Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Giáo trình mô đun chẩn đoán và điều trị học (ngành thú y trình độ cao đẳng)...

Tài liệu Giáo trình mô đun chẩn đoán và điều trị học (ngành thú y trình độ cao đẳng)

.PDF
84
1
87

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỌC NGHỀ: THÚ Y. TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Lưu hành nội bộ) Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… ...........……… của ………………………………….. Bạc Liêu, năm 2019 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình môn học “Chẩn đoán và điều trị học” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh trên vật nuôi. Tài liệu có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất. Giáo trình này là môn học thứ 10 trong chương trình đào tạo cao đẳng nghề Thú y. Môn học này gồm có 8 chương như sau: Chương 1: Khám và chẩn đoán bệnh Chương 2: Trình tự chẩn đoán bệnh Chương 3: Các phương pháp chẩn đoán bệnh Chương 4: Khám toàn thân Chương 5: Khám chi tiết bộ máy (cơ quan) Chương 6: Nguyên tắc điều trị Chương 7: Phương pháp điều trị Chương 8: Liệu pháp điều trị …………., ngày……tháng……năm 2019 3 MỤC LỤC Bài mở đầu. Đại cương về chẩn đoán và điều trị bệnh thú y ................................. 9 1. Khái niệm về bệnh ................................................................................................... 9 2. Đại cương về điều trị bệnh ....................................................................................... 9 3. Các phương pháp điều trị ......................................................................................... 12 4. Phân loại điều trị ...................................................................................................... 13 5. Truyền máu và tiếp dung dịch ................................................................................. 14 6. Điều trị bằng kích thích phi đặc hiệu ....................................................................... 15 Chương 1: Khám và chẩn đoán bệnh . ................................................................... 16 1. Tầm quan trọng của công tác khám bệnh và chẩn đoán .......................................... 16 2. Các phương pháp khám bệnh ............................................... ................................... 16 3. Từ khám bệnh đi tới chẩn đoán .......... ..................................................................... 18 4. Bệnh án .......................... .......................................................................................... 18 Chương 2: Trình tự khám bệnh . .............................................................................. 22 1. Khái niệm triệu chứng và thu thập triệu chứng . ...................................................... 22 2. Đánh giá, phân loại các triệu chứng ... ..................................................................... 23 3. Hội chứng . ................................................................................................................ 23 4. Chẩn đoán ................................................................................................................ 24 5. Tiên lượng ................................................................................................................ 25 6. Xác định cơ quan, bộ phận bệnh ...................... ........................................................ 25 Chương 3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh ........................................................ 27 1. Các phương pháp lâm sàng ............................................................. ......................... 27 2. Các phương pháp cận lâm sàng ................... ............................................................ 29 2.1. Nhận định hình thái ............................................................................................... 29 2.2. Nhận định tổn thương, giải phẫu bệnh học ................... ........................................ 30 2.3. Tìm tác nhân gây bệnh ..................................................... ..................................... 30 2.4. Thăm dò chức năng ............................................................................................... 30 Chương 4. Khám toàn thân ......................................................... ............................. 31 1. Hỏi bệnh ................................................................................................................... 31 2. Khám bệnh ....................................................................................... ........................ 32 2.1. Khám niêm mạc ...................................................................... .............................. 32 2.2. Khám lông ........................................................................................... ................. 33 2.3. Khám da ................................................................................. ............................... 34 4 2.4. Kiểm tra thân nhiệt .................................................................. ............................. 37 2.5. Khám hạch lâm ba ........................................... ..................................................... 40 Chương 5. Khám chi tiết bộ máy ........................................ ..................................... 45 1. Khám bộ máy tiêu hóa ............................................................................................. 45 2. Khám bộ máy hô hấp ............................................................................................... 57 3. Khám bộ máy tim mạch ........................................................................................... 67 4. Khám bộ máy tiết niệu ............................................................................................. 70 5. Khám bộ máy vận động ........................................................................................... 73 Chương 6. Nguyên tắc điều trị .................................................................................. 74 1. Nguyên tắc sinh lý ................................................................................................... 75 2. Chủ động tích cực .................................................................................................... 75 3. Điều trị tổng hợp ...................................................................................................... 75 4. Điều trị cá thể . .......................................................................................................... 75 Chương 7. Phương pháp điều trị .............................................................................. 76 1. Điều trị triệu chứng .................................................................................................. 77 2. Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh ........................................................................ 77 3. Điều trị theo cơ chế sinh bệnh ................................................................................. 77 Chương 8. Liệu pháp điều trị .................................................................................... 79 1. Dùng thuốc ............................................................................................................... 79 2. Thức ăn . ................................................................................................................... 80 3. Vật lý ........................................................................................................................ 80 4. Kích thích không đặc hiệu ....................................................................................... 84 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 86 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Chẩn đoán và điều trị học Mã môn học: MH10 Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề thú y. Môn học được bố trí giảng dạy sau môn Giải phẫu sinh lý, Dược lý thú y, Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi và trước môn học/mô đun chuyên môn nghề. - Tính chất: Chẩn đoán và điều trị học là môn học cơ sở, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, cơ sở kiến thức cho nhiều môn học/mô đun về phòng và trị bệnh cho vật nuôi. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Nhận biết được các khái niệm, nguyên tắc, phương pháp và trình tự chẩn đoán học thú y; + Mô tả được nội dung về đại cương, chẩn đoán bệnh học, phương pháp khám và điều trị bệnh cho vật nuôi. - Kỹ năng: Thực hiện được việc khám, chẩn đoán và điều trị bệnh ở cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu, thần kinh…cho vật nuôi đạt hiệu quả cao. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chủ động trong học tập và nghiên cứu; đảm bảo tính chuyên cần, trách nhiệm và an toàn trong học tập; + Tuân thủ tuyệt đối qui định của Luật Thú y về sử dụng thuốc phòng và trị bệnh cho vật nuôi góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, giữ gìn vệ sinh môi trường. Nội dung của mô đun: 6 Bài mở đầu ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THÚ Y Mã bài: 01 Giới thiệu: Bài này giới thiệu về các thời kỳ của bệnh, đại cương về điều trị bệnh, các phương pháp điều trị bệnh, phân loại điều trị, truyền máu và tiếp dung dịch. Mục tiêu: học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được các thời kỳ của bệnh, các nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh và các phương pháp điều trị bệnh cho vật nuôi; - Thực hiện các phương pháp điều trị bệnh cho vật nuôi hiệu quả và an toàn; - Xác định phương pháp và hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý. Nội dung chính: 1. Khái niệm về bệnh 1.1. Bệnh là gì Bệnh là sự thay đổi về lượng và chất các hoạt động sống của cơ thể do tổn thương cấu trúc và rối loạn chức năng, gây ra do tác hại từ môi trường hoặc từ bên trong cơ thể. 1.2. Các thời kỳ của bệnh 1.2.1. Thời kỳ ủ bệnh Không có biểu hiện lâm sàng nào nhưng ngày nay bằng các biện pháp hiện đại, nhiều bệnh đó được chẩn đoán ngay từ thời kỳ này. Nhiều bệnh quá cấp tính do các tác nhân quá mạnh, có thể không có thời kỳ này (chết do bỏng, điện giật, mất máu quá lớn, các bệnh ở thể quá cấp tính,...). 1.2.2. Thời kỳ khởi phát Xuất hiện một số triệu chứng đầu tiên (khó chẩn đoán chính xác). Ở thời kỳ này xét nghiệm có vai trò rất lớn. 1.2.3. Thời kỳ toàn phát Xuất hiện triệu chứng đầy đủ và điển hình nhất. Tuy nhiên vẫn có những thể không điển hình. 1.2.4. Thời kỳ kết thúc Có thể khác nhau tuỳ bệnh, tuỳ cá thể (khỏi, chết, di chứng, trở thành mạn tính). Tuy nhiên, nhiều bệnh hoặc nhiều thể bệnh có thể thiếu một hay hai thời kỳ nào đó. Ví dụ: bỏng toàn thân, hoặc điện giật không có thời kỳ ủ bệnh. 2. Đại cương về điều trị bệnh 2.1. Khái niệm về điều trị học Khái niệm về điều trị học có liên quan rất mật thiết với sự hiểu biết của con người về nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh. Chính vì vậy, cũng như các khái niệm khác, khái 7 niệm về điều trị luôn thay đổi qua các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử loài người. Ở thời kỳ mông muội: với khả năng tư duy và hiểu biết của con người với thế giới tự nhiên còn hết sức hạn chế, người ta cho rằng vạn vật đều do đấng thần linh, siêu nhiên tạo ra. Do đó, bệnh tật là sự trừng phạt của đấng thần linh, là sự quấy phá, ám ảnh của ma tà, quỷ quái. Chính vì vậy, quan niệm về điều trị ở thời kỳ này là tế lễ, cúng khấn và cầu xin các đấng thần linh hoặc nhờ các đấng thần linh xua đuổi tà ma để ban cho được khỏi bệnh. Đây là những quan niệm duy tâm hết sức sai lầm về các vật và các hiện tượng trong tự nhiên cũng như về bệnh. Quan niệm này hiện nay vẫn còn tồn tại ở một số các thôn bản của các vùng miền núi, hoặc một bộ phận dân cư trong các xó hội văn minh. Đến thời kỳ văn minh cổ đại: con người đó biết sản xuất và sử dụng các công cụ lao động bằng kim loại, từ đó với các trực quan của mình người Trung Quốc cổ đại đó cho rằng: Vạn vật trong tự nhiên đều được cấu thành 5 nguyên tố (kim, mộc, thuỷ, hoả thổ). Các mối quan hệ này nằm trong mối tương sinh hoặc tương khắc ràng buộc lẫn nhau và cùng nhau tồn tại. Bệnh tật là sự mất cân bằng giữa các mối quan hệ này. Từ đó người ta cho rằng điều trị là lập lại mối cân bằng giữa các yếu tố này bằng cách kích thích mặt yếu (bổ) và áp chế mặt mạnh (tả). Ở thời kỳ hiện đại: Khi trình độ khoa học đó có những bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, con người đó có những hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn về bệnh nguyên học và sinh bệnh học thì quan niệm về điều trị cũng chuẩn xác và khoa học hơn. Và từ đó người ta đưa ra những khái niệm về điều trị học có tính khoa học. Điều trị học là môn học nhằm áp dụng những phương pháp chữa bệnh tốt nhất, an toàn nhất tác động đối với cơ thể bệnh để làm cho cơ thể đang mắc bệnh nhanh chóng hồi phục trở lại bình thường và mang lại sức khoẻ và khả năng làm việc, như: + Dùng thuốc (như dùng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn, bổ sung canxi, phospho và vitamin D trong bệnh mềm xương và còi xương,...). + Dùng hoá chất (như dùng xanh methylen trong điều trị trúng độc HCN, dùng Na2SO4 hoặc MgSO4 trong tẩy rửa ruột ở bệnh viêm ruột hay trong chướng hơi dạ cỏ, tắc nghẽn dạ lá sách). + Dùng lý liệu pháp (như dùng ánh sáng, dùng nhiệt, dùng nước, dung dòng điện,...). + Điều tiết sự ăn uống và hộ lý tốt (như trong bệnh xeton huyết phải giảm thức ăn chứa nhiều protein, lipit và tăng thức ăn thô xanh, trong bệnh viêm ruột ỉa chảy phải giảm thức ăn xanh chứa nhiều nước và thức ăn tanh,...). 2.2. Những nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh 2.2.1. Nguyên tắc sinh lý + Điều chỉnh khẩu phần thức ăn (ví dụ: trong chứng xeton huyết phải tăng lượng gluxit và giảm lượng protein, lipid trong khẩu phần thức ăn; trong bệnh viêm ruột ỉa chảy phải giảm khẩu phần thức ăn xanh nhiều nước và thức ăn tanh,...). + Tạo điều kiện tiểu khí hậu thích hợp (ví dụ: trong bệnh cảm nóng, cảm nắng phải 8 để gia súc nơi thoáng và mát). + Giảm bớt kích thích ngoại cảnh (ví dụ: trong bệnh uốn ván, chó dại thì phải tránh ánh sáng, nước, các kích thích tác động mạnh) + Tìm mọi biện pháp để tăng sức đề kháng cơ thể, tăng cường sự bảo vệ của da và niêm mạc (bằng dùng vitamin A, vitamin C), tăng cường thực bào của bạch cầu, tăng sự hình thành kháng thể, tăng sự giải độc của gan và thận,... 2.2.2. Nguyên tắc chủ động tích cực Theo nguyên tắc này đòi hỏi người thầy thuốc phải thấm nhuần phương châm “chữa bệnh như cứu hoả”. Tức là phải: + Khám bệnh sớm + Chẩn đoán bệnh nhanh + Điều trị kịp thời + Điều trị liên tục và đủ liệu trình + Chủ động ngăn ngừa những diễn biến của bệnh theo các chiều hướng khác nhau (Ví dụ: trong bệnh chướng hơi dạ cỏ sẽ dẫn tới tăng áp lực xoang bụng và chèn ép phổi làm cho gia súc ngạt thở mà chết. Do vậy, trong quá trình điều trị cần theo dõi sự tiến triển của quá trình lên men sinh hơi trong dạ cỏ. + Kết hợp các biện pháp điều trị để thu được hiệu quả điều trị cao. Ví dụ: trong bệnh viêm phổi ở bê, nghé có thể dùng một trong các biện pháp điều trị sau: - Dùng kháng sinh tiêm bắp kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực và các thuốc điều trị triệu chứng. - Dùng kháng sinh kết hợp với Novocain ở nồng độ 0,25- 0,5% phong bế hạch sao. Trong 2 phương pháp này thì phương pháp phong bế có hiệu quả điều trị và hiệu quả kinh tế cao nhất. Do vậy ta nên chọn phương pháp điều trị thứ hai. 2.2.3. Nguyên tắc điều trị tổng hợp Cơ thể là một khối thống nhất và chịu sự chỉ đạo của hệ thần kinh. Do vậy, khi một khí quan trong cơ thể bị bệnh đều ảnh hưởng đến toàn thân. Cho nên trong công tác điều trị muốn thu được hiệu quả cao chúng ta không chỉ dùng một loại thuốc, một biện pháp, điều trị cục bộ đối với cơ thể bệnh mà phải dùng nhiều loại thuốc, nhiều biện pháp, điều trị toàn thân. Ví dụ: trong bệnh viêm ruột ỉa chảy do nhiễm khuẩn ở gia súc. Ngoài việc dùng thuốc diệt vi khuẩn còn phải dùng thuốc nâng cao sức đề kháng, trợ sức, trợ lực, bổ sung các chất điện giải cho cơ thể kết hợp với chăm sóc hộ lý tốt. Trong bệnh bội thực dạ cỏ, ngoài biện pháp dùng thuốc làm tăng nhu động dạ cỏ còn phải dùng thuốc làm nhóo thức ăn trong dạ cỏ, trợ sức, trợ lực và tăng cường giải độc cho cơ thể còn phải làm tốt khâu hộ lý chăm sóc (cụ thể: để gia súc ở tư thế đầu cao đuôi thấp, xoa bóp vùng dạ cỏ thường xuyên). 2.2.4. Nguyên tắc điều trị theo từng cá thể 9 Cùng một loại kích thích bệnh nguyên, nhưng đối với từng cơ thể thì sự biểu hiện về bệnh lý có khác nhau (sự khác nhau đó là do sự phản ứng của từng cơ thể và do cơ năng bảo vệ, loại hình thần kinh của mỗi con vật có khác nhau). Do vậy trong điều trị cần phải chú ý tới trạng thái của từng con bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, tránh trường hợp dùng một loại thuốc cho một loại bệnh, một loại thuốc cho tất cả các loại con bệnh khác nhau mà không qua khám bệnh, tránh trường hợp nghe bệnh rồi kê đơn. Sử dụng thuốc nào hoặc một phương pháp điều trị nào, trước hết phải chú ý đến vấn đề an toàn (trước hết phải không có hại). Từ lâu đời nay nó vẫn là một phương châm hàng đầu mỗi khi tiến hành điều trị. Tất nhiên trong điều trị đôi khi cũng có thể xảy ra những biến chứng hoặc những tác dụng phụ không mong muốn, nhưng phải lường trước và phải hết sức hạn chế sự xuất hiện của chúng ở mức tối đa cho phép và phải có sự chuẩn bị đối phó khi chúng xuất hiện. Mỗi khi tiến hành điều trị cho bất cứ con bệnh nào, phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Cho thuốc gì phải dựa trên cơ sở chẩn đoán bệnh chính xác và toàn diện, phân biệt bệnh chính và bệnh phụ, nguyên nhân và triệu chứng, thể bệnh và biến chứng, cơ địa và hoàn cảnh của con bệnh. Điều này làm được tốt hay không là tuỳ thuộc vào độ chuyên môn của người thầy thuốc, kiến thức và bệnh học, kinh nghiệm hành nghề của từng người. Chất lượng điều trị phụ thuộc phần lớn vào độ chính xác của chẩn đoán, sự theo dõi sát sao của người thực hiện y lệnh và khả năng đánh giá tiên lượng bệnh của thầy thuốc. Ví dụ: Trong bệnh bội thực dạ cỏ thuốc có tác dụng làm tăng nhu động dạ cỏ mạnh nhất là pilocarpin, nhưng ở gia súc có chửa thì không dùng được (vì nó sẽ gây sẩy thai). Cho nên, để không gây sẩy thai và con vật vẫn khỏi bệnh thì người bác sĩ phải trực tiếp khám bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. 3. Các phương pháp điều trị 3.1. Điều trị bằng thuốc - Thuốc lấy nguyên liệu từ thảo mộc - Thuốc sản xuất từ hoá chất - Thuốc lấy nguyên liệu từ động vật - Thuốc có nguồn gốc hormon - Thuốc có nguồn gốc từ nấm - Các vitamin 3.2. Điều trị bằng vật lý Điều trị vật lý là một chuyên khoa trong y học dùng các yếu tố vật lý để phòng và chữa bệnh. Các phương pháp này xuất hiện đó lâu đời. Vận động thể lực dưới dạng Yoga, võ thuật, khí công đó có từ rất sớm, từ 4000 đến 5000 năm. Châm cứu có trước công nguyên tới trên 2000 năm. Người Ai Cập cổ xưa đó dùng cách "phơi nắng" và "ngâm bùn" ở sông Nil để chữa bệnh. Người Hy Lạp cổ xưa ưa chuộng thể dục thể thao, phòng và chữa bệnh. Các phương pháp nhiệt và nước rất thịnh hành ở những thế kỷ đầu công nguyên. 10 Các phương pháp điều trị bằng vật lý thường dùng là: - Điều trị bằng ánh sáng - Điều trị bằng dòng điện 3.3. Điều trị bằng xoa bóp Vận động là một biện pháp phòng bệnh và điều trị, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, bao gồm: xoa bóp, vận động và điều trị cơ học. Xoa bóp là cách dùng những động tác của tay tác động trên cơ thể con bệnh với mục đích điều trị (ví dụ: xoa bóp vùng dạ cỏ khi dạ cỏ bị bội thực; xoa bóp những nơi bị liệt trên cơ thể). Vận động có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ mọi hoạt động của cơ thể, không riêng gì đối với cơ bắp mà còn có tác dụng duy trì và tái lập lại hằng định nội môi tốt nhất (ví dụ. trong bệnh liệt dạ cỏ, bệnh bội thực dạ cỏ cần phải cho gia súc vận động nhiều lần trong ngày) 3.4. Điều trị bằng nhiệt độ Các phương pháp sử dụng nóng (chườm nóng, ngâm nước nóng) gây phản ứng gión mạch. Tuỳ mức độ kích thích mà phản xạ này sẽ chỉ có tác dụng khu trú tại chỗ đặt, kích thích nóng hay lan rộng ra một bộ phận của cơ thể theo kiểu phản xạ đứt đoạn hay lan rộng ra toàn thân. Chườm nóng có tính chất an thần và điều hoà các rối loạn chức năng hệ thần kinh, giảm nhẹ đau và co thắt cơ. 4. Phân loại điều trị 4.1. Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh Loại điều trị này hay được sử dụng, nhất là trong thú y. Vì đối tượng bệnh là gia súc, hơn nữa chủ của bệnh súc không quan tâm và theo dõi sát gia súc nên việc chẩn đoán đúng bệnh ngay từ đầu là rất khó. Do vậy, để hạn chế sự tiến triển của bệnh và nâng cao sức đề kháng của con vật trong thời gian tìm nguyên nhân gây bệnh, người ta phải điều trị theo triệu chứng lâm sàng thể hiện trên con vật. 4.2. Điều trị theo triệu chứng Loại điều trị này thu được hiệu quả điều trị và hiệu quả kinh tế cao nhất. Bởi vì đó xác định một cách chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó dùng thuốc điều trị đặc hiệu đối với nguyên nhân bệnh đó. Ví dụ: Khi xác định gia súc bị trúng độc sắn (HCN), dùng xanh methylen 0,1% tiêm để giải độc. Ví dụ: Khi xác định một vật nuôi mắc bệnh tụ huyết trùng, dùng Streptomycin hoặc kanamycin để điều trị. 4.3. Điều trị theo cách sinh bệnh Đây là loại điều trị nhằm cắt đứt một hay nhiều giai đoạn gây bệnh của bệnh để đối phó với sự tiến triển của bệnh theo các hướng khác nhau. Ví dụ: Trong bệnh viêm phế quản phổi (quá trình viêm làm cho phổi bị sung huyết và tiết nhiều dịch viêm đọng lại trong lòng phế quản gây trở ngại quá trình hô hấp dẫn đến gia súc khó thở, nước mũi chảy nhiều, ho). Do vậy, khi điều trị ngoài việc dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn còn dùng thuốc giảm ho và giảm dịch thấm xuất để tránh hiện tượng viêm lan rộng. 11 5. Truyền máu và tiếp dung dịch 5.1. Truyền máu Đây là một trong các phương pháp điều trị bổ sung, nhằm bổ sung máu, nước và các chất điện giải mà cơ thể đó bị mất trong các trường hợp bệnh lý. 5.1.1. Khái niệm về truyền máu Truyền máu là đem máu của người hay động vật cho máu vào hệ tuần hoàn của người hay động vật nhận máu với mục đích là bù vào khối lượng máu đó mất hoặc đem lại những yếu tố mới để chữa bệnh (Hồng cầu, bạch cầu, globulin,...). 5.1.2. Ý nghĩa của việc truyền máu + Bổ sung một lượng máu bị mất trong chảy máu cấp, hay trong trường hợp hồng cầu bị phá vỡ nhiều, trong trường hợp nhiễm trùng máu. Do đó, làm tăng áp suất thẩm thấu của máu và làm tăng lưu lượng máu ở mao quản. Vì vậy, duy trì được huyết áp bình thường cho cơ thể. + Cầmmáu: trong máu đó có sẵn những yếu tố làm đông máu (Fibrinogen, prothrombin, canxi, tiểu cầu,...). Vì vậy, giúp cho quá trình đông máu của cơ thể nhanh chóng trở lại bình thường. + Tạo huyết cầu: Máu có nhóm Hem. Do vậy, máu có tác dụng cung cấp Hemoglobin cho cơ thể tạo huyết cầu mới. + Chống nhiễm trùng và giải độc: Nó cung cấp kháng thể, lượng huyết cầu mới tăng cường tuần hoàn. Do vậy, quá trình giải độc được tăng cường. 5.2. Truyền dịch Trong điều trị bệnh cho gia súc ốm, việc truyền máu thường rất hiếm (chỉ sử dụng với các gia súc quý). Nhưng việc dùng các dung dịch để truyền cho con vật ốm là rất cần thiết và thường dùng, vì nó góp phần quan trọng để nâng cao hiệu quả điều trị. 5.2.1. Các dung dịch thường dùng trong điều trị bệnh cho gia súc Dung dịch muối đẳng trương (nước muối sinh lý 0,9%): dùng trong các trường hợp khi cơ thể mất máu cấp tính, viêm ruột ỉa chảy cấp, nôn mửa nhiều). Tiêm dưới da hoặc truyền vào tĩnh mạch. Liều lượng tuỳ thuộc vào mục đích điều trị. Dung dịch muối ưu trương (NaCl 10%): có tác dụng làm tăng cường tuần hoàn cục bộ và phá vỡ tiểu cầu. Do vậy, dung dịch này thường được dùng trong các trường hợp (liệt dạ cỏ, nghẽn dạ lá sách, chảy máu mũi, tích thức ăn trong dạ cỏ). Tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Liều lượng (ĐGS: 200-300 ml/con/ngày; bê, nghé: 100-200 ml/con/ngày; chó, lợn: 20-30 ml/con/ngày). Dung dịch Glucoza ưu trương (10-40%): dùng trong trường hợp khi gia súc quá yếu, tăng cường giải độc cho cơ thể (khi cơ thể bị trúng độc), tăng cường tiết niệu và giảm phù. Tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Liều lượng tuỳ theo mục đích điều trị. Dung dịch Glucoza đẳng trương (5%): dùng trong trường hợp khi cơ thể bị suy nhược và mất nước nhiều. Tiêm dưới da hoặc tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Liều lượng tuỳ theo mục đích điều trị. 12 Dung dịch Oresol: dùng trong trường hợp bệnh làm cơ thể bị mất nước và chất điện giải. Cho uống. Liều lượng tuỳ theo mục đích điều trị. Dung dịch Ringerlactat: dùng trong trường hợp bệnh làm cơ thể bị mất nước và chất điện giải. Tiêm dưới da hoặc tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Liều lượng tùy theo mục đích điều trị. 5.2.2. Phương pháp truyền dịch Dụng cụ dùng cho truyền dịch: bộ dây truyền và chai dịch truyền. Phương pháp truyền dịch: trước tiên cắm bộ dây truyền vào chai dịch truyền, sau đó lấy máu ở tĩnh mạch rồi đưa dịch truyền vào cơ thể. Một số chú ý trong khi truyền dịch: + Dung dịch truyền phải được lọc kỹ và phải được khử trùng tốt. + Tránh bọt khí ở dây truyền dịch. + Nhiệt độ dung dịch truyền phải bằng nhiệt độ cơ thể. + Tốc độ truyền dịch tuỳ thuộc vào trạng thái cơ thể (Nếu trạng thái cơ thể yếu thì truyền dịch với tốc độ chậm). + Chuẩn bị các thuốc cấp cứu: Có thể dùng một trong các loại thuốc sau: (Cafeinnatribenzoat 20%, Long nóo nước 10%, Adrenalin 0,1%, canxi clorua 10%). + Theo dõi con vật trong khi truyền dịch và sau khi truyền dịch 30 phút. 6. Điều trị bằng kích thích phi đặc hiệu Điều trị bằng kích thích phi đặc hiệu tức là người ta dùng protein lạ đưa vào cơ thể nhằm mục đích nâng cao sức đề kháng của cơ thể, nó không có tác dụng tiêu diệt đối với các loại bệnh nguyên nào và người ta thường dùng. - Protein liệu pháp - Huyết liệu pháp CÂU HỎI LÝ THUYẾT 1. Trình bày các thời kỳ của bệnh? 2. Trình bày nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh? 3. Trình bày phương pháp điều trị bệnh cho vật nuôi? + Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng trắc nghiệm. + Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Trình bày phương pháp điều trị bệnh cho vật nuôi hiệu quả và an toàn. Ghi nhớ: - Trình bày được các thời kỳ của bệnh, các nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh và các phương pháp điều trị bệnh cho vật nuôi; - Thực hiện các phương pháp điều trị bệnh cho vật nuôi hiệu quả và an toàn; - Xác định phương pháp và hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý. 13 Chương 1 KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH Mã chương: 02 Giới thiệu: Bài này giới thiệu về tầm quan trọng của công tác khám bệnh và chẩn đoán cả về mặt chuyên môn, khoa học và chính trị; cách tiến hành công tác khám bệnh và chẩn đoán trong ngành thú y phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam chúng ta. Ngoài ra nội dung của chương cũng dành một phần giới thiệu sơ qua nội dung của công tác khám bệnh cũng như một số nguyên tắc cần phải tôn trọng trong chẩn đoán. Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên chuyên ngành thú y và chăn nuôi thú y sẽ được cung cấp những kiến thức về tầm quan trọng của công tác khám bệnh và chẩn đoán, cách chuẩn nơi khám bệnh, dụng cụ khám bệnh, gia súc khám bệnh. Ngoài ra, nội dung của chương cũng nhằm giáo dục sinh viên những tác phong và đức tính cần phải rèn luyện trong suốt quá trình học để sau này trở thành một thầy thuốc thú y có trình độ tay nghề cao và có lương tâm nghề nghiệp. Nội dung chính: 1. Tầm quan trọng của công tác khám bệnh và chẩn đoán Khám bệnh là một khâu quan trọng, có lẽ là khâu chủ yếu trong công tác của bác sĩ điều trị vì nó quyết định khá nhiều cho sự thành công hay thất bại của công tác điều trị: công tác khám bệnh có được làm tốt mới phát hiện được đúng và đầy đủ các triệu chứng để có thể làm được một chẩn đoán thật chính xác và đầy đủ, rồi từ đó mới định được tiên lượng, cách điều trị và phòng bệnh đúng đắn. Đây là một công tác: - Khoa học: ngoài kiến thức thú y học mà tất cả các thầy thuốc bắt buộc phải có đầy đủ, còn phải có một quan niệm biện chứng cơ thể là một khối thống nhất trong đó mỗi bộ phận đều có liên quan hữu cơ với nhau, vì thế không chỉ khám đơn độc bộ phận có bệnh mà luôn luôn phải khám toàn bộ cơ thể. - Kỹ thuật: phải theo đúng quy tắc khám và kỹ thuật khám mới phát hiện được đúng triệu chứng. - Chính trị: cách khám bệnh kỹ lưỡng tỉ mỉ của thầy thuốc ngoài việc giúp thầy thuốc phát hiện đúng bệnh còn củng cố lòng tin cậy của chủ gia súc, giúp họ tin tưởng vào việc điều trị cho bệnh súc của họ và giữ được uy tín cho bản thân. Ngày nay mặc dù các phương pháp cận lâm sàng tiến bộ và phát triển rất mạnh, nhưng vai trò của khám bệnh lâm sàng vẫn quan trọng vì nó cho hướng chẩn đoán để từ đó có chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, tránh tình trạng làm tràn lan, không làm những xét nghiệm cần thiết. Vậy công tác khám bệnh nên tiến hành như thế nào? 2. Cách tiến hành công tác khám bệnh 2.1. Nơi khám 14 Cần phải: - Sạch sẽ, thoáng khí nhưng tránh gió lùa. - Ấm áp, nhất là về mùa rét. - Có đủ ánh sáng. - Kín đáo, tránh ồn ào Thực trạng ngành thú y của chúng ta hiện nay không phải lúc nào cũng có được điều kiện như vậy. 2.2. Phương tiện Ngoài các bàn ghế cần thiết cho thầy thuốc và giường thăm bệnh hay giá cố định để khám bệnh súc, nơi khám cần được trang bị một số phương tiện tối thiểu là: - Ống nghe bệnh. - Máy đo huyết áp. - Nhiệt kế - Búa gõ - Búa phản xạ và kim: để khám về thần kinh. - Găng tay hoặc bao ngón tay cao su: để khám trực tràng hoặc âm đạo khi cần thiết. - Dao phẫu thuật, kim khâu, chỉ khâu, kim chọc dò, các dụng cụ lấy mẫu (lamen, hộp lồng, túi nilon, ống đựng huyết thanh, xilanh và kim tiêm các loại) - Nếu có thêm một đèn pin để kiểm tra phản xạ đồng tử khi cần thiết thì càng tốt. Về mặt thuốc men cần chuẩn bị sẵn một số loại thông dụng: - Thuốc cấp cứu : Adrenalin, cafein - Dung dịch truyền : đường glucose, ringer lactate, NaCl - Thuốc giảm đau : Novocain, Lidocain - Thuốc an thần : Aminagin, Anagin - Thuốc cầm máu : Vitamin K, adrenocine - Các dung dịch sát trùng như cồn Iod, cồn 70, thuốc tím,… 2.3. Thầy thuốc Cần lưu ý đến cách ăn mặc: áo quần bẩn thỉu, móng tay dài, bẩn, đầu tóc rối bù sẽ làm giảm sự tin tưởng của chủ gia súc đối với thầy thuốc rất nhiều. Thái độ cần phải thân mật, niềm nở để chủ gia súc dễ tiếp xúc, dễ thổ lộ những thông tin liên quan. Cần tránh những thái độ kiêu căng, là thầy thuốc “ban ơn” cho họ. Khi khai thác thông tin liên quan nhằm chẩn đoán bệnh từ chủ gia súc cần dùng những từ ngữ dễ hiểu, tránh dùng những danh từ y học mà người thường khó biết (hoàng đản, huyết niệu…) và nhất là cần nhẫn nại: nếu cần thì không ngần ngại hỏi đi hỏi lại hoặc thay đổi cách hỏi để nắm bắt hết ý. Khi khám bệnh cần phải có tác phong nhẹ nhàng, tỉ mỉ, tránh thô bạo, tránh day trở 15 bệnh súc nhiều mà không cần thiết nhất là đối với các ca bệnh nặng. Khi nhận định các triệu chứng cần khách quan và thận trọng: không nên có thành kiến trước, nhất là đối với bệnh súc cũ, thầy thuốc thường dễ có tư tưởng là bệnh cũ tái phát. Cần phải đánh giá đúng mức các triệu chứng, nhất là các triệu chứng chủ quan của bệnh: việc nhận định, phân tích, đánh giá các triệu chứng đó phải dựa trên một cơ sở khoa học. Phải thận trọng khi nói với gia chủ về tình trạng của bệnh súc; nói chung, phải suy nghĩ trước khi nói để không nói những vấn đề gì có thể làm cho họ lo sợ, hoang mang; phải giải thích để nâng đỡ tinh thần, ổn định tư tưởng cho họ yên tâm. Thầy thuốc cũng không nên khoe khoang, nói quá khả năng của mình. 2.4. Gia súc bệnh Cần được khám ở một tư thế thoải mái. Nếu tình trạng sức khoẻ cho phép, nên khám bệnh súc cả cách đi. Cần được cố định hoặc chủ nắm giữ Phải bộc lộ các vùng cần phải khám đối với con vật nhiều lông che phủ. 3. Các phương pháp khám bệnh Sau khi hỏi kỹ phần bệnh sử, việc khám bệnh thường tiến hành: - Khám toàn thân (tổng thể) - Khám cục bộ (bộ máy) 4. Từ khám bệnh đi tới chẩn đoán Các tài liệu lâm sàng và cận lâm sàng nói trên cần được tập hợp lại, phân tích để rồi đi đến những chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt, chẩn đoán nguyên nhân và đánh giá tiên lượng bệnh. Để kết luận chẩn đoán được chính xác thì người khám cần tôn trọng một số nguyên tắc sau đây : Phải dựa vào những triệu chứng của bệnh súc thật cụ thể, thật rõ ràng không ai có thể chối cãi được, lâm sàng cũng như cận lâm sàng. Nên nghĩ trước hết đến những bệnh thường có nhất và phải căn cứ vào những triệu chứng đặc hiệu có giá trị chẩn đoán của bệnh đó. Nên cố gắng tìm một chẩn đoán bệnh có thể bao gồm được tất cả các hội chứng và triệu chứng chính của bệnh súc. Nếu không thể được thì mới được coi như bệnh súc bị 2 hay 3 bệnh cùng một lúc. 5. Bệnh án 5.1. Tác dụng của bệnh án 5.1.1. Tác dụng về chuyên môn Bệnh án và bệnh lịch đều là những tài liệu cần thiết để: - Chẩn đoán bệnh được đúng, - Theo dõi bệnh được tốt và do đó 16 - Áp dụng được kịp thời các phương thức điều trị đúng đắn, - Ngăn chặn được các biến chứng, chóng trả bệnh súc về với gia chủ Và cũng nhờ các tài liệu đó mà sau khi bệnh súc khỏi và ra viện, thầy thuốc có thể tiếp tục theo dõi bệnh súc ngoại trú, chỉ dẫn cho gia chủ các phương pháp dự phòng để bệnh có thể khỏi hẳn không tái phát, không có biến chứng hoặc di chứng hay lây truyền sang gia súc khác. Trong các trường hợp bệnh súc chết và có giải phẫu kiểm tra thi thể, người thầy thuốc mới rút được kinh nghiệm chẩn đoán, điều trị và phục vụ của mình để cải tiến công tác phục vụ mỗi ngày một tốt hơn cho các bệnh súc khác sau này. 5.1.2. Tác dụng về công tác nghiên cứu khoa học Các số liệu Việt Nam, các hình thái lâm sàng đặc biệt của bệnh lý Việt Nam, giá trị chẩn đoán các phương pháp thăm dò mới cũng như tác dụng của các phương pháp trị liệu mới chỉ có thể làm được dựa trên tổng kết các bệnh án, bệnh lịch. 5.1.3. Tác dụng về phương diện hành chính và pháp lý Về phương diện hành chính: các tài liệu đó sẽ giúp ta nắm được số liệu bệnh súc ra vào viện, số ngày nằm viện của bệnh súc, tình hình khỏi bệnh, không khỏi hoặc chết nhiều hay ít để đặt dự trù về thuốc men, lương thực và nhân viên cho đúng, cũng như đặt các chỉ tiêu phấn đấu nâng cao chất lượng điều trị cho sát. Về phương diện pháp lý: bệnh án và bệnh lịch là những tài liệu rất cần thiết cho việc mổ khám, nhất là khi có vấn đề khúc mắc trong cái chết của bệnh súc. 5.2. Nội dung của bệnh án Như trên chúng ta đã thấy, bệnh án và bệnh lịch là những tài liệu ghi chép lại các triệu chứng của bệnh súc. - Triệu chứng lâm sàng: là những triệu chứng thu thập được ngay ở giường bệnh bằng cách hỏi bệnh và khám bệnh (bao gồm chủ yếu nhìn, sờ, gõ, nghe..). - Triệu chứng cận lâm sàng: là các tài liệu thu thập đuợc bằng các phương pháp: + X-quang + Xét nghiệm + Thăm dò bằng dụng cụ hoặc máy móc khác: điện tâm đồ, đo chuyển hoá cơ bản, đo chức năng phổi, soi dạ dày, soi ổ bụng, soi bàng quang… Có một số trường hợp bệnh lý khi điển hình bình thường biểu hiện bằng một số triệu chứng nhất định, những triệu chứng nhất định đó tập hợp lại gọi là hội chứng: hội chứng tràn dịch màng phổi, hội chứng tiêu chảy, hội chứng tắc ruột… Nội dung chủ yếu của các bệnh án là việc ghi chép lại các triệu chứng nói trên cùng với các diễn biến của nó từ khi bệnh súc bắt đầu mắc bệnh cho đến khi bệnh súc đến bệnh viện để có thể được một chẩn đoán sơ bộ về lâm sàng ngay khi bệnh súc vào viện và từ đó có một hướng điều trị thích đáng. 5.2.1. Hỏi bệnh (xem phần khám chung) Mục “hỏi bệnh” làm được chu đáo và tỉ mỉ sẽ giúp cho ta rất nhiều trong hướng 17 khám bệnh và chẩn đoán, thậm chí có những trường hợp "hỏi bệnh” đóng một vai trò chủ yếu trong chẩn đoán lâm sàng. Chúng ta có thể nói rằng tiến hành được tốt việc hỏi bệnh là đi được nửa đoạn trên con đường chẩn đoán bệnh. 5.2.2. Khám bệnh Mục này chủ yếu để ghi chép lại các triệu chứng thực thể phát hiện được bằng các phương pháp lâm sàng nghĩa là bằng “sờ, nhìn, gõ, nghe”. Sẽ có một bài riêng nói về “kỹ thuật khám bệnh”. Việc “hỏi bệnh" chu đáo tỉ mỉ kết hợp với việc khám lâm sàng kỹ lưỡng trong phần lớn trường hợp có thể giúp cho thầy thuốc tập hợp được thành hội chứng và từ đó có được một chẩn đoán sơ bộ về lâm sàng. Từ chẩn đoán sơ bộ đó, mới đề ra mới đề ra các phương pháp cận lâm sàng để: Xác định chẩn đoán (thường viết là ∆ +). Loại trừ một số bệnh khác cũng có một bệnh cảnh lâm sàng tương tự. Thường gọi là chẩn đoán phân biệt (∆ ≠). Xác định nguyên nhân. Đánh giá tương lai của bệnh, gọi là tiên lượng (P). 5.3. Tổng kết hồ sơ bệnh Trong phần này, cần ghi lại: - Các nét chính về triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. - Các phương pháp điều trị chủ yếu. - Các diễn biến chủ yếu của bệnh trong quá trình theo dõi tại bệnh viện. - Kết quả điều trị: tình trạng bệnh súc khi ra viện (hoặc chết) về lâm sàng và cận lâm sàng. Nếu có mổ khám xác chết, phải ghi cả chẩn đoán đại thể và vi thể. Việc tổng kết hồ sơ bệnh làm được tốt sẽ đưa đến một chẩn đoán chính thức (chẩn đoán khi ra viện) thật chính xác và đầy đủ để có thể chỉ dẫn cho gia chủ các phương pháp điều trị và theo dõi tại nhà, phòng bệnh tái phát, có biến chứng hoặc lây truyền sang gia súc khác. Hồ sơ đã tổng kết xong cần phải được lưu trữ tại một phòng hồ sơ. 5.4. Lưu trữ hồ sơ bệnh Lưu trữ hồ sơ là một công tác quan trọng, đảm bảo tốt sẽ giúp rất nhiều cho việc chẩn đoán trong những lần vào viện sau này của bệnh súc cũng như cho công tác nghiên cứu khoa học. Không nên quan niệm đấy chỉ là một công tác hành chính mà đây thực sự là một công tác chuyên môn, cho nên khi phân công cán bộ phụ trách phòng hồ sơ, cần chọn người có trình độ hiểu biết khá về chuyên môn Trong công tác lưu trữ hồ sơ ngoài yêu cầu đảm bảo lưu trữ được đầy đủ và vẹn toàn hồ sơ, không để hư hỏng và mất mát (từ bệnh án, bệnh lịch đến các kết quả của phòng xét nghiệm, biên bản phẫu thuật hoặc mổ xác chết…), phải coi hồ sơ như là một tài sản khác (thuốc men, dụng cụ), cần để ra hai yêu cầu chính: 18 - Đảm bảo việc sưu tầm hồ sơ được nhanh chóng khi cần đến, không phải tìm tòi quá nhiều sổ sách. - Sắp xếp được theo từng loại bệnh để việc làm thống kê bệnh tật được dễ dàng. CÂU HỎI LÝ THUYẾT 1. Vai trò của công tác khám bệnh và chẩn đoán. Tại sao nó được coi là công tác khoa học, kỹ thuật và chính trị? 2. Nêu các bước chuẩn bị khám bệnh? 3. Nêu những yêu cầu chính mà mỗi sinh viên phải tự rèn luyện cho mình trong quá trình thực tập ở lâm sàng? 4. Những nguyên tắc cần phải tôn trọng trong chẩn đoán bệnh? 5. Bệnh án là gì? Bệnh lịch là gì, tác dụng của bệnh án và bệnh lịch? 6. Yêu cầu của bệnh án và bệnh lịch? 7. Nội dung bệnh án và bệnh lịch? 8. Nêu công tác tổng kết hồ sơ bệnh án? 9. Ý nghĩa và yêu cầu của việc lưu trữ hồ sơ bệnh án? + Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng trắc nghiệm. + Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: giải thích được Ghi nhớ - Các bước chuẩn bị khám bệnh; - Yêu cầu của bệnh án và bệnh lịch. 19 Chương 2 TRÌNH TỰ KHÁM BỆNH Mã chương: 03 Giới thiệu: Bài này giới thiệu về Khái niệm triệu chứng và thu thập triệu chứng; đánh giá, phân loại các triệu chứng; hội chứng, chẩn đoán, tiên lượng. Mục tiêu: học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được trình tự khám bệnh; một số khái niệm trong chẩn đoán bệnh; hiểu và nêu được các thuật ngữ chuyên ngành thường dùng. - Đánh giá, phân loại được các triệu chứng; chẩn đoán được các cơ quan, bộ phận bị bệnh để có phác đồ điều trị cụ thể; - Thận trọng, chính xác, an toàn khi tiếp xúc với con vật. Nội dung chính: 1. Khái niệm triệu chứng và thu thập triệu chứng 1.1. Triệu chứng Một quá trình bệnh lý có thể gây ra những rối loạn về cơ năng hay làm thay đổi về hình thái của các khí quan bộ phận trong cơ thể. Những biểu hiện của sự rối loạn đó được gọi là triệu chứng. Vì vậy có thể hiểu: Triệu chứng là những biểu hiện của sự rối loạn về cơ năng, thay đổi về hình thái của các khí quan bộ phận trong cơ thể. Ví dụ: tăng hoặc giảm tần số hô hấp, tần số tim đập; tăng hoặc giảm nhu động của dạ dày, ruột, sốt. Nhiệm vụ của chẩn đoán là phát hiện triệu chứng bệnh. Trong một quá trình bệnh lý, giá trị chẩn đoán của các triệu chứng không giống nhau. Ví dụ: Bệnh uốn ván ở trâu bò có thể xuất hiện các triệu chứng ỉa chảy, sốt cao, bỏ ăn, cơ bị co cứng… Trong đó triệu chứng cơ co cứng là có giá trị nhất vì nó điển hình cho bệnh. Một triệu chứng ở các giai đoạn bệnh lý khác nhau thì ý nghĩa chẩn đoán cũng khác nhau. 1.2. Thu thập triệu chứng 1.2.1. Phân loại theo phạm vi biểu hiện Triệu chứng cục bộ: Là triệu chứng chỉ biểu hiện ở một khí quan, bộ phận nào đó của cơ thể. Ví dụ, âm bùng hơi vùng hõm hông trái của trâu bò trong bệnh chướng hơi dạ cỏ; âm đục ở vùng ngực trong bệnh viêm phổi. Triệu chứng toàn thân: Là triệu chứng xuất hiện do phản ứng của toàn bộ cơ thể đối với nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ: sốt, bỏ ăn, tim đập nhanh, ủ rũ. 1.2.2. Phân loại theo giá trị chẩn đoán 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan