Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Truyện dài Giá trị hiện thực trong truyện ngắn của o.henry....

Tài liệu Giá trị hiện thực trong truyện ngắn của o.henry.

.DOC
11
589
131

Mô tả:

Giá trị hiện thực trong truyện ngắn của o.henry.
Bài tiểu luận môn Văn học Mĩ MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................2 NỘI DUNG............................................................................................................3 1. MỘT CUỘC ĐỜI VỚI NHỮNG THĂNG TRẦM VÀ NHỮNG TRUYỆN NGẮN NỔI DANH............................................................................................3 2. NỘI DUNG SÁNG TÁC................................................................................4 3. GIÁ TRỊ HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN NGẮN O.HENRY....................5 3.1. ĐỀ CAO CHỨC NĂNG NGHỆ THUẬT................................................5 3.2. ĐỀ CAO GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI.........................................9 3.3. PHẢN ÁNH SỰ KỆCH CỖM CỦA XÃ HỘI MĨ.................................10 KẾT LUẬN..........................................................................................................11 SVTH: ĐINH THỊ THƯƠNG Trang 1 Bài tiểu luận môn Văn học Mĩ MỞ ĐẦU Nền văn học Mĩ tuy phát triển còn non trẻ cùng với sự thành lập quốc gia nhưng đã có tiền đề từ sự đa dạng phong phú của lịch sử, nơi sự hòa hợp văn hóa và chủng tộc diễn ra mạnh mẽ, đồng thời dựa trên kho tàng văn học dân gian vô cùng đặc sắc. Không chỉ là văn học của người dân da đỏ bản địa mà còn có văn học dân gian của các dân tộc da trắng định cư trên đất Mĩ, ngoài ra còn hệ thống những truyện kể, những bài ca của những người da đen với nỗi niềm bị cưỡng bức xa xứ và thân phận nô lệ. Tính cách dân tộc cùng phát triển của xã hội Mĩ qua các giai đoạn cũng tác động mạnh mẽ đến văn học. Khi nói đến văn học Mĩ, người đọc thế giới thường nhắc tới O.Henry như một trong những tác giả viết truyện ngắn có duyên nhất, với một vốn sống phong phú, O.Henry đã sáng tác gần 400 truyện cộng thêm một vài bài thơ góp phần vào thể hiện các nét đa dạng của xã hội Mĩ đương thời nhưng ông chỉ nổi tiếng ở truyện ngắn với những tác phẩm có giá trị, được xem là mẫu mực của truyện ngắn thế kỷ XIX và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ độc giả. Các sáng tác của ông đó là những hiện tượng rải rác trong đời thường, là kết quả của những câu chuyện đời thường, những con người xấu số, bất hạnh nhưng luôn giữ được một phần lương tri của mình, một phần cái bản chất vốn dĩ tốt đẹp của con người, thấy được trong thế giới giàu có của nước Mĩ còn có những con người đời thường đó là những cô thư ký, cô bán hàng tiền lương quá thấp thậm chí không đủ ăn nhưng tâm hồn giàu ước mơ và khát vọng, những gã lang thang trong công viên hè phố đầu óc luôn suy nghĩ những mưu kế để tồn tại là cạn bã của xã hội nhưng lại mềm lòng khi nghe một bản thánh ca, những con người nghèo khổ trong tột cùng nhưng vẫn bao bọc và yêu thương nhau, những con người thực tế luôn nghĩ rằng tiền bạc là phương tiện để họ đạt đến ước mơ, tình yêu và hạnh phúc…. O. Henry đã tái hiện một xã hội Mĩ đầu thế kỷ XX với những nét riêng SVTH: ĐINH THỊ THƯƠNG Trang 2 Bài tiểu luận môn Văn học Mĩ không pha trộn với bất kỳ nhà văn nào thể hiện một cái nhìn vừa độ lượng vừa nhân văn và cũng hết sức lạc quan về con người và cuộc sống. NỘI DUNG 1. MỘT CUỘC ĐỜI VỚI NHỮNG THĂNG TRẦM VÀ NHỮNG TRUYỆN NGẮN NỔI DANH O. Henry, tên thật là William Sydney Porter, được đánh giá là người viết truyện ngắn xuất sắc nhất của nước Mỹ những năm đầu thế kỷ XX. Ông sinh tại Greenboro, tiểu bang North Carolina vào năm 1862. Năm 15 tuổi (1877), ông thôi học và vào làm việc trong một hiệu thuốc tây. Vào tuổi hai mươi, ông bị đau nặng và sức khoẻ sa sút nên đã đến dưỡng sức ở một nông trại tại tiểu bang Texas. Ông đã sống ở đấy hai năm, đã làm quen với nhiều người và hiểu rất rõ tính cách miền Tây. Sau này, ông đã kể về họ rất sinh động trong tập truyện ngắn có tựa đề đầy xúc cảm Trái tim miền Tây. Năm 1884, O. Henry chuyển đến thành phố Austin và trở thành một nhân viên thư ký ngân hàng. Ông lập gia đình và có một thời gian hạnh phúc. Ngoài công việc, ông viết văn và đã có những truyện ngắn được đăng. Và rồi tai hoạ ập đến với ông. Vào năm 1896, ông bị buộc tội thâm lạm ngân khố. Mặc dù ông đã thề là mình vô tội, nhưng ông vẫn cảm thấy hoang mang và bỏ trốn đến Honduras (một quốc gia ở Trung Mỹ, nằm giữa Mêhicô và Nam Mỹ). Sáu tháng sau, O.Henry được tin vợ ông qua đời, ông liền trở về và bị bắt. Ông bị kết án và bị giam ở nhà tù liên bang ở Columbus gần ba năm. Trong tù, O. Henry tiếp tục sáng tác. Lúc đầu, ông viết truyện với mục đích cảm động là kiếm tiền mua quà giáng sinh cho con gái. Chính bút hiệu O.Henry đã được ông dùng từ khi ở tù. Những năm ở tù đối với O. Henry quả là không vô vị. Đau thương và bất hạnh đã làm ông thêm đồng cảm với những người xung quanh. Ông trầm SVTH: ĐINH THỊ THƯƠNG Trang 3 Bài tiểu luận môn Văn học Mĩ tĩnh quan sát những con người với những số phận và sau này đã thể hiện chúng trong các truyện ngắn của mình. Sau khi ra tù, vào năm 1902, O. Henry chuyển đến thành phố New York, sống bằng nghề viết văn. New York bấy giờ là nơi quy tụ rất nhiều văn nghệ sĩ Mỹ. Họ đến đây từ khắp các miền của đất nước., và đều tìm thấy ở đây cái không khí trẻ trung, huyền ảo với những đường phố và toà nhà tráng lệ, và đặc biệt là cái tinh thần tự do đua tranh chứ không khắc nghiệt như ở miền Nam hay hẹp hòi như ở miền Tây. Ở New York, ngay từ đầu O. Henry đã gặp may. Ông đã ký được một hợp đồng với tờ nhật báo New York World, mỗi tuần in một truyện ngắn. Giờ đây, ông có thể sống và cống hiến cuộc đời cho văn học. Năm 1904, O. Henry xuất bản tập truyện đầu tiên Những kẻ cắp và những ông vua, lấy đề tài từ các nước Trung Mỹ và đã thành công rực rỡ. Tiếp theo, ông xuất bản các tập Bốn triệu người, Hàng đèn , Trái tim miền Tây, Tiếng nói đô thị, Đường định mệnh, Quyền lựa chọn, Việc làm minh bạch và Những con quay. Hai tập Đá lăn và Những đứa trẻ bơ vơ được xuất bản sau khi ông mất vào năm 1910. 2. NỘI DUNG SÁNG TÁC O Henry có một óc sáng tạo kỳ diệu, ông biến những sự kiện thông thường nhất (một thực đơn, một căn nhà buồn tẻ, một lối đi vào nhà…) thành những nét độc đáo trong sáng tác của ông. Lối dựng chuyện của ông thể hiện qua những kinh nghiệm sống. và chính vì thế những nhân vật của ông được đặt trên nền những con người có thật mà ông quen biết. Với giọng điệu trần thuật bao trùm hài hước, khách quan mà nhẹ nhàng ông khai triển những câu chuyện một cách khéo léo và phong phú, đặc biệt cốt truyện của ông biến hoá linh hoạt vô cùng. Khiến độc giả không thể bỏ lửng cốt truyện mà phải đọc một mạch từ đầu đến cuối với một ngạc nhiên. SVTH: ĐINH THỊ THƯƠNG Trang 4 Bài tiểu luận môn Văn học Mĩ Các sáng tác của ông viết về những vấn đề xã hội và kinh tế của những giai cấp bị áp bức và xấu số. Ông đưa những con người thấp cổ bé miệng này vào tác phẩm của ông với lòng trắc ẩn và sự cảm thông. Những cô gái bán hàng chiếc bóng, những nghệ sĩ và những diễn viên chạy từng miếng ăn, những đôi tình nhân trẻ bất hạnh, những đầu trộm đuôi cướp, và những viên cảnh sát đều là những nhân vật xuất hiện trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. O.Henry là người đi nhiều, từng lăn lộn đủ nghề để kiếm sống. Từng vào tù ra tội nên thế giới mà ông tiếp xúc quả là đa dạng, rộng lớn vô cùng. Có lẽ từ cuộc đời phong phú của mình mà các truyện ngắc của O.Henry cũng đã thể hiện một nước Mĩ đa dạng mà sâu sắc. Đứng về phía những thân phận cơ hàn, O.Henry tỏ rõ tấm lòng yêu thương những người cùng cảnh ngộ. Tuy nhiên không phải vì thế mà ông không chỉ ra những hạn chế, những yếu kém trong tư duy và hành động của những người thuộc lớp dưới này. Ông luôn có ý thức mời người đọc tham gia vào câu chuyện của mình và hướng tới những đối thoại với nhân vật. 3. GIÁ TRỊ HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN NGẮN O.HENRY 3.1. ĐỀ CAO CHỨC NĂNG NGHỆ THUẬT Văn học được xem như một loại hình nghệ thuật tổng hợp, nó là “cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống”. Trước hết văn học là tiếng nói của những tâm hồn rung cảm mạnh mẽ, tiếp đó nó đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người về thế giới xung quanh. Và đó cũng chính là yếu tố quan trọng cấu thành nên sức mạnh của văn học nghê thuật. Con người không phải lúc nào cũng có đủ điều kiện để tìm hiểu cuộc sống mới lạ ở những vùng đất xa xôi. Đến với văn học chúng ta có thể hiểu được nhiều điều về thế giới không phân biệt về khoảng cách không gian và thời gian. Một nhà lí luận đã từng nói: “Những kết luận khoa học như những thỏi vàng chỉ lưu hành trong một phạm vi nhỏ hẹp, còn tri thức từ các tác phẩm văn học như những đồng tiền nhỏ dễ dàng lưu SVTH: ĐINH THỊ THƯƠNG Trang 5 Bài tiểu luận môn Văn học Mĩ thông, len lỏi đến với mọi người”. Đó chính là tri thức cuộc sống mà nếu đến với nó bằng tình yêu, một sự khát khao hiểu biết, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu biết, chúng ta dễ dàng nắm bắt được.Văn học nghệ thuật tác động trực tiếp đến ý thức của con người, nâng cao khả năng nhận thức của con người về những vấn đề trong cuộc sống. Tác phẩm văn chương có giá trị bao giờ cũng kết tinh chân lí phổ quát của nhân loại, có khả năng thức tỉnh và lay động bản chất người sâu kín trong cá nhân từng người đọc. Văn học đủ sức làm rung lên những con tim tưởng như đã chai cứng, những tâm hồn ngỡ như đã cằn cỗi già nua. Đọc một tác phẩm là đọc những cuộc đời những tâm trạng, là tự soi mình vào để sao cho cuộc sống đẹp hơn. Mỗi tác phẩm văn học được viết ra ngoài nội dung thông tin nhằm mở rộng hiểu biết và nâng cao nhận thức, còn chất chứa tấm lòng của người sáng tác. Như vậy văn học luôn gợi tình, là sợi dây liên cảm đánh thức dậy trong lòng người đọc những cảm xúc trong trẻo và mãnh liệt. Trong cuộc sống quay cuồng với bao bộn bề lo toan của của sống đã cuốn những con người vào vòng xoáy của nó. Thế nhưng khi đọc lại những tác phẩm văn học hay, con người lại trở về với những cảm xúc của chính mình. Ai có thể đọc mà không cảm phục một Hamlet, yêu mến một Giangvangiang, hay không nghiêng mình trước mối tình Romeo và Juliet bi thương từng lung lạc cả địa đàng. Và khi đến với văn học Mĩ chúng ta lại tiếp tục được phát hiện và cảm nhận tình yêu nghệ thuật trong truyện ngắn O.Henry . Với O.Henry, tình yêu nghệ thuật đánh thức bản nguyên con người, cảnh tỉnh con người nhưng nghệ thuật dù có vĩ đại đến mấy nhưng cũng có giới hạn của nó. Trong các truyện ngắn của mình O.Henry đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật với diễn biến tâm lý hết sức phức tạp. Cuộc sống của xã hội tư sản với muôn mặt phức tạp của tính cách con người biểu lộ trong hoàn cảnh ấy được nhà văn khắc họa một cách tinh tế, nhiều bất ngờ và để lại nhiều triết lý thú vị. Đồng tiền có thể được sùng bái một cách triệt để trong tính cách mụ Maghi Brao trong truyện “Gương mặt trông nghiêng kỳ diệu”, yêu thích cô Aida Beet chỉ vì gương mặt cô trông giống người đàn bà in trên đồng đôla bạc. Mụ có số tiền khổng lồ là 40 triệu đôla nhưng lại SVTH: ĐINH THỊ THƯƠNG Trang 6 Bài tiểu luận môn Văn học Mĩ sống rất hà tiện. Tính keo kiệt, hám lợi khiến mụ trở nên cô độc, khắc khổ, xa lánh chồng con vì không muốn chia sẻ tiền bạc với họ. Nhà tư bản Đôtxơn trong “Những con đường chúng ta chọn” là một kẻ tham lam và tàn nhẫn. Khi còn là môt tên cướp, hắn giết đồng bọn để một mình chiếm trọn tàn sản cướp được. Đến khi điều hành một văn phòng giao dịch chứng khoán, hắn khăng khăng chỉ thanh toán cổ phiếu với giá mới, mặc cho người bạn cũ phải phá sản. Triết lý sống của Đôtxơn là “Con Bôliva không thể mang được hai người” – con ngựa Booliva tượng trưng cho con đường làm giàu của hắn mà trên đó hắn không muốn chia sẻ lợi lộc với bất kỳ ai. Nhưng nếu tiền bạc trong mối quan hệ với những kẻ tham lam và tàn nhẫn khiến người đọc cảm thấy bất bình trước một thực tại đầy tính chất thực dụng, thì ở tác phẩm khác, nhà văn lại khắc họa một khía cạnh nữa của bản chất đồng tiền. Ông vua xà phòng Antoni Rocuônc trong truyện “Tiền tài và thần ái tình” cứ mở miệng là ca tụng đồng tiền, cho rằng đồng tiền có quyền lực vạn năng. Thậm chí để giúp con trai có thời gian tỏ tình với cô bạn gái trước khi cô đi du học, lão Antoni đã bỏ ra nhiều tiền thuê người tạo nên vụ tắc nghẽn giao thông làm cho chiếc xe chở cậu con trai và cô bạn gái bị kẹt hai tiếng đồng hồ - khoảng thời gian ấy đủ cho hai người bày tỏ tính yêu và đính hôn với nhau. Câu chuyện gây cho người đọc bất ngờ bởi thói quen đánh giá một kết cục lý tưởng cho lời thuyết minh về đạo đức, rằng tiền tài không thể làm nên tình yêu. Nhưng phải chăng đó cũng là hai mặt của đồng tiền? Và những con người sử dụng đồng tiền thực hiệm mọi ước vọng phải chăng cũng phải hiểu quy luật của nó? Ở đây đồng tiền không làm nên tình yêu nhưng sẽ giúp cho tình yêu có cơ sở để cất cánh. Hay Đêla trong truyện “Món quà của các thầy pháp” và Đêlya trong “Một sự giúp đỡ của tình yêu” đều rất yêu chồng, sẵn sàng hy sinh cho chồng. Câu chuyện cảm động về nàng Đêla đi bán mái tóc đẹp tuyệt của mình để mua chiếc dây đeo đồng hồ tặng chồng trong dịp lễ Noel, còn Đêlya đi kiếm tiền bằng công việc nặng nhọc nhưng lại dối chồng là đi dạy nhạc để chồng yên tâm theo đuổi việc học vẽ khiến tác phẩm thấm đẫm tình yêu thương., chân thành xúc động. Tình yêu thương trong sáng, sự hy sinh cao đẹp của SVTH: ĐINH THỊ THƯƠNG Trang 7 Bài tiểu luận môn Văn học Mĩ những người phụ nữ nhân hậu khiến câu chuyện tràn đầy cảm động và gieo vào lòng người đọc những thanh âm ngọt ngào, trong trẻo. O’Henry nói chung ít miêu tả sự kiện mà chủ yếu đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật. Từng chuyển biến của tâm lý nhân vật được thể hiện một cách khéo léo qua suy nghĩ, hành đồng, qua cảnh vật, qua những mối qian hệ. O’Henry ít đi vào tầm vĩ mô của các giai tầng xã hội mà thường bắt lấy những góc tâm hồn, những mảnh đời, những câu chuyện nhỏ mà có sức lay động. Con người trong tác phẩm của ông có tình yêu, có lòng cao cả, có những đam mê, và có cả những nhỏ nhen, vị kỷ, hám lợi, tha hóa. Và tất cả nằm trong một hiện thực rất Mĩ, những tính cách rất Mĩ. Trong sáng tác của O.Henry nghệ thuật còn có một phép màu nhiệm, nghệ thuật gieo mầm cho sự sống thể hiện rõ nhất là trong “Chiếc lá cuối cùng” với các yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên. Bên cạnh chất thơ, chất trí tuệ thấm đẫm tinh thần lạc quan và chứa đựng một giá trị nhân văn cao cả. Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn ắp tràn tình thương yêu và niềm tin với con người, một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính. Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo. Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của SVTH: ĐINH THỊ THƯƠNG Trang 8 Bài tiểu luận môn Văn học Mĩ mình đang đến gần. Nhưng rồi“Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”. Nhà văn đã tạo ra một tình huống thử thách trước số phận của Giôn-xi để rồi cuối cùng có thể thở phào nhẹ nhõm: “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chiếc lá mong manh ấy đã chiến thắng được thời tiết khắc nghiệt, để tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống một sinh linh. Trước hết là thức tỉnh khát vọng sống tiềm ẩn trong tâm hồn của Giôn-xi, để cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội.”. Nhưng lúc đó có ai ngờ đâu con người đã bốn mươi năm theo đuổi kiệt tác mà không thành công đã tạo nên một kiệt tác cuối cùng của đời mình: chiếc lá cuối cùng. Chính chiếc lá mà người nghệ sĩ chân chính ấy vẽ trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. 3.2. ĐỀ CAO GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI Trong các truyện ngắn của O.Henry ta thường gặp đó là những tên cướp, kẻ lừa đảo, tên trộm cắp chuyên nghiệp... bên cạnh cái gọi là kẻ thù của loài người nói chung thì còn là những tên bất lương tốt bụng, tên trộm nhân từ, kẻ lừa đảo lương thiện...Đó là một tên bác sĩ kiêm trộm cắp giết người để lấy tiền nhưng lại bỏ tiền của mình ra cho người vợ của nạn nhân mà bảo đó là tiền của anh chồng gửi lại để người vợ còn lại ấn tượng tốt và tha thứ cho người chồng tội lỗi trong " Con người hai mặt"; đó là tên trộm chuyên nghiệp sẵn sàng cứu một đứa trẻ mà biết chắc rằng sau hành động cứu nguy đó anh ta sẽ bị bắt vì bị lộ chân tướng và những dự định về cuộc sống hạnh phúc của anh ta sẽ tan thành mây khói trong " Một sự cải tạo được cứu vãn"; đó là một tên trộm bắt gặp đúng người chủ nhà cùng căn bệnh phong thấp như mình và trò truyện như những người bạn tri kỉ trong " Đồng bệnh tương thân"; đó là những kẻ đã lập công ty để lừa đảo tiền bạc nhưng khi biết nạn nhân của họ là những người nghèo khổ thì họ đã trả lại trong "Một cơn gió dịu"... Các câu chuyện của O.Henry đề cao giá trị đạo đức con SVTH: ĐINH THỊ THƯƠNG Trang 9 Bài tiểu luận môn Văn học Mĩ người. Hầu như trong truyện của mình O.Henry luôn tìm lối thoát cho chính nhân vật của mình, giúp nhân vật tìm được sự cảm thông từ chính độc giả. 3.3. PHẢN ÁNH SỰ KỆCH CỖM CỦA XÃ HỘI MĨ O.Henry sống trong hoàn cảnh nước Mĩ đang phát triển mạnh, đồng đôla phát huy hết sức mạnh của nó. Ông đã phát hiện ra một nước Mĩ khác hẳn, đối lập với cái nước Mĩ hào nhoáng, giàu có ấy đó là một nước Mĩ tôn thờ đồng tiền, nô lệ đồng tiền và là nạn nhân của đồng tiền. Đồng tiền trong tác phẩm O.Henry gây bao thảm cảnh đau lòng cho con người. Chính cuộc sống của O.Henry đã đẩy ông đi vào con đường văn học và cũng chính cuộc sống đã đưa vào trong tác phẩm của ông những nhân vật mà ông đã cảm thông, quan sát, gần gũi, thân thiết trên những chặng đường mà ông đã trãi qua. Ông đã thấy được sự kệch cỗm của xã hội Mĩ, dưới đáy xã hội Mĩ vẫn còn những con người xấu sô, bất hạnh nhưng luôn giữ được lương tri, bản chất vốn dĩ tốt đẹp của con người. "Món quà giáng sinh đồng nội", "Sau 20 năm", "Ngôi giáo đường và cối xay nước", "Phán quyết của Georgia", "Con người 2 mặt"... là những truyện ngắn vô cùng đặc sắc của O.Henry. Những tình tiết ngẫu nhiên, có lúc khắc nghiệt, oái oăm hoặc mỉa mai, nhiều lúc khôi hài hoặc dở khóc dở cười, để rồi kết thúc trong bất ngờ làm người đọc hoặc thích thú nhưng không quá sướng thỏa, hoặc bâng khuâng nhưng không quá nặng nề. Những dư hương nhẹ nhàng như thế cứ vương đọng trong tâm tư người đọc mãi. Những bối cảnh trong truyện ngắn của ông cũng phong phú, với nhiều truyện lấy thành phố New-York nơi O.Henry sống tám năm cuối cuộc đời làm bối cảnh, cộng thêm vào đó là những mẫu chuyện phiêu lưu trong vùng Trung và Tây-Nam nước Mĩ. Tất cả đã biểu hiện khung cảnh xã hội kinh tế Mĩ vào thời khoảng cuối thế kĩ XIX đầu thế kỉ XX, lúc đường thành phố New York còn được thắp sáng bèn đèn ga, người còn dùng xe ngựa để di chuyển, nhiều dân chăn bò vẫn còn sống bờ sống bụi và xem pháp luật bằng nữa con mắt, dân đi tìm vàng thì tự lập nên những thị trấn ‘tự cai tự quản”…. SVTH: ĐINH THỊ THƯƠNG Trang 10 Bài tiểu luận môn Văn học Mĩ O.Henry đã dùng truyện của mình để phản ánh một xã hôi Mĩ kệch cỗm, dựng nên bức tranh xã hội Mĩ hết sức sinh động đặc biệt là thành phố New York. KẾT LUẬN Các truyện ngắn của O. Henry thường được viết với một văn phong nhẹ nhàng, trữ tình, nội dung cô đọng, súc tích, đặc biệt thường gây bất ngờ ở phần kết. Kết cấu của các truyện luôn làm bừng lên vẻ đẹp sâu xa của tâm hồn con người. Các truyện ngăn của ông như "Món quà của các đạo sĩ", "Chiếc lá cuối cùng", “Con người hai mặt”... đã trở thành những tác phẩm kinh điển, rất phổ biến với bạn đọc trên khắp thế giới, trong đó có đông đảo bạn yêu văn học ở Việt Nam. Các tác phẩm của ông đều hàm chưa một giá trị hiện thực sâu lắng đó là hình ảnh lão họa sĩ Behrma đã kịp vẽ một chiếc lá trường xuân bất tử tặng cô gái đang vật lộn với bệnh tật, với cái chết chính là một thông điệp về vẻ đẹp giàu tính nhân văn của nghệ thuật nói chung, của thiên chức người nghệ sĩ nói riêng, là cô vợ bán đi mái tóc tuyệt đẹp của mình, là anh chồng bán đi cái mặt đồng hồ-vật mà anh hãnh diện khi cầm trên tay để chỉ đủ tiền tặng nhau một món quà thật ý nghĩa cho người thân yêu của mình. Tác phẩm của O.Henry không chỉ phản ánh hiện thực một cách khách quan mà còn đưa ra những thông điệp hết sức bất ngờ mà thú vị, sâu sắc. SVTH: ĐINH THỊ THƯƠNG Trang 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan