Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đồ án tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện ...

Tài liệu Đồ án tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam

.PDF
61
1
75

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2021 TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Thuộc nhóm ngành khoa học: Luật Hình Sự Lâm Đồng, tháng 5/2021 191 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2021 TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Thuộc nhóm ngành khoa học: Luật Hình Sự Sinh viên thực hiện: 1. Lê Thị Thảo Dân tộc: Kinh 2. Lê Thị Thu Hồng Dân tộc: Kinh 3. Cao Thị Hương Dân tộc: Raglai 4. Tơ Ngôl Náo Dân tộc: Cơ Tu Lớp, khoa: LHK41A – Khoa luật học Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4 năm Ngành học: Luật Học (Lê Thị Thảo) Người hướng dẫn: Thạc Sĩ. Trần Thị Ngọc Kim Lâm Đồng, tháng 5/2021 192 MỤC LỤC 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4 5. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................................ 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ........................................................................ 5 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu khoa học ...................................................................... 5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 6 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam ....................................................................................................................... . 6 1.1.1. Khái niệm Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ............................................................................ 6 1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ......................................................... 7 1.1.3.Nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội và hậu quả pháp lý của của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nhằm thực hiện chiếm đoạt tài sản ............................................................................................................................... 11 1.1.4. Hình phạt của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong luật Hình sự Việt nam........................ 16 1.1.5 Phân biệt Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. ................. 16 1.2. Lịch sử lập pháp hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong luật Hình sự Việt nam từ năm 1999 đến nay..................................................................................... …… 20 1.2.1. Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2009 ............................................................. 20 1.2.2. Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017 ............................................................. 22 193 1.2.3. Giai đoạn từ năm 2017 đến nay ....................................................................... 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÉT XỬ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TỪ NĂM 2017 ĐẾN NĂM 2020 TẠI VIỆT NAM .................................................................................................................................. 27 2.1. Tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ............................................................. 27 2.1.1. Thực trạng tình hình tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020..................................................................................................................... 27 2.1.2. Các phương thức thủ đoạn phạm tội ................................................................ 29 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2020 ................................................................................ 32 2.2.1. Những kết quả đạt được.................................................................................... 32 2.2.2.Những khó khăn, vướng mắc ............................................................................. 35 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót .......................................................... .................................................................................................................................... 41 2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ..................................................................................................... 41 2.3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao quy định pháp luật ...................................... 41 2.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật .................................... 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 45 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 46 194 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1 Phân biệt Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Bảng 2 Thống kê tình hình Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản giai đoạn 2017-2020 195 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  XHCN :Xã Hội Chủ Nghĩa  TTLT :Thông Tư Liên Tịch  BCA :Bộ Công An  BQP :Bộ Quốc Phòng  BTP :Bộ Tư Pháp  BTTTT :Bộ Thông Tin Và Truyền Thông  VKSNDTC :Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao  TANDTC :Tòa Án Nhân Dân Tối Cao  CSĐT :Cảnh Sát Điều Tra  CMND :Chứng minh nhân dân  OTP :Mật khẩu chỉ sử dụng một lần  ATM :Máy rút tiền tự động  PIN :Mã số định danh cá nhân  PDF :Định dạng tài liệu di động, tập tin văn bả 196 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam - Sinh viên thực hiện: 1. Lê Thị Thảo 2. Lê Thị Thu Hồng 3. Cao Thị Hương 4. TơNgôl Náo - Lớp: LHK41A Khoa: Luật học Năm thứ: 4 Số năm đào tạo: 4 - Người hướng dẫn: Th.s Trần Thị Ngọc Kim 2. Mục tiêu đề tài: - Làm rõ khái niệm, dấu hiệu pháp lý của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nhằm thực hiện chiếm đoạt tài sản. - Lịch sử lập pháp của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nhằm thực hiện chiếm đoạt tài sản. - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội và hậu quả pháp lý của của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nhằm thực hiện chiếm đoạt tài sản. - Phân biệt Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nhằm thực hiện chiếm đoạt tài sản với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. - So sánh với pháp luật nước ngoài quy định về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. - Thực tiễn xét xử tội phạm phạm Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ năm 2017 đến năm 2020 tại Việt Nam. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nhằm thực hiện chiếm đoạt tài. 197 3. Tính mới và sáng tạo: Nhóm tác giả cập nhật tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản về số liệu thực tế, cũng như tình hình diễn biến tội phạm tại Việt Nam. Vận dụng những quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời so sánh với những quy định của các văn bản luật giai đoạn trước nhằm đánh giá được sự thay đổi trong các quy định của pháp luật từ đó tìm ra giải pháp cũng như đưa ra các kiến nghị phù hợp. 4. Kết quả nghiên cứu: Thứ nhất, làm rõ các quy định của pháp luật về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Thứ hai, hân biệt Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thứ ba, nêu được thực trạng tình hình tội phạm vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2017-2020; Thứ tư, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong việc phòng, chống tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong công tác phòng, chống tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, nâng cao ý thức phòng tránh của người dân, giảm thiểu thiệt hại. 198 6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày tháng năm Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): Ngày Xác nhận của trường đại học Người hướng dẫn (ký tên và đóng dấu) (ký, họ và tên) 199 tháng năm TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Ảnh 4x6 Họ và tên: LÊ THỊ THẢO Sinh ngày: 21 tháng 11 năm 1999 Nơi sinh: Tuy Phước, Bình Định Lớp: LHK41A Khóa: 41 Khoa: Luật học Địa chỉ liên hệ: 70B/2 Bùi Thị Xuân, phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Điện thoại: 0981281763 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: Luật học Khoa: Luật học Kết quả xếp loại học tập: Trung bình Sơ lược thành tích: không * Năm thứ 2: Ngành học: Luật học Khoa: Luật học Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lược thành tích: Học bổng Giỏi * Năm thứ 3: Ngành học: Luật học Khoa: Luật học Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc 200 Sơ lược thành tích: Học bổng Xuất sắc * Năm thứ 4: Ngành học: Luật học Khoa: Luật học Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc Sơ lược thành tích: Ngày Xác nhận của trường đại học tháng năm Sinh viên chịu trách nhiệm chính (ký tên và đóng dấu) thực hiện đề tài (ký, họ và tên) 201 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩ quan trọng, tạo tiền đề tích cực cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, sự xuất hiện và phát triển mạnh của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử đang được sử dụng phổ biến và đóng một vai trò hết sức quan trọng, đã làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đất nước. Cũng như bất kì một thành tựu khoa học nào của nhân loại, khi mà các thành tựu càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội thì càng dễ bị lợi dụng, sử dụng hoặc là mục tiêu của các đối tượng phạm tội. Mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bên cạnh những thuận lợi mang lại, nó cũng được các đối tượng triệt để lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt là hành vi chiếm đoạt tài sản. Phần lớn đối tượng phạm tội là học sinh, sinh viên có kiến thức và đam mê công nghệ thông tin, một số ít là cán bộ, công chức. Chúng thường tập hợp, liên kết với nhau thông qua các diễn đàn trên mạng internet để chia sẻ công cụ, cách thức, thủ đoạn phạm tội. Vì vậy thủ đoạn này càng tinh vi, kín đáo và có sự thay đổi phương thức liên tục nhằm lẩn tránh sự phát hiện của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Theo thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông, hiện nay nước ta có khoảng 68,17 triệu người sử dụng internet (01/2020), trong đó tổng số người sử dụng dịch vụ internet đã tăng khoảng 6,2 triệu kể từ năm 2019 đến năm 2020. Về ứng dụng công nghệ thông tin, 100% cơ quan nhà nước có trang, cổng thông tin điện tử, cung cấp hơn 100 nghìn dịch vụ công trực tuyến các loại phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đây chính là môi trường hấp dẫn cho các đối tượng lợi dụng phạm tội. Thủ đoạn là lấy cắp thông tin, thẻ tín dụng của người có tiền, sau đó sử dụng thông tin này chuyển tiền từ tài khoản thẻ tín dụng vào tài khoản trực tuyến khác hoặc sử dụng thông tin tài khoản của cá nhân, tổ chức mở tại ngân hàng mua tài sản, hàng hóa, vé máy bay,…trên các trang web trực tuyến cho người thực hiện hành vi chiếm đoạt. Tính từ năm 2017 đến 2020, Tòa án nhân dân tối cao đã xét xử 40 vụ án về Tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với 58 bị cáo, tổng số tài sản thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng, điều đó cho thấy tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là một loại tội phạm mới và có nguy cơ phát triển mạnh trong thời gian 202 2 sắp tới tại Việt Nam vì ngày nay mạng xã hội trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang ngày càng phát triển. Trước thực trạng trên, để đánh giá một cách đúng đắn thực trạng tình hình Tội sử dụng mạng máy tính mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên mạng tại Việt Nam, chúng ta cần phải đi sâu phân tích, làm rõ các hệ thống pháp luật quy định về loại tội phạm này, từ đó đề ra các kiến nghị nhằm hạn chế loại tội phạm này tại Việt Nam. Do vậy việc chọn đề tài “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu khoa học là đáp ứng yêu cầu khách quan và cấp thiết hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ở nhiều góc độ khác nhau như: - Hà Lập Ninh (2018), “Phòng ngừa tình hình tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn Thạc sĩ luật học, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội. Tác giả đã đánh giá được thực trạng phòng ngừa tình hình Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. - - Vũ Thu Trang (2016), “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong luật Hình sự Việt Nam”. Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội. Tác giả đã làm sáng tỏ được một số các vấn đề lý luận, thực tiễn về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đồng thời cũng kiến nghị đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Nguyễn Hoàng Nam (2017), “Tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)”. Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã làm rõ quy định của Luật Hình sự về Tội sử 203 3 dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ đó cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. - Nguyễn Dương, “Nguyễn Hữu Tiến cùng đồng phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”. “Báo Dân Trí”- 20/02/2020 Đề tài truy cập tại: https://dantri.com.vn/phap-luat/bo-cong-an-thong-tin-tiep-vulua-dao-hon-10000-nguoi-bang-hinh-thuc-da-cap-20200220171217679.htm vào - lúc 13 giờ ngày 10/10/2020 Quang Thọ - Nguyễn Khánh, “NDĐT- Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh ngày 1/5 cho biết đã chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố năm đối tượng, trong đó có ba đối tượng người Trung Quốc về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 4, điều 290 Bộ luật hình sự”. “Báo Nhân Dân”02/5/2020 Đề tài truy cập tại: https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/triet-pha-duong-daysu-dung-cong-nghe-cao-chiem-doat-tai-san- - 457070/?fbclid=IwAR2MMj_9uG1egclif0E2d1exHiC0grtlKCWP6_Rc3mWehef7ZCtOBWpu_4.ht vào lúc 13 giờ ngày 10/10/2020 Thanh Hoa, “Mới đây, cơ quan công an đã khởi tố lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Thời gian vàng (Gold Time Group) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". “Tạp Chí Tài Chính” - 31/8/2020 Đề tài truy cập tại: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/bat-nhao-kinhdoanh-da-cap-trai-phep-327288.html vào lúc 13 giờ ngày 10/10/2020 Nhìn chung các công trình nêu trên đã đề cập tới một số khía cạnh của Tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của những tác giả trên chỉ giới hạn trong một địa bàn nhất định. Trước tình hình đó, nhóm tác giả nhận thấy vẫn còn một số vấn đề cần phải đi sâu hơn để từ đó có thể hoàn thiện được một đề tài nghiên cứu về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện 204 4 hành vi chiếm đoạt tài sản một cách toàn diện hơn bằng cách mở rộng phạm vi nghiên cứu trên cả nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Bài nghiên cứu khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên cơ sở nghiên cứu số liệu trên địa bàn toàn quốc. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 tại Việt Nam. + Phạm vi thời gian: Nghiên cứu Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ năm 2017 đến 2020. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Thông qua việc nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật. - Nhiệm vụ: + Phân tích một số vấn đề chung về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. + Đánh giá thực trạng Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn toàn quốc. + Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật. 5. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài - Cơ sở lý luận: Bài nghiên cứu khoa học được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực trong đó có lĩnh vực về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. - Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu khoa học sử dụng phương pháp nghiên cứu biện chứng duy vật, lịch sử với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp và các phương pháp khác để làm rõ khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương 205 5 tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 và từ đó làm rõ thực tiễn áp dụng điều luật này trong thực tế xét xử để chỉ ra được những hạn chế của pháp luật hình sự về tội phạm này. Qua đó, nhóm tác giả mới có hướng đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của bài nghiên cứu khoa học sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và nâng cao vai trò của việc hoàn thiện quy định của pháp luật về tội phạm này. Đồng thời bài nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo ngành luật 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu khoa học Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu được kết cấu làm 2 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực trạng xét xử và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về Tội phạm sử dụng dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ năm 2017 đến năm 2020 tại Việt Nam 206 6 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật hình sự phải bị xử lý hình sự. Mạng máy tính là mạng viễn thông kỹ thuật số cho phép các nút mạng chia sẻ tài nguyên. Trong các mạng máy tính, các thiết bị máy tính trao đổi dữ liệu với nhau bằng các kết nối giữa các nút. Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông. Chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hay còn gọi là tội phạm công nghệ cao. Bằng cách lợi dụng những tính năng đặc thù của công nghệ mà chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với những thủ đoạn khác nhau. Dựa vào khái niệm tội phạm được quy định trong Luật hình sự Việt Nam có thể đưa ra khái niệm về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như sau: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi thực hiện với lỗi cố ý bằng việc sử dụng phương tiện phạm tội là mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện 207 7 tử nhằm xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân được pháp luật hình sự bảo vệ. Trên cơ sở khái niệm có thể thấy tội phạm này có một số đặc điểm như sau: Thứ nhất là đặc điểm về phương tiện phạm tội, người phạm tội sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại như mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Đặc điểm về phương tiện phạm tội này là điểm căn bản, tạo ra sự khác biệt giữa tội phạm này với tội phạm truyền thống. Thứ hai là về mục đích phạm tội, tất cả những hành vi của người phạm tội, việc sử dụng công cụ phạm tội đều nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Hành vi người phạm tội sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin nhằm nhiều mục đích khác nhau nhưng đối với tội phạm mà đề tài nghiên cứu đề cập tới thì hành vi được thực hiện nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản mới là hành vi thuộc tội này. Thứ ba là đặc điểm về chủ thể thực hiện tội phạm, người phạm tội thường là người am hiểu về công nghệ thông tin, dùng những kiến thức về công nghệ thông tin để phục vụ cho việc phạm tội của mình. Thứ tư là về tài sản chiếm đoạt trong tội này có thể là tài sản thông thường như vật, tiền, giấy tờ có giá trị và tài sản ảo (tài sản có giá trị như tài sản thông thường khi được đem ra thanh toán, giao dịch, mua bán, quy đổi sang giá trị thực tế). Thứ năm là về tính chất của hành vi phạm tội, các hành vi phạm tội trong lĩnh vực công nghệ thông tin thường rất tinh vi và xảo quyệt. Người phạm tội có thể thực hiện hành vi trong thời gian rất ngắn, ở bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu. Ngoài những đặc điểm trên, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản còn một số đặc điểm khác như tính không biên giới của loại tội này, tính chất tội phạm ngày càng tăng về số lượng và hậu quả,… 1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản 1.1.2.1 Khách thể của tội phạm Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được quy định tại Chương XXI - Các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Như vậy, có thể thấy việc sắp xếp tội trên trong Bộ luật hình sự Việt Nam phản ánh khách thể của tội phạm này nằm trong khách thể loại của nhóm tội là an toàn công cộng, trật tự công cộng. Khách thể trực tiếp của tội phạm là an toàn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hoạt động bình thường của mạng máy tính, mạng viễn 208 8 thông, phương tiện điện tử, môi trường giao dịch điện tử, hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng,… Qua thực tế, đã có các cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng hệ thống mạng và các phương tiện điện tử đều được thiết lập một hệ thống bảo mật riêng theo nhiều phương thức khác nhau. Nhưng từ đó tội phạm cũng lợi dụng chính môi trường của hệ thống mạng để thực hiện hành vi phạm tội bằng các công cụ và phương tiện khác nhau cũng đồng nghĩa với việc xâm phạm và phá vỡ hoạt động cùng với sự an toàn của hệ thống công nghệ thông tin. Hay nói cách, đó là việc trực tiếp xâm hại đến sự an toàn trong hoạt động của hệ thống máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử. Điều đặc biệt ở hệ thống mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử là sự kết nối mang tính chất công cộng, rộng hơn có thể là mang tính chất toàn cầu. Do đó, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được quy định tại Chương XXI - Các tội xâm phạm trật tự an toàn công cộng, trật tự công cộng. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản, bằng cách lợi dụng hoạt động bình thường của hệ thống công nghệ thông tin để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Bởi tội phạm có thể xâm nhập vào hệ thống an toàn, bẻ khóa bảo mật và thực hiện hành vi phạm tội thì chứng tỏ rằng hệ thống đó không còn được an toàn nữa. Không chỉ vậy, Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản còn trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân của cả Việt Nam lẫn nước ngoài, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về lợi ích vật chất cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân đó, đồng thời làm ảnh hưởng đến an toàn công cộng, trật tự công cộng. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Ngoài ra, hiện nay có một loại tài sản được gọi là “tài sản ảo” được tạo dựng và mua bán trên mạng giữa những người tham gia một trò chơi trên mạng trực tuyến như tài khoản, vật phẩm trong game online…. Đặc biệt trên thực tế đã có nhiều tài sản thuộc loại này được định giá và tiến hành trao đổi, mua bán, giao dịch với giá trị lớn. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào khẳng định những “tài sản ảo” là tài sản, dẫn đến chưa có cơ sở pháp lý cho việc xác lập quyền sở hữu và giải quyết những tranh chấp nảy sinh liên quan đến tài sản này. Tuy nhiên, bởi thực tế đã xảy ra các hành vi chiếm đoạt liên quan đến loại tài sản này nên theo nhóm tác giả của bài nghiên cứu khoa học, “tài sản ảo” cũng có thể được coi là đối tượng tác động của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. 1.1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm 209 9 Mặt khách quan của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bao gồm: hành vi khách quan của tội phạm, phương tiện phạm tội và hậu quả của tội phạm. Thứ nhất, hành vi khách quan của tội phạm Hành vi khách quan của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là các hành vi do người phạm tội thực hiện thông qua việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện tại Điều 290 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có sự sửa đổi, bổ sung các hành vi khách quan của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như sau: Một là, sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; Hai là, làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; Ba là, truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản; Bốn là, lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản; Năm là, thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, Internet nhằm chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, có thể thấy yếu tố địa điểm, thời điểm phạm tội không còn có nhiều ý nghĩa đối với tội phạm này giống như các tội phạm truyền thống. Người phạm tội có thể thực hiện hành vi phạm tội từ bất cứ đâu trên thế giới, vào bất kể thời gian nào. Tội phạm này được coi là hoàn thành từ thời điểm đối tượng thực hiện xong một trong các hành vi nêu trên, hậu quả xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Thứ hai, phương tiện phạm tội Phương tiện phạm tội là những gì được chủ thể của tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Cụ thể, đối với tội phạm tại Điều 290 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì phương tiện phạm tội là mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử. Mạng máy tính được hiểu là tập hợp nhiều máy tính kết nối với nhau, có thể chia sẻ dữ liệu cho nhau. Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu dựa 210
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan