Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Du lịch Giáo trình địa lý du lịch (nxb hà nội 2007) vũ triệu quân, 119 trang...

Tài liệu Giáo trình địa lý du lịch (nxb hà nội 2007) vũ triệu quân, 119 trang

.PDF
119
154
146

Mô tả:

SỎ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO H À N Ộ I vũ TRIỆU QUÂN G I Á O T R Ì N H ĐỊA LÝ DU LỊCH (Dùng trong các trường THCN Hà Nội) N H À X U Ấ T B Ả N H À N Ộ I - 2007 Lời giới thiêu ước ta đang bước vào thời kỳ cồng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa Việt Nam trà thành nước công nghiệp văn minh, hiện đại. Trong sự nghiệp cách mạng to lớn đó, công tác đào tạo nhân lực luôn giữ vai trò quan trọng. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đang Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đảng toàn quốc lẩn thứ IX đã chỉ rõ: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển nguồn lực con nguôi - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trường kinh tế nhanh và bền vững". Quán triệt chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chương trình, giáo trình đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 23/9/2003, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 56201QĐ-UB cho phép Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện đề án biên soạn chương trình, giáo trình trong các trường Trung học chuyên nghiệp (THCN) Hà Nội. Quyết định này thể hiện sự quan tám sáu sắc của Thành ủy, UBND thành phố trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Thủ đô. Trên cơ sở chương trình khung cùa Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chi đạo các trường THON tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình một cách khoa học, hệ 3 thống và cập nhật những kiến thức thực tiên phù hợp với đôi tượng học sinh THON Hà Nội. Bộ giáo trình náy là tài liệu giảng dạy và học tập trong các trường THCN ở Hà Nội, đổng thời là tài liệu tham kháo hữu ích cho các trường có đào tạo các ngành kỹ thuật - nghiệp vụ và đông đảo bạn đọc quan tám đến văn đề hướng nghiệp, dạy nghề. Việc tổ chức biên soạn bộ chương trình, giáo trình này là một trong nhiều hoạt động thiết thực của ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô để kỷ niệm "50 năm giải phóng Thủ dỏ", "50 năm thành lập ngành " và hướng tới kỳ niệm "1000 năm Thăng Long - Hà Nội". Sỏ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chân thành cảm ơn Thành ủy, UBND, các sở, ban, ngành cùa Thành phố, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, các giảng viên, các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến, tham gia Hội đồng phản biện, Hội đồng thẩm định và Hội đồng nghiệm thu các chương trình, giáo trình. Đây là lần dầu tiên sỏ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, bất cập. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để từng bước hoàn thiện bộ giáo trình trong các lần tái bản sau. GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Lời nói đầu Trong suốt 40 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã có những bước liến đáng khích lệ, trỏ thành ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong nến kinh tế quốc dân. Đàng và Nhà nước đã khẳng định "Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, góp phẩn năng cao dần trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước" và coi "phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế- xã hội nhằm góp phân thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ", phấn đấu "từng bước đưa nước ta thành trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tẩm cỡ trong khu vực ". Nằm trong vùng nhiệt đới với nhiều cảnh quan và hệ sinh thái điển hình, Việt Nam là một dân tộc có truyền thống ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với nén văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của 54 dân tộc anh em. Chúng ta có tiềm năng lớn về du lịch và đặc biệt là nhiều tài nguyên du lịch có giá trị trong nước và quốc tế. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch ờ nước ta. Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt. Sự phát triển của du lịch có mối liên hệ mật thiết với tài nguyên. Cuốn giáo trình "Địa lý du lịch " ra dời với hy vọng cung cấp những kiến thức cơ bản về địa lý du lịch nhằm nâng cao những hiểu biết về tình hình phát triển cùng với sự phân hóa lãnh thổ du lịch của Việt Nam. Qua dó, người học có được những thông tin bổ ích, những nhìn nhận khách quan và đúng đắn hơn về địa lý du lịch Việt Nam, để có nhữìig hành động tích cực hơn, góp phần vào sự phái triển bén vững của du lịch Việt Nam. Giáo trình này do cử nhàn Vũ Triệu Quân - giáo viên khoa Nghiệp vụ Du lịch - triríỉiig Trung học Thương mại và Du lịch Hà Nội biên soạn. Trường Trung học Thương mại và Du lịch Hà Nội và tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp cùng các em học sinh đã giúp 5 đỡ hoàn thành giáo trình này. Đặc biệt chúng tôi xin gùi lời cảm ơn chán thành nhất tới: PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ - Chù nhiệm bộ môn Địa lý Kinh tế khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội. Thạc sĩ Phạm Lê Thảo - Cục Xúc tiến Du lịch - Tổng cục Du lịch. Hội đồng khoa học trường Trung học Thương mại và Du lịch Hà Nội đã hết sức tạo điều kiện cho tôi hoàn thành giáo trình này. Các bạn đồng nghiệp khoa Nghiệp vụ Du lịch - trường Trung học Thương mại và Du lịch Hà Nội đã hổ trợ, động viên và nhiệt tình đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành giáo trình. Tuy dã có nhiều cố gắng để cuốn sách đến với bạn đọc có chất lượng cao nhất nhưng chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành câm ơn! TÁC GIẢ 6 Bài m ỏ đ ầ u MỤC TIÊU, VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC ì. MỤC TIÊU CHUNG CỦA MÔN HỌC - Học sinh hiểu những kiến thức cơ bản về Địa lý du lịch, tiềm năng và tình hình phát triển cùng vói sự phân hoa lãnh thổ du lịch của Việt Nam. - Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn hoạt động kinh doanh du lịch. - Rèn luyện cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn bảo vệ các tài nguyên du lịch. li. MỤC TIÊU CỤ THỂ Sau khi học xong môn học Địa lý du lịch, học sinh cần phải nắm vững: - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch. - Sự phân hoa lãnh thổ du lịch Việt Nam: các vùng du lịch, các trung tâm tạo vùng, các điểm, tuyến du lịch chủ yếu. - Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiên hoạt động lánh doanh du lịch. - Có thái độ học tập tốt, củng cố và tăng thêm lòng yêu quê hương, đất nưóc con người Việt Nam. HI. VỊ TRÍ MÔN HỌC Môn học Địa lý du lịch trong chuyên ngành đào tạo Nghiệp vụ lễ tân là môn học cơ sỏ chuyên ngành được dùng để giảng dạy cho các lớp trung học chuyên nghiệp lễ tân. Bên cạnh đó, môn học này còn có thể dùng để giảng dạy cho hệ nghề như: Hướng dẫn viên du lịch và lễ tân. Môn học Địa lý du lịch được giảng dạy sau các môn Tổng quan du lịch, Tổng quan cơ sỏ lưu trú du lịch, Tâm lý khách du lịch, Marketing du lịch, Kỹ năng giao tiếp và trước các môn chuyên ngành như Lý thuyết nghiệp vụ lẻ tân, Thực hành 7 nghiệp vụ lẽ tân, vì môn này tạo nền móng cơ sở lý luận và hỗ trợ các kiến thức cho các môn cơ sở chuyên ngành và chuyên ngành, góp phần tạo dựng một đội ngũ lao động tương lai có trình độ tay nghề cao và đặc biệt có lòng yêu quê hương, đất nước. IV. MÔ TẢ MÔN HỌC - Tổng số tiết: 30 tiết. - Phân bố thời gian: + Lý thuyết: 21 tiết. + Thực hành: 5 tiết. + Kiểm tra: 4 tiết. - Bao gồm 3 chương: + Chương ì: Du lịch và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch. + Chương l i : Sự phân hóa lãnh thổ du lịch Việt Nam. + Chương IU: Các vùng du lịch Việt Nam. V. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC ĐỊA LÝ DU LỊCH 1. Đối vói giáo viên - Hướng dẫn học sinh hiểu những kiến thức cơ sở về Địa lý đu lịch, tiếm năng và tình hình phát triển cùng với sự phân hoá lãnh thổ du lịch cùa Việt Nam. - Hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đổng thời thảo luận trong những giò học thực hành. - Hướng đẫn học sinh tự nghiên cứu giáo trình. Tùy theo mục đích, nội dung của từng phần mà vận dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau như: diễn giảng, phân tích, phát vấn gợi mở... kết hợp chia nhóm thảo luận. 2. Đối với học sinh - Nghiên cứu giáo trình trước khi lên lớp. - Có ý thức liên hệ những kiến thức đã học vào thực tiễn. - Chuẩn bị những nội dung thảo luận trên lớp dựa trên cơ sở hướng dẫn cùa giáo viên. - Đọc tài liệu tham khảo do giáo viên hướng dẫn. 8 Chương ì DU LỊCH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN s ự H Ì N H T H À N H VÀ PHÁT TRIỂN D U LỊCH Mục tiêu - Giúp học sinh hiểu một cách tổng quan về du lịch và đối tuông - nhiệm vụ của địa lý du lịch - Hình thành cho các em những kiến thức cơ bàn về tài nguyên du lịch và những nhàn tố khác như chinh trị, xã hội và các cơ sở hạ tầng - ca sỏ vật chất kỹ thuật đã ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch. Nội dung tóm tắt - Khải niệm về du lịch và địa lý du lịch. - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch. ì. KHÁI NIỆM Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sờ thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, đu lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội của các nước. v ề mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là một ngành công nghiệp du lịch và hiện nay, ngành "công nghiệp" này chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với một số nước đang phát triển, du lịch được coi là một cách thức để vực dậy nền kinh tế yếu của những quốc gia đó. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thuộc tổ chức Du lịch thế giói (WTO), sự bùng nổ của hoạt động đu lịch chỉ mới bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XX và các số liệu về hoạt động du lịch mới bắt đầu được quan tâm từ những năm 50 trở lại đây. Có thể nói rằng, buổi ban đầu của sự bùng nổ du lịch là do những du khách nghỉ biển tạo nên. Cho đến nay, đu lịch biển vẫn là dòng du khách chính trên thế giới. Chính vì vây, có khái niệm du lịch 3S với các nghĩa: biển, cát, ánh nắng (tiếng Anh là Sea, Sand, Sun). K hi phát hiện ra du lịch là một ngành kinh 9 doanh đem lại len nhuận cao, nhiều doanh nhân tìm mọi cách đáp ứng tối đa nhu cầu mọi mặt của du khách. Do những biến động bấtổn về chính trị, kinh tế và xã hội, nên ở nhiều nơi, vấn đề an toàn được đặt lên hàng đầu. Chữ s thứ tư ngày nay cần hiểu là an toàn hay an ninh (Safety, Security). Nó vừa là yêu cầu của khách; vừa là nhiệm vụ của nhà cung ứng du lịch. Hiện nay, biển không còn là địa chỉ duy nhất của các chuyến du lịch. Có thể nói rằng, du lịch (tourism) bao gồm 4T là: Di chuyển (travel). Phương tiện vận chuyển tốt, gây hứng khởi (transport). Yên tĩnh, thanh bình (tranquillity). Môi trường tự nhiên cũng như xã hội trong sạch (transparency). 1. Khái niệm về du lịch Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phố biến, không chỉ ở các nước phát triển mà còn ờ cả các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia về du lịch đã nhận định: "đối với du lịch, có bao nhiêu tác già nghiên cứu thì cổ bấy nhiêu định nghĩa ". Là một trong số những học giả đưa ra khái niệm ngắn gọn nhất (tuy không phải là đơn giản nhất), viện sĩ Nguyễn Khắc Viện đã khẳng định "du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người". Trong cuốn "Du lịch và kinh doanh du lịch ", TS. Trần Nhạn cho rằng: Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần dặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đổng tiền (Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1995). Trong giáo trình "Thống kê du lịch ", các tác giả Nguyễn Cao Thường và Tô Đãng Hải lại đưa ra khái niệm: "du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghi ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác" (Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990). 10 Khái niệm du lịch được thể hiện như sau: Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp ở Roma (21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đã đưa ra khái niệm về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tê bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cùa cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Vậy có thể hiểu du lịch ở hai điểm chính sau đây: - Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. - Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cẩu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhân thức tại chỗ về thế giới xung quanh. 2. Đối tượng - nhiệm vụ nghiên cứu địa lý du lịch 2.1. Đối tượng Địa lý du lịch là một ngành khoa học tương đối non trẻ. Vào đầu thế ký XX, đã xuất hiện một số công trình về địa lý nghỉ ngơi. Quá trình hình thành địa lý du lịch như một ngành khoa học bắt đầu vào nửa sau của những năm 30 ờ thế kỷ này. Từ khi ra đời cho đến nay, đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch luôn gây tranh luận trong giới các nhà khoa học. Thời gian trôi đi, những lỗ hổng trong một số quan niệm dần dẩn được lấp đầy. Đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học non trẻ này ngày càng được hoàn thiện và cụ thể hóa, phù hợp với trình độ phát triển chung cùa ngành khoa học. Đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch ngày nay được thống nhất như sau: Địa lý du lịch nghiên cứu hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch, phát hiện quy luật hình thành, phái triển và phân bố của nó thuộc mọi kiểu, mọi cấp, dự báo và nêu lên những biện pháp để hệ thống ấy hoạt động một cách tối ưu. Trong hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi, du lịch bao gồm nhiều thành phẩn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau gồm 5 thành phần hay 5 phân hệ: li - Phân hệ khách du lịch: là phân hệ trung tâm, quyết định những yêu cẩu đối với các thành phần khác cùa hệ thống, bởi vì các thành phẩn này phụ thuộc vào đặc điểm (xã hội - nhân khẩu; dân tộc.) của khách du lịch. Các đặc trung của phân hệ khách là cấu trúc và lượng nhu cầu, tính lựa chọn, tính mùa và tính đa dạng của các luồng khách du lịch. - Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử - vãn hoá tham gia hệ thống với tư cách là tài nguyên du lịch, là điểu kiện để thỏa mãn nhu cẩu nghỉ ngơi - du lịch và là cơ sờ lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống. Phân hệ này có sức chứa, độ tin cậy, tính thích hợp, ổn định và hấp dẫn. Nó được đặc trưng bằng lượng nhu cầu, diện tích phân bố và thời gian khai thác. - Phân hệ các công trình kỹ thuật đảm bảo cuộc sống bình thường của khách du lịch, nhân viên phục vụ (ăn, ờ, đi lại) và những nhu cầu giải ưí đặc biệt như chữa bệnh. Toàn bộ công trình kỹ thuật tạo nên cơ sở hạ tầng của du lịch. Nét đặc trưng của phân hệ là sức chứa, tính đa dạng, tính thích hợp. mức độ chuẩn bị khai thác. - Phân hệ cán bộ nhân viên phục vụ hoàn thành chức năng địch vụ cho khách và đảm bảo cho các xí nghiệp hoạt động bình thuồng. Sô' lượng, trình độ chuyên môn - nghề nghiệp cùa đội ngũ cán bộ nhân viên và mức độ đảm bảo lực lượng lao động là những đặc trưng chủ yếu của phân hệ. - Phân hệ cơ quan điều khiển có nhiệm vụ giữ cho cả hệ thống nói chung và từng phân hệ nói riêng hoạt động tối ưu. 2.2. Nhiệm vụ của địa lý du lịch a. Nghiên cứu tổng hợp mọi toại tài nguyên du lịch Sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ và xác định phương hướng cơ bản cho việc khai thác các loại tài nguyên ấy. Tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch. Khi nghiên cứu chúng, ngoài việc xem xét một cách riêng lè (theo từng loại), cần phải tìm hiểu sự kết hợp tài nguyên theo lãnh thổ. Sau đó là việc đánh giá tài nguyên trên những quan điểm nhất định (kinh tế, sinh thái, xã hội...). Trên cơ sở đánh giá từng loại và sự kết hợp tài nguyên trên lãnh thổ, tù đó mới có căn cứ xác định phương hướng khai thác. b. Nghiên cứu nhu cầu du lịch Phụ thuộc vào đặc điểm xã hội - nhân khẩu của dân cư và đưa ra các chi tiêu phân hoa theo lãnh thổ về cấu trúc các xí nghiệp và cơ cấu hạ tầng phục vụ 12 du lịch. Căn cứ vào nhu cầu cùng với nguồn tài nguyên vốn có của lãnh thổ, người ta mới tính toán xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ cấu hạ tầng thích hợp. c. Xây dựng cơ cấu lãnh thổ tối ưu của vùng du lịch - Cấu trúc sản xuất - kỹ thuật của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch phù hợp với nhu cầu và tài nguyên. - Các mối liên hệ giữa hệ thống nghỉ ngơi du lịch với các hệ thống khác. - Hệ thống tổ chức điều khiển được xây dựng trên cơ sở phân vùng du lịch phản ánh những khác biệt theo lãnh thổ về nhu cầu, tài nguyên và phân công lao động trong lĩnh vực nghỉ ngơi du lịch. li. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Du lịch ra đời và phát triển là kết quả tác động tổng hợp của các điều kiện và nhân tố như tự nhiên, kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật. Vì vậy để hiểu được cơ cấu lãnh thổ của du lịch, cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển đu lịch. 1. Tài nguyên du lịch Tài nguyên, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành chuyên môn hoa của vùng du lịch và hiệu quả kinh tế cùa hoạt động dịch vụ. Dĩ nhiên, ảnh hưởng này chịu sự chi phối gián tiếp của các nhân tố kinh tế - xã hội như phương thức sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất, trình độ phát triển kinh tế - vãn hoa và cơ cấu khối lượng nhu cầu du lịch. Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển đu lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Tài nguyên đu lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Vậy tài nguyên du lịch được hiểu là: I3 "Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhàn văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhầm thoa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bàn để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dần du lịch " (Luật Du lịch Việt Nam). Vai trò của tài nguyên du lịch đối với các hoạt động du lịch được thể hiện cụ thể trên các mặt sau: - Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch. - Tài nguyên du lịch là cơ sờ quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. - Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch. Tài nguyên du lịch vốn rất phong phú và đa dạng song vẫn có thể phân chia thành hai nhóm: tài nguyền du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân vãn. 1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Quan niệm về tài nguyên du lịch tự nhiên: Thiên nhiên là môi trường sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Thiên nhiên bao gồm các yếu tố và các thành phần tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên và các quá trình biến đổi của chúng, tạo nên các điểu kiên tự nhiên thưòng xuyên tác động đến sự sống và hoạt động của con người. Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiên tượng trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng tã, được đưa vào sử dụng để phục vụ cho mục đích du lịch. Khi tìm hiểu, nghiên cứu về tài nguyên du lịch tự nhiên, nguôi ta thường nghiên cứu từng thành phần của tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện tượng đặc sắc của tự nhiên. Trong số các thành phần cùa tự nhiên, một số thành phẩn chính có tác động trực tiếp và thường xuyên đối với các hoạt động du lịch và trong số các thành phần này cũng chỉ có một yếu tố nhất định được khai thác như nguồn tài nguyên du lịch. Các thành phần của tự nhiên có tác động mạnh nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nguồn nưóc và sinh vật. • Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên: 1.1.1 Địa hình Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh). Địa hình là một thành phần quan trọng cùa tự 14 nhiên, là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng hơn cả là đặc điểm hình thái địa hình, có nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng địa hình đặc biệt, có sức hấp dẫn đối với du khách. a. Các đơn vị hình thái chính cùa địa hình: là núi, đồi (trung du) và đồng bằng, chúng được phân biệt bởi độ cao địa hình. - Địa hình đồng bằng: tương đối đem điệu về ngoại hình, một cách trực tiếp ít gây những cảm hứng nhất định cho khách tham quan du lịch. Song đồng băng là nơi thuận tiện cho hoạt động kinh tế và là nơi quần cư đông đúc. Thông qua các hoạt động nông nghiệp, văn hoa của con người ở đây có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch. - Địa hình vùng đồi: thường tạo ra một không gian thoáng đãng và bao la. Dạng địa hình này tác động mạnh tới tâm lý của khách ưa thích dã ngoại, rất thích hợp với các loại hình cắm trại, tham quan. Vùng đồi là nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hoa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề. HU Khu du lịch Đồng Mô - Hà Tây - Địa hình miền núi: có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch vì sự kết hợp cùa nhiều dạng địa hình, vừa thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. Ở miền núi có nhiều đối tượng thích hợp cho hoạt động du lịch. Đó là các sông, suối, thác nước, hang động rừng cây với thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú. Miền núi còn 15 là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người với đời sống và nền vãn hoa rất đa dạng và đặc sắc. HI.2. Điểm du lịch nghỉ núi Sơ Pơ - Lào Cai b. Các đơn vị hình thái địa hình đặc biệt: có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch như kiểu địa hình karstơ và kiểu địa hình bờ bãi biển. - Địa hình karstơ: là dạng địa hình được tạo thành do sự lưu thông của nước [rong các đá dễ hoa tan (đá vôi, đôlômít, thạch cao...). Ở Việt Nam chủ yếu là đá vôi, chiếm khoảng 50.000km , tập trung chù yếuở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và phần nhỏở Kiên Giang. Một trong các dạng karstơ được quan tâm nhất đối với du lịch là các hang động. 2 Cảnh quan thiên nhiên và văn hoá của hang động karstơ rất hấp dãn khách du lịch. Đây chính là một nguồn tài nguyên du lịch, một loại hàng hoa đặc biệt có thể sinh lợi dễ dàng. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 650 hang động đã được sử dụng cho du lịch hàng năm, thu hút hàng triệu khách tới thăm. Người ta thống kê ra 25 hang động karstơ dài nhất và 25 hang động karstơ sâu nhất, điển hình là hang Flint Mammauth Cave System dài 530km ờ Hoa Kỳ là hang dài nhất và hang Rescau Jecau Bernardở Pháp sâu 1535m là hang sâu nhất. 16 Hộp Ì Hang động karstơ ở Việt Nam không dài, không sâu, nhưng rất đẹp. Động Phong Nha (ở Bố Trạch - Quảng Bình) dài gần 8km được coi là một trong nhiều hang nưốc đẹp nhất thế giới, được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Một số hang động khác cũng là các điểm du lịch hấp dẫn như Bích Động (Ninh Bình), động Hương Tích (Hà Tây)... HI.3. Tam Cốc - Bích Động tỉnh Ninh Bình Ngoài hang động karstơ, các dạng địa hình karstơ khác cũng có giá trị lớn đối vói du lịch, chẳng hạn như karstơ ngập nước tiêu biểu là vịnh Hạ Long, một trong những di sản của thế giới với khả năng du ngoạn bằng tàu, thuyền. Kiểu karstơ đồng bằng ở vùng Ninh Bình được mệnh danh là "Hạ Long cạn" cũng có giá trị đối với du lịch. Kiểu karstơ núiở các khối đá vôi Cao Bằng, Bắc Sơn, Kẻ Bàng. - Dạng địa hình ven bò: Các kho chứa nước lớn (đại dương, biển, sông, hồ) có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Nhìn chung, địa hình ven bờ có thể được khai thác phục vụ du lịch vói các mục đích khác nhau, từ tham quan du lịch theo chuyên đề cho đến nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao nước... Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá mức độ thuận lợi của các bãi biển đối với du lịch như chiều dài, chiều rộng của bãi tắm, độ mịn của cát, nền cát, độ dốc, độ trong của nước, độ mặn, độ cao của sóng... 17 Hỉ .4. Bãi biển Đồ Sem - TP. Hải Phòng Độ muối nước biển ỏ các bãi tắm, đại bộ phận không vượt quá 30%0. Độ trong suốt của nước biển dao động từ 0,3 - 0,5m, đặc biệt ở Đại Lãnh đạt 3 4m và Văn Phong 4 - 5m. Trạng thái bề mặt bãi biển khoảng 40% là xốp. Hộp 2 Nước ta có đường bờ biển dài hơn 3260km vói nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng. Nước ta có khoảng 125 bãi biển với nhiều bãi tắm tốt đang ờ dạng sơ khai chưa bị ô nhiễm, bãi cát bằng phăng với độ dốc trung bình 2 3" là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi, giải trí. Điều lý thú là cả hai điểm đầu và cuối của đường bờ biển nước ta đều là hai bãi biển đẹp: bãi biển Trà cổ ở Quảng Ninh có chiều dài gần 17km với bãi cát rộng, bằng phảng tới mức lý tưởng và bãi biển Hà Tiên với thắng cảnh hòn Phụ Tử nổi tiếng. Các bãi biển ờ nước ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam, nổi tiếng nhất là các bãi biển Trà cổ, Sẩm Sem, Cửa Lò, Thuận An, Lãng Cô, Non Nước, Sa Huỳnh, Vãn Phong, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Vũng Tàu... Ở nước ta, theo các chuyên gia của tổ chức du lịch thế giới (WTO), dải biển có những bãi tắm đẹp nhất nước kéo dài liên tục từ bãi Đại Lãnh (dưới chân đèo Cả) qua vịnh Văn Phong cho đến Nha Trang. Đây là tiềm năng to lém để tạo nên khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu du lịch biển của các nước trong khu vực (như Phuketở Thái Lan...). 18 11.2. Khí hậu Khí hậu là thành phẩn của tự nhiên sớm được khai thác như một dạng tài nguyên du lịch quan trọng. Các điều kiện khí hậu (vốn được xem như là tài nguyên du lịch) cũng rất đa dạng và đã được khai thác để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau: - Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khoe con người. Tài nguyên khí hậu được xác định, trước hết là tổng hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và một số yếu tố khác như áp suất không khí, gió, ánh nắng mặt trời thích hợp nhất với sức khoe con người, tạo cho con người các điều kiện sống thoải mái, dễ chịu nhất. Trong thực tế, những người sống trong những thòi điểm mà điều kiện khí , hậu không phù hợp thường đi du lịch đến những nơi có điều kiện khí hậu thích J hợp hơn. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy, khách đu lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió không thích hợp _ với sự phát triển du lịch cũng như đối với sức khoe của du khách. Trên bình diện cả nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối thích hợp với , cuộc sống con người. Ở nước ta, các công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện khí hậu dễ chịu nhất đối với con ngườiở Việt Nam là nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 15 - 23"c và độ ẩm tuyệt đối từ 14 - 21mb. Các điều kiện đó ứng với , khu vực Đà Lạt, nơi quanh năm có nhiệt độ không khí trung bình hàng tháng dao động trong khoảng 16,4"c - 19,7"c và độ ẩm tuyệt đối từ 13,8 - 19,5mb. . ớ Sa Pa, có tới 7 tháng điều kiện khí hậu dễ chịu, từ tháng 4 - tháng 10, ứng , với nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 15,6 - 19,8"c và độ ẩm tuyệt đối từ 15,7mb - 20,3mb. Điều đó lý giải vì sao hai nơi này được lựa chọn và xây dựng để trở thành các điểm du lịch nghi ngơi nổi tiếng ở nước ta. - Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng. Các điều kiện khí hậu có liên quan rất nhiều đến việc chữa bệnh, thậm chí còn được coi như một liệu pháp quan trọng. Một số bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, hô hấp rất cần thiết được điều trị có sự kết hợp giữa các biện pháp y học với các điều kiện thiên nhiên. Các điều kiện thuận lợi về áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng ôxy và độ trong lành của không khí tỏ ra rất có hiệu quả trong việc chữa bệnh và an dưỡng, có tác dụng nhanh chóng làm lành bệnh và phục hổi sức khoe của con người. Phần lớn các nhà an 19 dưỡng, nhà nghỉ đã được xây dựngở các điểm du lịch ven hổ nước, ven biển vi ở các vùng núi có khí hậu tốt, thích hợp. - Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thế thao, vui chơi giải trí. Các loại hình đu lịch thể thao, vui chơi giải trí như nhảy dù, tàu lượn, khí cầu, thả diều, thuyền buồm, lặn... rất cần thiết có điều kiện thời tiết thích hợp như hướng gió, tốc độ gió, quang mây, không có sương mù. - Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch, số ngày có thời tiéi tốt, nắng ráo, không có mưa hoặc không có diễn biến thời tiết phức tạp nhiều khi cũng được xem như nguồn tài nguyên khí hậu có thể khai thác để phục vụ mục đích du lịch. Thông thường, các thời kỳ có điều kiện khí hậu thuận lợi đối với sức khoe con người và điều kiện triển khai các hoạt động du lịch là một yếu tố quan trọng để thu hút khách, tạo nên tính chất mùa vụ trong hoạt động du lịch. Khí hậu có sự phân hoa rô rệt theo vĩ tuyến, theo mùa và theo độ cao ảnh hường đến tổ chức du lịch. Điều đó được cắt nghĩa chủ yếu bởi tính mùa cùa khí hậu. Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng cùa các yếu tố khí hậu. Phụ thuộc vào điểu kiện khí hậu, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng: + Mùa du lịch cả năm (liên tục): thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh ở suối nước khoáng, du lịch trên núi (cả mùa đông và mùa hè). Ở vùng có khí hậu nhiệt đới như các tình phía Nam nước ta, mùa du lịch hầu như là cả năm. + Mùa đông là mùa du lịch trên núi. Sự kéo dài mùa đông có ảnh hường tới khả năng phát triển du lịch thể thao mùa đông và các loại hình du lịch mùa đông khác. + Mùa hè là loại hình du lịch quan trọng nhất, vì có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi và ờ khu vực đồng bằng - đồi. Khả năng du lịch ngoài trời về mùa hè rất phong phú và đa dạng. Để khắc phục tính chất mùa vụ do các tài nguyên khí hậu du lịch gây nên rất cần thiết phải đa dạng hoa các loại hình du lịch và tạo thêm nhiều sản phàm du lịch mói, thích hợp. Ở mức độ nhất định, cần phải lưu ý tới những hiện 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan