Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại ...

Tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội

.PDF
125
138
53

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Sinh viên thực hiện : Đặng Bảo Ngọc Lớp : Nhật 2 Khoá : K43F Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thị Quy Hà Nội, 2008 MỤC LỤC Lêi më ®Çu ............................................................................................... 1 Ch-¬ng I: Nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ ho¹t ®éng tÝn dông xuÊt nhËp khÈu cña c¸c ng©n hµng th-¬ng m¹i ............ 3 I. Kh¸i qu¸t vÒ ng©n hµng th-¬ng m¹i vµ ho¹t ®éng tÝn dông cña ng©n hµng th-¬ng m¹i........................................................................................ 3 1. Kh¸i qu¸t vÒ Ng©n hµng Th-¬ng m¹i ................................................ 3 2. Ho¹t ®éng tÝn dông cña ng©n hµng th-¬ng m¹i ................................ 4 II. Ho¹t ®éng tÝn dông xuÊt nhËp khÈu cña ng©n hµng th-¬ng m¹i ...... 5 1. Kh¸i niÖm tÝn dông xuÊt nhËp khÈu ................................................... 5 2. §Æc ®iÓm cña tÝn dông xuÊt nhËp khÈu ............................................. 8 3. C¸c h×nh thøc tÝn dông xuÊt nhËp khÈu th«ng dông cña ng©n hµng th-¬ng m¹i ............................................................................................ 10 3.1. C¸c h×nh thøc tÝn dông xuÊt khÈu ................................................ 11 3.1.1. C¸c h×nh thøc cho vay ........................................................... 11 3.1.2. C¸c h×nh thøc chiÕt khÊu ....................................................... 13 3.1.3. C¸c h×nh thøc b¶o l·nh ng©n hµng ......................................... 15 3.2. C¸c h×nh thøc tÝn dông nhËp khÈu ............................................... 18 3.2.1. C¸c h×nh thøc cho vay ........................................................... 19 3.2.2. C¸c h×nh thøc b¶o l·nh ng©n hµng ......................................... 22 3.3. Mét sè h×nh thøc tÝn dông xuÊt nhËp khÈu kh¸c ........................... 25 4. Vai trß cña tÝn dông xuÊt nhËp khÈu................................................ 28 III. C¸c nh©n tè ¶nh h-ëng ®Õn viÖc ph¸t triÓn tÝn dông xuÊt nhËp khÈu cña ng©n hµng th-¬ng m¹i ............................................................ 30 1. C¸c nh©n tè bªn trong ng©n hµng .................................................... 31 1.1. C¬ chÕ, chÝnh s¸ch vµ chØ ®¹o ®iÒu hµnh ho¹t ®éng tÝn dông xuÊt nhËp khÈu ........................................................................................... 31 1.2. Tr×nh ®é c¸n bé, tæ chøc bé m¸y vµ quy tr×nh qu¶n lý tÝn dông .... 31 1.3. ChÊt l-îng tÝn dông xuÊt nhËp khÈu ............................................ 32 1.4. H×nh thøc tÝn dông xuÊt nhËp khÈu .............................................. 33 1.5. C«ng nghÖ ng©n hµng .................................................................. 33 1.6. Uy tÝn vµ kh¶ n¨ng cña ng©n hµng vÒ thanh to¸n quèc tÕ vµ kinh doanh ngo¹i tÖ .................................................................................... 34 1.7. Nguån vèn huy ®éng .................................................................... 34 2. C¸c nh©n tè bªn ngoµi ng©n hµng.................................................... 35 2.1. Ho¹t ®éng kinh doanh cña c¸c doanh nghiÖp xuÊt nhËp khÈu trong n-íc ................................................................................................... 35 2.2. M«i tr-êng ph¸p lý, kinh tÕ, chÝnh trÞ, x· héi trong n-íc ............. 36 2.3. M«i tr-êng ph¸p lý, kinh tÕ, chÝnh trÞ, x· héi cña c¸c n-íc cã quan hÖ xuÊt nhËp khÈu .............................................................................. 38 IV. Kinh nghiÖm thÕ giíi vÒ tÝn dông xuÊt nhËp khÈu .......................... 39 Ch-¬ng II: Thùc tr¹ng ho¹t ®éng tÝn dông xuÊt nhËp khÈu t¹i ng©n hµng th-¬ng m¹i cæ phÇn qu©n ®éi ......... 41 I. Kh¸i qu¸t vÒ Ng©n hµng Th-¬ng m¹i Cæ phÇn Qu©n §éi ................ 41 1. LÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn ...................................................... 41 2. C¬ cÊu tæ chøc .................................................................................. 44 3. T×nh h×nh ho¹t ®éng kinh doanh tõ n¨m 2005-2007 ....................... 46 3.1. Ho¹t ®éng huy ®éng vèn .............................................................. 46 3.2. Ho¹t ®éng tÝn dông ...................................................................... 49 3.3. Mét sè ho¹t ®éng kh¸c ................................................................. 51 3.4. KÕt qu¶ kinh doanh...................................................................... 56 ii II. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng tÝn dông xuÊt nhËp khÈu t¹i Ng©n hµng Th-¬ng m¹i Cæ phÇn Qu©n §éi ............................................................. 59 1. Kh¸i qu¸t chung ............................................................................... 59 1.1. T×nh h×nh ho¹t ®éng tÝn dông xuÊt nhËp khÈu nãi chung .............. 59 1.2. T×nh h×nh ho¹t ®éng cho vay xuÊt nhËp khÈu ............................... 60 2. TÝn dông xuÊt khÈu .......................................................................... 67 2.1. Cho vay trùc tiÕp ......................................................................... 67 2.2. ChiÕt khÊu hèi phiÕu vµ chiÕt khÊu bé chøng tõ ........................... 69 3. TÝn dông nhËp khÈu ......................................................................... 71 3.1. Cho vay trùc tiÕp ......................................................................... 71 3.2. CÊp tÝn dông th«ng qua ph-¬ng thøc thanh to¸n tÝn dông chøng tõ ........................................................................................................... 72 3.3. B¶o l·nh ...................................................................................... 74 III. §¸nh gi¸ thùc tr¹ng ho¹t ®éng tÝn dông xuÊt nhËp khÈu t¹i Ng©n hµng th-¬ng m¹i cæ phÇn Qu©n §éi ...................................................... 76 1. KÕt qu¶ ®¹t ®-îc ............................................................................... 76 2. H¹n chÕ ............................................................................................. 78 2.1. C¸c h×nh thøc tÝn dông xuÊt nhËp khÈu cßn ®¬n ®iÖu ................... 79 2.2. C¬ cÊu tµi trî bÊt hîp lý .............................................................. 79 2.3. Nguån vèn huy ®éng ch-a ®¸p øng ®-îc nhu cÇu ........................ 80 2.4. Tr×nh ®é trang bÞ tin häc Ng©n hµng ch-a cao ............................ 80 2.5. Ho¹ch ®Þnh chiÕn l-îc kinh doanh ch-a ®-îc chó träng ®óng møc ........................................................................................................... 81 2.6. C«ng t¸c tæ chøc ®µo t¹o c¸n bé ch-a khoa häc, hîp lý vµ mang tÝnh c¹nh tranh ch-a cao .................................................................... 82 3. Nguyªn nh©n..................................................................................... 82 3.1. Nguyªn nh©n chñ quan ................................................................ 82 iii 3.2. Nguyªn nh©n kh¸ch quan ............................................................ 87 ch¦¬ng III: Gi¶i ph¸p ph¸t triÓn ho¹t ®éng tÝn dông xuÊt nhËp khÈu t¹i ng©n hµng th-¬ng m¹i cæ phÇn Qu©n §éi ................................................................................................. 89 I. §Þnh h-íng ph¸t triÓn ho¹t ®éng tÝn dông xuÊt nhËp khÈu t¹i ng©n hµng th-¬ng m¹i cæ phÇn Qu©n §éi ...................................................... 89 1. §Þnh h-íng chung ............................................................................ 89 2. §Þnh h-íng ph¸t triÓn ho¹t ®éng tÝn dông xuÊt nhËp khÈu ............ 92 II. Gi¶i ph¸p ph¸t triÓn ho¹t ®éng tÝn dông xuÊt nhËp khÈu t¹i ng©n hµng th-¬ng m¹i cæ phÇn Qu©n §éi ...................................................... 93 1. §a d¹ng hãa c¸c h×nh thøc tÝn dông xuÊt nhËp khÈu kÕt hîp víi c¸c chÝnh s¸ch -u ®·i ................................................................................. 93 2. X©y dùng vµ thùc hiÖn tèt c¸c chiÕn l-îc kinh doanh...................... 96 2.1. Lùa chän kh¸ch hµng môc tiªu vµ x©y dùng chiÕn l-îc kh¸ch hµng cô thÓ.................................................................................................. 96 2.2. ChiÕn l-îc gi¸ vµ l·i suÊt hîp lý, c¹nh tranh ............................... 97 2.3. ChiÕn l-îc huy ®éng vèn l©u dµi, thÝch hîp víi tõng lo¹i kh¸ch hµng ................................................................................................... 98 3. X©y dùng vµ hoµn thiÖn c¸c biÖn ph¸p phßng ngõa, qu¶n lý rñi ro trong ho¹t ®éng tÝn dông xuÊt nhËp khÈu .......................................... 101 3.1. N©ng cao chÊt l-îng thÈm ®Þnh vµ ®¸nh gi¸ ph-¬ng ¸n kinh doanh xuÊt nhËp khÈu ................................................................................. 101 3.2. B¶o hiÓm tÝn dông xuÊt nhËp khÈu ............................................. 104 3.3. C¸c ph-¬ng ph¸p phßng ngõa rñi ro kh¸c ................................. 104 4. N©ng cao chÊt l-îng nguån nh©n lùc vµ c«ng nghÖ ng©n hµng phôc vô cho ho¹t ®éng tÝn dông xuÊt nhËp khÈu ........................................ 106 4.1. N©ng cao chÊt l-îng nguån nh©n lùc......................................... 106 iv 4.2. HiÖn ®¹i hãa c«ng nghÖ ng©n hµng ............................................ 108 III. C¸c kiÕn nghÞ víi chÝnh phñ vµ ng©n hµng nhµ n-íc ................... 109 1. §èi víi ChÝnh phñ........................................................................... 109 1.1. §¶m b¶o m«i tr-êng ph¸p lý æn ®Þnh hiÖu qu¶ .......................... 109 1.2. T¹o m«i tr-êng kinh doanh lµnh m¹nh, b×nh ®¼ng ..................... 110 1.3. Hç trî vµ khuyÕn khÝch ho¹t ®éng xuÊt nhËp khÈu .................... 112 1.4. Huy ®éng c¸c nguån vèn quèc tÕ phôc vô cho ho¹t ®éng tÝn dông xuÊt nhËp khÈu ................................................................................. 113 2. §èi víi Ng©n hµng Nhµ n-íc ViÖt Nam ......................................... 113 2.1. N©ng cao hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña Trung t©m th«ng tin tÝn dông Ng©n hµng Nhµ N-íc (CIC) ............................................................ 113 2.2. Ban hµnh h-íng dÉn ph©n lo¹i nî, xö lý c¸c kho¶n nî xÊu, nî qu¸ h¹n gÇn víi tiªu chuÈn quèc tÕ ......................................................... 114 KÕt luËn ............................................................................................... 115 Tµi liÖu tham kh¶o ........................................................................ 118 DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG BIỂU.................................................. 112 v LỜI MỞ ĐẦU Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế diễn ra ngày càng mạnh hơn với những động thái mới và sắc thái mới, xu hướng này đã có tác động tích cực đến hoạt động thương mại quốc tế của tất cả các quốc gia trên thế giới, từ đó mở ra cho Việt Nam cơ hội đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối ngoại, tạo đà cho phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới. Để tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào, điều kiện đầu tiên bao giờ cũng là yếu tố vốn. Đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu là một hoạt động với khối lượng lớn, các mặt hàng đa dạng, diễn ra trên thị trường quốc tế phức tạp, nhiều rủi ro tiềm ẩn đòi hỏi phải có một quy mô vốn tương xứng. Trong khi đó thực lực về vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn thấp, thị trường chứng khoán chưa thực sự phát triển nên chưa thể đáp ứng việc huy động vốn của doanh nghiệp; bởi vậy mà nhu cầu được cấp tín dụng từ các ngân hàng là rất lớn. Đứng trước tình hình đó, vai trò của các ngân hàng thương mại ngày càng được khẳng định và nâng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực tài trợ đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Với tư cách là một Ngân hàng thương mại cổ phần “sinh sau đẻ muộn”, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội có lợi thế trong việc học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng khác nhưng lại gặp phải khó khăn, bất lợi lớn về việc tạo uy tín và tầm ảnh hưởng trong nước cũng như trên thế giới. Hiện nay hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội còn đang có nhiều hạn chế và khó khăn trong việc phát triển. Thêm vào đó, Ngân hàng lại phải chịu nhiều sức ép từ các đối thủ cạnh tranh. Xuất phát từ thực tiễn trên, và nhằm mục đích tìm hiểu các nguyên nhân làm cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu kém phát triển, đồng thời tìm giải pháp tháo gỡ cho thực trạng nói trên; đề tài “Giải pháp phát triển 1 hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội” đã được chọn để nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội 2 CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI I. Khái quát về ngân hàng thƣơng mại và hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp được thành lập theo luật Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng mà chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để làm phương tiện thanh toán, để cho vay, để thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và các loại dịch vụ khác. Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại gắn liền với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá nhưng nó lại tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này được diễn ra một cách trôi chảy, liên tục, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, ngân hàng thương mại thực hiện đồng thời, tổng hợp nhiều hoạt động, trong đó có thể chia thành 3 hoạt động cơ bản, đó là: - Hoạt động huy động vốn - Hoạt động tín dụng, đầu tư - Hoạt động trung gian Huy động vốn là điều kiện cần thiết để bắt đầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại. Với lượng vốn huy động được, ngân hàng thương mại thực hiện 3 cung ứng vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng và đầu tư. Đây là hoạt động đem lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Bên cạnh hoạt động huy động vốn và tín dụng, đầu tư, ngân hàng thương mại còn thực hiện các hoạt động trung gian, không nhừng phát triển các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và của nền kinh tế. Các hoạt động của ngân hàng thương mại có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau và tạo tiền đề cho nhau trong quá trình phát triển. Trong đó, hoạt động tín dụng là một hoạt động chính yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. 2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng khoảng 70% tổng tài sản có của ngân hàng và là hoạt động sinh lời chủ yếu. Tín dụng ngân hàng theo nghĩa phổ biến là quan hệ vay mượn về vốn theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong một khoảng thời gian nhất định giữa một bên là ngân hàng đóng vai trò người cho vay và một bên là các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các cá nhân đóng vai trò người đi vay. Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng ngân hàng là một giao dịch về vốn trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau: - Sự chuyển dịch vốn giữa hai đối tác là sự chuyển dịch quyền sử dụng vốn tạm thời trên nguyên tắc hoàn trả, vì vậy ngân hàng khi chuyển giao vốn cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả nợ đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng. - Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài phần vốn gốc. Để thực hiện được nguyên tắc này, ngân hàng phải xác định lãi suất cho vay thực dương tức là lãi suất danh nghĩa phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát. 4 Có nhiều tiêu thức để phân loại tín dụng ngân hàng. Căn cứ vào thời hạn vay trả có thể chia thành tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn. Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay có thể chia thành tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản và tín dụng có bảo đảm bằng tài sản. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng đã có sự phát triển vượt bậc cả về đối tượng, quy mô và ngày càng được mở rộng và đa dạng hoá. tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, tiết kiệm chi phí lưu thông của toàn xã hội. Tín dụng ngân hàng còn là đòn bẩy kinh tế được sử dụng thường xuyên và linh động nhất đối với mọi thành phần kinh tế. Ngày nay, do sự phát triển không ngừng của các quan hệ trao đổi quốc tế, tín dụng ngân hàng càng trở nên cần thiết. Vai trò của tín dụng ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ hoạt động kinh tế trong nước mà còn tích cực thúc đẩy sự nghiệp phát triển ngoại thương, mở rộng giao lưu quốc tế. II. Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại 1. Khái niệm tín dụng xuất nhập khẩu Khái niệm tín dụng xuất nhập khẩu: Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại là các hoạt động mang tính chất tài trợ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù về tài chính và uy tín đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình giao dịch ngoại thương. Quá trình giao dịch ngoại thương được hiểu là toàn bộ diễn biến của thương vụ xuất khẩu (đối với bên bán) và nhập khẩu (đối với bên mua). Theo nghĩa hẹp, quá trình này là toàn bộ thương vụ xuất nhập khẩu, từ lúc tìm kiếm đối tác, thiết kế sản phẩm, chào hàng - đặt hàng, kết lập hợp đồng, đến khi giao hàng và hoàn thành hợp đồng ngoại thương. Mở rộng đối tượng trong chừng mực nhất định, quá trình giao dịch ngoại thương có thể bao hàm cả các giao dịch kinh doanh trước và sau thương 5 vụ xuất nhập khẩu, có tính chất gắn liền với thương vụ xuất nhập khẩu đó. Đối với bên xuất khẩu, đó là quá trình thu gom hàng xuất khẩu của thương nhân, mua vật tư nguyên vật liệu để chế xuất của nhà sản xuất, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ xuất khẩu… , hoặc giai đoạn bảo hành, bảo trì đối với các dự án xuất khẩu máy móc hay xây dựng xưởng ở nứơc ngoài. Đối với nhà nhập khẩu, đó là quá trình tiêu thụ hàng nhập dưới hình thức bán buôn hoặc tái xuất, quá trình tạm thời lưu kho chờ tiêu thụ. Quá trình giao dịch ngoại thương thường ngắn hạn, nghĩa là không kéo dài quá một năm, nhưng cũng có khi kéo dài nhiều năm như đối với các dự án, công trình hoặc thương vụ giá trị lớn. Đối tượng giao dịch trong các thương vụ yêu cầu tài trợ phải mang tính thương mại hoặc vì mục tiêu thương mại. Thông thường đối tượng này là hàng hoá, dịch vụ, hoặc các công trình dự án. Mục đích tài trợ ngoại thương của ngân hàng là nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua các trở ngại đặc thù về tài chính và uy tín trong kinh doanh để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, hoàn thành thương vụ, có nguồn lực để tiếp tục ổn định và phát triển kinh doanh… Sự phát triển khách quan của tín dụng xuất nhập khẩu: Tín dụng xuất nhập khẩu thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng – bên đưa ra hỗ trợ, và một bên là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu – bên cần hỗ trợ. Tín dụng xuất nhập khẩu là quá trình ngân hàng cung cấp vốn dưới các hình thức khác nhau cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Sự ra đời và phát triển của tín dụng xuất nhập khẩu là một yêu cầu tất yếu khách quan gắn liền với các quan hệ thương mại quốc tế. Khi thương mại quốc tế càng phát triển thì kéo theo sự phát triển của tín dụng xuất nhập khẩu. Khác với trước đây, ngân hàng tham gia vào thương mại quốc tế chủ yếu ở khâu thanh toán. Ngày nay, mọi giai đoạn của hoạt động ngoại thương đều có thể cần tới sự hỗ trợ của ngân hàng. 6 Đừng về phía nhà xuất khẩu, từ lúc chưa ký kết được hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu đã cần có tài trợ từ ngân hàng dưới hình thức ngân hàng đứng ra bảo lãnh và giúp nhà xuất khẩu giành được hợp đồng. Trong giai đoạn thực hiện hợp đồng, việc xuất hiện nhu cầu vốn là rất lớn và có khi vượt quá khả năng hiện có của nhà xuất khẩu đã làm nảy sinh nhu cầu được tài trợ vốn từ ngân hàng. Sau khi đã giao hàng nhưng còn phải chờ thanh toán từ phía nước ngoài với thời gian khá lâu (nếu hợp đồng ký theo phương thức thanh toán trả chậm) mà nhà xuất khẩu lại cần tiền ngay để tham gia vào một thương vụ khác, ngân hàng sẽ hộ trợ thông qua chiết khấu hối phiếu hay chiết khấu bộ chứng từ. Về phía nhà nhập khẩu, khi ký hợp đồng, nếu nhà nhập khẩu không tin tưởng vào khả năng tài chính của mình hoặc tạm thời chưa đủ vốn, anh ta có thể nhờ vào uy tín của ngân hàng. Ngân hàng có thể phát hành một thư bảo lãnh thay cho việc nhà nhập khẩu phải đặt cọc để đảm bảo thanh toán giá trị hợp đồng hoặc ngân hàng đứng ra mở L/C, cam kết trả tiền hàng nhập, tạo ra niềm tin cho nhà xuất khẩu nước ngoài. Thông thường để được mua chịu hàng, tức thanh toán trả chậm, nhà nhập khẩu luôn phải có sự đảm bảo từ phía ngân hàng. Tới lúc phải thanh toán tiền hàng, nếu chưa đủ vốn, ngân hàng sẽ tài trợ bằng cách cho vay vốn hàng nhập. Như vậy, dù là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu thì trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình thực hiện hoạt động ngoại thương, đều có thể xuất hiện nhu cầu được tài trợ rất phong phú và đa dạng. Đậc biệt trong điều kiện hiện nay, khi thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ, khối lượng hàng hoá dịch vụ và cùng với nó là một khối lượng tiền tệ và dịch vụ tài chính khổng lồ đang di chuyển qua biên giới các quốc gia với quy mô ngày một tăng, nhu cầu về tín dụng xuất nhập khẩu sẽ ngày càng lớn mạnh. Với nguồn vốn, các nghiệp vụ cộng với uy tín cũng như quan hệ đối ngoại rộng rãi của mình, ngân hàng tham gia tín dụng xuất nhập khẩu giúp cho hoạt động này diễn ra thuận lợi, 7 giảm bớt rủi ro và không ngừng phát triển. Đến lượt mình, sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu lại thúc đẩy hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng phát triển mạnh mẽ. 2. Đặc điểm của tín dụng xuất nhập khẩu  Tín dụng xuất nhập khẩu gắn liền với thương mại quốc tế Xuất phát từ việc hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động được thực hiện giữa các đối tác ở ít nhất hai quốc gia, nên trong việc cho vay để nhập khẩu hay xuất khẩu, các ngân hàng đều phải xem xét đến các khía cạnh mang tính quốc tế. Quá trình luân chuyển bộ chứng từ hay hàng hoá bằng đường biển, đường sắt hay máy bay đều phải xét đến các đậc điểm của từng loại hàng hoá. Trong quá trình đó ngân hàng sẽ phải tính toán đến các yếu tố như: chi phí vận chuyển, rủi ro trong quá trình di chuyển hàng hoá (mất cắp, thiếu hụt...), sự phù hợp và kịp thời của bộ chứng từ với hàng hoá, hay giữa bộ chứng từ với L/C và đặc biệt là tập quán thương mại quốc tế ở mỗi quốc gia. Từ đó ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng và cung cấp tín dụng vừa đảm bảo đáp ứng vốn kịp thời cho khách hàng đồng thời giảm thiểu được rủi ro.  Tín dụng xuất nhập khẩu được kết hợp chặt chẽ với các phương thức thanh toán quốc tế Đi đôi với mỗi phương thức thanh toán quốc tế đề có thể có một hình thức cấp tín dụng. Đây là quan hệ ràng buộc có tính chất tương đối lẫn nhau. Chẳng hạn với phương thức thanh toán TTR (phương thức thanh toán hàng nhập khẩu qua ngân hàng bằng điện chuyển tiền có yêu cầu xuất trình tờ khai Hải quan), các ngân hàng có thể cho khách hàng vay trực tiếp; với phương thức tín dụng chứng từ thì mở L/C là một cam kết trả nợ của ngân hàng đối với khách hàng… Mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh và đa dạng hoá các phương thức thanh toán có tác dụng đa dạng hoá được các loại hình tín dụng, 8 đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế. Ngược lại, công tác tín dụng xuất nhập khẩu được đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng sẽ thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế sôi động hơn, qua đó các ngân hàng thăng thu nhập từ hoạt động này. 9  Tín dụng xuất nhập khẩu mang tính đa dạng Sự đa dạng về mặt giá cả: Một trong những khác biệt với hình thức tín dụng thông thường của tín dụng xuất nhập khẩu là giá cả. Sự phong phú, đa dạng trong việc cấp tín dụng: cho vay trực tiếp, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán... tương ứng là các loại giá cả: lãi suất cho vay, bảo lãnh, lãi suất chiết khấu, giá mua nợ... Các ngân hàng luôn cố gắng đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng, với mong muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập. Ngoài các nghiệp vụ đơn thuần và truyền thống, đa số các ngân hàng hiện nay đề có xu hướng phát triển các loại hình dịch vụ dưới nhiều hình thức, thậm chí có khi vượt ra khỏi lĩnh vực ngân hàng và cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh khác trong nền kinh tế. Đối tượng cho vay đa dạng và ở nhiều quốc gia khác nhau: Đây là đặc trưng riêng của tín dụng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên ở đây sẽ phát sinh sự ràng buộc về mặt quy chế, luật lệ ở mỗi nước, các vấn đề về giá cả, lãi suất... và dẫn đến những vướng mắc trong nghiệp vụ. Thông thường các ngân hàng chỉ áp dụng trường hợp này cho các khách hàng có khả năng tài chính và uy tín trên thị trường quốc tế. Đối với những nước đang phát triển hoặc kém phát triển thì đặc điểm mày bị hạn chế, không rõ nét. Song nhờ sự xích lại gần nhau của nền kinh tế thế giới, việc gia nhập vào các liên minh kinh tế như EU, APEC, ASEAN... thì việc vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài càng trở nên dễ dàng. 3. Các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu thông dụng của ngân hàng thương mại Tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại bao gồm nhiều hình thức khác nhau và tuỳ trình độ phát triển của ngân hàng và những quy định của pháp luật mà các ngân hàng lựa chọn các hình thức cho phù hợp. Dưới đây ta sẽ xem xét một số hình thức tín dụng xuất khẩu và tín dụng nhập khẩu thông dụng. 10 3.1. Các hình thức tín dụng xuất khẩu 3.1.1. Các hình thức cho vay  Cho vay trực tiếp Đây là hình thức cổ điển nhất và cũng là hình thức cơ sở cho các hình thức tín dụng khác ra đời và phát triển. Cho vay trực tiếp là việc ngân hàng giao vốn cho khách hàng sử dụng trong một thời gian vói những điều kiện và nguyên tắc nhất định như: sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả gốc và lãi đúng hạn, có đảm bảo tiền vay… Trong hình thức này gồm có: cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm); cho vay trung hạn (từ một đến dưới 5 năm) và cho vay dài hạn (từ 5 năm trở lên). Đối với nhà xuất khẩu, hình thức tín dụng này được sử dụng cho các mục đích thu mua sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, các chi phí vận chuyển, thuế, bảo hiểm lô hàng xuất khẩu... Để khuyến khích xuất khẩu, các ngân hàng thường áp dụng các điều kiện ưu đãi như lãi suất ưu đãi, ưu đãi về các điều kiện tín dụng... Hiện nay đang phát triển hình thức cho vay hợp vốn – một hình thức đồng tài trợ, trong đó hai hay nhiều ngân hàng cùng góp vốn cho vay đối với một dự án. Cho vay hợp vốn phát triển do ngày càng xuất hiện nhiều dự án quy mô lớn, nhu cầu vốn tăng cao mà khả năng cho vay một ngân hàng riêng lẻ không đáp ứng đủ hoặc do nhu cầu phân tán rủi ro của ngân hàng mà cần tới sự tham gia góp vốn của nhiều ngân hàng khác nhau.  Cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là một phương thức thanh toán trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền của người mua, căn cứ vào hối phiếu do người bán ký phát và bộ chứng từ gửi hàng kèm theo. 11 Với điều kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng để người mua đi nhận hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng cho vay bằng cách ứng trước giá trị hối phiếu nhờ thu cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu giao hối phiếu chưa được chấp nhận cho ngân hàng. Hình thức tài trợ này cho phép nhà xuất khẩu mau chóng nhận được tiền đưa vào sản xuất kinh doanh thay vì phải chờ đến khi hối phiếu được nhà nhập khẩu nước ngoài tiếp nhận và thanh toán. Mức tài trợ này của ngân hàng tuỳ thuộc vào mức độ an toàn trong giao dịch và thoả thuận với khách hàng, thông thường là 80 – 90% mệnh giá hối phiếu. Khi tài trợ theo phương thức này, ngân hàng tuy không được chuyển quyền sở hữu và thụ hưởng giá trị hối phiếu, song vẫn có quyền truy đòi nhà xuất khẩu bồi hoàn giá trị tài trợ nếu nhà nhập khẩu nước ngoài từ chối thanh toán. Khi nhận được tiền thanh toán của nhà nhập khẩu từ ngân hàng thu hộ, ngân hàng tài trợ sẽ tính lãi cho vay theo thời hạn từ lúc mua hối phiếu đến khi nhận đc tiền thanh toán – toàn bộ nợ gốc lẫn lãi sẽ được khấu trừ ngày vào số tiền thu được hoặc ghi nợ vào tài khoản của nhà xuất khẩu. Xét về khía cạnh kỹ thuật tài trợ, nghiệp vụ này rất giống với dạng tài trợ cổ điển cho vay từng lần và thu lãi cuối kỳ.  Cho vay trong phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit) Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng, ngân hàng nước người nhập khẩu) theo yêu cầu của nhà nhập khẩu (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát trong phạm vi số tiền đó với điều kiện nhà xuất khẩu trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với yêu cầu đề ra trong thư tín dụng (L/C). 12 Căn cứ vào L/C mở cho nhà xuất khẩu hưởng lợi, ngân hàng nước người xuất khẩu có thể tiến hành thẩm định để cho vay. Chỉ khi xuất hàng lập bộ chứng từ gửi hàng phù hợp với L/C nhà xuất khẩu mới nhận được thanh toán (nếu là L/C trả ngay) và có khi phải sau một thời gian (nếu là L/C trả chậm), trong khi nhà xuất khẩu lại cần vốn để sản xuất. Để giải quyết nhu cầu vốn, nhà xuất khẩu có thể xin cấp tín dụng từ ngân hàng dựa trên cơ sở L/C mở cho anh ta hưởng. Khi có thông báo về L/C mở cho nhà xuất khẩu hưởng lợi nghĩa là anh ta đã được đảm bảo thanh toán từ một ngân hàng nếu xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Nhà xuất khẩu sẽ dùng L/C như một công cụ đảm bảo xin vốn vay của ngân hàng. Hình thức tín dụng này bao hàm nhiều rủi ro đối với ngân hàng nên ngân hàng chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt và hoạt động xuất khẩu đều đặn. 3.1.2. Các hình thức chiết khấu  Chiết khấu hối phiếu Chiết khấu hối phiếu là một dạng tài trợ ngắn hạn của ngân hàng cho người thụ hưởng hối phiếu, theo đó người thụ hưởng chuyển nhượng thương phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi lãi suất chiết khấu và phí. Loại tài trợ này giúp cho nhà xuất khẩu có điều kiện thu hồi vốn nhanh để đưa vào sản xuất kinh doanh thay vì phải chờ hối phiếu đến hạn thanh toán. Tín dụng chiết khấu hối phiếu ngoại thương thường áp dụng cho các giao dịch xuất nhập khẩu thanh toán bằng phương thức ghi sổ. Trong đó nhà xuất khẩu cấp tín dụng thương mại (bán hàng trả chậm) cho nhà nhập khẩu nước ngoài dưới hình thức hối phiếu trả chậm do nhà xuất khẩu ký phát yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán khi hối phiếu đến hạn. Để được ngân hàng xem xét tài trợ chiết khấu, hối phiếu trả chậm này phải được người mua ký chấp 13 nhận lên bề mặt hối phiếu, thừa nhận món nợ phải trả cho người thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn. Kỹ thuật tài trợ chiết khấu khá đơn giản. Ngân hàng sẽ mua lại quyền thụ hưởng giá trị hối phiếu khi đến hạn thanh toán từ người thụ hưởng hợp pháp thể hiện trên bề mặt hối phiếu. Số tiền mua lại (giá trị chiết khấu) được tính như sau: Md = M x [1- (Rd x t/360)] – C Trong đó: + Md: Giá trị chiết khấu + M: Mệnh giá hối phiếu + t: Thời hạn chiết khấu (Thời hạn còn lại của hối phiếu) (ngày) + Rd: Lãi suất chiết khấu theo năm + C: Lệ phí (Phí hoa hồng nghiệp vụ...) Trong các yếu tố trên, lãi suất chiết khấu thường được quan tâm hơn. Nó phụ thuộc vào khả năng truy đòi khách hàng nhận tài trợ (nhà xuất khẩu), khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, thời hạn hiệu lực còn lại của hối phiếu, mệnh giá và đồng tiền của hối phiếu... Trong nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu, ngân hàng tài trợ luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro liên quan đến uy tín và khả năng thanh toán của con nợ chấp nhận hối phiếu. Chính vì vậy, ngân hàng thường áp dụng lãi suất chiết khấu ở mức cao và phòng chống rủi ro không thu hồi được tiền khi đáo hạn bằng cách bảo lưu “quyền truy đòi” đối với nhà xuất khẩu. Trong một số giao dịch thanh toán quốc tế, nhà nhập khẩu có khi yêu cầu ngân hàng của họ ký chấp nhận ghi nợ hối phiếu, nhờ vậy làm tăng uy tín thanh toán của hối phiếu. Trong trường hợp này, khi nhà xuất khẩu mang hối phiếu này đến ngân hàng yêu cầu được chiết khấu thì lãi suất chiết khấu áp dụng thường thấp và điều kiện tài trợ cũng hết sức ưu đãi cho nhà xuất khẩu; 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng