc lập; tuân thủ đúng các thao tác kỹ thuật xác định loài thực vật và động vật trên. D. Ghi nhớ: - Quy trình kỹ thuật thu và phân tích mẫu động thực vật thủy sinh. Trang 5 Tài liệu tham khảo: * Tài liệu chính: [1]. Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh, 2013, Giáo trình thực và động vật thủy sinh, Nxb Đại học Càn Thơ. * Tài liệu bổ sung: [2]. Phạm Thanh Hương, 2014, Tài liệu tham khảo (Dạy – Học) Học phần Động vật thủy sinh, Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau. [3]. Dương Trí Dũng, 2000, Giáo trình Đa dạng động vật thủy sinh, Trường Đại học Cần Thơ. [4]. Nguyễn Văn Khôi, 2001, Động vật chí Việt Nam, Phân lớp Chân mái chèo – Copepoda, biển, Quyển số 9, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. Trang 6 Bài 2 THỰC VẬT NỔI Mã bài: 02 Giới thiệu: Bài học này giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn về các đặc điểm sinh học, thành phần giống loài, mật độ các loài thực vật nổi (tảo) trong thủy vực thông qua việc thu và phân tích mẫu nước của thủy vực. Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được các đặc điểm sinh học và vai trò của các ngành tảo trong nuôi trồng thủy sản. - Thực hiện được phương pháp thu mẫu và phân tích định tính, định lượng mẫu tảo trong thủy vực. - Chủ động thực hiện một cách độc lập; tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật thu và phân tích mẫu tảo. A. Nội dung chính 1. Tảo lam 1.1. Hình thái và cấu tạo Tế bào dinh dưỡng của Tảo lam có thể có hình cầu, hình êlíp rộng, hình êlíp kéo dài, hình quả lê, hình trứng, hình kéo dài về một phía, hình thoi, hình ống. Có tế bào đường kính chỉ khoảng 1 micromet (như giống Synechococcus) nhưng cũng có tế bào chiều ngang của sợi vượt quá 30 micromet (như giống Oscillatoria). Vách tế bào dày, gồm 4 lớp, bên ngoài thường hóa nhầy, có khi tạo thành bao chuyên hóa bao xung quanh tế bào hoặc nhóm tế bào; nguyên sinh chất có 2 vùng, vùng ngoài là sắc bào chất, vùng trong là trung bào chất chứa AND; sắc tố có trong chất nguyên sinh gồm diệp lục tố a có màu lục và nhóm carotenoids (có 2 loại là caroten là các hydrocarbon và xanthophyll là các dẫn xuất có chứa O2) có màu vàng, cam hoặc đỏ. 1.2. Đặc điểm sinh trưởng Cũng như sự phát triển chung theo quy luật tăng trưởng của các sinh vật khác, tảo lam cũng trải qua các giai đoạn: thích nghi, logarit, đường thẳng, giảm, ổn định, suy tàn. 1.3. Đặc điểm sinh sản Tảo lam không sinh sản hữu tính, chỉ sinh sản theo hình thức dinh dưỡng bằng cách phân đôi tế bào và tảo đoạn; sinh sản vô tính bằng nội và ngoại bào tử. Tảo lam hình thành bào tử màng dày gọi là bào tử nghỉ (cyst) có khả năng chống chịu điều kiện Trang 7 bất lợi của môi trường, khi gặp môi trường thuận lợi bào tử này sẻ sinh sản và phát triển. 1.4. Khả năng vận động ở tảo lam Tản của nhiều tảo lam có thể cử động. Tản đơn bào của nhiều Chroococcales cử động chậm, còn tản của nhiều Hormogonae cử động rất nhanh: có thể quan sát hoạt động này dưới kính hiển vi với Oscillatoria, Spirulina... thường là hướng về phía ánh sáng (quang hướng động, phototaxic). 1.5. Phân bố và ý nghĩa Tảo lam phân bố rộng ở nước ngọt, lợ và biển, sống trôi nổi hay bám đáy thủy vực. Một số tảo lam sống trên cạn (vỏ cây, đất ẩm,…), số khác sống cộng sinh hay ký sinh bên trong cơ thể sinh vật khác. 2. Tảo mắt 2.1. Hình thái và cấu tạo Phần lớn là dạng đơn bào có roi, thể sắc tố có 3 lớp màng, các phiến sắc tố tập trung thành nhóm 3 phiến, , một số tảo mắt không có thể sắc tố.. Điểm mắt màu đỏ cam nằm tự do trong nguyên sinh chất. Sản phẩm dự trữ là paramylon, có 1 không bào lớn, phần lớn tảo này sống ở nước ngọt. 2.2. Đặc điểm dinh dưỡng - Dinh dưỡng tự dưỡng; - Dinh dưỡng dị dưỡng gồm: thẩm thấu, thực bào và hỗn dưỡng (các mãnh carbon hữu cơ, chất dinh dưỡng vô cơ: phospho, nitrogen). 2.3. Đặc điểm sinh sản Chủ yếu là sinh sản sinh dưỡng qua hình thức phân đôi tế bào theo chiều dọc. Có khả năng tạo bào tử nghỉ khi gặp bất lợi. Có sinh sản hữu tính nhưng rất hiếm. 2.4. Phân bố và ý nghĩa Tảo mắt có khoảng 40 giống hơn 800 loài chủ yếu phân bố ở các thủy vực nước ngọt, nước đứng và bị ô nhiễm, chúng ưa môi trường giàu dinh dưỡng, giàu chất hữu cơ. Một ít loài sống được ở môi trường nước lợ có nồng độ muối dưới 0,5%. Phần lớn tảo mắt có đời sống tự dưỡng nhưng cũng có loài dị dưỡng (không có sắc tố quang hợp) Các váng màu xanh, vàng, đỏ, nâu trong các ao tù thường là váng tảo mắt. 3. Tảo khuê 3.1. Hình thái và cấu tạo Tảo khuê hay còn gọi là tảo silic, tảo cát. Tảo có cấu tạo đơn bào, có thể sống độc lập hay thành tập đoàn tồn tại dưới dạng sợi mảnh, hình quạt, zic-zắc hay hình sao. Điểm đặc trưng của các tế bào tảo khuê là chúng được bao bọc bên trong một thành tế bào được làm bằng silica, được gọi là vỏ tảo cát. Các vỏ này rất đa dạng về hình dạng nhưng chúng thường được cấu tạo bởi hai mặt không đối xứng, có vách ngăn ở giữa. Trang 8 3.2. Đặc điểm sinh trưởng 3.3. Đặc điểm sinh sản Tảo silic sinh sản dinh dưỡng bằng phân đôi tế bào. Trước khi phân chia, nội dung tế bào trương phồng lên đẩy tách hai nắp vỏ. Nhân phân chia và tiếp theo là phân chia nguyên sinh chất. Một túi ngưng kết silic (Lee và cs., 1989) được hình thành giữ vai trò như một khuôn để định hình hình dạng cho một vỏ mới. Mỗi tế bào con sẽ nhận một nắp của tế bào mẹ làm nắp trên còn nắp mới được hình thành là nắp dưới . Nắp tế bào mẹ chỉ có khả năng sử dụng cho tế bào con trong một số lần. Chẳng hạn, ở Stephanopyxis, nắp tế bào mẹ chỉ dược dùng lại cho 6 - 8 thế hệ. Vì các tế bào con chỉ nhận được một nắp của tế bào mẹ và tự tạo thêm nắp mới và nắp mới luôn là nắp dưới nên cứ mỗi lần phân chia, tế bào mẹ sẽ cho ra một tế bào con bằng kích thước của mình và một tế bào có kích thước nhỏ hơn. Do đặc điểm phân chia này mà sau nhiều lần sinh sản, quần thể tảo sẽ có một số tảo có kích thước giảm dần. Khi giảm đến một kích thước tối thiểu - thường bằng khoảng 1/3 kích thước nguyên bản - thì tảo Silic tiến hành quá trình khôi phục kích thước bằng hình thành bào tử sinh trưởng thông qua sinh sản hữu tính. Vào thời kỳ điều kiện môi trường bất lợi như suy kiệt chất dinh dưỡng chẳng hạn, Tảo silic hình thành bào tử nghỉ. 3.4. Phân bố và ý nghĩa Tảo khuê là tảo có lợi, là nguồn thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cao cho tôm, nhất là giai đoạn ấu trùng. Tảo khuê có thể phát triển khi nguồn dinh dưỡng trong ao thấp, tỷ lệ đạm lân N/P lớn hơn 15/1. Khi tảo này chiếm ưu thế thì nước ao sẽ có màu vàng nâu hay vàng lục (màu nước trà). Nhóm thường xuất hiện trong ao bao gồm Cheatoceros sp., Skeletonema sp., Nitzschia sp. và Navicula sp... 4. Tảo giáp 4.1. Hình thái và cấu tạo Là loài tảo sống chủ yếu trong nước mặn. Chủ yếu tồn tại dạng đơn bào, hình sợi, có roi. Nhiều giống được bao phủ bởi một màng cenlullose. Trang 9 4.2. Đặc điểm sinh trưởng 4.3. Đặc điểm sinh sản 4.4. Phân bố và ý nghĩa Là loài tảo sống chủ yếu trong nước mặn. Tảo giáp di chuyển rất nhanh nhờ hệ thống tiên mao xung quanh cơ thể. Trong thủy vực, tảo giáp xuất hiện nhiều thường do nguồn nước cấp từ bên ngoài vào cộng với sự mất cân bằng khoáng đa vi lượng và nền đáy nhiễm bẩn mức độ cao. Màu nâu đỏ là màu xuất hiện khi mật độ tảo giáp cao trong thủy vực (mặt nước xuất hiện váng màu đỏ). Đặc biệt lúc trời nắng gắt tảo này sẽ tập trung nổi trên mặt nước đến khi ánh sáng mặt trời giảm tảo sẽ chìm xuống đáy. Nếu tôm, cá ăn tảo này sẽ không thể tiêu hóa được do vách tế bào của chúng rất cứng, nguy hiểm hơn là làm tắt nghẽn đường ruột tôm, phân bị đứt khúc. Đây cũng là loại tảo làm nước ao phát sáng và dẫn đến hiện tượng nổi đầu nhiều vào ban đêm và sáng sớm. Khi tảo chết sẽ sản sinh khí độc NH3 gây hại thêm cho tôm cá nuôi. 5. Tảo lục 5.1. Hình thái và cấu tạo Hình thái rất khác nhau, có loại đơn bào, có loại thành nhóm (định hình hay phi định hình), có loại dạng sợi, có loại dạng màng, có loại dạng ống... Hầu hết các dạng tảo lục đều có lục lạp. Chúng bao gồm chất diệp lục dạng a và b, khiến chúng có màu xanh lục sáng (giống như các chất nhuộm màu beta-carotene hay xanthophyll), và gắn kết với nhau. Tất cả tảo lục đều có ti thể với lớp mỏng. Ban đầu, loài khuẩn roi điển hình được giữ chặt bởi hệ thống mạng lưới như ngành Thân lỗ, nhưng chúng không còn được thấy trong các loài thực vật có phôi và rong. Khi đó tổ chức của khuẩn roi có khả năng di chuyển. Tảo lục thường có màng tế bào bao gồm cellulose, và màng này phải mở khi phân đôi. 5.2. Đặc điểm sinh trưởng 5.3. Đặc điểm sinh sản Tảo lục là các tổ chức đơn bào nhân thực, cho phép chúng sinh sản theo vòng được gọi là "xen kẽ thế hệ". Sự sinh sản hữu tính được tạo từ sự kết hợp của đồng hình giao phối những tế bào đồng nhất để thụ tinh cho 1 tế bào bất động cỡ lớn (giao tử cái) bằng 1 tế bào khả động nhỏ hơn (giao tử đực). Tuy nhiên, quá trình này sinh ra sự biến dị, đặc biệt nhất trong số các loài tảo lục cơ bản, được gọi là prasinophytes. Tế bào tảo lục đơn bội (bao gồm 1 bản ADN duy nhất của nó) có thể hợp nhất với một tế bào tảo lục khác để tạo thành hợp tử lưỡng bội. Khi trùng roi xanh làm như thế, chúng tạo cầu nối giữa các tế bào, và để lại các thành tế bào rỗng rất dễ thấy bằng kính hiển vi quang học. Quá trình này được gọi là sự tiếp hợp. Các loại tảo lục Ulva đều sinh sản hữu tính, kì trung gian của tế bào lưỡng bội là lúc chuẩn bị giảm phân và sinh ra giao tử đơn bội, và sẽ kết hợp thành các hợp tử. 5.4. Phân bố và ý nghĩa 6. Quy trình kỹ thuật xác định thực vật nổi 6.1. Quy trình kỹ thuật thu và cố định mẫu thực vật nổi Bước 1. Chuẩn bị Trang 10 - Dụng cụ thu và chứa mẫu: lưới thu thực vật nổi kích thước mắt lưới từ 20-25 micromet, xô, can, lọ chứa mẫu, - Hóa chất cố định mẫu: formoline 2 % hoặc dung dịch lugol. - Sổ ghi chép, bút lông, giấy, băng keo dán nhãn; Bước 2. Chọn điểm thu mẫu - Điểm thu mẫu phải đặc trưng cho toàn thủy vực; - Điểm thu phải được khảo sát các yếu tố lý học, hóa học và cơ học (thủy vực nước chảy). Bước 3. Chọn thời gian và chu kỳ thu mẫu - Thời gian thu mẫu: hàng ngày vào buổi sáng từ 6-10 giờ là thuận lợi nhất; - Chu kỳ thu mẫu: chú ý các yếu tố chế độ canh tác, thủy triều hay mùa vụ. Bước 4. Thu và cố định mẫu - Thu mẫu định tính + Xác định thành phần loài thực vật nổi; + Ao sâu > 2m dùng lưới thu thẳng đứng từ đáy lên; + Ao sâu < 1,5 m dùng lưới thu kéo cách mặt nước 15–20 cm theo hình số 8 hay đường Ziczac. - Thu mẫu định lượng + Xác định mật độ tế bào hay khối lượng thực vật nổi; + Dùng xô 20L lấy mẫu nước tại điểm cần thu cho qua lưới thu. - Cố định mẫu định tính giống như mẫu định lượng, sau khi mẫu được thu cho vào can, lọ đựng mẫu, dùng 2-4mL dịch lugol/1000mL nước mẫu hoặc formalin 2% và đánh dấu mẫu (bằng nhãn – etiket), rồi lắc đều mẫu. 6.2. Quy trình kỹ thuật phân tích định tính mẫu thực vật nổi Bước 1. Chuẩn bị - Kính hiển vi, lam, lammen, pipet lấy mẫu, tài liệu hình ảnh các loài. Bước 2. Làm tiêu bản phân tích - Dùng pipet lấy mẫu nhỏ 1 giọt lên lam, đậy lammel lại; - Dùng giấy thấm khô nước trên lam. Bước 3. Xem tiêu bản và xác định thành phần loài - Đặt lam lên bàn kính hiển vi, tìm vật ở thị kính 10 (vặn ốc thứ cấp), điều chỉnh sang thị kính 40 (vặn ốc vi cấp). Bước 4. Định loại thực vật nổi - Dựa vào hình dạng, tên loài trong tài liệu; - Xác định tần số gặp theo Starmach (1955). (+) Rất hiếm (6 lần); Trang 11 (++) Hiếm gặp (7-16 lần); (+++) Gặp vừa (17-30 lần); (++++) Gặp nhiều (31-50 lần); (+++++) Rất nhiều (>50 lần). 6.3. Quy trình kỹ thuật phân tích định lượng mẫu thực vật nổi Bước 1. Chuẩn bị mẫu - Lắc đều chai đựng mẫu trong 30 giây; - Dùng pipet hút 10 micro lít dung dịch mẫu đếm; - Đậy buồng đếm bằng lammel chuyên dụng; - Nhẹ nhàn dùng đầu pipet đặt vào cạnh buồng đếm nơi tiếp giáp với lammel, đẩy nhẹ pitong, dịch huyền phù đi vào buồng đếm nhờ cơ chế mao dẫn; - Buồng đếm được chuẩn bị đúng khi khi chỉ có vùng không gian nằm giữa lá kính và buồng đếm được phủ bởi dịch mẫu đếm, các rãnh chung quanh không bị dính ướt; - Di chuyển nhẹ nhàn khung đếm để dịch mẫu tràn đều vào các khoang. Khi đó, dịch nằm trong khoang có độ dày 0,1 mm; - Đợi vài phút cho tế bào tảo chìm xuống buồng đếm; - Đặt buồng đếm lên kính hiển vi, tìm buồng đếm bằng vật kính 10, đếm ở vật kính 40; Hình. Cách cho mẫu nước vào buồng đếm Bước 2. Xác định số lượng tế bào - Vị trí: tại ô trung tâm của buồng đếm, . Đếm các vị trí màu đỏ tại ô trung tâm và theo đường zig zag, đếm 1 hàng, ghi số liệu 1 lần, đếm càng nhiều ô độ chính xác càng cao; Trang 12 Hình. Vị trí đếm tế bào trên buồng đếm hồng cầu - Nếu lượng tế bào trong 1 ô ít nên đếm toàn bộ buồng đếm (gồm 4 ô vùng màu xanh và ô trung tâm màu đỏ) nhằm tăng độ chính xác mẫu đếm; Hình. Tế bào tảo trên buồng đếm hồng cầu Quy tắc đếm Bước 3. Tính kết quả - Nếu mẫu không cô đặc, mật độ tế bào thấp, đếm toàn bộ 1 mm2 buồng đếm tính như sau: Số lượng (tế bào/ml) = Lượng tế bào đếm được/ Thể tích buồng đếm (0,1 mm3); 1 mm3 = 0,001 cm3 = 0,001 ml = 1 microlit; 0,1 mm3 = 0,0001 cm3 = 0,0001 ml; Nếu mẫu cô đặc, mật độ tế bào dày, chỉ đếm các ô hình chéo (màu đỏ) của ô trung tâm thì tính như sau: Bước 1. Tính trung bình Tính ra số tế bào trung bình trong 1 ô nhỏ (0,25 x 0,25 mm); Bước 2. Tính thể tích Tính thể tích của 1 ô nhỏ (0,25 mm x 0,25 mm x 0,1 mm) = 0,00625 mm3 = 0,00625 microlit = 0,00000625 ml; Bước 3. Tính số tế bào/ml Giả sử có 123.456 tb trong 0,00625 microlit, thì = 123.456 tế bào/0,00000625 ml = 19.752.960.000 tế bào/ml; Bước 4. Tính hệ số pha loãng Trang 13 Nếu mẫu có pha loãng, thì lấy lượng vừa tính được chia hệ số pha loãng; Lưu ý khi sử dụng buồng đếm hồng cầu: - Loại buồng đếm: Có nhiều loại với kích thước lưới đếm khác nhau. Trong 1 buồng đếm cũng có các lưới với kích cỡ khác nhau nên phải biết kích thước lưới và chiều cao buồng đếm (trong tài liệu hướng dẫn kèm theo) nếu không sẽ tính toán sai; - Sử dụng lammel kèm theo: loại này dày hơn lammel tiêu chuẩn 0,15 mm, do đó ít linh hoạt nên không bị ảnh hưởng từ sức căng bề mặt chất lỏng, đảm bảo chiều cao của chất lỏng chính xác; - Các tế bào di chuyển: các tế bào di chuyển rất khó đếm nên phải cố định tế bào; - Vật kính của kính hiển vi: do buồng đếm hồng cầu dày hơn nhiều so với lam bình thường nên có thể làm vật kính của kính hiển vi va chạm với buồng đếm hồng cầu khi tập trung hình ảnh để quan sát; - Số ô vuông cần đếm: nồng độ càng thấp thì số ô vuông cần đếm phải nhiều, nếu không bị lỗi thống kê. Bước 4. Vệ sinh buồng đếm - Dùng hơi xịt sạch buồng đếm sau đó rửa buồng đếm bằng nước sạch; lặp lại thao tác rửa 2 lần, cuối cùng phơi buồng đếm trên giấy thấm. * Lưu ý quy tắc đếm mẫu: - Trong 1 ô nhỏ, các tế bào dính vào đường phân cách (là vạch gồm 3 đường liền kề) bên phải ở dưới không đếm các tế bào dính vào đường phân cách ở trên và bên trái thì đếm. - Đếm 2 lần, nếu kết quả chênh lệch thì đếm lần 3 Trang 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan