Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Du an trồng cao su kết hợp...

Tài liệu Du an trồng cao su kết hợp

.DOC
71
168
126

Mô tả:

DU AN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -----------  ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI ĐỊA ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ : LÂM ĐỒNG : CÔNG TY TNHH SX TM Lâm Đồng - Tháng 7 năm 2012 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -----------  ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN VIỆT Lâm Đồng - Tháng 7 năm 2012 MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN...............................................1 I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................................1 I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án......................................................................................1 I.3. Cơ sở pháp lý.............................................................................................................1 CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG...............................................................4 II.1 Hiện trạng ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam.............................................................4 II.1.1. Vị trí của bò thịt trong hệ thống nông nghiệp Việt Nam......................................4 II.1.2. Sản xuất và tiêu thu bò chất lượng cao ở Việt Nam.............................................5 II.1.3. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 của Chính phủ...................................6 II.2. Hiện trạng ngành cao su Việt Nam..........................................................................7 II.2.1. Diễn biến chung ngành cao su..............................................................................7 II.2.2. Ảnh hưởng của thị trường dầu mỏ đến thị trường cao su....................................7 II.2.3. Thị trường tiêu thụ cao su của Việt Nam sau khi ra nhập WTO..........................8 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ..............................................10 III.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................10 III.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................................................10 III.1.2. Địa hình..............................................................................................................11 III.1.3. Khí hậu...............................................................................................................11 III.2. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án...........................................................................11 III.2.1. Hiện trạng sử dụng đất.......................................................................................11 III.2.2. Đường giao thông..............................................................................................12 III.2.3. Hiện trạng thông tin liên lạc..............................................................................12 III.2.4. Hạ tầng khác.....................................................................................................12 III.3. Kinh tế - xã hội.....................................................................................................12 III.3.1 Về kinh tế............................................................................................................12 III.3.2. Các chỉ tiêu về xã hội........................................................................................13 III.3.3. Chương trình trọng tâm.....................................................................................13 III.3.4. Công trình trọng điểm:......................................................................................13 III.4. Nhận xét chung.....................................................................................................13 CHƯƠNG IV: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ...................................................................14 IV.1. Sự cần thiết đầu tư dự án......................................................................................14 IV.2. Mục tiêu của dự án................................................................................................14 CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................................15 V.1. Về chăn nuôi bò thịt..............................................................................................15 V.1.1. Giống bò thịt........................................................................................................15 V.1.2. Nguồn thức ăn.....................................................................................................16 V.1.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng.....................................................................................20 V.2. Về trồng cao su.......................................................................................................24 V.2.1. Đặc điểm thực vật học.........................................................................................24 V.2.2. Giống cao su........................................................................................................25 V.2.3. Kỹ thuật trồng......................................................................................................25 V.2.4. Chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản (KTCB)...................................................27 V.2.5. Chăm sóc vườn cây kinh doanh..........................................................................28 V.2.6. Quản lý và khai thác vườn cao su kinh doanh....................................................30 VI.1.Giải pháp thiết kế mặt bằng...................................................................................36 VI.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án.............................................................36 VI.1.2. Giải pháp quy hoạch..........................................................................................36 VI.1.3. Giải pháp kết cấu...............................................................................................37 VI.1.4. Giải pháp kỹ thuật.............................................................................................38 VI.1.5 Kết luận...............................................................................................................38 VI.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật...................................................................39 VI.2.1. Đường giao thông..............................................................................................39 VI.2.2. Hệ thống thoát nước mặt...................................................................................39 VI.2.3. Hệ thống thoát nước bẩn – vệ sinh môi trường................................................39 VI.2.4. Hệ thống cấp nước.............................................................................................39 VI.2.5. Hệ thống cấp điện – chiếu sáng công cộng.......................................................39 CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.........................................40 VII.1. Đánh giá tác động môi trường............................................................................40 VII.1.1. Giới thiệu chung...............................................................................................40 VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường...............................................40 VII.2. Các tác động môi trường.....................................................................................40 VII.2.1. Các loại chất thải phát sinh..............................................................................40 VII.2.2. Khí thải.............................................................................................................41 VII.2.3. Nước thải..........................................................................................................42 VII.2.4. Chất thải rắn.....................................................................................................43 VII.3. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường........................................................43 VII.3.1. Xử lý chất thải rắn............................................................................................43 VII.3.2. Xử lý nước thải.................................................................................................44 VII.3.3. Xử lý khí thải, mùi hôi.....................................................................................45 VII.3.4. Giảm thiểu các tác động khác..........................................................................45 VII.4. Kết luận...............................................................................................................45 CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN........................................................46 VIII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư.................................................................................46 VIII.2. Nội dung tổng mức đầu tư.................................................................................46 VIII.2.1. Nội dung..........................................................................................................46 VIII.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư................................................................................51 CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN.................................52 IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án................................................................................52 IX.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư......................................................52 IX.1.2. Tiến độ sử dụng vốn..........................................................................................52 IX.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án...............................................................................53 IX.1.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay.................................................53 IX.2. Tính toán chi phí của dự án..................................................................................54 IX.2.1. Chi phí nhân công..............................................................................................54 IX.2.2. Chi phí hoạt động..............................................................................................55 CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH.....................................................58 X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán.................................................................58 X.2. Doanh thu từ dự án................................................................................................58 X.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án................................................................................61 X.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội.........................................................................63 CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................64 XI.1. Kết luận.................................................................................................................64 XI.2. Kiến nghị..............................................................................................................64 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư  Chủ đầu tư : Công ty TNHH SX TM  Giấy phép ĐKKD :  Ngày đăng ký lần 1 :  Ngày đăng ký lần 3 :  Đại diện pháp luật :  Địa chỉ trụ sở : Đức Trọng, Lâm Đồng  Ngành nghề chính : - Trồng rừng, chăm sóc rừng - Chăn nuôi  Vốn điều lệ : 8.500.000.000 VNĐ (Tám tỷ năm trăm triệu đồng) I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án  Tên dự án : Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới  Địa điểm xây dựng : tỉnh Lâm Đồng  Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới  Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. I.3. Cơ sở pháp lý  Văn bản pháp lý  Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Nhà ở 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn 1 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI  Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;  Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;  Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;  Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;  Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;  Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;  Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;  Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;  Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;  Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;  Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ tùng ống, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;  Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;  Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;  Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;  Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;  Quyết định số 252/QĐ-UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 25/1/2011;  Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn 2 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI  Các tiêu chuẩn Việt Nam Dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới được thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:  Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);  Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);  TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;  TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;  TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;  TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;  TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;  TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;  TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;  TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;  TCVN 6305.1-1997 : (ISO 6182.1-92)  TCVN 6305.2-1997 : (ISO 6182.2-93);  TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;  TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;  TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;  TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;  TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;  TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;  11TCN 19-84 : Đường dây điện;  11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;  TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;  TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;  TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng; --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn 3 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG II.1 Hiện trạng ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam II.1.1. Vị trí của bò thịt trong hệ thống nông nghiệp Việt Nam Vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu với cây lúa nước là cây trồng chính, vì thế vị trí con bò trong hệ thống nông nghiệp của nước ta cũng có vai trò rất khiêm tốn. Bò được nuôi trong mỗi gia đình nông dân với mục đích trước hết là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như cày ruộng, lấy phân bón ruộng, sau đó mới sử dụng bò vào mục đích kéo xe, mà cũng chỉ một số ít nơi biết chế ra xe cho bò kéo. Với mục đích cày ruộng nên trâu được nuôi nhiều ở vùng trũng, đất thịt nặng. Bò được nuôi nhiều ở vùng trung du, ven biển đất cát nhẹ. Nuôi trâu bò với phương thức chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ bãi cỏ tự nhiên và rơm rạ dự trữ cho mùa khan hiếm thức ăn. Mùa Đông ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam là thời gian bò bị thiếu hụt thức ăn trầm trọng và phải sống trong môi trường sống bất lợi như quá lạnh, quá nóng, bệnh dịch và thiếu nước. Có những năm trâu bò đổ ngã lên tới trên 20% tổng đàn tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc hay Ninh Thuận ở miền Trung. Trong cuộc sống tự nhiên khắc nghiệt như vậy chỉ những con bò có khối lượng nhỏ mới có cơ hội tồn tại vì chúng cần ít dinh dưỡng hơn cho duy trì sự sống. Quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên này đã hình thành nên giống trâu bò địa phương của ta nhỏ con, dễ nuôi, sinh ra để “cày ruộng”. Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp của nhà nước đã coi trâu bò là tư liệu sản xuất (như là máy cày vậy). Nhiều chính sách đã ban hành nhằm duy trì và phát triển đàn trâu bò để tạo nguồn sức kéo cho nông nghiệp. Việc giết mổ trâu bò là phạm pháp, những con trâu bò già không còn khả năng cày kéo khi đổ ngã muốn giết thịt cũng phải xin phép chính quyền địa phương. Sự kiện giết mổ chia thịt trâu bò già thời đó là ngày vui hiếm hoi ở những vùng quê nghèo. Từ năm 1995, đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, trâu bò cũng đang được chuyển dần từ mục đích cày kéo sang mục đích sản xuất thịt và sữa. Mặc dầu vậy, một nước chủ yếu là nông nghiệp như nước ta, với người nông dân, con trâu, con bò vẫn giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp với những lợi ích như sau: + Tăng sản phẩm thịt, sữa cho xã hội, do vậy mà giảm nhập khẩu sữa bột, thịt đỏ (thịt trâu và bò). Tăng thu nhập từ bán bê giống, bò thịt cho người chăn nuôi. + Giải quyết sức kéo: Kéo cày, kéo xe cho nhiều vùng chưa có điều kiện cơ khí hóa. + Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho trồng trọt. + Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng được các phụ phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến như rơm rạ, thân cây ngô, hèm bia, vỏ quả dứa, ngọn và lá mía… và chuyển chúng thành thịt bò. + Chăn nuôi bò còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động phụ hay lao động nhàn rỗi trong gia đình. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn 4 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI II.1.2. Sản xuất và tiêu thu bò chất lượng cao ở Việt Nam Năm 2005, nước ta có gần 3 triệu con trâu và trên 5 triệu con bò. Đàn trâu tập trung nhiều ở vùng Đông Bắc và vùng Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có đàn trâu trên 200 ngàn con là: Nghệ An, Thanh Hóa và Lạng Sơn. Những năm gần đây số lượng đàn trâu có sự giảm nhẹ, trong khi đó số lượng đàn bò tăng từ 3-4% mỗi năm. Số lượng đàn bò và sản phẩm chăn nuôi bò qua các năm Năm Bò(ngàn con) Thịt hơi(ngàn tấn) 1990 3,117 111.9 1995 3,639 118.0 2000 4,127 184.6 2005 5,540 220.2 Nguồn : FAO 2007 Đàn bò tập trung nhiều ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có đàn bò nhiều hơn 200 ngàn con là: Gia Lai, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Vì số đầu con tăng chậm nên sản lượng thịt bò cũng ít có sự biến động qua các năm, dao động vào khoảng 120-220 ngàn tấn thịt hơi mỗi năm. Trâu bò đưa vào giết thịt gồm đủ lọai từ bò đực tơ, bò đực già đã thiến hoặc chưa thiến loại thải, bò cái tơ và bò cái sinh sản già loại thải. Bao gồm đủ các giống từ bò Vàng, bò lai Sind, bò lai thịt và bò lai sữa. Từ nguồn cung cấp thịt bò như trên cho thấy chỉ có rất ít bò tơ được giết thịt trong giai đoạn từ 18-24 tháng tuổi để đạt tiêu chuẩn chất lượng thịt cao. Chính vì chất lượng không phân định như vậy nên giá thịt bò nạc ở ta cũng chỉ cao hơn từ 2 đến 2.5 lần thịt nạc heo. Giá thịt bò ngon ở các nước chăn nuôi bò thịt tiên tiến rất cao, khoảng 10 USD/kg, khi nhập vào Việt Nam giá có thể lên tới 15-16 USD/kg. Một loại thịt bò chất lượng cao như vậy hiện chưa được sản xuất ở trong nước. Hàng năm chúng ta phải nhập một lượng lớn thịt bò chất lượng cao phục vụ cho các khách sạn nhà hàng cao cấp hay người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam. Mấy năm trước đây mỗi năm ta nhập từ 200-300 tấn. Năm 2006 ước nhập 17,000 tấn, chủ yếu từ úc, Argentina và Mỹ. Thịt bò loại ngon bán trong siêu thị liên tục tăng, giá cao nhất từ 270 ngàn đồng/kg (tháng 12/2006) lên tới 350 ngàn đồng/kg (tháng 3/2007). Mỗi năm nước ta giết thịt trên 600 ngàn con bò (năm 2004 là 696 ngàn con) và trên 450 ngàn con trâu (năm 2004 là 470 ngàn). Tổng khối lượng thịt hơi cả trâu và bò mỗi năm cũng chỉ đạt trên dưới 200 ngàn tấn, năm 2005 đạt 220 ngàn tấn, như vậy bình quân đầu người trong một năm thịt trâu và bò cũng mới đạt khoảng 2.4- 2.6kg thịt hơi. Nếu tỷ lệ thịt tinh đạt 40% so với thịt hơi thì trung bình mỗi người dân nước ta được hơn 1kg thịt tinh mỗi năm, nghĩa là còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Nhu cầu thịt bò trong nước rất lớn, chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày bình quân tiêu thụ gần 160 tấn thịt trâu bò các loại. Giá thịt bò khá ổn định, nên so với một số ngành chăn nuôi khác thì chăn nuôi bò bán thịt ổn định hơn. Tất cả những số liệu trên cho thấy tiềm năng thị trường to lớn của ngành chăn nuôi bò thịt tương lai. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn 5 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI II.1.3. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 của Chính phủ Theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 với quan điểm phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh như lợn, gia cầm, bò. Đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng, địa phương. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp. Với mục tiêu phát triển cụ thể như sau: Giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 6 - 7% năm và giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 5 - 6% năm. Sản lượng thịt xẻ các loại đến năm 2010 đạt khoảng 3,200 ngàn tấn, trong đó thịt bò chiếm 3%. Đến năm 2020 đạt khoảng 5,500 ngàn tấn, trong đó thịt bò 4%. Định hướng phát triển đến năm 2020, tổng đàn bò sữa tăng bình quân trên 11% năm, đạt khoảng 500 ngàn con, trong đó 100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh. Chăn nuôi bò thịt tập trung ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng có kinh nghiệm chăn nuôi và khả năng đầu tư. Cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng Zêbu hoá trên cơ sở phát triển nhanh mạng lưới thụ tinh nhân tạo và sử dụng bò đực giống tốt đã qua chọn lọc cho nhân giống ở những nơi chưa có điều kiện làm thụ tinh nhân tạo. Chọn lọc trong sản xuất các giống bò Zebu, bò sữa cao sản và nhập nội bổ sung một số giống bò có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái trong nước để tạo đàn cái nền phục vụ cho lai tạo giống bò sữa và bò thịt chất lượng cao, cung cấp bê đực cho nuôi vỗ béo bò thịt. Nhập bổ sung tinh bò thịt cao sản, bò sữa năng suất cao và một số bò đực cao sản để sản xuất tinh. + Về tài chính: Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ cơ sở hạ tầng, con giống cho các vùng sâu vùng xa, thức ăn cho gia súc, hỗ trợ cho việc tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thi và đấu giá giống vật nuôi. Nhà nước hỗ trợ cho vay đầu tư dự án phát triển giống vật nuôi, xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, cơ sở cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp. Các ngân hàng thương mại bảo đảm vốn vay cho các tổ chức, cá nhân vay để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, con giống phát triển chăn nuôi và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thể từng địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp trên địa bàn. Xây dựng chính sách bảo hiểm sản xuất vật nuôi để khắc phục rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, giá cả... theo nguyên tắc: ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần, nguời chăn nuôi tham gia đóng góp và nguồn hợp pháp khác. + Về thương mại: Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng chợ đấu giá giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi và kiot tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm, phát triển thị trường. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn 6 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI + Về đất đai: Chủ cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung công nghiệp và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất và thời gian sử dụng đất. + Về thức ăn: Xây dựng chương trình phát triển thức ăn và nuôi dưỡng vật nuôi theo hướng sử dụng thức ăn, các chất dinh dưỡng, phụ gia và kháng sinh trong khẩu phần chăn nuôi phải đảm bảo nhu cầu sinh trưởng, phát triển, sản xuất của vật nuôi và an toàn thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm. Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và qua chế biến. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi phải được kiểm soát, đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho vật nuôi. Đối với thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải có nguồn gốc nơi sản xuất, nhà cung cấp, có nhãn mác chất lượng, bao bì quy cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn được cơ quan quản lý nhà nước công nhận. II.2. Hiện trạng ngành cao su Việt Nam II.2.1. Diễn biến chung ngành cao su Trong những năm gần đây mức sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng gắn liền với xu hướng tăng trưởng kinh tế thế giới và nhu cầu phát triển các ngành kỹ thuật. Nước đứng đầu là Thái Lan, kế đến là Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Nhìn chung cung đáp ứng đủ cho cầu, không có sự mất cân đối đáng kể. Theo báo cáo của IRSG (Tập đoàn nghiên cứu cao su Quốc tế), mức tiêu thụ cao su trên toàn thế giới ước tính tăng trung bình 2.3%/năm. Trong năm 2007, mức tiêu thụ này đạt khoảng 22.873 triệu tấn (trong đó cao su tổng hợp chiếm 57.2% và cao su thiên nhiên chiếm 42.8%). Trong các năm gần đây, sản lượng tiêu thụ của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc, tăng khá nhanh (khoảng 7%/năm). II.2.2. Ảnh hưởng của thị trường dầu mỏ đến thị trường cao su Năm 2005, do giá dầu biến động mạnh đã phần nào lý giải cho việc tăng trưởng chậm của nhu cầu cao su tổng hợp chỉ 0.84%, trong khi đó nhu cầu cao su tự nhiên tăng cao (từ 4.91% năm 2004 lên 5.28% năm 2005). Từ năm 2006 và 2007 nhu cầu cao su tổng hợp bắt đầu có xu hướng tăng trở lại ngày càng cạnh tranh gay gắt với cao su tự nhiên. Nhìn chung, nhu cầu sản xuất và tiêu thụ cao su (tự nhiên và nhân tạo) thế giới trên dưới 20 triệu tấn/năm, trong đó cao su tổng hợp chiếm tỷ lệ tương đối lớn (khoảng 60%, được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là dầu mỏ - sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với cao su tự nhiên). Vì vậy, biến động của giá dầu thế giới đã tác động không nhỏ đến nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên của thế giới. Giá dầu thô từ năm 2003 có xu hướng tăng mạnh mẽ, đặc biệt là từ năm 2007 đến những tháng giữa 2008. Nguyên nhân chính là do nhu cầu tiêu thụ và tình trạng đầu cơ của thế giới (trên 80 triệu thùng/ngày) dẫn tới việc giá dầu vượt xa mức 40-50 USD/thùng. Một vài yếu tố quan trọng khác dẫn tới sự tăng lên của giá dầu là sự suy yếu của đồng USD và sự phát triển liên tục và nhanh chóng của các nền kinh tế châu Á nhất là hai nước lớn và đông dân là Trung Quốc và Ấn Ðộ với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm lên --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn 7 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI đến gần 10%. Trong khi đó mức sản xuất không thể tăng kịp vì các quốc gia sở hữu các mỏ dầu không thể đầu tư nhanh để kịp gia tăng sản lượng. Thêm nữa, các trận bão nhiệt đới năm 2005 đã gây nên tổn thất cho hệ thống lọc dầu của Mỹ và các nước khác, cộng với việc chuyển từ việc sử dụng hỗn hợp ête, butila và metal sang sử dụng công nghệ ethanol cũng đóng góp vào sự tăng giá dầu. II.2.3. Thị trường tiêu thụ cao su của Việt Nam sau khi ra nhập WTO Cao su luôn là ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Đồng thời, việc gia nhập WTO đã mang lại những ảnh hưởng tích cực và tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam. Các tác động của gia nhập WTO đối với ngành cao su Việt Nam là: • Gia nhập WTO Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu sang nhiều nước và có nhiều cơ hội tốt để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất cao su của Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các nhà máy chế biến cao su để có thể sản xuất cao su có giá trị cao, tạo điều kiện chuyển đổi thị trường. • Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phát triển mạnh cũng đang làm tăng giá trị cho ngành cao su, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế. • Việt Nam được nhóm 3 nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới (Thái Lan, Indonesia và Malaysia) mời gia nhập Consortium cao su quốc tế (IRCO) để cùng hợp tác giữ bình ổn giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới. Đây là một thuận lợi lớn cho ngành xuất khẩu cao su Việt Nam bởi vì IRCO hiện đang chiếm 75% tổng sản lượng cao su tự nhiên thế giới, với sự tham gia của Việt Nam, thị phần của IRCO sẽ tăng lên 80%. • Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là đơn vị chính cung ứng gần như tất cả sản lượng mủ cao su xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong và ngoài nước, chiếm tỷ trọng quy mô trên 70% toàn ngành cao su Việt Nam, là hạt nhân phát triển cao su của Việt Nam. Đặc biệt, Tập đoàn còn được Chính phủ giao trách nhiệm phát triển 150,000 ha cao su tại Lào và Campuchia, 50,000 ha cao su tại Tây Nguyên, 100,000 ha cao su tại Tây Bắc. • Việt Nam đứng hàng thứ 4 về xuất khẩu với sản lượng tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao su của Việt Nam giai đoạn 2001-2006 bình quân đạt 17.66%/năm, cao hơn mức bình quân của thế giới khoảng 2%/năm (trong khi Thái Lan: 2.37%, Indonesia: 5.27%, Malaysia: 3.52%). Từ năm 2002-2007, sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng 173%, doanh thu tăng gần 600%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng rất cao nhưng chủ yếu do giá xuất khẩu tăng đột biến còn sản lượng xuất khẩu tăng không đáng kể, chỉ khoảng 10%. • Trong kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam, cao su chế biến mới chỉ đạt 150 triệu USD trong năm 2007, với mặt hàng chính là săm lốp chiếm 11% doanh thu. Mặt khác, giá cao su xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt khoảng 1944 USD/tấn, kim ngạch gần 1.4 tỷ USD. Hiện nay, Việt Nam có gần 10 chủng loại cao su xuất khẩu, nhưng cao su khối SVR 3L vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất (70%). Đây cũng là chủng loại cao su xuất được giá cao nhất hiện nay. Trong năm 2007, cao su khối SVR 3L là chủng loại xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất (chiếm 42.78% tổng lượng cao su xuất khẩu), đạt 308,58 ngàn tấn. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2078 USD/tấn . --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn 8 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI • Việt Nam xuất khẩu cao su đến 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc (chiếm tới 60% lượng xuất khẩu). Năm 2006, Giá xuất khẩu trung bình đạt 1,300 USD/tấn, tăng 4.25% so với xuất khẩu trung bình năm 2006. Loại cao su này được xuất chủ yếu sang các thị trường Bỉ, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc. Năm 2007, xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc đạt 415.7 ngàn tấn với trị giá 816.7 triệu USD. • Trong khi nhiều thị trường có xu hướng giảm xuất khẩu thì đáng chú ý năm 2007 xuất khẩu cao su sang thị trường Malaysia tăng rất mạnh, đạt 34,000 tấn (tăng tới 236.6% về lượng và 254.07% về trị giá so với 2006). Điều đó là do xuất khẩu cao su của Việt Nam rất lớn nhưng chủ yếu nguyên liệu thô (hơn 90%). Do đó, lợi nhuận từ cao su thấp hơn rất nhiều so với Malaysia hay Thái Lan. Mặt khác, hình thức gia công quy mô sản xuất nhỏ và năng suất thấp không đáp ứng được nhu cầu của những sản phẩm có giá cao trên thị trường. Trong khi đó các loại SVR 3L giá thấp, thị trường trên thế giới cần ít (ngoài Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu nhiều) nên Việt Nam bị phụ thuộc rất lớn vào thị trường này. Một điểm yếu nữa của cao su Việt Nam là hầu như không có thương hiệu trên thị trường nên luôn phải bán với giá thấp hơn so với các nước khác. • Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong 10 tháng đầu năm 2008 thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam đã có ở 35 nước với lượng xuất là 516,038 tấn, trị giá 1.37 tỷ đô-la, đơn giá bình quân là 2.662 USD/tấn, giảm 9,2% về lượng nhưng tăng 27,4% về trị giá và tăng 40.2% về đơn giá so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu cao su trong 10 tháng đầu năm dẫn đầu là Trung Quốc (331,942 tấn, chiếm 64.3% tổng sản lượng xuất khẩu). Kế đến là thị trường Hàn Quốc (3.8%), Đức (3.5%), Đài Loan (2.9%) và Malaysia (2.9%). Riêng trong tháng 10, xuất khẩu sang Hoa Kỳ lại tăng nhanh, chiếm 5.6%. Dự kiến xuất khẩu cao su của Việt Nam cả năm 2008 đạt 780 nghìn tấn với kim ngạch 1.8 tỉ USD.. • Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên giá cao su thiên nhiên đang giảm do giá dầu giảm mạnh khiến cho nhu cầu sử dụng cao su tự nhiên tụt giảm. Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, nguyên nhân khiến giá cao su giảm mạnh do giá dầu thô thế giới giảm mạnh khiến xu hướng sử dụng cao su tổng hợp từ dầu (chiếm khoảng 50%) trở lại, đã làm giảm một phần nhu cầu cao su thiên nhiên. Quan trọng hơn, cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và các nước châu Âu đã làm chậm tốc độ phát triển kinh tế, lượng mua sắm ôtô và săm lốp ở các nước phát triển chững lại làm cho sức mua cao su giảm. Bên cạnh đó, hiện cao su Việt Nam đang bước vào thời kỳ tăng sản lượng của cao su (từ tháng 9 đến tháng 12) nên lượng mủ cao su bán ra trên thị trường tăng mạnh làm cho giá mua mủ cao su tuột thê thảm. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn 9 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ III.1. Điều kiện tự nhiên III.1.1. Vị trí địa lý Dự án “Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới” được xây dựng tại: một phần tiểu khu 176 (thửa số 01, tờ BĐDC số 4), và một phần tiểu khu 177 (thửa số 01, tờ BĐDC số 5) xã Liêng Srônh nằm ở phía Tây Bắc huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Hình: Vị trí xây dựng dự án từ ảnh vệ tinh Huyện Đam Rông là một huyện mới được thành lập theo Nghị định số 189/2004/NĐ-CP ngày 17/11/2004 của chính phủ trên cơ sở tách 05 xã phía bắc của huyện Lâm Hà và 03 xã của huyện Lạc Dương. Có tổng diện tích 89,220 ha dân số 30,633 người có đường quốc lộ chạy qua thông với tỉnh Đắc Lắc, là cửa ngõ nối với các tỉnh Tây Nguyên, là khu vực trọng yếu của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực nam Tây Nguyên nói chung Huyện Đam Rông gồm 8 xã: xã Đạ K’Nàng, Phi Liêng, Liêng Srônh, Đạ Rsal, Rô Men, Đạ Mrông, Đạ Tông, Đạ Long. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn 10 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI Xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, với 80% diện tích là đất rừng, nhiều đồng cỏ tự nhiên dưới tán rừng rất lớn thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là nuôi bò. Mùa mưa ở đây kéo dài tới 6 tháng với lượng mưa lớn, chiếm trên 90% lượng mưa của cả năm. Vào mùa mưa, khí hậu ôn hòa, dịu mát, cây cỏ xanh tươi, phát triển mạnh là ưu điểm thuận lợi nhất cho việc phát triển đồng cỏ chăn nuôi bò. III.1.2. Địa hình Khu vực xây dựng dự án có độ cao trung bình từ 500-650 mét so với mặt nước biển. và bị chia cắt mạnh. III.1.3. Khí hậu Mang đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ khí hậu nhiệt đới vùng núi cao mát lạnh quanh năm xuống vùng khí hậu nhiệt đới núi thấp nằm sâu trong nội địa phân hóa khá rõ thành 02 tiểu vùng : Tiểu vùng phía Nam: khí hậu mát và ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 20.5 O – 21.5 C, thích hợp với cây trồng xứ lạnh: cà phê, chè. Tiểu vùng phía Bắc: nhiệt độ trung bình khoảng 22 - 23oC thích hợp với các loại cây trồng nhiệt đới. III.2. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án III.2.1. Hiện trạng sử dụng đất --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn 11 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn 12 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI Khu đất dự kiến xây dựng dự án có diện tích 136.18 ha, trong đó : + Tiểu khu 176 : 89.25 ha trong đó : đất rừng 86.08 ha, đất không có rừng 3.17 ha + Tiểu khu 177 : 46.93 ha trong đó : đất rừng 45.74 ha, đất không có rừng là 1.19 ha. Hai thửa đất này đều là đất rừng sản xuất để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng kết hợp chăn nuôi gia súc tại huyện Đam Rông. III.2.2. Đường giao thông Khu dự án cách Quốc lộ 27 khoảng 10 km đường đất. Ngoài ra, có thể tận dụng đường sông Đa RMăng để đi ra quốc lộ 27 bằng phương tiện thuyền máy nhỏ. Nhìn chung giao thông trong vùng rất thuận tiện cho việc thực hiện dự án. III.2.3. Hiện trạng thông tin liên lạc Điện sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia được quản lý sử dụng bởi Công ty Điện lực Đam Rông. Nước sạch được cung cấp bởi giếng khoan và giếng đào. Mạng lưới bưu chính viễn thông đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng sử dụng trong và ngoài nước, 8/8 xã có Bưu điện văn hóa xã, tất cá các xã có báo đọc hàng ngày, các điểm bưu điện văn hóa đều có kết nối internet. III.2.4. Hạ tầng khác. Về giáo dục: Trên địa bàn huyện có trung tâm học tập cộng đồng… Hệ thống trường phổ thông các cấp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân tại thị trấn, xã.. Về y tế: có Trung tâm y tế huyện, trạm xá trên địa bàn các xã. Đáp ứng nhu cầu khám, điều trị cơ bản cho nhân dân. III.3. Kinh tế - xã hội III.3.1 Về kinh tế -Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 24.9%. - Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 10.8%, Nông Lâm nghiệp chiếm 66.8%, Dịch vụ - Thương mại chiếm 22.4% . + Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá so sánh 1994) năm 2010 đạt 58,640 triệu đồng. Trên địa bàn hiện có 07 cơ sở sản xuất. Sản phẩm chủ yếu: lâm sản, cửa sắt, tôn, nông cụ, khoáng sản, thủy điện, cà phê. + Diện tích một số cây trồng chủ yếu: - Diện tích cây lương thực 4,415.9 ha. - Diện tích cây thực phẩm 318 ha. - Diện tích cây tinh bột lấy củ 994.6 ha. - Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày 139.4 ha. - Diện tích cây cà phê 5,839.8 ha. - GDP bình quân đầu người 10.853 triệu đồng/người/năm. - Tổng thu ngân sách địa phương quản lý 18,250 triệu đồng, chi ngân sách địa phương 200,364 triệu đồng. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn 13 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI III.3.2. Các chỉ tiêu về xã hội - Tỷ lệ hộ nghèo còn 26% (theo tiêu chí cũ). - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1.83%. - Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 23%. - Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 95%. - Tỷ lệ dân số dùng nước sạch là 74%. III.3.3. Chương trình trọng tâm - Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn 2020. - Thực hiện Đề án 30a. - Lập dự án đầu tư xây chợ, bến xe Bằng Lăng. III.3.4. Công trình trọng điểm: - Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản. - Xây dựng nông thôn mới. III.4. Nhận xét chung Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất thuận lợi để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng là những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trang trại bò và trồng cây cao su. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn 14 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI CHƯƠNG IV: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ IV.1. Sự cần thiết đầu tư dự án Việc chăn nuôi bò và trồng cao su cần có vốn đầu tư ban đầu khá cao, có vị trí địa lý thuận lợi về khí hậu, đất đai, nguồn nước… ngoài ra cần phải có kinh nghiệm và tay nghề kỹ thuật của chuyên gia trồng cao su và chuyên gia thú y thì lúc đó mới phát triển bền vững được. Vì vậy sau nhiều năm nỗ lực, sản lượng cao su và bò thịt vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi và chế biến cao su tại địa phương. Đứng trước nguy cơ đó, chính quyền phải tìm cách đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp trồng cây lâu năm cao su và chăn nuôi bò thịt trong nước. Dự án tăng đàn bò thịt, và trồng cao su là một chiến lược cần thiết về lâu dài để Việt Nam nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng nhằm chủ động cũng như đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thịt bò, và cao su ngày càng tăng của thị trường trong nước. Sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế và kỹ thuật trong lĩnh vực này, Công ty TNHH SX TM PHƯỚC LÂM chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng Dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới tại Đam Rông tỉnh Lâm Đồng, một nơi có khí hậu ôn hòa, nguồn nước dồi dào và đất đai màu mỡ. Vùng đất này hứa hẹn sẽ là khu liên hợp lớn nhất, hiện đại nhất tỉnh Lâm Đồng bằng việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay. Từ đó chúng tôi tin tưởng rằng không bao lâu nữa nhân dân tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh trong khu vực sẽ được hưởng thụ các sản phẩm từ thịt tốt nhất, lượng cao su tốt nhất mà dự án đem lại với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong tỉnh và khu vực ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhâ p và nâng cao đời sống của nhân dân đồng thời tạo việc làm cho lao động tại â địa phương, chúng tôi tin rằng dự án dựng Dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới tại Đam Rông tỉnh Lâm Đồng là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay. IV.2. Mục tiêu của dự án Dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới tại Đam Rông tỉnh Lâm Đồng theo mô hình khép kín từ trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến nhằm cung cấp một lượng lớn thịt bò tươi cũng như các sản phẩm từ cao su với chất lượng cao, giá thành thấp cho nhân dân tỉnh Lâm Đồng và cả Việt Nam. Vì vậy, để phát triển và đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, dự án cần thực hiện những mục tiêu sau: - Tổ chức Dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới tại Đam Rông tỉnh Lâm Đồng theo phương châm "năng suất cao - chi phí thấp - phát triển bền vững". - Nâng cao chất lượng thịt cho người tiêu dùng, giá thành sản phẩm thấp. Xây dựng thương hiệu của công ty lớn mạnh và có tầm cỡ. - Xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, áp dụng công nghệ cao, tập trung giảm chi phí, tăng hiệu quả, giúp ngành chăn nuôi bò thịt, trồng cao su phát triển bền vững. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan