Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty tnhh prestar industr...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty tnhh prestar industries việt nam đến năm 2017 luận văn thạc sĩ kinh tế

.PDF
86
148
141

Mô tả:

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty TNHH Prestar Industries Việt Nam đến năm 2017_Luận văn thạc sĩ kinh tế
-1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có các hoạt động: nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích tình hình hiện tại của cả nền kinh tế, của chính doanh nghiệp. Từ đó, vạch ra các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, nhằm mục đích cuối cùng là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Một trong những hoạt động quan trọng đó là phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính. Thông qua đó tìm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng thép xây dựng tại Việt Nam và các nước đang phát triển như Nam Mỹ, Đông Nam Á, Tây Á và Bắc Á… gia tăng rất đáng kể. Theo đó triển vọng phát triển của ngành thép xây dựng như thép lá tráng phủ kim loại, ống thép và xà gồ thép …là rất lớn. Ngoài ra theo quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 09 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007 -2015 và có xét đến 2025 đã nêu: “Xây dựng và phát triển ngành thép Việt Nam thành một ngành công nghiệp quan trọng, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu sự mất cân đối giữa sản xuất gang, phôi thép với sản xuất thép thành phẩm, giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt….” Công ty TNHH Prestar Industries Việt Nam (PIV) là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có tư cách pháp nhân, hoạt động và báo cáo theo hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, Công ty TNHH Prestar Industries Việt Nam được thành lập từ năm 2006. Mặc dù mới thành lập hơn 5 năm, nhưng với quy mô và chất lượng hoạt động, PIV đã và đang dần được khẳng định trên thị trường sắt thép của Việt Nam, có những đóng góp to lớn cho quá trình phát triển ngành vật liệu xây dựng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế của thế giới. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với -2- Công ty TNHH Prestar Industries Việt Nam là phải đi trước một bước, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của mình. Từ những quan điểm nêu trên và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang gặp một số vấn đề khó khăn, cần tháo gỡ, để có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty TNHH Prestar Industries Việt Nam đến năm 2017". 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Prestar Industries Việt Nam trong những năm từ 2009-2011. Từ đó, phát hiện cũng như tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh mà Công ty đang phải đối mặt nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty TNHH Prestar Industries Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty TNHH Prestar Industries Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm từ 2009 đến 2011 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phần lý thuyết, tác giả tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài như : Quản trị tài chính, Tài chính doanh nghiệp căn bản, Chiến lược và chính sách kinh doanh, Quản trị điều hành, Quản lý chất lượng trong các tổ chức ... từ đó chọn lọc và hệ thống hóa để làm cơ sở lý luận cho đề tài. - Phần đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện từ nguồn dữ liệu thứ cấp gồm các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Báo cáo kinh doanh, Báo cáo sản xuất ... của Công ty TNHH Prestar Industries Việt Nam, mạng internet ... Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp số liệu thu thập . -3- - Tham khảo ý kiến chuyên gia bằng cách trao đổi với Bộ phận kinh doanh, Quản lý chất lượng và các chuyên gia người nước ngoài ... để tìm hiểu rõ nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tài chính của công ty. - Phần giải pháp được thực hiện dựa vào kết quả phân tích thực trạng, các mục tiêu kinh doanh và tham khảo một số ý kiến của một số phòng ban của PIV . 5. Điểm mới và hạn chế của đề tài Luận văn này là công trình đầu tiên nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty PIV đến năm 2017. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh qua ba năm 2009, 2010 và 2011 để tìm ra được những nguyên nhân cốt lõi làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Công ty. Những giải pháp nêu trong đề tài có thể vận dụng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của PIV . Hạn chế của đề tài chỉ đánh giá và phân tích về lĩnh vực tài chính cho công ty chưa đi sâu vào lĩnh vực kinh doanh và chưa phân tích chi tiết về tình hình sản xuất của Công ty. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Prestar Industries Việt Nam giai đoạn 2009-2011. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty TNHH Prestar Industries Việt Nam đến năm 2017. -4- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh Tất cả các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển đều cần phải giải quyết ba vấn đề đó là sản xuất ra cái gì, sản xuất làm sao và tiêu thụ bằng cách nào để có thể thu được kết quả tối đa với nguồn lực có hạn. Kết quả tối đa được tạo nên từ nguồn lực có hạn, đó chính là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất cần thiết. Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động quản trị, các doanh nghiệp phải luôn luôn kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của chúng. Muốn kiểm tra đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể thực hiện việc tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Vậy thì hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh là gì? Để hiểu được phạm trù hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh thì trước tiên chúng ta tìm hiểu xem hiệu quả kinh tế nói chung là gì. Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế: - Theo các tác giả thì có một số tác giả cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ giữa tỷ lệ tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế. - Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả nhận được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhu, theo ông: "Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả -5- tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh". Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế. Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý và sử dụng phổ biến đó là: Hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc một quá trình) kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì tác giả có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như sau: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân lực, tài lực của doanh nghiệp. Được xác định bằng cách đối chiếu so sánh giữa kết quả đạt được với các nguồn lực tạo ra kết quả đó. Kết quả đầu ra Hiệu quả = Chi phí đầu vào Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề hết sức phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều khía cạnh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như lao động, nguyên vật liệu, năng lượng, các yếu tố kỹ thuật. Thời gian được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm được thực hiện qua một hay nhiều quá trình sản xuất [7, tr122]. 1.1.2. Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất Khái niệm hiệu quả kinh doanh đã cho thấy bản chất của nó là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng -6- các nguồn lực đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả kinh doanh vào việc xác lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần làm rõ những vấn đề sau: - Thứ nhất, phạm trù hiệu quả kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp hoặc nguồn lực thực hiện. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối. Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả kinh doanh là: H = K - C trong đó: H: hiệu quả kinh doanh K: kết quả đạt được C: chi phí bỏ ra hoặc nguồn lực đầu vào Còn về so sánh tương đối thì: K H= C Do đó để tính được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra hoặc nguồn lực đầu vào. Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả thì kết quả nó là cơ sở để tính ra hiệu quả kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng đong, cân, đo đếm như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần…. như vậy kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp [7, tr 135]. - Thứ hai, phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội phạm vi -7- từng khu vực, nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường… Còn hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trên phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế. - Thứ ba, phân biệt hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài: các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó mà tính chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các giai đoạn khác nhau. Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi. Xét về tính hiệu quả trước mắt (hiện tại) thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà Doanh nghiệp đang theo đuổi. Trong thực tế để thực mục tiêu bao trùm lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại không đạt được mục tiêu là lợi nhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm, nâng cao uy tín danh tiếng của doanh nghiệp, mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu… Qua các chỉ tiêu hiệu quả về lợi nhuận đang nói đến là không cao nhưng chỉ tiêu có liên quan đến các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp là cao thì chúng ta không thể kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động không có hiệu quả, mà phải kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả mà tính hiệu quả trước mắt có thể là trái với các chỉ tiêu hiệu quả lâu dài, nhưng mục đích của nó lại là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài [7, tr 178]. Việc phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đánh giá trình độ khai thác và tiết kiệm các nguồn lực đã có. Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong quá trình sản xuất, đề ra các biện pháp nhằm khai thác mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. -8- Dưới góc độ người chủ sở hữu doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh được thể hiện bằng hiệu quả tài chính, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. 1.2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện thông qua sự phân tích so sánh giữa các chỉ tiêu đầu ra và các chỉ tiêu đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, vấn đề quan trọng trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả là sử dụng những đại lượng đầu ra và đầu vào nào để đảm bảo phản ánh được chính xác thực chất khách quan hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1. Các chỉ tiêu đầu vào Chỉ tiêu đầu vào phản ánh nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực 1.2.1.1. Tổng tài sản Tổng tài sản của doanh nghiệp thường được xét theo hai mặt: - Mặt thứ nhất phản ánh tổng tài sản theo kết cấu và hình thức tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh gọi là tài sản có. Tài sản có của doanh nghiệp gồm hai phần: tài sản lưu động và tài sản cố định. Tài sản lưu động phản ánh tổng giá trị tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn có đến thời điểm báo cáo gồm các khoản mục như : vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác. Tài sản cố định phản ánh toàn bộ giá trị của tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang và các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn của doanh nghiệp đến thời điểm báo cáo gồm các khoản mục như: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn, chi phí trả trước dài hạn.[2, tr 18] - Mặt thứ hai phản ánh tổng tài sản theo nguồn hình thành còn gọi là tài sản nợ hay nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp hình thành từ hai nguồn là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả là các khoản nợ của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác. Nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh -9- nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo gồm nguồn vốn quỹ và nguồn kinh phí, quỹ khác [2, tr 19]. 1.2.1.2. Số lượng lao động sử dụng Theo quan điểm lợi ích của doanh nghiệp: quản trị nguồn nhân lực là nghệ thuật lựa chọn và sử dụng nhân viên sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đạt được ở mức cao nhất có thể được. Lao động là nhân tố đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Số lượng lao động có kỹ thuật, có chuyên môn là lực lượng đặc biệt góp phần tạo nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với sản xuất, lao động được đề cao về chuyên môn, sức khỏe và tính cần cù chịu khó, còn trong lĩnh vực kinh doanh lao động lại mang hình thái trí tuệ, năng động và linh hoạt với mọi biến động bên ngoài. Nguồn lực lao động có thể đo bằng số người lao động, ngày công, giờ công. Trong thực tế nguồn nhân lực của doanh nghiệp thường có biến động theo thời gian, do vậy khi tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta thường dùng số bình quân. 1.2.1.3. Chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau. Chi phí có thể được nhìn nhận một cách trừu tượng chính là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động quá khứ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, hoặc là những phí tổn ước tính thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh. Theo nguyên tắc kế toán của Việt Nam thì chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: - Giá vốn hàng bán (gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí sản xuất chung) - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí hoạt động tài chính - Chi phí khác [2, Tr 189] - 10 - 1.2.2. Các chỉ tiêu đầu ra Đây là các cỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.1. Doanh thu ròng Doanh thu ròng hay còn gọi là doanh thu thuần là chỉ tiêu kết quả kinh doanh quan trọng đầu tiên của một doanh nghiệp. Trong hạch toán kế toán, doanh thu ròng được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản khấu trừ như hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng. 1.2.2.2. Giá trị gia tăng Giá trị gia tăng là phần giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Giá trị gia tăng phản ánh toàn bộ kết quả của doanh nghiệp trong thời gian nhất định. Giá trị gia tăng được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất hoặc tiêu thụ với tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng. Giá trị gia tăng được phân chia cho bốn tác nhân chủ yếu đã tham gia. Đó là: - Trả tiền lương, tiền công cho nhân viên. - Trả tiền lãi vay cho người cho vay. - Nộp thuế nhà nước. - Lợi nhuận của chủ doanh nghiệp Do giá trị gia tăng của tất cả các doanh nghiệp cộng lại sẽ bằng GDP toàn quốc, mà GDP tính theo đầu người là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh trình độ phát triển và mức sống dân cư tại mỗi nước. Vì vậy, giá trị gia tăng là chỉ tiêu phản ánh đầy đủ kết quả hoạt động của doanh nghiệp dưới góc độ toàn bộ nền sản xuất xã hội. Giá trị gia tăng có thể được tính như sau: GTGT = V + T + I + NI Trong đó: V: là thu nhập của người lao động ( gồm lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm). T: các loại thuế, phí và thủ tục phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. - 11 - I: tiền lãi trả cho người cho vay vốn NI: lợi nhuận sau thuế 1.2.2.3. Thuế Thuế và các khoản phí là nguồn đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, tạo nguồn tích lũy để nhà nước hoạt động và tác động tích cực vào nền kinh tế xã hội. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả tài chính là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế nếu như hiệu quả tài chính của doanh nghiệp không đạt thì doanh nghiệp sẽ khó lòng tồn tại dẫn đến thu nhập của người lao động cũng như mức đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước sẽ bị ảnh hưởng lớn. 1.2.3.1. Lợi nhuận Lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của công nhân mang lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như lao động, nguyên vật liệu, tài sản cố định. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp. Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng, có tác dụng khuyến khích người lao động và các doanh nghiệp ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chi phối toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư thêm và rộng hơn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội và có thể đứng vững, phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt. - 12 - Lợi nhuận được tính là khoản chênh lệch giữa doanh thu ròng với chi phí thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Lợi nhuận càng cao thì thể hiện càng rõ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại. Tuy nhiên lợi nhuận mới thể hiện mặt lượng của hiệu quả chứ chưa thể hiện mặt chất của hiệu quả. Lợi nhuận = Doanh thu ròng - giá vốn hàng bán + doanh thu hoạt động tài chính - chi phí tài chính - chi phí bán hàng - chi phí quản lý doanh nghiệp - thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ công thức trên cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động bởi 7 nhân tố, trong đó chỉ có doanh thu ròng và doanh thu hoạt động tài chính là có ảnh hưởng cùng chiều đối với lợi nhuận, còn các nhân tố khác như: các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,thuế thu nhập doanh nghiệp đều có tác dụng ngược chiều đối với lợi nhuận. 1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các chỉ tiêu phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp nên thường được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau. [10, tr 106] * Sức sản xuất của vốn: Sức sản xuất của vốn = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Tổng vốn kinh doanh trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu: một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. * Doanh thu trên chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Doanh thu trên chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ = Doanh thu (trừ thuế) Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. - 13 - * Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = Lợi nhuận ròng X 100% Tổng doanh thu Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả, tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí. * Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn = Tổng lợi nhuận x 100% Tổng vốn Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh trình độ lợi dụng yếu tố vốn của doanh nghiệp. 1.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động: [6, tr 150] * Năng suất lao động của một công nhân viên: Năng suất lao động của một nhân viên trong kỳ = Tổng giá trị sản xuất tạo ra trong kỳ Tổng số CNV làm việc trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một công nhân viên trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu. * Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương: Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Tổng chi phí tiền lương trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - 14 - * Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động = Lợi nhuận Tổng số lao động bình quân * Hệ số sử dụng lao động Hệ số sử dụng lao động = Tổng số lao động được sử dụng Tổng số lao động hiện có Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp: số lao động của doanh nghiệp đã được sử dụng hết năng lực hay chưa, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp thích hợp. - Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định: * Sức sản xuất của vốn cố định: Sức sản xuất của vốn cố định = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. * Sức sinh lời của vốn cố định: Sức sinh lời của vốn cố định = Lợi nhuận trong kỳ Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. * Sức sản xuất của vốn lưu động: Sức sản xuất của vốn lưu động = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh. - 15 - * Sức sinh lời của vốn lưu động Sức sinh lời của vốn cố định = Lợi nhuận trong kỳ Vồn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để tiện theo dõi và dễ so sánh, ta có thể đưa ra bảng tổng hợp về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh như sau: STT 1 2 3 4 5 6 7 Tên chỉ tiêu Sức sản xuất của vốn % Doanh thu trên chi phí sản % xuất và tiêu thụ trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh % thu Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn Năng suất lao động bình quân một công nhân trong kỳ Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động 8 Hệ số sử dụng lao động 9 Sức sản xuất của vốn cố định Sức sinh lời của tài sản cố định Sức sản xuất của vốn lưu 11 động 10 12 Đ.vị Sức sinh lời của vốn lưu động % đ/1đ đ/đ đ/1đ đ/đ đ/đ đ/đ đ/đ Cách tính Doanh thu (trừ thuế) Tổng vốn kinh doanh Doanh thu (trừ thuế) Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ Lợi nhuận Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm Lợi nhuận Tổng vốn kinh doanh trong kỳ Tổng giá trị sản xuất trong kỳ Tổng số CNV bình quân trong kỳ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Tổng chi phí tiền lương Lợi nhuận Tổng số lao động bình quân Tổng số lao động sử dụng trong kỳ Tổng số lao động hiện có Doanh thu Vốn cố định bình quân Lợi nhuận Vốn cố định bình quân Doanh thu (trừ thuế) Vốn lưu động bình quân trong kỳ Lợi nhuận Vốn lưu động bình quân trong kỳ - 16 - 1.2.4. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:  Tăng thu ngân sách Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.  Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.  Nâng cao đời sống người lao động Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội...  Tái phân phối lợi tức xã hội Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả - 17 - kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế... Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện thông qua sự phân tích so sánh giữa các chỉ tiêu đầu ra và các chỉ tiêu đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, vấn đề quan trọng trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả là sử dụng những đại lượng đầu ra và đầu vào nào để đảm bảo phản ánh được chính xác thực chất khách quan hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.5. Mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và rủi ro Các nhà đầu tư thường xem xét hệ số đòn bẩy tài chính để đánh giá tình hình nợ nần của doanh nghiệp từ đó quyết định mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp đó. Tuy nhiên có một chỉ số có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá tốt rủi ro tốt hơn, thậm chí có thể dự đoán được nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trong tương lai gần. Đó chính là hệ số nguy cơ phá sản, hay còn gọi là Z score do nhà kinh tế học Hoa Kỳ Edward I. Altman, giảng viên trường đại học New York thiết lập. Hệ số này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp chứ không áp dụng cho các định chế tài chính như ngân hàng hay là các công ty đầu tư tài chính. Ở Hoa Kỳ, chỉ số Z score đã dự đoán tương đối chính xác tình hình phá sản của các doanh nghiệp trong tương lai gần. Có khoảng 95% doanh nghiệp phá sản được dự báo nhờ Z score trước ngày sập tiệm một năm, nhưng tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 74% cho những dự báo trong vòng 2 năm. [ 8, tr 33]. Công thức tính hệ số nguy cơ phá sản: Z score = 1,2*X1+1,4*X2+3,3*X3+0,64*X4+0,999*X5 Trong đó: X1 = Vốn lưu động/Tổng tài sản X2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản X3 = EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)/Tổng tài sản X4 = Vốn chủ sỡ hữu/Tổng nợ X5 = Hiệu quả sử dụng tài sản =Doanh thu/Tổng tài sản - 18 - Sau khi đã tính toán được hệ số Z rồi, các nhà đầu tư sẽ đối chiếu với bảng giá trị sau: 2.99 - Xem thêm -

Tài liệu liên quan