Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giá trị tập phóng sự kỹ nghệ lấy tây của vũ trọng phụng...

Tài liệu Giá trị tập phóng sự kỹ nghệ lấy tây của vũ trọng phụng

.PDF
87
1282
115

Mô tả:

ƯỜ NG ĐẠ Ơ TR TRƯỜ ƯỜNG ĐẠII HỌC CẦN TH THƠ ÂN VĂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH NHÂ Ữ VĂN BỘ MÔN NG NGỮ ÀNG LÊ VĂN HO HOÀ MSSV: 6106317 Á TR ÓNG SỰ GI GIÁ TRỊỊ TẬP PH PHÓ Ệ LẤY TÂY KỸ NGH NGHỆ ỌNG PH ỤNG CỦA VŨ TR TRỌ PHỤ Lu Luậận văn tốt nghi nghiệệp Đạ Đạii học ữ văn Ng Ngàành ng ngữ ng dẫn: Th.S LÊ TH ÊN Cán bộ hướ ướng THỊỊ NHI NHIÊ ơ, năm 2013 Cần Th Thơ ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT ẦN MỞ ĐẦ U PH PHẦ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử vấn đề Mục đích nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu ẦN NỘI DUNG PH PHẦ ƯƠ NG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KH ÁI QU ÁT CH CHƯƠ ƯƠNG KHÁ QUÁ 1.1. 1.2. Giới thuyết về thể loại phóng sự 1.1.1. Khái niệm phóng sự 1.1.2. Đặc điểm phóng sự Tác giả Vũ Trọng Phụng 1.2.1. Tiểu sử tác giả 1.2.2. Phong cách tác giả 1.2.3. Sự nghiệp sáng tác kỹ ngh 1.3. Giới thiệu tập phóng sự “k nghệệ lấy tây” của Vũ Trọng Phụng ươ ng 2: GI Á TR ÓNG SỰ Ch Chươ ương GIÁ TRỊỊ NỘI DUNG TẬP PH PHÓ KỸ NGH Ệ LẤY TÂY” “K NGHỆ 2.1. Phản ánh hiện thực một cách chân thực 2.1.1. Sức mạnh của thế lực đồng tiền 2.1.1.1. Sự tha hóa của người phụ nữ trước thế lực đồng tiền 2.1.1.2. Xuất hiện những cảnh học nghề, dạy nghề, dắt mối ăn tiền 2.1.2. Sự xuống cấp đạo đức của con người bởi những thủ đoạn phi nhân phi nghĩa – phi luân thường đạo lý 2.2. Số phận của những me Tây 2.2.1. Cô đơn, bơ vơ lạc lõng khi nhan sắc tàn phai 2.2.2. Bị chà đạp trong vũng bùn nhơ vật chất và làm “nô lệ” cho những dục vọng thấp hèn của bọn lính Tây 2.3. Thái độ của tác giả trước hiện thực 2.3.1. Cương quyết bài trừ cái xấu 2.3.2. Cảm thông cho số phận con người 2.3.2.1. Cảm thông cho số phận của người phụ nữ làm nghề “Me Tây” 2.3.2.2. Cảm thông cho số phận của những đứa trẻ con lai vô thừa nhận ươ ng 3: GI Á TR Ệ THU ẬT PH ÓNG SỰ Ch Chươ ương GIÁ TRỊỊ NGH NGHỆ THUẬ PHÓ KỸ NGH Ệ LẤY TÂY” “K NGHỆ 3.1. Giọng điệu nghệ thuật 3.1.1. Giọng điệu trào phúng 3.1.2. Giọng cảm thông chia sẻ 3.1.3. Giọng hòai nghi 3.2. Điểm nhìn nghệ thuật 3.2.1. Điểm nhìn của tác giả 3.2.2. Điểm nhìn của nhân vật 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình 3.3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua hành động ngôn ngữ 3.4. Kết cấu 3.4.1. Kết cấu mảnh ghép 3.4.2. Kết cấu theo chương hồi ẦN KẾT LU ẬN PH PHẦ LUẬ TÀI LI ỆU THAM KH ẢO LIỆ KHẢ MỤC LỤC ẦN MỞ ĐẦ U PH PHẦ ĐẦU 1. Lý do ch chọọn đề tài Tình hình nước ta đầu thề kỷ XX có nhiều biến động chính trị lớn. Triều đình phong kiến có sự thay đổi, chỉ trong vòng 38 năm từ năm 1907 đến năm 1945 triều đình đã thay đổi ba đời vua (Duy Tân (1907-1916), Khải Định (1916-1925), Bảo Đại (1926-1945)) điều này cũng đã nói lên được phần nào của sự hỗn loạn tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến. Đã vậy, đất nước ta lại rơi vào tay thực dân Pháp, dân ta phải làm nô lệ dưới sự bóc lột nặng nề. Đầu thể kỷ XX nước ta đã nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa với quy mô rộng lớn từ Bắc tới Nam tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1987-1913), Thái Nguyên (1917-1918), Lạng Sơn (1912),… Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. Qua tình hình nước ta đầu thế kỷ XX, ta thấy hoàn cảnh chính trị, xã hội diễn ra như vậy cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn học nước nhà lúc bấy giờ. Tuy vậy tình hình văn học nước ta thời kỳ này vẫn có sự đột biến và phát triển vì đây cũng là lúc “ mở đầu cho nền văn chương hiện đại nước ta”. Từ đây các loại hình tự sự, trữ tình (tiểu thuyết, ký sự, luận thuyết, thông tấn…), kịch… có bước phát triển mới và đã có nhiều đóng góp cho nền văn chương nước nhà. Đặc biệt, đó là sự ra đời của hàng loạt các tờ báo (Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn, Nam Trung nhật báo, Nam Phong tạp chí,…) với tên tuổi các giả mà ngày nay khó ai có thể sánh kịp như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... Tuy nhiên, nói đến báo chí đặc biệt là phóng sự ta không thể bỏ qua cây bút phóng sự tài năng, kiệt xuất đó là nhà văn Vũ Trọng Phụng. Bắt đầu từ đây báo chí nước ta có bước phát triển mới. Trong các cây bút nói trên Vũ Trọng Phụng là người kém may mắn chỉ sống được vỏn vẹn 27 năm. Thế nhưng so với các nhà văn khác thì sự nghiệp văn chương của ông không hề thua kém. Chỉ mới 24 tuổi (1936) ông đã cho ra đời hàng loạt các tiểu thuyết hiên thực có giá trị cho đến ngày nay như : Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ,... Còn về phóng sự ông cũng cho ra đời hàng loạt các bài phóng sự về các con bạc, gái điếm, Me Tây,.. như Cạm bẫy người, Cơm thấy cơm cô, Một huyện ăn tết, Kỹ nghệ lấy Tây,… 1 Trong đó tập phóng sự “kỹ ngh nghệệ lấy Tây” đã mang lại cho Vũ Trọng Phụng nhiều thành công về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Cũng từ đây tên tuổi của ông cũng nổi danh trên văn đàn nghệ thuật và được nhiều người biết đến. Với quan niệm “chẳng bao giờ chịu để ngòi bút khô” cộng với niềm đam mê văn chương đã thôi thúc ông cứ viết…viết…rồi lại viết. Ông viết những gì đang diễn ra trong xã hội, những gì chính tai nghe, mắt thấy, chính mắt ông chứng kiến. Ông biết hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống, “Ông muốn loại bỏ khỏi xã hội những gì bất công, nhen lên trong lòng người nỗi xót thương đối với kẻ bị chà đạp lên nhân phẩm, kẻ yếu, kẻ bị đày đọa vào cảnh u tối, bị bóc lột, chà đạp… [9; tr 127]”. Lý do tôi chọn đề tài “ Giá trị tập phóng sự kỹ ngh nghệệ lấy Tây” là bởi vì tôi muốn hiểu rõ hơn về xã hội và con người Việt Nam buổi bấy giờ. Đồng thời, tập phóng sự này đã khẳng định tài năng của “Ông vua phóng sự Bắc kì”. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề Vũ Trọng Phụng không mới gì so với chúng ta bởi vì từ khi còn ngồi ghế nhà trường chúng ta cũng đã biết đôi nét về ông cũng như về sự nghiệp sáng tác qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” trích trong tiểu thuyết “Số đỏ” (1936). Và cho đến nay cái tên Vũ Trọng Phụng đã được nhiều người biết đến và nghiên cứu. Đặc biệt là giới nghiên cứu và phê bình văn học đã nghiên cứu tìm ra những giá trị và những đóng góp quan trọng của ông cho nền văn học nước nhà. Trong công trình nghiên cứu đề tài “Vũ Trọng Phụng-“Ông vua phóng sự Bắc Kỳ” và nhà báo hôm nay”, Lê Quang Kết đã nhận định rằng “Vũ Trọng Phụng là nhà văn nhà báo đã làm tròn bổn phận người thư ký thời đại; có người còn mạnh mẽ hơn -ông là cánh chim báo bão với những dự báo đón đầu đầy xác tín. Tất nhiên không thể đòi hỏi hơn thế ở một người chưa tròn “tam thập”. [2]. Sự đánh giá này cho ta thấy tài năng và vốn sống phong phú, sâu sắc của Vũ Trọng Phụng. Mặc dù, tuổi còn nhỏ nhưng ông có cái nhìn sâu rộng. Tiến sĩ Peter Zinoman, nhà Việt Nam học người Mỹ với công trình “Nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng với thể phóng sự ở Việt Nam”, ở công trình này ông đã nói “Tôi có cảm tưởng rằng, Vũ Trọng Phụng là nhà văn lớn, rất lớn, không kém nhà văn lớn nào của 2 các nền văn học khác... Cho đến nay ở Việt Nam, chưa có ai viết phóng sự nhiều và hay như Vũ Trọng Phụng!”[9]. Câu nói này đã cho ta thấy được tầm vóc và vị thế của Vũ Trọng Phụng trên văn đàn Việt Nam. Kế đến là công trình nghiên cứu của Nguyễn Thiệu “Nét đặc sắc trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng”. Nguyễn Thiệu đã kết luận về các tập phóng sự của nhà văn Vũ Trọng Phụng như sau “Vũ Trọng Phụng tuy chưa trực tiếp chỉ ra cho người cần lao con đường đấu tranh để tự giải phóng, chưa mở ra cho xã hội một viễn cảnh tương lai huy hoàng...chưa trở thành con “chim báo bão” của Cách mạng nhưng ông đã làm tròn bổn phận “người thư ký của thời đại”, bằng việc miêu tả thực trạng và thái độ ái ngại, cảm thông, thái độ đứng về phía người lao động bị áp bức, Vũ Trọng Phụng đã dựng lên một bức tranh xã hội sống động đầy sức tố cáo. Nó không chỉ cảnh tỉnh xã hội mà còn cảnh tỉnh lương tri của con người, đánh thức những thiên lương đang bị huỷ hoại, những nhân cách đang bị xã hội vùi dập, những phẩm chất còn sót lại ở những con người bị xem là “cặn bã”, bị liệt vào hàng dưới đáy của xã hội. Cách nhìn mới về một sự thật cũng làm cơ sở cho sự thẩm định, đánh giá Vũ Trọng Phụng và cũng là yếu tố quan trọng đem lại tính sâu sắc của những bức tranh hiện thực đậm tính nhân đạo và nhân sinh trong phóng sự của ông”[14]. Khẳng định này của Nguyễn Thiệu đã cho ta thấy cái tâm của người cầm bút. Phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã đi sâu vào khai thác những bất công ngang trái trong xã hội. Qua đó lên án những hành vi bạo ngược như áp bức, bóc lột, chà đạp lên quyền sống của con người. Đồng thời ông cũng bày tỏ lòng thương xót đối với những số phận bất hạnh trong xã hội. Trong công trình nghiên cứu “ông vua phóng sự Vũ Trọng Phụng tác nghiệp”, Chế Diễm Trân cũng có kết luận rằng “Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tài hoa trên cả hai lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết. Song, trước hết, Vũ Trọng Phụng là một “kiện tướng” về phóng sự, bở “xét về mặt thể tài thuần tuý, phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã là một cái gì rất chín, rất thành thục không chê vào đâu được. Sở dĩ nói Vũ Trọng Phụng đi xa hơn cả, so với nhiều cây bút phóng sự khác là ở chỗ trong khi miêu tả những sự đời ấy, ông biết làm cho nó lung linh lên, thật đấy, mà huyễn hoặc đấy, ma quái đấy, những sự thật được ông khai thác đôi khi tưởng như riêng lẻ, cá biệt, song lại nói được bản chất sự vật”. Danh hiệu “ông vua phóng sự” quả là xứng đáng với tài năng và cống hiến to lớn 3 của Vũ Trọng Phụng trong việc phát triển, hoàn thiện thể phóng sự, góp phần khẳng định tên tuổi một nhà văn hiện thực lớn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại”[11]. Kết luận này cho ta thấy được tài năng cầm bút Vũ Trọng Phụng. Ông có cái nhìn và sự quan sát tỉ mỉ bao quát xã hội. Không những thế ông còn biết vận dụng ngòi bút của mình để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị hiện thực. Riêng đối với tập phóng sự “kỹ ngh nghệệ lấy Tây”, người viết không tìm thấy những nghiên cứu, nhận định về giá trị nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên, với những công trình nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng đã cho ta thấy được rằng Vũ Trọng Phụng không chỉ là một nhà văn mà còn là một nhà báo tài ba, với ngòi bút hết sức sắc sảo. Ông đã để lại cho đời những thiên phóng sự rất có giá trị và phục vụ cho công trình nghiên cứu sau này. ch nghi 3. Mục đí đích nghiêên cứu Nghiên cứu phóng sự “kỹ ngh nghệệ lấy tây” của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi muốn cho mọi người thấy được hiện thực của xã hội nước ta những năm 1930 bi hài đều có. Tất cả được tác giả phơi bày qua mười chương của tập phóng sự “kỹ ngh nghệệ lấy Tây”. Một nghề mại dâm trá hình đang núp bóng dưới một xã hội được cho là văn minh. Qua đó người viết muốn cho mọi người thấy được số phận của con người trước sự thay đổi của xã hội. Bên cạnh đó, thông qua việc thực hiện đề tài, người viết có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu cặn kẽ về thể loại phóng sự. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn làm rõ những đóng góp của Vũ Trọng Phụng trong thể loại văn học đặc biệt này. 4. Ph Phạạm vi nghi nghiêên cứu Với đề tài này tôi khảo sát tập phóng sự “kỹ ngh nghệệ lấy Tây” để làm nổi bật lên nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạnh đó chúng tôi còn nghiên cứu chung về tác giả Vũ Trọng Phụng , sự nghiệp sáng tác từ lúc tuổi thơ cho đến lúc mất, một nhà văn, nhà báo đã viết nên những sáng tác để đời mà ngày nay khó ai có thể sánh kịp. ươ ng ph 5. Ph Phươ ương phááp nghi nghiêên cứu Để nghiên cứu về đề tài “Giá trị tập phóng sự kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng” người viết đã sử dụng các phương pháp: So sánh, phân tích, tổng hợp, để hoàn thành đề tài nghiên cứu. 4 Phương pháp so sánh: Người viết đã đối chiếu các phóng sự của Vũ Trọng Phụng với các phóng sự của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan để làm nổi bật lên giá trị nội dung và nghệ thuật trong phóng sự “kỹ ngh nghệệ lấy Tây”. Phương pháp phân tích: Người viết thông qua những hành động, ngôn ngữ, ngoại hình và lời nói của các nhân vật có trong phóng sự “kỹ ngh nghệệ lấy Tây” để sáng tỏ nhan đề. Đồng thời nêu lên bản chất của sự việc đó là một nghề mại dâm trá hình đang núp bóng dưới vỏ bọc vợ chồng. Trên cơ sở của quá trình phân tích, người viết sẽ vận dụng phương pháp tổng hợp để tổng kết lại những vấn đề đã phân tích, qua đó chỉ ra cho mọi người thấy được sự thiếu ý thức trong lối sống cá nhân đã đẫn đến một lối sống sai lầm trong tương lai. Đồng thời cảnh tỉnh mọi người hãy sống chân thật đừng vì ham lợi mà đánh mất đi giá trị đạo đức truyền thống của ông cha ta ngày xưa. Tất cả những phương pháp trên đều nhằm mục đích chỉ ra giá trị thực tiễn của phóng sự “kỹ ngh nghệệ lấy Tây” đối với cuộc sống hiện thực và cuộc sống có trong tác phẩm. Từ đó nêu ra được những tư tưởng mà nhà viết phóng sự tài ba Vũ Trọng Phụng muốn gửi đến xã hội của ông và xã hội hiện tại bây giờ. 5 ẦN NỘI DUNG PH PHẦ ươ ng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KH ÁI QU ÁT Ch Chươ ương KHÁ QUÁ ới thuy 1.1. Gi Giớ thuyếết về th thểể lo loạại ph phóóng sự ái ni 1.1.1. Kh Khá niệệm ph phóóng sự Phóng sự là một thể loại của ký, là trung gian giữa văn học và báo chí. Phóng sự khác với thông tấn ở chỗ nó không chỉ đưa tin mà còn có nhiệm vụ dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát, phán xét. Do đó, phóng sự nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật, những nội dung tự sự thường không dựa vào một cốt truyện hoàn chỉnh. Phóng sự là một thể loại của báo chí, có khả năng phản ánh hiện thực chân thật qua lăng kính cá nhân, vừa khách quan vừa giàu cảm xúc. Phóng sự có thể phản ánh sự kiện ở mức độ toàn diện, sâu rộng, có phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp nhằm giúp bạn đọc hiểu được sự việc sâu hơn, rõ hơn về những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm. Phóng sự cũng như các bài báo khác luôn được định hình từ nguyên tắc "five W": Who (Ai)?, Where (Ở đâu)?, When (Khi nào)?, What (Cái gì)? Why (Tại sao)? Còn đối với phóng sự văn học, ngoài các tư liệu thực tế xác thực, nhà văn còn có thể sử dụng các thủ thuật hư cấu nhất định nhằm làm cho câu chuyện được kể trở nên hấp dẫn hơn. Những phóng sự văn học dạng này có thể kể đến Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến; Việc làng, Dao cầu thuyền tán của Ngô Tất Tố; Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng. Tại Việt Nam trước 1945, Vũ Trọng Phụng còn được mệnh danh là "ông vua phóng sự Bắc Kỳ", với những phóng sự ít nhiều có cốt truyện, có chỗ đọc như tiểu thuyết. Giá trị của một thiên phóng sự thể hiện ở cả hai mặt: thứ nhất, nó phải nêu ra được những bằng chứng cụ thể với những tài liệu chính xác thể hiện qua các con số, biểu đồ, thống kê; thứ hai, trên cơ sở phân tích tư liệu, số liệu, nó phải đặt ra được những vấn đề thời sự mang ý nghĩa xã hội to lớn. 6 óng sự 1.1.2. Đặ Đặcc điểm ph phó Thể loại phóng sự có những đặc điểm cơ bản sau: - Thông tin phải chính xác, rõ ràng, chi tiết, cụ thể: để làm được như vậy đòi hỏi người viết phóng sự phải có nhiều thời gian và công sức để điều tra, thâm nhập thực tế và phỏng vấn nhiều người có liên quan đến sự việc. Phóng sự cung cấp cho người đọc một cái nhìn cận cảnh và toàn cảnh về một hiện tượng, thường là đặc biệt, diễn ra trong xã hội. Thông qua những ghi chép cụ thể, sinh động tình hình một vấn đề, một sự việc nào đó đang là vấn đề thời sự, mang tính bức xúc, phóng sự thể hiện tính chiến đấu cao độ, dùng sự thật để bác lại những nhận thức còn sai lệch, lấy sự thật đời sống để ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội. Do đặc thù thể loại, tính chân thực về thời gian, địa điểm, sự kiện, con người và chi tiết là những yếu tố cốt lõi của phóng sự. - Người viết phóng sự phải năng nổ, nhạy bén, nắm bắt tình hình một cách nhanh chóng và phải có mặt kịp thời ở những nơi có liên quan đến sự việc. Chính vì thế trong phóng sự thường nổi lên hình tượng tác giả xông xáo, tự mình thăm dò, hỏi han người thực việc thực. Tác giả phóng sự báo chí thường là những người tác nghiệp cho một cơ quan thông tấn. Những quan điểm riêng của họ có ý nghĩa quan trọng, làm cho họ không chỉ là người đưa tin mà còn là người phân tích độc lập, đáng tin cậy. - Người viết phóng sự tuyệt đối không được nhạy cảm với một sự việc hay một vấn đề nào đó có liên quan đến bài phóng sự đang viết. Bởi vì mục đích của người viết phóng sự nhằm định hướng cho người đọc, định hướng dư luận hiểu được vấn đề đúng sự thật bằng những thông tin, tài liệu của người viết đã thu thập được và có xác thực thông tin chính xác. Nếu tác giả phóng sự vì quá nhạy cảm với vấn đề mà vội đưa ra một quan điểm cá nhân, nóng vội thiếu chính xác thì có thể định hướng dư luận hiểu sai về sự thật, hiểu sai về vấn đề đó. Không những thế sự nhạy cảm đó còn vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và còn làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan thông tấn hoặc nơi mà họ đang làm việc. 7 ả Vũ Tr ọng Ph ụng 1.2. Tác gi giả Trọ Phụ 1.2.1. Ti Tiểểu sử tác gi giảả Vũ trong Phụng (bút danh Thiên Hư, Phụng Hoàng), sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 (tức ngày 11 tháng 9 năm Nhâm Tý) tại Hà Nội. Quê gốc ở Bần Yên Nhân (nay thuộc làng Hào Hảo), huyện Mỹ Hảo, tỉnh Hưng Yên và mất ngày 13 tháng 10 năm 1939. Gia đình Vũ Trọng Phụng rất nghèo. Tác giả sống trong một căn nhà thuê tồi tàn ở phố Hàng Bạc. Ông thân sinh ra Vũ Trọng Phụng là Vũ Văn Lân, làm thợ điện ở xưởng sửa chữa ô tô Ch.Boillot, mất khi Vũ Trọng Phụng được 7 tháng tuổi. Bà thân sinh là Phạm Thị Khách, người làng Vẽ, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Goá chồng từ khi còn rất trẻ (24 tuổi), nhưng bà đã ở vậy tần tảo nuôi mẹ chồng và con thơ bằng nghề khâu vá thuê. Năm 15 tuổi, Vũ Trong Phụng thi đỗ tiểu học. Cũng thời gian này, gia đình lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Nên mặc dù không thích nghề dạy học, Vũ Trong Phụng vẫn nộp đơn xin thi vào trường Sư phạm để có học bổng. Nhưng ông đã bị trượt. Năm 16 tuổi, không còn con đường nào khác để giúp đỡ gia đình, Vũ Trọng Phụng bắt đầu tính kế mưu sinh. Lúc đầu ông xin làm nghề thư ký cho nhà hàng Gô đa, nhưng làm được hai tháng thì bị đuổi, vì ham mê văn chương, không chuyên tâm vào công việc. Sau đó, ông lại xin được chân đánh máy ở nhà in Viễn Đông (I D E O) nhưng được hai tháng thì bị đuổi vì lý do trên. Thời gian sống ở phố Hàng Bạc, thời gian làm việc ở nhà hàng Gô đa và nhà in Viễn Đông đã giúp Vũ Trọng Phụng có vốn sống và ngày càng hiểu biết sâu sắc hơn về xã hội đương thời. Vốn có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ (biết đánh đàn nguyệt, vẽ giỏi, biết làm thơ…), lại đam mê văn chương nên sau khi thất nghiệp, Vũ Trọng Phụng đã quyết định chuyển sang viết văn, bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình. Ông đem ngòi bút của mình đi từ Ngọ báo sang Nhật Tân, từ Nhật Tân sang báo Nông công thương, Hà Thành ngọ báo, Tương Lai, Phụ nữ thời đàm, Đông Dương tạp chí, Tao Đàn, Hà Thành ngõ báo, Tiểu thuyết thứ bảy… Ông viết đủ các thể loại: kịch, phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết, bình luận chính trị…Những bài báo đầu tay của ông được đăng trên Ngọ báo (1930), sau một loạt truyện ngắn ông công bố vở bi kịch dân sinh ba hồi không một tiếng vang (1931) và tiếp đến là 8 Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy tây, Dứt tình, Cơm thầy cơm cô, Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê…Những tác phẩm đã làm nổi danh Vũ Trọng Phụng trên văn đàn. Đầu năm 1938, Vũ Trọng Phụng lập gia đình với cô Vũ Mỵ Lương. Cuối năm sinh con gái, đặt tên là Vũ Mỵ Hằng. Cũng trong thời gian này ông bị bệnh lao phổi. Nhà nghèo không đủ tiền thuốc thang, nghe lời thầy thuốc, ông hút thuốc phiện để hy vọng đỡ bệnh. Nhưng sự đói nghèo và túng quẫn không chóng đỡ nỗi căn bệnh nan y. Vũ Trọng Phụng đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 13 tháng 10 năm 1939 trong căn nhà số 73 phố Cầu Mới, ngã Tư sở, Thanh Xuân, Hà Nội, khi mới 27 tuổi đời, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình và bè bạn. Mặc dù sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc với nhiều biến động chính trị lớn, “nước mất nhà tan, dân tộc ta phải làm nô lệ”, nhiều cuộc khởi nghĩa lớn của dân tộc ta đã nổ ra để đấu tranh giành lại đất nước. Tình hình đất nước lúc bấy giờ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng, thế nhưng bằng tài năng thật sự với sự nhiệt huyết và niềm đam mê văn chương, chỉ trong một thời gian ngắn (9 năm) Vũ Trọng Phụng đã để lại một số lượng lớn tác phẩm với đầy đủ các thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết… cho đến báo chí, tạp văn. Không những thế hầu hết các tác phẩm của ông để lại đều có giá trị phản ánh hiện thưc xấu xa, thối nát của xã hội lúc bấy giờ. 1.2.2. Sự nghi nghiệệp sáng tác Mặt dù thời gian cầm bút không lâu, chỉ vỏn vẹn chín năm nhưng ông đã để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ, rất có giá trị với 71 tác phẩm đủ các thể loại từ phóng sự, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch đến dịch thuật… Trong số đó ông thành công nhất ở hai thể loại phóng sự (9 tập) và tiểu thuyết (9 tập). Là một nhà văn trong số những nhà văn trẻ tuổi nhất lúc bấy giờ nhưng trong ông luôn có cái nhìn “thẳng” về hiện thực xã hội với những gì mình nghe thấy và đã trải qua. Có lẽ vì tuổi thơ bất hạnh chỉ học hết tiểu học rồi nghỉ và sớm bươn chải với đời để mưu sinh cộng với xã hội lúc bầy giờ tăm tối nên đã phần lớn chi phối tư tưởng và quan niệm nghệ thuật của tác giả. Một tài năng đoản mệnh đã làm nên một sự tiếc nuối cho làng văn chương Việt Nam. Ông bắt đầu sáng tác và cho ra đời tập truyện ngắn đầu tay “Chống nạng lên đường” năm 1930 và sáng tác đều đặn cho đến ngày mất. Có đến 41 truyện ngắn và bốn 9 di cảo truyện ngắn. Gần đây nhất GS.Peter Zinoman đã cung cấp thêm chín truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng ở thư viện quốc gia Pháp. Tất cả được viết vào năm 1934. Truyện ngắn của ông có nội dung không giống như tiểu thuyết và phóng sự, không đặt lên những vấn đề nhức nhối, lớn lao trong cuộc sống mà nó gần gũi với cuộc sống hằng ngày hơn. Những mẫu chuyện nhỏ, những câu chuyện thật sự làm động lòng người đọc. Có thể kể tên những truyện ngắn tiêu biểu của ông như: Chống nạng lên đường (1930), Một cái chết (1931), Bà lão lòa (1931), Con người điêu trá (1932), Cuộc vui ít có (1933), Tình là dây oan (1934), Thầy lang bất hủ (1934), Sao mày không vỡ, nắp ơi? (1934), Bộ răng vàng (1936), Hồ sê líu hồ líu sê sàng (1936), Mơ ngày Tết (1936), Tết ăn mày (1936), Lỡ lời (1936), Người có quyền (1937), Cái ghen đàn ông (1937),… Chín năm viết văn, nhưng chỉ bốn năm viết tiểu thuyết (1934, 1936-1938), ông đã để lại chín quyển tiểu thuyết, đây không phải là một con số nhỏ. Những quyển tiểu thuyết của ông cho ra đời mang một giá trị sâu sắc. Nó “phản ánh bức tranh xã hội, phản ánh hiện thực đời sống”. Năm 1934 ông cho ra đời tập tiểu thuyết đầu tay mang tên “Dứt tình”, đến năm 1936 ông cho ra đời hàng loạt những cuốn tiểu thuyết hiện thực phê phán “Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ ”. Bắt đầu từ đây tên tuổi của nhà văn Vũ Trọng Phụng nổi lên trên văn đàn, được nhiều người biết đến và cho đến lúc mất ông cũng cho ra đời thêm bốn quyển tiểu thuyết nữa đó là “Lấy nhau vì tình (1937), Quý phái (1937), Người tù được tha (Di cảo), và Trúng số độc đắc (1938)”. Nếu như ở thể loại tiểu thuyết ông được cho là “nhà viết lịch sử bằng tiểu thuyết” (Tố Hữu), thì ở thể loại phóng sự ông được mệnh danh là “Ông vua phóng sự đất Bắc” (Phùng Tất Đất). Nhận định ấy hoàn toàn có cơ sở, ta thấy ở thể loại này ông đã đóng góp chín tác phẩm (có hai tập chưa tìm thấy bản thảo Đời cạo giấy (1932), Dân biểu và dân biểu (1935)). Mà mỗi tác phẩm đều được tác giả thể hiện ở một góc độ khác nhau, một cảnh đời, một hoàn cảnh của một góc xã hội tăm tối trước cách mạng. Giá trị của nó mang lại không còn là những vấn đề nhức nhối của một xã hội thời ấy mà nó là của mọi thời đại. Những con người ấy, xã hội ấy như vẫn hiện diện chung quanh cuộc sống chúng ta. Những thiên phóng sự để đời về các con bạc, con sen thằng ở, gái đếm, me Tây,… được Vũ Trọng Phụng khắc họa rõ nét trên từng trang viết của một cách sắc sảo, lém lỉnh, khôn ngoan và lột tả, phơi bài hết cái xã hội hiện thực thối nát lúc bấy giờ. 10 Cũng giống như phóng sự và tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng cũng viết kịch khá sớm ngay từ khi bắt đầu cầm bút, năm 1931 ông cho ra đời vở bi kịch “không một tiếng vang” và cho đến lúc mất ông cũng đóng góp cho thể loại này tám vở kịch, đủ các bài học tư tưởng về hiện thực cuộc sống. Ông biết sáng tạo tình huống và xây dựng những xung đột rồi phát triển nó lên thành cao trào. Sau đó, những xung đột, tình huống ấy được giải quyết một cách thỏa đáng, hợp lý khi vở kịch hạ màn. Các vở kịch tiêu biểu mà ông đã đóng góp như “Không một tiếng vang (1931), Tài tử (1934), Chín đầu một lúc (1934), Cái chết bí mật của người trúng số độc đắt? (1937), Hội nghị đùa nhả (1938), Phân bua (1939), Tết cụ cố (di cảo). Ở thể loại Dịch thuật, đóng góp của ông không nhiều chỉ vỏn vẹn một tác phẩm. Vở kịch dịch có tên là “Giết mẹ” (1936) với nội dung và nghệ thuật cũng gần giống với tiểu thuyết và phóng sự đầy những kịch tính và bi kịch. Về văn chính luận và báo chí, theo thống kê của Nguyễn Đăng Mạnh là 13 bài. Bài đầu tiên là “Một người công dân” in trên Hà Nội Báo năm 1936. Ngoài ra ông còn viết một số bài báo ca ngợi về những người yêu nước, những người luôn luôn đấu tranh vì độc lập tự do cho dân tộc,… những bài báo ấy có thể bị thực dân Pháp cấm đăng và thậm chí có thể bị bắt ở tù như các bài viết về Nguyễn Ái Quốc, ký con, Đoàn Trần Nghiệp,… Ta thấy chỉ khoảng chừng chín năm mà tên tuổi của ông đã nổi lên trên văn đàn nghệ thuật được nhiều người biết đến. Bởi vì các tác phẩm của ông đã phản ánh xã hội một cách rõ nét chân thực và chính xác những vấn đề lớn của thời đại. Sự hỗn loạn, phức tạp của xã hội cộng với lối sống sa đọa trái với thuần phong mỹ tục nước ta lúc bấy giờ được ngòi bút của Vũ Trọng Phụng phản ánh một cách thẳng thắn như vậy. 1.1.3. Phong cách tác gi giảả Tuy thời gian cầm bút không lâu nhưng phần lớn các sáng tác của Vũ Trọng Phụng đều mang giá trị tư tưởng sâu sắc. Ngòi bút của ông đã len lỏi đi sâu vào những vấn đề nhức nhối của cuộc sống và dựng nên những bức tranh xã hội rộng lớn. Trong xã hội ấy đủ các loại người, hạng người từ địa chủ, cường hào, quan lại (Tây có, Ta có), bọn hãnh tiến học đòi đến hạng cùng đinh, dân dã,… được tác giả khắc họa rất rõ nét từng chi tiết. 11 Khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực phê phán được tác giả vận dụng triệt để và đạt đỉnh cao thành “nghệ thuật tả chân”. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì, qua các sáng tác của Vũ Trọng Phụng, những gì được tác giả thể hiện trên từng trang viết, trên từng tác phẩm của mình đều phơi bày sự thật. Ông phản ánh những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống mà chính mình đã chứng kiến, trải qua. Từ những con người lương thiện đến những hạng người dối trá, lừa gạt, xấu xa; từ những người lao động nghèo chân lấm tay bùn đến những kẻ giàu sang, quyền quý; từ những người văn minh đến những kẻ lố lăng, đồi bại, thối nát…đều được phản ánh sinh động trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Qua đó, tác giả giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về hiện thực cuộc sống, chiều sâu của xã hội, những hoạt động tinh thần, tâm sinh lý của các hạng người. Đỉnh cao nghệ thuật tả chân được tác giả thể hiện bằng ngòi bút qua các sáng tác của mình và thành công lớn ở hai thể loại “phóng sự và tiểu thuyết”. Vũ Trọng Phụng đã len lỏi vào những ngõ ngách, đi sâu tìm hiểu những hạng người, lớp người trong xã hội mà mỗi loại người, mỗi một xã hội đều được tác giả khắc họa riêng biệt qua từng sáng tác của mình. Trong phóng sự chẳng hạn từ những phóng sự đầu tay như Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô…, tác giả như tái hiện lại, dựng nên những cảnh sống thật, rõ nét từng hạng người, từng loại, từng con người thứ ấy. Một hiện thực xã hội tăm tối hiện ra với đầy đủ những hạng người lọc lừa, dối trá, bịp bợm (Cạm bẫy người), ham tiền, dâm loàn (Kỹ nghệ lấy Tây),… Còn trong tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng luôn bám vào thực tế, xây dựng các mối quan hệ mới nảy sinh trong xã hội, phản ánh khá rõ các loại người học đòi, hợm hĩnh, vênh váo, ưa danh hão,… để viết lên các sáng tác có giá trị hiện thực lớn như Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê,… Vũ Trọng Phụng nêu rõ mục đích tả thực của ông “tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người có nhiều tiền, kêu ca sự thống khổ của dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị cưỡng bức, muốn cho xã hội công bình hơn nữa, đừng có những chuyện ô uế, dâm đãng” [8; tr 130]. Qua hai thể loại sáng tác phóng sự, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, ta thấy, mặc dù thời gian cầm bút không lâu nhưng ngòi bút của ông đã đạt đến trình độ tài ba, uyên bác 12 mang một phong cách riêng độc đáo, gần gũi với cuộc sống con người. Ông đã để lại cho đời những tác phẩm cho đến ngày nay vẫn còn có giá trị bởi lối viết văn mang phong cách mới, một ngòi bút tả chân đạt đến sự tinh tế, uyên thâm. 1.3. ới thi ụng. Gi Giớ thiệệu tập ph phóóng sự “Kỹ ngh nghệệ lấy tây” của Vũ Tr Trọọng Ph Phụ Trong hàng loạt các bài phóng sự của Vũ Trọng Phụng bắt đầu từ năm 1933, ta thấy tác giả rất xông xáo nhiệt tình, tìm tòi những tư liệu để viết nên những thiên phóng sự đặc sắc để đời. Ông cứ viết điều đặn cứ như mọi thứ đã nằm sẵn trong đầu mình chỉ cần cầm bút lên rồi viết một mạch là xong vậy. Mỗi năm ông cho ra đời một thiên phóng sự, đăc biệt chỉ trong vòng một năm (1934) ông cho ra đời 3 tập phóng sự đình đám nổi danh, mà một trong số ấy đã làm nổi danh ông trên văn đàn nghệ thuật đó là thiên phóng sự “kỹ ngh nghệệ lấy Tây”. Thật ra với những ai đã đọc thiên phóng sự này rồi thì mới biết được giá trị thật sự của nó. Một bức tranh xã hội hiện ra đang làm mất dần đi giá trị của những người phụ nữ An Nam lúc bấy giờ. Điều đáng quan tâm hơn nữa đó là những đứa trẻ con lai vô thừa nhận kia đang lang thang đầu đường xóa chợ không nơi nương tựa, rồi đây số phận của chúng sẽ ra sao nếu nạn lấy Tây còn vẫn tiếp diễn như thế. Để thực hiện thành công thiên phóng sự này, tác giả đã không ngần ngại vất vả, tìm tòi và bỏ rất nhiều thời gian và công sức để thu thập cho bằng được những tài liệu quý giá. Với một tài năng khéo ăn nói và khôn ngoan, ông không hề nóng vội mà theo từng bước, tuần tự tiếp xúc từng người trong cuộc từ những anh chàng Tây cho đến những mụ “me Tây” khét tiếng, rồi những bà mai mối trong giống như những mụ tú bà đầy quyền lực như bà Kiểm Lâm, bà Cai bu-Dích, bà Ách Nhoáng,… còn có cả những đứa trẻ con lai nữa như Suzanne. Tác giả đã xâm nhập vào thực tế để tìm ra nguyên nhân vì sao một số phụ nữ lúc bấy giờ lại theo phong trào “lấy Tây”. Và dần dần phong trào ấy đã trở thành một kỹ nghệ, một cái nghề để kiếm sống hẳn hoi. Rồi những mối luân duyên như được “sắp đặt” theo đồng tiền mà “đàn bà chỉ vì tiền, đàn ông chỉ nghĩ đến nhục dục” mà thôi. Không những thế Vũ Trọng Phụng còn tìm hiểu về cuộc sống cũng như chiến tích uy quyền lừng danh của những bà mai mối mà những bà ấy không ưa ai thì người đó không thể nào lấy được chồng Tây trên mảnh đất này. 13 Xuyên suốt bài phóng sự gồm mười chương, mỗi một chương là một quá trình tìm tòi thu thập tài liệu của tác giả, và càng về sau thì cốt truyện sự việc càng hấp dẫn hơn, được khắc họa rõi nét hơn. Tác giả đã làm rõ những nghi vấn. Ngay từ đầu bài ông đã nói “phải chăng lấy Tây được cho là một kỹ nghệ”, rồi dần dần nó trở thành một nghệ kiếm sống hẳn hoi vì vậy mà nhiều chị em phụ nữ bấy giờ tranh đua nhau kiếm chồng Tây để bươn chải cuộc sống. Rồi sự cạnh tranh nhau của những người trong cuộc từ những bà mai cho đến những thằng Tây, me Tây, rồi những cuộc ngã giá theo quan niệm “thuận mua vừa bán”. 14 ươ ng 2: GI Á TR ÓNG SỰ Ch Chươ ương GIÁ TRỊỊ NỘI DUNG TẬP PH PHÓ Ệ LẤY TÂY” CỦA VŨ TR ỌNG PH ỤNG “KỸ NGH NGHỆ TRỌ PHỤ ản ánh hi ực một cách ch ực 2.1. Ph Phả hiệện th thự châân th thự Qua mười chương của tập phóng sự “Kỹ ngh nghệệ lấy Tây”, Vũ Trọng Phụng phản ánh về hiện thực một cách chân thực. Đó là chung quanh cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người trong “làng” me Tây, từ bà hàng nước, những người lính đủ mọi hạng (Xi-Vin, Cô-lô-nhần và Lê dương) như Đi-Mi-Tốp, Me Sừ Giăng, Hiếc-Tôn,… rồi những mụ me Tây đáng sợ với đầy đủ các chiêu trò lừa bịp mà khôn ngoan như bà Kiểm lâm, Bà Ách, Bà Cẩm,… Và cả những người phụ nữ chờ lấy Tây nữa. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng họ là điển hình cho những người phụ nữ lấy Tây lúc bấy giờ, còn có cả những đứa trẻ con lai nữa điển hình như Suzanne,… Đó là những người, lớp người mà Vũ trọng Phụng đã bỏ rất nhiều công sức tìm đến gặp gỡ, trò chuyện để thu thập tài liệu viết nên thiên phóng sự đặc sắc như thế này. Ta cũng thấy, lúc bấy giờ nước ta đang bị cai trị, bị bóc lột hết sức nặng nề với hàng trăm thứ thuế vô cớ, ngay cả đến những thanh niên trai tráng khoẻ mạnh làm lụng vất vả, làm thuê làm mướn chật vật cả ngày mà chẳng đủ để nuôi chính bản thân mình huống chi, những người phụ nữ chân yếu tay mềm lúc bấy giờ. Cho nên họ không thể lấy những người chồng nghèo nàn, chân lấm tay bùn được, mà phải lấy những người chồng có đủ khả năng nuôi được mình, phải có tiền cho họ ăn mặc, làm đẹp,… Cho nên một số ít phụ nữ vì nhu cầu cuộc sống cá nhân mà mặc cho mọi người bàn tán, lên án, miễn sao mình được cuộc sống no đủ, được chưng diện. Họ vẫn chấp nhận đánh đổi cái trong trắng của mình để đổi lấy cái mình chưa có đó là tiền bằng cách đi lấy những người lính Tây làm chồng. ng ti 2.1.1. Sức mạnh của th thếế lực đồ đồng tiềền Đồng “tiền” có sức mạnh vạn năng, quả thật đúng vậy. Lúc bấy giờ, không có tiền thì không làm được gì cả, công lý không nằm về lẽ phải nữa mà nó nghiêng hẳn về thế lực của đồng tiền. Ai đúng ai sai tuỳ thuộc vào độ nặng, độ nhiều của túi tiền mà thôi. Một số ngừơi phụ nữ lúc bấy giờ cũng không ngoại lệ. Vì đồng tiền họ chấp nhận hy sinh, chấp nhận dấn thân vào con đường ấy con đường “ lấy Tây”. Họ lấy Tây chỉ 15 vì muốn đổi đời chứ không hề có tình yêu với những người không cùng màu da, dòng máu. ườ ụ nữ tr ướ ng ti 2.1.1.1. Sự tha hóa của ng ngườ ườii ph phụ trướ ướcc th thếế lực đồ đồng tiềền Biểu hiện thứ nhất ở sự tha hóa của người phụ nữ trước thế lực đồng tiền là việc họ chấp nhận hôn nhân vụ lợi. Họ lấy những người xa lạ mà mình không hề quen biết, cũng chưa từng gặp mặt, không có chút tình cảm, cũng chẳng yêu đương gì. Hành động ấy như một sự nhắm mắt liều thân, chấp nhận lấy “những thằng Tây” kia vì mục đích kiếm tiền. Từ đó, cho ta thấy được những cuộc hôn nhân ấy chỉ là “hôn nhân vụ lợi”. Họ chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt là tiền còn những việc khác họ mặc kệ. Nếu có tiền thì họ yêu không có tiền đưa cho họ thì không còn tình nghĩa gì nữa. Qua cuộc trò chuyện giữa tác giả với người lính Lê dương (Đi-Mi-Tốp), ta thấy những người vợ mà ông ta đã từng lấy có tất cả là mười bốn người trong số đó có đến chín người là đàn bà Bắc Kỳ. Hầu hết những người đàn bà ấy đều lừa gạt ông ta cũng chỉ vì tiền. Thông qua lời kể của ĐiMi-Tốp người vợ thứ tám đã bỏ Đi-Mi-Tốp vì không được ông ta trả nhiều tiền “Nó làm ăn hoang toàng vụng về quá, mỗi tháng 18 đồng bạc mà đến nỗi lỗ vốn. Nó bỏ tôi đi lấy người khác, đó không phải lỗi ở tôi. [5, tr 204]”. Người vợ thứ nhất cũng vậy lúc Đi-MiTốp bị nhà pha bắt giam, hắn không có tiền đưa cho vợ nên người đàn bà ấy đã bỏ ông đi lấy người khác “Ở đây, tình nghĩa vợ chồng phải đi theo đồng tiền. Tôi bị nhà pha, không có tiền lương đưa cho vợ tôi, thế cũng như là ở phương Tây, toà đã cho cặp vợ chồng ly dị!”[5, tr 204]. Chín người vợ nhưng Đi-Mi_Tốp chỉ kể tám trường hợp, trong số ấy đã có đến một phần tư của cuộc đổ vỡ là chỉ vì tiền. Ở đây đồng tiền có sức mạnh ghê gớm nó chi phối cả cuộc sống hôn nhân và tình cảm vợ chồng. Trong những cuộc hôn nhân vụ lợi này không những có Di-Mi-Tốp là nạn nhân mà còn những người lính Lê Dương khác. Khi đã hết tiền thì họ cũng bị những người đàn bà ấy đối xử giống nhau là bị đuổi hoặc bỏ lấy chồng khác. Một anh lính Lê Dương cay cú cũng không kém gì Đi-Mi-Tốp. Anh ta vừa tức giận, căm hờn, lại vừa đau đớn khi bị vợ đuổi ra khỏi nhà và tặng vào mặt những câu từ chua cay, lạnh lùng và tuyệt tình “Toa ba mỏ nhá cút xê ăng co xê moa! Toi kích tê moi săng bảy dề, a lò phi nì phăm, phi nì ma ghi! A lò, kích! (Mày không có quyền về ngủ nhà này nữa. Mày bỏ tao đi mà không trả tiền, thế là hết vợ, hết chồng. Thế thì… đi, đi!). Một vài phút thấy im. Sau lại có 16 tiếng gắt, mà vẫn tiếng người đàn bà: - No, se phi ni! Vắt tăng. (Không! Thế là hết! Đi, đi) [5, tr 206]”. Khi hôn nhân trở thành thị trường thì tất cả mọi thứ trong tình cảm vợ chồng đều bị quy về giá trị vật chất. Người phụ nữ đã kinh tế hóa nhân phẩm và danh dự của mình. Còn đâu vẻ đẹp giản dị trong đức tính hy sinh mà người phụ nữ Việt Nam đã dành cho gia đình: “Chồng em áo rách em thương” Chồng người áo gấm xông hương mặt người”. Một trong những vẻ đẹp đáng trân trọng của người phụ nữ Việt Nam là thủy chung, son sắc. Nhưng trong làn sóng “lấy Tây” ồ ạt, nhiều phụ nữ đã bỏ quên phụ đạo chỉ để thỏa mãn nhu cầu vật chất. Trong phóng sự “kỹ ngh nghệệ lấy Tây” này một me lấy ít nhất là ba đời chồng. Mỗi khi người lính kia hết hạn về nước hoặc chuyển đi nơi khác thì các me này xem như đã hết một đời chồng. Họ tiếp tục lấy người chồng khác để kiếm tiền. Có thể nói mục đích của việc thay chồng như thay áo của những me này là chỉ để kiếm tiền, chỉ vì tiền chứ không phải vì một nguyên nhân nào khác. Trong phóng sự này, trong số những nhân vật tác giả kể đến có bà Đồng Đền và một nhân vật tác giả không nêu tên là những điển hình cho việc làm “thay chồng như thay áo”. Bà Đồng Đền thì lấy quan Tư thầy thuốc, sau đó ông ta về nước. Bà ta tiếp tục lấy quan tư thầy khác sang kế nhiệm. Và bà đã thừa hưởng một gia tài kết xù từ những người chồng ấy. Bà ta không phải chờ đợi gì khi quan tư thầy quay trở lại mà hễ có cơ hội, có thể kiếm tiền được thì bà ta tiếp tục lấy chồng. Đạo nghĩa vợ chồng chỉ đếm được bằng tiền mà thôi. “Một đêm, một quan tư thầy thuốc sai bồi đi gọi bà ta. Tháng sau, bà ta thành vợ quan tư thầy thuốc! Sự thương hại hay ái tình? Nào ai hiểu nỗi sự rộng lượng của người đàn ông. Cứ cho là tại duyên số. Sau vài năm, ông quan tư ấy về rồi không sang. Năm sau lại một ông quan tư khác đến kế chân ấy. Rồi được ít lâu, ông cũng về. Ông nào về cũng để lại cho vợ nào nhà gạch đầy rẫy, nào bạc đầy rương. Giàu có rồi, bà Tư lần này đành... thủ tiết.” [5; tr 228]. Không chỉ có bà Đồng Đền mà còn nhiều me khác cũng thế. Có một me mà tác giả không nêu tên cũng có cách nghĩ và hành động như bà Đồng Đền. Nhưng bà này có vẻ 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng