Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở hoà bình thời kỳ hội nhập quốc tế...

Tài liệu đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở hoà bình thời kỳ hội nhập quốc tế

.PDF
28
28
115

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN ĐÔNG §éI NGò C¸N Bé CHñ CHèT VÒ KINH TÕ CÊP TØNH ë HßA B×NH THêI Kú HéI NHËP QUèC TÕ Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 01 tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ Hµ Néi - 2015 C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS NGUYỄN MINH QUANG PGS.TS ĐOÀN XUÂN THỦY Ph¶n biÖn 1: Ph¶n biÖn 2: Ph¶n biÖn 3: LuËn ¸n sÏ ®­îc b¶o vÖ tr­íc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc viÖn häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh. Vµo håi giê ngµy th¸ng n¨m 2015 Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i: Th­ viÖn Quèc gia vµ Th­ viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Về tính cấp thiết của đề tài Cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là một bộ phận quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, là nguồn nhân lực chất lượng cao của bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Đội ngũ cán bộ này giữ vai trò quyết định trong việc hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội nói chung mà đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Sự vững mạnh của hệ thống chính trị cũng như hiệu lực, chất lượng của bộ máy hành chính nhà nước được quyết định bởi nhiều yếu tố. Nhưng xét cho đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Sự phát triển hay trì trệ của một quốc gia, một vùng, một địa phương hay một lĩnh vực, một ngành nào đó phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ chủ chốt, lực lượng lãnh đạo, quản lý của bộ máy nhà nước. Những thành tựu trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta những năm qua, trong đó có sự đóng góp lớn lao của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế với những lớp người tâm huyết, năng động, dám nghĩ, dám làm… Hoà Bình là một tỉnh miền núi khó khăn với 63% là người dân tộc thiểu số. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP 10,5%/năm; xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và đặc biệt là sự đoàn kết khắc phục khó khăn, vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đóng góp vào thành tích chung ấy, có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong việc hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ và vận hành bộ máy quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, so với yêu 2 cầu và tiềm năng phát triển của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh nước ta còn kém về nhiều mặt: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất đạo đức… và đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế và hiệu quả sử dụng thấp, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh… thậm chí có những mặt còn tụt hậu so với yêu cầu phát triển. Hiện nay, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình không nằm ngoài tình trạng chung của cả nước. Thậm chí, là một tỉnh miền núi nên bộc lộ những khó khăn, yếu kém, hạn chế còn ở mức cao hơn. Điều đó đang tạo nên những lực cản đối với quá trình phát triển kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của tỉnh. Vì vậy, vấn đề: “Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế” được chọn làm đề tài nghiên cứu luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế. Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế ở tỉnh Hoà Bình những năm qua. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh (do tỉnh quản lý) về: số lượng, chất lượng, cơ cấu, hiệu quả công tác,... với tư cách là lực lượng có vai trò quyết định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình thời kỳ hội nhập quốc tế. 3 3.2. Phạm vi Luận án không nghiên cứu đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Hoà Bình gồm: - Giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành, khối kinh tế. - Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, các doanh nghiệp thuộc tỉnh (Doanh nghiệp hạng II trở lên). - Chủ tịch huyện (thành phố trực thuộc tỉnh), phó chủ tịch UBND huyện (thành phố trực thuộc tỉnh) phụ trách kinh tế. Về thời gian: Giai đoạn 2000 đến nay và đề xuất giải pháp ngắn hạn đến 2020 và dài hạn đến 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu kết hợp phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích, đánh giá vấn đề. Đồng thời kết hợp các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản với tư tưởng Hồ Chí Minh xuyên suốt chủ đề nghiên cứu của luận án. Các phương pháp nghiên cứu trong luận án là kết hợp: diễn giải, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, thống kê, điều tra khảo sát, tư vấn chuyên gia,... để nghiên cứu. Những phương pháp cụ thể này được áp dụng phù hợp theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của từng chương, tiết. 5. Những đóng góp khoa học của luận án - Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ về kinh tế cấp tỉnh. Nêu bật đặc điểm và các nhân tố tác động và vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. Và sự cần thiết nâng cao vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 4 - Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở tỉnh Hoà Bình. Chỉ ra những mặt mạnh, điểm yếu trong công tác đội ngũ này một cách khách quan, khoa học làm tiền đề xây dựng chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế. - Đề xuất phương hướng và những giai pháp vừa trước mắt, vừa lâu dài để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 6. Kết cấu của luận án Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung gồm 04 chương, 09 tiết. - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình thời kỳ hội nhập quốc tế - Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn để đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. - Chương 3: Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình những năm qua. - Chương 4: Quan điểm, phương hướng và giải pháp để đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HÒA BÌNH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH 1.1.1. Khái quát các công trình nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Nền kinh tế tri thức có vai trò quan trọng đối với sự thay đổi cách thức điều hành nền kinh tế hay doanh nghiệp hiện đại, trong đó có tư duy về lãnh đạo, quản lý. Tư duy lãnh đạo quản lý ngày càng dựa trên “tri thức” hay là phương pháp tiếp cận dựa trên “hoạt động quản lý tri thức” nhằm tổ chức hiệu quả và xây dựng chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế tri thức. Các tác giả thông qua phân tích các hoạt động tổ chức dựa trên tri thức và vai trò của quản lý nhân sự, bồi dưỡng, chia sẻ kiến thức và cùng sáng tạo giữa nhà lãnh đạo với các thành viên trong bộ máy quản lý nhà nước hay doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu quản lý. 1.1.2. Khái quát các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát triển tài nguyên nhân lực của quốc gia là một nhiệm vụ cấp bách, là một nội dung, một giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn tới. Đây là một vấn đề có tính quy luật của mọi quốc gia, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những nước đang ở trình độ phát triển thấp như ở Việt Nam. Cũng là một chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước ta đề ra và triển khai từ 6 nhiều năm qua, đồng thời cũng tiếp tục là một giải pháp đột phá, chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn tới. Những công trình nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt đối với quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước. Đồng thời cũng thẳng thắn thừa nhận những vấn đề yếu kém của đội ngũ cán bộ chủ chốt trước yêu cầu phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. 1.2. TỔNG HỢP TỪ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Các vấn đề được nghiên cứu thống nhất Tổng hợp từ 10 công trình nước ngoài và 16 công trình nghiên cứu trong nước trên đây, có thể khái quát ba nhóm nội dung nghiên cứu đã được phân tích, luận giải cơ bản: - Năng lực và kỹ năng lãnh đạo quản lý của cán bộ chủ chốt là yếu tố quyết định sự thành công, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. - Cần phải xây dựng hệ tiêu chuẩn của người cán bộ chủ chốt đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, mạnh mẽ. - Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt đóng vai trò quan trọng trong xây dựng bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước ta. 1.2.2. Các vấn đề đang tiếp tục nghiên cứu Bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, Việt Nam muốn thành công trong phát triển kinh tế, giữ vững chế độ chính trị, ổn định xã hội phụ thuộc rất lớn vào quy mô và chất lượng nguồn nhân lực, trong đó trước hết phải kể đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các ngành, các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội. Đội ngũ này phải được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện 7 thường xuyên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; hội tụ cả năng lực tư duy và năng lực hoạt động thực tiễn, đủ sức gánh vác những nhiệm vụ to lớn, phức tạp trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ gắn với nền kinh tế tri thức. Vì vậy, công tác cán bộ, đặc biệt là công tác cán bộ với đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế nói riêng đang đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ: - Thực hiện đổi mới công tác đánh giá cán bộ. - Đổi mới phương thức xây dựng quy hoạch cán bộ. - Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt. - Định hình tố chất của nhà quản lý đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 1.2.3. Các vấn đề mới cần làm sáng tỏ trong luận án - Về lý luận: Tác giả luận án dựa trên cơ sở lý luận đã được nghiên cứu trong các công trình khoa học trong và ngoài nước để đưa ra những vấn đề lý luận liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án là đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. - Làm rõ đặc thù của tỉnh Hòa Bình đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. - Quan điểm, giải pháp của tỉnh Hòa Bình đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. 8 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh - Các khái niệm: Cán bộ; Cán bộ chủ chốt; Cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. - Đặc điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. - Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong quá trình hội nhập quốc tế. + Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt. + Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt. + Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 2.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.2.1. Những nội dung yêu cầu cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế 2.2.1.1. Tiêu chuẩn hoá cán bộ Tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt về kinh tế thực chất là những quy định về trình độ, năng lực tổ chức, quản lý chuyên môn nghiệp vụ, về phẩm chất, 9 đạo đức và các tiêu chuẩn cần thiết khác mà người cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh cần có để quản lý và điều hành tổ chức và doanh nghiệp có hiệu quả. Những tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế gồm có: - Tiêu chuẩn chung. - Tiêu chuẩn về phẩm chất. - Tiêu chuẩn về năng lực: Năng lực chuyên môn; năng lực tổ chức quản lý. - Tiêu chuẩn về sức khoẻ, độ tuổi, kinh nghiệm công tác. 2.2.1.2. Các khâu trong công tác cán bộ đối với cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Công tác cán bộ là những công việc cụ thể, được tiến hành đồng bộ trên tất cả các khâu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, bao gồm: tiêu chuẩn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt, bố trí, sử dụng, luân chuyển, điều động, chính sách, quản lý, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Để đảm bảo đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh “đủ số lượng, mạnh về chất lượng và cơ cấu phải đồng bộ”, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế phải được coi trọng ngang tầm với những yêu cầu mới, khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều. Yêu cầu các khâu trong công tác cán bộ phải được tiến hành đồng bộ, không được coi nhẹ khâu nào, giữa các khâu có mối quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau, khâu này là tiền đề, là cơ sở của khâu kia. 2.2.2. Những yêu cầu mới đặt ra đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay - Xuất phát từ yêu cầu của quá trình xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Xuất phát từ yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 10 - Xuất phát từ yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức. - Xuất phát từ yêu cầu của quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế. - Yêu cầu mới đặt ra đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình thời kỳ hội nhập quốc tế. 2.3. KINH NGHIỆM VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG NƯỚC 2.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội - Thực hiện đồng bộ, hiệu quả, chất lượng chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ. - Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức. - Chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài trong hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội. 2.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc - Chỉ đạo kịp thời đảng bộ các sở, ban, ngành, các huyện, thành, thị uỷ trực thuộc xây dựng các chức danh lãnh đạo chủ chốt của địa phương, đơn vị. - Đổi mới công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức được đổi mới trên các mặt: tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đánh giá, sắp xếp, bố trí. - Tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đang công tác, chủ động thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức yếu kém về năng lực, trình độ, sức khoẻ. 2.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ - Thường xuyên chú ý đến việc xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ và cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. - Lấy qui hoạch cán bộ làm căn cứ, đồng thời gắn với việc sắp xếp kiện toàn tổ chức, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức và quan tâm đến chính 11 sách động viên, hỗ trợ vật chất đối với cán bộ, công chức lãnh đạo diện luân chuyển. 2.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra Một là, gắn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của sở, ban, ngành và các huyện, nhằm tạo sự đồng bộ và thống nhất trong chủ trương cũng như cách thức triển khai thực hiện cụ thể. Hai là, đổi mới công tác cán bộ cả về quan điểm, nội dung, phương pháp tổ chức quản lý, chế độ trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. Ba là, kế hoạch hóa việc xây dựng và tuyển chọn đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. Bốn là, thực hiện tốt quy định về phân cấp quản lý cán bộ chủ chốt các cấp. Năm là, đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. 12 Chương 3 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HOÀ BÌNH NHỮNG NĂM QUA 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - Xà HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH VỀ KINH TẾ Ở HOÀ BÌNH 3.1.1. Những đặc điểm tự nhiên Hoà Bình là tỉnh miền núi, có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó gần nửa diện tích toàn tỉnh là vùng núi cao khoảng 600 - 700m. Điều kiện địa hình khó khăn, hiểm trở là khó khăn lớn cho công tác quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, các khu công nghiệp quy mô lớn, phát triển hệ thống giao thông, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh; ảnh hưởng lớn đến việc cải thiện và nâng cao sức hấp dẫn của môi trường đầu tư cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh; gây khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; dẫn đến tình trạng “chảy máu” chất xám và nguồn vốn. Bài toán thu hút nhân tài, nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đòi hỏi đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế phải xây dựng cơ chế, chính sách kinh tế hiệu quả, có tầm tư duy chiến lược nhằm khắc phục bất lợi thế trên. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Hòa Bình ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Đặc điểm của Hòa Bình là một tỉnh miền núi với sự đa dạng về cộng đồng và văn hóa của các dân tộc. Đây vừa là điểm lợi thế song cũng dẫn đến những khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội ở những huyện vùng cao, đòi hỏi những chính sách kinh tế - xã hội cần chú trọng tới sự khác biệt vùng miền, cơ cấu nguồn lực của mỗi vùng miền nhằm khai thác tối 13 đa lợi thế của các địa phương này. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh cần phải thường xuyên được điều động, luân chuyển về các huyện khó khăn nhằm tăng cường cán bộ cho các huyện và nắm bắt rõ những đặc điểm kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh, là cơ sở để ban hành và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và của tỉnh Hòa Bình nói riêng. 3.2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở TỈNH HÒA BÌNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.2.1. Thực trạng chung về đội ngũ cán bộ chủ chốt 3.2.1.1 Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Hòa Bình Nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình có bước phát triển mới về cả chất lượng, số lượng và cơ cấu, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hoà Bình. Được rèn luyện, thử thách và trưởng thành qua các thời kỳ cách mạng, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh có chất lượng khá toàn diện so với những năm trước đây, đã có bước trưởng thành và phát triển ngày càng cao hơn cả về cơ cấu và chất lượng. Biểu 3.8: Cơ cấu cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2013 Đơn vị: Người Cơ cấu giới tính Độ tuổi Dân tộc Kinh Mường Thái Tổng số 3040 tuổi 1 4 0 5 4050 tuổi 20 11 1 32 5060 tuổi 33 30 3 66 Nữ Tỷ lệ (%) 6 5 0 11 10,34% 11,63% 0% 10,48% Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận Đại học Sau ĐH Trun g cấp 47 37 4 88 10 5 0 15 3 2 1 6 Cử nhâ n 1 11 1 13 Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hòa Bình các năm 2010 - 2013. Cao cấp 53 29 2 84 14 3.2.1.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Hòa Bình * Về trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Hòa Bình Trong những năm qua, Hòa Bình đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế, do vậy chất lượng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đã được nâng lên rõ rệt. Biểu 3.9: Trình độ đào tạo của cán bộ chủ chốt về kinh tế ở các sở, ban, ngành Hòa Bình (2005 - 2013) Đơn vị: người Trình độ chuyên môn Năm Đại Thạc học sĩ 2005-2010 50 11 2010-2013 50 14 Trình độ lý luận Trung Cử cấp nhân 0 2 7 52 1 3 6 56 Tiến sĩ Cao cấp Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hoà Bình các năm 2005-2013. * Về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của đội ngũ cán bộ Thế mạnh về trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng lãnh đạo quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình đã góp phần phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm qua. * Về năng lực lãnh đạo, quản lý Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình đã có bước trưởng thành khá toàn diện, nêu cao vai trò trách nhiệm, tích cực rèn luyện, nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý đáp 15 ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Thành tựu của công cuộc đổi mới gần 30 năm qua của tỉnh Hoà Bình đã chứng minh rằng, năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt về kinh tế của tỉnh đã thực sự có chuyển biến mới. 3.2.2. Thực trạng thực hiện các khâu trong đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Tỉnh uỷ Hoà Bình đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên và người đứng đầu của tổ chức trong hệ thống chính trị”. Căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Trung ương và Bộ Chính trị về công tác cán bộ, Tỉnh uỷ đã nghiên cứu cụ thể hoá thành những quy chế, quy trình, quy định về công tác cán bộ và thực hiện tất cả các khâu trong công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung và cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. Kết quả thực hiện các khâu trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế được thể hiện trên một số lĩnh vực sau: - Công tác xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. - Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. - Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. - Công tác đề bạt, bổ nhiệm, điều động và luân chuyển cán bộ. - Công tác chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. 16 3.2.3. Đánh giá chung về đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh của Hòa Bình 3.2.3.1. Những kết quả chủ yếu Một là, việc xây dựng quy hoạch cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình đã đạt được những thành công ban đầu. Hai là, việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện công khai, dân chủ, bảo đảm bố trí sử dụng đúng cán bộ công chức ở vị trí khác nhau, theo đó hầu hết các cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đã phát huy được năng lực, sở trường và chuyên môn đào tạo của mình. Ba là, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao mặt bằng trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Bốn là, mối quan hệ giữa quy hoạch cán bộ với công tác đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ được đảm bảo về cơ bản. Năm là, công tác xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ đã đảm bảo tạo động lực về vật chất và tinh thần đối với cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh yên tâm, phấn khởi, gắn bó, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sáu là, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh thực hiện tương đối đồng bộ các khâu nên tạo sự chuyển biến tích cực. 3.2.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình - Về cơ cấu đội ngũ cán bộ, nhìn chung chưa đồng bộ và còn có những mặt bất cập, như về giới tính, độ tuổi. - Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa quán triệt đầy đủ và sâu sắc quan điểm công tác cán bộ 17 chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. - Không ít cán bộ chủ chốt về kinh tế còn thiếu những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng lãnh đạo quản lý trong điều kiện xây dựng và phát triển nền kinh tế mở rộng giao lưu hợp tác, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. - Công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế và pháp luật theo cơ chế mới cho cán bộ chưa theo kịp yêu cầu hội nhập và phát triển. - Năng lực tư duy, sáng tạo, đặc biệt là tư duy kinh tế, năng lực quản lý kinh tế thị trường, quản lý xã hội, quản lý nhà nước của một bộ phận cán bộ chủ chốt về kinh tế còn hạn chế. - Một bộ phận cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh còn hạn chế về trình độ, kiến thức, năng lực công tác. 3.2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với thực hiện các khâu trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình Thứ nhất, việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh còn chung chung, chưa cụ thể ở từng chức danh, ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Thứ hai, công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở một số địa phương, đơn vị chưa được coi trọng, chất lượng, hiệu quả còn thấp. Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh chưa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn, quy hoạch và sử dụng cán bộ; chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế. Thứ tư, việc điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ có lúc còn lúng túng, coi nhẹ tiêu chuẩn, có nơi còn chắp vá; việc tạo 18 nguồn cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở một số địa phương, đơn vị còn hẫng hụt, bị động, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ. Thứ năm, chính sách cán bộ còn nhiều bất cập, nhất là đối với cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh được luân chuyển, điều động về cơ sở. Thứ sáu, công tác quản lý đội ngũ cán bộ chưa thật chặt chẽ. 3.2.3.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế - Nguyên nhân khách quan. - Nguyên nhân chủ quan.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan