Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại ngân hàng tmcp xăng dầu pet...

Tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex

.DOCX
98
2
107

Mô tả:

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -------------------- LÂM QUỐC TOÀN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX CHUYÊN NGÀNH: NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2013 ii LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo đều được trích dẫn và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2013 Tác giả LÂM QUỐC TOÀN iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................................ii MỤC LỤC.............................................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.........................viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ix PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................x 1. Giới thiệu.........................................................................................................................................x 2. Mục tiêu nghhiên cứu...........................................................................................................x 3. Đối tượngh và phạm vi nghhiên cứu:.................................................................xi 4. Phươngh pháp nghhiên cứu:..........................................................................................xi 5. Cấu trúc đề tài:.......................................................................................................................xi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT................................................................................................................................................1 1.1 Khái quát về thị trường Hoán đổi lãi suất.......................................1 1.1.1 Một số đặc trưng............................................................................................................2 1.1.2 Nguyên nhân phát triển............................................................................................2 1.1.2.1 Lợi thế so sánh.............................................................................................................................3 1.1.2.2 Chi phí đại diện.........................................................................................................................5 1.1.2.3 Quyền chọn thanh toán trước..................................................................................................6 1.1.2.4 Quản lý rủi ro................................................................................................................................6 1.1.2.5 Đầu cơ..........................................................................................................................................6 1.1.3 Các thành viên tham gia............................................................................................7 1.1.4 Các rủi ro và phương pháp quản lý rủi ro................................................7 iv 1.2 Nghhiệp vụ Hoán đổi lãi suất. ............................................. 1.2.1 Định giá bằng phương pháp so sánh thị trường (Brooks, 1998)............................................................................................... 1.2.2 Phương pháp yết giá. .......................................................... 1.2.3 Kỳ hạn thanh toán. ............................................................... 1.2.4 Khoảng chênh lệch .............................................................. 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nghiệp vụ HĐLS. 17 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất. ..................................................................................... 1.3.1 Tỷ lệ tăng trưở 1.3.2 Tỷ lệ các hợp đồ 1.3.3 Số khách hàng hoán đổi. ...................................................... 1.4 Bài học kinh nghhiệm ở một số nước trên thế ghiới về hoán đổi lãi suất. .......................................................................... 1.4.1 Châu Âu ................................................................................ 1.4.2 Nhật. .................................................................................... 1.4.3 Ấn Độ. ............ 1.4.4 Bài học kinh ng KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. ................................................... CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX.................................................................... v 2.1 Tổng quan về hoán đổi lãi suất trên thế ghiới.............................25 2.2 Sự phát triển thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam......29 2.1.1 Các quy định về hoán đổi lãi suất hiện tại...................................29 2.1.1.1 Các văn bản pháp lý hiện hành...........................................................................................29 2.1.1.2 Điều kiện tham gia Hoán đổi Lãi suất..............................................................................29 2.1.2 Sự phát triển của thị trường Hoán đổi lãi suất Việt Nam thời gian qua................................................................................................................................................30 2.3 Thực trạngh nghhiệp vụ hoán đổi lãi suất tại NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex.............................................................................................................................33 2.3.1 Quy trình thực hiện....................................................................................................33 2.3.1.1 Tập hợp thông tn khách hàng:...............................................................................................35 2.3.1.2 Kiểm soát rủi ro trước giao dịch.............................................................................................36 2.3.1.3 Giao dịch......................................................................................................................................37 2.3.2 Thực trạng hoạt động hoán đổi lãi suất những năm qua. ......................................................................................................................................................................38 2.3.2.1 Thực trạng...................................................................................................................................38 2.3.2.2 Đánh giá sự phát triển của nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại PGBANK........................39 2.4 Đánh giá chung.......................................................................................................40 2.4.1 Đánh giá chung.........................................................................................................40 2.4.2 Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân.......................................................43 2. 4.2.1 Nguyên nhân khách quan........................................................................................................44 2.4.2.2 Nguyên nhân chủ quan.............................................................................................................48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...............................................................................................49 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI NHTMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX............................................................................................................................50 vi 3.1 Triển vọngh phát triển của thị trường hoán đổi lãi suất VIỆT NAM và tại PGBANK..........................................................................................................50 3.1.1 Cơ hội.....................................................................................................................................51 3.1.2 Thách thức..........................................................................................................................53 3.2 Nhóm các ghiải pháp tạo nền tảngh phát triển cho nghhiệp vụ hoán đổi lãi suất......................................................................................................................54 3.2.1 Phát triển thị trường trái phiếu.....................................................................54 3.2.2 Phát triển thị trường lãi suất liên ngân hàng (LNH)....................56 3.2.3 Xây dựng đường cong lãi suất.......................................................................57 3.2.4 Minh bạch thông tn..................................................................................................58 3.2.5 Phát triển công ty đánh giá rủi ro tn dụng độc lập...............60 3.3 Nhóm các ghiải pháp phát triển nghhiệp vụ hoán đổi lãi suất tại NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex................................................................63 3.3.1 Nâng cao hiệu quả tếp cận khách hàng................................................63 3.3.2 Đổi mới công nghệ, thông tn, ây dựng cơ sở dữ liệu.......65 3.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao quy trình, nghiệp vụ.....66 3.3.4 Tăng cường nâng cao nhận thức rủi ro lãi suất của khách hàng.........................................................................................................................................................66 3.3.5 Đẩy mạnh marketing, nâng cao năng lực cạnh tranh...67 3.4 Một số kiến nghhị..............................................................................................................68 3.4.1 Đối với chính phủ.......................................................................................................68 3.4.2 Đối với NHNN Việt Nam......................................................................................69 vii KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................71 KẾT LUẬN.........................................................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................74 Danh mục tài liệu tiếngh Việt...........................................................................................74 Danh mục tài liệu tiếngh Anh...........................................................................................76 PHỤ LỤC..............................................................................................................................................78 viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ĐCTC Định chế tài chính ĐMTN Định mức tín nhiệm MCA (Market Comparables Approach) Định giá theo phương pháp so sánh thị trường HĐ Hoán đổi HĐLS Hoán đổi lãi suất IRS (Interest Rate Swap) Hoán đổi lãi suất ISDA (International Swap and Hiệp hội phái sinh và hoán đổi quốc tế Derivatives Assosiation) Euribor (Euro InterBank Offered Rate) Lãi suất liên ngân hàng Châu Âu LIBOR (London InterBank Offered Lãi suất liên ngân hàng London Rate) LNH Liên ngân hàng MIBOR (Mumbai Interbank Offered Lãi suất liên ngân hàng Mumbai Rate) NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung Ương. OTC (Over The Counter) Thị trường phi tập trung. PGBANK (Petrolimex Group Bank) Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex SIBOR (Singapore InterBank Offered Lãi suất liên ngân hàng Singapore Rate) TCKT Tổ chức kinh tế TGĐ Tổng giám đốc TTTC Thị trường tài chính i DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ Bảng 1.1: Rủi ro và các phương pháp quản lý [8]. Bảng 1.2 Yết giá HĐLS ngày 13/11/2012 [13]. Bảng 1.3 Các quy ước kỳ hạn thanh toán phổ biến HĐLS [14]. Bảng 1.4 Mức tín nhiệm và phần bù rủi ro trên thị trường trái phiếu [16]. Biểu đồ 2.1 Tổng giá trị các hợp đồng giao dịch Lãi suất mở trên OTC [25]. Biểu đồ 2.2 Tổng giá trị các hợp đồng theo sản phẩm [26]. Bảng 2.1 Giá trị các hợp đồng giao dịch theo sản phẩm phái sinh trên OTC vào tháng 12 năm 2011 [26]. Bảng 2.2 Một vài hợp đồng HĐLS tiêu biểu [32] Sơ đồ 2.1 Quy trình giao dịch HĐLS tại PGBANK [34]. Bảng 2.3 Chi tiết các giao dịch HĐLS PGBANK đã thực hiện [38]. Biểu đồ 2.3 Tăng trưởng GDP thực tế 2002 – 2012 [41] Bảng 2.4 Cán cân thanh toán Việt Nam 2004 – 2012 [42] Bảng 2.5 Xếp hạng trình độ phát triển tài chính Việt Nam theo một số chỉ tiêu chọn lọc, 2011 [44] Đồ thị 2.1Tổng số dư trái phiếu (%GDP) [46] Đồ thị 3.1 Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng gần đây [53]. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu. Thị trường HĐLS là một trong những thị trường lợi tức cố định quan trọng nhất cho hoạt động giao dịch vốn và phòng tránh rủi ro lãi suất. Các TCKT phi tài chính sử dụng HĐLS nhằm quản lý rủi ro lãi suất trong cấu trúc nợ của mình. Sự tham gia của ngân hàng vào thị trường này là một xu thế tất yếu với vai trò vừa là một trung gian vừa là chủ thể có liên quan mật thiết đến rủi ro lãi suất. Các Ngân hàng với hai mục địch chính song hành đó là tối đa hóa lợi nhuận đồng thời với việc phải đảm bảo thanh khoản hiệu quả. Để đạt được các mục tiêu đó, các ngân hàng cần phải giám sát, duy trì, và quản lý các nguồn vốn và danh mục đầu tư tài sản trong một tổng thể mang tính hệ thống có tính đến các rủi ro khác nhau. Rủi ro Bảng cân đối tài sản có thể được phân làm hai loại chính đó là rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Nhu cầu quản lý rủi ro lãi suất ngày càng gia tăng bởi vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm kiếm lợi nhuận của toàn bộ ngân hàng và đó là lý do các ngân hàng bắt đầu áp dụng các công cụ phái sinh như là HĐLS, lãi suất tương lai, thỏa thuận lãi suất kỳ hạn. Thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, Việt Nam đang dần mở cửa thị trường, áp dụng các luật chơi chung với quốc tế, tiến tới tự do hoá lãi suất, tự do hoá tài khoản vốn… Tuy sản phẩm HĐLS đã được các ngân hàng mời chào nhưng vẫn còn rất sơ khai, nhìn một cách tổng quát mức độ áp dụng HĐLS ở Việt Nam còn rất hạn chế. Đó là lý do tại sao tác giả lại chọn đề tài luận văn nghiên cứu “GIẢI PHÁP TRIỂN NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu chung: Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ HĐLS tại Việt Nam và cụ thể tại ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex. i Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu nguyên nhân phát triển của thị trường HĐLS. - Nghiên cứu tổng quan các tính chất của thị trường HĐLS. - Nghiên cứu và phân tích nghiệp vụ HĐLS. - Rút ra bài học kinh nghiệm từ hình thành thị trường HĐLS tại Châu Âu, Nhật, Ấn Độ. - Nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan đến HĐLS tại Việt Nam hiện nay. - Sơ lược về thị trường HĐLS tại Việt Nam trong thời gian qua. - Phân tích, đánh giá thực trạng nghiệp vụ HĐLS của PGBANK. - Đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược đẩy mạnh nghiệp vụ HĐLS. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Một số lý luận và đặc tính cơ bản của HĐLS cùng với những vấn đề cần quan tâm khi giao dịch HĐLS. - Sự hình thành của thị trường HĐLS Châu Âu, Nhật và Ấn Độ. - Sự phát triển thị trường HĐLS tại Việt Nam trong thời gian qua. - Thực trạng nghiệp vụ HĐLS tại PGBANK. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh và đối chiếu nhằm chọn số liệu thực tế đáng tin cậy, xử lý đúng đắn và khoa học. Cùng với sự tham khảo, trao đổi ý kiến của người hướng dẫn khoa học, các chuyên viên phụ trách nghiệp vụ HĐLS tại các ngân hàng nhằm tham khảo ý kiến đánh giá và nhận định về thị trường HĐLS Việt Nam. 5. Cấu trúc đề tài: Nội dung chính của luận văn được thực hiện qua 3 chương: Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ Hoán đổi lãi suất. ii Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ Hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex. Chương 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ Hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT 1.1 Khái quát về thị trường Hoán đổi lãi suất. Trong lĩnh vực tài chính, một hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên nhằm trao đổi dòng tiền có liên quan đến hai chỉ số khác nhau tại một hay nhiều thời điểm trong tương lai. Hoán đổi được áp dụng đối với các chỉ số có liên quan đến lãi suất, tỷ giá cũng như hàng hóa và giá chứng khoán. Với HĐLS, một cách cụ thể, tại một hay nhiều thời điểm trong tương lai đã được định trước các dòng tiền sẽ được trao đổi bao gồm các nghĩa vụ thanh toán khác nhau nhưng dựa trên một số tiền gốc danh nghĩa hay cơ sở chung không đổi trong toàn bộ quá trình. Có rất nhiều sản phẩm HĐLS khác nhau nhưng sản phẩm HĐLS cơ bản và nền tảng chính là HĐLS thuần. Một HĐLS thuần, hay còn gọi là “plain vanilla swap”, là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên, hay còn gọi là đối tác, bên đầu tiên cam kết sẽ thanh toán cho bên còn lại tại các khoảng thời gian đã được xác định trước theo một mức lãi suất cố định căn cứ trên “một số tiền gốc danh nghĩa”; bên còn lại cũng cam kết sẽ thanh toán cho bên thứ nhất tại cùng các khoảng thời gian tương tự một mức lãi thả nổi đã được tính theo một chỉ số lãi suất thả nổi dựa trên số tiền gốc danh nghĩa tương tự. Sản phẩm phái sinh này không yêu cầu phải hoán đổi số tiền gốc mà chỉ yêu cầu các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch lãi suất thuần giữa lãi suất nhận về và lãi suất phải thanh toán. Theo quy ước quốc tế trong giao dịch HĐLS, bên thanh toán lãi suất cố định được gọi là bên mua, còn bên thanh toán lãi suất thả nổi (hay nhận lãi suất cố định) thì được gọi là bên bán. Từ giờ về sau, trừ khi được tác giả trình bày khác, giao dịch HĐLS được đề cập chính là giao dịch HĐLS thuần. 2 1.1.1 Một số đặc trưng. Đầu tiên đó là thị phần của các Hợp đồng HĐLS do các định chế tài chính trung gian giao dịch tăng rất nhanh. Sự gia tăng này phản ánh công dụng và đặc tính thay đổi của hoán đổi trong những năm gần đây. Các giao dịch hoán đổi ban đầu được cam kết dựa trên nền tảng một lần duy nhất, bao gồm tìm kiếm các đối tác phù hợp dựa trên số tiền, kỳ hạn và loại tiền. Các ngân thương mại và các ngân hàng đầu tư chỉ cung cấp dịch vụ như một nhà môi giới đơn thuần, và sẽ thu một khoản phí sinh lợi trên một hợp đồng HĐLS và không phải chịu bất kỳ rủi ro nào. Các HĐLS cũng có liên quan trực tiếp đến các hoạt động phát hành mới trên thị trường trái phiếu. Qua thời gian, các ngân hàng bắt đầu chấp nhận giao dịch các hoán đổi mà không tìm kiếm trạng thái phù hợp, chấp nhận ghi rủi ro lãi suất vào sổ sách. Tiến trình này gắn liền với sự phát triển của việc tiêu chuẩn hóa các điều khoản hợp đồng khi các ngân hàng bắt đầu chú trọng đến khả năng kinh doanh hiệu quả hoán đổi và có thể bảo hộ trạng thái tạm thời cho đến khi tìm thấy được đối tác thích hợp. Cuối cùng, đó là thị phần của các Hợp đồng HĐ định danh USD giảm dần. Sự thu nhỏ này cho thấy các HĐLS đã từng bước một trải rộng ra các thị trường mới. 1.1.2 Nguyên nhân phát triển. Động lực khởi đầu cho sự tăng trưởng của thị trường HĐLS đó là những thay đổi mà thị trường tài chính đã trải qua trong những năm 1980. Cả cầu và cung các công cụ tài chính mới được khuyến khích bởi sự phát triển vượt bậc trong công nghệ, quá trình bãi bỏ quy định và sự biến động của giá cả hàng hóa. Sự nổi lên của các khả năng kinh doanh chênh lệch lạ thường và quan trọng hơn là, khả năng khai thác các bất hoàn hảo của thị trường là những nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường HĐ. Các động cơ thúc đẩy kinh tế khác nhau của các nhu cầu khác nhau giữa các thành viên tham gia, mà trong đó nhu cầu bảo hộ rủi ro lãi suất là quan trọng nhất, đã thúc đẩy sự tăng trưởng liên tục của thị trường hoán đổi. 3 1.1.2.1 Lợi thế so sánh Động lực kinh tế cơ bản để các đối tác tham gia vào giao dịch HĐLS là sự tồn tại của lợi thế so sánh của những người đi vay khác nhau qua các phân khúc của thị trường tín dụng khác nhau. Nguyên nhân bắt nguồn từ quan sát sự khác biệt rủi ro tín dụng giữa việc đi vay lãi suất thả nổi và lãi suất cố định, còn được gọi là khoảng “chênh lệch chất lượng” (những người đi vay có chất lượng thấp hơn phải trả một mức lợi suất cao hơn). Các chênh lệch chất lượng này có khuynh hướng gia tăng theo kỳ hạn của món nợ và mức tín nhiệm của người đi vay. Ví dụ trên thị trường trái phiếu cố định đòi hỏi chênh lệch chất lượng rộng hơn giữa các doanh nghiệp tín nhiệm cao và tín nhiệm thấp so với trên thị trường lãi suất thả nổi. Mức chênh lệch chất lượng theo kỳ hạn của những người đi vay có tín nhiệm thấp thường tăng nhiều hơn so với những người đi vay có tín nhiệm cao. Những người đi vay với mức xếp hạng tín nhiệm cao có được lợi thế tuyệt đối ở tất cả các thị trường tín dụng nhưng mặt khác chỉ có được lợi thế so sánh so với những người đi vay có tín nhiệm thấp hơn trong thu hút vốn trên thị trường trái phiếu lãi suất cố định dài hạn. Theo đó, hoán đổi mang lại lợi ích cho cả hai đối tác có được chi phí vay vốn ít hơn khi những người đi vay có mức xếp hạn tín dụng thấp chấp nhận mức lãi suất thả đổi và người đi vay có mức xếp hạng cao hơn tham gia thị trường vốn cố định. Cụ thể, cả hai doanh nghiệp A và B đều phải đi vay và doanh nghiệp A có mức tín nhiệm cao hơn doanh nghiệp B. Do đó, các mức lãi suất mà cả hai doanh nghiệp A và B phải trả cho các nhà đầu tư theo bảng sau: A B Chênh lệch chất lượng Phần bù khoảng chênh lệch chất lượng chính là phần chênh của hai khoảng chênh lệch chất lượng trên, chính là 0.30% ( = 0.50% - 0.20%). 4 Doanh nghiệp A muốn đầu tư vào tài sản nhạy cảm với lãi suất cho nên muốn đi vay với lãi suất thả nổi. Doanh nghiệp B, ngược lại, đầu tư vào tài sản ít nhạy cảm với lãi suất nên muôn đi vay với lãi suất cố định. Ngân hàng chào giá hoán đổi 5.1-5.2 cho lãi suất LIBOR. Trường hợp không hoán đổi, doanh nghiệp A phải trả mức lãi suất LIBOR, trong khi doanh nghiệp B là 5.5%. Nếu doanh nghiệp A vay mức lãi suất cố định 5% và hoán đổi thành lãi suất thả nổi với ngân hàng: doanh nghiệp A sẽ nhận lãi suất cố định 5.1% và trả lãi suất thả nổi LIBOR. Như vậy, mức lãi suất tổng hợp doanh nghiệp A phải thanh toán là 5.0% + LIBOR – 5.1% = LIBOR – 0.1%. Trong khi doanh nghiệp B sẽ vay với mức lãi suất thả nổi LIBOR + 0.2% và hoán đổi thành lãi suất cố định với ngân hàng: doanh nghiệp B sẽ nhận trả suất cố định 5.2% và nhận lãi suất thả nổi LIBOR. Do đó, mức lãi suất tổng hợp doanh nghiệp B phải thanh toán là LIBOR + 0.2% - LIBOR + 5.2% = 5.4%. Qua ví dụ trên, ta có thể thấy thông qua nghiệp vụ HĐLS với ngân hàng đã mang lại lợi ích cho cả hai doanh nghiệp. Tương tự như vậy, đối với hai ngân hàng có mức tín nhiệm khác nhau, đều cần huy động với các mức lãi suất khác nhau nhưng một ngân hàng đang muốn cho vay với mức lãi suất thả nổi còn một ngân hàng lại đang cung cấp tín dụng với mức lãi suất cố định. Thông qua một nhà môi giới HĐLS chuyên nghiệp, nghiệp vụ HĐLS cũng sẽ mang lại lợi ích cho cả hai ngân hàng. Nhưng những lập luận trên chỉ đúng khi các doanh nghiệp biết trước giá trị tương lai khoảng chênh lệch ngắn hạn của mình. Bicksler và Chen (1986) lập luận rằng doanh nghiệp dựa vào những biến động của phần bù chênh lệch chất lượng trong quá khứ (hoặc ít nhất là giá trị trung bình) để có thể dự đoán được. Lợi thế so sánh không phải là lời giải thích hoàn hảo cho hoán đổi bởi vì nó vẫn còn chưa trả lời được câu hỏi vì sao khoảng chênh lệch chất lượng vẫn tồn tại theo thời 5 gian. Thật ra nếu sự khác biệt lãi suất đơn giản chỉ do các bất hiệu quả của thị trường, thì công dụng của hoán đổi sẽ dần xóa bỏ các khác biệt các chênh lệch chất lượng đối với các chứng khoán có cùng kỳ hạn. Theo Smith, Smithson và Wakerman (1986, 1988), việc sử dụng HĐLS để kinh doanh sự khác biệt chênh lệch chất lượng, sẽ làm gia tăng nhu cầu vay ngắn hạn của các doanh nghiệp có mức tín nhiệm thấp trong khi giảm nhu cầu đối với các khoản vay dài hạn với mức lãi suất quá cao. Cuối cùng, tiến trình này sẽ làm giảm khác biệt chênh lệch chất lượng và dó đó sẽ giảm nhu cầu đối với HĐLS. Thậm chí nếu chênh lệch chất lượng là do tính chất rủi ro tín dụng khác nhau giữa nợ ngắn hạn (lãi suất thả nổi) và dài hạn (lãi suất cố định) thì hoán đổi cũng không cần thiết phải sử dụng các chênh lệch đó nếu chi phí vay nợ ngắn hạn tăng theo thời gian phản ánh khả năng tăng cao người đi vay vỡ nợ. Lãi suất ban đầu tiết kiệm được từ giao dịch hoán đổi của các đối tác có mức xếp hạng cao chỉ đơn thuần là bù đắp cho rủi ro đối tác kia không thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong giao dịch. Nhưng ngay cả khi đó thì các thỏa thuận giao dịch HĐLS cũng không có dấu hiệu giảm bớt mà ngược lại, thị trường HĐLS vẫn tiếp tục tăng trưởng theo cấp số nhân. 1.1.2.2 Chi phí đại diện Một cách giải thích khác là do sự khác nhau về chi phí đại diện giữa nợ ngắn hạn và dài hạn. Chi phí đại diện tăng khi các quan hệ hợp đồng thúc đẩy sự phân kỳ lãi suất giữa các đối tác. Wall (1989) lập luận rằng sau khi những doanh nghiệp có tín nhiệm thấp phát hành nợ dài hạn thì thường có động cơ để doanh nghiệp chấp nhận rủi ro do những trái chủ gánh chịu nhiều hơn. Các trái chủ về phần mình, nhận thấy được động cơ này và cố gắng để bảo vệ chính mình bằng việc yêu cầu lợi tức cao hơn so với mức tín nhiệm cao mà doanh nghiệp đã thiết lập được. Tuy nhiên vấn đề đại diện có thể được tránh nếu như những doanh nghiệp có mức tín nhiệm thấp phát hành nợ ngắn hạn và hoán đổi thành chi trả lãi suất cố định. Do các giao dịch HĐLS không phải công bố trong các báo cáo tài chính. 6 1.1.2.3 Quyền chọn thanh toán trước Do tính chất giao dịch hoán đổi không cho phép đối tác trả trước nghĩa vụ theo mệnh giá nếu lãi suất biến động theo dự kiến. Ví dụ hầu hết các trái phiếu đều có quy định mua lại, do đó, khi lãi suất giảm người đi vay có xu hướng thanh toán hết trái phiếu và tái cơ cấu tài chính với mức lãi suất thấp hơn. Ngược lại, tất cả các giao dịch HĐ đều không áp dụng quyền chọn này. Các điều kiện thanh toán trước hạn trong HĐLS yêu cầu giao dịch phải được định giá lại theo giá thị trường, với tất cả khoảng giá trị còn lại phải được thanh toán đầy đủ. Do đó, lợi thế chi phí của mức lãi suất cố định trong giao dịch hoán đổi có thể được xem như là chi phí tiết kiệm được từ việc thanh toán trước quyền chọn lãi suất. 1.1.2.4 Quản lý rủi ro Một doanh nghiệp không muốn phải đối diện với rủi ro khi lãi suất tăng lên trong trường hợp là người đi vay. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn muốn nắm giữ một số tiền vay nợ có lãi suất thả nổi để đề phòng trường hợp nếu lãi suất không tăng mà lại giảm. Các nhà quản trị phải quyết định xem nên bao nhiêu phần nợ có lãi suất thả nổi và bao nhiêu phần nợ có lãi suất cố định căn cứ vào những nguy cơ rủi ro mà công ty sẵn sàng chấp nhận. Và giao dịch hoán đổi lãi suất sẽ là một công cụ hỗ trợ cho việc cân bằng này. 1.1.2.5 Đầu cơ Đây vừa là nguyên nhân thức đẩy vừa là kết quả của sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường HĐLS. Với việc chỉ phải thanh toán khoảng tiền lãi suất thuần và không phải trả tiền gốc danh nghĩa đã cho phép các nhà đầu tư nắm giữ trạng thái lãi suất dễ dàng hơn rất nhiều so với việc mua một trái phiếu. Ví dụ như trên thị trường trái phiếu, các nhà đầu tư sẽ rất khó khăn trong việc bán khống các chứng khoán nợ do những nguyên nhân thanh khoản hay các quy định kinh tế, hoặc việc cho vay các chứng khoán nợ không được cho phép hoặc có cho phép nhưng không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của 7 nhà đầu tư. Thay vì bán khống, các nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch HĐLS, nhận mức lãi suất thả nổi và trả mức lãi suất cố định, do đó có thể thu được lợi nhuận khi lãi suất thị trường gia tăng. 1.1.3 Các thành viên tham gia. Có hai nhóm thành viên tham gia trên thị trường HĐLS: người sử dụng cuối cùng và trung gian. Người sử dụng cuối cùng muốn hoán đổi một dòng tiền thanh toán lãi suất hiện tại thành một dòng tiền khác hoặc muốn đầu tư, đầu cơ lãi suất. Các thành viên trung gian tham gia sắp xếp hoán đổi, thu và chi các khoản tiền thanh toán và chịu trách nhiệm rủi ro vỡ nợ thay cho người sử dụng cuối cùng. Có rất nhiều người sử dụng cuối cùng khác nhau tham gia thị trường hoán đổi sơ cấp. Đầu tiên là Các tổ chức cho vay quốc tế, sau đó, chính phủ và các đơn vị thành viên của mình, và hiện nay phổ biến nhất là các TCKT phi tài chính và các định chế tài chính. 1.1.4 Các rủi ro và phương pháp quản lý rủi ro. Vai trò của các định chế tài chính như một nhà trung gian trong giao dịch HĐLS phát sinh những rủi ro mới và khác nhau. Vai trò trung gian HĐLS yêu cầu các ngân hàng phải tham gia vào hợp đồng giao dịch như một người sử dụng cuối cùng. Thay vì hai đối tác trong giao dịch hoán đổi thỏa thuận chuyển đổi thanh toán lãi suất cho nhau một cách trực tiếp thì họ sẽ thanh toán cho ngân hàng. Cả hai đều không có nghĩa vụ gì đối với đối tác còn lại, thậm chí họ còn không biết đối tác là ai. Trong nhiều trường hợp khác nhau, rủi ro gia tăng do hoán đổi làm cho các ngân hàng đối diện rủi ro thua lỗ. Tình huống khác đó là các ngân hàng định giá quá thấp các dịch vụ của mình và định ra mức phí không đủ để chi trả cho rủi ro họ phải đối mặt. Tuy nhiên, các ngân hàng đã phát triển nhiều phương pháp nhằm giới hạn những rủi ro liên quan đến vai trò trung gian này. Bảng dưới đây sẽ mô tả chi tiết các rủi ro và các phương pháp quản lý đối với từng loại rủi ro.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng