Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Giải pháp xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ...

Tài liệu Giải pháp xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ

.PDF
131
1
87

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG HÀ PHÚ SOÁI GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG HÀ PHÚ SOÁI GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Tăng Văn Khiên Phú Thọ, năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc và đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định. Phú Thọ, ngày tháng 6 năm 2020 TÁC GIẢ Hà Phú Soái ii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: Giải pháp xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến ngƣời hƣớng dẫn khoa học là PGS.TS Tăng Văn Khiên. Thầy đã gợi mở hƣớng nghiên cứu, góp ý cho tôi những vấn đề quan trọng cả về phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã truyền đạt và trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại Trƣờng. Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy - UBND huyện Tân Sơn, các Ban, ngành, đoàn thể huyện, các xã trong huyện nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập, thu thập tài liệu hoàn thành khóa học và bản luận văn này. Học viên Hà Phú Soái iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................... v PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................... 4 5. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................................... 6 6. Kết cấu của luận văn .......................................................................................................... 7 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................ 7 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................... 9 Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về đói nghèo, xóa đói, giảm nghèo và kinh nghiệm thực tiễn 9 1.1. Cơ sở lý luận về đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 9 1.1.1 Khái niệm về thiếu đói và các chỉ tiêu phản ánh tình hình thiếu đói ............................ 9 1.1.2. Khái niệm về nghèo và các chỉ tiêu phản ánh về nghèo ............................................ 10 1.2. Quan điểm của Đảng về giảm nghèo và quá trình thực hiện giảm nghèo .................... 16 1.2.1. Quan điểm của Đảng ta về giảm nghèo ..................................................................... 16 1.2.2. Tiêu chí đánh giá giảm nghèo: Căn cứ Quyết định 59/2015/QĐ-TTg: ..................... 17 1.2.3. Quá trình thực hiện giảm nghèo................................................................................. 18 1.3. Quản lý nhà nƣớc về xoá đói, giảm nghèo ................................................................... 19 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả QLNN về xóa đói, giảm nghèo ........................... 21 1.5. Đánh giá hiệu quả QLNN về xóa đói, giảm nghèo ....................................................... 21 1.6. Kinh nghiệm thực tiễn về Quản lý nhà nƣớc xóa đói, giảm nghèo ở một số huyện (tham khảo tại 3 huyện, tương đồng như huyện Tân Sơn) ................................................... 22 1.6.1. Huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình ............................................................................. 22 1.6.2. Huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái ................................................................................. 24 1.6.3. Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình ............................................................................. 24 1.6.4 Bài học kinh nghiệm rút ra ......................................................................................... 25 iv Chƣơng 2. Thực trạng xóa đói giảm nghèo và công tác QLNN về xóa đói, giảm nghèo của huyện Tân Sơn giai đoạn 2015-2019 ......................................................................... 28 2.1. Khái quát đặc điểm huyện Tân Sơn .............................................................................. 28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 28 2.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế. ....................................................................................... 31 2.1.3. Đặc điểm phát triển văn hoá - xã hội ........................................................................ 37 2.2. Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Tân Sơn, gian đoạn 2015-2019 .................... 39 2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn đối với công tác xóa đói, giảm nghèo tại huyện Tân Sơn ...... 39 2.2.2. Kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo ở Tân Sơn trong những năm qua ................. 41 2.3. Đánh giá khái quát chung về công tác xóa đói giảm nghèo ......................................... 51 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ........................................................................................................ 51 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................................ 54 2.4. Công tác QLNN về xóa đói, giảm nghèo của huyện Tân Sơn trong thời gian qua ...... 58 2.4.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tân Sơn về xóa đói, giảm nghèo ........................................................................................................................... 58 2.4.2. Tình hình thực hiện các chƣơng trình, chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn ..................................................................................................................... 62 Chƣơng 3. Định hƣớng về xóa đói, giảm nghèo và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn trong giai đoạn 2020 2025 ..................................................................................................................................... 74 3.1. Định hƣớng xóa đói, giảm nghèo của huyện Tân Sơn.................................................. 75 3.1.1. Phƣơng hƣớng ............................................................................................................ 75 3.1.2. Mục tiêu ..................................................................................................................... 76 3.2. Các giải pháp QLNN về thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở huyện Tân Sơn giai đoạn 2020 - 2025 .......................................................................................................................... 77 3.2.1. Các giải pháp chung ................................................................................................... 77 3.2.2. Giải pháp cụ thể ......................................................................................................... 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 96 1. Kết luận ............................................................................................................................ 96 2.1. Đối với UBND tỉnh Phú Thọ ........................................................................................ 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 98 PHỤ LỤC v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 01: Tỷ lệ hộ nghèo huyện Tân Sơn 5 năm 2015-2019 ............................................... 43 Bảng 02: Số hộ cận nghèo của huyện Tân Sơn 2015 - 2019 .............................................. 44 Bảng 03: Tỉ lệ hộ nghèo ngƣời dân tộc thiểu số từ năm 2015 đến năm 2019 ..................... 45 Bảng 04: Ngành nghề chủ yếu của hộ gia đình huyện Tân Sơn .......................................... 49 Bảng 5: Chỉ tiêu về giáo dục của huyện Tân Sơn năm 2019 ............................................... 65 Bảng 6: Các chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo ........................................................ 69 giai đoạn 2015 - 2019 .......................................................................................................... 69 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xóa đói, giảm nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu, luôn đƣợc sự quan tâm của mọi quốc gia và mọi nền kinh tế. Khi xã hội càng phát triển thì sự tồn tại của một bộ phận lớn những ngƣời nghèo lại làm cho khoảng cách giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo trở nên lớn hơn, khi đó ngƣời nghèo lại càng khó tiếp cận các dịch vụ của xã hội. Có thể khẳng định, nghèo đói chính là một rào cản lớn thực hiện tiến bộ xã hội, là nguyên nhân của tình trạng thất học, dịch bệnh, ô nhiễm môi trƣờng, sự ra tăng tệ nạn xã hội và mất ổn định an ninh chính trị. Vì vậy, thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ kinh tế - chính trị trọng tâm của tất cả các quốc gia, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho ngƣời nghèo, hƣớng tới việc thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta coi vấn đề này là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Các chƣơng trình hỗ trợ hộ nghèo nhƣ chƣơng trình 135, 167, 30a…từng bƣớc đƣợc triển khai đến từng địa phƣơng, nền kinh tế nƣớc ta đã có những bƣớc chuyển biến quan trọng, đời sống của đại đa số Nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cƣ, đặc biệt là ngƣời dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình vẫn sống trong cảnh nghèo đói. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra định hƣớng cơ bản: Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hoá các nguồn lực và phƣơng thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Đại hội XII của Đảng đã xác định: Trong xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế- xã hội, quan tâm thích đáng đến các tầng lớp, bộ phận yếu thế trong xã hội, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, khắc phục xu hƣớng gia tăng phân hóa giàunghèo, bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội bền vững [42]. Chủ trƣơng của Đảng, ngày 27/12/2008 Chính phủ ra Nghị quyết số 30a/2008/NQ- 2 CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện (hiện nay là 63 huyện) nghèo. Quyết định 1200/QĐTTg của Thủ tƣớng Chính phủ: Về việc phê duyệt Khung kế hoạch triển khai Nghị quyết số 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Chính phủ. Tỉnh uỷ- Hội đồng nhân dânỦy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các địa phƣơng trong tỉnh tích cực đề ra nhiều nội dung để thực hiện xoá đói, giảm nghèo theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng. Tỉnh đã ra Thông tri số 18/TT-TU, ngày 04/4/2014 của Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy Phú Thọ về tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy thực hiện công tác giảm nghèo. Theo Nghị định số 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007. Tân Sơn đƣợc thành lập trên cơ sở điều chỉnh lại địa giới hành chính huyện Thanh Sơn (cũ), Tân Sơn là huyện miền núi xa nhất của Tỉnh Phú Thọ, nằm ở cửa ngõ phía Tây của tỉnh, phía đông giáp huyện Thanh Sơn, phía Tây giáp huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La và huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp huyện Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp huyện Yên Lập. Tân Sơn là huyện đặc biệt khó khăn của Phú Thọ với tổng diện tích 68.858,26ha, với 17 xã, 172 khu dân cƣ (trước có 195 khu, tháng 10/2019, Được sự cho phép của Hội Đồng nhân dân Tỉnh Phú Thọ, huyện đã sáp nhập 55 khu dân cư thành 22 khu dân cư). 06 xã thuộc khu vực III; 11 xã thuộc khu vực II; 99 khu dân cƣ đặc biệt khó khăn. Dân số trên 83.000 ngƣời, có 19 dân tộc cùng chung sống, với trên 83% là ngƣời dân tộc thiểu số (dân tộc Mƣờng chiếm 76%, dân tộc Dao chiếm 6%, H’Mông…). Diện tích đất rừng chiếm tới 79,58%, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp ít (10.545,28 ha), giao thông bị chia cắt bời nhiều sông, suối sâu và đồi núi cho nên việc đi lại và giao thƣơng hàng hóa còn gặp rất nhiều khó khăn nhất là vào mùa mƣa, lũ…Huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là một trong 63 huyện nghèo của cả nƣớc đƣợc thụ hƣởng Chƣơng trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Đến nay, sau 11 năm thực hiện, Nghị quyết quan trọng này đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần đƣa nhân 3 dân Tân Sơn từng bƣớc thoát nghèo, đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện, nhiều hộ gia đình đƣợc xoá nhà tạm, vấn đề giải quyết việc làm đƣợc quan tâm, chất lƣợng nguồn lao động đƣợc nâng lên thông qua các chƣơng trình đào tạo, tập huấn… Tuy nhiên, vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ vẫn còn những khó khăn, vƣớng mắc cần giải quyết nhƣ: đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, việc giải quyết an sinh xã hội, vấn đề hỗ trợ cho vay vốn đầu tƣ cho sản xuất, giải quyết việc làm, phát huy nguồn lực trên địa bàn huyện, ý thức của ngƣời dân, vai trò chủ động của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng… Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc tái nghèo của nhiều hộ gia đình tại các địa phƣơng trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với việc thực hiện xóa đói, giảm hộ nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên những phân tích, đánh giá về hoạt động quản lý Nhà nƣớc đối với xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn, đề tài xây dựng hệ thống các giải pháp xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu tăng trƣởng, phát triển kinh tế, xã hội huyện Tân Sơn trong thời gian tpis. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn xoá đói, giảm nghèo. Phân tích những điểm cần làm rõ để nâng cao hiệu quả QLNN đối với công tác xóa đói, giảm nghèo trong bối cảnh hiện nay. - Đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng quá trình xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2019. 4 - Đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020 - 2025. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động quản lý Nhà nƣớc trong việc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về mặt thời gian: Sử dụng dữ liệu cho giai đoạn 2015 – 2019 (Thống kê số liệu của các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019). Qua đó đƣa ra giải pháp thực hiện trong các năm tiếp theo (giai đoạn 2020-2025). 3.2.2. Về mặt không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu và thực hiện trên địa bàn huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ. Là một huyện Nghèo đƣợc hƣởng thụ theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính Phủ về Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. 3.2.3. Nội dung nghiên cứu: Vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ. 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Tuân thủ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. 4.1.2. Tuân thủ tƣ tƣởng phát triển vì dân do dân của Bác Hồ. 4.1.3. Tuân thủ chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và nhà nƣớc Việt Nam về đối tƣợng nghiên cứu. 4.2. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu Kết hợp tiếp cận trực tiếp với tiếp cận gián tiếp, dự theo thống kê từ định tính kết hợp với thống kê từ định lƣợng. 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 4.3.1. Phƣơng pháp khai thác và kế thừa các tài liệu đã có dƣới hình thức thông tin thứ cấp: 5 - Khai thác các bài báo, các tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu và số liệu về các vấn đề cần nghiên cứu. - Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã đƣợc tiến hành trƣớc đó có liên quan đến khu vực tiến hành nghiên cứu. - Sử dụng các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội... trong báo cáo việc xóa đói, giảm nghèo tại huyện Tân Sơn. - Tìm kiếm và thu thập các số liệu ở các văn bản, tạp chí, internet của huyện, tỉnh. 4.3.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp là các dữ liệu đƣợc thu thập trong quá trình nghiên cứu đề tài. Đây là các dữ liệu không có sẵn và đòi hỏi phải sử dụng các phƣơng pháp khác nhau nhằm thu thập bổ sung các dữ liệu sơ cấp bảo đảm độ tin cậy cần thiết, phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu của luận văn. Các dữ liệu sơ cấp trong đề tài này đƣợc thu thập thông qua các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp liên lạc (thông qua email, điện thoại và liên hệ trực tiếp với các khách thể nghiên cứu). - Phƣơng pháp quan sát các khách thể nghiên cứu đã đƣợc tác giả lựa chọn. - Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, bao gồm phỏng vấn trắc nghiệm bằng bảng hỏi, phiếu điều tra và phƣơng pháp phỏng vấn sâu các khách thể nghiên cứu dƣới hình thức phiếu điều tra theo các nội dung liên quan đến xóa đói, giảm nghèo ở huyện Tân Sơn giai đoạn vừa qua. - Khách thể nghiên cứu mà tôi lựa chọn là các cán bộ trực tiếp thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý Nhà nƣớc đối với việc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Số lƣợng khách thể cho đề tài nghiên cứu này bao gồm 15 cán bộ làm việc tại UBND huyện: Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Tài Chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Lao động thƣơng binh & xã hội, Phòng Y tế, Phòng Giáo dục… 6 Căn cứ để tôi lựa chọn các khách thể nghiên cứu là các tiêu chí về tính chất nghề nghiệp, thâm niên công tác và mức độ liên quan đến các hoạt động quản lý Nhà nƣớc đối với việc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Phiếu điều tra, khảo sát đƣợc thiết kế theo hình thức trắc nghiệm đối với các khách thể về nội dung và hiệu quả của công tác quản lý Nhà nƣớc đối với việc xóa đói, giảm nghèo… 4.3.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu - Số liệu đƣợc xử lý, tổng hợp theo yêu cầu đầu ra dƣới dạng bảng thống kê theo trƣơng trình trên Microsoft Excel. - Khai thác và chọn lọc những thông tin cần thiết và phù hợp từ các báo cáo kết quả công tác xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2015 - 2019, và báo cáo quản lý Nhà nƣớc đối với việc xóa đói giảm nghèo tại huyện Tân Sơn. 4.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu trải khắp các lĩnh vực, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị, tác giả nhận thấy việc xóa đói, giảm nghèo liên quan đến mọi vấn đề, muốn làm tốt phải có sự góp sức của cả hệ thống chính trị, mà trọng tâm là phát triển kinh tế. Tác giả tập trung vào phân tích tăng trƣởng kinh tế, lƣơng thực bình quân đầu ngƣời, thu nhập bình quân đầu ngƣời, số hộ đang ở nhà tạm, số hộ nghèo và cận nghèo hàng năm đƣợc thống kê…các văn bản mà các cơ quan đã triển khai. Sự đánh giá của các cấp đối với sự phát triển, đặc biệt liên quan đến việc xóa đói giảm nghèo của huyện trong những năm vừa qua. 5. Đóng góp mới của luận văn 5.1 Về mặt lý luận và học thuật Đề tài nghiên cứu đã xây dựng cơ sở lý luận cho việc lập kế hoạch quản lý của nhà nƣớc về xây dựng hệ thống trính trị, nâng cao hơn nữa về phát triển kinh tế không phát sinh hộ đói, giảm đƣợc hộ nghèo nhanh trong những năm tiếp theo, chú trọng vào giảm nghèo bền vững. 5.2. Về mặt thực tiễn 7 Là công trình nghiên cứu có hệ thống và logic đánh giá hiện trạng xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn, có sự tham khảo, so sánh của các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, có điều kiện, thổ nhƣỡng tƣơng đồng với địa phƣơng. Xác đĩnh rõ nguyên nhân chủ quan cũng nhƣ khách quan có liên quan, đặc biệt lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, từ đó đƣa ra giải pháp, là tài liệu tham khảo để các cấp ủy, chính quyền có thể làm tham khảo phục vụ tốt hơn trong công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về đói nghèo, xóa đói, giảm nghèo và kinh nghiệm thực tiễn. Chƣơng 2: Thực trạng xóa đói giảm nghèo và công tác QLNN về xóa đói, giảm nghèo của huyện Tân Sơn giai đoạn 2015-2019. Chƣơng 3: Định hƣớng về xóa đói, giảm nghèo và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Sơn trong giai đoạn 2020 2025. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu các quan điểm của Đảng ta về giảm nghèo và quá trình thực hiện giảm nghèo: Xâu chuỗi các văn bản qua các thời kỳ ứng với từng giai đoạn. - Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thiếu đói, về nghèo theo tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục Thống kê; qua đó để thấy tiêu chu n hộ nghèo, cận nghè đƣợc nâng lên rất nhiều. - Các tiêu chí đánh giá giảm nghèo, các bƣớc trong quá trình thực hiện. - Việc quản lý nhà nƣớc về xóa đói, giảm nghèo của nhà nƣớc ta trong thời gian vừa qua (tập chung đánh giá hiệu quả QLNN về xóa đói giảm nghèo). - Liên hệ kinh nghiệm thực tiễn về QLNN xóa đói, giảm nghèo ở 03 huyện có điều kiện tƣơng đồng nhƣ huyện Tân Sơn, qua đó đúc rút ra bài học kinh nghiệm để huyện Tân Sơn có thể thực hiện tốt hơn trong giai đoạn 2020-2025. 8 - Thực trạng xóa đói giảm nghèo và công tác QLNN về xóa đói giảm nghèo của Huyện Tân Sơn trong thời gian vừa qua trên tất cả các mặt (sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND về xóa đói, giảm nghèo. Đặc biệt phân tích đánh giá kỹ về tình hình thực hiện các chƣơng trình, chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện). - Định hƣớng về xóa đói, giảm nghèo và giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nƣớc về xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn 2020-2025. + Xác định Phƣơng hƣớng và mục tiêu cụ thể. + Giải pháp toàn diện trên mọi mặt, dễ tổ chức thực hiện. - Có đề xuất với các cấp, các ngành để có các Chính sách phù hợp dễ thức hiện hơn trong thời gian tới. 9 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI NGHÈO, XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận về đối tƣợng nghiên cứu 1.1.1 Khái niệm về thiếu đói và các chỉ tiêu phản ánh tình hình thiếu đói Khái niệm về thiếu đói ở đây đƣợc đặt ra cho hộ và nhân kh u. Theo tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục Thống kê thì có các khái niệm về hộ và nhân kh u thiểu đói có các trƣờng hợp cụ thể nhƣ sau: - Hộ thiếu đói là hộ tính đến thời điểm báo cáo có nguồn dự trữ lƣơng thực và dự trữ bằng tiền, giá trị hàng hóa, tài sản có thể bán đƣợc để mua lƣơng thực v ... bình quân đầu ngƣời đạt dƣới 13 kg thóc hoặc 9 kg gạo/1 tháng. Để nhận biết một cách dễ dàng hơn: Đó là những hộ gia đình không thể có đủ lƣơng thực để ăn 2 bữa cơm hàng ngày [36]. - Nhân kh u thiếu đói là những ngƣời trong hộ thiếu đói. - Hộ thiếu đói gay gắt là hộ tính đến thời điểm báo cáo không còn lƣơng thực dự trữ và bản thân gia đình đó không còn nguồn dự trữ nào khác có thể bán đi để mua lƣơng thực mà hoàn toàn phải dựa vào sự trợ giúp của họ hàng, ngƣời thân và tập thể hoặc sự trợ cấp của Nhà nƣớc. - Nhân kh u thiếu đói gay gắt là những ngƣời trong hộ thiếu đói gay gắt. - Hộ chính sách bao gồm những hộ thƣơng binh liệt sỹ; Gia đình có công với cách mạng; Gia đình ngƣời già cả neo đơn không có nơi nƣơng tựa. - Nhân kh u thiếu đói thuộc hộ chính sách là những ngƣời trong hộ thiếu đói thuộc diện chính sách [36]. Từ các khái niệm nêu trên về hộ và nhân kh u thiếu đói, có thể xây dựng đƣợc các chỉ tiêu phản ánh thiếu đói nhƣ sau: a. Tổng số hộ (nhân kh u) thiếu đói: - Tổng số hộ thiếu đói gồm các hộ có thu nhập và các tiêu chí khác nhƣ quy định cho hộ thiếu đói. 10 - Tổng số nhân kh u thiếu đói là toàn bộ các nhân kh u có trong các hộ đƣợc xác định là thiếu đói. b. Tỷ lệ hộ (nhân kh u) thiếu đói Tỷ lệ hộ (nhân kh u) thiếu đói (%) = Số hộ (nhân kh u) thiếu đói/ Tổng số hộ (nhân kh u) đƣợc quan sát x 100. c. Tổng số hộ (nhân kh u) thiếu đói gay gắt: - Tổng số hộ thiếu đói gay gắt gồm các hộ có thu nhập và các tiêu chí khác nhƣ quy định cho hộ thiếu đói gay gắt. - Tổng số nhân kh u thiếu đói gay gắt là toàn bộ nhân kh u có trong các hộ đƣợc xác định là thiếu đói gay gắt. d. Tỷ lệ hộ (nhân kh u) thiếu đói gay gắt Tỷ lệ hộ (nhân kh u) thiếu đói gay gắt (%) = Số hộ (nhân kh u) thiếu đói gay gắt/ Tổng số hộ (nhân kh u) đƣợc quan sát x 100. 1.1.2. Khái niệm về nghèo và các chỉ tiêu phản ánh về nghèo 1.1.2.1. Khái niệm về nghèo Nghèo là một khái niệm mang tính chất biến động, nó thay đổi tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng thời kỳ, cũng nhƣ quan điểm nghiên cứu khác nhau. Theo Liên Hợp Quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không đƣợc đi học, không đƣợc đi khám bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không đƣợc tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không đƣợc tiếp cận nƣớc sạch và công trình vệ sinh an toàn” (Tuyên bố Liên hợp quốc, 6/2008, được lãnh đạo của tất cả các tổ chức UN thông qua). Theo Abapiasen - chuyên gia hàng đầu của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng: nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào sự phát triển cộng đồng [1, tr.20]. 11 UNDP đã đƣa ra những định nghĩa về nghèo [41, tr.27] nhƣ sau: Sự nghèo khổ của con người: Thiếu những quyền cơ bản của con ngƣời nhƣ biết đọc, biết viết và đƣợc nuôi dƣỡng tạm đủ. Sự nghèo khổ về tiền tệ: Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu. Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn đƣợc xác định nhƣ không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu lƣơng thực và phi lƣơng thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi đƣợc xác định khác nhau ở nƣớc này hay nƣớc khác. Tại Hội nghị bàn về giảm nghèo trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ chức vào tháng 9/1993 tại Bangkok (Thái Lan), các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cho rằng: "Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương [3, tr.8]. Đây là khái niệm tƣơng đối đầy đủ và bao quát nên có thể coi đây là định nghĩa chung nhất và có tính hƣớng dẫn về phƣơng pháp nhận diện nét chính yếu phổ biến về đói nghèo của các quốc gia. Tuy nhiên, các tiêu chí và chu n mực về mặt lƣợng hóa chƣa đƣợc xác định vì còn phải tính đến sự khác biệt về mặt chênh lệch giữa các điều kiện tự nhiên, xã hội và trình độ phát triển của mỗi vùng, miền khác nhau. Các quan điểm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà chính trị và các học giả khi cho rằng nghèo là một khái niệm mang tính chất đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt (không được thỏa mãn) các nhu cầu cơ bản của con người. Khái niệm nghèo có thể thống nhất về mặt định tính song không thể thống nhất về mặt định lƣợng. Bởi mỗi quốc gia khác nhau thì có mức sống của ngƣời dân khác nhau hoặc ngay trong một quốc gia mức sống các vùng, miền cũng có sự khác nhau. Hơn nữa mặt định lƣợng của mức nghèo cũng biến động theo thời gian tƣơng ứng với sự biến động về sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Do đó con ngƣời mặc dù sống ở xã hội nào thì cũng cần có những nhu cầu tối thiểu cần thiết. 12 Trong số các nhu cầu đó thì nhu cầu về ăn, ở, mặc và đi lại đƣợc coi là những nhu cầu thiết yếu nhất để đảm bảo cuộc sống. Tuỳ theo mức độ đảm bảo nhu cầu tối thiểu mà nghèo của dân cƣ đƣợc chia thành nghèo hoặc rất nghèo. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chính thức thoát ra khỏi tình trạng nƣớc nghèo và kém phát triển. Tuy nhiên, hiện nay số ngƣời sống ở mức nghèo khổ ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều. Vì vậy vấn đề nghèo đói cần đƣợc xem xét một cách cụ thể hơn. Về cơ bản, quan niệm nghèo của Việt Nam thống nhất với khái niệm nghèo của ESCAP. Quan niệm nghèo ở đây có 2 dạng là nghèo tuyệt đối và nghèo tƣơng đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống. Nhu cầu cơ bản, tối thiểu đó là mức bảo đảm tối thiểu về ăn, mặc, nhà ở, nƣớc sinh hoạt, y tế, giáo dục và vệ sinh môi trƣờng. Nhu cầu này cũng có sự thay đổi, khác biệt ở từng quốc gia và đƣợc mở rộng dần. Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cƣ có mức sống dƣới mức trung bình của cộng đồng ở một thời kỳ nhất định. Nghèo tƣơng đối gắn liền với sự chênh lệch về mức sống của một bộ phận dân cƣ so với mức sống trung bình của địa phƣơng ở một thời kỳ nhất định [16]. Nghèo ở Việt Nam đƣợc chia làm 3 góc độ: ngƣời nghèo, hộ nghèo và vùng nghèo. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000 của Việt Nam đã căn cứ vào các cấp độ trên để đƣa ra các khái niệm: ngƣời nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo v.v... và có các tiêu chí xác định cho từng loại cụ thể. Hộ nghèo: Là hộ đói ăn nhƣng không đứt bữa, mặc không đủ lành, không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất. Xã nghèo: Là xã có tỷ lệ nghèo cao, không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạ tầng thiết yếu nhƣ: điện, đƣờng, trƣờng, trạm, nƣớc sạch v.v... trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao. Vùng nghèo: Là địa bàn nằm ở những khu vực khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận tiện, có tỷ lệ xã nghèo, hộ nghèo cao. 13 Tóm lại, nghèo là một phạm trù lịch sử, có tính tƣơng đối. Tính chất và đặc trƣng của nghèo phụ thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên, nhân tố chính trị, văn hóa và trình độ phát triển kinh tế xã hội của vùng, miền, quốc gia, khu vực. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn, là cơ sở của việc tìm kiếm đồng bộ các giải pháp giảm nghèo ở nƣớc ta, nhất là vùng dân cƣ nông nghiệp và nông thôn hiện nay. 1.1.2.2. Các tiêu chí xác định đối tượng nghèo Tiêu chí xác định nghèo (hay còn gọi là chu n nghèo) là thƣớc đo nhằm xác định ai là ngƣời nghèo (hoặc không nghèo) để đƣa ra các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của nhà nƣớc; nhằm bảo đảm công bằng trong thực hiện các chính sách giảm nghèo, Căn cứ vào mức sống thực tế các địa phƣơng, trình độ phát triển kinh tế xã hội, từ năm 1993 đến nay, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã 7 lần công bố tiêu chu n cụ thể cho hộ nghèo. Các tiêu chí này thay đổi theo thời gian cùng với sự thay đổi mặt bằng thu nhập quốc gia. Các chu n nghèo của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ban đầu đƣợc quy đổi ra thóc, nhƣng từ năm 2005 đƣợc tính theo phƣơng pháp tiếp cận dựa vào chi phí cho những nhu cầu cơ bản đa dạng hơn. Giai đoạn 2011 - 2015 (Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 về việc ban hành chu n nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015) có quy định nhƣ sau: Hộ nghèo: Vùng nông thôn: có mức thu nhập từ 400.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống. Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 500.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống. Hộ cận nghèo: Vùng nông thôn: có mức thu nhập từ 401.000 - 520.000 đồng/ngƣời/tháng Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 501.000 - 650.000 đồng/ngƣời/tháng Giai đoạn 2016 -2020. (Theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về việc ban hành chu n nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 của Thủ tƣớng Chính phủ)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan