Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Giáo trình dịch tễ học thú y (nghề thú y trình độ cao đẳng)...

Tài liệu Giáo trình dịch tễ học thú y (nghề thú y trình độ cao đẳng)

.PDF
45
1
102

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: DỊCH TỂ HỌC THÚ Y NGHỀ: THÚ Y. TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Lưu hành nội bộ) Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… ...........……… của ………………………………….. Bạc Liêu, năm 2019 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình môn học “Dịch tễ học thú y” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về chẩn đoán, dự đoán sự xuất hiện của dịch bệnh, đề xuất biện pháp khống chế và thanh toán dịch bệnh. Tài liệu có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất. Giáo trình này là môn học thứ 13 trong chương trình đào tạo cao đẳng nghề Thú y. Môn học này gồm có 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về dịch tễ và dịch bệnh Chương 2: Đo lường tần suất của dịch bệnh động vật Chương 3: Dịch tễ học mô tả và phân tích số liệu Chương 4: Giám sát dịch tễ Chương 5: Điều tra ổ dịch …………., ngày……tháng……năm 2019 3 MỤC LỤC Chương 1. Tổng quan về dịch tễ và dịch bệnh ........................................................ 8 1. Dịch tễ học thú y ............ .......................................................................................... 8 1.1. Khái niệm ......................................................................... ..................................... 8 1.2. Phương pháp tiếp cận của dịch tễ ... ...................................................................... 9 1.3. Nội dung nghiên cứu . ............................................................................................ 10 1.4. Các khái niệm cơ bản .... ........................................................................................ 10 1.5. Dịch tễ học phân tử ............................................................................................... 11 1.6. Dịch tễ học phân tử thú y ...................................................................................... 11 2. Dịch bệnh .......................................................................................... ....................... 11 Chương 2. Đo lường tần suất của dịch bệnh động vật ..................... ...................... 18 1. Tầm quan trọng của việc đo lường tần suất bệnh .................. .................................. 18 2. Tỷ số, tỷ lệ, tỷ suất ................................................ ................................................... 18 3. Phương pháp chọn quần thể làm mẫu số ..................... ............................................ 20 4. Đo lường sự xuất hiện bệnh - dịch bệnh ................... ............................................... 20 Chương 3. Dịch tễ học mô tả và phân tích số liệu ................ ................................... 23 1. Tổng quát ............................................................................. .................................... 23 1.1. Dịch tễ học mô tả ........................................................................ .......................... 23 1.2. Các đặc điểm về cá thể ..................................................... .................................... 23 1.3. Các đặc điểm về thời gian ..................................................................................... 24 1.4. Các đặc điểm về không gian ............................................... .................................. 25 1.5. Nhóm/chùm ............................................................. ............................................. 25 2. Chuẩn bị dữ liệu để phân tích ................................................. ................................. 25 3. Phân tích mô tả ............................................................. ........................................... 26 3.1. Mô tả bảng dữ liệu .............................................................. .................................. 26 3.2. Tạo bảng thống kê tóm tắc .................................................................................... 26 3.3. Xác định đặc điểm của các ca bệnh .......................................... ............................ 28 3.4. Tính tần suất bệnh ............................................................... .................................. 28 Chương 4. Giám sát dịch tễ ....................................................................................... 29 1. Định nghĩa ................................................................................................................ 29 2. Mục tiêu và chức năng giám sát dịch tễ ................................................................... 29 3. Nguồn gốc dữ liệu phục vụ giám sát dịch tễ ............................................................ 30 4. Nhiệm vụ thường xuyên của hệ thống giám sát ...... ................................................ 34 4 5. Nội dung hoạt động của hệ thống giám sát ............................................................... 34 Chương 5. Điều tra ổ dịch ..... .................................................................................... 35 1. Ổ dịch ............................................................ ........................................................... 36 2. Điều tra xử lý một vụ dịch .............................. ......................................................... 36 3. Biện pháp thực hiện trong ổ dịch ... .......................................................................... 39 4. Một số biện pháp có thể khống chế và thanh toán dịch bệnh truyền nhiễm ............ 43 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 45 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Dịch tễ học thú y Mã môn học: MH13 Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Dịch tễ học thú y là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng, nghề thú y, được bố trí giảng dạy sau các môn học: Giải phẫu sinh lý, Dược lý thú y, Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, Chẩn đoán và điều trị học, Vi sinh vật thú y, Miễn dịch học thú y. - Tính chất: Dịch tễ học thú y là môn học cơ sở; có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành; trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về chẩn đoán, dự đoán sự xuất hiện của dịch bệnh từ đó đề xuất biện pháp khống chế và thanh toán phù hợp trong từng điều kiện cụ thể. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Hiểu và nêu được khái niệm, phương pháp tiếp cận, nội dung nghiên cứu của dịch tễ học thú y; + Nêu khái niệm, quá trình tự nhiên của dịch và điều kiện để bệnh, dịch bệnh xuất hiện; + Trình bày phương pháp chọn quần thể làm mẫu, các nội dung thực hiện để đo lường sự xuất hiện bệnh, dịch bệnh; + Nêu các nội dung thực hiện trong phân tích mô tả; + Trình bày nguồn gốc dữ liệu thực hiện mô tả, và nhiệm vụ thường xuyên của hệ thống giám sát; + Giải thích được các loại ổ dịch, tính chất dịch, các dạng hình thái dịch; + Trình bày các yêu cầu điều tra một vụ dịch, các biện pháp thực hiện để khống chế và thanh toán dịch bệnh truyền nhiễm trên đàn vật nuôi. - Về kỹ năng: + Triển khai thực hiện tốt các công việc điều tra một vụ dịch, thu thập được dữ liệu, có kết luận chính xác; + Đề xuất và thực hiện được các biện pháp phòng và khống chế một ổ dịch bệnh phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chủ động, tích cực trong học tập và tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghề nghiệp; + Thân thiện, biết lễ phép khi tiếp xúc với người dân địa phương trong việc hỏi thông tin điều tra dịch bệnh; 6 + Cẩn trọng trong công việc, biết tự bảo vệ mình và những người xung quanh với những rủi ro nghề nghiệp (lây truyền bệnh từ vật nuôi mắc bệnh trong quá trình lấy mẫu hoặc xử lý một ổ dịch bệnh); + Nghiêm túc chấp hành quy chế học tập, nội quy phòng thí nghiệm và qui định của Luật Thú y về xử lý dịch bệnh trong chăn nuôi. Nội dung của mô đun: 7 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH TỄ VÀ DỊCH BỆNH Mã chương: 01 Giới thiệu: Bài này giới thiệu về phương pháp tiếp cận, nội dung nghiên cứu trong dịch tễ học; các giai đoạn phát triển dịch bệnh tự nhiên; biểu hiện bệnh của từng giai đoạn phát triển dịch bệnh. Mục tiêu: học xong bài này người học có khả năng: - Hiểu và nêu được khái niệm, phương pháp tiếp cận, nội dung nghiên cứu trong dịch tễ học; trình bày khái niệm, các giai đoạn phát triển dịch bệnh tự nhiên; giải thích được điều kiện để bệnh và dịch bệnh xuất hiện. - Xác định đúng biểu hiện bệnh của từng giai đoạn phát triển dịch bệnh; - Có biện pháp loại trừ điều kiện để bệnh và dịch bệnh xuất hiện, cắt đứt yếu tố làm lây truyền bệnh trong đàn vật nuôi hiệu quả. Nội dung chính: 1. Dịch tễ học thú y 1.1. Khái niệm Từ trước đến nay, cùng với sự phát triển của dịch tễ học, đã có nhiều định nghĩa về môn học này, mỗi một định nghĩa đánh dấu một bước phát triển ở thời kỳ đó. + Nguyễn Lương (1978): “Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu về tần số xuất hiện của các bệnh trong các quần thể động vật, theo dõi diễn biến của các bệnh đó, đề xuất ra các giả thuyết về nguyên nhân bệnh học và phòng chống bệnh đó”. + Martin (1987): “Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu về tính thường xuyên, sự phân bố cùng các yếu tố quyết định đến sức khỏe và bệnh tật trong một quần thể động vật”. + Định nghĩa dịch tễ học gần đây được chú ý nhất là của Dương Đình Thiện (1997): “Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc tần số chết đối với các bệnh trạng cùng với những yếu tố quy định sự phân bố của các yếu tố đó”. Trong các định nghĩa trên đều có 2 thành phần liên quan chặt chẽ với nhau: + Sự phân bố tần số mắc bệnh hoặc chết đối với một bệnh trạng nhất định được nhìn dưới 3 góc độ của dịch tễ học (Cơ thể động vật - Không gian - Thời gian), để có thể giải đáp một bệnh trạng nào đó: Phân bố như thế nào? Có mắc hay không? Mắc nhiều hay ít? Xảy ra trên loại động vật như thế nào: loài, giống, lứa tuổi, tính biệt…? Mắc ở vùng nào? Thời gian cụ thể ra sao? + Các yếu tố quy định sự phân bố các bệnh trạng: Mọi yếu tố nội, ngoại sinh thuộc nhiều lĩnh vực, bản chất khác nhau có ảnh hưởng tới sự mất cân bằng sinh học đối với một cơ thể, khiến cơ thể đó không duy trì được tình trạng sức khỏe bình thường. 8 Chúng ta phải tiến hành nghiên cứu các yếu tố quy định sự phân bố để từ đó giải thích các nguyên nhân, các yếu tố nghi ngờ và đưa ra biện pháp phòng ngừa đối với từng bệnh. Qua đây ta thấy cả hai thành phần của định nghĩa về dịch tễ học đều có liên quan chặt chẽ tới tần số mắc và tần số chết. Do đó phải định lượng các hiện tượng sức khoẻ của quần thể đó dưới các dạng số tuyệt đối bằng đo đếm chính xác và dưới các dạng tỷ số để có thể đem so sánh được. Nhìn chung định nghĩa về dịch tễ học có 2 nội dung chính đó là điều tra về nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp, có hành động hiệu quả để chặn đứng sự lây lan của bệnh. Nên khi nghiên cứu dịch tễ học thì cần nắm vững 2 thành phần liên quan chặt chẽ trong dịch tễ học để tiến hành bước tiếp theo là lập luận dịch tễ học. 1.2. Phương pháp tiếp cận của dịch tễ Có thể khẳng định rằng dịch tễ học mô tả là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu dịch tễ khác, do vậy khi nghiên cứu về nó cần chú trọng 3 yếu tố cơ bản: + Đặc điểm của cơ thể bị bệnh: loài, giống, tuổi, tính biệt... + Đặc điểm về thời gian: tháng, năm, mùa vụ, thời gian nung bệnh, bệnh trình, diễn biến bệnh... + Đặc điểm về không gian: vùng, tính chất vùng, tính chất của bệnh trong vùng... Đây là 3 chìa khóa của dịch tễ học, các yếu tố này cung cấp tài liệu cho dịch tễ học phân tích để đi sâu tìm ra các yếu tố gây bệnh, phân biệt nguyên nhân và các điều kiện làm bệnh phát sinh, lây lan hoặc tồn tại. Chính vì vậy nghiên cứu dịch tễ học được bắt đầu bằng nghiên cứu mô tả sự phân bố của bệnh trong những nhóm, đàn, quần thể động vật cùng với các yếu tố nguy cơ quy định sự phân bố đó dưới 3 góc nhìn của dịch tễ học: Cơ thể động vật - Không gian - Thời gian. Như vậy, dịch tễ học mô tả là bước khởi đầu cung cấp những thông tin, dữ kiện về sức khoẻ, bệnh tật của quần thể động vật mà ta đang nghiên cứu. Dịch tễ học mô tả còn là bước khởi đầu trong việc làm sáng tỏ phần nào các nguyên nhân của bệnh, vì đã nêu ra được các nhóm động vật có tỷ lệ mắc cao hay thấp đối với một bệnh nhất định nên người nghiên cứu sẽ đặt câu hỏi là tại sao lại có những tỷ lệ mắc khác nhau đó? Do vậy lập nên những giả thuyết về nguyên nhân mà những nghiên cứu dịch tễ học tiếp theo có thể xác nhận hoặc bác bỏ. Các nghiên cứu dịch tễ học nhằm kiểm định lại những giả thuyết từ dịch tễ học mô tả được gọi là dịch tễ học phân tích. Dịch tễ học phân tích có nhiệm vụ xác nhận hoặc loại bỏ những giả thuyết đã nêu của dịch tễ mô tả, là tiền đề cho những nghiên cứu mô tả khác để dẫn tới những giả thuyết mới sát hơn, cao hơn, chi tiết hơn. Những giả thuyết mới này lại được kiểm định bằng những nghiên cứu phân tích mới và cứ tiếp tục chu trình nghiên cứu như vậy cho đến khi kết hợp nhân - quả được xác lập đúng đắn nhất. 9 Sau khi giả thuyết hình thành từ nghiên cứu mô tả được kiểm định là đúng bởi các nghiên cứu phân tích thì các nghiên cứu can thiệp được đặt ra với các biện pháp tác động vào yếu tố nguy cơ nhằm làm giảm khả năng mắc hoặc chết đối với bệnh. Nếu các biện pháp can thiệp là không hoàn toàn vô hại, thì trước khi áp dụng cho quần thể cần phải qua nghiên cứu thực nghiệm (vacxin, thuốc điều trị mới) để xem các biện pháp can thiệp có hiệu quả hay không, phải tiến hành các cuộc điều tra đánh giá. Bằng các bước như trên, nếu chân lý được tiếp cận, cuối cùng có thể xây dựng được mô hình dịch tễ của các bệnh trạng đã nghiên cứu. 1.3. Nội dung nghiên cứu Là môn khoa học nghiên cứu về tần số xuất hiện của các bệnh trong các quần thể động vật, theo dõi diễn biến của các bệnh đó, đề xuất ra các giả thuyết về nguyên nhân bệnh học và phòng chống các bệnh đó. Tuy nhiên, trong ngành Thú y cho đến nay môn học này tập trung nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Mỗi bệnh truyền nhiễm có những quá trình phát sinh, phát triển và ngừng tắt của nó, các quá trình đó tuân theo những quy luật nhất định, có những quy luật riêng cho từng bệnh, nhưng có những quy luật chung cho mọi bệnh. Nghiên cứu những quy luật chung và đề ra những biện pháp chung để phòng chống dịch là nhiệm vụ và nội dung của môn dịch tễ học đại cương, còn nghiên cứu những quy luật riêng, biện pháp riêng sẽ được nghiên cứu trong phần dịch tễ của mỗi bệnh. 1.4. Các khái niệm cơ bản Bệnh xảy ra trong quần thể 10 Quần thể được hiểu một cách khái quát là tập hợp nhiều cá thể trong một phạm trù nhất định, là tổng số cá thể trong một phạm trù xảy ra bệnh hoặc các cá thể có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ của bệnh cần nghiên cứu. Có thể chia ra các loại quần thể sau: + Quần thể toàn bộ: là một tập hợp các cá thể có chung những đặc điểm, tính chất nhất định trong một thời gian và không gian nhất định. + Quần thể định danh: là một tập hợp những cá thể có chung những tính chất nhất định, hình thành một xác suất mắc tương tự đối với một bệnh nào đó trước những yếu tố nguy cơ nhất định. Tức là các cá thể đó phải đồng nhất với nhau về nhiều tính chất và đồng nhất tối đa về nguy cơ mắc bệnh. + Trong quần thể định danh có thể chia ra: Quần thể dễ nhiễm còn gọi là quần thể mục tiêu Quần thể có nguy cơ Quần thể bị đe dọa Chúng ta có thể chọn bất kỳ quần thể nào tùy theo mục đích nghiên cứu, nhưng phải xác định được số cá thể có trong quần thể đó hoặc số cá thể có trong thời điểm nghiên cứu (nghiên cứu ngắn) hoặc phải xác định được số cá thể trung bình có trong thời gian nghiên cứu hoặc giai đoạn nghiên cứu (nghiên cứu dài). Vì các cá thể này sẽ được dùng làm mẫu số cho tính toán các tỷ lệ sau này. Đối với một quần thể lớn (nghiên cứu trong phạm vi rộng và thời gian dài) thì không nên tính tổng số cá thể, vì sẽ không chính xác. Trong trường hợp này nên lấy số thống kê tổng đàn gia súc có trong khu vực ở giữa thời kỳ nghiên cứu. Đối với các quần thể nhỏ, mà quan sát lại được tiến hành trong phạm vi hẹp và thời gian ngắn thì tử số của các tỷ lệ cần phải là số chính xác của các trường hợp gia súc mắc bệnh, gia súc chết còn mẫu số là tổng đàn gia súc có trong thời gian ngắn đó. 2. Dịch bệnh 2.1. Khái niệm Dịch bệnh là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn động vật bị nhiễm trong một khu vực trong vòng một thời gian ngắn, thường là hai tuần hoặc ít hơn. Dịch bệnh truyền nhiễm thường được gây ra bởi một số yếu tố trong đó có một sự thay đổi trong sinh thái của số lượng vật chủ (ví dụ như sự gia tăng hoặc tăng mật độ của một loài vector), một sự thay đổi di truyền trong các ổ mầm bệnh hoặc bắt đầu của một tác nhân gây bệnh mới nổi (do sự biến đổi các tác nhân gây bệnh hoặc vật chủ). Nói chung, dịch bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch vật chủ hoặc là một tác nhân gây bệnh mới xuất hiện hoặc một mầm bệnh mới nổi đột nhiên giảm xuống dưới đó được tìm thấy trong trạng thái cân bằng đặc hữu và ngưỡng truyền được vượt quá. 2.2. Quá trình tự nhiên của dịch bệnh Bất kỳ một bệnh nào cũng có thời gian tiến triển nhất định trên cơ thể động vật từ trạng thái khỏe mạnh, sau đó khỏi hoặc để lại di chứng hoặc chết. 11 Trong cùng một loại bệnh có thể khác nhau về mức độ, nhưng nhìn chung mỗi loại bệnh đều có một quá trình diễn biến tự nhiên theo một quy luật riêng trong một thời gian nhất định. Quá trình đó được gọi là quá trình tự nhiên của bệnh, nghĩa là quá trình diễn biến của bệnh không có sự can thiệp điều trị. Cần phải xác định quá trình tự nhiên của bệnh mới có những đề cập khác nhau trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh. 2.2.1. Giai đoạn cảm nhiễm (phơi nhiễm) Định nghĩa: là giai đoạn bệnh chưa phát triển nhưng cơ thể đã bắt đầu có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, có thể làm cho cơ thể sẽ xuất hiện bệnh tương ứng. Các yếu tố nguy cơ là những yếu tố lý, hoá, sinh học, xã hội học… mà tác động của chúng làm tăng khả năng có thể phát triển một bệnh nhất định. Trong giai đoạn này có những yếu tố không thay đổi: tuổi, tính biệt, loài, giống... và những yếu tố có thể thay đổi: vệ sinh, khí độc, sức khỏe, thức ăn, nước uống, các bệnh khác... Chính những yếu tố này có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ phát bệnh. Như vậy, nếu xác định được các yếu tố nguy cơ thì sẽ có thể làm giảm hoặc không phát bệnh. Tuy nhiên không phải tất cả mọi cá thể có phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ đều phát bệnh, cũng không đảm bảo rằng tất cả mọi cơ thể không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ đều sẽ không phát bệnh. Do mỗi bệnh đều có những lưới nguy cơ riêng không thể phát hiện được hết trong các nghiên cứu của mình và không có dấu hiệu nào để phát hiện một cơ thể động vật đang ở giai đoạn này. Nhưng dù sao ở giai đoạn cảm nhiễm này, việc làm giảm nhẹ, giảm hoàn toàn phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ chắc chắn sẽ làm giảm được khả năng phát triển bệnh hơn là ở các giai đoạn muộn sau đó. Nên để hạn chế khả năng phát bệnh cần: chăm sóc tốt, làm giảm hoàn toàn phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, làm giảm các yếu tố nguy cơ. 2.2.2. Giai đoạn tiền lâm sàng Cơ thể chưa có triệu chứng của bệnh nhưng bắt đầu có những thay đổi bệnh lý do tác động qua lại giữa cơ thể và các yếu tố nguy cơ tuy nhiên những thay đổi này ở dưới ngưỡng bệnh lý. Thí dụ: Trong một số bệnh truyền nhiễm, trước khi con vật có những biểu hiện lâm sàng thì người ta đã thấy có sự thay đổi về lượng hồng cầu trong máu, tuy nhiên sự thay đổi này không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. 2.2.3. Giai đoạn lâm sàng Cơ thể đã có những thay đổi về chức năng các triệu chứng và dấu hiệu đặc trưng của bệnh đã thể hiện ra bên ngoài. Do vậy có thể chẩn đoán bệnh qua những biểu hiện lâm sàng. Thực ra cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về quá trình tự nhiên đối với nhiều bệnh, cũng như chưa đủ về việc tại sao có những cá thể phơi nhiễm với một số yếu tố nguy cơ lại không có tiến triển lâm sàng của bệnh. 12 2.2.4. Giai đoạn hậu lâm sàng (kết thúc) Sau giai đoạn lâm sàng nhiều bệnh tiến tới khỏi hoàn toàn do tự khỏi hoặc do điều trị, sau một giai đoạn phục hồi ngắn có hoặc không có những biến chứng cấp tính. Nhưng đối với một số bệnh dưới những điều kiện nhất định, sau giai đoạn lâm sàng có thể để lại di chứng nhất thời (Newcastle, Tụ huyết trùng, Lao…) hoặc vĩnh viễn (Brucellosis, Đậu mùa...). 2.3. Quần thể trong nghiên cứu dịch tễ 2.3.1. Thời điểm phát bệnh Xác định thời điểm phát bệnh là rất cần thiết, trong việc thiết lập các tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết và đặc biệt là tỷ lệ mới mắc. Có bệnh có thể xác định được thời điểm phát bệnh một cách dễ dàng và chính xác. Có bệnh thì khó xác định hơn hoặc nhiều khi không xác định được chính xác. Trong trường hợp này ta có thể coi thời điểm phát hiện những triệu chứng đầu tiên sớm nhất hoặc là lúc có chẩn đoán chính xác là thời điểm phát bệnh. 2.3.2. Thời kỳ quan sát Khi xác định các tỷ lệ luôn luôn phải bao phủ một khoảng thời gian nhất định, thường là: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm... hoặc có thể bao gồm một khoảng thời gian dài ngắn bất kỳ nào. Nói chung khoảng thời gian đó phải đủ dài để có thể đảm bảo được sự ổn định của tử số khi tính các tỷ lệ. Thời kỳ quan sát là khoảng thời gian được tính từ ngày phát bệnh đến ngày có con vật mắc bệnh cuối cùng trong một vụ dịch. 2.4. Điều kiện để bệnh - dịch bệnh xuất hiện 2.4.1. Quan niệm về nguyên nhân đa nguyên tố Bệnh trạng phát sinh ra trong một hệ sinh thái nhất định, nên một đề cập sinh thái học là rất cần thiết trong dịch tễ học để giải thích sự nảy sinh một bệnh trạng. Trong quan niệm và phương pháp dịch tễ học hiện đại người ta không nhấn mạnh về một yếu tố nào trong các điều kiện để bệnh phát triển. “Bất kỳ một bệnh nào đó nảy sinh không chỉ liên quan đến một yếu tố đơn thuần mà liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau”. Cho nên, trong quá trình phân tích dịch tễ học của bất kỳ bệnh nào phải tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, đó phải bao gồm một chuỗi những yếu tố tác động phối hợp qua lại lẫn nhau. Như vậy, sự phát sinh và phát triển của một bệnh nào đó liên quan đến nhiều yếu tố căn nguyên khác nhau và sự tác động qua lại của các yếu tố đó, gọi đó là nguyên nhân đa yếu tố. Do đó: “Một nguyên nhân đầy đủ” có thể được xem như một tập hợp những hiện tượng, những điều kiện, những đặc tính tối thiểu không thể tránh khỏi để gây nên bệnh. 2.4.2. Những yếu tố cơ bản cần thiết để bệnh xuất hiện Yếu tố gây bệnh hay tác nhân gây bệnh: gồm các yếu tố sinh học, lý học, hóa học... 13 + Là điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ để gây nên bệnh vì nó còn cần phải có các điều kiện hỗ trợ của yếu tố bên trong là vật chủ và yếu tố bên ngoài là môi trường ngoại cảnh thì bệnh mới phát sinh. Nhưng là một yếu tố bắt buộc phải có, là điều kiện cần thiết để bệnh phát sinh, phát triển. Yếu tố bên trong (vật chủ): Là cơ thể động vật với những đặc trưng của chúng như loài, giống, tuổi, giới tính, đặc tính di truyền, trạng thái sinh lý, trạng thái bệnh lý... + Tình trạng của vật chủ ở bất kỳ lúc nào cũg là kết quả của tác động qua lại của các yếu tố nội sinh di truyền với ngoại cảnh trong suốt cuộc đời mà ngày nay người ta mới biết rõ một số điểm, còn nhiều điểm khác chưa được biết rõ ràng đầy đủ. + Tuy nhiên, qua những hiểu biết ít ỏi đó, cũng cho phép chúng ta ít nhất là xác định ra những cá thể có xác suất lớn trong khả năng phát triển một số bệnh và hướng những cố gắng dự phòng vào đó. Yếu tố bên ngoài (môi trường ngoại cảnh): Các yếu tố bên ngoài hay các yếu tố của môi trường có rất nhiều và đều có thể ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển bệnh thông qua các yếu tố bên trong của cơ thể). + Yếu tố tự nhiên: khí hậu, thời tiết, địa lý, địa hình, nhiệt độ, ánh sáng, không khí, độ ẩm... + Các yếu tố do con người tạo ra: chuồng trại, vệ sinh, chăm sóc, dụng cụ nuôi dưỡng... 2.5. Các mô hình của dịch bệnh 2.5.1. Mô hình sinh thái học Mô hình sinh thái học chính là sự tương tác của tất cả các yếu tố với nhau cùng tác động lên cơ thể vật chủ. Mô hình này được thiết lập nhằm tìm ra cơ chế, hậu quả của tất cả những tác động đó đối với việc hình thành, xuất hiện bệnh như thế nào? Tìm ra được nguyên nhân nào là chủ yếu ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của quần thể đàn gia súc hay của một cá thể ở một thời điểm nhất định để điều chỉnh kịp thời và giữ thăng bằng cho cơ thể Có những yếu tố trong hệ sinh thái thay đổi, nhưng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe quần thể đàn gia súc, thì không cần phải điều chỉnh, vì có các yếu tố khác trong hệ sinh thái đó có khả năng tự bù đắp tự điều chỉnh lại những ảnh hưởng đó. Ngược lại có những thay đổi dù nhỏ nhưng lại ảnh hưởng tới sức khỏe của quần thể đàn gia súc, dẫn tới bệnh tật thì phải điều chỉnh ngay. 14 Mô hình tam giác: + Gồm 3 thành phần: Tác nhân- Vật chủ - Môi trường + Mô hình này cho rằng trong bất cứ dịch bệnh nào cũng phải phân tích đầy đủ 3 thành phần trên, nếu có bất kỳ một thành phần nào thay đổi sẽ kéo theo sự gia tăng hoặc giảm thấp tần số của bệnh. + Tuy nhiên với quan niệm về các yếu tố bên trong và bên ngoài, ứng với tính cảm thụ của cơ thể và khả năng phơi nhiễm đối với các yếu tố của môi trường bên ngoài thì thành phần “tác nhân” chỉ là một trong các yếu tố của môi trường bên ngoài. + Khi nghiên cứu dịch tễ học của các bệnh truyền nhiễm thì việc tách riêng các VSV gây bệnh ra khỏi các yếu tố của môi trường thành loại tác nhân là chính xác, nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân chính gây ra bệnh. + Nhưng với quan niệm và phương pháp nghiên cứu dịch tễ học hiện nay áp dụng cho mọi loại bệnh, người ta sẽ không nhấn mạnh vào yếu tố đặc thù nào, ngay cả đối với các bệnh đã biết được “tác nhân” gây bệnh. + Mô hình sinh thái học được hình thành, không nhấn mạnh đến “tác nhân” mà quan tâm đến các tác động qua lại giữa vật chủ và môi trường, nghĩa là quan tâm đến tác động giữa yếu tố bên trong và bên ngoài. Mô hình bánh xe: + Mô hình bánh xe là mô hình được đề cập để phát hiện những mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường, đó là các vòng tròn lớn, nhỏ khác nhau được lồng vào nhau. + Ở giữa là một vòng tròn biểu thị cho cơ thể vật (1) chủ với hệ thống thông tin di truyền của nó (G). Xung quanh là môi trường, chia thành 3 mảnh, biểu thị cho các loại môi trường: môi trường sinh học (a), môi trường lý học (b) và môi trường xã hội (c). + Độ lớn của từng thành phần của “bánh xe” phụ thuộc vào từng bệnh cụ thể: bệnh do di truyền, bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm. + Mô hình này xác định được nhiều yếu tố căn nguyên của bệnh mà không cần nhấn mạnh đến tác nhân. + VD: trong bệnh Dại không cần nhấn mạnh đến virus Dại, mà phải nhấn mạnh đến gia súc mắc bệnh là ổ chứa virus đó và môi trường. + Phân chia ra các yếu tố của vật chủ và các yếu tố môi trường rất có lợi trong phân tích dịch tễ học. 2.5.2. Mô hình Reed Frost Mô hình phát triển của dịch bệnh có thể được sử dụng để đánh giá, để dự đoán và đề ra những chiến lược không chế, ngăn chặn sự phát triển của các dịch bệnh khác nhau. Mô hình Reed Frost là một trong những mô hình đơn giản nhất, nhưng lại rất hữu ích trong dịch tễ học, mô hình Reed Frost nhận xét: + Sự nhiễm bệnh trực tiếp từ cá thể bị nhiễm sang cá thể mẫn cảm bằng một loạt các phơi nhiễm nhất định được gọi là “phơi nhiễm đầy đủ”. 15 + Bất cứ cá thể nào chưa được miễn dịch hoặc chưa mẫn cảm trong nhóm, đàn, quần thể phơi nhiễm với một cá thể mắc bệnh bệnh truyền nhiễm trong một giai đoạn nhất định sẽ phát triển thành bệnh và có khả năng lây lan cho các cá thể khác trong nhóm, đàn, quần thể và trong giai đoạn tiếp theo, sau đó sẽ có khả năng hoàn toàn miễn dịch. + Mỗi một cá thể có một xác suất cố định để “phơi nhiễm đầy đủ” và hoàn toàn ngẫu nhiên với cá thể đặc biệt khác trong nhóm, đàn, quần thể trong một khoảng thời gian nhất định, xác suất này cũng tương ứng cho mỗi thành viên trong nhóm, đàn, quần thể khác. + Những cá thể đã bị nhiễm “được coi như tách khỏi” những cá thể trong nhóm, đàn, quần thể. + Khoảng cách thời gian cho giai đoạn nhiễm bệnh bằng bình quân độ dài của khoảng cách tiền phát. Mô hình Reed Frost mô tả dịch bệnh bằng phương trình sau: C (t+1) = St (1- Qct) Trong đó: t là giai đoạn thời gian xác định bởi thời kỳ nung bệnh của tác nhân (được đo bằng đơn vị giờ, ngày, tháng). C(t+1) là số trường hợp bệnh bị nhiễm trong thời gian t St là số động vật dễ phơi nhiễm trong thời gian t Q là khả năng của một cá thể không được phơi nhiễm đầy đủ trong một giai đoạn thời gian. Giá trị của Q được xác định bằng 1 - P, mà P là khả năng của một cá thể được phơi nhiễm đầy đủ, nên: Q = 1 - P Khả năng phơi nhiễm đầy đủ P có thể được xác định bằng K/(N – 1) K là số lượng phơi nhiễm có hiệu quả của một cá thể trong một giai đoạn xác định, còn N là quy mô của quần thể. Mô hình Reed Frost có thể xác định được số động vật mới bị nhiễm trong giai đoạn về sau nếu biết được số lượng hiện tại những động vật dễ nhiễm, số lượng các ca bệnh hiện tại và khả năng phơi nhiễm có hiệu quả. Mô hình Reed Frost nghiên cứu dịch tễ học hiện hành, chứng minh rằng dịch bệnh sẽ tàn lụi hay kết thúc khi sự phơi nhiễm đầy đủ (P) ở mức độ thấp và khi số lượng động vật dễ nhiễm (S) giảm: + Khi mà P x S > 1 thì dịch bệnh có thể xảy ra + Ngược lại khi P x S < 1 thì dịch bệnh sẽ không xảy ra hoặc kết thúc + Còn nếu như dịch bệnh không mất hết, có thể là do có sự thay đổi về độc lực của VSV gây bệnh. Mô hình Reed Frost cho biết nếu số động vật dễ nhiễm trong quần thể giảm do tăng tỷ lệ động vật được miễn dịch thì mức độ của dịch bệnh và thời gian của dịch bệnh có thể sẽ giảm nhiều. Điều này nêu lên khái niệm về “miễn dịch đàn”. 16 + “Miễn dịch đàn” được coi như sự bảo vệ của quần thể khỏi nhiễm dịch bệnh bằng miễn dịch của các cá thể trong quần thể. Nếu như tỷ lệ động vật được miễn dịch trong quần thể giảm dưới mức quy định, thì dịch bệnh sẽ tăng cao đó là điều tất yếu. Do vậy tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc là phương pháp tạo và duy trì những động vật có miễn dịch trong quần thể, bảo vệ từng cá thể gia súc khỏi mắc phải dịch bệnh, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đem lại lợi ích cho cá nhân. Đây chính là những lý do tại sao chúng ta phải tiêm các loại vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc. CÂU HỎI LÝ THUYẾT 1. Trình bày mục tiêu của điều tra dịch tễ học? 2. Trình bày thứ tự các bước tiến hành điều tra? 3. Trình bày phương thức tác động của mầm bệnh? 4. Điều tra dịch tễ học tiến hành trên những mặt nào? + Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng trắc nghiệm. + Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: giải thích được điều kiện để bệnh và dịch bệnh xuất hiện. Ghi nhớ: - Các bước tiến hành điều tr dịch tể. - Phương thức tác động của mầm bệnh. 17 Chương 2 ĐO LƯỜNG TẦN SUẤT CỦA DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT Mã chương: 02 Giới thiệu: Bài này giới thiệu về các bước thực hiện đo lường sự xuất hiện bệnh - dịch bệnh; tỷ số, tỷ lệ và tỷ suất trong quần thể mắc bệnh. Mục tiêu: học xong bài này người học có khả năng: - Hiểu và nêu được khái niệm tỷ số, tỷ lệ, tỷ suất; trình bày các bước thực hiện đo lường sự xuất hiện bệnh - dịch bệnh; - Tính được và đúng tỷ số, tỷ lệ và tỷ suất trong quần thể mắc bệnh; - Xác định được mức độ bệnh trong quần thể vật nuôi. Nội dung chính: 1. Tầm quan trọng của việc đo lường tần suất bệnh Thông số đo lường về bệnh là công việc đầu tiên, bắt buộc cho bất kỳ một nghiên cứu dịch tễ học nào, đơn giản nhất là đếm số mắc bệnh, số chết. Nhưng trong nghiên cứu dịch tễ học ta còn phải biết cả kích thước của quần thể mà bệnh xảy ra, khoảng thời gian bệnh xảy ra mới có thể có những so sánh và đánh giá xác thực về dịch bệnh. Ta thường biểu diễn các khái niệm thống kê này dưới dạng những tỷ số, tỷ lệ, tỷ xuất. Chúng có những điểm chung, nhưng cũng có những khác biệt quan trọng khi sử dụng trong dịch tễ học. 2. Tỷ số, tỷ lệ, tỷ suất 2.1. Tỷ số Tỷ số là một biểu hiện của mối quan hệ giữa 2 đại lượng, một tỷ số có dạng: a/b hay (a/b) x k + Trong đó tử số a là một số sự kiện nào đó, đại lượng a không nhất thiết là một phần của đại lượng b tạo ra mẫu của tỷ số. Còn mẫu số b là một số sự kiện đếm được trong thời điểm t hoặc trong một khoảng thời gian t1 – t2. + Hệ số k có thể là 1, 10, 100, 1000… Không có một quy tắc chính thức nào để so sánh 2 đại lượng trong thành phần của tỷ số. Người ta thường sử dụng các tỷ số trong dịch tễ học để so sánh các tỷ lệ. Thí dụ: trong một mẫu nghiên cứu về đại gia súc, trong đó có 600 trâu, 300 bò. Tỷ số trâu/bò là 2 hoặc bò/trâu là 0,5 hoặc 1/2, cả 2 tỷ số này hệ số k đều bằng 1. 2.2. Tỷ lệ Tỷ lệ là một phân số nói lên sự biến đổi của một đại lượng này (ghi ở tử số) so với sự thay đổi của một đại lượng khác (ghi ở mẫu số). Đại lượng ghi ở mẫu số này thường dùng là đơn vị thời gian, nên có sự quan hệ chặt chẽ giữa tử số và mẫu số. 18 Tỷ lệ là một dạng đặc biệt của tỷ số, mà sự kiện được nêu đều xảy ra trong một khoảng thời gian xác định, trong đó số đo của tử số là một bộ phận của mẫu số, cả hai đại lượng này đều được đo đồng thời. Một tỷ lệ có dạng: {a/(a+b)}x100 Trong đó: a là tần số xuất hiện sự kiện, hiện tượng cần quan tâm, thí dụ: số con nhiễm, mắc bệnh, chết… b là tần số không xuất hiện sự kiện, hiện tượng cần quan tâm trong quần thể xảy ra sự kiện, hiện tượng đó, thí dụ: số con không nhiễm, không mắc bệnh, số con khoẻ… Một tỷ lệ nói chung đều được biểu thị bằng phần trăm, thường dùng để đánh giá những hiện tượng rủi ro. Đơn vị đánh giá của bất kỳ tỷ lệ nào là thời gian, được tính bằng đơn vị thích hợp nhất: ngày, tuần, tháng, quý, năm. VD: tỷ lệ heo mắc bệnh THT trong tháng 12 của trại heo, được tính bằng số con mắc bệnh trong tháng (25 con)/tổng số heo của trại có trong tháng 12 (1000 con): 25/1000) x 100 = 2,5%. 2.3. Tỷ suất hoặc mức độ Tỷ suất là số đo xác suất xuất hiện một hiện tượng xảy ra trong một đơn vị thời gian. Được biểu thị đơn giản bằng cách lấy số nọ chia cho số kia dưới dạng một phân số, mà không có một liên hệ gì đặc biệt giữa tử số và mẫu số. Tử số và mẫu số có thể là hai đại lượng khác nhau (đơn vị khác nhau) hoặc là cùng một hiện tượng, nhưng ở những quần thể khác nhau, thời gian khác nhau, không gian khác nhau. Số đo của mẫu số không bao gồm số đo của tử số. Tỷ suất được biểu thị dưới dạng: (a/b) x k Trong đó: Tử số a của tỷ suất: là tần số xuất hiện sự kiện, hiện tượng A (nhiễm, ốm, bệnh, chết) ở một quần thể xảy ra trong một khoảng thời gian t1 - t2. Mẫu số b là tần số xuất hiện của sự kiện, hiện tượng B, trong thời gian đó, quần thể đó. b là tần số xuất hiện sự kiện A nhưng ở một thời gian khác, quần thể khác. Đại lượng mẫu số này (b) thường khó ước lượng được chính xác. Hằng số k là một luỹ thừa của 10, nó phụ thuộc vào kích thước tương đối của các đại lượng a và b. Chọn hằng số k sao cho tỷ suất chỉ có 1 đến 2 chữ số đứng trước dấu phẩy để dễ dàng khi đọc tỷ lệ. Chú ý: tính tỷ suất trong dịch tễ học là để so sánh cùng một hiện tượng ở 2 quần thể khác nhau, 2 thời gian khác nhau, 2 khu vực khác nhau, 2 hiện tượng khác nhau ở cùng một quần thể, cùng một thời gian và ngược lại. VD: trong một trại heo có 500 con, sau bữa ăn trưa khoảng 5 tiếng có 50 heo bị tiêu chảy, trong đó có 32 heo con và 18 heo hâu bị, ta có thể tính: + Tỷ lệ heo trong trại bị tiêu chảy sau khi ăn: (50/500) x 100 = 10% 19 + Tỷ suất mắc bệnh của heo sau khi ăn là: (50/450) x 100 = 11,11% = 0,1111 + Tỷ lệ heo con trong trại bị tiêu chảy so với tổng số heo bị tiêu chảy sau khi ăn là: (32/50)x100 = 64% + Tỷ lệ heo hậu bị bị tiêu chảy/tổng số heo bị tiêu chảy sau khi ăn là: (18/50)x100 = 36% + Tỷ xuất giữa tỷ lệ heo con bị tiêu chảy/tỷ lệ heo hậu bị bị tiêu chảy là: (64%/36%)x100 = (32/18)x100 = 177,78% = 1,777. 3. Phương pháp chọn quần thể làm mẫu số 3.1. Quần thể toàn bộ Có nhiều cách để tính cỡ mẫu: dùng công thức, tra bảng, dùng biểu đồ, các chương trình, phần mềm máy vi tính… Với khuôn khổ nghiên cứu dịch tễ, ở đây chỉ đưa ra công thức tính cỡ mẫu cho 1 số nghiên cứu phổ biến nhất. 3.2. Quần thể định danh 4. Đo lường sự xuất hiện bệnh - dịch bệnh 4.1. Tỷ lệ bệnh Số mắc bệnh: là số hiện mắc của một bệnh nhất định nào đó, bao gồm tất cả các cá thể đang có bệnh đó mà ta có thể đếm được trong một quần thể ở một thời điểm nhất định hoặc trong khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ mắc (phát) bệnh: là cơ sở nền móng của điều tra dịch tễ học, nó đánh giá sự rủi ro bình quân trở thành một ca bệnh hay đánh giá khả năng gây bệnh trong một giai đoạn nhất định. 4.2. Xác định tỷ lệ bệnh (nhiễm) trong quần thể 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan