Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải tình huống môn hệ thống thông tin trong doanh nghiệp...

Tài liệu Giải tình huống môn hệ thống thông tin trong doanh nghiệp

.DOCX
5
66
87

Mô tả:

GIẢI TÌNH HUỐNG MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP Tình huống 1: 1. Tình huống trên cho ta thấy một số vấn đề về cách thức mà các công ty cất giữ và quản lý thông tin, những vấn đề này trở nên đáng quan tâm hơn khi tiến bộ công nghệ đã mở ra những phương pháp mới trong việc thu thập, kết hợp và lưu trữ dữ liệu, số lượng thông tin ngày nay có nhiều hơn so với trước đây nên việc sắp xếp chúng một cách có hiệu quả và phù hợp là vấn đề khó mà các nhà quản trị cần quan tâm. Các thông tin thiết bị trùng lặp hoặc thiếu dữ liệu do các công ty lưu trữ rải rác trong nhiều tập tin ở nhiều nơi, nhiều bộ phận khác nhau, ngoài ra khó nhận biết đươc thông tin thu thập được có độ tin cậy và chính xác hay không, điều này rất dễ gây nguy hiểm đến các công ty hay tổ chức. Như vậy các doanh nghiệp cần cải tiến quản lý dữ liệu, xử lý và phân tích dữ liệu một cách chính xác và né tránh những sai sót không đáng có, cần phải biết phân biệt về mặt thời gian, nội dung và hình thức của thông tin, xem xem thông tin đó độ chính xác, thích hợp, đầy đủ và xúc tích hay không, đặc biệt là thông tin đó phải có tính cập nhật, tính đúng lúc phù hợp với thông tin cần đánh giá. 2. Bill Gates cho rằng 1/3 thời gian làm việc của các nhân viên thông tin được dùng vào việc tìm kiếm dữ liệu, điều này cho thấy số lượng dữ liệu ngày nay quá mức nhiều và tràn lan, khó phân biệt được thông tin nào là đág tin cậy, thông tin nào là cần thiết, vì hầu hết thông tin có nhiều dạng và cũng có nhiều thông tin có độ tin cậy và chính xác không có nguồn kiểm chứng. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc xác định thông tin của các nhân viên, làm tiêu tốn thời gian, tiền bạc và làm cho việc quản lý thông tin ngày càng khó khăn hơn. 3. Hệ quả của việc gửi thông tin không chính xác: + ảnh hưởng đến hiệu quả công việc + Phá hủy đến các mối quan hệ của công ty (đặc biệt đối với khách hàng) + Thông tin không đến được tay người nhận. Tình huống 2: 1. * Thuận lợi: + Ứng dụng này nhanh gọn, tiện lợi và thu hút được khách hàng, + tạo sự thích thú trong việc thử qua những dịch vụ hay sự đổi mới + làm thay đổi cách tiếp cận dịch vụ một cách tích cực + thủ tục, quy trình thực hiện đơn giản + tạo thêm các chức năng, ứng dụng mới cho các nhà phát triển di động, từ đó cải tiến nâng cấp thiết bị di động hơn để phù hợp với nhu cầu.  Khó khăn: + Cần phải đáp ứng được những yêu cầu của cơ quan cảng vụ hàng không về loại thẻ hành khách được in trên giấy tại các điểm dịch vụ ở sân bay. + Chưa phổ biến trên thế giới + Cần phải có sự phối hợp quy mô giữa hàng hàng không với các cơ quan cảng vụ hàng không. + Thiết bị di động cần phải được tích hợp những tính năng mặc định để có thể sử dụng + Chính sách giá còn chưa phù hợp 2. Những doanh nghiệp ứng dụng đầu tiên công nghệ đặt vé máy bay qua di động của các hãng hàng không đã giành được những lợi thế cạnh tranh bằng cách đưa ra dịch vụ Check-in khi lên máy bay bằng Điện thoại Di động cho khách hàng, đối với hãng hàng không Canada có kế hoạch bắt đầu kiểm tra thí điểm dịch vụ “Vé máy bay điện tử” với việc sử dụng mã vạch 2 chiều trong thẻ, các khách hàng thử nghiệm sẽ quét thiết bị của họ ở khu vực an ninh sân bay và tiến vào cổng. Ở Nhật, với hệ thống “Touch anh go” được phát triển phục vị các chuyến bay nội địa, hệ thống này cho phép thẻ tín dụng đăng ký bay nội địa thông qua những thẻ tín dụng điện tử mà không cần vé lên máy bay. 3. Một số rào cản của dịch vụ đặt vé máy bau qua Điện thoại di động: + các thiết bị di động phải được tích hợp những tính năng mặc định cần có để có thể sử dụng mà không cần phải cài thêm những phần mềm khác. + giá cả khác biệt giữa các vùng cũng đang là rào cẩn ngăn trở việc thực hiện dịch vụ này. Tình huống 3: 1. “Dữ liệu xấu có thể thiệt hại đến cho thương hiệu” Vì những khách hàng đang ngày càng muốn biết được nhiều thông tin về nguồn gốc sản phẩm, thành phần cũng như chất liệu của các sản phẩm, cách thức vận chuyển và ngay cả những tác động tới môi trường xung quanh, nếu những thông tin không được cung cấp một cách thỏa đáng điều đó đồng nghĩa với việc các dữ liệu tập hợp được đều không phù hợp làm cho khách hàng khó nhận biết được một cách chính xác về những sản phẩm, từ đó làm ảnh hưởng đến số lượng khách hàng, nếu những thông tin xấu này lan truyền một cách rộng rãi sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm. 2. Một số vấn đề gây ra bởi thông tin kém chất lượng trong tình huống thảo luận như : + Việc người ta đã mô tả và đo lường một món hàng bằng cách nào, một loại hóa chất gia dụng có thể được vận chuyển tới nhà máy trong một xe bồn có dung tích tính bằng Gallon, sau đó được đóng chai có dung tích bằng cm3+… cuối cùng được bán lẻ tại các cửa hàng. Mỗi bộ phận trong chuỗi cung ứng có thể nắm giữa các dữ liệu chính xác cho phần mềm công việc của mình nhưng vẫn không thể chia sẻ nó với những người khác. + Thứ 2 là phải đảm bảo các nhóm khách hàng có được thông tin phù hợp, vì vậy phải hiểu rõ giá trị của thông tin đó, tính chất hạt và tần suất của nó. Như vậy các chất lượng thông tin của vấn đề ở đây cần phải rõ ràng, chi tiết, đầy đủ và có tính kịp thời. 3. Khách hàng đang muốn biết nhiều hơn về sản phẩm họ mua vì họ muốn biết được đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm, sản phẩm đó có ảnh hưởng gì đến môi trường, hok được cung cấp những thông tin như thế nào? Có đầy đủ, rõ ràng hay không? Có phù hợp không? Từ đó họ mới ra quyết định mua sản phẩm của dn. Tình huống 4: 1. Biểu đồ liên hệ giữa các các bên truy cập vào TPS của Sainsbury’s. …. Nhập dữ liệu, máy quét, mã vạch WAN Ngấn hàng cung cấấp các bản in sao kê định kỳ WAN Hệ thốống xử lý gia dịch Truy xuấất thông tn 2. Sainbury’s thu được những lợi ích so với lúc chưa áp dụng TPS: + Hoàn thành được mục tiêu không có hơn 5 hàng hóa bị thiếu hụt cùng lúc + tiến độ đặt hàng là 24-48h + 17.000 hàng hóa + các trung tâm phân phối quản lý việc giao 11 triệu thùng hàng đến 335 cửa hàng. 3. Khi sử dụng TPS quá rộng rãi sẽ tạo ra các vấn đề như” Tận dụng khe hở (lỗ hỏng) của hệ thống để trục lợi, để khắc phục vấn đề này cần phải cải tiến công nghệ TPS giúp phát hiện sai hỏng kịp thời tránh trường hợp bị lợi dụng. Tình huống 5: MIS là những hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý, cung cấp những phản hồi về hoạt động của tổ chức giúp nhà quản trị ra quyết định ở cấp Chiến lược và chiến thuật.  Tích cực: + thông tin sản phẩm máy tính DELL đến với khách hàng 1 cách dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng. + nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng để góp ý cho sản phẩm + cải tiến và tạo ra thêm các dòng sản phẩm mới (Notebook) + tăng quy mô hoạt động của công ty về sp DELL + kiểm soát tốt hàng tồn kho  Tiêu cực + những phản ánh của khách hàng khó được xử lý theo yêu cầu + nhiều phản hồi quá làm cho việc xử lý dữ liệu tốn thời gian và chi phí + việc kiểm soát HTTT sẽ càng trở nên khó khăn hơn do quy mô hoạt động rộng khắp Thế giới. 2. DELL có bán tốt máy tính của công ty cho khách hàng nhưng họ cũng thiếu hụt về HTTT, tuy nhiên nhờ sự đóng góp ý kiến của khách hàng cho sản phẩm về mẫu mã cũng như công nghệ nên hãng thực sự làm tốt công việc của mình. 3. Sơ đồ luồng thông tin cho DELL Bán, cung cấp sản phẩm DELL Khách hàng Phản hồi, góp ý cho sản phẩm 4. DELL thiếu phần quản lý vì Hệ thống kiểm soát hàng tồn kho của DELL thiếu tính cập nhật để có thể tin cậy ngăn chặn các vấn đề phát sinh. Điều này làm hao tổn thêm chi phí cho công ty. Tình huống 6: 1. Cách thức phát triển HTTT đề xuất cho LFFL gồm có 3 cách thức:  Xây dựng mới: HTTT kinh doanh được xây dựng từ đầu bởi các chuyên gia HTTT/CNTT nhằm thỏa mãn nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. + Xây dựng nội bộ: phát triển bởi các chuyên gia trong nội bộ dn + Gia công bên ngoài: Thuê doanh nghiệp khác phát triền hệ thống.  Mua phần mềm có sẵn: là việc mua phần mềm hay ứng dụng có sẵn đã được các dn khách sử dụng trên thị trường, những phần mềm này tương thích với nhiều nền phần cứng khách nhau: + Phần mềm tùy biến + Phần mềm theo tiêu chuẩn + Phần mềm lắp ráp  Người dùng tự xây dựng: là phần mềm được phát triển bởi người dùng là những người không phải chuyên gia HTTT/CNTT 2. LFFL quyết định mua phần mềm có sẵn vì phần mềm này có ưu điểm là chi phí thấp, khi so sánh với việc kinh doanh mới thì các chức năng cũng tương tự, ngoài ra phần mềm có sẵn sẽ khắc phục được nhiều lỗi so với xây dựng mới. ---- Nguyễn Văn Hiệp ----
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng