Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Giải pháp tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm hồ tiê...

Tài liệu Giải pháp tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

.PDF
116
295
84

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ PHƯƠNG KHANH GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM HỒ TIÊU TẠI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HUẾ, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ PHƯƠNG KHANH GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM HỒ TIÊU TẠI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số : 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS BÙI ĐỨC TÍNH Huế, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Cao học này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Học viên Lê Thị Phương Khanh i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng và chân thành nhất đến thầy PGS.TS Bùi Đức Tính, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học và quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã quan tâm, nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, các phòng ban chuyên môn của huyện, Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện giúp đỡ cung cấp tài liệu và các số liệu liên quan. Cảm ơn sự giúp đỡ của các HTXNN và bà con xã viên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, cùng quý anh chị em, bạn bè thân hữu đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Huế, tháng 11 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Thị Phương Khanh ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: LÊ THỊ PHƯƠNG KHANH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 Niên khóa: 2016-2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI ĐỨC TÍNH Tên đề tài: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM HỒ TIÊU TẠI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ. 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu Mục đích: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các tác nhân và tính liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm hồ tiêu Phân tích thực trạng tính liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung và các nhân tố ảnh hưởng đến tính liên kết trong chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu Đề xuất các giải pháp hoàn thiện tính liên kết chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi cung hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Đối tượng khảo sát: Người sản xuất, người thu gom, đơn vị chế biến và phân phối sản phẩm... tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Phương pháp thu thập thông tin, số liệu; phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp phân tích ma trận SWOT. 3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận Nêu lên thực trạng liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Đồng thời nêu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết và những yếu tố hạn chế khả năng liên kết. Đưa ra các giải pháp tăng cường tính liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. . Bên cạnh các kết quả đã đạt được, UBND tỉnh Quảng Trị cần tăng cường các hoạt động hợp tác liên kết vùng trồng hồ tiêu, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường; chú trọng liên kết với các tỉnh, nhất là các tỉnh miền Trung để tạo thành chuỗi sản phẩm có giá trị gia tăng và hiệu quả cao, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồ tiêu Vĩnh Linh. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU VPA : Vietnam Pepper Association – Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam UBND : Uỷ ban nhân dân NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ĐVT : Đơn vị tính CP-TW : Chính phủ - Trung ương ADB : Dự án nâng cấp và mở rộng điện lưới phân phối nông thôn tỉnh Quảng Trị BQC : Bình quân chung KTCB : Kiến thiết cơ bản BVTV : Bảo vệ thực vật TC : Tổng chi phí GO : Giá trị sản xuất MI : Thu nhập hỗn hợp C : Chi phí sản xuất TT : Chi phí sản xuất trực tiếp De : Chi phí khấu hao NPV : Giá trị hiện tại ròng IRR : Hệ số hoàn vốn LĐ : Lao động LĐGĐ : Lao động gia đình LĐTN : Lao động thuê ngoài TSCĐ : Tài sản cố định TNHH TM MTV : Trách nhiệm hữu hạn Thương mại một thành viên KT-XH : Kinh tế-Xã hội KH : Khấu hao iv MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ............................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ........................................... iv MỤC LỤC..................................................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .................................................................. ix PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 5. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................7 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM ...............8 1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung.................................................................................8 1.1.1. Khái niệm chuỗi cung .......................................................................................8 1.1.2 Cấu trúc và các tác nhân tham gia chuỗi cung.................................................10 1.1.3. Định hướng và kiểm soát chuỗi cung .............................................................15 1.1.4. Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ............................................16 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ..........................................................17 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung.......18 1.2. Giới thiệu về hồ tiêu...........................................................................................24 1.2.1. Nguồn gốc của hồ tiêu.....................................................................................24 1.2.2. Giá trị của hồ tiêu............................................................................................25 1.2.3 Đặc điểm tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế - xã hội...................................................25 1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................30 v 1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình chi phí đầu tư.................................................30 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất........................................30 1.3.3 Hệ thống các tiêu chí đánh giá liên kết chuỗi ..................................................32 1.4. Cơ sở thực tiễn về các mỗi liên kết chuỗi cung và mối liên kết chuỗi cung hồ tiêu ở Việt Nam .........................................................................................................33 1.4.1. Thực trạng mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê tại Tây Nguyên. .....................................................................................................................33 1.4.2. Thực trạng mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu ở Việt Nam. ..........................................................................................................................35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ .........................................................38 2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu thế giới và tại Việt Nam ........................38 2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới ........................................38 2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu tại Việt Nam ........................................41 2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ................42 2.1.4. Tình hình sản xuất hồ và tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh........44 2.1.5. Chính sách, chủ trương của Chính phủ của tỉnh Quảng Trị về phát triển liên kết thị trường .............................................................................................................45 2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................49 2.2.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................49 2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................51 2.2.3. Đánh giá chung các đặc điểm tác động đến sản xuất hồ tiêu..........................55 2.3. Khái quát tình hình sản xuất hồ tiêu của huyện Vĩnh Linh ...............................56 2.3.1. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu của huyện Vĩnh Linh ....................56 2.3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh ...............57 2.3.3. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh .....58 2.4. Thực trạng liên kết thị trường trong sản xuất hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh .........59 2.4.1. Đặc điểm các tác nhân tham gia liên kết .........................................................59 vi 2.4.2. Thực trạng liên kết theo chiều ngang..............................................................70 2.4.3. Thực trạng liên kết theo chiều dọc..................................................................73 2.4.4. Mức độ liên kết các tác nhân trong chuỗi .......................................................77 2.4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết................................................................77 2.4.6. Phân tích ma trận SWOT chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu .................................81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................83 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÍNH LIÊN KẾT GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM HỒ TIÊU TẠI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ.........................................................................84 3.1. Định hướng phát triển hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh...........................................84 3.2. Một số giải pháp liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị............................................................................84 3.2.1. Giải pháp về nguồn lực và hỗ trợ đầu tư.........................................................84 3.2.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các doanh nghiệp, đại lý, hộ thu gom và hộ trồng tiêu ...........................................................................................86 3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm ở khâu sản xuất .............................................87 3.2.4. Giải pháp thị trường ........................................................................................88 3.2.5. Giải pháp giới thiệu sản phẩm ........................................................................88 3.2.6. Tăng cường công tác thông tin........................................................................88 3.2.7. Giải pháp giúp nông hộ trực tiếp đưa sản phẩm ra thị trường ........................89 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................90 1. Kết luận .................................................................................................................90 2. Kiến nghị ...............................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93 PHỤ LỤC .................................................................................................................95 vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1. Cơ cấu mẫu điều tra theo địa bàn nghiên cứu ...............................................5 Bảng 2. Mô hình phân tích S.W.O.T ..........................................................................7 Bảng 1.1. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê liên kết và không liên kết ..34 Bảng 2.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị qua các năm ....................42 Bảng 2.2. Quy mô, cơ cấu đất đai của huyện Vĩnh Linh năm 2017 .........................52 Bảng 2.3. Dân số và lao động của huyện Vĩnh Linh năm 2017 ...............................53 Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2013-2017..................................................................................................................56 Bảng 2.5. Tình hình chung của các hộ sản xuất hồ tiêu ...........................................60 Bảng 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu bình quân hộ sản xuất ................61 Bảng 2.7. Chi phí hồ tiêu Thời kỳ kiến thiết cơ bản ................................................62 Bảng 2.8. Chi phí hồ tiêu Thời kỳ kinh doanh..........................................................64 Bảng 2.9. Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ..........................................66 Bảng 2.10. Đặc điểm của hộ thu gom .......................................................................67 Bảng 2.11. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của hộ thu gom ...................................67 Bảng 2.12. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của đại lý thu gom ..............................68 Bảng 2.13. Ý kiến đánh giá của hộ sản xuất về nội dung liên kết với câu lạc bộ.....72 Bảng 2.14. Hiệu quả sản xuất theo liên kết ngang của các hộ sản xuất....................73 Bảng 2.15. Đối tác và mục tiêu liên kết dọc của hộ sản xuất hồ tiêu .......................74 Bảng 2.16. Nội dung liên kết của hộ sản xuất với các tác nhân thu gom .................75 Bảng 2.17. Tình hình tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu của các tác nhân ............................76 Bảng 2.18. Lý do hộ sản xuất chưa tham gia liên kết ...............................................80 Bảng 2.19. Mô hình phân tích S.W.O.T trên địa bàn huyện Vĩnh Linh ...................81 viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ * Sơ đồ Sơ đồ 1.1. Chuỗi cung đơn giản................................................................................10 Sơ đồ 1.2. Chuỗi cung mở rộng ................................................................................10 Sơ đồ 1.3. Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung......................................................14 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng hồ tiêu tỉnh Quảng Trị .........................................43 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị .......................................57 * Hình vẽ Hình 2.1: Sản lượng hồ tiêu thế giới 1990 – 2015 ....................................................39 Hình 2.2. Lượng XK hồ tiêu đen trên thế giới và VN qua các năm .........................39 Hình 2.3. Lượng XK hồ tiêu trắng trên thế giới và VN qua các năm.......................40 Hình 2.4. Địa giới hành chính huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.............................49 Hình 2.5. Liên kết ngang giữa các hộ sản xuất hồ tiêu .............................................70 Hình 2.6. Tỷ lệ các hộ tham gia liên kết CLB ..........................................................71 Hình 2.7. Mức độ liên kết giữa các tác nhân ............................................................77 ix PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 32 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho trước hết là khoảng 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội.Thời gian qua, thị trường nông sản của Việt Nam không những ngày càng đáp ứng tốt hơn thị trường trong nước, mà không ngừng mở rộng ra thị trường thế giới. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Thương mại Bộ Công Thương, ngành nông nghiệp nước ta tạo ra khoảng 20% GDP và thu hút trên 55% lao động cả nước, với hàng chục triệu hộ nông dân, 10.500 hợp tác xã nông nghiệp và hơn 33.000 doanh nghiệp, trong đó đã có 16 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Điểm đáng chú ý, trong sản xuất, chuỗi cung trong tiêu thụ nông sản ngày càng được quan tâm hơn. Vùng nông thôn đã từng bước hình thành tổ chức sản xuất đa dạng như doanh nghiệp, kinh tế hợp tác, trang trại, làng nghề, kinh tế hộ… Đời sống, thu nhập của nông dân ngày càng được nâng cao hơn, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn giảm rõ rệt…. Có thể thấy, việc tham gia vào chuỗi liên kết, chuỗi cung đã giúp người nông dân yên tâm sản xuất hơn, giảm chi phí đầu vào, từng bước hạn chế được tình trạng được mùa mất giá. Các hợp tác xã có thể chủ động về nguồn hàng nên ít bị động trong sản xuất, có nhiều cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, mang lại lợi ích thiết thực cho các thành viên hợp tác xã. Các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã ngày càng ổn định được vùng nguyên liệu, ổn định được thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó, tạo tiền đề để hình thành cac nguồn cung ứng nông sản lớn, mang tính hàng hoá cao, chất lượng được nâng lên thông qua việc ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản. Để có chuỗi cung hiệu quả, mang lại lợi nhuận và khả năng cạnh tranh cao, cần chú ý tìm kiếm, mời gọi sự tham gia của các doanh nghiệp đủ tầm, đủ năng lực và tâm huyết. Các ngành chức năng cần hỗ trợ cho nông dân đa dạng hoá đầu ra trong việc kết 1 nối cung cấp nông sản cho cửa hàng tiện ích, chợ, siêu thị, nhà hàng, khách sạn,… Tổ chức liên kết giữa nông dân với nông dân để đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn thông qua hình thức tổ, nhóm, nhất là hợp tác xã để cung cấp sản phẩm đủ lớn về khối lượng, đồng đều về chất lượng, đúng thời gian cho đối tác; xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, quản lý về chất lượng sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn của thị trường. Hồ tiêu là loại cây trồng chủ lực và nổi tiếng của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Giống hồ tiêu Vĩnh Linh chính gốc có lá nhỏ, hạt vừa, tầng sinh trưởng rất cao. Sản phẩm hạt tiêu nơi đây có đặc trưng bởi vị cay và thơm. Hạt tiêu Vĩnh Linh là sản phẩm có danh tiếng, được người tiêu dùng ưa chuộng và được công nhận là đặc sản.Với những lợi thế về giá cả, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và thu hoạch tập trung chứ không phải thức khuya dậy sớm như khai thác mủ ở cây cao su, nên diện tích cây hồ tiêu trong những năm qua ở huyện Vĩnh Linh tăng ổn định. Trung bình mỗi năm toàn huyện phát triển trồng mới trên 100 ha. Bên cạnh đó, chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh hiện vẫn chưa có tính liên kết giữa hộ trồng với các tác nhân, cụ thể: Giữa các hộ trồng tiêu với nhau vẫn chưa có sự kết hợp với nhau trong việc tiêu thụ sản phẩm như chưa thành lập tổ, nhóm như tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết với các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm. Một số hộ vân có liên kết với nhau nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo được sự đồng bộ. Song song đó, hội nhập còn chậm, giá đầu ra không ổn định, dẫn đến lợi ích người trồng hồ tiêu, các tác nhân liên quan bị ảnh hưởng lớn.Gần đây, cây hồ tiêu đã xuất hiện nhiều loại bệnh khiến cây chết dần làm giảm diện tích cũng như sản lượng và chất lượng hồ tiêu. Đồng thời, hồ tiêu mất mùa là do rét đậm, rét hại trong thời gian quá dài, nhiệt độ thấp xuống dưới 12 độ C khiến hạt non không sinh trưởng nổi làm năng suất đến chu kỳ giảm mạnh. Hồ tiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đang tồn tại nhiều bất cập và thiếu sót trong chuỗi cung sản phẩm. Đồng thời chưa có định hướng và giải pháp hiệu quả dành cho các hộ trồng tiêu và các tác nhân ở vùng này. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài:”Giải pháp tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tính liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các tác nhân và tính liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm hồ tiêu Phân tích thực trạng tính liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung và các nhân tố ảnh hưởng đến tính liên kết trong chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu Đề xuất các giải pháp hoàn thiện tính liên kết chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi cung hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Đối tượng khảo sát: Người sản xuất, người thu gom, đơn vị chế biến và phân phối sản phẩm... tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Điều tra các hộ sản xuất, thành viên các câu lạc bộ và tổ hợp tác sản xuất hồ tiêu, các doanh nghiệp thu gom và cán bộ địa phương trong lĩnh vực Nông nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. + Về thời gian: Chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2014 - 2016 , nguồn số liệu sơ cấp điều tra năm 2017, đề ra các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu tại địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1. Số liệu thứ cấp Nguồn thông tin số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, Trung tâm khuyến nông và Niên giám thống kê trên 3 địa bàn huyện Vĩnh Linh năm 2016. Thu thập các báo cáo khoa học có liên quan đến nghiên cứu, lựa chọn và phân tích chuỗi giá trị sẽ được quan tâm thu thập, các báo cáo về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các báo cáo về kế hoạch dài hạn, báo cáo về kế hoạch năm 2014 - 2016 của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị và các Sở, Ban ngành liên quan cũng được thu thập và nghiên cứu. Đây là nguồn thông tin quan trọng được sử dụng để khái quát bối cảnh vùng nghiên cứu và thực trạng phát triển sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 4.1.2. Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp thu thập từ các mẫu đại diện của hồ tiêu được lựa chọn nghiên cứu trong vùng. Các thông tin chung về: hộ trồng hồ tiêu, hộ thu gom nhỏ, đại lý thu gom; thông tin về thực trạng sản xuất, chuỗi cung hồ tiêu; những tồn tại, khó khăn liên quan đến nghiên cứu được thu thập thông qua: Phương pháp phỏng vấn người am hiểu, Phương pháp thảo luận nhóm tập trung và Phương pháp bảng câu hỏi điều tra. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Chủ yếu thu thập thông tin từ các doanh nghiệp và các nhóm hộ sản xuất. Nội dung thảo luận nhóm sẽ xoay quanh vấn đề thực trạng sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu, xác định những khó khăn và nguyện vọng của người trồng hồ tiêu. + Tổ chức 03 cuộc thảo luận nhóm: Mời trực tiếp các hộ trồng tiêu, đại lý thu gom và doanh nghiệp tiêu thụ đến tham gia thảo luận nhóm, mỗi nhóm từ 7 đến 9 người. + Nội dung thảo luận nhóm: Thực trạng sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn, những thuận lợi, khó khăn của hộ trồng tiêu, đại lý thu gom. Phương pháp chọn mẫu điều tra: Nghiên cứu áp dụng chọn mẫu theo cụm địa lý kết hợp định mức theo tỷ lệ để thu thập số liệu và quan sát. Tùy theo đối tượng, lấy mẫu khác nhau nhằm chọn ra những mẫu mang tính đại diện và phù hợp nhất. Các bước chọn mẫu được tiến hành như sau: - Bước 1 Căn cứ vào khả năng về thời gian, kinh phí và năng lực của các hộ trồng tiêu, các hộ tu gom, đại lý thu gom để xác định cỡ mẫu phù hợp. 4 Công thức xác định cỡ mẫu: Trong đó: - n: Cỡ mẫu - N: Số lượng tổng thể - e: Sai số tiêu chuẩn Như vậy với tổng thể N = 900 hộ trồng tiêu tại huyện Vĩnh Linh, độ chính xác là 95%, sai số tiêu chuẩn là +-10%. → Cỡ mẫu được tính như sau: - Bước 2 Căn cứ vào quy mô diện tích trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, chọn ra 2 xã và 1 thị trấn có diện tích trồng hồ tiêu lớn, đó là: xã Vĩnh Hòa có diện tích hồ tiêu 130 ha, xã Vĩnh Kim có diện tích hồ tiêu 150 ha, chiếm 6,4%; và Thị trấn Cửa Tùng có diện tích hồ tiêu 65 ha. - Bước 3 Chọn nhóm hộ điều tra, quy mô mẫu điều tra là 90 hộ trồng tiêu, 5 hộ thu gom nhỏ và 2 đại lý thu gom được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng cho sản phẩm hồ tiêu. Bảng 1. Cơ cấu mẫu điều tra theo địa bàn nghiên cứu Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ Tổng số Số mẫu (ha) (%) hộ (hộ) Xã Vĩnh Hòa 130 37,7 89 34 38 Xã Vĩnh Kim 150 43,5 99 36 36 Thị trấn Cửa Tùng 65 18,8 78 20 26 345 100 266 90 100 Địa bàn Tổng số mẫu (%) (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017) 5 Phương pháp bảng câu hỏi điều tra: Sau khi số mẫu nghiên cứu được xác định, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn điều tra các tác nhân tham gia trong chuỗi. Việc điều tra được thực hiện phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra đã được thiết kế sẵn. Nội dung phiếu điều tra gồm những phần chính sau: - Thông tin chung về tình hình cơ bản của hộ điều tra: tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, nghề chính, nghề phụ, số nhân khẩu, thu nhập... - Thông tin cơ bản về tình hình đất đai, tư liệu sản xuất, vốn và cung ứng đầu vào cho hoạt động của các tác nhân. - Thông tin về thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu. - Thông tin về chi phí đầu tư và lợi nhuận. - Thông tin đánh giá mức độ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi. - Mục thông tin đề xuất, kiến nghị để cải thiện sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu, sử dụng thang đo Likert từ 1-5 điểm, trong đó 1 là điểm số ít quan trọng nhất và 5 là điểm số quan trọng nhất. 4.2. Phương pháp thống kê kinh tế Thống kê mô tả: Dùng phương pháp này để mô tả tình hình sản xuất tiêu, diện tích của các hộ, sản lượng tiêu của các hộ… Phương pháp so sánh: Dùng phương pháp này để so sánh kết quả các trị số của các chỉ tiêu như: Diện tích, sản lượng, giá trị sản lượng,… của các đối tượng nghiên cứu. Phương pháp phân tích các kênh tiêu thụ: Lựa chọn kênh tiêu thụ nào mang lại lợi nhuận cao nhất nhanh nhất trong chuỗi cung sản phẩm tiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh. Phương pháp phân tích chuỗi cung: Sử dụng phương pháp này để phân tích mạng lưới các tác nhân trong chuỗi; phản ánh mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi và quá trình tạo giá trị của các tác nhân trong chuỗi cung. 4.3. Phương pháp Phân tích ma trận SWOT Phân tích ma trận S.W.O.T được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu bao gồm: điểm mạnh, 6 điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của mỗi tác nhân cũng như của toàn bộ nghành hàng, để cải thiện chuỗi cung và đề ra các định hướng phát triển. Bảng 2. Mô hình phân tích S.W.O.T S.W.O.T Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Thách thức (T) SO: Giải pháp công kích (Tận dụng điểm mạnh để theo đuổi cơ hội) WO: Giải pháp điều chỉnh (Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu) ST: Giải pháp thích ứng (Tận dụng điểm mạnh để hạn chế những đe dọa có thể xảy ra) WT: Giải pháp phòng thủ (Đưa ra các hoạt động chủ động để khắc phục điểm yếu) (Nguồn: Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội 2007) 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết thị trường, đề tài nêu lên một số khái niệm cơ bản về chuỗi cung, các chức năng, các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung… trên cơ sở đó để xây dựng nội dung về thực trạng chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu tại chương 2. Chương 2: Thực trạng chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Khái quát lên tình hình cũng như thực trạng về sản xuất, tiêu thụ và các tác nhân liên kết trong chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Chương 3: Giải pháp tăng cường tính liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Với nội dung chương này, trên cơ sở thực trạng về chuỗi cung hồ tiêu cũng như tình hình sản xuất hồ tiêu tại chương 2, đưa ra định hướng phát triển hồ tiêu cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung hồ tiêu tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng trị. 7 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM 1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung 1.1.1. Khái niệm chuỗi cung Thuật ngữ chuỗi được sử dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX. Khởi đầu của việc sử dụng khái niệm chuỗi và phương pháp phân tích chuỗi để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển. Khái niệm chuỗi chỉ đơn giản bao hàm các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật và được sử dụng lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa, xác định những tác nhân tham gia và hoạt động của họ. Tùy theo giác độ nghiên cứu mà người ta sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và tổ chức. Khi nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, người ta xem như các quy trình sản xuất; khi nhấn mạnh đến khía cạnh marketing, họ gọi chúng là kênh phân phối; khi nhìn ở góc độ tạo ra giá trị, người ta gọi chúng là chuỗi giá trị; khi nhìn nhận về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, người ta gọi là chuỗi nhu cầu. Theo quan điểm logistic của ngành hàng, chúng ta gọi là chuỗi cung. Vậy chuỗi cung ứng là gì? Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng, nhưng chưa có một định nghĩa nào được coi là chuẩn. Sau đây là một số định nghĩa về chuỗi cung ứng đã được đưa ra: “Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng” (1995, Introduction to Supply Chain Management – Ganeshan & Harrison). “Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối” (1995, The evolution of Supply Chain Management Model and Practice – Lee & Billington). 8 Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Những chức năng này bao gồm, nhưng không bị hạn chế, phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng. Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng, cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở. Cùng với sự phát triển của sản xuất, của công nghệ thông tin, thì dây chuyền cung ứng này càng phức tạp, vai trò của công nghệ thông tin trong quản trị dây truyền cung ứng ngày càng lớn. Tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số thì lớn hơn và một số thì phức tạp hơn rất nhiều. Với ý tưởng chuỗi cung ứng này, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này rốt cuộc dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp và điều này làm cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp. Về mặt lý thuyết, chuỗi cung ứng hoạt động như một đơn vị cạnh tranh riêng biệt và cố hữu, thực hiện những việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hội nhập dọc cố gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu này. Điểm khác biệt chính là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hoàn toàn tự do trong việc quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối quan hệ chuỗi nếu quan hệ này 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan