Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp xuất nhập kh...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam

.DOCX
131
5
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------- TRẦN BẢO NGUYÊN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------- TRẦN BẢO NGUYÊN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số Người hướng dẫn khoa học: TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng Luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đồng thời, các thông tin dữ liệu được sử dụng trong Luận văn là trung thực, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Những số liệu thống kê tổng hợp, luận cứ nhận xét đánh giá, nội dung truyền tải thông tin, v.v…đều có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu trong luận văn được khai thác dựa trên cơ sở trung thực, khách quan và khoa học. TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013 Tác giả Luận văn Trần Bảo Nguyên Học viên cao học Khóa 21- Đại học Kinh Tế TPHCM MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, sơ đồ Danh mục các phụ lục Lời mở đầu..............................................................................................................................................................1 Đặt vấn đề nghiên cứu........................................................................................................................................1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................................................2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................................3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................................................................3 Kết cấu luận văn....................................................................................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHTM............................................................................................................................................................5 1.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM........................................................................5 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM.............................................5 1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.......5 1.2. 1.1.2.1. Các nhân tố bên ngoài.....................................................................................................5 1.1.2.2. Các nhân tố bên trong ngân hàng..............................................................................8 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM....................................................9 1.2.1. Tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM..................................................................................................................................................9 1.2.2. Các tiêu chí phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM theo mô hình CAMELS 10 1.2.2.1. Mức độ an toàn vốn.........................................................................................................10 1.2.2.2. Chất lượng tài sản Có......................................................................................................11 1.2.2.3. Năng lực quản lý...............................................................................................................13 1.2.2.4. Lợi nhuận..............................................................................................................................14 1.2.2.5. Thanh khoản........................................................................................................................15 1.2.2.6. Mức độ nhạy cảm so với rủi ro thị trường.............................................................16 1.2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM................17 1.2.4. Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khác trong và ngoài nước 17 1.2.4.1. Trung Quốc..........................................................................................................................17 1.2.4.2. Mỹ............................................................................................................................................18 1.2.4.3. Việt Nam...............................................................................................................................19 Kết luận chương 1................................................................................................................................................20 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM............21 2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam....21 2.2. Các tiêu chỉ đảm bảo an toàn hoạt động của NHTM theo quy định của NHNN.........................................................................................................................................................23 2.2.1. Năng lực vốn và tỷ lệ an toàn vốn...........................................................................................23 2.2.2. Năng lực quản trị thanh khoản..................................................................................................24 2.2.3. Năng lực quản trị rủi ro hoạt động..........................................................................................25 2.2.4. Năng lực vốn và tỷ lệ an toàn vốn...........................................................................................21 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam giai đoạn 2008-2012..........................................................................27 2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam theo mô hình CAMELS..................................................................32 2.4.1. Mức độ an toàn vốn.......................................................................................................................32 2.4.2. Chất lượng Tài sản Có..................................................................................................................33 2.4.2.1. Cơ cấu tài sản, chất lượng đầu tư...............................................................................33 2.4.2.2. Chất lượng tín dụng.........................................................................................................38 2.4.3. Tính thanh khoản.............................................................................................................................43 2.4.4. Lợi nhuận............................................................................................................................................48 2.4.5. Năng lực quản trị.............................................................................................................................52 2.5. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính của NHTMCP Eximbank .. 53 2.5.1. Mô tả khảo sát..................................................................................................................................53 2.5.2. Mô tả phương pháp nghiên cứu................................................................................................54 2.5.3. Kết quả nghiên cứu........................................................................................................................55 2.5.3.1. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2009-2012 2.5.3.2. 55 So sánh diễn biến mối quan hệ giữa các chỉ tiêu qua hai giai đoạn 2005-2008 và 2009-2012 56 2.6. Đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.....................................................................................................................................58 2.6.1. Những ưu điểm và hạn chế trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam...............................................................................................................58 2.6.2. Nguyên nhân gây ra hạn chế trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam........................................................................................61 Kết luận chương 2................................................................................................................................................63 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 3.1. Mục tiêu, định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong thời gian tới.........................................................................................................64 3.1.1. Tầm nhìn phát triển.......................................................................................................................64 3.1.2. Mục tiêu...............................................................................................................................................64 3.1.3. Định hướng phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn tới năm 2020............................64 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam...............................................................................66 3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính......................................................................................................66 3.2.1.1. Tăng vốn điều lệ................................................................................................................66 3.2.1.2. Tăng quy mô và cơ cấu tổng tài sản Có..................................................................68 3.2.2. Nâng cao hoạt động kinh doanh..............................................................................................69 3.2.2.1. Nâng cao hoạt động huy động vốn..........................................................................69 3.2.2.2. Nâng cao hoạt động tín dụng.....................................................................................70 3.2.2.3. Nâng cao hoạt động dịch vụ.......................................................................................72 3.2.2.4. Các hoạt động khác..........................................................................................................73 3.2.3. Cải tiến cơ cấu tổ chức, chính sách quản lý........................................................................74 3.3. 3.2.3.1. Mạng lưới, cơ cấu tổ chức............................................................................................74 3.2.3.2. Quản trị điều hành............................................................................................................76 3.2.3.3. Tuyển chọn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lưc............................................77 3.2.3.4. Công nghệ ngân hàng......................................................................................................78 3.2.3.5. Hoạt động marketing ngân hàng................................................................................80 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam...................................................................................82 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ.....................................................................................................82 3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN............................................................................................................82 3.3.3. Kiến nghị đối với NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam...........................................83 Kết luận chương 3................................................................................................................................................84 Kết luận chung.....................................................................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ BCKQKD : Báo cáo kết quả kinh doanh BCTC : Báo cáo tài chính CKĐT : Chứng khoán đầu tư CKKD : Chứng khoán kinh doanh CNTT : Công nghệ thông tin DPRR : Dự phòng rủi ro HDQT : Hội đồng quản trị NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW : Ngân hàng trung ương NIM : Tỷ lệ thu nhập từ lãi biên NV : Nhân viên ROE : Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROA : Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản TCTD : Tổ chức tín dụng TNDN : Thu nhập doanh nghiệp VCSH : Vốn chủ sở hữu VN : Việt Nam VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Bảng 2.2 : Mức độ an toàn vốn của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Bảng 2.3 : Cơ cấu tài sản của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Bảng 2.4 : Cơ cấu cho vay theo ngành nghề của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Bảng 2.5 : Dự phòng rủi ro tín dụng khách hàng của Eximbank giai đoạn 20082012 Bảng 2.6 : Các tỷ lệ thanh khoản của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Bảng 2.7 : Rủi ro thanh khoản của ngân hàng Eximbank trong năm 2012 Bảng 2.8 : Báo cáo kết quả kinh doanh của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Bảng 2.9 : Kết quả mô hình hồi quy đơn giữa các chỉ tiêu tăng trưởng vốn điều lệ với các chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động chung của Eximbank trong giai đoạn 2009-2012 Bảng 2.10 : Kết quả mô hình hồi quy đơn giữa các chỉ tiêu tăng trưởng vốn điều lệ với các chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động chung của Eximbank trong giai đoạn 2005-2008 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ Hình 2.1 : Tổng tài sản Eximbank giai đoạn 2008-2012 Hình 2.2 : Vốn chủ sở hữu Eximbank giai đoạn 2008-2012 Hình 2.3 : Tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá Eximbank giai đoạn 2008-2012 Hình 2.4 : Dư nợ cho vay của khách hàng trước DPRR của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Hình 2.5 : Lợi nhuận trước thuế của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Hình 2.6 : Cơ cấu tài sản của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Hình 2.7 : Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Hình 2.8 : Cơ cấu danh mục đầu tư của Eximbank năm 2012 Hình 2.9 : Cơ cấu cho vay theo đối tượng của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Hình 2.10 : Cơ cấu cho vay theo thời hạn của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Hình 2.11 : Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Hình 2.12 : Tỷ lệ tài sản thanh khoản và chứng khoán thanh khoản của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Hình 2.13 : Tỷ lệ cho vay /tiền gửi của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Hình 2.14 : Các chỉ tiêu ROA, ROE, NIM của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Hình 2.15 : Tỷ lệ chi phí/thu nhập của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Hình 2.16 : Lợi nhuận tạo ra và thu nhập bình quân nhân viên giai đoạn 2008-2012 Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức Eximbank DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu của 10 NHTMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam tính đến 31/12/2012 Phụ lục 2 : Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu của Eximbank qua các năm từ 2005-2012 Phụ lục 3 : Tỷ lệ an toàn vốn của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Phụ lục 4 : Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản của các NHTM năm 2012 Phụ lục 5 : Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM năm 2012 Phụ lục 6 : Tỷ lệ tài sản thanh khoản /tổng tài sản các NHTM năm 2012 Phụ lục 7 : Tỷ lệ chứng khoán thanh khoản /tổng tài sản các NHTM năm 2012 Phụ lục 8 : Tỷ lệ cho vay /tiền gửi các NHTM năm 2012 Phụ lục 9 : Tiền gửi theo loại tiền của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Phụ lục 10 : Tiền gửi theo đối tượng khách hàng của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Phụ lục 11 : Tiền gửi theo kỳ hạn của Eximbank giai đoạn 2008-2012 Phụ lục 12 : Các chỉ tiêu ROA, ROE, NIM của các NHTM năm 2012 Phụ lục 13 : Tỷ lệ chi phí/ thu nhập của các NHTM năm 2013 Phụ lục 14 : Kết quả hồi quy tương quan các biến giai đoạn 2005-2008 Phụ lục 15 : Kết quả hồi quy tương quan các biến giai đoạn 2009-2012 Phụ lục 16 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức Eximbank 1 MỞ ĐẦU  1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong năm 2012, nền kinh tế toàn cầu vẫn còn ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, các nền kinh tế lớn tăng trưởng khá thấp. Trong bối cảnh đó nền kinh tế Việt Nam cũng bị tác động khá lớn: đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm, thị trường chứng khoán ảm đạm, thị trường bất động sản đóng băng, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 chỉ đạt 5,03%, thấp nhất kể từ năm 2000. Trước tình hình diễn biến bất lợi của nền kinh tế trong và ngoài nước, ngành ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, bất lợi. Tăng trưởng tín dụng năm 2012 đạt mức thấp kỷ lục từ trước đến nay 8,91%, tỷ lệ nợ xấu đạt mức 4,86% tăng 67,25% so với năm 2011. Năm 2012, NHNN tiến hành thanh tra toàn diện 32 TCTD và tăng cường giám sát hoạt động của các TCTD, ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào ngân hàng Sài Gòn- Hà Nội (SHB). Lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng cũng giảm mạnh, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28.600 tỷ đồng giảm gần 50% so với năm 2011. Đặc biệt nghiêm trọng hơn là tình hình quản lý lỏng lẻo của các ngân hàng dẫn đến khá nhiều vụ kiện tụng bắt bớ, các cán bộ ngân hàng liên tục bị phanh phui, khởi tố. Trước những diễn biến bất lợi của nền kinh tế và ngành ngân hàng trong năm 2012 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thời gian sắp tới, đòi hỏi các ngân hàng phải có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển bền vững vượt qua giai đoạn khó khăn. Vấn đề được đặt ra là các ngân hàng phải đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh, trên cơ sơ đó rút ra bài học và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, việc phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả 2 hoạt động kinh doanh tại ngân hàng trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế là một vấn đề cấp thiệt đặt ra đối với NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Trên cơ sở đó, là một học viên cao học trường Đại Học Kinh Tế TPHCM, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là:“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012 - Phân tích mối tương quan giữa các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2005-2008 và 2009-2012 - Tiến hành đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Cùng với kết quả của phân tích mối tương quan, đề tài sẽ đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tạiNHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. Kiểm tra mối tương quan giữa các chỉ tiêu tài chính quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 2 giai đoạn trước và sau niêm yết trên sàn chứng khoán. Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. - Số liệu nghiên cứu dựa trên báo cáo tài chính theo năm của các ngân hàng thương mại từ năm 2008 đến năm 2012. 3 - Hiện nay, có khá nhiều NHTMCP đang hoạt động trong thị trường ngân hàng ở Việt Nam, trong đó NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những NHTMCP có vốn điều lệ lớn nhất; để giới hạn phạm vi nghiên cứu và kết quả đánh giá so sánh có sự tương đồng, tác giả tiến hành nghiên cứu và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam với 9 NHTMCP có vốn điều lệ lớn nhất (dựa trên báo cáo tài chính các NHTMCP tính đến ngày 31/12/2012). 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phân tích định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, hệ thống hóa dữ liệu và so sánh các dữ liệu được thu thập. - Ứng dụng công cụ định lượng SPSS để đánh giá, kiểm tra mối quan hệ tương quan của các chỉ tiêu tài chính. - Thu nhập số liệu: Các báo cáo tài chính của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và các NHTMCP khác, thông tin trên báo, tạp chí chuyên ngành và internet. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Về mặt lý luận, đề tài hệ thống, phân tích những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM. Về mặt thực tiễn, đề tài đi sâu khám phá, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, đánh giá được mối quan hệ tương quan của các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Từ các kết quả phân tích, đề tài đánh giá đượchiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Đồng thời, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam . 4 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 03 chương chính sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM. Chương 2: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHTM 1.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao” (Ngô Đình Giao, 1997, trang 408). Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu thị trường. Xét về bản chất, ngân hàng cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh khác trên thị trường, hoạt động ngân hàng cũng cần phải có vốn, có mua- bán, có lợi nhuận, … nhưng hoạt động chủ yếu của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM được xem xét dựa trên nhiều khía cạnh: Lợi nhuận, chất lượng tài sản, các yếu tố đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Hiện nay, các NHTM luôn tìm mọi cách để thu được lợi nhuận cao nhất bằng cách cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, đa dạng với mức giá và chi phí tốt nhất để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhằm tạo ra lợi thế kinh doanh, tăng uy tín, tạo ra vị thế và thương hiệu trên thị trường, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.2.1. Các nhân tố bên ngoài Yếu tố vĩ mô  Tình hình kinh tế trong và ngoài nước Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt lấy tiền làm phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng đồng thời cũng là đối tương kinh doanh; có mối quan hệ mật thiết với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, liên quan đến tất cả các lĩnh vực, ngành 6 nghề kinh tế; là cầu nối giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Vì vậy tình hình kinh tế trong và ngoài nước tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó các yếu tố quan trọng như: tốc độ phát triển kinh tế, yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, tiền lương và thu nhập, dân số, văn hóa. Bên cạnh các yếu tố nói trên, cần phải kể đến các yếu tố về hệ thống chính trị, pháp luật, về các chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.  Lạm phát Lạm phát gây ra sự sụt giảm giá trị đồng nội tệ, giá cả hàng hóa tăng lên từ đó gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng, đặc biệt là các khoản huy động vốn trung, dài hạn. Các khoản cho vay, đầu tư trung, dài hạn sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, lợi nhuận kỳ vọng cũng sẽ thấp hơn.  Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng sẽ gây ra rủi ro tỷ giá. Các khoản cho vay ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ của NHTM sẽ gặp nhiều rủi ro từ đó ảnh hướng xấu đến hoạt động kinh doanh của NHTM.  Lãi suất: Lãi suất chi phối rất lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM. Lãi suất ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn, khả năng cho vay của ngân hàng. Nếu lãi suất cao, lượng tiền gửi sẽ tăng lên, nhưng lãi suất cho vay sẽ tăng làm cho khách hàng e ngại khi vay tiền ngân hàng, khả năng trả nợ của khách hàng cũng sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến lợi nhuận và gia tăng rủi ro nợ xấu cho NHTM.  Tiền lương và thu nhập Thu nhập của người dân tăng lên giúp nhu cầu sử dụng dịch vụ NHTM cao hơn, sử dụng nhiều hơn dịch vụ từ NHTM góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.  Yếu tố văn hóa xã hội 7 Những vấn đề mang tính lâu dài và ít thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các NHTM như: văn hóa tiêu dùng, thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong đời sống, tập quán tiết kiệm, đầu tư, sự hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng, thói quen không sử dụng tiền mặt của người dân (Trần Huy Hoàng, 2010).  Yếu tố hệ thống chính trị, pháp luật và chính sách của nhà nước Ngân hàng là hoạt động được kiểm soát chặt chẽ về phương diện pháp luật hơn so với các ngành khác. Các chính sách tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như chính sách cạnh tranh, phá sản, sát nhập, cơ cấu và tổ chức ngân hàng, các quy định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng… Ngoài ra, các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, thuế, tỷ giá, quản lý nợ của Nhà nước và các cơ quan quản lý hữu quan như NHTW, Bộ tài chính… cũng thường xuyên tác động vào hoạt động của ngân hàng (Trần Huy Hoàng, 2010).  Yếu tố khoa học công nghệ Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin trở thành bứt phá trong cạnh tranh của các NHTM. Một ngân hàng với trình độ công nghệ cao, thông tin nhanh chóng sẽ có lợi thế cực lớn trong việc thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ tại ngân hàng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng (Trần Huy Hoàng, 2010). Yếu tố vi mô Đây là các yếu tố kinh doanh bên trong ngành của ngân hàng và liên quan đến các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó quyết định đến tính chất và mức độ kinh doanh trong ngành đối với các ngân hàng. Các yếu tố môi trường vi mô bao gồm:  Đối thủ cạnh tranh Các đối thủ ngân hàng này đang tranh đua nhau và sử dụng các chiêu bài để tăng lợi thế cạnh tranh, xâm chiếm thị phần của nhau. Những đối thủ đó là các NHTM, công ty tài chính…Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động và quy mô tương đồng giữa các định chế tham gia thị trường. 8  Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Các định chế tài chính và phi tài chính có thể xâm nhập lẫn nhau về các dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Ngoài các đối thủ cạnh tranh hiện tại cần phải lưu ý các đối thủ tiềm ẩn trong tương lai như các công ty bảo hiểm, các tổ chức tài chính khác (Trần Huy Hoàng, 2010).  Khách hàng Nhân tố quyết định sự sống còn của các ngân hàng trong môi trường cạnh tranh. Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, họ vừa là ngưởi gửi tiền- cung cấp vốn cho ngân hàng và cũng là người vay vốn- sử dụng vốn của ngân hàng, sử dụng các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng. 1.1.2.2. Các nhân tố bên trong ngân hàng:  Năng lực tài chính Khả năng huy động vốn tiền gửi và vay mượn trên các thị trương tài chính, nguồn vốn tự có, khả năng thanh toán, cơ cấu tài sản sinh lời, quy mô tài chính, và khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng,… phản ánh lợi thế của ngân hàng so với các ngân hàng khác.  Trình độ quản lý NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh tiền tệ, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và chịu sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước. Vì vậy đòi hỏi khả năng quản lý tốt của bộ máy quản lý. Đội ngũ quản lý phải có trình độ chuyên môn cao cũng như khả năng chịu đựng áp lực tốt, bình tĩnh, quyết đoán trong công việc còn phải có tầm nhìn xa, có tư chất đạo đức tốt thì mới có thể dẫn dắt ngân hàng hoạt động hiệu quả.  Nguồn nhân lực Nhân viên là tài sản vô hình của mỗi NHTM, trình độ và số lượng nhân viên có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của NHTM.Số lượng nhân viên phải hợp lý để vừa đáp ứng nhu cầu thực tế của công việc trong ngân hàng đồng thời vừa để giảm thiểu chi phí 9 cho ngân hàng. Trình độ và hiệu suất lao động của nhân viên là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.  Chiến lược hoạt động Chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTM phải rõ ràng và phù hợp để đạt được hiệu quả. NHTM cần xác định cho mình lĩnh vực sản phẩm tập trung, thị trường mục tiêu và định hướng phát triển lâu dài, từ đó hoạch định chiến lược phát triển phù hợp với năng lực và tiềm năng của bản thân.  Các yếu tố khác Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM trên, còn có những yếu tố ảnh hưởng khác như: môi trường làm việc của NHTM, cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ… cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM. 1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 1.2.1. Tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM nhằm:  Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, những nhân tố tác động đến kết quả đó, so sánh với những NHTM khác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.  Góp nhặt những bài học hữu ích từ việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM.  Kết quả từ việc đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ là nguồn thông tin quan trọng giúp cho các nhà quản trị ngân hàng quyết định các phương hướng hoạt động cụ thể trong quản trị hoạt động ngân hàng; thông tin giúp cho các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư vào NHTM; thông tin giúp cho khách hàng tham gia sử dụng các dịch vụ tại NHTM.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan