Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải quyết vấn đề nghiên cứu tình huống công ty tnhh intops việt nam problem s...

Tài liệu Giải quyết vấn đề nghiên cứu tình huống công ty tnhh intops việt nam problem solution case study of intops vietnam co., ltd

.PDF
15
58
108

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN TÍNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG CÔNG TY TNHH INTOPS VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN TÍNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG CÔNG TY TNHH INTOPS VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luâ ̣n văn này là công trình khoa ho ̣c nghiên cứu đô ̣c lâ ̣p của riêng tôi . Các số liê ̣u, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Các số liệu, tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Tính LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của quý thày cô, gia đình và đồng nghiệp. Trƣớc tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đặng Ngọc Sự là thầy giáo hƣớng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ tôi về kiến thức khoa học trong quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp đã nhiệt tình, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin biết ơn sâu sắc đến những ngƣời thân trong gia đình đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành đƣợc khóa học này. Tuy đã rất cố gắng nhƣng luận văn này không tránh đƣợc những thiếu sót, tôi mong đƣợc sự góp ý đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp . Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Tính MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết và GQVĐ mỗi ngày. Nếu chúng ta GQVĐ, chúng ta sẽ thành công. Ngƣợc lại, chúng ta sẽ phải loay hoay trong vòng luẩn quẩn “thử và sửa sai”, dần dần mất tự tin và ta sẽ thất bại. Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất là chúng ta chƣa biết cách GQVĐ và GQVĐ hiệu quả. Vậy vấn đề là gì? Tại sao phải GQVĐ? GQVĐ trong kinh doanh là nội dung chủ yếu của quản trị doanh nghiệp. Đặc trƣng của nghề quản trị là luôn đối mặt với những biến động, sự thay đổi của điều kiện kinh doanh, các yếu tố sản xuất, do vậy để điều hành có hiệu quả các nhà quản trị đòi hỏi cần phải có khả năng ứng xử, và GQVĐ. Những lý thuyết và cơ sở khoa học cho việc GQVĐ trong doanh nghiệp đã đƣợc hình thành và đúc kết qua thời gian. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, thị trƣờng không ngừng thay đổi, tạo ra một áp lực cho nhà quản trị phải đối phó với các vấn đề muôn hình vạn trạng và thƣờng là trong tình thế khẩn trƣơng. Những vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp là tất yếu và rất đa dạng. Vấn đề đặt ra là các nhà quản trị nhận diện đúng vấn đề và luôn chủ động có các biện pháp GQVĐ một cách khéo léo và có hiệu quả. Công ty TNHH Intops VN đƣợc thành lập từ tháng 01/2010, hoàn thiện xây dựng vào tháng 10/2010 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/2011 - là một doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ của Hàn Quốc. Địa chỉ của công ty tại KCN Yên Phong - xã Long Châu - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh. Ngành nghề sản xuất chính là sản xuất vỏ và linh kiện vỏ điện thoại di động công nghệ cao, 100% sản phẩm của công ty đƣợc bán cho công ty Sam Sung Electronics Việt Nam. Các hoạt động GQVĐ của ban lãnh đạo cũng nhƣ quản lý các phòng ban trong công ty diễn ra thƣờng xuyên, ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Nhằm đánh giá đƣợc hoạt động GQVĐ của công ty cũng nhƣ ảnh hƣởng của hoạt động này tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tôi chọn đề tài : ‘Giải quyết vấn đề - nghiên cứu tình huống công ty TNHH Intops VN’ Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi liên quan việc GQVĐ của công ty nhƣ sau : 1. Thực chất/bản chất của ra GQVĐ là gì? 2. Mô hình lý thuyết của GQVĐ là gi? 3. Những yếu tố nào ảnh hƣởng tới hoạt động GQVĐ? 4. Thực trạng công tác GQVĐ tại Công ty TNHH Intops VN? 5. Tồn tại, nguyên nhân của các tồn tại và giải pháp giải quyết trong hoạt động GQVĐ tại Công ty TNHH Intops VN là gì? 5 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận của ra GQVĐ. - Xác định các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác GQVĐ. - Phân tích thực trạng công tác GQVĐ tại công ty TNHH Intops VN thông qua hoạt động ra quyết định GQVĐ. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác GQVĐ tại công ty TNHH Intops VN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác GQVĐ trong công ty. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài chỉ tập trungvào công tác GQVĐ tại công ty TNHH Intops VN - KCN Yên Phong - Xã Long Châu - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh thông qua hoạt động ra quyết định. - Phạm vi thời gian : Thu thập số liệu và phân tích, đánh giá thực trạng GQVĐ tại công ty trong giai đoạn 2011- 2014 và giải pháp cho những năm tiếp theo. 4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu - Nghiên cứu và hệ thống hóa những lý thuyết, lý luận căn bản về GQVĐ trong doanh nghiệp. Qua đó đánh giá vai trò quan trọng của GQVĐ với quá trình phát triển của doanh nghiệp trong thời đại hội nhập. - Trình bày, đánh giá, phân tích tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Intops VN. - Đánh giá và phân tích về hoạt động GQVĐ hiện tại của công ty TNHH Intops VN thông qua hoạt động ra quyết định, đƣa ra những đánh giá, nhận xét về những thành công, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm xây dựng và phát triển hoạt động GQVĐ tại công ty TNHH Intops VN. 5. Kết cấu của luận văn Phần giới thiệu 6 Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về GQVĐ. Chƣơng 2. Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng hoạt động GQVĐ tại Công ty TNHH Intops VN. Chƣơng 4. Đề xuất giải pháp, kiến nghị 7 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu GQVĐ là một trong những hoạt động tất yếu khách quan không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kỹ năng GQVĐ đang trở thành một chuyên đề không thể thiếu trong các khóa đào tạo quản trị kinh doanh. Về lý luận có nhiều nghiên cứu về GQVĐ, có thể kể đến: PGS. TS Trần Anh Tài, 1998, Giáo trình quản trị học. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là giáo trình chung của trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có các nội dung về ra quyết định trong điều kiện ổn định, ra quyết định trong điều kiện không ổn định; ra quyết định tập thể, ra quyết định cá nhân PGS. TS Ngô Kim Thanh, 2014, Giáo trình kỹ năng quản trị. NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình kỹ năng quản trị là môn học mang tính thực hành, là cầu nối giữa các môn học có tính lý thuyết và các môn học kỹ năng chuyen sâu về từng mảng hoạt động quản trị kinh doanh cụ thể, trong đó có kỹ năng GQVĐ. Ra quyết định liên quan đến GQVĐ và GQVĐ cần phải ra quyết định. Vì vậy chúng ta sẽ đồng thời xem xét việc GQVĐ và ra quyết định. PGS. TS Hoàng Văn Hải, 2013, Ra quyết định quản trị. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là cuốn sách mang nội dung chủ đạo và xuyên suốt là vận dụng tƣ tƣởng quản trị hài hòa Đông - Tây vào việc ra quyết định đúng đắn và hiểu quả, giúp doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển bền vững trong môi trƣờng bất định. John Adair (Bích Nga - Lan Nguyễn biên dịch, 2008), Kỹ năng ra quyết định và GQVĐ, NXB. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích cuốn sách này là trang bị cho ngƣời đọc những kiến thức cần thiết về các quy trình tƣ duy nhằm giúp bạn đạt đƣợc kỹ năng cần thiết để ứng dụng chúng trong việc giải quyết những tình huống công việc và cuộc sống hằng ngày. 8 Về luận văn thạc sỹ, hiện nay còn có rất ít đề tài nghiên cứu về vấn đề ra GQVĐ trong công ty, tuy nhiên về hoạt động ra quyết định, điển hình nhƣ sau: - Đoàn Ngọc Quỳnh, năm 2011, “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho Ngân hàng khi đưa ra quyết định vay”, Đại học kinh tế quốc dân. Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về tổng quan hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại, quy trình ra quyết định cho vay, các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định cho vay. Đề tài đƣa các tiêu chí đánh giá chỉ tiêu tài chính nhƣng tỷ suất sinh lời, hiệu quả sử dụng tài sản, cân đối nguồn nguồn. Tác giả đƣa ra việc phân tích tài chính đến quyết định cho vay. Nhƣ vậy các nghiên cứu trên đều đã đƣa ra các lý luận chung, về vấn đề và GQVĐ, đồng thời chỉ ra các phƣơng pháp, quy trình GQVĐ. Tuy nhiên hiện vẫn chƣa có nghiên cứu về hoạt động GQVĐ tại công ty, đặc biệt là công ty có 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây là đối tƣợng và mục đích nghiên cứu của đề tài này. 1.2. Khái niệm về vấn đề và GQVĐ 1.2.1. Vấn đề „Vấn đề „ trong doanh nghiệp giống nhƣ một căn bệnh cần điều trị. Có những căn bệnh đã rõ nguyên nhân nhƣng chƣa tìm ra giải pháp. Cũng có những căn bệnh xuất hiện nhƣng chƣa rõ nguyên nhân và có nguy cơ tái diễn. Trong quá trình lãnh đạo điều hành tổ chức, các nhà quản trị thƣờng hay phải đổi mặt với cái gọi là vấn đề. Theo định nghĩa của Từ điển : „Vấn đề là điều cần đƣợc xem xét, nghiên cứ, giải quyết‟. Theo TS Hoàng Văn Hải : „Vấn đề, theo định nghĩa chung nhất, đƣợc hiểu là những tình huống và trạng thiếu diễn ra không theo mong muốn của chủ thể‟. Ví dụ, ta muốn các đô thị đƣợc trạng thái đƣờng thông hè thoáng, nhƣng thực tiễn là tắc nghẽn giao thông và vỉa hè bị lấn chiếm. Vậy vấn đề là lộn xộn trong giao thông đô thị. Nhƣ vậy, công việc đầu tiên của nhà quản trị là nhận diện và gọi tên đúng vấn đề mà tổ chức gặp phải bằng cách so sánh những mục tiêu và kỳ vọng của tổ chức với tình hình thực tiễn đã và đang diễn ra. Tiếp theo, nhà quản trị cần phải suy ngẫm để tìm 9 ra thực chất của vấn đề để đi đến những phân tích và ra quyết định đúng đắn góp phần giải quyết đƣợc vấn để một cách khả thi và hiệu quả. Vấn đề đƣợc chia thành 2 loại căn cứ vào cách thức xác định bao gồm : - Theo tiêu khả năng: Vấn đề là khoảng cách giữa kết quả đạt đƣợc và khả năng có thể đạt đƣợc; Ví dụ công suất sản xuất có thể đạt đƣợc của tổ 1 là 10.000 sản phẩm/h nhƣng hiện nay công suất thực tế chỉ đạt 9.000 sản phẩm/h. Vấn đề ở đây là công suất sản xuất của tổ 1 không đạt. Khoảng cách giữa khả năng và thực tế là 1.000 sản phẩm. - Theo mục tiêu: Vấn đề là khoảng cách giữa kết quả đạt đƣợc và kết quả mục tiêu đề ra. Ví dụ mục tiêu sản xuất cả tháng của công ty là 2.000.000 sản phẩm, tuy nhiên kết quả đạt đƣợc là 1.500.000 sản phẩm. Vấn đề là công ty không đạt mục tiêu sản xuất. Khoảng cách giữa thực tế và mục tiêu là 500.000 sản phẩm. 1.2.2 GQVĐ GQVĐ là một quá trình xác định, phân tích nguyên nhân, lựa chọn giải pháp tối ƣu, triển khai và đánh giá giải pháp nhằm loại bỏ mâu thuẫn giữa thực tế và mong muốn. Trong môi trƣờng kinh doanh năng động, kỹ năng GQVĐ sẽ giúp nhà quản trị đƣa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời, để đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Theo PGS. TS Ngô Kim Thanh : „Quá trình GQVĐ có thể đƣợc tiến hành qua các bƣớc sau : nhận diện vấn đề, tìm nguyên nhân của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ƣu‟. Cũng theo PGS. TS Ngô Kim Thanh : „Ra quyết định liên quan đến GQVĐ và GQVĐ cần phải ra quyết định. Vì vậy chúng ta sẽ đồng thời xem xét việc GQVĐ và ra quyết định‟. Theo PGS. TS Hoàng Văn Hải : „ Quyết định quản trị là sản phẩm lao động trí óc của nhà quản trị nhằm giải quyết một vấn đề đã đƣợc xác định‟. 1.3. Quy trình GQVĐ Tiến trình GQVĐ đƣợc đề xuất là một quy trình gồm 6 bƣớc - Six steps problems solving model. 10 (1) Define the Problems (XĐVĐ); (2) Determine the Root Cause (s) of the Problem (xác định nguyên nhân cốt lõi của vấn đề); (3) Develop Alternative Solutions (Phát triển các giải pháp có thể) (4) Select the best Solution (Lựa chọn giải pháp tối ƣu); (5) Implement the chosen Solution (Thực thi giải pháp tối ƣu đã chọn); và (6) Evaluate the implementation (Đánh giá việc thực thi giải pháp). Tiến trình này đƣợc trình bày trong Hình 2.1 dƣới đây (Nguồn:http://www.yale.edu/bestpractices/resources/docs/problemsolvingmodel.pdf, Ngày truy cập: 20 tháng 05 năm 2015) Xác định vấn đề Đánh giá việc thực thi giải pháp tối ƣu Xác định nguyên nhân cốt lõi Thực thi giải pháp tối ƣu Phát triển các giải pháp có thể Lựa chọn giải pháp tối ƣu Hình 2.1 Tiến trình GQVĐ theo "Mô hình 6 bước - six steps problem solving" 1.3.1. XĐVĐ (Define problems) XĐVĐ là bƣớc đầu tiên trong quy trình GQVĐ, trƣớc khi nhà quản trị cố gắng tìm hƣớng giải quyết, nhà quản trị cần biết đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không. 11 Xác định các vấn đề cũng liên quan đến phân tích tình hình để xác định mức độ của vấn đề. Thông số vấn đề bao gồm: - Điều gì đang xảy ra? (Hoặc không xảy ra?) - Ai là ngƣời đã tham gia? - Những thành phần của vấn đề là gì? Để XĐVĐ chính xác, nhà quản trị có thể đƣa ra bảng các câu hỏi và trả lời chúng nhƣ sau: Bảng 2.1: Các câu hỏi để XĐVĐ Câu hỏi STT Trả lời 1 Vấn đề là gì? 2 Bản chất, thực chất của vấn đề? 3 Quy mô, phạm vi của vấn đề? 4 Mức độ trầm trọng của vấn đề? 5 Tính thời gian của vấn đề? 6 Những dữ liệu đã biết về thiệt hại trong vấn đề này? 7 Cách thức XĐVĐ là gì? Có bất kỳ tiền lệ hoặc quy định về thủ tục khác áp 8 dụng đối với các vấn đề? Nếu vậy, những tiền lệ hay quy tắc áp dụng là gì? 9 Những dữ kiện cần thêm để phân tích vấn đề là gi? (Danh sách) Nó có thể dùng để giải thích các sự kiện khác nhau 10 không? Làm thế nào sẽ là ảnh hƣởng đến giải pháp của vấn đề? 11 Tôi có phải GQVĐ này hay ngƣời khác? Nếu ngƣời khác thì là ai? Ngoài ra, để xác định có vấn đề, các nhà quản lý có thể so sánh hiện trạng đối với một số tiêu chuẩn. Một tiêu chuẩn đƣợc sử dụng trong quá khứ đối với các nhà quản lý so sánh hiện tại để tìm kiếm sự khác biệt. Một cách khác để XĐVĐ là 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. John Adair, 2008. Kỹ năng GQVĐ và GQVĐ. Tp Hồ Chí Minh : Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 2. John C. Maxwell, 2011. 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo. Hà Nội : Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 3. Đoàn Ngọc Quỳnh, 2011. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho Ngân hàng khi đưa ra quyết định vay. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế quốc dân. 4. Trần Anh Tài, 2007. Quản trị học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Lê Văn Tâm, 2004. Giáo trình quản trị doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân. 6. Ngô Kim Thanh và cộng sự, 2013. Giáo trình kỹ năng quản trị. Hà Nội: Nhà xuất bản đại học kinh tế Quốc dân. 7. Trần Thừa, 1999. Kinh tế học vi mô. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. 8. Nguyễn Thanh Thủy, 1995. Trí tuệ nhân tạo: Các phương pháp giải quyết vấn đề và kỹ thuật xử lý tri thức. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. Tiếng Anh 9. Barry, B., 1984. Strategic planning workbook for nonprofit organizations. St. Paul: MN: Amherst H. Wilder Foundation. 10. Cliff T. Ragsdale, 2008. Managerial Decision Modelling. Ohio : South Western Cengage Learing. 11. Mark A. Runco, 1994. Problem Finding, Problem Solving, and Creativity. Ablex Publishing coporation Norwood, New Jersey. 12. Richard L. Daft, 1999. Management. Tennessee : Harcout College Publishers 13. Steven G. Krantz, 1999. Techniques of Problem Solving. American Mathematical Society 13 Trang Web 14. FEMA‟s Independent Study Program, 2005, Decission making and Problem solving, https://training.fema.gov/emiweb/downloads/is241.pdf .[Accessed 20 May 2015]. 15. University of Kent, Action Planning, http://www.kent.ac.uk/careers/sk/skillsactionplanning.htm 2015].Yale University, [Accessed 20 May http://www.yale.edu/bestpractices/resources/docs/problem solvingmodel.pdf[Accessed 14 May 2015]. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan